intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Đánh giá mức độ sẵn sàng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam đối với cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:253

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển "Đánh giá mức độ sẵn sàng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam đối với cách mạng công nghiệp lần thứ tư" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về mức độ sẵn sàng của ngành công nghiệp CBCT đối với CMCN 4.0; Thực trạng phát triển ngành công nghiệp CBCT ở Việt Nam; Thực trạng mức độ sẵn sàng của ngành công nghiệp CBCT ở Việt Nam đối với CMCN 4.0; Đề xuất các giải pháp nâng cao mức độ sẵn sàng của ngành công nghiệp CBCT ở Việt Nam đối với CMCN 4.0.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Đánh giá mức độ sẵn sàng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam đối với cách mạng công nghiệp lần thứ tư

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- NGUYỄN HOÀNG HÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO Ở VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI – 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- NGUYỄN HOÀNG HÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO Ở VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9310105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà 2. TS. Dương Đình Giám HÀ NỘI – 2023
  3. i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng Luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Nghiên cứu sinh Nguyễn Hoàng Hà
  4. ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, nghiên cứu sinh đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS, TS. Nguyễn Thanh Hà và TS. Dương Đình Giám là hai thầy giáo hướng dẫn khoa học đã động viên, khuyến khích, chỉ dẫn và đóng góp ý kiến tận tâm, thẳng thắn đối với tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện Luận án. Đồng thời, tác giả xin trân trọng cảm ơn các giảng viên giảng dạy, cán bộ của Khoa Kế hoạch phát triển và Viện Sau đại học – Đại học Kinh tế quốc dân đã tạo mọi điều kiện cho tác giả hoàn thành kế hoạch học tập và hoàn thành luận án. Tác giả xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp tại Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả có thể hoàn thành luận án. Tác giả cũng xin cảm ơn đến các bạn bè trong giới khoa học đã cung cấp dữ liệu, trao đổi học thuật liên quan đến luận án. Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân đã luôn ở bên để động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Nghiên cứu sinh Nguyễn Hoàng Hà
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ...............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... xii DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................xiv MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của Luận án ...................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án .........................................................................3 2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................3 2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................3 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3 4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................3 4.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................4 5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu của luận án ......................5 5.1. Cách tiếp cận ....................................................................................................5 5.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................6 5.3. Khung nghiên cứu của Luận án ........................................................................9 5.4. Dữ liệu nghiên cứu .........................................................................................10 6. Đóng góp và hạn chế của luận án .......................................................................10 6.1. Đóng góp của Luận án....................................................................................10 6.2. Hạn chế của Luận án ......................................................................................11 7. Kết cấu của Luận án............................................................................................ 11 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .........................................13 1.1. Các cách tiếp cận đánh giá mức độ sẵn sàng đối với CMCN 4.0 .................13 1.1.1. Đánh giá mức độ sẵn sàng theo cách tiếp cận vĩ mô ...................................13 1.1.2. Đánh giá mức độ sẵn sàng theo cách tiếp cận trung mô ............................. 22 1.1.3. Đánh giá mức độ sẵn sàng theo cách tiếp cận vi mô ...................................23 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng CMCN 4.0 .............................................28 1.2.1. Theo góc độ vĩ mô của nền kinh tế ............................................................. 28 1.2.2. Theo góc độ vi mô (doanh nghiệp) ............................................................. 29 1.3. Khoảng trống và hướng nghiên cứu của Luận án .........................................32
  6. iv TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 37 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ..........................................................................38 MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CBCT ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ..................................................................38 2.1. Cơ sở lý luận về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.....................................38 2.1.1. Khái quát lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp từ trước cho đến nay ....38 2.1.2. Khái niệm và nội hàm về CMCN 4.0 .......................................................... 39 2.1.3. Quan niệm về mức độ sẵn sàng đối với CMCN 4.0....................................47 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của ngành công nghiệp CBCT đối với CMCN 4.0 .............................................................................................................48 2.2. Cơ sở lý luận về ngành CBCT và vai trò của CBCT trong các cuộc cách mạng công nghiệp ....................................................................................................50 2.2.1. Định nghĩa về công nghiệp CBCT .............................................................. 50 2.2.2. Vai trò của ngành CBCT đối với CNH và CMCN 4.0................................ 52 2.3. Đề xuất các trụ cột và chỉ tiêu, chỉ số đo lường mức độ sẵn sàng của ngành công nghiệp CBCT ..................................................................................................55 2.3.1. Các trụ cột (nhóm tiêu chí) ..........................................................................55 2.3.2. Các chỉ tiêu, chỉ số đo lường mức độ sẵn sàng của ngành công nghiệp CBCT đối với CMCN 4.0 .................................................................................................56 2.3.3. Cách tính điểm ............................................................................................. 62 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 65 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CBCT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020..........................................................................66 3.1. Khái quát thực trạng phát triển của ngành công nghiệp CBCT ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 .................................................................................................66 3.1.1. Vai trò của ngành công nghiệp CBCT đối với nền kinh tế .........................66 3.1.1.1. Đóng góp cho tăng trưởng kinh tế ............................................................ 66 3.1.1.2. Đóng góp trong thu hút vốn đầu tư .......................................................... 68 3.1.1.3. Vai trò đối với cán cân thương mại của Việt Nam ...................................69 3.1.1.4. Phản ánh mức độ CNH của nền kinh tế Việt Nam ...................................70 3.1.2. Lao động và năng suất lao động của ngành CBCT .....................................72 3.1.3. Doanh nghiệp trong ngành công nghiệp CBCT của Việt Nam ...................73 3.1.4. Trình độ công nghệ của ngành công nghiệp CBCT của Việt Nam .............74 3.1.5. Năng lực cạnh tranh của ngành CBCT Việt Nam .......................................75 3.1.6. Nhận định chung.......................................................................................... 77
  7. v 3.2. Khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của ngành công nghiệp CBCT ở Việt Nam đối với CMCN 4.0 ...................................................................78 3.2.1. Các yếu tố ngoại sinh ..................................................................................78 3.2.2. Các yếu tố nội sinh ......................................................................................84 3.2.3. Nhận định chung.......................................................................................... 86 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 87 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN CHẾ TẠO Ở VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP 4.0 ......................................88 4.1. Chỉ số xếp hạng của một số tổ chức quốc tế về mức độ sẵn sàng của nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam .................................................................................88 4.1.1. Đối với nền kinh tế ......................................................................................88 4.1.2. Đối với doanh nghiệp ..................................................................................90 4.2. Đánh giá mức độ sẵn sàng của ngành công nghiệp CBCT ở Việt Nam đối với CMCN 4.0 .................................................................................................................93 4.2.1. Trụ cột 1: Tầm quan trọng của ngành chế biến chế tạo trong nền kinh tế .......94 4.2.2. Trụ cột 2: Mức độ sẵn sàng về nhân lực .....................................................96 4.2.3. Trụ cột 3: Mức độ sẵn sàng về doanh nghiệp..............................................99 4.2.4. Trụ cột 4: Mức độ sẵn sàng về công nghệ .................................................100 4.2.5. Trụ cột 5: Mức độ sẵn sàng về thể chế ......................................................103 4.2.6. Kết quả tổng thể.........................................................................................104 4.3. Nhận định chung.............................................................................................106 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ............................................................................................109 CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NĂNG CAO SỰ SẴN SÀNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CHẾ TẠO Ở VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ....................................................110 5.1. Bối cảnh phát triển của ngành CBCT Việt Nam .........................................110 5.2. Định hướng phát triển ngành CBCT của Việt Nam ...................................112 5.3. Kinh nghiệm quốc tế về các giải pháp nâng cao mức độ sẵn sàng của nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp CBCT đối với CMCN 4.0 .................113 5.3.1. Khái quát về chiến lược, chính sách Công nghiệp 4.0 của một số quốc gia trên thế giới ..........................................................................................................114 5.3.2 Các chính sách nâng cao mức độ sẵn sàng đối với CMCN 4.0 .................118 5.3.3. Nhận định chung........................................................................................126 5.4. Giải pháp nhằm nâng cao sự sẵn sàng của ngành CBCT đối với CMCN 4.0 .................................................................................................................................128 5.4.1. Tiếp tục coi trọng vị trí, vai trò của ngành CBCT.....................................129
  8. vi 5.4.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ........................................................130 5.4.3. Phát triển doanh nghiệp công nghiệp CBCT .............................................133 5.4.4. Tăng cường huy động nguồn lực cho phát triển khoa học công nghệ ......134 5.4.5. Xây dựng một xã hội cởi mở và cải thiện chất lượng thể chế cho đổi mới sáng tạo ................................................................................................................136 TIỂU KẾT CHƯƠNG 5 ............................................................................................140 KẾT LUẬN ................................................................................................................141 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..........................................................................................................142 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................143 PHỤ LỤC 01: GIẢI THÍCH CÁC CHỈ TIÊU .......................................................156 PHỤ LỤC 02: MỘT SỐ BỘ CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ SẴN SÀNG ĐỐI VỚI CMCN 4.0 ĐƯỢC LUẬN ÁN THAM KHẢO ...............................................160 I. The Economist (2018): Automation Readiness Index ....................................160 II. Faarup, Faarup (2017): Global Industry 4.0 Readiness Index 2016 ...........163 III. WEF (2018): Readiness for the Future of Production ................................165 PHỤ LỤC 03: SỐ LIỆU VÀ ĐIỂM SỐ ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CBCT ĐỐI VỚI CMCN 4.0 ........................................169 1. Tỷ trọng của ngành CBCT trong nền kinh tế (%) .........................................169 2. Đóng góp của ngành CBCT cho tăng trưởng kinh tế (%) .............................171 3. Giá trị gia tăng của ngành CBCT bình quân đầu người (PPP USD) ...........173 4. Tỷ trọng lao động của ngành công nghiệp (%) ..............................................175 5. Tỷ trọng của ngành CBCT trong xuất khẩu (%) ...........................................177 6. Số năm đi học bình quân ..................................................................................179 7. Tỷ lệ người đăng ký học đại học trong độ tuổi (%)........................................181 8. Đầu tư cho giáo dục (% trong GDP) ...............................................................183 9. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học kỹ thuật (%) ...............................185 10. Đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (% GDP) ............................................187 11. Xếp hạng đại học, QS tốp 3 (điểm số) ............................................................189 12. Chỉ số lao động tri thức ...................................................................................191 13. Năng suất lao động trong ngành công nghiệp (USD) ...................................193 14. Tỷ lệ các doanh nghiệp có trang web (%) .....................................................195 15. Doanh nghiệp mới trên 1000 dân trong độ tuổi 15-64 .................................197 16. Số lượng doanh nghiệp Forbes 2000 trên 1 triệu dân (doanh nghiệp) .......199 17. Thực trạng phát triển cluster .........................................................................201 18. Số di động đăng ký/100 dân ............................................................................203
  9. vii 19. Số đăng ký băng thông rộng cố định/100 dân ...............................................205 20. Tỷ lệ người sử dụng internet (%) ...................................................................207 21. Giá trị công nghiệp CBCT công nghệ trung bình và cao (% toàn ngành công nghiệp) ....................................................................................................................209 22. Tỷ trọng xuất khẩu công nghiệp CBCT công nghệ cao (% xuất khẩu toàn ngành) .....................................................................................................................211 23. Bằng sáng chế, cư dân trong nước (trên 1000 người) ..................................213 24. Mật độ rô-bốt ...................................................................................................215 25. Ứng dụng thiết kế công nghiệp trên 1000 dân ..............................................217 26. Bài báo khoa kỹ đăng tạp chí quốc tế/1000 dân ...........................................219 27. Bảo mật internet trên 1 triệu dân ..................................................................221 28. Liên kết hợp tác R&D giữa đại học - ngành công nghiệp............................223 29. Thể chế chung cho đổi mới sáng tạo ..............................................................225 30. Sự hiện hữu của chiến lược, chính sách tổng thể cho CMCN 4.0 ...............227 31. Sự hiện hữu của chiến lược, chính sách cụ thể cho ngành công nghiệp CBCT .................................................................................................................................229 PHỤ LỤC 04: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA ...............................231
  10. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ ADB Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank) AR Thực tế ảo tăng cường (Artificial Reality) ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) ASEAN-5 5 nước sáng lập ASEAN: Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines ASEAN-3 Singapore, Malaysia và Thái Lan BRICS Nhóm cường quốc mới nổi, gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (Brazil, Russia, India, China, South Africa) CBCT Chế biến chế tạo CIPI Chỉ số năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp (Competitive Industrial Performance Index) CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư CN Công nghiệp CN 4.0 Công nghiệp 4.0 CNH Công nghiệp hóa CPS Hệ thống thực - ảo (Cyber Physical System) DTM Cơ quan quản lý chuyển đổi số của Liên minh châu Âu (Digital Transformation Monitor) ĐMST Đổi mới sáng tạo ĐVT Đơn vị tính EU Liên minh châu Âu (European Union)
  11. ix Từ viết tắt Từ đầy đủ FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) GCI Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index) GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GEM Chỉ số khởi nghiệp toàn cầu (Global Entrepreneurship Monitor) GII Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index) GMCI Chỉ số năng lực cạnh tranh ngành chế biến, chế tạo (Global Manufacturing Competitiveness Index) ICOR Chỉ số hiệu quả vốn đầu tư (Incremental Capital - Output Ratio) ICT Công nghệ thông tin và truyền thông (Information Communication Technology) ILO Tổ chức lao động quốc tế (International Labor Organization) IMD Viện quốc tế về phát triển quản lý (International Institute for Management Development) IOT Internet vạn vật (Internet of things) ITA Cơ quan quản lý thương mại quốc tế Hoa Kỳ (International Trade Administration) KHKT Khoa học kỹ thuật MITI Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia (Ministry of International Trade and Industry) MVApc Giá trị gia tăng ngành chế biến, chế tạo đầu người (Manufacturing Value Added per capita) NCS Nghiên cứu sinh
  12. x Từ viết tắt Từ đầy đủ NRI Chỉ số sẵn sàng kết nối (Network Readiness Index) NSLĐ Năng suất lao động NXB Nhà xuất bản OECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (Organisation for Economic Co-operation and Development) PPP Sức mua tương đương (Purchasing Power Parity) R&D Nghiên cứu và phát triển (Research and Development) RFID Nhận dạng tần số vô tuyến điện (Radio Frequency Identification) RTLS Hệ thống định vị thời gian thực (Real-Time Location System) SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small and Medium Enterprises) STEM Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán (Science, Technology, Engineering, Mathematics) TEA Tổng hoạt động kinh doanh (Total Entrepreneurial Activity) TFP Năng suất các yếu tố tổng hợp (Total Factor Productivity) UBS Liên minh ngân hàng Thụy Sỹ (Union Bank of Switzerland) UN Liên hiệp quốc (United Nations) UNCTAD Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (United Nations Conference on Trade and Development) UNIDO Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (United Nations Industrial Development Organization) UNSD Cơ quan thống kê của Liên hiệp quốc (United Nations Statistics Division) USD Đô-la Mỹ (United States Dollar)
  13. xi Từ viết tắt Từ đầy đủ VA Giá trị gia tăng (Value Added) VĐT Vốn đầu tư VR Thực tế ảo (Virtual Reality) WB Ngân hàng thế giới (World Bank) WEF Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum) WIPO Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Organization) XH Xếp hạng
  14. xii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các trụ cột và chỉ tiêu đo lường mức độ sẵn sàng của ngành CBCT đối với CMCN 4.0 (Chỉ số Công nghiệp 4.0 Roland Berger) ...................................................13 Bảng 1.2: Các mô hình đánh giá mức độ sẵn sàng (MM) của doanh nghiệp đối với CMCN 4.0 .....................................................................................................................27 Bảng 1.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ của CMCN 4.0 tại các SME của Colombia........................................................................................................29 Bảng 2.1: Một số khái niệm về CMCN 4.0 ...................................................................39 Bảng 2.2: Sự khác biệt giữa các cuộc CMCN ............................................................... 42 Bảng 2.3: Các công nghệ chính của CMCN 4.0 ........................................................... 44 Bảng 2.4: Một số định nghĩa về sự sẵn sàng nói chung và của ngành công nghiệp CBCT đối với CMCN 4.0 nói riêng .......................................................................................... 47 Bảng 2.5: Danh sách các ngành công nghiệp cấp I, II ..................................................51 Bảng 2.6: Bộ chỉ tiêu và chỉ số đo lường mức độ sẵn sàng của ngành công nghiệp CBCT ở Việt Nam đối với CMCN 4.0 .....................................................................................60 Bảng 3.1: MVApc của Việt Nam và của các nước đối sánh giai đoạn 2015-2020 .......71 Bảng 3.2: Xếp hạng chỉ số CIP của Việt Nam và một số nền kinh tế trên toàn cầu năm 2010, 2015, và 2020 ......................................................................................................76 Bảng 3.3: Danh sách các FTA có hiệu lực và đang đàm phán của Việt Nam...............82 Bảng 4.1: Xếp hạng các doanh nghiệp theo mức độ sẵn sàng tiếp cận với...................91 Công nghiệp 4.0 .............................................................................................................91 Bảng 4.2: Hiện trạng các chỉ tiêu thuộc trụ cột số 1 của Việt Nam .............................. 94 Bảng 4.3: Điểm số mức độ thể hiện tầm quan trọng của ngành CBCT trong nền kinh tế từ năm 2015 đến năm 2020 ........................................................................................... 95 Bảng 4.4: Các chỉ tiêu thể hiện mức độ sẵn sàng về nhân lực của Việt Nam ...............97 giai đoạn 2015-2020 ......................................................................................................97 Bảng 4.5: Điểm số thể hiện mức độ sẵn sàng về nhân lực của 20 nền kinh tế .............98 giai đoạn 2015-2020 ......................................................................................................98 Bảng 4.6: Chỉ tiêu thể hiện mức độ sẵn sàng về doanh nghiệp của nền kinh tế ...........99 Việt Nam giai đoạn 2015-2020 .....................................................................................99 Bảng 4.7: Điểm số thể hiện mức độ sẵn sàng về doanh nghiệp của 20 nền kinh tế giai đoạn 2015-2020 ...........................................................................................................100 Bảng 4.8: Các chỉ tiêu thể hiện mức độ sẵn sàng về công nghệ của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2015-2020 ....................................................................................................101
  15. xiii Bảng 4.9: Điểm số thể hiện mức độ sẵn sàng về hạ tầng công nghệ của 20 nền kinh tế giai đoạn 2015-2020 ....................................................................................................102 Bảng 4.10: Điểm số thể hiện mức độ sẵn sàng về thể chế của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2015-2020 ...........................................................................................................103 Bảng 4.11: Điểm số thể hiện mức độ sẵn sàng về thể chế của 20 nền kinh tế ............104 giai đoạn 2015-2020 ....................................................................................................104 Bảng 4.12: Điểm số và thứ hạng mức độ sẵn sàng của ngành CBCT của 20 nền kinh tế đối với CMCN 4.0 .......................................................................................................105 Bảng 5.1: Các công nghệ ưu tiên trong Chiến lược CMCN 4.0 của một số các quốc gia .....................................................................................................................................127
  16. xiv DANH MỤC HÌNH Hình 1: Sơ đồ các bước xây dựng Luận án .....................................................................5 Hình 2: Khung nghiên cứu của Luận án ..........................................................................9 Hình 1.1: Mức độ sẵn sàng của ngành công nghiệp CBCT các nước EU đối với CMCN 4.0 và tỷ trọng ngành CBCT trong GDP .......................................................................14 Hình 1.2: Mức độ sẵn sàng cho Công nghiệp 4.0 .........................................................15 Hình 1.3: Các trụ cột và trọng số trong mô hình đo lường mức độ sẵn sàng nền sản xuất của các nước đối với CMCN 4.0 ...................................................................................16 Hình 1.4: Sơ đồ vị trí xếp hạng mức độ sẵn sàng nền sản xuất của các quốc gia .........17 đối với CMCN 4.0 .........................................................................................................17 Hình 1.5: Các chiều cạnh của mức độ sẵn sàng của ngành công nghiệp CBCT ...........19 đối với CMCN 4.0 .........................................................................................................19 Hình 1.6: Mô hình NRI .................................................................................................20 Hình 1.7: Mức độ sẵn sàng số hóa của các nền kinh tế trên thế giới năm 2021 ...........21 Hình 1.8: Đánh giá mức độ sẵn sàng của các nước ASEAN-5 trước CMCN 4.0 .........22 Hình 1.9: Mô hình IMPULS/VDMA ............................................................................24 Hình 1.10: 06 mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp trước CMCN 4.0............................ 25 (mô hình IMPULS/VDMA) .......................................................................................... 25 Hình 1.11: Các yếu tố tác động đến áp dụng CMCN 4.0 ..............................................31 Hình 2.1: Năng suất và mức độ tinh vi ứng với các cuộc cách mạng công nghiệp ......41 Hình 2.2: Tỷ lệ thay thế thiết bị qua các cuộc cách mạng công nghiệp ........................43 Hình 2.3: Các công nghệ cơ bản của Công nghiệp 4.0 .................................................45 Hình 2.4: Các trụ cột (nhóm tiêu chí) đo lường mức độ sẵn sàng của .......................... 56 ngành công nghiệp CBCT của Việt Nam đối với CMCN 4.0 .......................................56 Hình 3.1: Tỷ trọng VA các ngành kinh tế quốc dân cấp 1 năm 2020 (%) ....................66 Hình 3.2: Tỷ trọng ngành CBCT trong GDP của thế giới, Việt Nam và một số quốc gia năm 2020 (%) ................................................................................................................67 Hình 3.3: Đóng góp của ngành CBCT vào VA cả nước giai đoạn 2011-2020 .............68 Hình 3.4: Tỷ trọng VĐT so VA (giá hiện hành) và tốc độ tăng trưởng của cả nước và ngành CBCT hàng năm giai đoạn 2011-2020 (%) ........................................................69 Hình 3.5: Tỷ trọng xuất, nhập khẩu ngành CBCT trong tổng số kim ngạch xuất, nhập khẩu của nền kinh tế (%) ............................................................................................... 70 Hình 3.6: Bản đồ mức độ CNH của các nước trên thế giới...........................................71 Hình 3.7: Tỷ lệ NSLĐ và Tỷ trọng lao động của ngành CBCT so cả nước (%) ..........73
  17. xv thời kỳ 2010-2020 .........................................................................................................73 Hình 3.8: Tỷ trọng trong VA ngành CBCT theo phân hạng .........................................74 trình độ công nghệ (%) ..................................................................................................74 Hình 3.9: Năng lực cạnh tranh ngành CBCT của Việt Nam so với một số ..................77 nền kinh tế trên thế giới .................................................................................................77 Hình 4.1: Tổng điểm cho mức độ sẵn sàng đối với làn sóng tự động hóa mới .............88 Hình 4.2: Các điểm số về mức độ sẵn sàng của Việt Nam đối với CMCN 4.0 tính theo từng trụ cột.....................................................................................................................89 Hình 4.3: Mức độ sẵn sàng đối với CMCN 4.0 của Việt Nam và Campuchia so với các nước ASEAN-5 .............................................................................................................90 Hình 4.4: Điểm số Tầm quan trọng của CBCT của Việt Nam qua các năm.................96 Hình 4.5: Điểm số mức độ sẵn sàng của ngành CBCT của Việt Nam đối với CMCN 4.0 qua các năm và so với mức bình quân vào năm 2020 .................................................106 Hình 5.1: Hợp tác công – tư trong Chiến lược CMCN 4.0 của Đức ...........................121 Hình 5.2: “Đường cong nụ cười” của chính sách công nghiệp EU.............................122 Hình 5.3: Mức độ “tổn thương” của các ngành nghề trước xu thế điện toán hóa .......131
  18. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Luận án Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) hay còn được gọi là “Công nghiệp 4.0” (CN 4.0) ở châu Âu, hoặc “Kết nối vạn vật” ở Hoa Kỳ, hoặc “Chế biến chế tạo thông minh” ở một quốc gia nào đó (Andre, 2019:1) có lẽ được khởi phát vào đầu những năm 2010 ở Mỹ và các nước Tây Âu. Trong Luận án này, Công nghiệp 4.0 được sử dụng với hàm nghĩa tương đương như Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (kể cả các tài liệu tham khảo). CMCN 4.0 được nhận định là sẽ làm thay đổi mạnh mẽ mọi mặt trong đời sống của loài người hiện đại, với tốc độ ở cấp số nhân. Đó được xem là cơ hội thay đổi vận mệnh phát triển của nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, có thể “bứt tốc” mạnh mẽ, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước giàu có, các nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, đó cũng là thách thức lớn, nếu các quốc gia không sẵn sàng cho cuộc cách mạng mới, khoảng cách phát triển chắc chắn sẽ tiếp tục gia tăng. Trước một vận hội mới như vậy, các quốc gia đều cần phải có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng để sẵn sàng có thể thích ứng, tận dụng những cơ hội mà CMCN 4.0 mang tới. Và thực tế đã là như vậy, khi nhiều quốc gia, nhất là các nước phát triển đã đi đầu trong ban hành các cơ chế, chính sách từ tổng thể toàn nền kinh tế đến các ngành, lĩnh vực cụ thể nhằm thích ứng, ứng phó, và tận dụng những lợi ích mà cuộc cách mạng mới có thể đem lại. Trong khi đó, kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào nửa cuối thế kỷ 18, ngành công nghiệp CBCT được xem là hạt nhân của nền sản xuất xã hội và cũng là hạt nhân của các cuộc cách mạng công nghiệp. Chính vì vậy, sự sẵn sàng của ngành công nghiệp CBCT đối với CMCN 4.0 chắc chắn đóng một quan trọng đối với các nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi, tương thích với bối cảnh mới. Đối với Việt Nam, có thể thấy sự quan trọng của ngành công nghiệp CBCT đối với nền kinh tế qua các con số thống kê. Ngành công nghiệp CBCT là ngành cấp 1 có tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị gia tăng (VA) năm 2021 (gần 27,0%) và đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng VA của cả nước thời kỳ 2011-2020 (35,0%) (tính toán từ dữ liệu của Tổng cục Thống kê 2021a, Tổng cục Thống kê 2022). Công nghiệp CBCT cũng là ngành của Việt Nam thu hút nguồn vốn đầu tư xã hội lớn nhất hằng năm, riêng năm 2021, chiếm 24,46% tổng vốn đầu tư xã hội của cả nước (Tổng cục Thống kê 2022). Trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dành cho ngành công nghiệp CBCT cũng luôn lớn nhất cả về số lượng dự án và quy mô vốn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Tổng cục Thống kê 2022), số dự án FDI lũy kế còn hiệu lực từ khi Việt Nam có Luật Đầu tư nước ngoài (tháng 12/1987) cho ngành đến tháng 12/2021 là 15.571 dự án, chiếm hơn 39,8% tổng số các dự án FDI của cả nước còn hiệu lực; số vốn đầu tư vào ngành là
  19. 2 248,7 tỷ USD, chiếm trên 59,2% tổng số FDI của cả nước. Lao động trong ngành CBCT chỉ đứng sau lao động của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 22,8% tổng số lao động đang làm việc của cả nước vào năm 2021 (Tổng cục Thống kê 2022). Hơn thế nữa, ngành công nghiệp CBCT không chỉ được xem là một ngành trụ cột quan trọng cho tăng trưởng kinh tế suốt thời gian vừa qua kể từ khi tiến hành Đổi mới (năm 1986) mà còn là một tiền đề quan trọng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại - mục tiêu phát triển đã được đề ra tại nhiều kỳ đại hội Đảng toàn quốc. Nhà nước Việt Nam đã kiên trì theo đuổi con đường này và coi đây là phương thức duy nhất để có thể thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, trở thành một nước phát triển. Ngành công nghiệp CBCT được coi là nền tảng cho quá trình công nghiệp hóa (CNH) của mọi quốc gia. Hiện nay, có nhiều nghiên cứu khác nhau về CNH, tuy nhiên, ít tài liệu đo lường mức độ CNH và xác định rõ một quốc gia là “đã công nghiệp hóa” hay chưa. Trong một nghiên cứu của mình vào năm 2013, Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp quốc (UNIDO) (Upadhyaya 2013) đã định lượng “ngưỡng” này cho bất kỳ nền kinh tế nào bằng cách dựa vào trình độ phát triển của ngành CBCT của nước đó, thể hiện qua chỉ tiêu “Giá trị gia tăng ngành công nghiệp CBCT bình quân đầu người” (MVApc). Cũng trong nghiên cứu đó, Việt Nam chưa được xem là nước đã công nghiệp hóa, trong khi ở khu vực Đông Nam Á (ASEAN), Singapore và Malaysia đã được xếp vào nhóm nền kinh tế “đã công nghiệp hóa”. Bên cạnh đó, qua nhiều nghiên cứu, báo cáo khác nhau (Nguyễn Đức Thành và Ohno 2018; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UNDP 2019; Ngân hàng thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2016,; OECD và WB 2014, WB 2022) cho thấy trình độ công nghệ của ngành công nghiệp CBCT của Việt Nam còn thấp thua so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Trung Quốc. Mô hình sản xuất thiên về thâm dụng lao động, ít đòi hỏi về công nghệ cao. Trong khi đó, một trong những thách thức lớn nhất từ CMCN 4.0 là tình trạng mất việc làm ở những ngành thâm dụng lao động bởi tính tự động hóa và các công nghệ mới khác sẽ thay thế cơ bản lao động trong những ngành này. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế về mức độ sẵn sàng của ngành công nghiệp CBCT ở Việt Nam đối với CMCN 4.0 xét trên góc độ vĩ mô, đặc biệt là có sự đối sánh theo thời gian và không gian (so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới). Do đó, việc xác định liệu ngành công nghiệp CBCT của Việt Nam đã có sự sẵn sàng thích ứng với CMCN 4.0 hay chưa là một yêu cầu cấp thiết để có những chính sách, giải pháp phù hợp nhằm nâng cao sự chuẩn bị của ngành nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đó cũng sẽ là một cơ sở vô cùng quan trọng, góp phần giúp nền kinh tế có thể thích ứng, bắt nhịp với sự vận động mới của thời đại. Vì vậy, nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn đề tài luận án “Đánh giá mức độ sẵn sàng của ngành công
  20. 3 nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam đối với Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá mức độ sẵn sàng của ngành công nghiệp CBCT ở Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0 đang diễn ra dựa trên một bộ chỉ số đo lường ở cấp độ vĩ mô, có căn cứ khoa học, có khả năng đối sánh quốc tế và có khả năng áp dụng thực tiễn. Từ đó, đề xuất những giải pháp, mang hàm ý chính sách, góp phần hạn chế những nhược điểm và tận dụng những thế mạnh của nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp CBCT nói riêng để nâng cao mức độ sẵn sàng trong bối cảnh CMCN 4.0. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hoàn thiện khung lý thuyết đo lường mức độ sẵn sàng của ngành công nghiệp CBCT ở Việt Nam đối với CMCN 4.0. - Xây dựng các tiêu chí cùng với các chỉ tiêu/chỉ số đo lường mức độ sẵn sàng của ngành công nghiệp CBCT ở Việt Nam đối với CMCN 4.0. - Phân tích, đánh giá mức độ sẵn sàng đối với CMCN 4.0 của ngành công nghiệp CBCT ở Việt Nam (có đối sánh với quốc tế) dựa trên các tiêu chí và các chỉ tiêu, chỉ số đã được xây dựng. - Xác định các ngưỡng mức độ sẵn sàng của ngành CBCT ở Việt Nam đối với CMCN 4.0. - Từ những kết quả đánh giá và kinh nghiệm quốc tế, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mức độ sẵn sàng của ngành công nghiệp CBCT ở Việt Nam để đáp ứng CMCN 4.0. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Các vấn đề lý luận cơ bản về CMCN 4.0 và về mức độ sẵn sàng của ngành công nghiệp CBCT đối với CMCN 4.0 là gì? - Mức độ sẵn sàng của ngành công nghiệp CBCT đối với CMCN 4.0 ở Việt Nam hiện nay như thế nào? - Cần có giải pháp nào nhằm nâng cao mức độ sẵn sàng của ngành công nghiệp CBCT ở Việt Nam đối với CMCN 4.0? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
52=>1