intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:200

5
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án "Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay" nhằm phân tích, đánh giá thực trạng về phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS ở Việt Nam, chỉ ra hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất giải pháp và khuyến nghị về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu CĐS trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN XUÂN BẮC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội – 2024
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN XUÂN BẮC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 9.34.04.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Vũ Tuấn Hưng TS. Phạm Tú Tài Hà Nội – 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận án theo đúng quy định, chính xác. Những kết luận trong luận án do tôi tự tìm hiểu, nghiên cứu và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 1 tháng 10 năm 2024 Tác giả luận án Nguyễn Xuân Bắc
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án ...................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4 5. Những đóng góp mới của luận án .................................................................... 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ......................................................... 6 7. Kết cấu của luận án ........................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ ....................................................................... 7 1.1. Những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số .......................... 7 1.1.1. Những nghiên cứu về chuyển đổi số .................................................................. 7 1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ................................................................................................. 11 1.1.3. Những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ....................................................................... 19 1.2. Một số kết quả đạt được trong các công trình khoa học có liên quan và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu .................................................... 22 1.2.1. Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ................................ 22 1.2.2. Vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ............................................................. 23 1.2.3. Hướng nghiên cứu của luận án ....................................................................... 24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 26 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ 27
  5. 2.1. Chuyển đổi số và yêu cầu đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong bối cảnh chuyển đổi số ..................................................... 27 2.1.1. Chuyển đổi số .................................................................................................... 27 2.1.2. Yêu cầu đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong bối cảnh chuyển đổi số ................................................................................................ 29 2.2. Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số .. 32 2.2.1. Nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số .......... 32 2.2.2. Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ............................................................................................................................ 36 2.3. Nội dung phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay .................................................................... 39 2.3.1. Chủ thể thực hiện phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ........................................................................................................ 39 2.3.2. Hoạch định chiến lược, ban hành chính sách và tạo lập khuôn khổ pháp luật phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ...... 41 2.3.3. Tạo lập môi trường, điều kiện phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam ............................................................... 43 2.3.4. Xây dựng chính sách thu hút, sử dụng và đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số................................................................. 44 2.4. Tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hưởng phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay..................... 46 2.4.1. Tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ........................................................................................................ 46 2.4.2. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số .......................................................................................... 47 2.5. Tác động của phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ................................ 50 2.5.1. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ............................................................ 50 2.5.2. Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong doanh nghiệp............ 51 2.5.3. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp................................................................... 52 2.5.4. Xây dựng mô hình nghiên cứu ......................................................................... 53
  6. 2.6. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................................................................................ 57 2.6.1. Tổng quan kinh nghiệm của các nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số................................................................. 61 2.6.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................. 72 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 75 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ........... 76 3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu............................................................... 76 3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu ...................................................... 76 3.1.2. Phương pháp nghiên cứu, tổng quan tài liệu .................................................. 76 3.1.3. Phương pháp tiếp cận tình huống .................................................................... 77 3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ............................................................ 77 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính .......................................................................... 78 3.2.2. Thu thập dữ liệu nghiên cứu định tính ............................................................ 79 3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng ......................................................... 80 3.3.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ................................................................... 80 3.3.3. Phát triển thang đo và phiếu khảo sát .............................................................. 82 3.3.4. Thiết kế và mẫu nghiên cứu định lượng .......................................................... 85 3.3.5. Thu thập dữ liệu ................................................................................................ 86 3.3.6. Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng .............................................. 87 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 89 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY................................................................................ 90 4.1. Khái quát thực trạng nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam . 90 4.1.1. Số lượng nguồn nhân lực khoa học công nghệ ............................................... 90 4.1.2. Chất lượng nguồn nhân lực khoa học công nghệ ........................................... 96
  7. 4.2. Phân tích thực trạng về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam .................................................... 101 4.2.1. Thực trạng hoạch định chiến lược, ban hành chính sách và tạo lập khuôn khổ pháp luật phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ................................................................................................................................ 101 4.2.2. Thực trạng tạo lập môi trường, điều kiện phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam ........................................... 110 4.2.3. Thực trạng chính sách thu hút, sử dụng và đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam ........................................... 116 4.3. Đánh giá tác động của phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ............... 121 4.4. Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam ............................................................ 124 4.4.1. Kết quả đạt được.............................................................................................. 124 4.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................................ 125 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................. 132 CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở VIỆT NAM ...................... 133 5.1. Dự báo xu hướng và cơ hội, thách thức phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay............ 133 5.1.1. Dự báo xu hướng phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam .................................................................................. 133 5.1.2. Cơ hội và thách thức phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay ............................................................ 136 5.2. Đề xuất giải pháp đẩy mạnh phát triển chất lượng phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ................................ 139 5.2.1. Nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển hạ tầng công nghệ số tại Việt Nam ..... 140 5.2.2. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam .................................................................................. 142
  8. 5.3. Khuyến nghị nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số tại Việt Nam ......................................... 147 5.3.1. Khuyến nghị đối với nhà nước ....................................................................... 147 5.3.2. Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp .......................................................... 149 5.3.3. Khuyến nghị đối với các tổ chức khoa học công nghệ .................................. 151 5.4. Định hướng nghiên cứu trong tương lai ................................................... 153 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .................................................................................. 155 KẾT LUẬN .................................................................................................. 156 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................. 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 160 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 176
  9. DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT CĐS Chuyển đổi số CLC Chất lượng cao CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư CNH Công nghiệp hóa CNTT Công nghệ thông tin ĐMST Đổi mới sáng tạo HĐH Hiện đại hóa HNQT Hội nhập quốc tế HSTQBT Hệ số tương quan biến tổng KGM Không gian mạng KHCN Khoa học – công nghệ LĐ Lao động NCS Nghiên cứu sinh NNL Nguồn nhân lực QLNN Quản lý nhà nước
  10. DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TIẾNG ANH CA Cronbach’s Alpha DTS Chiến lược chuyển đổi số (Digital Transformation Strategy) ESCAP Uỷ Ban Kinh Tế và Xã Hội Châu Á Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific – ESCAP) FP Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (Firm Performance) HPHRM Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ (High Performnce Human resources management) ILO Tổ chức lao động Quốc tế (International Labour Organization) OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development) PES Liên minh châu Âu đã thành lập Tổ chức dịch vụ việc làm công (The European Network of Public Employment Service) UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (United Nation Educational Scientific and Cultural Organisation) UNIDO Tổ chức công nghiệp của Liên hiệp quốc (The United Nations Industrial Development Organization)
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân loại các chiến lược phát triển NNL trên thế giới .......................57 Bảng 3.1. Thống kê các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động của DN.................79 Bảng 3.2. Tóm tắt các giả thiết nghiên cứu ...........................................................81 Bảng 3.3. Tổng hợp biến nghiên cứu, chỉ báo, thang đo và nguồn gốc ..............82 Bảng 3.4. Mã hóa các biến nghiên cứu ..................................................................85 Bảng 4.1. Nhân lực tham gia lực lượng lao động ở Việt Nam .............................90 Bảng 4.2. Nhân lực KHCN có việc làm của Việt Nam chia theo trình độ .........91 Bảng 4.3. Nhân lực KHCN thất nghiệp chia theo trình độ .................................92 Bảng 4.4. Tổ chức NC&PT theo vùng địa lý ........................................................93 Bảng 4.5. Nhân lực NC&PT theo chức năng ........................................................94 Bảng 4.6. Nhân lực NC&PT theo khu vực hoạt động ..........................................95 Bảng 4.7. Nhân lực NC&PT chia theo trình độ....................................................96 Bảng 4.8. Bình quân số cán bộ nghiên cứu (FTE) trên dân số và lao động của một số quốc gia và khu vực ....................................................................................98 Bảng 4.9. Công bố khoa học trên các tạp chí trong nước năm 2021 ..................99 Bảng 4.10. Công bố quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2015-2021 .........................99 Bảng 4.11. Thang đo đánh giác mức độ phát triển NNL KHCN......................119
  12. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Những loại hình NNL KHCN .........................................................33 Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................55 Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm ...................................................81 Hình 3.2. Quy trình xây dựng bảng hỏi ..........................................................83 Hình 4.1. Ba trụ cột CĐS ở Việt Nam ..........................................................104 Hình 4.2. Chương trình CĐS quốc gia..........................................................104 Hình 4.3. Chi phí cho R&D theo phần trăm GDP của một số nước năm 2019 .......................................................................................................................111 Hình 4.4. Ứng dụng KHCN và CNTT trong doanh nghiệp ..........................112 Hình 4.5. Mức độ tự đánh giá về năng lực đào tạo NNL KHCN tại các DN .......................................................................................................................119 Hình 4.6: Kết quả kiểm định mô hình...........................................................121 Hình 4.7. Ảnh hưởng của CĐS từ hoạt động phát triển NNL KHCN đến hiệu quả hoạt động DN .........................................................................................122
