intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ nông dân đồng bào dân tộc Khmer vùng đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2030

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:207

42
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của luận án trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế hộ nông dân dân tộc thiểu số; thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân đồng bào dân tộc Khmer; giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân đồng bào dân tộc Khmer vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ nông dân đồng bào dân tộc Khmer vùng đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2030

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ­­­­­­­­­­         LÊ QUANG VINH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN ĐỒNG BÀO  DÂN TỘC KHMER VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2030  LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh ­ Năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ­­­­­­­­­­          LÊ QUANG VINH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN ĐỒNG BÀO   DÂN TỘC KHMER VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2030 Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 9310102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGUYỄN VĂN SÁNG 2. TS. LƯU THỊ KIM HOA Tp. Hồ Chí Minh ­ Năm 2020
  3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ với đề tài: “Phát triển kinh tế hộ nông dân   đồng bào dân tộc Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” do chính  tác giả nghiên cứu. Các thông tin, số liệu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ  ràng; các kết quả chưa từng được ai công bố  trong bất kỳ  công trình nghiên cứu nào  khác. Nghiên cứu sinh Lê Quang Vinh
  4. 4 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan.................................................................................................................i Mục lục........................................................................................................................ ii Danh mục các chữ viết tắt..........................................................................................vi Danh mục các bảng....................................................................................................vii Tóm tắt........................................................................................................................ix MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu .................................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................3 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................3 2.1.1. Mục tiêu tổng quát ..............................................................................................3 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................4 2.2. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài ..............................................................................4 2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................5 3.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................5 3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................5 4. Đóng góp mới của luận án........................................................................................5 5. Kết cấu của luận án ................................................................................................6 CHƯƠNG 1 ­ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................... 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu của các tác giả  ngoài nước về  kinh tế  hộ, kinh tế  hộ  nông dân .......................................................................................................................7
  5. 5 1.1.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả  ngoài nước về  kinh tế  hộ, kinh tế  hộ nông dân ở một số quốc gia trên thế giới ..............................................................7 1.1.2. Các công trình nghiên cứu của tác giả ngoài nước về đời sống của người dân  nông thôn, dân tộc thiểu số và đồng bào dân tộc Khmer ở Việt Nam ......................10 1.2. Tổng quan nghiên cứu của các tác giả  trong nước về  kinh tế  hộ, kinh tế  hộ  nông dân và đồng bào dân tộc Khmer.........................................................................11 1.2.1. Tổng quan nghiên cứu của các tác giả  trong nước về  kinh tế  hộ, kinh tế  hộ  nông dân ...................................................................................................................... 11 1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu về đồng bào dân tộc Khmer vùng Đồng bằng sông  Cửu Long .................................................................................................................... 15 1.3. Nhận định tình hình nghiên cứu ..........................................................................20 1.3.1. Những đóng góp của các nghiên cứu................................................................ 20 1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................22 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................24 CHƯƠNG 2 ­ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ  HỘ NÔNG DÂN DÂN TỘC THIỂU SỐ ................................................................25 2.1. Khái niệm, đặc trưng, vai trò và xu hướng vận động, phát triển kinh tế hộ trong   giai đoạn hiện nay.......................................................................................................25 2.1.1. Khái niệm và đặc trưng của kinh tế hộ, hộ nông dân, kinh tế hộ nông dân....25 2.1.2. Vai trò của kinh tế hộ trong nền kinh tế quốc dân.......................................... 29 2.1.3. Xu hướng vận động, phát triển của kinh tế hộ trong giai đoạn hiện nay...... 30 2.2. Những lý thuyết, mô hình về phát triển kinh tế hộ nông dân............................... 32 2.2.1. Lý luận về kinh tế hộ nông dân của C.Mác, V.I.Lênin .......................................32 2.2.2. Lý thuyết về doanh nghiệp gia đình nông dân của Tchayanov ..........................36 2.2.3. Lý thuyết kinh tế nông hộ của Hunt (1979) ........................................................37 2.2.4.  Lý   luận   kinh   tế   học   hiện   đại   về   kinh   tế   hộ   gia   đình   …………………………....38 2.3. Đặc trưng và những yếu tố  ảnh hưởng đến sự  phát triển kinh tế  hộ  nông dân  
  6. 6 đồng bào dân tộc Khmer ............................................................................................39 2.3.1. Đặc trưng của kinh tế hộ nông dân đồng bào dân tộc Khmer .........................39 2.3.2. Những yếu tố   ảnh hưởng đến phát triển kinh tế  hộ  nông dân đồng bào dân  tộc Khmer ................................................................................................................... 41 2.4. Những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chính sách đối với dân tộc thiểu   số   ở  một số  quốc gia, một số địa phương trong nước  và bài học kinh nghiệm cho  phát triển kinh tế hộ nông dân đồng bào dân tộc Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu  Long............................................................................................................................. 46 2.4.1. Kinh nghiệm ở một số quốc gia .......................................................................46 2.4.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước ...............................................47 2.4.3. Một số bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế hộ nông dân ĐBDT Khmer  vùng ĐBSCL ..............................................................................................................50 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................52 CHƯƠNG 3 ­ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................53 3.1. Phương pháp luận nghiên cứu .............................................................................53 3.1.1. Phương pháp luận biện chứng duy vật ............................................................53 3.1.2. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học............................................................ 56 3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể......................................................................... 56 3.2.1. Phương pháp thống kê...................................................................................... 57 3.2.2. Phương pháp phỏng vấn ..................................................................................60 3.2.3. Phương pháp phân tích ­ tổng hợp ...................................................................61 3.3. Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................62 3.4. Khung phân tích đề nghị cho luận án ..................................................................64 TÓM TẮT CHƯƠNG 3..............................................................................................65 CHƯƠNG   4   –   THỰC   TRẠNG   PHÁT   TRIỂN   KINH   TẾ   HỘ   NÔNG   DÂN   ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG . .66 4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế ­ xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế 
  7. 7 hộ nông dân đồng bào dân tộc Khmer vùng ĐBSCL................................................. 66 4.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế­ xã hội vùng ĐBSCL.............................66 4.1.2. Đặc điểm của ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL .....................................................68 4.2.   Thực   trạng   phát  triển   kinh   tế   hộ   nông  dân   đồng   bào   dân  tộc   Khmer  vùng   ĐBSCL giai đoạn 2009 – 2019 ...................................................................................75 4.2.1. Thực trạng phát triển lực lượng sản xuất của hộ nông dân đồng bào dân tộc  Khmer vùng ĐBSCL ...................................................................................................75 4.2.2. Thực trạng phát triển quan hệ sản xuất của hộ nông dân ĐBDT Khmer vùng  ĐBSCL ....................................................................................................................... 92 4.2.3. Đánh giá chung về sự phát triển kinh tế hộ nông dân đồng bào dân tộc Khmer  vùng ĐBSCL giai đoạn 2009 – 2019 ........................................................................101 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................110  CHƯƠNG 5 ­ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ  HỘ  NÔNG DÂN ĐỒNG  BÀO DÂN TỘC KHMER VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .............111 5.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp...............................................................................111 5.1.1. Bối cảnh trong nước và ngoài nước ................................................................111 5.1.2. Quan điểm .......................................................................................................113 5.1.3. Định hướng .....................................................................................................115 5.2. Nội dung các giải pháp...................................................................................... 117 5.2.1. Giải pháp về phát triển lực lượng sản xuất ...................................................117 5.2.2. Giải pháp về phát triển quan hệ sản xuất....................................................  126 5.2.3. Các giải pháp khác .........................................................................................139 TÓM TĂT CHƯƠNG 5 .........................................................................................148 Khuyến nghị .............................................................................................................148 Kết luận ................................................................................................................... 150 Danh mục công trình của tác giả..............................................................................152
  8. 8 Danh mục tài liệu tham khảo ..................................................................................152 Phụ lục...................................................................................................................... 161 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa ĐBDT Đồng bào dân tộc ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long KHCN Khoa học ­ công nghệ KT­XH Kinh tế ­ xã hội
  9. 9 KT Kinh tế NN Nông nghiệp SX­KD Sản xuất ­ kinh doanh DANH MỤC CÁC BẢNG Danh mục các bảng Trang GDP bình quân vùng ĐBSCL Bảng 4.1:  67
  10. 10 Bảng   4.2.   Tỷ  lệ  hộ  nghèo  và  hộ   cận   nghèo  dân  tộc  Khmer   vùng  71 ĐBSCL Bảng 4.3.  Số  nhân khẩu và lực lượng lao động người Khmer vùng  75 ĐBSCL năm 2019 Bảng 4.4. Lao động và nhân khẩu ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL năm  76 2019 Bảng 4.5. Cơ cấu lao động trong độ  tuổi của các hộ  nông dân Khmer  77 năm 2019 Bảng 4.6. Trình độ học vấn hộ nông dân Khmer 78 Bảng 4.7. Học vấn của hộ Khmer chia theo dân tộc 79 Bảng 4.8.  Thực trạng cơ  cấu đất đai của hộ  nông dân Khmer vùng  80 ĐBSCL năm 2019 Bảng 4.9.  Đất sản xuất và nguồn gốc đất sản xuất chia theo cộng  81 đồng tộc người Bảng  4.10.  Biến  động về  đất đai (đất sản xuất và đất  ở) của hộ  81 Khmer An Giang năm 2014 Bảng 4.11. Vốn bình quân của hộ nông dân Khmer năm 2019 83 Bảng 4.12. Quy mô vốn bình quân hộ nông dân Khmer năm 2019 84 Bảng   4.13.  Tư  liệu sản xuất  chủ  yếu  bình  quân  của  hộ  nông  dân  85 Khmer ĐBSCL năm 2019 theo thu nhập Bảng 4.14. Tổng thu từ  sản xuất nông nghiệp  ở  hộ  nông dân Khmer  86 vùng ĐBSCL năm 2019 Quy mô và cơ  cấu chi phí sản xuất nông nghiệp của hộ  Bảng 4.15.   87 nông dân Khmer vùng ĐBSCL năm 2019 Bảng 4.16.  Thu nhập bình quân từ sản xuất nông nghiệp của hộ nông   88 dân Khmer vùng ĐBSCL năm 2019                                              Thu nhập bình quân của một số dân tộc Bảng 4.17.  89 Bảng  4.18.  Thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp của hộ  nông dân  90 Khmer vùng ĐBSCL năm 2019 Bảng 4.19.  Tỷ lệ hộ nghèo một số tỉnh có đông ĐBDT Khmer 90
  11. 11 Thu nhập bình quân theo lao động và nhân khẩu năm 2019 Bảng 4.20.  91 Bảng  4.21.  Ảnh  hưởng  của  quy  mô  các nguồn lực đến  kết quả  sản  xuất  93 của hộ nông dân ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL năm 2019 Bảng 4.22.  Số  lượng và tỷ  lệ  hộ  dân tộc thiểu số  có máy kéo/máy  93 cày, máy xay sát, máy bơm nước năm 2015 Bảng 4.23. Loại hoạt động kinh tế chính của hộ chia theo cộng đồng 95 Bảng 4.24. Loại hoạt động kinh tế chính của hộ chia theo khu vực  96 thành thị ­ nông thôn  Bảng 4.25. Phương thức tiêu thụ một số sản phẩm của hộ nông dân  98 ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL năm 2019 Bảng 4.26. Ảnh hưởng  của điều kiện bên ngoài đến sản xuất của hộ  99 nông dân ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL năm 2019
  12. 12 Tóm tắt:  Kinh tế  hộ  nông dân đồng bào dân tộc Khmer vùng Đồng bằng  sông Cửu Long trong thời gian qua có những bước phát triển nhất định, đời sống   của đồng bào dân tộc Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sự cải thiện rõ rệt,   những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long  được bảo tồn và phát huy trong thời gian qua. Tuy  nhiên, so với mặt bằng chung  của cả  nước, đồng bào dân tộc Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều  khó khăn, đang đối mặt với nhiều thách thức trong phát triển kinh tế, bảo đảm an  sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân, nhất là người nghèo.  Để khắc phục những thách thức đó, việc nghiên cứu vấn đề  phát triển kinh tế hộ  nông dân đồng bào dân tộc Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long là cần thiết.  Đề tài tiếp cận dưới góc độ  kinh tế  chính trị  nên phương pháp luận được sử dụng  xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề  tài là phương pháp luận biện chứng duy   vật nhằm xem xét, phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện vấn đề   phát  triển kinh tế hộ nông dân đồng bào dân tộc Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long  trong trạng thái luôn luôn biến đổi của tiến trình phát triển đất nước ; phương pháp  nghiên cứu cụ thể chủ yếu là phương pháp điều tra, khảo sát. Sau khi phân tích thực  trạng phát triển kinh tế hộ nông dân đồng bào dân tộc Khmer vùng Đồng bằng sông  Cửu Long, luận án xây dựng định hướng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân  đồng bào dân tộc Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, đồng thời  nêu lên khuyến nghị  đối với Trung  ương và các địa phương khu vực Đồng bằng  sông Cửu Long. Từ  khóa: Kinh tế  hộ  nông dân; đồng bào dân tộc Khmer; Đồng bằng sông  Cửu Long. Summary:   Economic   households   of   ethnic   Khmer   farmers   in   the   Mekong  Delta region in recent years have developed certain steps, the life of Khmer ethnic 
  13. 13 people in the Mekong Delta region has improved markedly, the cultural values of the  Khmer ethnic people in the Mekong Delta have been preserved and promoted in recent  years. However, compared to the whole country, the ethnic minorities in the Mekong  Delta   region   are   facing   many   difficulties,   facing   many   challenges   in   economic  development,   social   security   and   care.   material   and   spiritual   life   for   residents,  especially   the   poor.   To   overcome   these   challenges,   it   is   necessary   to   study   the  economic development issues of Khmer ethnic minority farmers' households in the  Mekong Delta. The thesis approaches from the perspective of political economy, so  the  methodology  used  throughout  the  research  process  is   the   dialectical  dialectical  methodology to consider, analyze and evaluate objectively and completely. the issue  of   economic   development   of   ethnic   minority   Khmer   farmers'   households   in   the  Mekong Delta in the constantly changing state of the country's development process;  Specific   research   methods   are   mainly   investigation   and   survey   methods.   After  analyzing   the   reality   of   economic   development   of   Khmer   ethnic   minority   farmers  'households   in  the   Mekong  Delta,   the   thesis   builds   the   orientation  and  solution  of  economic development for Khmer ethnic minority farmers' households in the Mekong  Delta. Cuu Long to 2030, and raise recommendations to the Central and localities in  the Mekong Delta region. Key words: Farming household economy; Khmer ethnic minorities; Mekong  Delta.
  14. 14 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm 13 tỉnh, thành phố, hiện  có 27 thành phần dân tộc cùng sinh sống với dân số trên 17 triệu người, trong đó dân  tộc Khmer có khoảng hơn 1,2 triệu người, chiếm tỷ  lệ  7% dân số  toàn Vùng, tập  trung đông nhất tại 09 tỉnh, thành phố: Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang,   Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Hậu Giang và Cần Thơ (Tổng Cục Thống kê, 2019). Đồng bào dân tộc Khmer có tiếng nói và chữ viết khá hoàn chỉnh với nền văn  hóa phong phú và đa dạng; đời sống dân cư, sinh hoạt truyền thống, các lễ hội của   đồng bào dân tộc Khmer gắn liền với Phật giáo Nam tông. Đồng bào có truyền  thống yêu nước, đoàn kết, gắn bó cùng các dân tộc anh em trong đấu tranh chống  giặc ngoại xâm, góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc,   xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;  thực hiện công cuộc đổi  mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế  do  Đảng lãnh đạo. Đây là vùng đất giàu tiềm năng, đa dạng nguồn lực tự nhiên (đồng   bằng,  sông  nước,  biển  đảo,  núi rừng,  khoáng sản,  thủy sản…),  nguồn  lực  con   người và đa dạng về  văn hóa, tôn giáo. Vùng ĐBSCL có lợi thế  trong hoạt động  kinh tế nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy, hải sản), lâm nghiệp (trồng và khai   thác rừng, cây dược liệu), khai thác khoáng sản, phát triển kinh tế biên giới, kinh tế  biển, du lịch nội vùng, liên vùng, xuyên biên giới và có vị  trí chiến lược về  quốc   phòng, an ninh. Tuy nhiên, hiện nay đa phần người dân Khmer vùng ĐBSCL cư trú   ở  những vùng nông thôn, vùng có điều kiện KT­XH đặc biệt khó khăn và sinh kế  của họ  chủ  yếu gắn liền với sản xuất nông nghiệp truyền thống, manh mún, lạc  hậu. So với mặt bằng chung cả nước, đồng bào dân tộc Khmer vùng ĐBSCL còn  nhiều khó khăn,  đang đối mặt với nhiều thách thức trong phát triển kinh tế, bảo  đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cư  dân, nhất là người   nghèo; gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, ổn định chính trị ­ xã hội và giữ  vững quốc phòng ­ an ninh vùng biên. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ  cận nghèo người Khmer  còn cao so với mức bình quân trong toàn khu vực, tỷ lệ tái nghèo cao (có 278.290 hộ 
  15. 15 nghèo, 256.420 hộ  cận nghèo, trong đó số  hộ  nghèo người Khmer là 54.029 hộ,   chiếm tỷ  lệ  19,41% so với số hộ nghèo vùng ĐBSCL, chiếm 11,49% so với số hộ  người Khmer; cận nghèo là 37.835 hộ, chiếm 14,75% so với số  hộ  vùng ĐBSCL,   chiếm 11,54% so với số  hộ  người Khmer) (Ủy Ban dân tộc, 2019). Khoảng cách  giàu nghèo giữa dân tộc Khmer với các dân tộc khác trong Vùng còn lớn và tiếp tục  tăng. Kết cấu hạ tầng, công cụ phục vụ sản xuất còn thiếu và chưa đồng bộ; việc   đạo tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc Khmer, nhất là những  nghề  phi nông nghiệp chưa đạt hiệu quả  cao; việc chuyển đổi cơ  cấu cây trồng,  vật nuôi chưa đi vào chiều sâu; tình trạng biến đổi khí hậu diễn biến hết sức phức   tạp; mặt trái của cơ  chế  thị  trường đã  ảnh hưởng nặng nề  đến sinh hoạt và đời   sống của người Khmer, nhất là những hộ nông dân Khmer nghèo. Việc giải quyết chính sách về nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho người Khmer,   đặc biệt là những hộ  nghèo chưa  được thực hiện triệt  để. Trong Vùng, số  hộ  Khmer chưa có đất  ở  là 9.322 hộ; thiếu đất sản xuất: 48.384 hộ, trong đó cần hỗ  trợ về đất sản xuất: 7.026 hộ, có nhu cầu chuyển đổi nghề sản xuất: 37.671 hộ, nhu   cầu học nghề: 3.687 hộ, chịu  ảnh hưởng do biến đổi khí hậu và nước biển dâng:   2.078 hộ; số  hộ  cần giải quyết việc làm tại địa phương: 73.339; giải quyết việc   làm tại các địa phương khác: 2.480 hộ; số hộ có nhu cầu về nhà ở: 11.959; nhu cầu   hỗ trợ nước để sinh hoạt phân tán: 21.823 hộ, nhu cầu hỗ trợ đầu tư các công trình   phục vụ nước sinh hoạt tập trung: 30.000 hộ (Ủy ban dân tộc, 2019). Thực hiện đề  án đào tạo nghề  và giải quyết việc làm, nhất là việc làm cho những hộ  Khmer  nghèo chưa thật sự hiệu quả; nhiều lao động sau khi được đào tạo không thực hiện  công việc theo ngành nghề được đào tạo hoặc làm trái nghề; chưa kết nối được thị  trường có nhu cầu sử dụng lao động với nhân công được đào tạo, gây lãng phí, thất   thoát nguồn lực trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người Khmer. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, tình trạng biến đổi khí hậu, nước  biển dâng, thời tiết khắc nghiệt  ở  một số  địa phương diễn biến phức tạp,  ảnh   hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sản xuất và đời sống của người dân ĐBDT   Khmer, nhất là những hộ nghèo. Sống chủ yếu bằng nghề nông nhưng lại thiếu đất  
  16. 16 sản xuất, hoặc có đất sản xuất nhưng chưa được tiếp cận các chương trình hỗ trợ  chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm thích ứng với sự khắc nghiệt của thời  tiết nên làm cho đời sống của hộ nông dân đồng bào dân tộc Khmer càng thêm khó  khăn. Đời sống khó khăn, một bộ  phận người Khmer, nhất là những hộ  nông dân   nghèo, do điều kiện kinh tế khó khăn đã bị các thế lực phản động lôi kéo thực hiện  những hành vi trái pháp luật như: giành lại đất đai của tổ  tiên, yêu cầu Nhà nước  phải hỗ  trợ  đất sản xuất và đất  ở, cấp nhà và hỗ  trợ  tiền để  sản xuất, tập hợp   đông người để  khiếu kiện, đưa yêu sách về  đất đai đối với Nhà nước, lợi dụng   những vấn đề  không đúng sự thật để  móc nối với các thế  lực phản động trong và   ngoài nước nhằm tìm cách gây rối, làm mất  ổn định tình hình an ninh chính trị  tại   địa phương nói riêng và tình hình an ninh chính trị  khu vực ĐBSCL nói chung, tạo  điều kiện để  các tổ  chức phản động sử  dụng chiến lược “Diễn biến hòa bình”   trong đồng bào dân tộc Khmer nhằm gây bất ổn tình hình an ninh chính trị, trật tự an   toàn xã hội vùng ĐBSCL nói riêng và trên bình diện cả  nước nói chung, tìm cách  công kích, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để khắc phục tình hình trên, đặc biệt là giữ vững ổn định tình hình chính trị ­  xã hội, phát huy các giá trị  văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc  Khmer, biện pháp triệt để và lâu dài là tăng cường thực hiện có hiệu quả các chính  sách của Đảng và Nhà nước về  vấn đề  dân tộc, phát triển KT­XH vùng đồng bào   dân tộc, ổn định đời sống của hộ  nông dân đồng bào dân tộc Khmer vùng ĐBSCL,  góp phần ổn định tình hình chính trị ­ xã hội trong khu vực và trên phạm vi cả nước.   Chỉ khi nào đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc Khmer được cải thiện, trình độ  văn hóa, nhận thức được nâng lên thì khi đó các chính sách của Đảng và Nhà nước  mới phát huy tác dụng, giúp  ổn định tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa ­ xã hội   vùng đồng bào dân tộc Khmer nói riêng và cả  nước nói chung. Với ý nghĩa và sự  cần thiết đó, tác giả  chọn đề  tài “Phát triển kinh tế hộ  nông dân đồng bào dân   tộc Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”  cho luận án tiến sĩ  chuyên ngành kinh tế chính trị, qua đó mong muốn đóng góp một phần nhỏ công sức 
  17. 17 của mình vào việc thúc đẩy phát triển KT hộ  nông dân đồng bào dân tộc Khmer  vùng ĐBSCL, góp phần  ổn định tình hình kinh tế  ­ xã hội trong đồng bào dân tộc   Khmer vùng ĐBSCL nói riêng và tình hình kinh tế ­ xã hội cả nước nói chung. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu tổng quát Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển KT hộ  nông dân đồng bào dân tộc   Khmer vùng ĐBSCL giai đoạn 2009­2019 nhằm chỉ ra những thành tựu, hạn chế và  nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế để từ đó đề xuất những chính sách góp  phần phát triển KT hộ  nông dân đồng bào dân tộc Khmer vùng ĐBSCL đến năm  2030. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ­ Nghiên cứu  khái quát những vấn đề  có tính lý luận  cho phát triển  KT  hộ  nông dân đồng bào dân tộc Khmer vùng ĐBSCL trong xu thế phát triển bền vững và  hội nhập quốc tế. ­ Đánh giá thực trạng phát triển  KT  hộ  nông dân đồng bào dân tộc Khmer  vùng ĐBSCL giai đoạn 2009­2019. ­ Các nhóm giải pháp để phát triển KT hộ nông dân đồng bào dân tộc Khmer  vùng ĐBSCL đến năm 2030. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài ­ Có cần thiết phải phát triển KT hộ nông dân đồng bào dân tộc Khmer vùng  ĐBSCL hay không? ­ Các yếu tố chính nào tác động đến phát triển  KT hộ nông dân đồng bào dân  tộc Khmer vùng ĐBSCL? ­   Thực   trạng  phát   triển  KT  hộ   nông   dân   đồng   bào   dân   tộc   Khmer   vùng   ĐBSCL trong thời gian qua? ­ Giải pháp nào cho phát triển KT hộ nông dân đồng bào dân tộc Khmer vùng  ĐBSCL trong thời gian tới? 2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
  18. 18 Các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là: Một là, lược khảo các nghiên cứu gần chủ đề và hệ thống hóa các lý thuyết  về  KT hộ  nông dân đồng bào dân tộc Khmer, từ  đó  xác  định  khoảng trống nghiên  cứu, hình thành cơ sở lý luận và khung phân tích cho luận án; đồng thời kế thừa có  chọn lọc những công trình nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài, đặc biệt về cơ  sở  lý luận và định hướng, giải pháp đã được thực hiện. Phân tích, đánh giá tìm ra   nguyên nhân, từ đó chọn lọc để có thể vận dụng cho đề tài. Hai là, tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị, xem KT hộ nông dân đồng bào  dân tộc Khmer là một bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất,  trong đó sức lao động của  người  Khmer vùng ĐBSCL là một trong những yếu tố  hợp thành lực lượng sản xuất và quan hệ  sản xuất của vùng ĐBSCL. Khi  KT hộ  nông dân đồng bào dân tộc Khmer phát triển sẽ cải thiện đời sống vật chất và tinh  thần cho người  Khmer, góp phần giải quyết các vấn đề  xã hội đang tồn tại hiện  nay. Bên cạnh sự  phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất nếu được  quan tâm cải thiện sẽ  thúc đẩy phương thức sản xuất phát triển, tạo tiền đề  cho   khu vực ĐBSCL phát triển bền vững. Ba là, nghiên cứu các chính sách đối với đồng bào dân tộc vùng ĐBSCL nói  chung và  KT  hộ  nông dân đồng bào dân  tộc  Khmer nói riêng.  Bao gồm các chính  sách của Trung ương và chính sách của địa phương trên các phương diện đạt được   và chưa được trong việc thực thi các chính sách; chính sách nào phát huy tác dụng,  chính sách nào còn hạn chế, bất cập cần tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh cho phù   hợp.  Bốn là, đến địa bàn cư trú và khảo sát trực tiếp người Khmer về các phương  diện: hoạt động kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng,… để tìm   hiểu nguyên nhân vì sao KT hộ  nông dân đồng bào dân tộc Khmer chưa phát triển   như  kinh tế  hộ  của các dân tộc khác,  từ  đó đề  xuất những giải phát cơ  bản phát  triển hơn nữa trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu
  19. 19 Đề  tài nghiên cứu các hoạt động KT cơ  bản của hộ  nông dân đồng bào dân  tộc Khmer vùng ĐBSCL giai đoạn 2009 ­ 2019 nhằm đề xuất các nhóm giải pháp cơ  bản phát triển  KT  hộ  nông dân đồng bào dân  tộc  Khmer vùng ĐBSCL đến năm  2030. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về  không  gian:  Đề  tài nghiên cứu kinh tế  hộ  nông dân đồng bào dân tộc  Khmer vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, số liệu khảo sát chủ  yếu  ở 05 tỉnh:  Trà Vinh, Sóc  Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu vì các tỉnh này là nơi tập trung đông đồng  bào dân tộc Khmer sinh sống, số  liệu khảo sát có thể  khái quát cho cả  khu vực   ĐBSCL. Về  thời gian: Đề  tài nghiên cứu thực trạng  phát triển kinh tế  hộ  nông dân  đồng bào dân tộc Khmer vùng ĐBSCL được giới hạn trong giai đoạn từ năm 2009 –   2019. Phương hướng và các giải pháp được nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2020  ­ 2030. 4. Đóng góp mới của luận án Một là, đóng góp về mặt lý luận:  Luận án làm rõ hơn vị trí của kinh tế hộ nông dân trong phát triển kinh tế của  đồng bào dân tộc Khmer vùng ĐBSCL nói riêng và kinh tế vùng ĐBSCL nói chung,   tính tất yếu phải phát triển kinh tế  hộ  nông dân đồng bào dân tộc Khmer lên sản   xuất lớn và những điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế  hộ nông dân đồng bào  dân tộc Khmer theo xu hướng đó.  Hai là, đóng góp về mặt thực tiễn:  ­ Làm sáng tỏ xu hướng vận động, phát triển KT hộ nông dân ĐBDT Khmer   vùng ĐBSCL trong quá trình chuyển đổi lên nền sản xuất hàng hóa, dưới tác động  của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ thư và xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc   tế hiện nay.  ­ Khái quát nên bức tranh toàn diện về  các hoạt động KT của hộ  nông dân  đồng bào dân tộc Khmer vùng ĐBSCL.
  20. 20 ­ Nêu lên những định hướng và các nhóm giải pháp cơ  bản nhằm phục vụ  cho việc nghiên cứu, đề xuất những chủ trương, chính sách đối với KT hộ nông dân  đồng bào dân tộc Khmer vùng ĐBSCL nói riêng và người Khmer nói chung đến năm  2030 trong điều kiện thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay. 5. Kết cấu của luận án Ngoài  phần mở  đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu có liên  quan của tác giả, tài liệu tham khảo và phụ  lục, đề  tài được kết cầu thành 05   chương, bao gồm: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý  luận và thực tiễn về  phát triển kinh tế  hộ  nông dân dân tộc thiểu số. Chương 3:  Phương pháp nghiên cứu.  Chương 4: Thực trạng  phát triển  kinh tế  hộ  nông dân  đồng bào dân tộc Khmer vùng ĐBSCL. Chương 5: Giải pháp phát triển kinh tế hộ  nông dân đồng bào dân tộc Khmer vùng ĐBSCL đến năm 2030. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu của các tác giả  ngoài nước về  kinh tế  hộ,  kinh tế hộ nông dân 1.1.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả  ngoài nước về  kinh tế  hộ, kinh tế hộ nông dân ở một số quốc gia trên thế giới
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2