intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:209

19
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững; Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI ---------------- NGUYỄN VĂN HỒNG DƯƠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI ---------------- NGUYỄN VĂN HỒNG DƯƠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH Ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 9.34.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN CÚC 2. TS. NGUYỄN TỪ HÀ NỘI, 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tác giả, với sự giúp đỡ tận tình của Người hướng dẫn khoa học PGS.,TS. Nguyễn Cúc; TS. Nguyễn Từ. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố công khai, trích dẫn theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực phù hợp với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu. Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2023 Tác giả Luận án Nguyễn Văn Hồng Dương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, cho phép Tác giả bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS. Nguyễn Cúc, TS. Nguyễn Từ người hướng dẫn khoa học giúp Tác giả hoàn thành bản luận án tiến sĩ. Tác giả trân trọng cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo Sau đại học, các nhà khoa học, cán bộ nhân viên trường Đại học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội đã có những góp ý xác đáng và giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận án. Lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Ninh, UBND huyện, UBND xã, các sở, ngành của tỉnh; Các chủ trang trại, các hộ dân tại khu vực nghiên cứu đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp Tác giả hoàn thành Luận án. Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp công tác tại Trung tâm Khảo thí về những giúp đỡ chân thành, tận tình và những ý kiến đóng góp, động viên khích lệ giúp Tác giả hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình. Cuối cùng Tác giả gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân đã thường xuyên động viên khích lệ, giúp đỡ Tác giả hoàn thành bản luận án. Trân trọng cảm ơn!
  5. iii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ TT NGHĨA TIẾNG VIỆT TẮT (tiếng Việt và tiếng Anh) Agricultural Development Chương trình phát triển nông 1 ADP/RPRP Program/Rural Poverty nghiệp Reduction Project 2 ANLT An ninh lương thực 3 ANQP An ninh quốc phòng 4 ATP An toàn thực phẩm 5 ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm 6 BĐKH Biến đổi khí hậu 7 BPH Brown Plant-hopper Côn trùng rầy nâu 8 BQ Bình quân 9 BVMT Bảo vệ môi trường 10 BVTV Bảo vệ thực vật 11 BVTV Bảo vệ thực vật Cambodian Association of 12 CAF Hiệp hội nông dân Campuchia Farmers 13 CCKT Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 14 CNC Công nghệ cao Công nghiệp hóa - Hiện đại 15 CNH-HĐH hóa 16 ĐDSH Đa dạng sinh học 17 DN Doanh nghiệp 18 ĐTH Đô thị hóa Tổ chức lương thực của liên 19 FAO World Food Dry hợp quốc quy trình thực hành sản 20 GAP Good Agricultural Practices xuất nông nghiệp tốt. 21 GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm nội địa 22 GTGT Giá trị gia tăng
  6. iv TỪ VIẾT TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ TT NGHĨA TIẾNG VIỆT TẮT (tiếng Việt và tiếng Anh) 23 GTSPHH Giá trị sản phẩm hàng hóa 24 GTSX Giá trị sản xuất 25 HQKT Hiệu quả kinh tế 26 HST Hệ sinh thái 27 HTX Hợp tác xã 28 IPM Integrated Pest Management Quản lý dịch hại tổng hợp 29 KCHT Kết cấu hạ tầng 30 KHKT Khoa học kỹ thuật 31 KT-XH Kinh tế - Xã hội 32 LĐNT Lao động nông thôn Ministry of Agriculture, Bộ Nông Lâm và Ngư nghiệp 33 MAFF Forestry and Fishery Campuchia 34 MTQG Mặt trận quốc gia National Committee for Sub- Ủy ban quốc gia phát triển dân 35 NCDD national Democratic chủ cấp địa phương Development 36 NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao 37 NNHC Nông nghiệp hữu cơ 38 NNS Nông nghiệp sạch 39 NTM Nông thôn mới 40 OCOP One Commune One Product Mỗi xã một sản phẩm 41 ONMT Ô nhiễm môi trường Project for Agricultural Dự án phát triển nông nghiệp 42 PADEE Development and Economic và trao quyền kinh tế Empowerment 43 PTBV Phát triển bền vững 44 PTNN Phát triển nông nghiệp PTNN Phát triển nông nghiệp theo 45 THBV hướng bền vững 46 QLNN Quản lý nhà nước regional (hoặc provincial) Tổng sản phẩm nội địa của địa 47 RGDP gross domestic product phương
  7. v TỪ VIẾT TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ TT NGHĨA TIẾNG VIỆT TẮT (tiếng Việt và tiếng Anh) 48 SP Sản phẩm 49 SPHH Sản phẩm hàng hóa System of Rice Thâm canh lúa theo hướng tự 50 SRI Intensification nhiên Strengths, Weaknesses, Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội 51 SWOT Opportunites, Threats và thách thức 52 SX Sản xuất 53 SXKD Sản xuất kinh doanh 54 SXNN Sản xuất nông nghiệp 55 TBKT Tiến bộ kỹ thuật 56 TBKT Tiến bộ kỹ thuật 57 TNTN Tài nguyên thiên nhiên 58 TOT Training of Trainer Đào tạo đội ngũ giảng viên
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Điểm nghiên cứu.............................................................................................xii Bảng 2.2 Nguồn thông tin thứ cấp................................................................................xiii Bảng 2.3. Phân bố mẫu điều tra theo điểm nghiên cứu................................................xiii Bảng 3.1. Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản/ha............................................................58 Bảng 3.2 Tình hình thay đổi diện tích đất......................................................................58 Bảng 3.3. Số trang trại phân theo đơn vị hành chính.....................................................59 Bảng 3.4. Diện tích cây hàng năm giai đoạn 2016 - 2021.............................................60 Bảng 3.5. Diện tích lúa năm 2016-2021.........................................................................61 Bảng 3.6. Diện tích ngô giai đoạn 2016-2021................................................................61 Bảng 3.7. Quy mô ngành chăn nuôi............................................................................... 62 Bảng 3.8 Năng suất bình quân lúa cả năm..................................................................... 62 Bảng 3.9. Năng suất ngô giai đoạn 2016 – 2021............................................................63 Bảng 3.10. Diện tích, năng suất cây lương thực............................................................ 63 Bảng 3.11 Sản lượng gia súc, gia cầm............................................................................64 Bảng 3.12. Chi phí sản xuất bình quân của nhóm hộ trồng trọt....................................65 Bảng 3.13. Chi phí bình quân của nhóm hộ chăn nuôi..................................................66 Bảng 3.14. Kết quả và hiệu quả của nhóm hộ trồng trọt................................................67 Bảng 3.15 Kết quả sản xuất của nhóm hộ chăn nuôi.....................................................68 Bảng 3.16 Kết quả chăn nuôi..........................................................................................68 Bản 3.17 Đánh giá tính bền vững từ sản xuất nông nghiệp...........................................70 (1) Về tình hình lao động việc làm của nhóm hộ điều tra..............................................70 Bảng 3.18 Tình hình lao động việc làm của nhóm hộ điều tra......................................70 Bảng 3.19. Tỷ lệ hộ nghèo..............................................................................................71 Bảng 3.20. Đánh giá tính bền vững về xã hội trong phát triển nông nghiệp.................71 (1) Hoạt động bảo vệ môi trường. Đánh giá các hoạt động có liên quan đến bảo vệ môi trường của từng nhóm hộ riêng biệt. Đối với nhóm hộ trồng trọt, tỷ lệ hộ không săn bắt các loại chim, thú hoang dã trong khu vực sản xuất là rất thấp, các hộ thỉnh thoảng đều có đặt bẫy chim, các loại cò và chim lớn, điều này thực sự không phù hợp với các tiêu chí bảo tồn của phát triển bền vững. Bên cạnh đó, nhiều hộ vẫn còn sử dụng các thiết bị điện để đánh các loại cá tại các khu vực kênh mương, ruộng lúa trước và sau thu hoạch..............................................................................................................72 Bảng 3.21. Đánh giá về các hoạt động bảo vệ môi trường nhóm chăn nuôi.................73
  9. vii Bảng 3.22. Đánh giá bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.....................................................73 Bảng 3.23 Đánh giá bảo vệ môi trường của nhóm chăn nuôi........................................74 Bảng 3.24 Đánh giá mối quan hệ của yếu tố kinh tế và xã hội......................................77 Bảng 3.25. Nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp........................79 Số trang trại phân theo loại hình năm 2021....................................................................16 Tình hình bình đẳng giới trong sản xuất nông nghiệp bình quân hộ............................17 Đánh giá về hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học của nhóm trồng trọt............17 Ý kiến của hộ về mối quan hệ tới môi trường khi hiệu quả sản xuất tăng...................18 Ý kiến của hộ về mối quan hệ xã hội – môi trường......................................................18 Mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.........................................................................19 Ảnh hưởng của chính sách đất đai..................................................................................19 Nguồn vốn và ảnh hưởng của nguồn vốn tới sản xuất..................................................20 Ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ sản phẩm................................................................20 Ảnh hưởng của liên kết trong sản xuất nông nghiệp.....................................................21 Lao động và chất lượng lao động nông nghiệp.............................................................21 Đánh giá về tác động ngoại ứng từ sản xuất công nghiệp............................................ 22 Đánh giá về tác động của hệ thống xử lý chất thải hiện nay.........................................22
  10. viii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Phát triển bền vững....................................................................................... 19
  11. ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong nửa đầu thế kỷ XX và trở về trước, phát triển nông nghiệp thường không được chú trọng do sự phát triển nhanh chóng của cách mạng công nghiệp. Tuy nhiên, sau hàng chục năm trì trệ, sức ép dân số, an ninh lương thực và nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng cao của con người đã khiến ngành nông nghiệp được quan tâm trở lại. Từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước, cuộc cách mạng xanh “Green revolution” đã đẩy năng suất ngành nông nghiệp của thế giới nói chung tăng vọt, lượng sản phẩm tạo ra đã góp phần giảm thiểu sự thiếu hụt về lương thực, thực phẩm cũng như đảm bảo an ninh lương thực của nhiều quốc gia trên thế giới. Việc quá chú trọng vào vấn đề kỹ thuật, cùng với sự phát triển thiếu kiểm soát của hàng loạt các ngành công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp, việc lạm dụng các thành tựu khoa học như phân bón, thuốc trừ sâu đã gây tác động tiêu cực tới môi trường và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nông sản. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và các chính sách khai thác tài nguyên thiếu bền vững đã khiến hệ sinh thái nhiều khu vực bị đảo lộn, ô nhiễm, trầm trọng. Hệ quả là các diện tích đất sản xuất nông nghiệp tiềm năng trước đây đã trở nên cằn cỗi, các hệ sinh thái nông nghiệp bị phá hủy. Ô nhiễm môi trường, các chất kích thích còn khiến cho các sản phẩm không còn an toàn với sức khỏe con người, gây nguy hại trực tiếp đến những nỗ lực xóa đói, giảm nghèo ở nhiều quốc gia. Từ những hạn chế kể trên, từ những năm 1980 đến nay, khái niệm “Nông nghiệp bền vững” đã và đang được các nhà khoa học, các chính phủ quan tâm nhiều hơn. Với ba trụ cột là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường, cách tiếp cận phát triển nông nghiệp bền vững được kỳ vọng là chiến lược phát triển phù hợp cho ngành nông nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung. Phát huy lợi thế tự nhiên, trong hơn 30 năm đổi mới, nền nông nghiệp Việt Nam luôn duy trì ở mức tăng trưởng trung bình khoảng 3,5%/năm (mức cao ở khu vực châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng). Sau thời kỳ thiếu lương thực kéo dài, thì từ năm 1989, Việt Nam đã dầ̀n trở thành cường quốc xuất khẩu nông sản trên thế giới. Những số liệu về tăng trưởng GDP, về tỷ lệ tăng sản phẩm nông nghiệp và kim ngạch xuất khẩu nông sản từ những năm đầu đổi mới đến nay cho thấy, nông nghiệp đã trở thành “bệ đỡ” của nền kinh tế trước biến động khó lường của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều ngành hàng nông sản của Việt Nam hiện nay vẫn còn dựa vào lao động giản đơn; quy mô sản xuất nhỏ với lợi thế so sánh thấp; xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, giá trị gia tăng thấp và lợi ích thu được không cao. Hơn nữa Việt Nam nằm trong khu vực chịu tác động lớn của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, suy giảm tài
  12. x nguyên và nước biển dâng; phát triển sản xuất nông nghiệp đang hàm chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững… Chính vì vậy, nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trên cả 3 phương diện kinh tế, xã hội và môi trường, nếu không có những giải pháp ngăn chặn thì nguy cơ đe dọa sự phát triển bền vững là rất lớn, làm mất cân bằng hệ sinh thái, ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai. Tại Việt Nam, phát triển nông nghiệp bền vững cũng đã và đang là nội dung nhận được nhiều sự quan tâm. Trong bối cảnh diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng thu hẹp; ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp cũng như các ngoại ứng tiêu cực ảnh hưởng tới nông nghiệp từ phát triển công nghiệp, dịch vụ và biến đổi khí hậu đặt ra những thách thức mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong số các tỉnh thành, Bắc Ninh là một trong những điển hình của bài toán phát triển nông nghiệp cân đối trong khi tốc độ tăng trưởng công nghiệp chiếm tỷ trọng cao. Bên cạnh đó, Bắc Ninh cũng đang phải gánh chịu những rủi ro từ phát triển nông nghiệp thiếu bền vững, tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp đang giảm dần số lao động chủ yếu là người già và phụ nữ, nông thôn trong những năm qua chưa có sự thay đổi mạnh mẽ, giá trị sản xuất và thu nhập của người lao động từ nông nghiệp vẫn còn thấp, ô nhiễm môi trường từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề tại nhiều huyện, xã đang ngày càng trầm trọng. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm rõ rệt, đất hoang hóa gia tăng … Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa cũng phát sinh nhiều vấn đề cần có những giải pháp để hoàn thiện như: Sự gia tăng áp lực và phá vỡ cơ sở hạ tầng; ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, vấn đề việc làm cho người dân bị mất đất, vấn đề di dân, giãn dân... CNH-HĐH và Đô thị hóa cũng đồng nghĩa với việc đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, hệ thống giao thông thủy lợi bị phá vỡ tiềm ẩn nguy cơ thiếu hụt nhu yếu phẩm cần thiết, nông dân thiếu sinh kế,....phát sinh nhiều bất ổn xã hội, vấn đề vệ sinh môi trường, ô nhiễm, gia tăng áp lực về nguồn nước sạch cho sinh sống, rác thải công nghiệp và dân sinh, khó khăn trong bảo tồn di sản văn hóa, nảy sinh các tệ nạn xã hội,.... đây là các yếu tố đe dọa sự phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Cho đến nay, tuy đã có một số nghiên cứu về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, nhưng chưa đủ để cung cấp luận cứ khoa học và căn cứ thực tiễn cho việc đề xuất giải pháp đối với phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Điều này đòi hỏi ngành nông nghiệp Bắc Ninh trong thời gian tới cần phải chuyển đổi mạnh mẽ, từ tư duy, hoàn thiện chính sách và các giải pháp quản lý sản xuất theo hướng bền vững góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường nội tại của ngành đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển của các ngành phi nông nghiệp.
  13. xi Vì lý do đó, Tác giả lựa chọn Đề tài: “Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” làm Luận án Tiến sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận và phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo hướng bền vững và nguyên nhân từ đó tác giả đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài từ đó kế thừa những kết quả nghiên cứu phù hợp, xác định rõ những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh - Từ đó tác giả gợi ý một số giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. PTNN THBV là chủ đề nghiên cứu của nhiều phân ngành khoa học kinh tế như kinh tế phát triển, kinh tế môi trường, thương mại nông sản. Luận án nghiên cứu chủ để phát triển bền vững nông nghiệp dưới góc độ quản trị kinh doanh…do đó, khi đánh giá phát triển nông nghiệp của tỉnh theo hướng bền vững trước hết là các hình thức tổ chức kinh tế tham gia vào quá trình phát triển nông nghiệp như kinh tế hộ nông dân, HTX, doanh nghiệp… 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng PTNN THBV trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững thời gian tới; - Về không gian: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đề tài lựa chọn ba điểm khảo sát đại diện cho mức độ phổ biến của ngành nông nghiệp địa phương gồm: Thành phố Bắc Ninh, huyện Yên Phong và huyện Lương Tài.
  14. xii - Về thời gian: Số liệu và tài liệu tác giả nghiên cứu từ năm 2016-2021 và giải pháp đến 2030 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập thông tin * Thu thập thông tin thứ cấp. Thông tin, số liệu được thu thập từ các cơ quan Nhà nước về PTNN THBV; từ các báo cáo tổng kết, các bài nghiên cứu và từ các cuộc điều tra khảo sát về PTNN THBV trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ 2016-2021. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước liên quan đến luận án nghiên cứu. * Thu thập thông tin sơ cấp. Chọn mẫu địa bàn nghiên cứu: Để đánh giá được thực trạng PTNN THBV trên đại bàn tỉnh Bắc Ninh, Tác giả tiến hành lựa chọn đối tượng khảo sát là các chuyên gia thuộc các cơ quan quản lý chuyên ngành của các Sở, Phòng Nông nghiệp và phát triền nông thôn tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra, khảo sát một số hộ nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã trong sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. 5.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Là một tỉnh đang chuyển nhanh từ một tỉnh nông nghiệp sang công nghiệp, Bắc Ninh hiện là nơi tập trung của rất nhiều các khu, cụm công nghiệp, công nghệ cao trên toàn tỉnh. Các huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu không còn nhiều, tập trung chủ yếu ở các huyện Lương Tài, Gia Bình. Vì vậy đề tài lựa chọn ba điểm khảo sát đại diện cho mức độ phổ biến của ngành nông nghiệp địa phương gồm: thành phố Bắc Ninh, Huyện Yên Phong và huyện Lương Tài. Đặc điểm của các điểm nghiên cứu được thể hiện theo bảng sau: Bảng 2.1 Điểm nghiên cứu Điểm nghiên Lý do Mục đích cứu Là thành phố phát triển mạnh về công Phỏng vấn các nghiệp, dịch vụ, làng nghề nhưng ô nhóm đối tượng: Thành phố Bắc nhiễm từ các làng nghề ở đây đang gây 1: Nhóm hộ/trang Ninh nguy hại cho không chỉ cho sản xuất trại hoạt động nông nghiệp mà còn cả sức khỏe con trồng trọt và chăn người nuôi Yên Phong Là huyện có các khu, cụm công nghiệp 2. Các cơ quan tập trung và phát triển, tốc độ tăng
  15. xiii trưởng giá trị sản xuất công nghiệp cao, lao động chuyển dịch mạnh mẽ, nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ quản lý Nhà nước, Là một trong những huyện có tỷ trọng Lương Tài ban ngành đoàn nông nghiệp cao nhất của tỉnh Bắc Ninh thể tại các điểm (Nguồn: Lựa chọn của tác giả) Tại các điểm nghiên cứu, mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên, tập trung cho nhóm hộ/trang trại hoạt động trồng trọt và chăn nuôi (nông nghiệp Bắc Ninh tập trung chủ yếu hai hình thức này), trong khi nuôi trồng thủy sản rất hạn chế. 5.3. Phương pháp thu thập thông tin a. Nguồn thông tin thứ cấp Bảng 2.2 Nguồn thông tin thứ cấp Nguồn số liệu Nơi thu thập Mục đích Cục thống kê, UBND tỉnh, huyện, Nguồn tư liệu này được sử xã Các sở ban ngành của tỉnh như dụng nhằm đánh giá tổng quát Trung ương, sở Tài nguyên & Môi trường, sở theo phương pháp thống kê về Địa phương Lao động Thương Binh & Xã hội, thực trạng phát triển nông sở Nông nghiệp & Phát triển nông nghiệp bền vững của khu vực thôn nghiên cứu. Số liệu của các Các báo cáo, các đề tài, công trình năm trong giai đoạn nghiên Đã được công cứu về điều kiện tự nhiên, KT- nghiên cứu nghiên cứu về nông bố XH, lực lượng lao động nông nghiệp của Bắc Ninh được công bố nghiệp, quy mô vốn, diện tích ,sản lượng, cơ cấu cây Sách, báo, tạp chí, trang web uy tín, trồng, vật nuôi... nhằm phân Sách báo, thông tin chính thống cung cấp thông tích thực trạng, xu hướng biến internet tin về NTTS và sản phẩm VietGAP động cho điểm nghiên cứu và của tỉnh. (Nguồn: Lựa chọn của tác giả) b. Nguồn thông tin sơ cấp Phương pháp chọn mẫu điều tra Đối tượng khảo sát: hộ/trang trại, cán bộ tại các cơ quan quản lý nhà nước, các ban ngành đoàn thể, được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên để tiến hành điều tra, lấy ý kiến nhận xét đánh giá. Bảng 2.3. Phân bố mẫu điều tra theo điểm nghiên cứu Cán bộ địa Tổng Điểm Hộ nuôi, trang trại, gia trại STT Đối tượng phương số nghiên cứu (hộ, trang trại, gia trại) (người) (mẫu)
  16. xiv Tổng 60 20 80 Huyện Yên Trồng trọt 30 30 I Phong Chăn nuôi 30 30 Cán bộ 20 20 Tổng 60 20 80 Thành phố Trồng trọt 30 30 II Bắc Ninh Chăn nuôi 30 30 Cán bộ 20 20 Huyện Tổng 60 20 80 III Lương Tài Trồng trọt 30 30 Chăn nuôi 30 30 Cán bộ 20 20 Tổng số lượng mẫu 180 60 240 (Nguồn: Lựa chọn của tác giả) b. Phương pháp điều tra (1) Đối với đối tượng hộ nông dân, hộ sản xuất, HTX: Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp. Việc chọn mẫu ngẫu nhiên sẽ đảm bảo tính khách quan đối với các mẫu nghiên cứu kinh tế, xã hội khi đã biết trước kích cỡ quần thể và có thể tính toán mẫu. Theo đó, phương pháp chọn mẫu được thực hiện thu thập thông tin dùng bảng hỏi trực tiếp. (2) Đối với các cán bộ: Phương pháp thu thập thông tin và nội dung thông tin: Dùng bảng hỏi trực tiếp; thảo luận nhóm và phương pháp chuyên gia. Các nội dung thu thập chủ yếu đối với đối tượng này là chính sách của trung ương, địa phương đối với phát triển nông nghiệp bền vững,... 5.4 Phương pháp xử lý thông tin dữ liệu - Phương pháp phân tích hệ thống trong nông nghiệp, kinh tế, kỹ thuật sản xuất, quản lý nông nghiệp. Chính sách và thực hiện chính sách phát triển các yếu tố tác động đến phát triển, gồm: Chiến lược, kế hoạch chính sách đất đai, công nghệ, cơ sở hạ tầng, thị trường và chất lượng nguồn nhân lực. - Phương pháp phân tích thống kê sử dụng để phân tích hiện trạng và dự báo định lượng về tương lai phát triển nông nghiệp, đưa ra những nhận định nào đó. Các biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ giúp minh chứng cho các nhận định trong quá trình phân tích các vấn đề cần thiết. - Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh theo thời gian và không gian, so sánh tỉnh Bắc Ninh với các địa phương có điều kiện tương đồng. - Phương pháp chuyên gia giúp cho tác giả thẩm định các kết quả nghiên cứu để hoàn thiện luận án. Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt cả luận án. 6. Câu hỏi nghiên cứu
  17. xv Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Luận án sẽ trả lời câu hởi nghiên cứu chính đó là: (1) Tỉnh Bắc Ninh đã phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững như thế nào trong giai đoạn 2016- 2021? (2) Trong bối cảnh như CNH – HĐH và ĐTH nhanh tỉnh Bắc Ninh cần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững như thế nào? (3) Để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cần có những giải pháp gì? 7. Đóng góp mới của luận án (1) Luận án bổ sung và làm rõ thêm cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp, với ba trụ cột là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. (2) Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm một số địa phương của một số nước trên thế giới và một số tỉnh trong nước có những nét tương đồng, để rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Ninh trong PTNN THBV. (3) Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2021, những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế được luận giải. Luận án đưa ra phương hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn đến năm 2030. (4) Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tư liệu tham khảo đối với các cơ quan nhà nước và các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong việc hoạch định phương hướng và giải pháp nhằm PTNN THBV trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn đến năm 2030. 8. Kết cấu của luận án Để thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ của Luận án, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Chương 3: Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Chưong 4: Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
  18. 1 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Công trình nghiên cứu trong nước Trong những năm gần đây, tùy từng giai đoạn phát triển, và từng góc độ tiếp cận, các nhà nghiên cứu có những quan niệm khác nhau về PTNN theo hướng bền vững, theo đó, khái niệm PTNN theo hưóng bền vững cũng có cách tiếp cận và tiêu chí đánh giá khác nhau. Tại Việt Nam, có nhiều các đề tài nghiên cứu hoặc hội thảo khoa học về PTNN theo hướng bền vững được tiếp cận từ các phương pháp hoặc các lý luận truyền thống dựa trên những số liệu và những tổn thất đã xảy ra chưa áp dụng các phương pháp tính toán dự báo cho những tổn thất trong tương lai. Thời gian vừa qua, có một số công trình nghiên cứu áp dụng PTNN theo hướng bền vững như: (1) Đỗ Kim Chung và Kim Thị Dung trong “Nông nghiệp Việt Nam hướng tới phát triển bền vững” cho rằng: Mặc dù vẫn gặp phải những thách thức nhưng để phát triển bền vững nền nông nghiệp, cần thực hiện một số mục tiêu và giải pháp đột phá: Đối mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nông nghiệp, quy hoạch nông nghiệp theo hướng dựa vào thị trường mở, chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, giảm tác động bất lợi về môi trường, quản lý nước thải, giảm khí thải nhà kính; quán triệt tư duy nền kinh tế xanh trong phát triển nông nghiệp. [34] (2) Vũ Trọng Bình (2013) trong “Phát triển nông nghiệp bền vững: Lý luận và thực tiễn” [127] chi ra có sáu yếu tố chính ảnh hưởng tới PTNN theo hướng bền vừng, đó là: (i) Hội nhập quốc tế; (ii) Phát triển công nghiệp, đô thị; (iii) Quy hoạch không gian giữa công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp; (iv) Quá trình hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; (v) Vai trò của nông dân; (vi) Chính sách PTNN. Qua phân tích, luận giải của tác giả cho thấy sáu yếu tố trên có ảnh hưởng rất lớn đến PTNN theo hướng bền vững trong điều kiện hiện nay. Về ảnh hưởng của hội nhập đến ngành nông nghiệp, tác giả Nguyễn Từ và các cộng sự (2010) trong công trình nghiên cứu “Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam” [79] cho rằng, ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến ngành nông nghiệp Việt Nam có cả hai mặt: Tích cực và tiêu cực. Do đó, cần phải biết tận dụng ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực để nông nghiệp phát triển.
  19. 2 (3) Nguyễn Phi Hổ cho rằng "Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững phải bao hàm quản lý thành công TNTN nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người đồng thời cải tiến chất lượng môi trường và gìn giữ được TNTN" [tr. 12]; hoặc: Sản xuất nông nghiệp bền vững là cần chọn một biện pháp sản xuất để cây trồng, vật nuôi của chúng ta tiếp tục cho mỗi năm một lãi, chất lượng nguồn nước và đất đai hàng năm vẫn được duy trì tốt để thế hệ con cháu chúng ta tiếp tục được hưởng lợi từ đất và môi trường nước v.v... . Quan niệm về SXNN theo hướng bền vững như trên cũng đã đề cập đến vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường trong quá trình phát triển. (4) Nguyễn Thanh Hải “Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam theo hướng bền vững'' [69] cho rằng, nội dung bền vững, về kinh tế chính là sự tăng lên ổn định của năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi trong từng giai đoạn nhất định (3-5 năm). Vì vậy, các tiêu chí đánh giá PTNN theo hướng bền vừng về kinh tế chủ yếu dừng ở động thái hay mặt lượng của tăng trưởng nông nghiệp, như: (i) Năng suất cây trồng; (ii) Năng suất vật nuôi; (iii) Giá trị sản xuất (GTSX) cùa toàn ngành nông nghiệp và từng ngành riêng biệt; (iv) Tốc độ tăng của SXNN nói chung, của từng ngành riêng biệt, hoặc của từng sản phẩm cụ thể; (v) Giá trị sản xuất tính trên 1 ha đất nông nghiệp; (vi) Giá trị sản xuất do 1 lao động tạo ra; (vi) Cơ cấu giữa các ngành cùa SXNN. Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc và hiệu quả tăng trưởng cùa ngành nông nghiệp chưa được bàn đến. Còn bền vững về xã hội đó là nâng cao thu nhập cho người dân và đảm bảo tính công bằng trong việc hưởng thụ các thành quả do phát triển mang lại. Tiêu chí đánh giá, gồm có: (i) Thu nhập bình quân một nhân khẩu/tháng; (ii) Tỳ lệ người nghèo; (iii) Trình độ dân trí của nông dân; (iv) kết cấu hạ tầng (KCHT) kinh tế - xã hội trên địa bàn. Bền vững về môi trường là bảo vệ và không ngừng nâng cao độ phì của đất, bảo vệ và nâng cao chất lượng nguồn nuớc và bào vệ rừng. Tiêu chí phản ánh, gồm có: (i) Diện tích đất bị hoang hóa: (ii) Diện tích đất không được tưới tiêu hợp lý; (iii) Lượng phân hóa học, lượng thuốc trừ sâu, thuốc BVTV và các loại hóa chất sử dụng trong nông nghiệp; (iv) Tỷ lệ đất được bảo vệ. duy trì đa dạng sinh học; (v) Diện tích rừng và tỷ lệ che phủ rừng; (vi) số vụ và diện tích rừng bị cháy, bị chặt phá. Nhìn chung, mặc dù chưa đầy đủ, song nghiên cứu đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá PTNN theo hướng bền vững tương đối khá toàn diện. (5) Phí Văn Hạnh trong ‘"Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở vùng ĐBSH” [93] đưa ra 4 nội dung, gồm có: (i) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) nông nghiệp theo hướng bền vững; (ii) Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả SXNN theo hướng bền vững; (iii) Tăng trưởng nông nghiệp toàn diện gắn với đảm bảo công
  20. 3 bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống nhân dân; (iv) Tăng trưởng nông nghiệp gắn với BVMT bền vững. (6) Chu Tiến Quang “nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững” là sự thay đổi về quy mô các chuyên ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng thích ứng nhiều hơn với nhu cầu thị trường đồng thời phát huy được lợi thế so sánh, tạo ra cơ cấu mang tính ổn định cao hơn và phát triên bền vững trong quá trình hội nhập quốc tế. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao NLCT và phát triển bền vững [13]. (7) Nguyễn Cúc: Hoàn thiện thể chế đất đai một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển đất nước” (Đề tài khoa học cấp nhà nước-2014). Đất đại thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được còn một số hạn chế, sử dụng chưa hiệu quả, lãng phí, thất thoát, tham nhũng… Để thuận lợi trong quản lý sử dụng cần chủ thể hóa thành các hình thức sở hữu, với các chủ thể cụ thể, sớm hình thành thị trường quyền sử dụng, để sử dụng đất đai một cách hiệu quả, tích tụ đất đai nâng cao vị thế hộ nông dân trong liên kết sản xuất.[59] (8) Nguyễn Trọng Đắc, Trần Mạnh Hải, Bạch Văn Thủy trong nghiên cứu "Hoạt động dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp với kinh tế hộ nông dân ở tỉnh Thái Bình và Hòa Bình" [77]. Các tác giả đã khảo sát hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp và vai trò của nó với kinh tế hộ nông dân qua ý kiến đánh giá của các hộ xã viên tại 2 tỉnh Thái Bình và Hòa Bình. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các hộ xã viên đã sử dụng những dịch vụ cơ bản của hợp tác xã như: Cung ứng vật tư đầu vào nông nghiệp, Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, Bảo vệ thực vật, Thủy nông, Hỗ trợ quản lý sản xuất. Chất lượng các dịch vụ của hợp tác xã sau khi tham gia các hoạt động của Dự án MARD-JICA được xã viên đánh giá cao; hợp tác xã đã chứng tỏ vai trò quan trọng trong việc cung ứng các dịch vụ cho hộ xã viên. Hộ xã viên cũng khuyến nghị cần mở rộng quy mô và đa dạng hóa loại hình dịch vụ, như: cung cấp phân bón và vật tư đầu vào nông nghiệp; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, canh tác bằng máy, cung ứng sản phẩm bảo vệ thực vật, hỗ trợ quản lý sản xuất của hộ. (9) Nguyễn Đình Long, Nguyễn Thị Hải Yến (2017) phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cấu trúc ngành nông nghiệp. Nội dung công trình đã làm rõ: Nông nghiệp theo hướng hiện đại, cácc tiêu chí phát triển nông nghiệp CNC, tái cấu trúc ngành nông nghiệp theo hướng thị trường, trên cơ sở tiềm năng và lợi thế so sánh hiệu quả và phát triển bền vững với các giải pháp quan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2