Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu liên kết kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
lượt xem 13
download
Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến LKKT vùng KTTĐ và xây dựng khung nghiên cứu của luận án; đánh giá một cách đầy đủ, chính xác những điểm đạt được, những vấn đề còn hạn chế trong LKKT vùng KTTĐ miền Trung; tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong LKKT của vùng trong thời gian qua; trên cơ sở đó đưa ra hệ thống quan điểm, định hướng cũng như giải pháp cần thực hiện để tăng cường LKKT trong vùng KTTĐ miền Trung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu liên kết kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
- Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ---------------- phÝ thÞ hång linh Nghiªn cøu liªn kÕt KINH TÕ trong vïng kinh TÕ träng ®iÓm miÒn Trung Chuyªn ngµnh: kinh tÕ ph¸t triÓn M· sè: 62310105 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: GS.TS. NG¤ TH¾NG LîI
- Hµ Néi - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này là tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Nghiên cứu sinh Phí Thị Hồng Linh
- LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành được luận án này, tôi đã được Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Ban lãnh đạo Khoa kế hoạch và Phát triển tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể tham gia và hoàn thành chương trình học tập; Viện Đào tạo Sau đại học, các giảng viên, cán bộ các phòng ban chức năng của trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã hướng dẫn, giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu; các nhà khoa học, các cán bộ chuyên viên Vụ Kinh tế địa phương và Vùng lãnh thổ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Kế hoạch và Tài chính - Bộ Nông nghiệp, Sở Văn Hoá - Thể Thao - Du lịch thành phố Đà Nẵng, Hội Lữ hành Đà Nẵng…giúp đỡ. Tôi xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành về tất cả sự giúp đỡ này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Ngô Thắng Lợi đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cám ơn các đồng nghiệp tại Khoa Kế hoạch và Phát triển - Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã ủng hộ, góp ý, hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin cám ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua. Tác giả Phí Thị Hồng Linh
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ VÙNG .. 13 1.1 Các nghiên cứu ngoài nước ............................................................................. 13 1.1.1 Về nội hàm liên kết kinh tế vùng .................................................................. 13 1.1.2 Tiêu chí đo lường liên kết kinh tế vùng ......................................................... 17 1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế vùng ............................................ 20 1.2 Các nghiên cứu trong nước ............................................................................. 22 1.2.1 Nội hàm LKKT vùng .................................................................................... 22 1.2.2 Tiêu chí đánh giá liên kết kinh tế vùng.......................................................... 25 1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế vùng ............................................ 28 1.3 Đánh giá tổng quan các nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu ................ 30 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 33 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM ....................................................................................... 34 2.1 Cơ sở lý luận liên kết kinh tế vùng ................................................................. 34 2.1.1 Vùng và liên kết kinh tế vùng ....................................................................... 34 2.1.2 Cơ sở lý luận về liên kết kinh tế vùng và phát triển vùng kinh tế trọng điểm ..... 41 2.2 Khung nghiên cứu liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm ......................... 51 2.2.1 Các yêu cầu đặt ra với liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm .................... 51 2.2.2. Nội dung và hình thức (mô hình) liên kết kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm . 52 2.2.3. Đánh giá liên kết kinh tế vùng ..................................................................... 58 2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm ................... 63 2.3 Kinh nghiệm thực hiện liên kết kinh tế vùng của một số nước ..................... 66 2.3.1 Thực hiện liên kết kinh tế vùng dựa trên cụm liên kết ngành của Nhật Bản... 66 2.3.2 Thực hiện liên kết kinh tế vùng dựa trên cụm liên kết ngành của Hàn Quốc. ..... 69 2.3.3 Thực hiện liên kết kinh tế vùng dựa trên chuỗi giá trị của Thái Lan .............. 73 2.3.4 Những kết luận rút ra từ các mô hình liên kết kinh tế vùng trong thực tiễn.... 75 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 76
- CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG .............................................................................. 77 3.1 Tổng quan về vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ...................................... 77 3.1.1 Quá trình hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ............................ 77 3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn 2011-2016 ..................................................................................................... 78 3.2. Thực trạng liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ............... 82 3.2.1 Đo lường tổng quát mức độ liên kết kinh tế toàn vùng kinh tế trọng điểm miền Trung..................................................................................................................... 82 3.2.2 Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung liên kết kinh tế vùng trong một số ngành của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ..................................................... 86 3.2.3 Thực trạng đảm bảo các yêu cầu của liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ............................................................................................................ 99 3.3 Đánh giá liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và nguyên nhân ..................................................................................................................... 105 3.3.1 Các kết quả đạt được trong liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung..... 105 3.3.2 Những hạn chế trong liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung . 105 3.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế ..................................................................... 107 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 122 CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT KINH TẾ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ........................................ 123 4.1 Các căn cứ định hướng tăng cường liên kết kinh tế vùng KTTĐ miền Trung ... 123 4.1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước................................................................... 123 4.1.2. Mục tiêu phát triển vùng KTTĐ miền Trung đến 2020, tầm nhìn đến 2030 127 4.1.3 Mục tiêu liên kết vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ................................ 127 4.2 Quan điểm và định hướng tăng cường liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ................................................................................................. 128 4.2.1 Quan điểm tăng cường liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ... 128 4.2.2 Định hướng tăng cường liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung . 130 4.2.3 Đề xuất một số mô hình liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung .... 132 4.3 Một số giải pháp tăng cường liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ................................................................................................................... 134 4.3.1 Đổi mới tư duy và nhận thức về liên kết kinh tế vùng ................................. 135 4.3.2 Hoàn thiện các điều kiện thực hiện liên kết kinh tế vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung .......................................................................................................... 136 4.3.3 Hoàn thiện khung pháp lý thực hiện liên kết kinh tế vùng Kinh tế trọng điểm .... 140
- 4.3.4 Hoàn thiện bộ máy điều phối vùng.............................................................. 142 4.3.5 Tăng cường các chính sách khuyến khích liên kết kinh tế vùng .................. 146 4.4 Kiến nghị........................................................................................................ 148 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 150 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................. 153 CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...................................... 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 154
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BĐKH : Biến đổi khí hậu BĐS : Bất động sản CBCT : Chế biến chế tạo CLKN : Cụm liên kết ngành CNH : Công nghiệp hoá ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài KCN : Khu công nghiệp KKT : Khu kinh tế KPH : Khu phức hợp KTTĐ : Kinh tế trọng điểm LKKT : Liên kết kinh tế NCS : Nghiên cứu sinh NGTK : Niên giám thống kê NSLĐ : Năng suất lao động PTBV : Phát triển bền vững TT Huế : Thừa Thiên Huế VA : Giá trị gia tăng VHTTDL : Văn hoá, Thể thao, du lịch
- DANH MỤC BẢNG Bảng 0.1: Phương pháp phỏng vấn chuyên gia và các nhà lãnh đạo địa phương ........ 8 Bảng 2.1: Các nội dung liên kết kinh tế ................................................................... 54 Bảng 2.2: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá LKKT vùng KTTĐ................................. 62 Bảng 3.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số của Vùng KTTĐ miền Trung phân theo địa phương (năm 2016) ........................................................................... 78 Bảng 3.2: Tổng sản phẩm trên địa bàn của các vùng KTTĐ .................................... 80 Bảng 3.3: Cơ cấu GTGT vùng KTTĐ miền Trung .................................................. 81 Bảng 3.4: GRDP/người các năm vùng KTTĐ miền Trung ...................................... 83 Bảng 3.5: Toạ độ địa lý các địa phương vùng KTTĐ miền Trung ........................... 83 Bảng 3.6: Chỉ số Moran (I) vùng KTTĐ miền Trung tính theo GRDP/người .......... 84 Bảng 3.7: Các đơn vị kinh doanh du lịch 3 địa phương ........................................... 88 Bảng 3.8: Tình hình thực hiện liên kết ngang của doanh nghiệp du lịch 3 địa phương .. 89 Bảng 3.9: Tổng hợp LKKT trong lĩnh vực du lịch ................................................... 91 Bảng 3.10: Nguyên nhân chưa thực hiện liên kết của các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch ..................................................................................................... 91 Bảng 3.11: Số tàu đánh bắt xa bờ tham gia tổ đội đoàn kết năm 2016 ....................... 93 Bảng 3.12: Tổng hợp thực hiện các nội dung liên kết của ngư dân ............................ 97 Bảng 3.13: Nguyên nhân tác động đến việc ngư dân tham gia liên kết ...................... 98 Bảng 3.14: Số dự án và lượng vốn FDI còn hiệu lực vủa vùng tính đến 31/12/2016 101 Bảng 3.15: Mật độ kinh tế các vùng KTTĐ Việt Nam (tính theo GRDP) ................ 102 Bảng 3.16: Năng suất lao động của vùng KTTĐ miền Trung theo giá hiện hành ..... 104 Bảng 3.17: Số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2015 phân theo quy mô vốn .................................................................................................. 110 Bảng 3.18: Quy mô lao động và trình độ lao động vùng KTTĐ miền Trung ........... 112
- DANH MỤC HÌNH Hình 0.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 5 Hình 2.1: Chuỗi giá trị doanh nghiệp của M.Porter ................................................. 43 Hình 2.2: Chuỗi giá trị giản đơn.............................................................................. 44 Hình 2.3: Mô hình cụm nối mạng ........................................................................... 56 Hình 2.4: Mô hình cụm trung tâm ........................................................................... 57 Hình 2.5: Mô hình cụm vệ tinh ............................................................................... 57 Hình 2.6: Mô hình cụm nhà nước tổ chức ............................................................... 58 Hình 2.7: Bản đồ 5+2 vùng liên kết ngành của Hàn Quốc ....................................... 70 Hình 2.8: Cụm đóng tàu Gyeonanam, Hàn Quốc .................................................... 71 Hình 2.9: Khung nghiên cứu LKKT vùng KTTĐ.................................................... 76 Hình 3.1: Bản đồ địa lý vùng KTTĐ miền Trung .................................................... 77 Hình 3.2: Tăng trưởng kinh tế các vùng KTTĐ giai đoạn 2011-2016 ...................... 79 Hình 3.3: Thu nhập bình quân đầu người các vùng KTTĐ cả nước ......................... 82 Hình 3.4: Mô hình CLKN du lịch ........................................................................... 87 Hình 3.5: Chuỗi giá trị khai thác thuỷ sản ............................................................... 92 Hình 3.6: VA/GO của vùng và VA/GO công nghiệp vùng KTTĐ miền Trung ..... 103 Hình 3.7: Tốc độ tăng NSLĐ, GRDP và GRDP/người .......................................... 104 Hình 4.1: Mô hình thực hiện liên kết kinh tế vùng của doanh nghiệp .................... 133 Hình 4.2: Mô hình thực hiện liên kết kinh tế vùng trong sản xuất nông nghiệp ..... 134 Hình 4.3: Bộ máy tổ chức điều phối vùng KTTĐ.................................................. 144
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Từ những năm 50 của thế kỷ XX, không gian kinh tế vùng và liên kết vùng đã khá phát triển, được coi trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại nhiều nước châu Mỹ, châu Âu và châu Á. Hiện nay, chính sách phát triển kinh tế vùng, liên kết kinh tế (LKKT) vùng được phát triển mạnh mẽ trên nhiều cấp độ: nội vùng, giữa các vùng trong một nước, giữa các vùng của các nước nhau. Chủ thể tham gia LKKT vùng cũng rất đa dạng: giữa chính quyền của các vùng để tạo ra khung khổ thể chế chính sách chung; giữa nông dân với nhau nhằm tạo ra các tổ chức kinh tế hợp tác liên vùng; giữa các doanh nghiệp để tạo ra sự kết nối các chuỗi giá trị vùng, khu vực và toàn cầu… Liên kết mang lại cho các chủ thể những cơ hội phát huy lợi thế, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, từ đó tạo ra sự phát triển bền vững, ngược lại sự thiếu liên kết có thể gây ra không ít khó khăn trong quá trình phát triển. Ở Việt Nam, vấn đề LKKT vùng, đặc biệt là LKKT vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) cũng đã được quan tâm trong những năm gần đây. Rất nhiều các diễn đàn, các hội thảo đã được tổ chức như Hội thảo về Liên kết phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên, liên kết vùng trong quá trình tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam, Diễn đàn kinh tế miền Trung hàng năm… và có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm ra giải pháp để tăng cường LKKT trong các vùng. Riêng với các vùng KTTĐ, “Quy chế tổ chức hoạt động và phối hợp của Tổ chức điều phối phát triển các vùng KTTĐ” đã được Chính phủ ban hành lần đầu từ năm 2004 và được điều chỉnh nhiều lần. Tuy nhiên thực tế, LKKT ở các vùng nói chung và các vùng KTTĐ nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, dẫn tới sự phát triển của các vùng chưa tương xứng với tiềm năng. Đối với vùng KTTĐ miền Trung, là một trong ba vùng KTTĐ được hình thành đầu tiên của cả nước, có nhiều tiềm năng để phát triển và được xác định là hạt nhân tăng trưởng và là vùng động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội không chỉ cho miền Trung mà còn lan toả tới vùng Tây Nguyên, song do sự hạn chế trong LKKT nhất là LKKT nội vùng đã dẫn tới sau 20 năm hình thành và phát triển, vùng KTTĐ miền Trung vẫn đang là vùng “trũng” về phát triển kinh tế, số liệu thống kê cho thấy: (i) hiệu quả kinh tế của vùng thấp (mật độ kinh tế của vùng năm 2016 là 10,46 tỷ đồng/km2 so với 13,59 tỷ đồng/km2 của cả nước, tỷ lệ VA/GO của vùng chưa đến 30%) do việc các tỉnh thành đều có những ưu thế như nhau lại không liên kết với nhau dẫn tới các hoạt động kinh tế trên vùng không tận dụng được lợi thế so sánh làm cho
- 2 hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp; (ii) việc chạy đua thu hút đầu tư tưởng như sẽ tăng sự hấp dẫn của vùng nhưng thực tế lại làm cho thu hút đầu tư gặp nhiều khó khăn (năm 2016 vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào vùng chỉ chiếm khoảng 6,12% so với tổng FDI vào các vùng KTTĐ); (iii) sự thiếu liên kết giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh làm cho các ngành thiếu năng lực cạnh tranh, chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư (chỉ có ngành du lịch, kho bãi và xây dựng là có thương số vùng lớn hơn 1)… Chính vì vậy, đến nay vùng KTTĐ miền Trung vẫn chưa đảm bảo được các yêu cầu của một vùng KTTĐ: tổng sản phẩm của vùng mới chỉ đóng góp khoảng 6,51% tổng GDP của cả nước, thấp nhất trong 4 vùng KTTĐ (vùng KTTĐ Bắc Bộ đóng góp khoảng 18,9%, vùng KTTĐ phía Nam khoảng 43%, vùng KTTĐ vùng đồng bằng sông Sửu Long (ĐBSCL) khoảng 7%). Năm 2016, thu nhập bình quân đầu người vùng KTTĐ miền Trung cũng chỉ đạt 45,48 triệu đồng/người, trong khi đó vùng KTTĐ Bắc Bộ đạt 67,06 triệu đồng/người, vùng KTTĐ phía Nam đạt 99,1 triệu đồng/người. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn chủ đề “Nghiên cứu liên kết kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” là đề tài luận án tiến sỹ với nội dung: hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến LKKT vùng KTTĐ và xây dựng khung nghiên cứu của luận án; đánh giá một cách đầy đủ, chính xác những điểm đạt được, những vấn đề còn hạn chế trong LKKT vùng KTTĐ miền Trung; tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong LKKT của vùng trong thời gian qua; trên cơ sở đó đưa ra hệ thống quan điểm, định hướng cũng như giải pháp cần thực hiện để tăng cường LKKT trong vùng KTTĐ miền Trung. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản của LKKT vùng KTTĐ, luận án vận dụng vào nghiên cứu LKKT vùng KTTĐ miền Trung từ đó tìm ra những giải pháp để tăng cường LKKT trong vùng. Từ mục tiêu tổng quát nêu trên, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận án là: 1. Xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu LKKT vùng KTTĐ gồm: nội hàm của LKKT vùng, các yêu cầu đặt ra đối với LKKT vùng KTTĐ, các tiêu chí đánh giá LKKT vùng KTTĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến LKKT vùng KTTĐ. 2. Chỉ ra được những kết quả đạt được và những hạn chế trong LKKT vùng KTTĐ miền Trung thời gian qua và những nguyên nhân dẫn tới những hạn chế đó. 3. Đưa ra được quan điểm, định hướng tăng cường LKKT vùng KTTĐ miền Trung và các giải pháp cần được thực hiện để tăng cường LKKT trong vùng KTTĐ miền Trung thời gian tới.
- 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu LKKT trong vùng KTTĐ miền Trung 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Luận án nghiên cứu vùng KTTĐ miền Trung theo quyết định số 148/2004/QĐ- TTg và 1874/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, gồm 5 địa phương là Thừa Thiên Huế (TT Huế), Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. LKKT vùng không chỉ diễn ra trong phạm vi một vùng (LKKT nội vùng) mà có thể vượt ra khỏi ranh giới vùng tạo nên sự gắn kết giữa vùng với bên ngoài (LKKT liên vùng). Tuy nhiên, theo quan điểm của NCS, LKKT nội vùng là nền tảng, khi LKKT nội vùng được đẩy mạnh sẽ tạo điều kiện cho LKKT liên vùng, đặc biệt thực tế LKKT nội vùng KTTĐ miền Trung vẫn còn nhiều hạn chế, vì vậy, trong luận án này, NCS xác định phạm vi nghiên cứu LKKT trong nội vùng KTTĐ miền Trung, LKKT liên vùng sẽ là những nghiên cứu tiếp theo. Về thời gian: Phần thực trạng luận án nghiên cứu LKKT vùng KTTĐ miền Trung tập trung vào giai đoạn từ năm 2010 đến nay và đề xuất định hướng giải pháp đến năm 2030. Về nội dung: LKKT có nhiều nội dung như liên kết phát triển cơ sở hạ tầng, liên kết thu hút đầu tư, liên kết trong hoạt động kinh tế… trong đó có thể thấy liên kết trong hoạt động kinh tế của các chủ thể sản xuất kinh doanh đóng vai trò cốt lõi của LKKT vùng, là nội dung đảm bảo cho LKKT vùng chặt chẽ và bền vững. Vì vậy, luận án đi sâu nghiên cứu LKKT vùng từ góc độ là liên kết các hoạt động kinh tế của các chủ thể sản xuất kinh doanh (các doanh nghiệp, các cá nhân) trên địa bàn vùng, xuất phát từ các nhu cầu phát sinh trong quá trình hoạt động. Các nội dung liên kết từ phía nhà nước được nghiên cứu dưới góc độ là các yếu tố ảnh hưởng. Luận án sử dụng liên kết trong các ngành du lịch, khai thác thuỷ sản và công nghiệp chế tạo làm điển hình nghiên cứu vì đặc điểm sản xuất của ba lĩnh vực này thể hiện rõ tổ chức liên kết, đồng thời đây cũng là các lĩnh vực chi phối mạnh đến phát triển kinh tế của vùng.
- 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Giả thuyết của đề tài luận án Nếu LKKT vùng được tăng cường sẽ giúp tăng năng lực cạnh tranh, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực của các chủ thể cũng như của toàn vùng từ đó thúc đẩy sự phát triển của vùng và ngược lại. 4.2 Phương pháp tiếp cận Luận án tiếp cận nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn. Dựa trên tổng quan các nghiên cứu về lý luận và nghiên cứu thực tiễn thực hiện LKKT vùng ở một số quốc gia, luận án sẽ xây dựng khung nghiên cứu về LKKT vùng trong vùng KTTĐ. Luận án kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng để phân tích và đánh giá thực trạng LKKT vùng KTTĐ miền Trung. Trong đó, nghiên cứu định tính được sử dụng trong các nội dung: phân tích thực hiện các nội dung LKKT vùng trong ba trường hợp điển hình gồm: cụm liên kết ngành (CLKN) ngành du lịch (trường hợp cụm du lịch 3 địa phương TT Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam), chuỗi giá trị thuỷ sản khai thác và CLKN chế tạo (THACO Chu Lai) và trong phân tích thực hiện các yêu cầu LKKT vùng KTTĐ. Nghiên cứu định lượng được sử dụng trong tính toán chỉ số tổng hợp đo lường mức độ LKKT vùng bằng chỉ số Moran (I) (cụ thể được trình bày ở chương 2 của luận án). 4.3 Quy trình nghiên cứu Dựa trên cách tiếp cận nghiên cứu LKKT vùng nêu trên trên, để đạt được các mục tiêu đề ra quy trình nghiên cứu của luận án được tiến hành như sau: Luận án tổng quan các nghiên cứu trước nhằm hình thành khung lý thuyết về LKKT vùng KTTĐ. Dựa trên khung lý thuyết này, luận án sẽ phân tích thực trạng LKKT ở vùng KTTĐ miền Trung. Trên cơ sở các phân tích thực trạng, luận án rút ra các kết quả đạt được cũng như các hạn chế trong LKKT vùng KTTĐ miền Trung và các nguyên nhân của các hạn chế. Từ đó luận án sẽ đề xuất các quan điểm, định hướng và các giải pháp nhằm tăng cường LKKT vùng KTTĐ miền Trung. Quy trình nghiên cứu này có thể được mô tả qua hình sau:
- 5 Dữ liệu thứ cấp Tổng quan nghiên cứu Khung nghiên cứu LKKT vùng KTTĐ Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu thứ cấp Phân tích thực trạng LKKT vùng KTTĐ miền Trung Kết quả đạt được, những hạn chế trong LKKT vùng KTTĐ miền Trung và các nguyên nhân của hạn chế Đề xuất các quan điểm, định hướng và các giải pháp tăng cường LKKT vùng KTTĐ miền Trung Hình 0.1: Quy trình nghiên cứu Nguồn: NCS 4.4 Phương pháp thu thập thông tin/dữ liệu nghiên cứu Để giải quyết được quy trình nghiên cứu ở trên, luận án sử dụng hai nguồn dữ liệu là dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Cụ thể như sau: 4.4.1 Dữ liệu thứ cấp Luận án sử dụng các dữ liệu thứ cấp đã được công bố gồm: Dữ liệu thứ cấp chính được khai thác sử dụng là số liệu thống kê được công bố trong Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê và Niên giám Thống kê của 24 Cục Thống kê các địa phương thuộc các vùng KTTĐ gồm: vùng KTTĐ Bắc bộ (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc
- 6 Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên); vùng KTTĐ miền Trung (TT Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định); vùng KTTĐ phía Nam (Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. HCM, Long An, Tiền Giang), vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau). Ngoài ra, luận án sử dụng thêm nguồn dữ liệu từ báo cáo của các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước trên vùng KTTĐ miền Trung và thông tin trên các trang web của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các địa phương trên vùng KTTĐ miền Trung... Các nguồn cụ thể như sau: * Niên giám thống kê (NGTK): Hàng năm Tổng cục thống kê và Cục thống kê các địa phương đều tiến hành thống kê các số liệu cơ bản phản ánh khái quát động thái và thực trạng kinh tế xã hội của cả nước và của các địa phương. Luận án sử dụng các dữ liệu NGTK cung cấp các thông tin về: - Các đặc điểm cơ bản của các địa phương như tổng diện tích tự nhiên, quy mô dân số, mật độ dân số. - Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn (GO), tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), giá trị gia tăng (VA) của các địa phương và phân theo ngành kinh tế. - Số lượng các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, số tàu đánh bắt xa bờ của các địa phương thuộc vùng KTTĐ miền Trung. - Các số liệu về quy mô lao động và trình độ lao động - Các số liệu về doanh nghiệp hoạt động - Sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng - Số liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài Những dữ liệu chính này được trích nguồn từ NGTK 2016 của Tổng cục Thống kê và NGTK 2015, 2016 của Cục thống kê các địa phương. Đây là các dữ liệu mới nhất do Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê các địa phương công bố vào năm 2017. * Báo cáo của các cơ quan, bộ ngành có liên quan: Luận án sử dụng các báo cáo gồm Báo cáo Đánh giá kết quả hoạt động liên kết du lịch ba địa phương TT Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam năm 2016, báo cáo về hoạt động của Hội Lữ hành Đà Nẵng năm 2016, Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp của TT Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi…
- 7 * Các văn bản pháp luật của nhà nước: Luận án sử dụng một số văn bản pháp luật chính gồm Hiến pháp sửa đổi năm 2013, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, Luật Ngân sách 2015, các quyết định số 20/2004/QĐ-TTg, 159/2007/QĐ-TTg, 2360/QĐ-TTg, 941/QĐ-TTg, 62/2013/QĐ-TTg, 80/2002/QĐ-TTg, các quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng KTTĐ miền Trung và Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội các địa phương vùng KTTĐ miền Trung. * Các báo cáo nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân: Các sách, giáo trình cả trong và ngoài nước; Các tài liệu liên quan đến LKKT vùng làm cơ sở lý luận và có những thông tin bước đầu phục vụ nghiên cứu; Các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước được xuất bản trên các tạp chí và đăng tải trên internet và thư viện điện tử để phục vụ cho đánh giá thực trạng LKKT vùng KTTĐ miền Trung. Các dữ liệu này được thu thập thông qua phương pháp phương pháp nghiên cứu tại bàn (tất cả các tài liệu đều được trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo). 4.4.2 Dữ liệu sơ cấp: Luận án sử dụng dữ liệu sơ cấp từ khảo sát thực tế gồm: (i) Phỏng vấn lãnh đạo các bộ ngành và cán bộ quản lý các ngành thuộc các địa phương trên vùng để có thông tin cho việc nghiên cứu đánh giá mức độ liên kết, xem xét quan điểm của các bên liên quan đối với việc thực hiện liên kết, gợi ý cho việc đưa ra giải pháp thực hiện LKKT vùng. (ii) Tham vấn ý kiến của các chuyên gia thông qua phỏng vấn trực tiếp để đề xuất các giải pháp cho LKKT vùng KTTĐ miền Trung. Các chuyên gia bao gồm các nhà quản lý cấp Trung ương và các nhà khoa học liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu hay giảng dạy để định hướng trong đề xuất mô hình liên kết và gợi ý giải pháp thực hiện. Luận án đã thực hiện thu thập các dữ liệu này như sau:
- 8 Bảng 0.1: Phương pháp phỏng vấn chuyên gia và các nhà lãnh đạo địa phương Họ và tên chuyên gia, Phương pháp Nội dung phỏng vấn cán bộ lãnh đạo phỏng vấn Phỏng vấn cá nhân Tình hình thực hiện liên kết vùng ở các vùng KTTĐ, mô hình tổ chức bộ máy điều TS. Lê Văn Nắp trực tiếp phối phát triển các vùng KTTĐ. Tình hình thực hiện liên kết vùng ở các vùng KTTĐ, mô hình tổ chức bộ máy điều Phỏng vấn cá nhân Ông Trần Ngọc Hùng phối phát triển các vùng KTTĐ, những khó khăn, thuận lợi trong thực hiện hoạt trực tiếp động điều phối phát triển các vùng KTTĐ. Tình hình thực hiện liên kết phát triển du lịch 3 địa phương TT Huế - Quảng Nam Phỏng vấn qua điện thoại - Đà Nẵng: các hoạt động liên kết phát triển du lịch 3 địa phương, những kết quả Ông Huỳnh Đức Trung và thư điện tử đạt được, những thuận lợi và khó khăn trong hợp tác phát triển du lịch 3 địa phương thời gian qua và kế hoạch hợp tác trong thời gian tới. Hoạt động của Hội Lữ hành Đà Nẵng, gồm các nội dung: Các thành viên tham gia Hội Lữ hành, các hoạt động chính của Hội, liên kết của Hội Lữ hành Đà Nẵng với Phỏng vấn qua điện thoại Ông Hồ Thanh Tú các Hội lữ hành Quảng Nam, TT Huế, các hoạt động hợp tác của Hội lữ hành Đà và thư điện tử Nẵng với các Hội khác trong ngành du lịch (nhà hàng, dịch vụ lưu trú…) các địa phương trong và ngoài thành phố Đà Nẵng. Tình hình triển khai thực hiện mô hình tổ đội đoàn kết trên biển của tỉnh Quảng Ngãi, Phỏng vấn qua điện thoại Ông Phùng Đình Toàn tình hình tiêu thụ thuỷ sản khai thác trên biển của ngư dân và các hoạt động hỗ trợ và thư điện tử ngư dân đánh bắt trên biển của tỉnh Quảng Ngãi. TS. Trần Gia Long Phỏng vấn cá nhân trực tiếp Tình hình thực hiện tái cơ cấu trong khai thác thuỷ sản Tình hình tổ chức khai thác và tiêu thụ thuỷ sản khai thác của 5 địa phương vùng Ông Nguyễn Tiến Thắng Phỏng vấn cá nhân trực tiếp KTTĐ miền Trung: về mô hình tổ chức khai thác thuỷ sản xa bờ, những thuận lợi và khó khăn trong khai thác thuỷ sản xa bờ của ngư dân. Nguồn: NCS
- 9 (iii) Khảo sát các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực du lịch trên vùng nhằm cung cấp thông tin về liên kết giữa các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Để phỏng vấn các đối tượng này, luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, dựa trên tính dễ tiếp cận đối tượng. Luận án thực hiện điều tra tại các khu vực tập trung hoạt động du lịch nhiều nhất của 3 địa phương các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn, đó là các quận Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê (TP Đà Nẵng), Hội An, Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Thành phố Huế (TT Huế) bằng cả hình thức phát bảng hỏi trực tiếp (112) và gửi thư điện tử (được thực hiện với các khách sạn, nhà nghỉ và các công ty lữ hành, gồm 308 địa chỉ). Tổng số phiếu phát ra là 420 phiếu, thu về 102 phiếu. Bảng hỏi gồm 3 phần chính: Phần thứ nhất là các thông tin tổng quan về doanh nghiệp gồm địa chỉ, thời gian thành lập, lĩnh vực hoạt động chính, quy mô doanh nghiệp... Phần thứ hai là thông tin hoạt động của doanh nghiệp, gồm các câu hỏi về sự hợp tác của doanh nghiệp với các đối tác trong quá trình hoạt động. Phần thứ ba gồm các câu hỏi liên quan đến nhu cầu hợp tác của doanh nghiệp (phụ lục số 07). Mô tả mẫu điều tra: Trong tổng số 102 phiếu điều tra thu về có 47,1% doanh nghiệp ở Đà Nẵng, 22,5% doanh nghiệp ở Quảng Nam và 30,4% doanh nghiệp ở TT Huế. Phân theo lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp: trong lĩnh vực du lịch một doanh nghiệp có thể kinh doanh nhiều dịch vụ khác nhau, trong luận án xác định lĩnh vực kinh doanh chính theo trả lời của các doanh nghiệp là lĩnh vực kinh doanh. Theo đó, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: 15,7%; cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú: 33,3%; cơ sở kinh doanh dịch vụ vận chuyển: 23,5%; công ty lữ hành: 27,5%. Như vậy về cơ cấu doanh nghiệp điều tra gồm đủ các lĩnh vực kinh doanh chính trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, phù hợp để sử dụng làm mẫu nghiên cứu. Về cơ cấu doanh nghiệp theo thời gian thành lập: có 23,5% doanh nghiệp có thời gian thành lập trên 10 năm, 61,8% từ 5-10 năm và chỉ có 14,7% dưới 5 năm. Kết quả điều tra này cho thấy mẫu điều tra tương đối tốt vì tỷ lệ các doanh nghiệp có nhiều năm hoạt động tương đối cao. (iv) Điều tra ngư dân trên vùng là chủ tàu khai thác thuỷ sản: luận án khảo sát nhóm đối tượng này để thu thập dữ liệu phục vụ cho việc phân tích thực trạng liên kết giữa ngư dân trong quá trình khai thác và liên kết giữa ngư dân với các cơ sở chế biến thuỷ sản và các đơn vị cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, nhằm làm rõ quan hệ LKKT trong lĩnh vực khai thác và tiêu thụ thuỷ sản khai thác trên vùng.
- 10 Để phỏng vấn các đối tượng này, luận án cũng sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện bằng bảng hỏi. Địa bàn luận án điều tra là những nơi có nhiều tàu khai thác thuỷ sản nhất của các địa phương trong vùng, gồm các quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng), Bình Sơn, Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), Núi Thành (Quảng Nam), Hoài Nhơn (Bình Định), Phú Vang (TT Huế). Tổng số thu về 274 phiếu trả lời. Bảng hỏi gồm 3 phần chính: Phần thứ nhất là một số thông tin ngư dân gồm địa chỉ, quy mô tàu, nhân lực, phần thứ hai là các thông tin về cách thức tổ chức đánh bắt của ngư dân gồm các câu hỏi về hoạt động đánh bắt, mua nhu yếu phẩm cần thiết cho quá trình đi khai thác, các dịch vụ hỗ trợ cho tàu trong quá trình khai thác, tiêu thụ sau khi khai thác. Phần thứ ba gồm các câu hỏi liên quan đến quan điểm của ngư dân để nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác, tiêu thụ thuỷ sản (phụ lục số 08). Trong tổng số 274 phiếu điều tra thu về hợp lệ, có 12,8% ở Huế, 13,9% ở Đà Nẵng, 23,7% ở Quảng Nam, 24,8% ở Quảng Ngãi và 24,8% ở Bình Định. Toàn bộ các phiếu điều tra thu về đều là các ngư dân có tàu >90CV, trong đó, 39,1% tàu có công suất >450CV, 60,9% tàu có công suất
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 289 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 52 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 13 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 9 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn