Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực ngành xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập
lượt xem 14
download
Mời các bạn cùng tham khảo luận án để nắm chi tiết cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập; thực trạng phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập; một số quan điểm và giải pháp phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực ngành xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG XUÂN VINH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XUẤT BẢN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2020
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG XUÂN VINH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XUẤT BẢN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9.34.04.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG 2. TS. LÊ MINH NGHĨA HÀ NỘI - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong luận án là trung thực. Các kết luận khoa học trong luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tác giả luận án Hoàng Xuân Vinh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................... 12 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước ................................................ 12 1.1.1. Những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực ................................... 12 1.1.2. Những nghiên cứu về xuất bản, phát triển nguồn nhân lực xuất bản ............ 18 1.1.3. Những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực xuất bản trong xu thế hội nhập ...................................................................................................... 25 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................ 26 1.2.1. Những nghiên cứu về xuất bản và nguồn nhân lực xuất bản ................. 26 1.2.2. Nghiên cứu về xuất bản kỹ thuật số và nguồn nhân lực kỹ thuật số .......... 28 1.3. Những kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án và hướng nghiên cứu của luận án ............................................................................................................... 31 1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án.................................. 32 1.3.2. Khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án ................................... 33 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 35 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC XUẤT BẢN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP ............. 36 2.1. Một số khái niệm chung về xuất bản và phát triển nguồn nhân lực xuất bản .. 36 2.1.1. Xuất bản và nguồn nhân lực xuất bản .................................................... 36 2.1.2. Phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập .......... 46 2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập ............................................ 51 2.2.1. Nội dung phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập ............................................................................................................ 51 2.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập ........................................................................................ 54 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập ........................................................................................ 62 2.3. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập và bài học rút ra cho Việt Nam ........................................ 67 2.3.1. Kinh nghiệm ........................................................................................... 67 2.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam .................................................................. 70
- Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 72 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC XUẤT BẢN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP .............................................................. 73 3.1. Hoạt động xuất bản Việt Nam hiện nay ......................................................... 73 3.1.1. Các mô hình hoạt động của tổ chức xuất bản hiện nay ......................... 73 3.1.2. Các tổ chức, doanh nghiệp xuất bản hiện nay ....................................... 77 3.1.3. Đặc điểm, tình hình hoạt động xuất bản hiện nay ................................. 81 3.2. Thực trạng nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam hiện nay ............................ 93 3.2.1. Thực trạng về số lượng và chất lượng ................................................... 93 3.2.2. Thực trạng chiến lược, kế hoạch nguồn nhân lực xuất bản ................. 108 3.2.3. Thực trạng về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực .............................. 110 3.3. Một số thành tựu và hạn chế đối với phát triển nguồn nhân lực xuất bản trong xu thế hội nhập .................................................................................... 115 3.3.1. Một số thành tựu .................................................................................. 115 3.3.2. Hạn chế ................................................................................................ 118 Chương 4: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC XUẤT BẢN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP ............... 124 4.1. Một số quan điểm và xu hướng của xuất bản hiện nay .............................. 124 4.1.1. Quan điểm của Đảng, chính sách của nhà nước .................................. 124 4.1.2. Một số xu hướng trong phát triển nguồn nhân lực xuất bản hiện nay............ 126 4.2. Giải pháp ......................................................................................................... 131 4.2.1. Giải pháp nhận thức ............................................................................. 131 4.2.2. Giải pháp về xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực của mỗi nhà xuất bản hay doanh nghiệp xuất bản trong từng giai đoạn .................................... 134 4.2.3. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực gắn với kế hoạch việc làm ............ 140 4.2.4. Giải pháp hợp tác quốc tế để thu hút nguồn nhân lực.......................... 142 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 147 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTV : Biên tập viên BTVCN : Biên tập viên công nghệ. CP : Chính phủ CNTT : Công nghệ thông tin DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước GDP : Tổng sản phẩm quốc nội HĐQT : Hội đồng quản trị HĐTV : Hội đồng thành viên KTS : Kỹ thuật số LĐ : Lao động LLLĐ : Lực lượng lao động NCS : Nghiên cứu sinh NXB : Nhà xuất bản NĐ : Nghị định NNL : Nguồn nhân lực NNLCLC : Nguồn nhân lực chất lượng cao NNLCN : Nguồn nhân lực công nghệ NNLCNTT : Nguồn nhân lực công nghệ thông tin NNLNN : Nguồn nhân lực ngoại ngữ
- NSNN : Ngân sách Nhà nước NVCN : Nhân viên công nghệ ODA : Viện trợ phát triển chính thức PTNNL : Phát triển nguồn nhân lực QĐ : Quyết định QLNN : Quản lý nhà nước SĐT : Sách điện tử TTg : Thủ tướng chính phủ THPT : Trung học phổ thông UBND : Ủy ban nhân dân WB : Ngân hàng Thế giới XB : Xuất bản
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Số liệu trường học, giáo viên, học sinh cả nước .......................................83 Bảng 3.2. Số liệu thư viện cả nước ...........................................................................83 Bảng 3.3. Thu nhập bình quân đầu người của doanh nghiệp ....................................85 Bảng 3.4. Thống kê số liệu xuất bản sách .................................................................86 Bảng 3.5. Thống kê số liệu xuất nhập khẩu sách ......................................................86 Bảng 3.6. Tổng số lao động trong xuất bản ..............................................................94 Bảng 3.7. Tổng số lao động bình quân trong năm của các NXB ..............................95 Bảng 3.8. Cơ cấu các lĩnh vực nhân lực của các NXB .............................................96 Bảng 3.9. Cơ cấu NNLCLC của các NXB................................................................97 Bảng 3.10. Cơ cấu BTV đào tạo chuyên ngành của các NXB .................................98 Bảng 3.11. Cơ cấu BTV đào tạo chuyên ngành của các NXB .................................99 Bảng 3.12. Đánh giá tiêu chí BTV một số NXB.....................................................102 Bảng 3.13. Đánh giá tiêu chí NVCN một số NXB .................................................104 Bảng 3.14. Đánh giá tiêu chí chính trị BTV các NXB............................................105 Bảng 3.15. Thâm niên công tác BTV một số NXB ................................................106 Bảng 3.16. Một số tiêu chí khác ..............................................................................107 Bảng 3.17. Kế hoạch NNL của các NXB ...............................................................110 Bảng 3.18. Đào tạo BTV một số NXB ...................................................................111 Bảng 3.19. Đào tạo NNLCN một số NXB ..............................................................112 Bảng 3.20. Mức độ hài lòng về môi trường làm việc một số NXB ........................113 Bảng 3.21. Mức độ hài lòng về thu nhập và khả năng thăng tiến một số NXB .....114
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Quy trình xuất bản truyền thống ..............................................................21 Sơ đồ 1.2. Quy trình xuất bản sách điện tử ...............................................................22 Sơ đồ 1.3. Quy trình xuất bản ở Nhật Bản ................................................................27 Sơ đồ 2.1. Xuất bản sách truyền thống khi có internet .............................................37 Sơ đồ 2.2. Xuất bản sách điện tử...............................................................................37 Sơ đồ 2.3. Quy trình xuất bản điện tử .......................................................................45 Sơ đồ 2.4. Sơ đồ cấu trúc năng lực nghề nghiệp của McClelland ............................47 Sơ đồ 2.5. Sơ đồ cấu trúc năng lực nhân viên ..........................................................48 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ quản lý xuất bản ............................................................................73 Sơ đồ 3.2. Mô hình tổ chức đơn vị sự nghiệp công ..................................................74 Sơ đồ 3.3. Mô hình tổ chức công ty nhà nước ..........................................................75 Sơ đồ 3.4. Mô hình tổ chức công ty cổ phần ............................................................76 Sơ đồ 3.5. Quy trình sản phẩm trong nhà xuất bản ...................................................78 Sơ đồ 3.7. Quy trình biên tập trong công ty kinh doanh ...........................................80 Sơ đồ 3.8. Hội nhập thị trường và xuất bản phẩm ....................................................91
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xuất bản có vai trò lớn trong đời sống xã hội, trong đó vai trò chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa, giáo dục,… là rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Hoạt động xuất bản là một hoạt động đặc thù. Nó vừa mang yếu tố chính trị tư tưởng, vừa mang yếu tố kinh tế. Xuất bản ngoài sự chi phối của Luật xuất bản còn chịu sự chi phối của Luật kinh doanh, Luật doanh nghiệp,… Có thể nói xuất bản là một ngành kinh tế có sản phẩm, có thị trường, nhân lực, việc làm cho người lao động, doanh thu, lợi nhuận góp phần phát triển nền kinh tế. Nguồn nhân lực (NNL) là một nguồn lực đặc biệt trong doanh nghiệp, là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong sự phát triển của doanh nghiệp đó. Trong giai đoạn hội nhập hiện nay nguồn nhân lực chất lượng cao (NNLCLC) đang trở thành nguồn lực của doanh nghiệp nhưng nó có tính cạnh tranh cao, có tính dịch chuyển. Phát triển NNLCLC đang là nhu cầu của các doanh nghiệp hiện nay. Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển của công nghệ trong nền kinh tế thị trường, xuất bản cần được nhìn nhận dưới góc độ kinh tế. Nhà nước đã có những chính sách đối với hoạt động xuất bản nhằm phát triển xuất bản đúng định hướng, hiệu quả. Luật xuất bản 2012 đang ảnh hưởng trực tiếp đến công tác xuất bản đặc biệt là quản lý, phát triển nguồn nhân lực (PTNNL) xuất bản trong tình hình mới. Trong xuất bản, NNL có: Lãnh đạo quản lý, biên tập viên (BTV) với vai trò tổ chức và hoàn thiện, kiểm soát nội dung bản thảo, tổ chức tuyên truyền, marketing sản phẩm; Nguồn nhân lực công nghệ (NNLCN) với vai trò sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình xuất bản công nghệ số với sản phẩm là sách điện tử và sản phẩm công nghệ số. Công nghệ kỹ thuật số (KTS) với xuất bản điện tử, công nghệ in 3D, phát hành, kinh doanh số đang là yêu cầu bức thiết hiện nay. 1
- Trong xu thế hội nhập của Việt Nam với quốc tế và khu vực hiện nay đang diễn ra với tốc độ cao về cả bề rộng và chiều sâu đối với xã hội, như hội nhập về kinh tế, khoa học và công nghệ lần thứ tư (4.0), giáo dục và đào tạo đặc biệt là hội nhập về thị trường và lao động. Sự phát triển của Việt Nam hiện nay đang tác động đến xuất bản về những yếu tố sau đây: Thứ nhất, nhu cầu gia tăng về số lượng xuất bản phẩm. Việt Nam hiện nay gia tăng về dân số hơn nữa nhu cầu về số đầu sách bình quân đầu người tăng lên để hội nhập quốc tế do đó nhu cầu gia tăng về số lượng xuất bản phẩm, số đầu sách tăng lên rõ rệt. Thứ hai, gia tăng về chất lượng xuất bản phẩm. Do nhu cầu của thị trường về chất lượng xuất bản phẩm đó là nâng cao chất lượng về nội dung. Dân trí hiện nay tăng lên, khoa học và công nghệ phát triển, nhu cầu sách có nội dung phong phú, đảm bảo tính khoa học, nghệ thuật mỗi ngày càng cao hơn của độc giả. Thứ ba, gia tăng và cạnh tranh về thị trường. Bản thân Việt Nam có dân số tăng cao hiện nay đã là nhu cầu gia tăng về thị trường xuất bản. Hơn nữa hiện nay do tác động của hội nhập nên có sự gia tăng và cạnh tranh thị trường không chỉ ở trong nước mà cả ở ngoài nước. Thứ tư, gia tăng về các loại hình xuất bản phẩm và kinh doanh kỹ thuật số. Nếu như trước đây xuất bản chỉ ở những dạng sản phẩm như sách giấy, phim ảnh thì hiện nay có thêm sản phẩm xuất bản điện tử. Nhu cầu về xuất bản kỹ thuật số và kinh doanh kỹ thuật số đang là hiện hữu. Từ những tác động trên dẫn đến nhu cầu về nguồn nhân lực xuất bản (NNLXB) bởi những yếu tố sau đây: Thứ nhất, nhu cầu về số lượng NNL. Trước nhu cầu ngày càng cao về số lượng lao động trong xuất bản, thị trường xuất bản đang thu hút số lượng lớn về lao động để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các nhà xuất bản (NXB) và của các công ty kinh doanh xuất bản phẩm trong nước. Hơn nữa do tác động của 2
- hội nhập, một số NXB nước ngoài có dịch chuyển đến Việt Nam và ngược lại cũng làm tăng nhu cầu số lượng lạo động trong xuất bản. Thứ hai, nhu cầu về chất lượng NNL. Ngoài nhu cầu về lao động thông thường, trong xuất bản hiện nay đang có nhu cầu lớn về NNLCLC trong xuất bản đó là lãnh đạo, BTV, NNLCN có trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng ngày càng cao trong xuất bản. Thứ ba, nhu cầu về quy mô NNL. Sự hội nhập về công nghệ số dẫn đến gia tăng về quy mô NNL đó là gia tăng thêm NNL công nghệ, NNL kinh doanh công nghệ số, NNL marketing trong xuất bản. Để Việt Nam hội nhập và hướng đến xuất bản KTS, vấn đề đặt ra là: cần có những giải pháp cụ thể trong PTNNL để bước vào kỷ nguyên xuất bản KTS một cách chủ động, hội nhập với khu vực và thế giới. Năm 2009, bản thân tác giả đã nghiên cứu đề tài “Chiến lược kinh doanh NXB Giáo dục Việt Nam khi không còn cơ chế độc quyền sách giáo khoa” [86], trong đề tài đã đề cập đến chiến lược NNL. Tuy nhiên tại thời điểm này xu thế hội nhập xuất bản mới bắt đầu, trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ chưa có nghiên cứu sâu về NNL đặc biệt là mở rộng đối với ngành. Cho đến nay, sau sự hội nhập sâu, rộng đang tác động nhiều mặt đến xuất bản trong đó có NNL. Với những lý do trên, tôi thấy cần có một nghiên cứu về vấn đề nhân lực và NNLXB hiện nay trong xu hướng hội nhập để đưa ra những giải pháp đề xuất nhằm khắc phục những khoảng trống này. Đây là lý do tôi chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập”. Đối với NNLXB được xây dựng trên ba trụ cột: Xuất bản, in và phát hành. Trong luận án này NNLXB chủ yếu nghiên cứu theo lý thuyết “NNL vi mô” nghĩa là NNL trong NXB, các tổ chức, doanh nghiệp của xuất bản. NNLXB được phân loại theo chức năng công việc, cụ thể là: BTV, NNLCN. 3
- 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là: Hệ thống lý thuyết; Nghiên cứu thực trạng; Nêu lên giải pháp PTNNLXB Việt Nam trong xu thế hội nhập. Cụ thể như sau: Tổng kết, hệ thống lý thuyết, hoàn thiện lý luận về PTNNL vận dụng trong PTNNLXB nói riêng. Đối với vấn đề NNLCN trong xuất bản cần được tổng kết những bài học kinh nghiệm, bổ sung hệ thống lý thuyết cho phù hợp với thực tiễn xuất bản Việt Nam. Đánh giá thực trạng PTNNLXB Việt Nam hiện nay trên quan điểm quản lý kinh tế, tìm ra những vấn đề cần được bổ sung, phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển. Đưa ra những giải pháp và đề xuất khả thi về PTNNLXB nhằm đáp ứng nhu cầu bối cảnh toàn cầu hóa, khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ. Đồng thời để các NXB hay các công ty xuất bản vận dụng trong quá trình PTNNL của đơn vị mình trong quy hoạch tổng thể NNLXB. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là: - Xem xét các nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu về PTNNL, xuất bản, NNLXB về phương pháp, nội dung, nhằm tìm ra khoảng trống và xác định nghiên cứu của luận án. - Hệ thống lý thuyết về PTNNL, bổ sung một số khái niệm về xuất bản, PTNNLXB cụ thể là BTV và NVCN trong xu thế hội nhập. - Đánh giá trực trạng PTNNLXB Việt Nam hiện nay về BTV và NVCN như thế nào đối với những nội dung và tiêu chí đã đặt ra. - Phân tích thực trạng, đưa ra những quan điểm, giải pháp trong PTNNLXB Việt Nam trong từng thời kỳ, giai đoạn. 4
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là NNLXB Việt Nam trong xu thế hội nhập. Cụ thể là NNLXB trong các nhà xuất bản (NXB), tổ chức, doanh nghiệp xuất bản bao gồm: BTV, nguồn nhân lực công nghệ (NNLCN). Phạm vi nghiên cứu Trong luận án này, nói đến xuất bản chỉ giới hạn ở xuất bản sách dưới những hình thức khác nhau. Đi sâu vào nội dung PTNNLXB đó là: BTV, NNLCN. Các NNL trong các lĩnh vực như in, phát hành luận án không nghiên cứu mà chỉ đề cập trong những vấn đề liên quan. Trên quan điểm quản lý kinh tế, PTNNLXB được xem xét dựa trên: Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát đánh giá, điều chỉnh kế hoạch…về PTNNLXB. Không gian: Nghiên cứu về PTNNLXB của Việt Nam và một số tổ chức xuất bản của một số nước phát triển có quan điểm tương đồng với Việt Nam như: Singapore, Thái lan, Trung Quốc, Austraylia,...Ngoài ra có nghiên cứu một số kinh nghiệm của các nước có nền xuất bản phát triển theo hướng thị trường và công nghệ như: Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Thời gian: Luận án nghiên cứu về các đề tài, luận án đã công bố không giới hạn về thời gian. Về số liệu, luận án chỉ thu thập và phân tích số liệu từ năm 2015 đến năm 2019. Lý do, trước năm 2015 chưa có xu thế hội nhập của xuất bản. Sau năm 2015 xu thế ấy bắt đầu cùng với hội nhập về kinh tế, văn hóa, giáo dục,… 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Phương pháp luận Phát triển nguồn nhân lực dựa trên các phương diện: Phát triển nguồn nhân lực quốc gia và nguồn nhân lực của tổ chức. Trong luận án này tác giả vận dụng các lý thuyết về PTNNL vận dụng trong xuất bản được tiếp cận theo hướng PTNNL của tổ chức dựa trên quan điểm quản lý kinh tế. Những lý thuyết được 5
- vận dụng: PTNNL theo hướng “vốn nhân lực”, “NNL chất lượng cao” (NNLCLC) cụ thể là PTNNLXB dựa trên nền tảng kinh tế thị trường cạnh tranh, NNL tạo ra nguồn lao động và là “vốn” của tổ chức doanh nghiệp. Nội dung PTNNLXB liên quan đến lý thuyết phát triển, quản trị nguồn nhân lực. Đây là nghiên cứu liên quan đến lao động, nguồn lao động trong lĩnh vực xuất bản, một lĩnh vực có yếu tố xã hội, chính trị đặc biệt. Luận án sẽ sử dụng nghiên cứu định tính trên cơ sở đưa ra các giả thuyết PTNNLXB về số lượng, chất lượng, sử dụng NNL trong các tổ chức xuất bản. Sau đó cần đưa ra các câu hỏi phỏng vấn chuyên gia, chọn mẫu, đưa ra bảng hỏi nhằm thu thập các số liệu sơ cấp, thu thập số liệu thứ cấp, thống kê, phân tích nhằm chứng minh giả thuyết đã nêu ra. Qua quá trình khảo sát một số NXB, những cơ sở phát hành về những nhận thức của sự tác động bên trong, bên ngoài, khoa học – công nghệ, sự phát triển của công nghệ KTS của khu vực và Việt Nam. Những kết quả khảo sát cho thấy: (1) Đa số các NXB đều nhận thức hội nhập đặc biệt là xuất bản điện tử là quá trình tất yếu đối với xuất bản Việt Nam; (2) Nhận thức về mức độ ảnh hưởng của xuất bản kỹ thật số đến quá trình phát triển kinh tế xã hội còn chưa rõ; (3) Nhân lực đặc biệt là các BTV, kỹ thật viên và các cơ sở phát hành chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập về các yếu tố: Công nghệ và ngoại ngữ; (4) Cần thay đổi nội dung PTNNLXB cho phù hợp với xu thế hội nhập. Một số lý thuyết sẽ được vận dụng: Một số lý thuyết về vốn nhân lực; Lý thuyết về vai trò nguồn nhân lực; Quản trị NNL, NNLCLC;… Cách tiếp cận Luận án được nghiên cứu dưới góc độ quản lý kinh tế nên cách tiếp cận chủ yếu là: - Cách tiếp cận hệ thống: Trong xuất bản, hệ thống được nhìn nhận theo các quan điểm sau: Quan hệ lãnh đạo nhân viên: Hệ thống từ trên xuống dưới theo quan điểm lãnh đạo, nhân viên; cấp trên, cấp dưới được tồn tại trong các 6
- mô hình tổ chức xuất bản; Quan hệ ngạch, bậc trong hệ thống xếp hạng nhận viên như: BTV hạng tập sự, hạng I, II, III. Ngoài ra còn có hệ thống xếp hạng theo công chức, viên chức nhà nước. - Cách tiếp cận liên ngành: Hoạt động của xuất bản được chi phối bởi nhiều lĩnh vực (ngành) như: Xuất bản, in và phát hành. Ngoài ra xuất bản còn có liên quan chặt chẽ đến các ngành khác như: Giáo dục và đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Lao động, Nội vụ, Văn hóa, … - Tiếp cận xã hội học: PTNNLXB liên quan đến: dân số, giới tính, dân tộc, vùng miền, đó là những yếu tố liên quan đến xã hội học. - Tiếp cận cung, cầu và thị trường NNL: các tiếp cận này dựa trên quy luật thị trường NNL trong xuất bản. Các cách tiếp cận trên được luận án sử dụng là chủ yếu ngoài ra luận án sẽ có những cách tiếp cận khác như: Trực tiếp, gián tiếp,…. Phương pháp nghiên cứu Hướng nghiên cứu của luận án là PTNNLXB theo hướng thị trường cạnh tranh, không có sự bảo trợ của nhà nước về vốn, về thị trường hay hoạt động theo mục đích chính trị đơn thuần. Chính vì lý do đó trong cách chọn mẫu, tác giả lựa chọn những NXB, những công ty xuất bản phát triển không có tính đặc thù riêng biệt. Cơ sở xác định các mẫu là có tính đại diện cao trong PTNNL đồng thời đại diện cho các tổ chức chủ quản khác nhau và đại diện nhiệm vụ, mục đích xuất bản đồng thời cũng có sự phát triển nhất định. - Đối với các NXB có cơ quan quản lý theo tính đặc thù của Đảng, lực lượng vũ trang có: NXB Chính trị quốc gia, sự thật; Quân đội nhân dân, Lý luận chính trị. - Đối với các NXB có cơ quan quản lý là các cơ sở giáo dục và đào tạo có: NXB Đại học Sư phạm, Đại học Huế, Giáo dục Việt Nam, Đại học Quốc gia. 7
- - Đối với các NXB có cơ quan quản lý thuộc các cơ quan nhà nước nhưng có tính chất cổ phần gồm: NXB Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp, Lao động xã hội, Tài nguyên môi trường và Bản đồ, Thanh hóa - Đối với các NXB có đặc tính tự chủ về tài chính có: NXB Phụ nữ, Hồng Đức, Thế giới, Kim đồng. - Một số công ty xuất bản có tính chất vừa phát hành vừa tổ chức bản thảo thực hiện liên kết xuất bản: Một số công ty con của NXB giáo dục Việt Nam, Một số công ty khác thuộc các tỉnh thành khác. Đặc điểm của các NXB hay công ty trên là phát triển ổn định, có tính truyền thống và sử dụng sô lượng lao động lớn trong xuất bản. Đối tượng khảo sát của các NXB trên là: Lãnh đạo, chuyên gia, BTV. Hình thức khảo sát: Phỏng vấn, tìm hiểu số liệu vừa trực tiếp vừa trực tuyến. Một số cơ sở đào tạo NNLXB đó là Học viện báo chí và Tuyên truyền, các trường đại học đào tạo Công nghệ thông tin Đối tượng khảo sát: Lãnh đạo, chuyên gia, sinh viên đang học hoặc đã tốt nghiệp. Hình thức khảo sát: Phỏng vấn trực tiếp học trực tuyến. Những phương pháp chủ yếu được sử dụng trong luận án là: - Phương pháp thu thập thông tin: đối với thông tin thứ cấp, luận án sử dụng những số liệu của những luận án, đề tài khoa học của ngành, bài báo,… đã được công bố. Đối với thông tin sơ cấp, luận án thu thập bằng điều tra thông qua các câu hỏi liên quan, chọn mẫu, đối với một số NXB. - Phương pháp xử lý thông tin: đối với thông tin thứ cấp, luận án xử lý độ tin cậy thông qua chỉ số ISSN, chỉ số toàn cầu (Global Impact Factor), chỉ số khoa học (Scientific Indexin Services), chỉ số tìm kiếm (Research Bible), chỉ số mở (Open Academic Jurnal Index),…. Đối với số liệu sơ cấp, luận án thu thập và phân tích, chọn lọc, so sánh để có độ tin cậy cao. 8
- - Phương pháp phân tích thông tin: Sau khi thu thập thông tin, luận án phân tích, tổng hợp, so sánh để có được thông tin cần thiết cho luận án. Ngoài các phương pháp trên, luận án sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp thống kê và xử lý số liệu, phương pháp phân tích, ma trận SWOT, ma trận chiến lược,…nhằm phân tích điểm mạnh, điểm yếu cơ hội và thách thức, bên trong, bên ngoài, của nguồn nhân lực xuất bản trong bối cảnh hội nhập. Quy trình nghiên cứu của luận án được thực hiện theo các bước sau đây: Quy trình nghiên cứu Nghiên cứu tổng quan Xây dựng khung lý thuyết Phỏng vấn chuyên gia Thu thập dữ liệu - Sơ cấp - Thứ cấp - Phân tích dữ liệu - Đánh giá thực trạng - Giải pháp Kết luận Nguồn: Tác giả xây dựng 9
- Khung lý thuyết nghiên cứu PTNNLXB - Số lượng NNL - Chất lượng NNL - Sử dụng NNL - Quy trình quản lý - Nội dung công việc - Chất lượng cá nhân - Thể chế chính sách NNL - Xây dựng kế hoạch NNL - Tổ chức thực hiện kế hoạch - Tuyển mộ NNL - Bố trí, sử dụng NNL - Giám sát thực hiện - Điều chỉnh bổ sung Mục tiêu Nguồn: Tác giả xây dựng 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Về nội dung, luận án kết hợp giữa thực tiễn của hoạt động xuất bản và lý luận về PTNNL trong xu thế hội nhập đó là - Đã hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về PTNNL trong xu thế hội nhập vào điều kiện cụ thể của xuất bản, một ngành có rất nhiều đặc thù, vừa có tính chính trị - văn hóa, vừa có tính kinh tế, kinh doanh. - Đã thu - Đã thu thập, lựa chọn và sử dụng khối lượng lớn các số liệu, tư liệu có nguồn, độ tin cậy cao, đặc biệt thu thập và sử dụng các số liệu điều tra để phân tích đánh giá trung thực, khách quan nguồn nhân lực xuất bản trong 10
- xu thế hội nhập thể hiện trên các phưng diện cơ cấu, kế hoạch, chiến lược nguồn nhân lực, một số tiêu chí trong phát triển nguồn nhân lực xuất bản - Đã nêu được bốn quan điểm, bốn giải pháp và ba kiến nghị đối với Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực xuất bản trong xu thế hội nhập. Về phương pháp, luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia hay phiếu khảo sát thông qua hình thực trực tuyến hoặc qua internet với ứng dụng của các hình thức mạng xã hội. Đây là hình thức điều tra giảm chi phí và thới gian trong việc thu thập số liệu sơ cấp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về lý luận: Bổ sung và hệ thống cơ sở lý luận về PTNNL xuất bản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Một số khái niệm mới được đưa vào và sử dụng như : Biên tập viên công nghệ, Quản lý xuất bản, NNL công nghệ,… Góp phần làm phong phú thêm lý luận về NNLXB, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập. Về thực tiễn: - Phân tích được thực trạng NNLXB Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế. - Nêu được một số giải pháp và kiến nghị về PTNNLXB trong xu thế hội nhập phù hợp với điều kiện, môi trường chính trị, văn hóa của Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Mở đầu Chương I. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương II. Cơ sở lý luận, thực tiễn phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập Chương III. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập Chương IV. Một số quan điểm và giải pháp phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 103 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 63 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn