intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:180

41
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích tổng quát của luận án là đề xuất giải pháp đồng bộ và phù hợp nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh trong bối cảnh của ngành công nghiệp tại Đà Nẵng hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ HẠNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TĂNG TRƯỞNG XANH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2019
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ HẠNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TĂNG TRƯỞNG XANH Ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 9 34 04 10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Trương Minh Đức 2. PGS. TS. Bùi Quang Bình Hà Nội - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là nội dung công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của các thầy hướng dẫn. Các thông tin, số liệu và nội dung trình bày trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của luận án này chưa được ai khác công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Tôi xin cam đoan luận án được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân thực, cẩn trọng, có trích dẫn cụ thể trong luận án. Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2019 Tác giả luận án Phạm Thị Hạnh
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, Phòng Đào tạo sau đại học Học viện Khoa học Xã hội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này. Xin gửi lời tri ân tới quý thầy, cô giáo khoa Kinh tế học đã tận tình giúp đỡ, giảng dạy lớp nghiên cứu sinh K7, ngành Quản lý Kinh tế. Kính tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trương Minh Đức – Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội, PGS. TS. Bùi Quang Bình – Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn các Sở, Ban, Ngành của thành phố Đà Nẵng; Ban Quản lý các khu công nghiệp thành phố Đà Nẵng và các khu công nghiệp tại Đà Nẵng; các chuyên gia… đã nhiệt tình tạo điều kiện để tác giả thu thập dữ liệu phục vụ cho luận án. Tác giả chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp - những người luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận án này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2019 Tác giả luận án Phạm Thị Hạnh
  5. MỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................................... i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................x MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ......................................................2 2.1. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án .......................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3 4. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................3 5. Giả thuyết nghiên cứu ...............................................................................................3 6. Đóng góp mới về khoa học của luận án ...................................................................4 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .................................................................4 8. Kết cấu luận án ..........................................................................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...............................................................................................5 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .........................................................................5 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về tăng trưởng xanh và công nghiệp xanh .5 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực xanh...................................................................................................................9 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................................13 1.2.1. Những nghiên cứu chung về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam.......13 1.2.2. Những công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp ở Việt Nam ........................................................................................................17 1.2.3. Những nghiên cứu về vai trò phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đối với thực hiện công nghiệp xanh và tăng trưởng xanh ở Việt Nam .............19 1.2.4. Những rào cản về nhân lực trong việc thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam ............................................................................................................20 i
  6. 1.2.5. Những công trình nghiên cứu về tăng trưởng xanh ở Việt Nam ..............20 1.2.6. Những công trình nghiên cứu về công nghiệp xanh và phát triển công nghiệp xanh ở Việt Nam ................................................................................................22 1.3. Khoảng trống trong nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận án ................23 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................24 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TĂNG TRƯỞNG XANH .......................................................................................................................................25 2.1. Các khái niệm cơ bản ...........................................................................................25 2.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực và nguồn nhân lực ngành công nghiệp .........25 2.1.2. Khái niệm về tăng trưởng xanh và công nghiệp xanh ..............................27 2.1.3. Khái niệm nguồn nhân lực công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX...............35 2.1.4. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực công nghiệp và phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh ..................................36 2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh ..................................................................................................40 2.2.1. Nhóm tiêu chí đánh giá phát triển về mặt lượng ......................................40 2.2.2. Nhóm tiêu chí phản ánh sự phát triển về mặt chất lượng .........................41 2.3. Mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh và tăng trưởng xanh ..............................................................44 2.3.1. Ảnh hưởng tăng trưởng xanh đối với phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh ............................................................45 2.3.2. Tác động của phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đối với việc thực hiện tăng trưởng xanh ............................................................................................46 2.4. Nội dung phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh ..................................................................................................................48 2.4.1. Phát triển quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh ..............................................................................................48 2.4.2. Phát triển về mặt chất lượng .....................................................................49 2.5. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh ...............................................................51 ii
  7. 2.5.1. Trình độ phát triển của ngành công nghiệp ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh của thành phố51 2.5.2. Cơ chế chính sách ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lưc ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh ............................................................53 2.5.3. Tác động cuả thị trường lao động.............................................................54 2.5.4. Sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật - công nghệ .......................................55 2.5.5. Nhân tố giáo dục và đào tạo .....................................................................56 2.5.6. Hệ thống y tế và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động ........................57 2.6. Những bài học kinh nghiệm của các tỉnh/thành trong và ngoài nước.............58 2.6.1. Hội An ......................................................................................................58 2.6.2. Metro Cebu ...............................................................................................59 2.6.3. Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh..................................................................61 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................63 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................64 3.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài ..........................................................................64 3.2. Khung nghiên cứu ................................................................................................65 3.3. Nguồn dữ liệu và mẫu nghiên cứu ......................................................................66 3.3.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp ..............................................................................66 3.3.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp ................................................................................66 3.3.3. Mẫu nghiên cứu ........................................................................................66 3.4. Xây dựng thang đo và bảng hỏi khảo sát và phỏng vấn ...................................68 3.4.1. Các thang đo đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh .......................................................................................68 3.4.2. Các thang đo các biến số trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh ...............70 3.5. Quy trình xây dựng thiết kế bảng hỏi .................................................................73 3.6. Nghiên cứu định lượng .........................................................................................74 3.6.1. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh ............................................................74 3.6.2. Thực hiện các kiểm định cho hàm hồi quy tuyến tính .............................75 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ..............................................................................................77 iii
  8. CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TĂNG TRƯỞNG XANH CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ...........................................................................................................78 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và công nghiệp Đà Nẵng (2011 - 2018) ........78 4.1.1. Đặc thù điều kiện tự nhiên của thành phố Đà Nẵng .................................78 4.1.2. Quá trình phát triển công nghiệp của thành phố Đà Nẵng từ 2011-2017 78 4.1.3. Cơ cấu công nghiệp và mức độ xanh hoá của công nghiệp thành phố ....81 4.2. Thực trang phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp của Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh....................................................................................86 4.2.1. Thực trạng phát triển về quy mô, cơ cấu của nguồn nhân lực ngành công nghiệp của Đà Nẵng ......................................................................................................86 4.2.2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp tại Đà Nẵng..91 4.3. Phân tích các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh của thành phố Đà Nẵng .......... 101 4.3.1. Mô hình phân tích.................................................................................. 101 4.3.2. Xác định mẫu khảo sát và đối tượng khảo sát ....................................... 102 4.3.3. Đo lường đánh giá biến phụ thuộc Y .................................................... 103 4.3.4. Thực hiện các kiểm định hàm hồi quy .................................................. 106 4.3.5. Phân tích kết quả thống kê mô tả của các biến ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh .................... 112 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ........................................................................................... 129 CHƯƠNG 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TĂNG TRƯỞNG XANH CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .................................................................. 130 5.1. Bối cảnh phát triển kinh tế mới và các yêu cầu đặt ra cho phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh của thành phố Đà Nẵng ..................................................................................................................... 130 5.1.1. Bối cảnh phát triển mới ......................................................................... 130 5.1.2. Các yêu cầu đặt ra đôi với phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh ............................................................................. 131 5.2. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh ...................................................................................................... 131 iv
  9. 5.3. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh ............................................................................................... 133 5.3.1. Tập trung xây dựng được đội ngũ lao động công nghiệp có thể lực, trí lực và tâm lực đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành công nghiệp......................... 133 5.3.2. Xây dựng, phát triển đội ngũ lao động trong tương lai có kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường và quan tâm đến môi trường ................................................ 133 5.3.3. Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hoá ngành nghề có khả năng đáp ứng được nhiều công việc xanh mới nảy sinh trong quá trình phát triển nền kinh tế xanh và tăng trưởng xanh của thành phố ........................ 134 5.4. Đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh của thành phố Đà Nẵng............................................... 134 5.4.1. Nhóm giải pháp chính sách liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh .............................................. 134 5.4.2. Giải pháp phát triển ngành công nghiệp thành phố theo hướng xanh hoá ngành công nghiệp hiện tại và phát triển công nghiệp xanh ...................................... 139 5.4.3. Nhóm giải pháp phát triển thị trường lao động ..................................... 141 5.4.4. Nhóm giải pháp phát triển hệ thống giáo dục đào tạo ........................... 143 5.4.5. Giải pháp phát triển khoa học công nghệ để hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh ........................................ 148 5.5. Những kiến nghị về phía nhà nước .................................................................. 149 5.5.1. Đề nghị nhà nước tiếp tục hỗ trợ đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng 149 5.5.2. Hoàn thiện và đẩy mạnh thực hiện một số chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp xanh, các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường .................................................................................................................................... 150 5.5.3. Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách về thuế, đặc biệt là chính sách thuế tài nguyên môi trường, thuế bảo vệ môi trường ......................................... 152 TIỂU KẾT CHƯƠNG 5 ........................................................................................... 153 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 154 CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................... 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 158 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 166 v
  10. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt 1 APEC Asia-Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh Cooperation tế châu Á - Thái Bình Dương 2 CNC Công nghệ cao 3 CNH – HĐH Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá 4 CKBVMT Cam kết bảo vệ môi trường 5 DN Doanh nghiệp 6 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ 7 ĐABVMT Đề án bảo vệ môi trường 8 ĐH, CĐ, TCCN Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp 9 ĐKĐTCMT Đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường 10 KHXH Khoa học xã hội 11 KH - KT – CN Khoc học - Kỹ thuật - Công nghệ 12 LĐ - TB&XH Lao động – thương binh và xã hội 13 NNL Nguồn nhân lực 14 NSLĐ Năng suất lao động 15 OECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát Co - Operation and triển Kinh tế Development 16 PCCC Phòng cháy chữa cháy 17 Sản xuất Sản xuất vi
  11. STT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt 18 TB Trung bình 19 TTX Tăng trưởng xanh 20 UNESCAP United Nations Economic Ủy ban Kinh tế và Xã anh Social Commission for hội Liên Hợp Quốc ở Asia and the Pacific Châu Á và Thái Bình Dương 21 UNIDO United Nations Industrial Tổ chức Phát triển Công Development Organzation nghiệp Liên hiệp quốc 22 UNCSD United Nations Council Hội đồng phát triển bền Sustainable Development vững Liên Hợp Quốc 23 WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới vii
  12. DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1 Hai trường phái phát triển nguồn nhân lực ...................................................11 Bảng 2. 1 Tiêu chí phân hạng các doanh nghiệp xanh ..................................................33 Bảng 2. 2 Tóm tắt kiến thức cần thiết của nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh ..............................................................................................42 Bảng 2. 3 Tóm tắt các kỹ năng cần thiết của nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh .......................................................................................43 Bảng 2. 4 Tóm tắt ý thức thái độ của người lao động ...................................................44 Bảng 3. 1 Đối tượng khảo sát đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh của thành phố Đà Nẵng..........................................67 Bảng 3. 2 Đối tượng khảo sát đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh của thành phố Đà Nẵng .........................................................................................................................67 Bảng 3. 3 Thang đo đánh giá về kiến thức của người lao động ....................................68 Bảng 3. 4 Thang đo về kỹ năng nghề nghiệp của người lao động ................................69 Bảng 3. 5 Thang đo ý thức, thái độ của người lao động trong các DN công nghiệp ....70 Bảng 3. 6 Thang đo về trình độ phát triển ngành công nghiệp .....................................71 Bảng 3. 7 Thang đo về ảnh hưởng chính sách tới sự phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh ............................................................71 Bảng 3. 8 Thang đo đánh giá ảnh hưởng của thị trường lao động ................................71 Bảng 3. 9 Thang đo đánh giá ảnh hưởng của giáo dục đào tạo .....................................72 Bảng 3. 10 Thang đo đánh giá ảnh hưởng của phát triển khoa học - kỹ thuật - công nghệ ...............................................................................................................................72 Bảng 3. 11 Thang đo đánh giá ảnh hưởng của hệ thống y tế và chăm sóc sức khoẻ người lao động ...............................................................................................................73 Bảng 4. 1 Giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp và tỷ trọng của các ngành ........81 Bảng 4. 2 Mức độ xanh hoá và sự phân bố lao động của các ngành CN Đà Nẵng .......82 Bảng 4. 3. Tỷ lệ dân từ 15 tuổi trở lên biết chữ so với số dân của địa phương .............87 Bảng 4. 4 Trình độ học vấn của lao động Đà Nẵng năm 2018 .....................................88 Bảng 4. 5 Cơ cấu trình độ chuyên môn của lao động công nghiệp Đà Nẵng ...............89 viii
  13. Bảng 4. 6. Cơ cấu lao động của ngành công nghiệp Đà Nẵng từ 2013 – 2018 .............89 Bảng 4. 7 Tiêu chuẩn của tổ chức thế giới (WHO) và Châu Á (IDI & WPRO) ...........91 Bảng 4. 8 Chỉ số BMI (chiều cao - cân nặng) của lao động Đà Nẵng ..........................92 Bảng 4. 9 Tình trạng nghỉ làm do bệnh tật ....................................................................93 Bảng 4. 10 Mức độ đánh giá của doanh nghiệp đối với người lao động .....................93 Bảng 4. 11 Kiến thức chuyên môn của đội ngũ lao động..............................................94 Bảng 4. 12 Kết quả khảo sát kỹ năng của lao động trong các DN công nghiệp ...........97 Bảng 4. 13 Ý thức thái độ của người lao động trong các DN công nghiệp ..................99 Bảng 4. 14 Thang đo đánh giá mức độ phát triển NNL công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX của Đà Nẵng....................................................................................................... 103 Bảng 4. 15 Kết quả kiểm định thang đo Y ................................................................. 105 Bảng 4. 16 Kết quả kiểm định thang đo các nhân tố .................................................. 106 Bảng 4. 17 Mô hình hồi quy tóm tắt ........................................................................... 109 Bảng 4. 18 Kết quả phân tích phương sai................................................................... 109 Bảng 4. 19 Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter .......................................... 110 Bảng 4. 20 Xếp hạng ảnh hưởng tới sự phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh ............................................................................. 111 Bảng 4. 21 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ................................................ 112 Bảng 4. 22. Tác động của trình độ phát triển ngành công nghiệp tới sự phát triển nguồn nhân lực ........................................................................................................... 112 Bảng 4. 23 Tác động của cơ chế chính sách tới sự phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh ......................................................... 115 Bảng 4. 24 Tác động của yếu tố thị trường lao động tới sự phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh .............................................. 118 Bảng 4. 25 Lao động - việc làm của Đà Nẵng trong giai đoạn 2012 - 2018 .............. 119 Bảng 4. 26 Tác động của yếu tố giáo dục đào tạo tới sự phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh .............................................. 121 Bảng 4. 27 Số lượng các trường của các cấp học tính đến năm 2018 ........................ 122 Bảng 4. 28 Ảnh hưởng của nhân tố phát triển KH - KT - CN tới sự phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh ............................... 125 Bảng 4. 29 Ảnh hưởng của hệ thống y tế và chăm sóc sức khoẻ tới phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh ............................... 126 ix
  14. DANH MỤC HÌNH Hình 2. 1 Mô hình phát triển công nghiệp xanh theo tổ chức UNIDO (2011) .............30 Hình 2. 2 Mối quan hệ giữa phát triển NNL ngành công nghiệp và TTX ....................47 Hình 2. 3 Mô hình nghiên cứu.......................................................................................58 Hình 3. 1 Quy trình nghiên cứu .....................................................................................64 Hình 3. 2 Khung nghiên cứu .........................................................................................65 Hình 4. 1 Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Đà Nẵng 2011 - 2017...............79 Hình 4. 2 Chỉ số phát triển công nghiệp của thành phố Đà Nẵng .................................79 Hình 4. 3 Giá trị tổng sản phẩm công nghiệp của thành phố Đà Nẵng 2011 - 2017 ....80 Hình 4. 4 Chỉ số tăng trưởng GTTSP công nghiệp của thàn phố Đà Nẵng ..................80 Hình 4. 5 Số lao động công nghiệp của thành phố Đà Nẵng từ 2011 - 2017 ................87 Hình 4. 6 Mô hình phân tích tác giả đề xuất .............................................................. 102 Hình 4. 7 Biểu đồ tần suất phần dư đã được chuẩn hoá P-P ...................................... 108 x
  15. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển nguồn nhân lực (NNL) là một vấn đề cấp thiết và luôn được các cơ quan, đơn vị quan tâm xây dựng chiến lược và thực thi cấp bách, phát triển NNL luôn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp và của nền kinh tế đặc biệt trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay. Tăng trưởng xanh (TTX) được các quốc gia trên thế giới bắt đầu nghiên cứu vào những năm 70 của thế kỷ trước, khi những vấn đề về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu của toàn cầu, tài nguyên cạn kiệt… đã đặt ra những thách thức cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thế giới ngày nay. Tại diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình dương - hội thảo về chính sách nguồn nhân lực hỗ trợ tăng trưởng xanh và báo cáo việc làm (2013) [50] các tham luận đã chỉ ra rằng việc chuyển dịch từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế xanh sẽ hứa hẹn đem lại nhiều cơ hội việc làm cả trong các ngành, nghề công nghiệp hiện tại cũng như trong các ngành, nghề công nghiệp mới, đặc biệt bằng việc thực hiện thay đổi hiệu quả như: các chính sách hỗ trợ của chính phủ, khuyến khích các kỹ thuật cải tiến, hỗ trợ cho đổi mới sáng tạo, hỗ trợ phát triển nhu cầu thị trường cho các sản phẩm xanh và dịch vụ xanh. Các tham luận cũng cho rằng lĩnh vực giáo dục và đào tạo kỹ thuật và hướng nghiệp được xem như trọng tâm để đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng và năng lực của ngành công nghiệp trong nền kinh tế xanh. Việt Nam cần thiết theo đuổi mô hình TTX do: (1) tình trạng phát thải khí CO2 của Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh trong gần 3 thập kỷ gần đây; (2) Tình trang khai thác tài nguyên ồ ạt; (3) Do khai thác tài nguyên không có kế hoạch, sử dụng không hiệu quả đã dẫn đến nạn ô nhiễm môi trường trầm trọng; (4) Lợi ích của TTX đen lại. Tuy nhiên, theo đuổi mô hình TTX ở Việt Nam gặp không ít rào cản, những rào cản cần đề cập trước tiên là: (1) Trình độ phát triển chung của Việt Nam còn thấp so với các nước trên thế giới, công nghệ cũ và lạc hậu, sơ sở hạ tầng cho quản lý chất thải và nước vừa thiếu vừa kém, nguồn lực hỗ trợ cho TTX còn nhiều hạn chế; (2) Hệ thống lập pháp chưa hoàn thiện; (3) Các công cụ kinh tế chưa thực sự hỗ trợ thúc đẩy thực hiện mô hình TTX; (4) Trình độ NNL còn hạn chế. Hơn thế nữa, những nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới chưa đề cập đến mối tương quan giữa phát triển NNL ngành công nghiệp nói riêng và NNL nói chung đối với TTX một cách có hệ thống. Đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình nghiên 1
  16. cứu đề cập đến phát triển NNL đáp ứng yêu cầu TTX ở một lĩnh vực ngành nghề cụ thể và một địa phương cụ thể. Xuất phát từ những cấp thiết nói trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu: “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh” làm đề tài luận án tiến sĩ, với kỳ vọng rằng kết quả nghiên cứu của luận án không chỉ đóng góp về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong việc phát triển NNL ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung, đáp ứng được yêu cầu TTX ngày càng cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích tổng quát của luận án là đề xuất giải pháp đồng bộ và phù hợp nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh trong bối cảnh của ngành công nghiệp tại Đà Nẵng hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ một số cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp trước yêu cầu tăng trưởng xanh. Nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh. - Xác định những tiêu chí đánh giá về phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh tại thành thành phố Đà Nẵng, phân tích và đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng trước yêu cầu tăng trưởng xanh. Chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này. - Xác định quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX tại thành phố Đà Nẵng. Đề xuất hệ thống giải pháp phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX trong bối cảnh công nghiệp Đà Nẵng hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh của thành phố Đà Nẵng cụ thể là những lao động đang làm việc trong các DN công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 2
  17. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận án tập trung vào nghiên cứu các vấn đề liên quan tới phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh bao gồm: vấn đề tăng trưởng xanh, các yêu cầu của tăng trưởng xanh đặt ra đối với phát triển NNL ngành công nghiệp, và nội dung phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh của thành phố Đà Nẵng. - Phạm vi không gian: Các ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng. - Phạm vi thời gian: Các dữ liệu được thu thập phục vụ cho việc đánh giá thực trạng NNL ngành công nghiệp thành phố Đà Nẵng thời gian từ năm 2012 - 2018, đưa ra các giải pháp khuyến nghị phát triển NNL ngành công nghiệp phục vụ cho thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của thành phố tầm nhìn đến năm 2030. 4. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh của thành phố Đà Nẵng diễn ra như thế nào? Có đáp ứng được yêu cầu thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của thành phố không? Câu hỏi 2: Những nhân tố chủ yếu nào ảnh hưởng đến sự phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh? Mức độ tác động của chúng đến sự phát triển. Câu hỏi 3: Thành phố cần có những giải pháp gì để thúc đẩy sự phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh trong thời gian tới. 5. Giả thuyết nghiên cứu Một số giả thuyết được đặt ra trong quá trình nghiên cứu đó là: Giả thuyết 1: Trình độ ngành công nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều tới sự phát triẻn NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX của thành phố. Giả thuyết 2: Các cơ chế chính sách có ảnh hưởng cùng chiều tới sự phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX. Giả thuyết 3: Nhân tố phát triển thị trường lao động có ảnh hưởng cùng chiều tới sự phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX. Giả thuyết 4: Nhân tố giáo dục - đào tạo có ảnh hưởng cùng chiều với sự phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX. Giải thuyết 5: Nhân tố tiến bộ KH - KT - CN có ảnh hưởng cùng chiều tới sự phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX. 3
  18. Giải thuyết 6: Phát triển hệ thống y tế và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động có ảnh hưởng cùng chiều tới phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh. Hệ thống hoá các tiêu chí đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh. Thứ hai, luận án đã phân tích và đánh giá rõ thực trạng phát triển nguồn nhân lực công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh của thành phố Đà Nẵng, đã phân tích rõ một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự phát triển của nguồn nhân lực này. Thứ ba, luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu có hệ thống cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX ở Đà Nẵng. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án là công trình khoa học chuyên sâu về phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển NNL ngành công nghiệp nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu TTX. Các kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp trong bối cảnh TTX. Luận án cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để các nhà khoa học, hoạch định chính sách và các cơ quan có thẩm quyền tham khảo trong việc ban hành, sửa đổi các quy định pháp luật về phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu của luận án còn là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về phát triển nguồn nhân lực và đặc biệt phát triển NNL ngành công nghiệp. 8. Kết cấu luận án Sau phần mở đầu, luận án gồm 5 chương, bao gồm: Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh của thành phố Đà Nẵng Chương 5. Một số giải pháp và kiến nghị về phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh của thành phố Đà Nẵng 4
  19. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về tăng trưởng xanh và công nghiệp xanh * Các nghiên cứu về tăng trưởng xanh Những ý tưởng nghiên cứu về tăng trưởng xanh đã được bắt đầu vào những năm 70 của thế ký trước ở một số quốc gia trên thế giới khi những vấn đề về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu của toàn cầu, tài nguyên cạn kiệt …đã đặt ra những thách thức cho sự phát triển kinh tế - xã hội và đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề tăng trưởng xanh với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Một trong những công trình nghiên cứu về tăng trưởng xanh đáng chú ý là công trình nghiên cứu: “từ tăng trưởng tới tăng trưởng xanh - Khung lý thuyết” của Ste’phane Hallegatte & cộng sự (2012) [45]. Tác giả Ste’phane và công sự (2012) [45] cho rằng tăng trưởng xanh đó là sự tăng trưởng dựa trên việc sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả hơn, môi trường sạch hơn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên mà không làm chậm lại sự tăng trưởng kinh tế. Nếu như trong lý thuyết tăng trưởng kinh tế cổ điển của Solow (1954) đưa ra 3 yếu tố vào mô hình tăng trưởng kinh tế gồm: công nghệ và vốn nhân lực; yếu tố tư bản và lao động, thì trong nghiên cứu của Ste’phane Hallegatte & cộng sự (2012) [45] và nghiên cứu của Sjak Smulders & Cees Withagen (2012) [78] đã đưa yếu tố tài nguyên môi trường vào trong hàm tăng trưởng và được viết lại như sau: Y = f (A, K, L, R) Trong đó: Y: yếu tố đầu ra về sản xuất vật chất A: công nghệ và vốn nhân lực K: yếu tố tư bản L: lao động R: tài nguyên môi trường. Sự tăng trưởng kinh tế dựa trên việc kết hợp hài hoà cả 4 yêu tố trên được xem như là tăng trưởng xanh. Từ mô hình tăng trưởng trên, Ste’phane & công sự (2012) [45] đưa ra 5 khuyến nghị chủ yếu sau: + Nâng cao sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất như: vốn tài nguyên thiên nhiên, vốn lao động - xã hội, thông qua việc cải thiện về sức khoẻ, giáo dục và giữ ổn định. 5
  20. + Dịch chuyển hướng sản xuất theo hướng sản xuất tạo nhiều của cải vật chất hơn nhưng sử dụng ít tài nguyên hơn, tạo ra nền kinh tế sạch hơn thông qua việc phát triển đổi mới sáng tạo, phát triển và phổ biến tri thức trong toàn bộ nền kinh tế. + Tạo ra nền kinh tế hiệu quả hơn với công nghệ đóng vai trò chủ chốt trong sản xuất, giảm thiểu chi phí sản xuất và gia tăng tính cạnh tranh. + Gia tăng sự phục hồi môi trường bị tổn thương. + Nâng cao năng suất lao động, giảm bớt chênh lệch giàu nghèo và giảm nghèo đói. Các nghiên cứu của các nhà khoa học trong tổ chức OECD (2011) [72], Global Sustainability Panel (2011) [40] đặc biệt nhấn mạnh đến phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo duy trì được nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm tiếp tục cung cấp các nguồn lực, tài nguyên môi trường phục vụ cho cuộc sống xã hội con người tốt đẹp hơn. Các nhà khoa học của tổ chức UNESCAP (2012) [41] cho rằng tăng trưởng xanh đó là tăng trưởng kinh tế, đảm bảo phúc lợi xã hội trên cơ sở sử dụng ít tài nguyên hơn, tạo ra ít khi thải hơn nhưng vẫn đáp ứng được các nhu cầu về sản xuất, thực phẩm, vận tải, xây dựng, nhà ở và năng lượng cho xã hội [83]. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trong tổ chức World bank (2011) [88], (2012) [89] cho rằng tăng trưởng xanh đó là quá trình tăng trưởng kinh tế dựa trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả, sản xuất sạch hơn, giảm thiểu ô nhiễm không gây hại tới môi trường nhưng không làm giảm tốc độ phát triển kinh tế. Asian Development Bank Institute (2013), UNESCAP (2008), (2011) [44]: đều thống nhất cho rằng tăng trưởng xanh đó là tăng trưởng đạt được trên cơ sở sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên và năng lượng để giảm bớt sự biến đổi khí hậu và tàn phá môi trường, duy trì động lực tăng trưởng mới trên cơ sở nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh, tạo ra các cơ hội việc làm mới và đạt được sự hài hoà giữa kinh tế và môi trường. * Một số nghiên cứu khác liên quan đến công việc xanh. Liên quan đến tăng trưởng xanh, một số nhà khoa học đã đề xuất một số khái niệm mới như: công việc xanh của Alex Bowen (2012) [32], của tổ chức OECD (2012) [75], công nghiệp xanh của tổ chức UNIDO (2010) [84], quản lý nguồn nhân lực xanh của Mathapati, C.M (2013) [56], [66]. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2