intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp: Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:174

21
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Hải Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp: Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Hải Dương

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ TRẦN VĂN QUÂN TÁI CƠ CẤU NGÀNH CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP – 2022
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ TRẦN VĂN QUÂN TÁI CƠ CẤU NGÀNH CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN ĐỊA BÀNTỈNH HẢI DƯƠNG Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Mã số : 9 62 01 15 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Đình Thao HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được sử dụng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Trần Văn Quân i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS. Trần Đình Thao đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Kế hoạch và đầu tư, Khoa Kinh tế và PTNT – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn, gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Trần Văn Quân ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................ iii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục hình ................................................................................................................. ix Trích yếu luận án .............................................................................................................. x Thesis abstract................................................................................................................. xii Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3 1.3. Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.3.2. Phạm vi nội dung .................................................................................................. 3 1.3.3. Phạm vi thời gian .................................................................................................. 3 1.4. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 4 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 4 Phần 2. Cơ sở lý luận, thực tiễn về tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng ..................................................................................... 6 2.1. Cơ sở lý luận về tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng .................................................................................................................. 6 2.1.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................................ 6 2.1.2. Vai trò, đặc điểm của tái cơ cấu ngành chăn nuôi .............................................. 17 2.1.3. Nội dung nghiên cứu tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng ................................................................................................................ 21 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm .............................................................................. 24 iii
  6. 2.2. Cơ sở thực tiễn về tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng ................................................................................................................ 30 2.2.1. Kinh nghiệm tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm trong và ngoài nước ..................................................................... 30 2.2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ............................................ 46 Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 51 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 52 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 52 3.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................... 52 3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ...................................................................................... 53 3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội cho tái cơ cấu ngành chăn nuôi tỉnh Hải Dương ........................................................................ 60 3.2. Phương pháp NGHIÊN CỨU ............................................................................. 61 3.2.1. Phương pháp tiếp cận .......................................................................................... 61 3.2.2. Khung phân tích .................................................................................................. 62 3.2.3. Thu thập số liệu................................................................................................... 64 3.3. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................ 65 3.3.1. Phương pháp thống kê kinh tế ............................................................................ 65 3.3.2. Phương pháp phân tích đầu tư theo dòng tiền .................................................... 66 3.3.3. Phương pháp phân tích chuỗi giá trị ................................................................... 67 3.3.4. Các phương pháp PRA ....................................................................................... 67 3.4. Các chỉ tiêu phân tích.......................................................................................... 67 3.4.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá thực trạng tái cơ cấu ngành chăn nuôi .......................... 67 3.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế, giá trị gia tăng .... 68 3.4.3. Nhóm các chỉ tiêu về các yếu tố ảnh hưởng ....................................................... 69 Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 70 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 71 4.1. Thực trạng tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Hải Dương ............................................................................... 71 4.1.1. Tái cơ cấu theo đàn vật nuôi ............................................................................... 71 4.1.2. Tái cơ cấu ngành chăn nuôi tỉnh Hải Dương theo loại hình sản xuất ................ 92 4.1.3. Tái cơ cấu theo vùng sản xuất........................................................................... 102 iv
  7. 4.1.4. Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo chuỗi giá trị .................................................. 106 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của trên địa bàn tỉnh Hải Dương............................................... 115 4.2.1. Nhóm yếu tố nguồn lực của nhà nước .............................................................. 115 4.2.2. Nhóm yếu tố nguồn lực người sản xuất ............................................................ 125 4.2.3. Nhóm yếu tố bên ngoài ..................................................................................... 132 4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ Giải pháp tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Hải Dương............................................... 134 4.3.1. Quan điểm, định hướng giải pháp..................................................................... 134 4.3.2. Căn cứ xây dựng giải pháp ............................................................................... 136 4.3.3. Giải pháp tái cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh Hải Dương theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm ............................................................. 137 Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 147 Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 148 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 148 5.2. Kiến nghị........................................................................................................... 149 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 150 Các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án ..................................... 158 Phụ lục .......................................................................................................................... 159 v
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BĐKH: Biến đổi khí hậu CDCC: Chuyển dịch cơ cấu CDCCKT: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long HTX: Hợp tác xã HTXNN: Hợp tác xã nông nghiệp KHCN: Khoa học công nghệ KHKT: Khoa học kỹ thuật KN: Khuyến nông PLM: Product Lifecycle Management SXHH: Sản xuất hàng hoá SL: Số lượng TCC: Tái cơ cấu vi
  9. DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1. Biến động đàn vật nuôi của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2000 – 2020 ................. 71 4.2. Tỷ trọng đàn trâu của Hải Dương so với cả nước và đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1995-2020 ........................................................................................... 72 4.3. Tỷ trọng đàn bò của Hải Dương so với cả nước và đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1995-2020 ........................................................................................... 74 4.4. Tỷ trọng đàn lợn của Hải Dương so với cả nước và đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1995-2020 ........................................................................................... 76 4.5. Tỷ trọng đàn gia cầm của Hải Dương so với cả nước và đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1995-2020 ................................................................................. 78 4.6. Hiệu quả sản xuất giữa các giống bò trên địa bàn tỉnh Hải Dương .................... 80 4.7. Hiệu quả sản xuất giữa các giống lợn trên địa bàn tỉnh Hải Dương................... 82 4.8. Hiệu quả sản xuất giữa các giống gà trên địa bàn tỉnh Hải Dương .................... 83 4.9. So sánh hiệu quả đầu tư theo giống gà trên địa bàn tỉnh Hải Dương ................. 83 4.10. Hiệu quả sản xuất theo phương thức chăn nuôi trâu tại tỉnh Hải Dương ........... 85 4.11. So sánh hiệu quả đầu tư theo phương thức chăn nuôi trâu trên địa bàn tỉnh Hải Dương .......................................................................................................... 85 4.12. So sánh hiệu quả đầu tư theo phương thức chăn nuôi bò trên địa bàn tỉnh Hải Dương .......................................................................................................... 87 4.13. Hiệu quả sản xuất theo phương thức chăn nuôi lợn tại tỉnh Hải Dương ............ 88 4.14. So sánh hiệu quả đầu tư theo phương thức chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hải Dương .......................................................................................................... 90 4.15. Hiệu quả sản xuất theo phương thức chăn nuôi gà tại tỉnh Hải Dương.............. 91 4.16. So sánh hiệu quả đầu tư theo phương thức chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh Hải Dương .......................................................................................................... 91 4.17. Số trang trại chăn nuôi của Hải Dương so với cả nước và đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2011 - 2020 ............................................................................... 96 4.18. So sánh hiệu quả đầu tư theo loại hình sản xuất chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hải Dương ................................................................................................. 101 vii
  10. 4.19. So sánh hiệu quả đầu tư theo loại hình sản xuất chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh Hải Dương ................................................................................................. 102 4.20. Số lượng trâu tỉnh Hải Dương theo huyện ....................................................... 103 4.21. Số lượng bò tỉnh Hải Dương theo huyện .......................................................... 104 4.22. Số lượng lợn tỉnh Hải Dương theo huyện ........................................................ 105 4.23. Số lượng gia cầm tỉnh Hải Dương theo huyện ................................................. 106 4.24. Giá trị gia tăng của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị lợn thịt trên địa bàn tỉnh Hải Dương ................................................................................................. 114 4.25. Đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về ảnh hưởng của yếu tố chính sách đến tái cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh Hải Dương ................. 116 4.26. Đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về các hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong tái đầu tư công trong chăn nuôi tỉnh Hải Dương ....................... 120 4.27. Đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về mức độ ảnh hưởng của yếu tố vốn đầu tư ..................................................................................................... 121 4.28. Đánh giá của các loại hình sản xuất về công tác thú y trong chăn nuôi ........... 123 4.29. Đánh giá của các loại hình sản xuất về công tác thú y trong chăn nuôi ........... 124 4.30. Thông tin chung về các hộ được điều tra ......................................................... 126 4.31. Đánh giá của người dân về nguồn lao động phục vụ tái cơ cấu ngành chăn nuôi tỉnh Hải Dương ......................................................................................... 127 4.32. Đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về mức độ ảnh hưởng của yếu tố lao động nông nghiệp, nông thôn ................................................................. 127 4.33. Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố nhận thức hiểu biết của người dân và các tổ chức sản xuất ................................................................................................ 128 4.34. Đánh giá của người sản xuất về các kênh vay vốn (n=360) ............................. 129 4.35. Đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về mức độ ảnh hưởng của yếu tố khoa học công nghệ ...................................................................................... 131 4.36. Đánh giá của người sản xuất về tiêu thụ sản phẩm của hộ (n=360) ................. 132 4.37. Đánh của người sản xuất, nhà quản lý về tiềm năng thị trường tiêu thụ (n=400) ............................................................................................................. 133 4.38. Đánh giá của các nhà quản lý về mức độ ảnh hưởng của thị trường (n=40) ...... 134 viii
  11. DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 3.1. Khung phân tích ................................................................................................. 63 4.1. Quy mô số hộ tham gia chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2016 - 2020 ......................................................................................................... 93 4.2. Số hộ chăn nuôi lợn giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh Hải Dương ......... 95 4.3. Chuỗi giá trị trâu, bò tỉnh Hải Dương............................................................... 110 4.4. Chuỗi giá trị lợn thịt trên địa bàn tỉnh Hải Dương ........................................... 113 ix
  12. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Trần Văn Quân Tên luận án: Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Hải Dương Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9 62 01 15 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện với các mục tiêu: (i) Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; (ii) Đánh giá thực trạng tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao gía trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Hải Dương; (iii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Hải Dương; và (iv) Đề xuất giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Phương pháp nghiên cứu Tiếp cận vùng, tiếp cận theo quy mô, tiếp cận chuỗi giá trị và tiếp cận có sự tham gia là những hướng tiếp cận nghiên cứu chính được áp dụng trong luận án. Các số liệu điều tra được thu thập tại 06 huyện của tỉnh Hải Dương. Tổng số 360 hộ sản xuất và, các tác nhân tham gia chuỗi giá trị chăn nuôi. Ngoài ra thảo luận, phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn sâu cũng được thực hiện với các cán bộ quản lý các cấp của địa phương. Phương pháp phân tích thống kê kinh tế, phân tích đầu tư dài hạn, phân tích chuỗi giá trị là các phương pháp chính đã được sử dụng để phân tích. Kết quả chính và thảo luận Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉnh Hải Dương có các điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi, có đàn gia súc, gia cầm lớn. Có thể mạnh trong phát triển sản xuất lợn và gia cầm. Khi tái cơ cấu ngành chăn nuôi cần chú ý đên các vật nuôi có giá trị gia tăng tương đương theo tháng cao như lợn, gà. Cùng với đó cũng cần thúc đẩy các hình thức chăn nuôi thâm canh mang lại hiệu quả, giá trị gia tăng cao. Các loại hình tổ chức sản xuất mang lại giá trị gia tăng cao trong chăn nuôi như trang trại, gia trại, doanh nghiệp, hợp tác xã. Bên cạnh đó, những năm gần đây dịch bệnh của các đàn vật nuôi lớn trong tỉnh bị chịu ảnh hưởng nặng nề như đàn lợn di dịch tả lợn châu phi, đàn gia cầm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh cúm gia cầm. Cùng với đó khâu tiêu thụ gặp ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid 19 đã làm giảm quy mô tổng đàn chăn nuôi của tỉnh. x
  13. Trong bối cảnh tái cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh Hải Dương theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm đang chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó nhóm yếu tố nguồn lực của nhà nước bao gồm chính sách, ngân sách, cơ sở hạ tầng, hệ thống khuyến nông, thú y, Nhóm yếu tố nguồn lực sản xuất bao gồm lao động, trình độ lao động, vốn, khoa học công nghệ và ứng dụng khoa học công nghệ, nhóm yếu tố bên ngoài như thị trường, dịch bệnh, thời tiết. Để tái cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh Hải Dương theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm dựa trên các quan điểm, định hướng và căn cứ khoa học, luận án đề xuất một số các nhóm giải pháp chủ yếu là: (1) Tái cơ cấu đàn vật nuôi, phát triển các sản phẩm chủ lực theo hướng nâng cao quy mô, chất lượng; (2) Tăng cường các giải pháp kinh tế, tổ chức sản xuất, nâng cao trình độ thâm canh trong chăn nuôi (3) Nhóm giải pháp về phát triển khoa học công nghệ trong chăn nuôi; (4) Nhóm giải pháp về phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường trong chăn nuôi; (5) Nâng cao hiệu lực thực thi chính sách hỗ trợ tái cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi; (6) Giải pháp về khuyến nông, thú y trong chăn nuôi; và (7) nhóm giải pháp khác. Các giải pháp trên cần phải thực hiện đầy đủ và đồng bộ mới phát huy hết tác dụng. xi
  14. THESIS ABSTRACT PhD candidate: Tran Van Quan Thesis title: Restructuring the livestock industry towards increasing added value in Hai Duong province Major: Agriculture Economics Code: 9 62 01 15 Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives The research was carried out with the following objectives: (i) Explain the theoretical and practical basis of restructuring the livestock industry towards increasing added value; (ii) Assessment of the current situation of restructuring the livestock industry towards increasing added value in Hai Duong province; (iii) Analysis of factors affecting the process of restructuring the livestock industry towards increasing added value in Hai Duong province; and (iv) Proposing solutions to restructuring the livestock industry towards increasing added value in Hai Duong province. Material and methods Regional approach, scale approach, value chain approach and participatory approach are the main research approaches applied in the thesis. The survey data were collected in 06 districts of Hai Duong province. A total of 360 production households and actors participate in the livestock value chain. In addition, discussions, semi-structured interviews and in-depth interviews were also conducted with local managers at all levels. Economic statistical analysis, long-term investment analysis, value chain analysis and SWOT analysis (strengths, weaknesses, opportunities and threats) are the main methods that have been used for the analysis. Main finding and conclusion Research results show that Hai Duong province has favorable conditions for livestock development, with large herds of cattle and poultry. May be strong in pig and poultry production development. When restructuring the livestock industry, it is necessary to pay attention to livestock with high equivalent monthly value such as pigs and chickens. Along with that, it is also necessary to promote forms of intensive farming with high efficiency and added value. Types of production organizations that bring high added value in livestock such as farms, farms, enterprises, and cooperatives. Besides, in recent years, epidemics of large livestock herds in the province have been severely affected such as swine herds of African swine fever, poultry affected by avian influenza. xii
  15. Along with that, the consumption stage was greatly affected by the Covid-19 epidemic, which reduced the total size of the province's livestock herd. In the context of production restructuring of the livestock industry in Hai Duong province in the direction of increasing added value of products, it is affected by many factors, in which the group of state resources including policies and budget , infrastructure, agricultural extension system, veterinary medicine, Group of factors of production resources including labor, labor qualification, capital, science and technology and application of science and technology, group of external factors such as market, disease, weather. In order to restructure the livestock production in Hai Duong province towards increasing added value of products based on viewpoints, orientations and scientific bases, the thesis proposes a number of main groups of solutions as follows: : (1) Restructure livestock herds, develop key products in the direction of increasing scale and quality; (2) Strengthening economic solutions, organizing production, raising the level of intensive farming in animal husbandry (3) Group of solutions on scientific and technological development in animal husbandry; (4) Group of solutions on disease prevention, environmental treatment in livestock; (5) Improve the effectiveness of policies to support the restructuring of livestock production; (6) Solutions on agricultural extension and veterinary medicine in animal husbandry; and (7) other group of solutions. The above solutions need to be fully and synchronously implemented to be fully effective. xiii
  16. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong bối cảnh cả nước thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó mục tiêu tổng quan là phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững cả về kinh tế - xã hội và môi trường; chuyển mạnh từ phát triển chiều rộng, lấy số lượng làm mục tiêu phấn đấu sang nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, hiệu quả thể hiện bằng giá trị và lợi nhuận; đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tái cơ cấu nông nghiệp với mục tiêu nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người nông dân, ổn định đất nước, nông dân hạnh phúc, thanh bình là định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới. Trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi đã khẳng định vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng; là ngành có tốc độ tăng trưởng cao. Những năm vừa qua mặc dù chăn nuôi gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn có tốc độ tăng trưởng khá cao, năm 2011 đạt tỷ trọng 30,8%, đến năm 2015 tỷ trọng ước đạt 29,1% trong nông nghiệp; giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2011 – 2015 tăng bình quân 3,6%/năm đã góp phần quyết định tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp (Cục Thống kê tỉnh Hải Dương, 2021). Vấn đề đặt ra cần có các giải pháp nhằm tái cơ cấu ngành chăn nuôi trong bối cảnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ; tổng diện tích tự nhiên 1.654,8 km², dân số 1.718.895 triệu người; đất đai màu mỡ, nguồn nhân lực dồi dào, có tiềm năng để phát triển nông nghiệp trong đó có ngành chăn nuôi; có hệ thống đường bộ - sắt - thuỷ thuận lợi cho lưu thông hàng hoá (Cục Thống kê tỉnh Hải Dương, 2021). Ngành chăn nuôi của tỉnh chiểm khoảng 35% tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp (năm 2020) đây là tỷ lệ cơ cấu cao so với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông hồng. Cơ cấu ngành chăn nuôi hiện tại tập trung vào đàn lợn và đàn gia cầm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được chăn nuôi còn có những tồn tại, hạn chế như: phân tán, nhỏ lẻ, chủ yếu là hình thức hộ gia đình, sản xuất tự phát, có quy hoạch nhưng chưa thực hiện đồng bộ; cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức, đang xuống cấp. Chăn nuôi chưa thực sự phát triển theo chiều sâu; chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh chưa cao; áp dụng công nghệ mới chưa đồng 1
  17. bộ. Vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ, chưa hình thành chuỗi sản xuất ra sản phẩm sạch và an toàn, giá thành sản phẩm cao. Dịch bệnh và rủi ro từ thiên tai ngày càng phức tạp; xử lý môi trường ô nhiễm từ chăn nuôi chưa có phương pháp hữu hiệu cho tất cả các vùng, các đối tượng nuôi và đang trở nên bức xúc. Công tác xúc tiến thương mại, chế biến sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức. Cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư lớn vào lĩnh vực chăn nuôi và chế biến sản phẩm còn hạn chế. Việc tích tụ đất để phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư gặp rất nhiều khó khăn. Những thách thức đó đã và đang cản trở phát triển chăn nuôi nếu không được quan tâm thỏa đáng. Mặc dù vậy, chăn nuôi của tỉnh vẫn là ngành kinh tế đang có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển; Việc áp dụng tối đa các tiến bộ khoa học và công nghệ về thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, quản lý trang trại, dịch bệnh, môi trường, giết mổ, chế biến, đa dạng hóa sản phẩm theo thị trường nhằm thiết lập chuỗi giá trị khép kín đối với sản phẩm chăn nuôi “từ trang trại đến bàn ăn” là một trong những tiền đề quan trọng cho định hướng phát triển những năm tới. Cùng với đó là việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 đang đặt ra những vấn đề thay đổi cơ cấu ngành chăn nuôi ở Hải Dương phù hợp, dễ thích ứng, phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao. Để thực hiện các định hướng cần có các giải pháp nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành đối với sản phẩm chăn nuôi có ý nghĩa quyết định tới quá trình phát triển bền vững và hiệu quả của ngành chăn nuôi (Vương Đình Huệ, 2013); Đã có các nghiên cứu về tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại Việt Nam, cũng như một số tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu cụ thể về tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Hải Dương cũng như của cả nước vẫn chưa có. Đây là khoảng trống thiếu hụt trong nghiên cứu để có những giải pháp cụ thể phù hợp với tỉnh Hải Dương một trong những tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển ở miền Bắc Việt Nam. Xuất phát từ những yêu cầu trên, Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Hải Dương là cần thiết, góp phần thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho các địa phương nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng. Đồng thời, nghiên cứu này sẽ là cơ sở quan trọng để đề xuất các giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. 2
  18. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng tái cơ cấu ngành chăn nuôi tỉnh Hải Dương, từ đó đề xuất các giải pháp tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trong giai đoạn tiếp theo. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; - Đánh giá thực trạng tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Hải Dương; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Hải Dương; - Đề xuất giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn và các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Đối tượng khảo sát cụ thể là hộ chăn nuôi, trang trại, gia trại, hợp tác xã, doanh nghiệp, các chuyên gia, các nhà quản lý, các tác nhân tham gia chuỗi giá trị chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hải Dương 1.3.2. Phạm vi nội dung Tập trung nghiên cứu tình hình phát triển sản xuất ngành chăn nuôi, quá trình tái cơ cấu sản xuất, các yếu tố khó khăn, thuận lợi và ảnh hưởng tới việc thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và bền vững trên địa bàn nghiên cứu. Các vật nuôi trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay rất đa dạng, do đó nghiên cứu tập trung vào các loại vật nuôi gồm trâu, bò, lợn và gia cầm. 1.3.3. Phạm vi thời gian - Về thời gian: Đề tài được tiến hành triển khai từ năm 2016 đến năm 2020; các số liệu dự báo và giải pháp đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. 3
  19. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Đề tài đã hệ thống có chọn lọc các vấn đề liên quan tới chăn nuôi, tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Theo đó, để tái cơ cấu ngành chăn nuôi cần quan tâm đến tái cơ cấu đàn vật nuôi, loại hình sản xuất, vùng sản xuất, chuỗi giá trị và đầu tư công. Đề tài cũng đã đưa ra được khung phân tích cho các nghiên cứu tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Đã tổng kết thực tiễn tái cơ cấu nông nghiệp, tái cơ cấu chăn nuôi ở một số nước trên thế giới và một số địa phương trong nước, từ đó đúc rút thành các bài học kinh nghiệm cho tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng ở nước ta nói chung và Hải Dương nói riêng. Luận án đã cung cấp tư liệu mới, chi tiết về thực trạng tái cơ cấu ngành chăn nuôi tỉnh Hải Dương, cung cấp cơ sở dữ liệu về tổng đàn, kết quả, hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành chăn nuôi tỉnh và đề xuất hệ thống các giải pháp cho tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Hải Dương. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Đề tài đã làm rõ được các vấn đề lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Khẳng định rằng tái cơ cấu ngành chăn nuôi sẽ đem lại hiệu quả trong chăn nuôi cao hơn. Trong các năm qua, ngành chăn nuôi tỉnh Hải Dương đã từng bước tái cơ cấu. Để tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Hải Dương, dựa trên các quan điểm, định hướng và căn cứ khoa học, luận án đề xuất một số các nhóm giải pháp chủ yếu là: (1) Tái cơ cấu đàn vật nuôi, phát triển các sản phẩm chủ lực theo hướng nâng cao quy mô, chất lượng; (2) Tăng cường các giải pháp kinh tế, tổ chức sản xuất, nâng cao trình độ thâm canh trong chăn nuôi (3) Nhóm giải pháp về phát triển khoa học công nghệ trong chăn nuôi; (4) Nhóm giải pháp về phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường trong chăn nuôi; (5) Nâng cao hiệu lực thực thi chính sách hỗ trợ tái cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi; (6) Giải pháp về khuyến nông, thú y trong chăn nuôi; và (7) nhóm giải pháp khác. Các giải pháp trên cần phải thực hiện đầy đủ và đồng bộ mới phát huy hết tác dụng. 4
  20. Những kết quả trên bổ sung vào nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu có liên quan đến đề tài. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2