intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

Chia sẻ: Nu Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:184

89
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của luận án trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong Cộng đồng kinh tế ASEAN; thực trạng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong Cộng đồng kinh tế ASEAN; triển vọng và kiến nghị giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THANH HIỀN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THANH HIỀN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) Ngành : Kinh tế quốc tế Mã số : 9.31.01.06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Trần Thị Lan Hương 2. PGS. TS. Trần Thị Lan Hương HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Những tư liệu trong luận án đều có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Tác giả Luận án Phạm Thanh Hiền
  4. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội cùng các thầy cô giáo tham gia giảng dạy đã cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Thị Lan Hương - Đại học Bách khoa Hà Nội (Hướng dẫn 1) và PGS.TS Trần Thị Lan Hương - Viện hàn lâm khoa học xã hội (Hướng dẫn 2) đã tận tâm giúp đỡ và chỉ dẫn cho tôi những kiến thức cũng như phương pháp luận quý báu trong suốt thời gian nghiên cứu, hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các Bộ, Ban, Ngành và tổ chức, đơn vị có liên quan đã cung cấp tài liệu, các bạn đồng nghiệp, gia đình, bạn bè và những người thân đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phạm Thanh Hiền
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN....................................................................................11 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu .......................................................11 1.1.1. Nghiên cứu lý thuyết về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực....11 1.1.2. Nghiên cứu về AEC và tác động của AEC đến nguồn nhân lực các nước ASEAN .................................................................................................13 1.1.3. Nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong AEC ........17 1.2. Những giá trị đạt được và khoảng trống cần nghiên cứu .......................21 1.2.1. Những giá trị đạt được .........................................................................21 1.2.2. Khoảng trống cần nghiên cứu ..............................................................22 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN ..............24 2.1. Một số lý thuyết và khái niệm phát triển nguồn nhân lực trong AEC ..24 2.1.1. Lý thuyết liên quan đến phát triển nguồn nhân lực .............................24 2.1.2. Các khái niệm cơ bản ...........................................................................29 2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trong AEC .............36 2.2.1. Nhân tố khách quan .............................................................................36 2.2.2. Nhân tố chủ quan .................................................................................43 2.3. Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong AEC .....................................45 2.4. Tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực trong AEC .......................47 2.5. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Thái Lan, Malaysia trong AEC .....................................................................................................................51 2.5.1. Tiến trình phát triển nguồn nhân lực của Thái Lan, Malaysia theo cam kết AEC..........................................................................................................51 2.5.2. Bài học kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực trong AEC ..........62 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ....................................................................................65
  6. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN ..........................................66 3.1. Chính sách phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong AEC.................66 3.1.1. Ban hành khung trình độ quốc gia dựa trên Khung trình độ ASEAN .67 3.1.2. Hiện thực hóa tự do di chuyển lao động trong tám lĩnh vực cam kết..69 3.1.3. Chính sách đào tạo nghề và đại học.....................................................70 3.1.4. Chính sách đào tạo ngoại ngữ ..............................................................73 3.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong AEC ................75 3.2.1. Thực trạng quy mô nguồn nhân lực .....................................................75 3.2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ................................................78 3.2.3. Thực trạng cơ cấu nguồn nhân lực ......................................................87 3.2.4. Thực trạng di chuyển lao động nội khối của Việt Nam .......................96 3.3. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong AEC ..................................................................................................99 3.3.1. Kết quả đạt được ..................................................................................99 3.3.2. Hạn chế ..............................................................................................101 3.3.3. Nguyên nhân ......................................................................................105 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ..................................................................................114 CHƯƠNG 4: TRIỂN VỌNG VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN ..............................................................................................................115 4.1. Xu hướng phát triển dân số và việc làm tại ASEAN đến năm 2030 ....115 4.2. Các yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong AEC đến năm 2030...........................................................................................119 4.3. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong AEC đến năm 2030 ...........................................................................................................125 4.4. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong AEC đến năm 2030 ...........................................................................................................126 4.4.1. Giải pháp từ phía cơ quan quản lý nhà nước .....................................126
  7. 4.4.2. Giải pháp từ phía các cơ sở đào tạo nghề và đại học .........................139 4.4.3. Giải pháp từ phía đơn vị sử dụng lao động ........................................144 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ..................................................................................147 KẾT LUẬN .......................................................................................................148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ......................................150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................151 PHỤ LỤC PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA .......................162
  8. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Tiếng Anh Tiếng Việt AC ASEAN Community Cộng đồng ASEAN ACPACC The ASEAN Chartered Ủy ban điều phối kế toán Professional Accountant chuyên nghiệp ASEAN Coordinating Committee ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN ASC ASEAN Security Community Cộng đồng an ninh ASEAN ASCC ASEAN Culture Community Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN AQRF ASEAN Qualification Khung trình độ ASEAN Reference Framework AUN ASEAN University network Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á AUN - QA ASEAN University network – Cơ quan quản lý chất lượng Quality Associtaion thuộc mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á CEO Chief Excutive Organizer Giám đốc điều hành của công ty, tập đoàn lớn CFP CEO@ Faculty Progamme Chương trình CEO tham gia đào tạo tại nhà trường CMLV Cambodia, Myanmar, Laos, Campuchia, Myanmar, Lào, Viet Nam Việt Nam EPI English Proficiency Index Chỉ số thành thạo tiếng Anh FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con người
  9. HRDF Human Resource Development Quỹ phát triển nhân lực Fund ILO International Labour Tổ chức lao động thế giới Organization KSA Knowledge, Skill, Attitude Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ MNP Agreement on Movement of Hiệp định ASEAN về di Natural Persons chuyển thể nhân MRA Mutual Recognition Thoả thuận công nhận lẫn Arrangement nhau MRA - TP Mutual Recognition Thoả thuận công nhận trong Arrangement on Tourism ngành du lịch Professionals MRAs Mutual Recognition Các thoả thuận công nhận lẫn Arrangements nhau QS Quacquarelli Symonds Bảng xếp hạng đại học thế giới của tổ chức Quacquarelli Symonds RM Ringgit Malaysia Đồng Ringgit của Malaysia THE Times Higher Education World Bảng xếp hạng đại học thế Universities Ranking giới của tạp chí Times higher Education VQF Vietnam Qualification Khung trình độ Việt Nam Framework UN United Nation Liên hợp quốc UNDP United Nations Development Chương trình phát triển của Programme Liên hợp quốc WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới WEF World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới
  10. DANH MỤC KÝ HIỆU ASEAN 6 Singapore, Malaysia, Brunei, Thái Lan, Indonesia, Philippines $ Đô la Mỹ
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1: Tỷ lệ lao động phân theo trình độ của Thái Lan ................................55 Bảng 2.2: Tỷ trọng lao động theo ngành của Thái Lan từ năm 2013 đến 2019 ..56 Bảng 2.3: Tỷ trọng lao động theo ngành của Malaysia từ năm 2013 đến 2019 .. 61 Bảng 3. 1: Một số điểm khác biệt cơ bản giữa ARQF và VQF ...........................68 Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển nhân lực thời kỳ 2011-2020..........71 Bảng 3.3 : Xếp hạng bộ kỹ năng sau tốt nghiệp của lao động năm 2018, 2019 ..81 Bảng 3.4: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của Việt Nam từ năm 2015 đến 2020...................................................................87 Bảng 3.5: Đối chiếu cơ cấu lao động qua đào tạo trên tổng số lao động ở các cấp bậc năm 2019 với chỉ tiêu phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020 ..................87 Bảng 3.6: Số liệu về kiến trúc sư và đào tạo kiến trúc sư khu vực ASEAN........93 Bảng 3.7 : Tỷ trọng lao động ngành dịch vụ của các nước ASEAN ...................94 Bảng 3.8: Tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và xây dựng ............................95 Bảng 3.9: Xếp hạng chất lượng đào tạo nghề của một số nước ASEAN .........102 Bảng 3.10: So sánh điểm số đại học của Việt Nam với điểm trung bình top 10 và top 100 đại học châu Á năm 2018 ......................................................................103
  12. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn nhân lực Malaysia theo trình độ chuyên môn .. Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 3. 1: Dân số trong độ tuổi lao động của các nước ASEAN ....................75 Biểu đồ 3.2 : Mức tăng dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam .................76 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của Việt Nam từ năm 2010 đến 2020 .. 77 Biểu đồ 3. 4: Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo và đào tạo bậc thấp của một số nước ASEAN từ năm 2017 đến năm 2019 ..........................................................78 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ lao động có trình độ đại học, sau đại học trong lực lượng lao động của một số nước ASEAN từ năm 2017 đến năm 2019 ...............................80 Biểu đồ 3.6: Đánh giá mức độ dễ dàng tìm kiếm lao động có kỹ năng ...............82 Biểu đồ 3. 7: Mức độ thiếu hụt kỹ năng thực hành so với kiến thức lý thuyết, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp ...............................................................82 Biểu đồ 3. 8: Đánh giá kỹ năng mềm của người lao động Việt Nam ..................83 Biểu đồ 3.9: Số lao động Việt Nam di chuyển trong ASEAN và ngoài ASEAN 97 Biểu đồ 3.10: Tỷ trọng lao động các nước ASEAN tại Thái Lan, Malaysia, Singapore đến tháng 9 năm 2019 .........................................................................98 Biểu đồ 3.11: Chỉ số phát triển con người của các nước ASEAN năm 2018, 2019....100 Biểu đồ 3.12: Năng suất lao động các nước ASEAN (theo giá năm 2011) ....... 103 Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ việc làm trong ngành công nghiệp, dịch vụ trong tổng số việc làm được tạo thêm đến năm 2030 ......................................................................118 Biểu đồ 4.2: Dự báo thay đổi nhu cầu lao động có kỹ năng của AEC đến 2025 ..... 119
  13. DANH MỤC HÌNH, HỘP Hình 2.1: Mô hình KSA (hoặc ASK) ...................................................................24 Hình 2.2: Mục tiêu AEC ......................................................................................34 Hình 4.1: Tháp dân số ASEAN 2015-2050 .......................................................115 Hình 4.2: Cơ cấu dân số ASEAN chia theo nhóm tuổi, 2015-2050 ..................116 Hộp 3.1: Đánh giá thái độ làm việc của lao động các nước ASEAN ..................86
  14. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là tổ chức hợp tác khu vực về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia Đông Nam Á với mười thành viên gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Philipines, Myanmar, Indonesia, Malaysia, Brunei, Thái Lan và Singapore. Năm 1997, ý tưởng thành lập Cộng đồng ASEAN được các nhà lãnh đạo đưa ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020 với mục tiêu tạo ra một khu vực kinh tế ổn định, thịnh vượng, có khả năng cạnh tranh cao, hướng tới việc hình thành một Cộng đồng ASEAN liên kết, tự cường vào năm 2020 với ba trụ cột chính là hợp tác chính trị - an ninh (Cộng đồng an ninh ASEAN – ASC), hợp tác kinh tế (Cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC) và hợp tác văn hóa - xã hội (Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN (ASCC). Sau đó, Tuyên bố Cebu (tháng 12/2006) đã rút ngắn thời gian hình thành AEC năm năm so với kế hoạch ban đầu (từ năm 2020 xuống năm 2015). Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã chính thức được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 31/12/2015. AEC là một bước tiến mới trong quá trình hội nhập và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước Đông Nam Á. AEC đặt mục tiêu tạo ra một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có thị trường lao động tự do. Hàng loạt các văn bản đã được ký kết để hiện thực hóa mục tiêu này như hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân cho phép lao động có kỹ năng của các nước thành viên được tự do di chuyển trong khối, thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương của ASEAN trong tám lĩnh vực, khung tham chiếu trình độ ASEAN… Sự hình thành của AEC đã mở ra cho người lao động Việt Nam cơ hội tự do di chuyển trong khu vực để tìm kiếm việc làm, qua đó nâng cao thu nhập, mức sống của bản thân và gia đình, học hỏi kinh nghiệm, góp phần giải quyết vấn đề việc làm trong nước, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Để nắm bắt thời cơ trên, từ năm 2007 đến nay, Việt Nam đã đề xuất và thực hiện nhiều chủ trương, hoạt động phát triển nguồn nhân lực để giúp cho người lao động tham gia vào thị trường lao động chung AEC như: ban hành khung trình độ quốc gia dựa trên Khung trình 1
  15. độ ASEAN, thay đổi chính sách đào tạo nghề và đại học, chính sách đào tạo ngoại ngữ… Mặc dù vậy, sau hơn một thập kỷ phát triển, trong đó có hơn 5 năm AEC chính thức đi vào hoạt động (từ 31/12/2015), số lượng người lao động Việt Nam đạt trình độ ASEAN và di chuyển lao động tự do trong AEC còn khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực. Theo thống kê của ILO, tính đến năm 2019, Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong số lao động nhập cư tại Malaysia (0,1%) và Thái Lan (0,3%) Singapore (0,01%) [110]. Trong các lĩnh vực được tự do di chuyển lao động, nghề kỹ sư và kiến trúc sư có số lượng lao động đạt trình độ ASEAN khả quan nhất nhưng cũng chỉ có hơn 200 người, thấp hơn nhiều các nước Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia… Điều này cho thấy nguồn nhân lực Việt Nam đang bị tụt hậu và bỏ lỡ thời cơ hội nhập và phát triển vô cùng quý giá. Không những thế, nếu tình hình này không nhanh chóng được cải thiện, người lao động Việt Nam thậm chí sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm tại ngay thị trường nội địa khi lượng lao động trong khu vực di chuyển vào Việt Nam gia tăng trong tương lai, làm trầm trọng hơn tình trạng thất nghiệp cùng hàng loạt vấn đề an sinh xã hội khác. Do đó, nhu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là cần có những nghiên cứu chuyên sâu phân tích, đánh giá tổng thể tình hình phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trên cơ sở đối chiếu với cam kết AEC về tự do di chuyển lao động và so sánh với các nước trong khu vực, từ đó đề xuất những giải pháp giúp lao động Việt Nam đáp ứng tốt hơn nhu cầu của AEC, nâng cao khả năng cạnh tranh, từ đó tham gia hiệu quả hơn vào thị trường lao động chung AEC trong thời gian tới. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)” cho Luận án tiến sỹ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế quốc tế của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ thực trạng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập thị trường lao động chung theo cam kết AEC, chỉ ra nguyên nhân, từ đó đề xuất những giải pháp giúp nguồn nhân lực Việt Nam di chuyển hiệu quả hơn vào AEC và tăng khả năng cạnh tranh với nguồn nhân lực các nước trong khu vực thời gian tới. 2
  16. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống hóa và phát triển một số lý luận về cộng đồng AEC như khái niệm, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng, các tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực trong AEC. - Nghiên cứu chính sách và thực trạng phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia trong khu vực, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Đánh giá những thành công, hạn chế về nguồn nhân lực Việt Nam trong thị trường lao động chung AEC và so sánh với các nước thành viên AEC. - Đề xuất một số giải pháp để giúp nguồn nhân lực Việt Nam hội nhập hiệu quả hơn vào thị trường lao động chung AEC và nâng cao khả năng cạnh tranh với người lao động các nước trong khu vực. Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận án đặt ra những câu hỏi nghiên cứu sau: - Có những lý thuyết nào về phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập và liên quan đến cam kết của AEC về tự do di chuyển lao động? Câu hỏi này đã được trả lời trong mục 2.1 – một số lý thuyết và khái niệm phát triển nguồn nhân lực, làm cơ sở để nghiên cứu các vấn đề lý luận như khái niệm, nhân tố ảnh hưởng nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. - Đến năm 2020, sự phát triển nguồn nhân lực Việt Nam về số lượng, chất lượng, cơ cấu như thế nào đối chiếu với các yêu cầu hội nhập thị trường lao động chung AEC và so với nguồn nhân lực các nước trong khu vực? Câu hỏi này đã được làm rõ trong mục 3.2 – Thực trạng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong AEC, giúp luận án có những đánh giá chung về tình hình phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong AEC ở mục 3.3. - Xu hướng phát triển dân số, việc làm tại ASEAN đến năm 2030 như thế nào? Câu hỏi này đã được làm rõ trong mục 4.1, làm tiền đề cho việc đề xuất phương hướng và các nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực từ phía cơ quan quản lý, cơ sở đào tạo và đơn vị sử dụng lao động. 3
  17. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực Việt Nam theo ba góc độ: số lượng, chất lượng và cơ cấu, trên cơ sở đối chiếu với yêu cầu hội nhập thị trường lao động chung theo cam kết AEC và so sánh với các quốc gia thành viên AEC. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận án nghiên cứu sự phát triển nguồn nhân lực trong AEC trên phạm vi cả nước Việt Nam, có nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm của một số quốc gia ASEAN - Về thời gian: luận án lựa chọn mốc thời gian nghiên cứu từ năm 2007 đến nay (sau Tuyên bố Cebu (12/2006) về rút ngắn thời gian hình thành AEC). Trong đó: + Giai đoạn trước khi AEC hình thành (từ năm 1/2007 đến 31/12/2015): luận án chủ yếu thống kê các cam kết và sự chuẩn bị cho việc gia nhập thị trường lao động chung AEC của Việt Nam. + Giai đoạn sau khi AEC hình thành (từ năm 2016 đến ngày nay), luận án tiếp tục cập nhật, bổ sung các thỏa thuận của AEC nhằm thúc đẩy tình hình di chuyển lao động nội khối và các chính sách phát triển nguồn nhân lực để người lao động Việt Nam di chuyển hiệu quả hơn cũng như có khả năng cạnh tranh cao hơn trong AEC. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực được phân tích trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2020, trong đó đặc biệt tập trung vào giai đoạn từ 2015 -2020. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực đề xuất trong luận án áp dụng đến năm 2030. - Về nội dung: Vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong AEC rất rộng bao gồm nội dung đáp ứng nhu cầu hội nhập về kinh tế khi AEC trở thành thị trường hàng hóa và sản xuất thống nhất, quá trình phân bổ và sử dụng người lao động… Tuy nhiên, với mục đích nghiên cứu được xác định là hiểu rõ thực trạng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập thị trường lao động chung theo cam kết AEC nên luận án chỉ giới hạn nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam về số lượng, chất lượng và cơ cấu trên cơ sở đối chiếu với cam kết tự do di chuyển lao động của AEC và so sánh với nguồn nhân lực các nước thành viên AEC. 4
  18. Để tăng hiệu quả tự do di chuyển lao động trong AEC, tất cả các quốc gia trong Cộng đồng ASEAN đều rất nỗ lực phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, Thái Lan và Malaysia gặt hái được rất nhiều thành công với nhiều những chính sách có thể áp dụng ở Việt Nam. Do đó, luận án chỉ tập trung nghiên cứu chính sách và bài học kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của hai quốc gia này. Theo quan niệm truyền thống, chất lượng nguồn nhân lực bao gồm thể lực và trí lực. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, luận án dựa vào mô hình đánh giá năng lực KSA và khung tham chiếu trình độ ASEAN nên luận án chỉ tập trung phản ánh chất lượng nguồn nhân lực về mặt trí lực với ba tiêu chí kiến thức, kỹ năng, thái độ, yếu tố thể lực không nằm trong phạm vi nghiên cứu. Các tiêu chí đánh giá số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực khá phong phú, luận án chỉ chắt lọc những tiêu chí cơ bản, quan trọng nhất, phù hợp nhất với nội dung nghiên cứu như tốc độ tăng dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo, cơ cấu lao động theo độ tuổi, theo trình độ chuyên môn kỹ thuật… Các tiêu chí kém trọng tâm hơn như cơ cấu lao động theo giới tính, theo vùng miền, tỷ lệ biết chữ...tạm thời được bỏ qua. Trong phần phân tích thực trạng, chất lượng nguồn nhân lực trong AEC rất phức tạp, khác biệt tùy theo ngành nghề, đối tượng khảo sát, cơ quan khảo sát nhưng luận án chỉ tập trung vào những đặc điểm chung, mang tính phổ biến và có nhiều kết quả nghiên cứu tương đồng. Do nội dung nghiên cứu là phát triển nguồn nhân lực theo cam kết AEC về tự do di chuyển lao động nên số liệu về lao động di chuyển chủ yếu chỉ bao gồm những lao động chính thức. Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, do đó chịu tác động điều chỉnh bởi rất nhiều các chủ thể khác nhau. Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung nghiên cứu các giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong AEC từ phía các chủ thể: cơ quan quản lý; cơ sở đào tạo nghề, đại học và đơn vị sử dụng lao động. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu. Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử yêu cầu việc nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực trong AEC trước hết phải kế thừa kết quả nghiên 5
  19. cứu của những người đi trước. Do vậy, tác giả đã tích cực trong việc tìm hiểu các tài liệu khoa học viết về phát triển nguồn nhân lực nói chung và đặc biệt về phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn trước và sau khi AEC hình thành. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, luận án tiếp tục hoàn thiện khung lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong AEC để phân tích các vấn đề cơ bản ở các chương sau. Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án đã bắt đầu từ việc nghiên cứu những lý thuyết, khái niệm về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và tìm hiểu các cam kết về tự do di chuyển lao động AEC đã ban hành, sau đó tập trung nghiên cứu, làm rõ khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng, nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực trong AEC. Trên cơ sở khung lý luận đã xây dựng, luận án đã phân tích, đánh giá tình hình phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong AEC, đồng thời lý giải nguyên nhân và đề xuất những giải pháp giúp nguồn nhân lực Việt Nam có sự phát triển và hội nhập tốt hơn trong giai đoạn tới. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 4.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng kết hợp, đan xen trong toàn bộ nội dung luận án. Những nội dung quan trọng có sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp là: phân tích các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá quá trình phát triển nguồn nhân lực trong AEC, phân tích tiến trình phát triển nguồn nhân lực của Thái Lan và Malaysia trong AEC từ đó có những đánh giá và rút ra bài học cho Việt Nam, phân tích sự biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực Việt Nam trên cơ sở đối chiếu với cam kết AEC về di chuyển lao động, với xu thế thay đổi nhu cầu lao động tương lai của AEC để rút ra những đánh giá chung, các nguyên nhân của những thành công, hạn chế đạt được. 4.2.2. Phương pháp thống kê, mô tả và so sánh Luận án sử dụng phương pháp thống kê và mô tả chủ yếu tại chương 3 để đánh giá quá trình phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong AEC. Phương pháp thống kê chủ yếu được dùng khi trình bày các số liệu phát triển nguồn nhân lực qua các năm. Qua những số liệu đó, luận án có thể mô tả được tốc độ thay đổi đồng thời có thể nhận định được xu thế phát triển của nguồn nhân lực Việt Nam trong thời gian tiếp theo. 6
  20. Phương pháp so sánh là phương pháp đặc biệt quan trọng được luận án sử dụng để đạt được mục tiêu nghiên cứu. Luận án nhận định AEC hình thành sẽ tạo áp lực cạnh tranh mạnh mẽ đến nguồn nhân lực Việt Nam ở cả thị trường khu vực và thị trường nội địa, do đó trong quá trình nghiên cứu, việc so sánh sự phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam về số lượng, chất lượng, cơ cấu với các các nước thành viên AEC là hết sức cần thiết. Qua đó, chúng ta mới định vị được vị thế của nguồn nhân lực Việt Nam trong khu vực và có được đánh giá xác đáng về quá trình phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam. Ngoài ra, luận án còn sử phương pháp so sánh trong đánh giá mức độ phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đối chiếu với mục tiêu nhà nước đề ra. Điều này nói lên được hiệu quả của các chính sách đã ban hành và gợi mở những thay đổi chính sách trong giai đoạn tới. 4.2.3. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia Vào tháng 5/2020, nghiên cứu sinh đã tiến hành phỏng vấn ba nhóm chuyên gia gồm (1) nhà nghiên cứu cao cấp về Đông Nam Á và cán bộ quản lý lao động Việt Nam trong AEC thuộc Vụ hợp tác quốc tế, Bộ Lao động Thương binh – xã hội, (2) các giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác đào tạo, các nhà quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo, (3) lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động Việt Nam và ASEAN trong các lĩnh vực ngân hàng, xây dựng, thương mại, sản xuất. [Danh sách các đối tượng, thời gian, địa điểm phỏng vấn được nêu trong Phụ lục 1]. Nhằm có được những thông tin đầy đủ, nghiên cứu sinh đã tiến hành liên hệ với các chuyên gia để gửi trước các câu hỏi, sau đó hẹn gặp trực tiếp để trao đổi. Nội dung phỏng vấn được thiết kế phù hợp riêng cho từng nhóm. Nhóm 1: chủ yếu tập trung vào quá trình thực hiện cam kết về tự do di chuyển lao động, nhận định xu hướng phát triển của AEC và động thái của cơ quan quản lý nhà nước. Nhóm 2 - 3: xoay quanh đánh giá và đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực dưới góc độ của các nhà giáo dục và đơn vị sử dụng lao động. [Chi tiết nội dung bảng hỏi của từng nhóm được nêu trong phụ lục 2]. Trên cơ sở những ghi chép có được, nghiên cứu sinh đã thực hiện tổng hợp các ý kiến thống nhất giữa các chuyên gia và đưa vào các nội dung liên quan trong phần thực trạng, đánh giá, xu hướng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0