  13. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Cách đây hơn 1000 năm, Việt Nam đã đánh dấu cuộc chuyển đổi lịch sử, xoay chuyển vận mệnh đất nước, đó là công cuộc di dời từ cố đô Hoa Lư về thành Đại La. Đây không chỉ là công cuộc chuyển đổi về mặt địa lý, từ vùng chật hẹp, hiểm yếu sang vùng đồng bằng trống trải mà là sự chuyển đổi về mặt tư duy quản lý đất nước, từ dựa vào địa hình hiểm trở để phòng thủ giặc ngoại xâm sang vùng đất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Ngày nay, theo xu thế toàn cầu, Việt Nam tiếp tục bước vào một quá trình thay đổi quan trọng khác, đánh dấu sự phát triển đột phá về kinh tế - xã hội, đó là công cuộc chuyển đổi số. Những đột phá CNS chưa từng xuất hiện trong lịch sử nhân loại được ứng dụng trong hoạt động thực tiễn đã tác động toàn diện đến thế giới đương đại. Nó đã vẽ lại bản đồ kinh tế thế giới, với sự suy giảm quyền lực của các quốc gia dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên và sự gia tăng sức mạnh của các quốc gia sở hữu CNS tiên tiến, hiện đại. Với KHCN hiện có của CMCN 4.0, năng suất lao động của một cá nhân, một tổ chức, một cộng đồng thậm chí một quốc gia có thể tăng theo cấp số nhân – điều mà tất cả các cuộc CMCN trước đó chưa làm được. Trên phạm vi toàn cầu, quá trình CĐS đang diễn ra mạnh mẽ, trở thành xu hướng phát triển tất yếu và mang tính khách quan, tạo ra cơ hội rất lớn cho các nền kinh tế ở phần dưới của bảng xếp hạng thu hẹp khoảng cách với cường quốc nếu tận dụng tốt cơ hội. Việt Nam không thể đứng ngoài lộ trình ấy mà cần chuẩn bị sẵn sàng thích nghi, hướng tới nắm thế chủ động, hòa nhập vào xu thế này để tránh bị “lỡ nhịp” và nguy cơ tụt hậu lại phía sau trước tốc độ diễn ra nhanh chóng của quá trình CĐS. Muốn thực hiện thành công quá trình CĐS, nhất thiết phải có NNL trình độ cao, cụ thể là NNL KHCN dồi dào, chất lượng. Sớm nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước luôn thể hiện sự quan tâm trong xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách và quyết liệt tổ chức thực hiện phát triển NNL, đặc biệt là NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam theo đuổi, đó là xuất phát từ cơ sở nội lực, ứng dụng CNS vào thực tiễn đồng thời 1
  14. phát triển lực lượng LĐ có khả năng sáng tạo, làm chủ và vận hành CNS. So với một số quốc gia khác trên thế giới, NNL KHCN Việt Nam đã có những cải thiện tích cực về chất lượng, trình độ tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định, đặc biệt là về năng suất lao động, phản ánh trực tiếp qua các chỉ số về thu nhập của nền kinh tế. Đồng thời, số lượng NNL KHCN cũng đang bị thiếu hụt, chưa đáp ứng được yêu cầu từ thực tiễn. Thực tế này đã được chỉ ra trong nhiều công trình nghiên cứu và báo cáo chính thức của cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan báo chí truyền thông và DN. Trong khi đó, KHCN hiện nay đã phát triển đến mức con người chưa từng nghĩ tới, nhiều thành tựu KHCN thậm chí có thể thay thế, bù đắp cho các nguồn lực khan hiếm, kể cả là tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, KHCN sẽ trở nên vô nghĩa nếu không được ứng dụng thành công vào đời sống mà điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào quy mô và trình độ của NNL KHCN. Có thể thấy rằng, CĐS mang lại cơ hội nhưng cũng ẩn chứa thách thức cho các nền kinh tế đang phát triển khi chưa sở hữu NNL KHCN đảm bảo về cả số lượng và chất lượng. CĐS làm cho các nhóm công việc giản đơn có tính lặp đi lặp lại, lao động công nghiệp dây chuyền, lao động nông nghiệp sẽ dần bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo, robot và hệ thống tự động hóa. Điều vốn được coi là thế mạnh của các quốc gia đang phát triển thì nay lại trở thành rào cản tương đối lớn đối với quá trình CĐS. Trước đây, Việt Nam định hướng tập trung vào nhân công giá rẻ để tạo công ăn việc làm cho một phần lớn lực lượng lao động ở nông thôn, có trình độ năng lực thấp. Chính vì vậy, NNL KHCN còn bị bỏ ngỏ và chưa được quan tâm, chú trọng. Để đáp ứng yêu cầu đặt ra từ quá trình CĐS, phát triển NNL KHCN phải được thực hiện một cách hệ thống, bài bản, toàn diện và hiệu quả. Khi đó, NNL KHCN phải trở thành trụ cột chính trong tổng số lực lượng nhân lực toàn xã hội, nắm giữ vai trò chủ chốt nhất, quyết định vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu kép, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, bền vững nhờ dựa vào con người và CNS, vừa thực hiện thành công quá trình CĐS, hòa nhập chung vào xu thế toàn cầu. Một điểm đáng lưu ý là Việt Nam vẫn có thể tận dụng được NNL từ thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” – thời kỳ mà nhóm 2
  15. dân số trong độ tuổi lao động cao hơn nhiều so với nhóm dân số phụ thuộc, đây là tiền đề của một thị trường lao động rộng lớn phục vụ cho sự phát triển kinh tế. Từ những phân tích nêu trên, với mong muốn luận án nghiên cứu sẽ thực sự mang lại những giá trị thiết thực cho xã hội, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ, chuyên ngành quản lý kinh tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm luận giải, làm rõ cơ sở lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS tại Việt Nam. Đồng thời, luận án cũng cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định, xây dựng hệ thống chính sách phát triển NNL KHCN hiệu quả để thích ứng với sự thay đổi nhanh của quá trình CĐS. - Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau: - Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án, từ đó tìm khoảng trống để tiếp tục nghiên cứu. - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và khảo cứu kinh nghiệm thực tiễn về phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS trong và ngoài nước, từ đó rút ra bài học tham chiếu đối với Việt Nam. - Đánh giá tác động của phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS đến hiệu quả hoạt động DN. - Phân tích, đánh giá thực trạng về phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS ở Việt Nam, chỉ ra hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất giải pháp và khuyến nghị về phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS trong thời gian tới. 3
  16. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS ở Việt Nam. Dưới góc độ chuyên ngành quản lý kinh tế, NCS tiếp cận các chủ thể thực hiện phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS bao gồm: Nhà nước, DN và các tổ chức KHCN. - Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Nội dung nghiên cứu là dựa trên cơ sở lý thuyết và các công trình khoa học đi trước về phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS. Từ đó, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu CĐS tại Việt Nam, đặc biệt trong DN và đánh giá tác động của phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS tới hiệu quả hoạt động DN. Luận án cũng đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị đối với các chủ thể thực hiện phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS trong tương lai. - Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận án thực hiện nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, trong đó khảo sát thực tiễn được thực hiện tại 774 DN, 612 phiếu khảo sát thu về và có 551 phiếu hợp lệ. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Trong luận án, dữ liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2015-2021, dữ liệu sơ cấp được NCS thu thập từ năm 2020 đến năm 2021, các giải pháp đề xuất hướng tới năm 2030 tầm nhìn 2035. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Phương pháp tiếp cận nghiên cứu được sử dụng bao gồm phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu, tổng quan tài liệu; phương pháp tiếp cận tình huống. - Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để đánh giá thực trạng phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS ở Việt Nam thông qua các tài liệu, số liệu mà luận án thu thập được từ hội thảo, tạp chí, sách, báo cáo của các cơ quan quản lý 4
  17. và tổ chức trong và ngoài nước, tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực… và xây dựng thang đo đánh giá tác động của phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS đến hiệu quả hoạt động DN tại Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để đánh giá tác động của NNL KHCN đến hiệu quả hoạt động DN theo mô hình nghiên cứu được đề xuất. Luận án thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện điều tra, phỏng vấn ở các DN. Sau đó nghiên cứu kiểm định tác động của phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS đến hiệu quả hoạt động của DN tại Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp so sánh, đối chiếu và thống kê mô tả nhằm phân tích những thay đổi, biến động về chất lượng và quy mô NNL KHCN tại Việt Nam trong giai đoạn 2015 đến 2021. Chi tiết nội dung các phương pháp sẽ được trình bày tại chương 3 của luận án. 5. Những đóng góp mới của luận án - Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu trong quá khứ, luận án sẽ cung cấp, làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển NNL, đặc biệt là phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS ở Việt Nam. - Luận án tiếp cận và phân tích, đánh giá dựa trên nghiên cứu định tính và định lượng về thực trạng NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS trong DN ở Việt Nam; đánh giá tác động phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS đến hiệu quả hoạt động của DN. Từ đó, đề xuất giải pháp và đưa ra khuyến nghị phù hợp đối với các chủ thể thực hiện phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS, gồm Nhà nước, DN và các tổ chức KHCN. - Luận án là nghiên cứu có tính thực tiễn, trong bối cảnh Việt Nam đang quyết tâm thực hiện thành công quá trình CĐS. Vì vậy, NNL KHCN với vai trò là hạt nhân để sáng tạo, làm chủ, vận hành và thích ứng với CNS tiên tiến, hiện đại sẽ quyết định sự thành bại của quá trình CĐS. 5
  18. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần nghiên cứu, xây dựng nội dung, cơ sở lý luận, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS ở Việt Nam hiện nay, đồng thời kết quả của nghiên cứu có thể chứng minh những tác động tích cực từ việc phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS đến hiệu quả hoạt động của DN, từ đó, Nhà nước có thể xã hội hóa các nguồn lực, thúc đẩy tất cả các chủ thể tham gia vào hoạt động này. - Ý nghĩa thực tiễn Bằng cách phân tích các số liệu thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu sử dụng cho việc tham khảo đối với các nhà quản lý ở cả khu vực công và khu vực tư nhân về phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được kết cấu thành 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số Chương 3: Phương pháp nghiên cứu của luận án Chương 4: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam Chương 5: Đề xuất giải pháp và khuyến nghị nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam 6
  19. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ Trong thời đại của CĐS, với những thành tựu đột phá từ cuộc CMCN 4.0, NNL KHCN ngày càng thể hiện vai trò quyết định trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các quốc gia trên toàn thế giới. Thời gian qua, vấn đề về phát triển NNL, NNL CLC, NNL KHCN đã được nhiều học giả trên cả nước quan tâm, đề cập và nghiên cứu dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Các công trình nghiên cứu đều đã khẳng định tầm quan trọng của phát triển NNL, đồng thời đưa ra nhiều kiến nghị khoa học, định hướng phát triển và đề xuất giải pháp đối với phát triển NNL cho nhiều ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Thành quả của những công trình nghiên cứu đó đều được ghi nhận và trở thành tiền đề, cơ sở để NCS tham khảo, nghiên cứu và lựa chọn nội dung đề tài luận án của mình. 1.1. Những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số 1.1.1. Những nghiên cứu về chuyển đổi số Trong những năm 1990, khi thuật ngữ CĐS chưa xuất hiện, nhiều nghiên cứu đã bàn về các khái niệm liên quan như số hóa và ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, phải đến những năm 2000, CĐS (digital transformation) mới chính thức được sử dụng rộng rãi và có tầm ảnh hưởng lớn trong DN và các tổ chức KHCN. Những công trình đầu tiên liên quan đến CĐS hầu hết đều xuất phát từ trường đại học và tổ chức KHCN trên thế giới. Một trong những tài liệu quan trọng phải kể đến là báo cáo “Chuyển đổi số: Lộ trình cho các tập đoàn tỷ đô” của Capgemini Consulting (2011). Báo cáo này đã hệ thống hóa các khái niệm và phương pháp liên quan đến CĐS trong các tổ chức, tập đoàn lớn. Đây là một trong những cột mốc quan trọng giúp đưa thuật ngữ này trở nên phổ biến trong lĩnh vực kinh tế đặc biệt là quản trị kinh doanh [66]. Từ khoảng năm 2014 – 2015, nghiên cứu chính thức về CĐS trong kinh doanh, quản lý, và xã hội bắt đầu tăng lên đáng kể, khi các chủ thể như nhà nước, DN và các 7
  20. tổ chức KHCN nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng CNS. Trên thế giới, CĐS với hạt nhân là việc tích hợp và sử dụng CNS được đánh giá là một tâm điểm mới trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động và sự cạnh tranh giữa các DN, các ngành và các quốc gia. CĐS là yếu tố cần thiết đối với tất cả các ngành theo nghiên cứu của “Các chiến lược chuyển đổi số. Hệ thống thông tin kinh doanh” của Matt, C., Hes, T., & Benluan, A. (2015). Sự thay đổi trong quá trình CĐS được coi là một phản ứng nhanh chóng và hữu ích giúp DN chuyển đổi linh hoạt để phù hợp với xu thế và sự thay đổi của nền kinh tế số [100]. Vì vậy, CĐS là chiến lược ưu tiên trong quá trình nâng cao năng lực lãnh đạo của nhà quản trị. Hơn nữa, khi sử dụng CNS, DN có thể kỳ vọng gia tăng lợi nhuận tương lai thông qua các những ứng dụng tự động hóa. Cùng quan điểm này, “Big-Bang Disrsu Big-Bang Dirsu. Một ý tưởng đột phá sẽ thay đổi những gì đang tồn tại” của Downes & Nunes (2013) chỉ ra các DN trong hầu hết các ngành công nghiệp đã thực hiện một số sáng kiến mới nhằm cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ cao để khai thác lợi ích tiềm ẩn bên trong DN. Những cải tiến quan trọng trong hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng đến sản phẩm, dịch vụ, quy trình cũng như cấu trúc tổ chức và các phương thức quản lý DN [75]. CĐS với vai trò tích hợp các tính năng cơ bản trong DN, gia tăng sự chắc chắn trong quy trình sản xuất, khai thác công nghệ kỹ thuật cao trong quá trình vận hành, kinh doanh. Lợi ích đem lại từ CĐS theo Matt và cộng sự (2015) là thay đổi và đa dạng trong quy trình sản xuất, ra mắt các sản phẩm mới và tạo ra các giá trị hữu ích cho doanh nghiệp, gia tăng sự tương tác giữa khách hàng và nhà cung ứng [100]. Từ những thay đổi tích cực này, toàn bộ mô hình kinh doanh của DN có thể được định hình lại hoặc cải tiến hợp lý hơn. Mặc dù vậy, nghiên cứu về CĐS thường tập trung vào hoạt động quản lý cơ sở hạ tầng CNTT, chức năng tổ chức và quản lý một cách hiệu quả nhằm cung cấp, thực hiện các hoạt động kinh doanh của DN hoàn chỉnh. Đánh giá về CĐS, Chanias và các cộng sự (2019) với bài nghiên cứu“Hoạch định chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số trong các tổ chức tiền kỹ thuật số: Trường hợp của một nhà cung cấp dịch vụ tài chính” đã lập luận rằng quá trình CĐS của DN tác động mạnh mẽ với chiến lược kinh doanh, ảnh hưởng đến hiệu hiệu quả hoạt động 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2