intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:162

52
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại khách sạn; Thực trạng năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội; Một số gợi ý và khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HOÀNG THỊ THU TRANG NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA NHÀ QUẢN LÝ CẤP CAO TẠI CÁC KHÁCH SẠN 3-5 SAO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HOÀNG THỊ THU TRANG NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA NHÀ QUẢN LÝ CẤP CAO TẠI CÁC KHÁCH SẠN 3-5 SAO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành : Kinh doanh thương mại Mã số : 934.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGUYÊN HỒNG 2. PGS.TS. NGUYỄN VIẾT THÁI HÀ NỘI - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Các thông tin, kết quả nghiên cứu được nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Nghiên cứu sinh
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .......................................................................... viii MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án ........................................................................ 3 3. Các câu hỏi nghiên cứu của luận án ....................................................................... 4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 4 5. Những đóng góp mới của luận án .......................................................................... 6 6. Kết cấu của luận án ................................................................................................ 8 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO NHÀ QUẢN LÝ CẤP CAO TẠI KHÁCH SẠN ............................................................................................................ 9 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại khách sạn ..................................................................................... 9 1.1.1. Các nghiên cứu về năng lực của các nhóm nhân lực khách sạn ...................... 9 1.1.2. Các nghiên cứu về năng lực của nhà quản lý cấp cao .................................... 11 1.1.3 Các nghiên cứu về năng lực của quản lý cấp cao tại khách sạn ................... 15 1.1.4 Các nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của nhà quản lý và nhà quản lý cấp cao tại khách sạn ...................................................................................................... 20 1.1.5 Kết luận và khoảng trống nghiên cứu ............................................................. 29 1.2 Khái quát chung về năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại khách sạn ......... 31 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của nguồn nhân lực trong khách sạn ......................... 31 1.2.2 Khái niệm và vai trò của nhà quản lý cấp cao tại khách sạn 3-5 sao .............. 34 1.2.3 Khái niệm năng lực và năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại khách sạn............................................................................................................................. 40 1.2.4 Một số lý thuyết về lãnh đạo ........................................................................... 44 1.3 Khung nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại khách sạn ............................................................................................................................ 47 1.3.1. Khung nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................................. 47 1.3.2 Tố chất lãnh đạo .............................................................................................. 50 1.3.3 Kiến thức lãnh đạo .......................................................................................... 53 1.3.4 Hành động lãnh đạo ........................................................................................ 55 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 60
  5. iii CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ..................... 61 2.1 Quy trình nghiên cứu của luận án ...................................................................... 61 2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 62 2.2.1 Nghiên cứu định tính ....................................................................................... 63 2.2.2 Nghiên cứu định lượng.................................................................................... 66 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 77 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA NHÀ QUẢN LÝ CẤP CAO TẠI CÁC KHÁCH SẠN 3-5 SAO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ................................................................................................................... 78 3.1 Khái quát chung về hoạt động kinh doanh khách sạn và tình hình nhân lực quản lý cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội ............................... 78 3.1.1 Khái quát tình hình kinh doanh khách sạn trên địa bàn Hà Nội ..................... 78 3.1.2 Tình hình nhân lực quản lý cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội ...................................................................................................................... 82 3.2 Kết quả phân tích thực trạng năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội ..................................................... 86 3.2.1 Kiểm tra độ tin cậy và các yếu tố được đưa vào khung nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội ....... 86 3.2.2 Phân tích thực trạng về năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội ..................................................................... 97 3.3 Đánh giá chung về thực trạng năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội ............................................................ 117 3.3.1 Những thành công đạt được và nguyên nhân ................................................ 117 3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 120 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 122 CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GỢI Ý VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA NHÀ QUẢN LÝ CẤP CAO TẠI CÁC KHÁCH SẠN 3-5 SAO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI........................................... 124 4.1 Xu hướng phát triển lĩnh vực kinh doanh khách sạn và những yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo đối với nhà quản lý cấp cao tại các khách sạn 3- 5 sao trên địa bàn Hà Nội ....................................................................................................... 124 4.1.1 Xu hướng phát triển lĩnh vực kinh doanh khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội .......................................................................................................................... 124 4.1.2 Những yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo đối với nhà quản lý cấp cao tại khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội ................................................................... 127
  6. iv 4.2 Một số gợi ý nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội ............................................................ 131 4.2.1 Một số gợi ý cho cá nhân nhà quản lý cấp cao tại các khách sạn 3 sao trên địa bàn Hà Nội ....................................................................................................... 131 4.2.2 Sử dụng phương pháp đánh giá đa chiều để nâng cao nhận thức của NQL cấp cao về bản thân ................................................................................................ 141 4.2.3 Tuyển chọn nhà quản lý cấp cao cho khách sạn 3-5 sao từ thị trường lao động trong và ngoài nước....................................................................................... 143 4.2.4 Tạo nguồn nhà quản lý cấp cao cho khách sạn từ nguồn nội bộ khách sạn 3- 5 sao trên địa bàn Hà Nội ....................................................................................... 145 4.3 Một số khuyến nghị .......................................................................................... 147 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ...................................................................................... 148 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Asia - Diễn đàn Hợp tác Kinh tế 1 APEC Pacific Economic Cooperation châu Á – Thái Bình Dương 2 BKD Be-Know-Do Tố chất-Kiến thức-Hành động 3 BE Tố chất lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du 4 Bộ VH, TT và DL lịch 5 CFO Chef Financial Officer Giám đốc tài chính 6 CHRO Chief Human Resources Officer Giám đốc nhân sự Công nghiệp hóa, Hiện đại 7 CNH, HĐH hóa 8 DO Hành động 9 EU European Union Liên minh Châu Âu Gross Regional Domestic 10 GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn Product 11 HĐQT Hội đồng quản trị 12 HĐ Hội đồng 13 K Know Kiến thức lãnh đạo 14 NQL Nhà quản lý Chỉ số năng lực quản lý của 15 NZIMCI New Zealand 16 TP Thành phố Vietnam Tourism Occupational Bộ tiêu chuẩn về các kỹ năng 17 VTOS Skills Standards nghề Du lịch Việt Nam 18 WTO The World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
  8. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý cấp cao ........................ 12 Bảng 1.2. Các đặc trưng về năng lực lãnh đạo theo quan điểm của Bass và cộng sự từ năm 1970 đến 2008 .................................................................................................... 21 Bảng 1.3. Các cấp độ quản lý trong doanh nghiệp ................................................. 35 Bảng 1.4. Các khái niệm về năng lực cá nhân ......................................................... 40 Bảng 1.5. Phân loại năng lực của nhà quản lý ......................................................... 43 Bảng 1.6. Các quan điểm chính của các lý thuyết về lãnh đạo ................................ 46 Bảng 1.7. Các biểu hiện thuộc tố chất lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại khách sạn ................................................................................................................. 51 Bảng 1.8. Các kiến thức lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại khách sạn ............... 54 Bảng 1.9. Các hành động lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại khách sạn ............. 57 Bảng 2.1. Nội dung xin ý kiến chuyên gia lần thứ 1 ................................................ 63 Bảng 2.2. Nội dung phỏng vấn sâu lần 2 ................................................................. 66 Bảng 2.3. Tổng hợp các biến quan sát được mã hóa dùng trong nghiên cứu ............ 68 Bảng 2.4. Đặc điểm đối tượng được khảo sát trong luận án .................................... 71 Bảng 3.1. Tổng thu từ khách du lịch tại Hà Nội năm 2019 ..................................... 80 Bảng 3.2. Số lượng khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội từ 2018-2020 ................ 81 Bảng 3.3. Trình độ của nhà quản lý cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội ......................................................................................................... 83 Bảng 3.4. Độ tin cậy của thang quan sát tố chất lãnh đạo – BE .............................. 86 Bảng 3.5. Kết quả phân tích tương quan biến tổng của các thang quan sát thuộc tố chất lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội .................... 87 Bảng 3.6. Độ tin cậy của thang quan sát Kiến thức lãnh đạo – KNOW .................. 88 Bảng 3.7. Kết quả phân tích tương quan biến tổng của các quan sát thuộc kiến thức lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội .................... 88 Bảng 3.8. Độ tin cậy của thang quan sát hành động lãnh đạo – DO........................ 88 Bảng 3.9. Kết quả phân tích tương quan biến tổng của các quan sát thuộc hành động lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội .................... 89 Bảng 3.10. Kiểm định KMO và Barlett tố chất lãnh đạo – BE................................ 89 Bảng 3.11. Kết quả trích xuất nhân tố của nhóm tố chất lãnh đạo .......................... 90 Bảng 3.12. Kết quả phân nhóm nhân tố trong tố chất lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội ........................................................................ 91 Bảng 3.13. Các biến quan sát thỏa mãn tiêu chuẩn của thang quan sát tố chất lãnh đạo – BE .......................................................................................................... 92
  9. vii Bảng 3.14. Kiểm định KMO và Barlett kiến thức lãnh đạo – K .............................. 93 Bảng 3.15. Kết quả trích xuất nhân tố trong kiến thức lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội .............................................. 93 Bảng 3.16. Kết quả phân nhóm nhân tố trong kiến thức lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội .................................................................. 94 Bảng 3.17. Các biến quan sát thoả mãn tiêu chuẩn của thang quan sát kiến thức lãnh đạo – KNOW ......................................................................................... 94 Bảng 3.18. Kết quả phân nhóm nhân tố trong hành động lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội ....................................... 95 Bảng 3.19. Các biến quan sát thỏa mãn tiêu chuẩn trong thang quan sát hành động lãnh đạo – DO ........................................................................................................... 96 Bảng 3.20. Đánh giá chi tiết về tố chất lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn 3- 5 sao trên địa bàn Hà Nội ........................................................................................... 99 Bảng 3.21. Tố chất của NQL cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội do tự NQL cấp cao đánh giá và do nhân viên dưới quyền đánh giá................................. 101 Bảng 3.22. Đánh giá chi tiết các biểu hiện của tố chất lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội quản lý theo chuỗi hoặc vận hành độc lập .................................................................................................................... 103 Bảng 3.23. Kiến thức lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội ....................................................................................................... 105 Bảng 3.24. Kiến thức lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn do tự NQL cấp cao đánh giá và NQL dưới quyền, nhân viên đánh giá .......................................... 107 Bảng 3.25. Kiến thức lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội quản lý theo chuỗi hoặc vận hành độc lập .................................... 107 Bảng 3.26. Hành động lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội ....................................................................................................... 109 Bảng 3.27. Hành động lãnh đạo của các khách sạn 3 sao trên địa bàn Hà Nội ............ 112 Bảng 3.28. Kiểm định sự khác biệt về phương sai tất cả các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội .................... 114 Bảng 3.29. Kết quả kiểm định Welch ở bảng Robust Test .................................... 115 Bảng 3.30. Kết quả kiểm định F tại bảng ANOVA ............................................... 115 Bảng 3.31. Kết quả thống kê trung bình của các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo NQL cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội ...................................... 115 Bảng 4.1. Gợi ý về các yếu tố để đánh giá năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại khách sạn................................................................................................................. 143
  10. viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1.1. Cấu trúc tổ chức truyền thống của Ban Điều hành ................................ 37 Hình 1.2. Cấu trúc Ban Điều hành với các Giám đốc chức năng .......................... 38 Hình 1.3. Khung mô hình nghiên cứu kiểm định về năng lực lãnh đạo của ............ 48 nhà quản lý cấp cao tại khách sạn 3-5 sao ............................................................... 48 Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu của Nghiên cứu sinh ............................................. 61 Hình 2.2. Cơ cấu khách sạn 3-5 sao được khảo sát trên địa bàn Hà Nội ................. 70 Hình 3.1. Cơ cấu doanh thu từng loại dịch vụ theo loại khách của Hà Nội năm 2019 .... 81 Hình 3.2. Khung nghiên cứu hiệu chỉnh về năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội ........................................................................ 97 Hình 3.3. Đánh giá chung về các tố chất của NQL cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội .................................................................................................... 98 Hình 3.4. Tố chất lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn 3 sao trên địa bàn Hà Nội do NQL cấp cao tự đánh giá và nhân viên dưới quyền đánh giá .......................... 103
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong 20 năm trở lại đây, nghiên cứu của Finklestein và Hambrick (1996), Canella (1997) hay Waldman và cộng sự (2004) chứng minh vai trò của nhà quản lý cấp cao và sức ảnh hưởng của họ đến kết quả chung của toàn doanh nghiệp. Ngày càng có xu hướng chứng minh được rằng kết quả doanh nghiệp tốt hay không tốt là do hành động của những NQL cấp cao của họ (Waldman và cộng sự, 2004). Như vậy, năng lực và những hành động của NQL cấp cao là một trong những yếu tố rất quan trọng với doanh nghiệp. Về lý luận, năng lực lãnh đạo được thể hiện qua một quá trình mà tại đó một cá nhân ảnh hưởng đến những người khác để cùng nhau hoàn thành một mục tiêu nào đó theo phương cách kết nối có hiệu quả nhất. Năng lực lãnh đạo được coi là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong điều kiện môi trường kinh doanh càng ngày càng phức tạp, khó dự báo và cạnh tranh khốc liệt (Bennis và Goldsmith, 2003). Các thách thức từ môi trường bên trong và bên ngoài đòi hỏi nhà quản lý cấp cao phải chuyên nghiệp và hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ được giao. Trong nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực khách sạn, lãnh đạo được khẳng định là một trong những năng lực quan trọng nhất của NQL khách sạn (Sandwith, 1993; Tas và cộng sự, 1996; Gilbert và Guerrier, 1997; Nelson và Dopson, 2001). Trong đó, năng lực lãnh đạo được coi là khả năng biến ý tưởng thành hành động hiệu quả (Sandwith, 1993). Vì vậy, yêu cầu về nâng cao năng lực lãnh đạo là yêu cầu thường xuyên, liên tục với NQL cấp cao để hoàn thành tốt các nhiệm vụ lãnh đạo của bản thân mình. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại doanh nghiệp nói chung và tại các khách sạn nói riêng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại doanh nghiệp nói chung đã được nghiên cứu và chỉ ra trên các góc độ tiếp cận như: các nghiên cứu xác định năng lực lãnh đạo thông qua tố chất lãnh đạo, qua kiến thức lãnh đạo hoặc hành vi lãnh đạo hoặc các nghiên cứu đánh giá năng lực lãnh đạo thông qua tổ hợp ba yếu tố cấu thành trên. Ở lĩnh vực khách sạn, các nghiên cứu về năng lực lãnh đạo đang đánh giá năng lực lãnh đạo chủ yếu theo các nhóm năng lực (năng lực chung và năng lực chuyên môn) hoặc đồng nhất một phần với năng lực của nhà lãnh đạo khách sạn.
  12. 2 Vì vậy, hình thành nên một số khoảng trống nghiên cứu nhất định về năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn, trong đó có khoảng trống về việc xác định năng lực lãnh đạo dựa trên các yếu tố cấu thành năng lực từ những đặc điểm, thuộc tính tâm lý cá nhân (bên trong) và những biểu hiện thành hành vi lãnh đạo (bên ngoài) của NQL cấp cao phù hợp với yêu cầu đặc trưng để thực hiện hoạt động lãnh đạo theo góc độ tiếp cận của luận án. Về thực tiễn, nhân lực là một nguồn lực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những quốc gia đang xác định du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như Việt Nam, đặc biệt là quản lý cấp cao. Hiện nay, lĩnh vực khách sạn có tốc độ phát triển nhanh, đạt doanh thu cao nhất trong tổng thu từ khách du lịch (chiếm khoảng 70%). Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thông tin du lịch tổng hợp từ Vụ Khách sạn (Tổng cục Du lịch) và các Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, tính đến hết năm 2019, cả nước có 912 khách sạn từ 3 đến 5 sao với hơn 126.000 buồng. Tại Hà Nội, đến đầu năm 2019 có 593 khách sạn được xếp hạng từ 1-5 sao, tăng 1.24 lần so với năm 2015. Năm 2020-2021, do ảnh hưởng có dịch bệnh viêm phổi cấp do vi rút SAR-Cov2 có một số sự thay đổi về số lượng khách sạn và nhân sự trong lĩnh vực này. Nhiều khách sạn tạm bị đóng cửa, một số nhân sự tạm thời phải nghỉ việc. Tuy nhiên, xu hướng về việc gia tăng thêm các khách sạn trong thời gian tới tại Việt Nam và Hà Nội chưa dừng lại. Các khách sạn quốc tế sẽ cung cấp gần 1.300 phòng tương đương với 48% nguồn cung tương lai của thị trường lưu trú Việt Nam (bao gồm Hà Nội), bao gồm những thương hiệu lớn như: Eastin, Grand Mercure, Fairmont, Four Seasons, Lotte, Dusit và Wink (Savills Việt Nam, 2021). Ở Hà Nội ngoài các khách sạn lớn, việc bùng nổ các khách sạn quy mô trung bình như A25, Silk Path, Azumaya Hotel,… cũng có một số tập đoàn khách sạn cũng sẽ gia nhập thị trường này. Điều đó khiến nhu cầu nhân sự càng ngày càng lớn hơn, đặc biệt là nhân lực quản lý cấp cao cho các khách sạn có quy mô trung bình và lớn. Với nhu cầu nhân sự rất lớn nhưng tình trạng khan hiếm nhân lực quản lý, đặc biệt quản lý cấp cao đang diễn ra trong thị trường lao động khách sạn nói chung, tại Hà Nội nói riêng. Hiện nay, các khách sạn 4-5 sao trên địa bàn Hà Nội chủ yếu sử dụng Tổng Giám đốc hoặc NQL cấp cao người nước ngoài. Một số khách sạn muốn đưa nhân sự người Việt Nam vào các vị trí cấp cao nhưng chưa có nguồn nhân sự phù hợp. Bên cạnh đó, nhiều khách sạn chưa có hoạt động tạo nguồn nhân
  13. 3 sự, trong đó có nhân sự cấp cao để đáp ứng nhu cầu nhân sự tương lai của khách sạn. Tình trạng chảy máu chất xám và luân chuyển nhân sự diễn ra rất thường xuyên trên thị trường này gây nhiều hạn chế cho hoạt động kinh doanh nói chung và cho việc sử dụng nhân sự nói riêng của từng khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội. Đặc biệt với bối cảnh dịch bệnh viêm phổi cấp đang tác động rất lớn đến thị trường nhân sự khách sạn như hiện nay. Một lượng lớn nhân sự lành nghề chuyển việc do không có việc làm. Vì thế, khi ngành du lịch mở cửa trở lại, hộ chiếu vaccine được lưu hành, dự báo sự thiếu hụt nghiêm trọng về nhân sự, đặc biệt nhân sự ở vị trí quản lý cấp cao có thể xảy ra. Cùng với tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tác động mạnh mẽ từ dịch viêm phổi cấp do vi rút Corona trên phạm vi toàn cầu từ cuối năm 2019, NQL cấp cao tại các khách sạn đang phải đối mặt với thách thức lớn về nâng cao năng lực, trong đó có năng lực lãnh đạo. Mặc dù, lĩnh vực khách sạn có hệ thống tiêu chuẩn nghề VTOS nhưng mới dừng lại ở quy trình chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn đánh giá hầu như không được sử dụng trong các khách sạn thuộc các tập đoàn quốc tế. Ngành Du lịch chưa có hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực lao động trong lĩnh vực khách sạn nói chung, cũng như năng lực lãnh đạo nhà quản lý các cấp của khách sạn nói riêng. Tại Hà Nội, nhân lực quản lý cấp cao được đánh giá tốt hơn các địa phương khác. Một số khách sạn 4-5 sao tại Hà Nội đã hình thành tiêu chuẩn đánh giá nhân sự rõ ràng và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nhiều khách sạn 3-5 sao khác chưa xây dựng mô hình đánh giá năng lực nhân sự theo hướng xác định năng lực trong đó có năng lực lãnh đạo và có biện pháp nâng cao năng lực lãnh đạo cho NQL các cấp của khách sạn, bao gồm NQL cấp cao tại khách sạn. Điều này tạo ra những lỗ hổng nhất định về năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội. Căn cứ từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn nêu trên, NCS đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội” làm định hướng nghiên cứu của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án Mục đích của luận án nhằm tìm ra một số gợi ý và khuyến nghị nâng cao năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục đích trên, NCS cần thực hiện các nhiệm vụ như sau:
  14. 4 + Xác định khung lý luận về năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại khách sạn + Bằng phương pháp kiểm định và mô tả để đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội + Đề xuất một số gợi ý và khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội 3. Các câu hỏi nghiên cứu của luận án Để đạt được các nhiệm vụ nêu trên, luận án cần trả lời một số câu hỏi nghiên cứu như sau: 1. Khung nghiên cứu năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại khách sạn 3-5 sao gồm những yếu tố nào? 2. Kiểm định các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội? 3. Mô tả và kiểm định sự khác biệt của các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội theo các biến kiểm soát đã lựa chọn? 4. Kết luận những thành công đạt được và hạn chế về các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội? 5. Những định hướng nào phù hợp để nâng cao năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội hiện nay? 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án là năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại khách sạn 3-5 sao. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về nội dung: Luận án tiếp cận năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao dựa trên Lý thuyết Chuyển đổi và sử dụng mô hình Be-Know-Do của Campell và Dardis (2004) đã được Trần Thị Phương Hiền (2014) kiểm định tại Việt Nam. Xét đến năng lực lãnh đạo của NQL có khá nhiều các khung nghiên cứu được xây dựng, khảo cứu trên thế giới và ở Việt Nam. Có bốn góc độ tiếp cận khi nói đến năng lực lãnh đạo của NQL, trong đó, NCS quan tâm đến góc độ tiếp cận năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao dựa trên sự kết hợp của ba yếu tố là gồm: Tố chất lãnh đạo, Kiến thức lãnh đạo và Hành động lãnh đạo. Việc lựa chọn góc độ tiếp cận này căn cứ vào khoảng trống nghiên cứu mà NCS đã chỉ ra
  15. 5 tại nội dung 1.1.5 của Luận án và căn cứ vào yêu cầu thực tiễn về năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại khách sạn. Việc đánh giá năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại khách sạn dựa trên mô hình này sẽ làm rõ được hạn chế về các yếu tố bên trong (tố chất và kiến thức) và bên ngoài (hành động) của NQL cấp cao. Việc đó giúp NQL cấp cao cải thiện một cách khá rõ ràng năng lực lãnh đạo của bản thân. Mặt khác, về cơ bản khung lý thuyết năng lực lãnh đạo gồm Tố chất lãnh đạo, Kiến thức lãnh đạo và Hành động lãnh đạo so với khung lý thuyết được thừa nhận rộng rãi là Phẩm chất/thái độ, kiến thức và kỹ năng) có hai phần khá tương đồng. Phần kiến thức về cơ bản nội hàm giống nhau, phần Phẩm chất/thái độ thì có sự tương đồng cao với Tố chất lãnh đạo. Sự khác biệt cơ bản đến từ cấu phần Kỹ năng và Hành động lãnh đạo. Và như vậy, nếu sử dụng những biểu hiện của hành động thì sẽ dễ dàng hơn trong đánh giá năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao cũng như đưa ra các giải pháp mang tính thực tiễn để nâng cao năng lực lãnh đạo. Điều này cũng góp phần giúp NQL cấp cao thực hiện tốt vai trò tạo động lực với người dưới quyền (NQL cấp dưới và nhân viên). Từ đó sẽ tạo ra hiệu quả kinh doanh dịch vụ tốt hơn, tính cạnh tranh cao hơn cho khách sạn. Đây cũng là một căn cứ để NCS sử dụng mô hình nghiên cứu này trong Luận án của mình. Trong nghiên cứu của mình, NCS chỉ tiến hành kiểm định các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao, kiểm định sự khác biệt của các yếu tố này theo các nhóm biến kiểm soát và thực hiện phân tích mô tả để biết được đặc điểm các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của các NQL cấp cao tại khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội. NCS không xem xét ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân NQL cấp cao (nhân khẩu học, đặc điểm công tác,…) đến các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại khách sạn. NCS cũng không tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại khách sạn. NCS chỉ sử dụng một số các dữ liệu thứ cấp liên quan đến môi trường để kết luận một số thành công đạt được và hạn chế của năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội tại mục 3.3 của chương 3 Luận án. + Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn trên địa bàn Hà Nội được phân loại và xếp hạng từ 3-5 sao theo tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn TCVN: 4391-2015.
  16. 6 + Phạm vi về thời gian: Luận án thu thập dữ liệu thứ cấp liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong giai đoạn 2015-2020. Những gợi ý về nâng cao năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội đề cập trong Luận án sẽ có giá trị đến năm 2025. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án có những đóng góp mới trên các khía cạnh như sau: Thứ nhất, về mặt lý luận, Luận án bổ sung và hoàn thiện khung nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại khách sạn 3-5 sao dưới góc độ tiếp cận dựa trên mô hình Be - Know - Do (Campell và Dardis, 2004). Luận án đã làm rõ các khái niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu như nguồn nhân lực trong khách sạn, nhà quản lý (NQL) cấp cao khách sạn, năng lực, năng lực quản lý và năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao trong khách sạn. Căn cứ vào tổng quan nghiên cứu, khoảng trống nghiên cứu được xác lập, luận án đã xác định khung nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao khách sạn gồm ba thành tố: tố chất lãnh đạo, kiến thức lãnh đạo và hành động lãnh đạo. Điểm mới về khung lý luận của luận án là dựa trên mô hình BKD đã được khảo cứu ở Việt Nam, NCS đã bổ sung và thay đổi các thành phần thuộc các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo cho phù hợp với NQL cấp cao tại khách sạn 3-5 sao thông qua tổng quan nghiên cứu. So với mô hình BKD đã được khảo cứu, luận án đã điều chỉnh và bổ sung một số thành phần mới đưa vào mô hình nghiên cứu năng lực lãnh đạo NQL cấp cao khách sạn gồm: 02 thành phần thuộc tố chất lãnh đạo (thích ứng và nhạy cảm), 01 thành phần của kiến thức lãnh đạo – kiến thức chuyên môn về khách sạn và 01 thành phần của hành động lãnh đạo – định hướng chiến lược cho khách sạn. Khung lý luận hiệu chỉnh về các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao qua nghiên cứu thực nghiệm được đánh giá là phù hợp với lĩnh vực khách sạn. Thứ hai, về thực tiễn. Đóng góp mới về thực tiễn là luận án đã kiểm định mô hình yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại khách sạn và đánh giá sự khác biệt về các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn trên địa bàn Hà Nội. Luận án không xem mối tương quan hồi quy năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như các nghiên cứu trước đó. Cụ thể: Luận án đã đánh giá chung về tình hình nhân sự quản lý cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội, kiểm định và xác định được
  17. 7 sự phù hợp áp dụng khung nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội (trong đó có hai thành phần thuộc hành động lãnh đạo là phát triển nhân viên và truyền nhiệt huyết cho nhân viên gộp thành một thành phần qua phân tích dữ liệu), so sánh và làm rõ sự khác biệt về các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn theo hạng sao, theo hình thức quản lý (chuỗi/độc lập), qua cách NQL cấp cao tự đánh giá và các NQL cấp dưới, nhân viên đánh giá. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, NCS đã xác định được một số vấn đề về thực trạng năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội. - Kết luận về các giả thuyết đặt ra: + Giả thuyết H1: Có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo (BE, K, DO) của NQL cấp cao tại các khách sạn được xếp hạng 3 sao, 4 sao và 5 sao trên địa bàn Hà Nội. + Giả thuyết H2: Có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về các yếu cấu thành năng lực lãnh đạo (BE, K, DO) của NQL cấp cao tại các khách sạn quản lý theo chuỗi và các khách sạn vận hành độc lập xếp hạng 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội + Giả thuyết H3: Có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về các yếu cấu thành năng lực lãnh đạo (BE, K, DO) của nhà quản lý cấp cao tại các khách sạn 3,4,5 sao trên địa bàn Hà Nội do NQL cấp cao tự đánh giá và qua đánh giá của các đối tượng khác - Về các vấn đề thực trạng năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội. + Năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại khách sạn 3 sao vận hành độc lập trên địa bàn Hà Nội chưa đáp ứng tốt yêu cầu công việc, hạn chế nhất so với các NQL cấp cao tại các khách sạn từ 3-5 sao. + Một số tố chất lãnh đạo của NQL cấp cao tại một số khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội chưa tương xứng với yêu cầu và mong đợi của nhân viên dưới quyền. Cụ thể: tố chất nhạy cảm ở NQL cấp cao tại nhiều khách sạn 3-5 sao; linh hoạt và thích ứng của NQL cấp cao tại các khách sạn 3 sao. + Về kiến thức lãnh đạo, một số NQL cấp cao chưa có đủ các kiến thức lãnh đạo để có khả năng bao quát, định hướng cho khách sạn. Nhiều NQL cấp cao tại khách sạn 3 sao, đặc biệt các khách sạn 3 sao vận hành độc lập chưa thực sự nắm chắc các kiến thức về quản lý khách sạn, kiến thức chuyên môn và quản lý chất lượng
  18. 8 dịch vụ khách sạn, chưa có tư duy về dịch vụ chuẩn mực mà chủ yếu điều hành theo kinh nghiệm. + Hành động NQL cấp cao tại khách sạn 3 sao chưa tốt. Điểm hạn chế nhất là NQL cấp cao của khách sạn 3 sao chưa quan tâm đến việc tạo dựng tầm nhìn được chia sẻ với người dưới quyền. Các hạn chế này có nguyên nhân xuất phát từ bối cảnh chung của lĩnh vực khách sạn, công tác quản lý nguồn nhân lực các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội và bản thân các NQL cấp cao tại khách sạn. Bên cạnh đó, Luận án đã đề xuất được bốn gợi ý để nâng cao năng lực lãnh đạo cho NQL cấp cao tại khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội trong đó có những giải pháp hướng tới bản thân NQL cấp cao tại khách sạn 3-5 sao hiện nay và những giải pháp từ phía khách sạn. Cụ thể: Một số giải pháp đối với cá nhân nhà quản lý cấp cao tại các khách sạn (tập trung vào nhóm khách sạn 3 sao vận hành độc lập); Sử dụng phương pháp đánh giá đa chiều để nâng cao nhận thức của NQL cấp cao về bản thân; Tuyển chọn nhà quản lý cấp cao cho khách sạn 3-5 sao từ thị trường lao động trong và ngoài nước; Tạo nguồn nhà quản lý cấp cao cho khách sạn từ nguồn nội bộ khách sạn. 6. Kết cấu của luận án Nội dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại khách sạn Chương 2: Phương pháp nghiên cứu của luận án Chương 3: Thực trạng năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội Chương 4: Một số gợi ý và khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội
  19. 9 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO NHÀ QUẢN LÝ CẤP CAO TẠI KHÁCH SẠN 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại khách sạn 1.1.1. Các nghiên cứu về năng lực của các nhóm nhân lực khách sạn Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về năng lực nhân lực du lịch nói chung hoặc năng lực các nhóm nhân lực trong khách sạn có thể kể đến gồm: Hsu và Gregory (1995) đã khảo sát các chuyên gia trong lĩnh vực khách sạn ở Đài Loan để xác định các năng lực cần thiết được sử dụng để tuyển dụng các NQL khách sạn. Các kỹ năng quan hệ con người như kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo được cho là năng lực quan trọng đối với NQL khách sạn các cấp. Sui (1998) đã điều tra các năng lực quản lý cần thiết cho các NQL khách sạn cấp trung ở Hồng Kông sử dụng 11 nhóm năng lực có được từ trung tâm phát triển quản lý tại Hồng Kông. Nghiên cứu này xác định các năng lực mềm như giao tiếp, quan tâm đến khách hàng và lãnh đạo là những năng lực thiết yếu với các nhà quản lý cấp trung. Các năng lực như động lực cá nhân, ra quyết định và quan tâm thương mại được cho là tương đối ít quan trọng hơn đối với những NQL này. Christou (1999) dựa trên các nghiên cứu Tas (1988) và Baum (1990) trong bối cảnh của ngành khách sạn Hy Lạp kỳ vọng của ngành khách sạn Châu Âu về năng lực của sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý khách sạn. Năng lực mềm là chăm sóc khách và quan hệ nhân viên được đánh giá rất quan trọng trong nghiên cứu này. Brophy và Kiely (2002) đã thực hiện một nghiên cứu tương tự kiểm tra các năng lực được yêu cầu bởi các nhà quản lý cấp trung trong ngành khách sạn ở Ireland. Chăm sóc khách hàng, nhân viên quản lý và duy trì chất lượng được coi là năng lực trọng tâm đối với các NQL cấp trung. Trong khi các năng lực chiến lược như đạt được lợi nhuận và phát triển kinh doanh phù hợp hơn trong bối cảnh chung được coi trọng với NQL cấp cao. Nghiên cứu của Dimmock và cộng sự (2003) sử dụng một công cụ tự đánh giá năng lực của sinh viên và sử dụng khung giá trị cạnh tranh của Quinn và cộng sự (1996). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sinh viên năm đầu đại học đã nhận thấy sự phát triển của các năng lực và vai trò của việc được kiểm tra năng lực. Sinh viên có xu hướng cải thiện năng lực để trở thành NQL khách sạn trong tương lai (Quinn và
  20. 10 cộng sự, 1996). Do đó, nghiên cứu khẳng định việc sinh viên sẽ có được những năng lực cần thiết. Dimmock và cộng sự khẳng định, nghiên cứu của họ sẽ giúp phát triển năng lực và nâng cao năng lực, cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên. Bharwani và Jauhari (2013) trong nghiên cứu nhân viên tiếp xúc khách sạn đã đề xuất về cấu trúc trí thông minh trong ngành dịch vụ khách sạn. Ba nhóm trí thông minh được đưa ra là thông minh cảm xúc, thông minh xã hội và thông minh trải nghiệm. Thông minh cảm xúc tập trung vào mối quan hệ giữa các cá nhân trong giao tiếp, được coi là trí thông minh quan trọng để tự quản lý bản thân. Sự hiểu biết về văn hóa gồm nhạy cảm về văn hóa và chánh niệm. Thông minh trải nghiệm gồm sự hào phóng và sáng tạo cho phép nhân viên phục vụ cá nhân hóa các trải nghiệm của khách một cách tốt nhất. Trong khi nghiên cứu này đề xuất các năng lực thích hợp cho nhân viên khách sạn, tập trung vào các năng lực cần thiết để nhân viên tạo ra trải nghiệm dịch vụ đáng nhớ và dựa trên dữ liệu thứ cấp là chủ yếu. Shariff và Abidin (2015) đã nghiên cứu các năng lực yêu cầu của sinh viên tốt nghiệp ngành khách sạn ở Malaysia và phát triển một chỉ số năng lực với 40 năng lực nhỏ. Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kinh doanh, kỹ năng giao tiếp, các năng lực học tập lên cấp cao được các chuyên gia trong ngành coi là quan trọng nhất. Trần Đức Hải (2020) trong nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao của Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế đã tiến hành nghiên cứu về thực trạng nhân lực chất lượng cao của Hà Nội, xác định chuẩn đầu ra dựa trên năng lực với các tiêu chí về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Đề tài đưa ra khái niệm và tiêu chuẩn với các tiêu chí định tính và định lượng của nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao Hà Nội nói riêng và ngành Du lịch của cả nước. Trong nhóm nhân lực chất lượng cao có bao gồm: NQL cấp cao tại khách sạn trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, góc độ tiếp cận của nghiên cứu là góc độ vĩ mô, đề cập đến việc phát triển nhân lực chất lượng cao nói chung của Hà Nội trong giai đoạn thực hiện nghiên cứu. Thêm vào đó, Nguyễn Thị Thúy Hường (2020) đã đưa ra các vấn đề về phát triển nguồn nhân lực quản trị cấp cao trong lĩnh vực khách sạn tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hòa và Thành phố Đà Nẵng. Trong nghiên cứu này, để đánh giá năng lực chung của NQL cấp cao tác giả dựa trên các tiêu chí gồm: kiến thức, kỹ năng và năng lực (năng lực cơ bản, năng lực chung và năng lực chuyên môn). Nghiên cứu này cũng chỉ ra các hạn chế trong công tác phát triển nguồn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2