Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Phú Yên
lượt xem 12
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm nghiên cứu xác lập các luận cứ khoa học từ đó phân tích thực trạng phát triển NTTS tỉnh Phú Yên trong thời gian qua. Đề xuất giải pháp phát triển NTTS của Tỉnh trên trên cơ sở các luận cứ khoa học, tiền đề thực tiễn vững chắc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Phú Yên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐOÀN THỊ NHIỆM PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH PHÚ YÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Đà Nẵng – 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐOÀN THỊ NHIỆM PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH PHÚ YÊN CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ: 62.31.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. ĐÀO HỮU HÒA 2. TS. LÊ DÂN Đà Nẵng – 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong Luận án là trung thực, nội dung trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Nội dung khoa học chƣa từng ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Đoàn Thị Nhiệm
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ ix MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 4 5. Đóng góp mới của luận án ............................................................................ 4 6. Bố cục của luận án ........................................................................................ 6 7. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án ....................... 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ............. 16 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÕ CỦA PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ...................................................................................... 16 1.1.1. Nuôi trồng thuỷ sản và phát triển nuôi trồng thủy sản .............. 16 1.1.2. Đặc điểm của phát triển NTTS .................................................. 20 1.1.3. Vai trò của phát triển NTTS ...................................................... 23 1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ...................................................................................... 27 1.2.1. Mở rộng quy mô nuôi trồng thủy sản ........................................ 27 1.2.2. Nâng cao trình độ thâm canh ..................................................... 31 1.2.3. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu NTTS theo hƣớng hợp lý .......... 35 1.2.4. Phát triển các dịch vụ phục vụ NTTS ....................................... 36 1.2.5. Gia tăng kết quả và hiệu quả NTTS .......................................... 38
- iii 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ..................................................................................................... 42 1.3.1. Điều kiện yếu tố đầu vào sản xuất ............................................. 43 1.3.2. Điều kiện thị trƣờng .................................................................. 45 1.3.3. Sự phát triển của các ngành phụ trợ và liên quan ..................... 46 1.3.4. Cấu trúc ngành và sự cạnh tranh ............................................... 46 1.3.5. Các chính sách của chính phủ ................................................... 47 1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC......................................................................................... 48 1.4.1. Kinh nghiệm của nƣớc ngoài .................................................... 48 1.4.2. Kinh nghiệm trong nƣớc............................................................ 51 1.4.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Phú Yên ....................... 55 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 58 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................. 58 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ..................................................................... 58 2.1.2. Đặc điểm kinh tế ........................................................................ 60 2.1.3. Đặc điểm xã hội ......................................................................... 62 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 65 2.2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu .......................................................... 67 2.2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu.................................................... 69 2.2.3. Phƣơng pháp phân tích .............................................................. 72 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÖ YÊN THỜI GIAN QUA .................................................... 82
- iv 3.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NTTS TRÊN ĐỊA BÀN PHÖ YÊN GIAI ĐOẠN 2005-2015 ........................................................................................... 82 3.1.1. Quy mô nuôi trồng thủy sản ...................................................... 82 3.1.2. Nâng cao trình độ thâm canh ..................................................... 85 3.1.3. Chuyển dịch cơ cấu trong nuôi trồng thủy sản .......................... 92 3.1.4. Phát triển hệ thống dịch vụ phục vụ cho nuôi trồng thủy sản ... 97 3.1.5. Kết quả và hiệu quả NTTS ...................................................... 107 3.2. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NTTS TỈNH PHÖ YÊN ........................................................................................... 115 3.2.1. Nhân tố ảnh hƣởng đến sản lƣợng ........................................... 115 3.2.2. Nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển NTTS ................................ 117 3.3. NHỮNG THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ TRONG PHÁT TRIỂN NTTS PHÖ YÊN THỜI GIAN QUA .................... 127 3.3.1. Thành công .............................................................................. 127 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân gây ra............................................... 128 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 CHƢƠNG 4 CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH PHÖ YÊN ........................................................................................... 134 4.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................ 134 4.1.1. Dự báo xu hƣớng thay đổi môi trƣờng hoạt động lĩnh vực NTTS ........................................................................................................... 134 4.1.2. Một số chủ trƣơng, chính sách của Trung ƣơng, địa phƣơng về phát triển NTTS ................................................................................. 137 4.1.3. Quan điểm và phƣơng hƣớng phát triển .................................. 138 4.1.4. Kết quả nghiên cứu về ý kiến của ngƣ dân và ngƣời quản lý . 139
- v 4.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở PHÖ YÊN ......................................................................................... 141 4.2.1. Đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch ............. 141 4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao trình độ thâm canh ......................... 144 4.2.3. Nhóm giải pháp phát triển dịch vụ phục vụ NTTS ................. 147 4.2.4. Nhóm giải pháp gia tăng kết quả và hiệu quả sản xuất trong NTTS ................................................................................................. 157 4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 161 TÓM TẮT CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN ................................................................................................... 163 1. Kết quả đạt đƣợc ....................................................................................... 163 2. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .................................................... 164 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Nguyên văn BAP Chứng nhận thực hành NTTS tốt – Best Aquaculture Practices BQ Bình quân BTC Bán thâm canh Quy tắc ứng xử có trách nhiệm trong NTTS – Code of Conduct for CoC Responsible Aquaculture CRSD Dự án nguồn lợi vì sự phát triển bền vững của WB EU Liên minh châu Âu – European Union GAP Thực hành nuôi tốt – Good Aquaculture Practice Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu – Global Good Agricultural GlobalGAP Practice GDP Tổng sản phẩm quốc nội – Gross Domestic Product GO Giá trị sản xuất – Gross Output Ha Héc ta Hệ thống xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy đáng kể đối HACCP với an toàn thực phẩm – Hazard Analysis and Critical Control Points FAO Tổ chức Nông lƣơng thế giới – Food and Agriculture Organization K Vốn – Capital IC Chi phí trung gian – Intermediate Cost ICOR Hệ số vốn đầu tƣ và GDP L, LĐ Lao động – Labor MI Thu nhập hỗn hợp – Mixed Income NTTS Nuôi trồng thủy sản QCCT Quảng canh cải tiến S Diện tích – Square TC Thâm canh TFP Nhân tố tổng hợp – Total Factors of Product VA Giá trị gia tăng – Value Added VietGAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, do Việt Nam ban hành Chƣơng trình Phát triển của Liên Hợp Quốc – United Nations UNDP Development Programme
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Số TT Tên bảng Trang 2.1 GDP phân theo ngành kinh tế theo giá so sánh 2010 của Phú Yên 60 2.2 Tỷ trọng GDP phân theo ngành kinh tế theo giá so sánh 2010 60 2.3 Dân số và lao động tỉnh Phú Yên giai đoạn 2005-2015 63 2.4 Quy mô lao động trong và trên độ tuổi theo ngành của Phú Yên 63 2.5 Cơ cấu lao động theo ngành của Phú Yên 64 2.6 Lao động theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật của tỉnh 64 2.7 Kế hoạch chọn mẫu và kết quả mẫu theo vật nuôi 71 2.8 Kế hoạch chọn mẫu và kết quả mẫu theo vùng nuôi 71 2.9 Kế hoạch chọn mẫu và kết quả mẫu theo hình thức nuôi 71 2.10 Cơ cấu mẫu điều tra trong nghiên cứu 72 2.11 Số lƣợng đơn vị và diện tích các hình thức nuôi tỉnh Phú Yên 72 3.1 Biến động diện tích nuôi tỉnh Phú Yên giai đoạn 2005-2015 82 3.2 Khả năng khai thác diện tích so với tiềm năng của tỉnh 83 Diện tích NTTS của Phú Yên và hai tỉnh lân cận giai đoạn 2005- 3.3 83 2015 3.4 Hệ số sử dụng mặt nƣớc giai đoạn 2005-2015 của tỉnh Phú Yên 84 3.5 Sự biến động số hộ thủy sản của tỉnh Phú Yên giai đoạn 2006-2016 85 3.6 Sự phát triển về đầu tƣ hạ tầng ao nuôi của tỉnh Phú Yên 86 Sự nâng cao trình độ chuyên môn của lao động ngành thủy sản giai 3.7 88 đoạn 2011-2016 tỉnh Phú Yên 3.8 Tình hình tham gia tập huấn trong 2 năm 2014-2015 89 Sự thay đổi cơ cấu diện tích theo hình thức nuôi giai đoạn 2005- 3.9 92 2015 3.10 Tình hình phát triển nuôi lồng trên biển của Phú Yên 93 3.11 Tỷ lệ chuyển đổi diện tích theo hình thức nuôi giai đoạn 2005-2015 94 3.12 Số lƣợng đơn vị và sự thay đổi về các hình thức nuôi tỉnh Phú Yên 95 3.13 Diện tích mặt nƣớc bình quân các hình thức nuôi tỉnh Phú Yên 96 3.14 Cơ sở sản xuất giống phân bố theo vùng và đối tƣợng năm 2015 97 Tình hình phát triển sử dụng con giống nhân tạo có chất lƣợng của 3.15 98 tỉnh Phú Yên 3.16 Kết quả kiểm tra vật tƣ nông nghiệp của tỉnh năm 2015 99 3.17 Tình hình vay vốn trong NTTS trên địa bàn Phú Yên 100 3.18 Tình hình cho vay phục vụ ngƣ dân tại Phú Yên 101 3.19 Chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng tại Phú Yên năm 2015 103
- viii 3.20 Chuỗi giá trị tôm hùm sao tại Phú Yên năm 2015 104 3.21 Sự phát triển liên kết dọc của tỉnh Phú Yên năm 2010 và 2015 106 Sự biến động sản lƣợng thủy sản nuôi trồng Phú Yên và 2 tỉnh lân 3.22 107 cận 3.23 Giá trị thủy sản Phú Yên năm 2005-2015 theo giá so sánh 2010 109 Sự biến động giá trị gia tăng NTTS tỉnh Phú Yên theo giá so sánh 3.24 110 năm 2010 giai đoạn 2010-2015 3.25 Thu nhập hỗn hợp bình quân 1 vụ của tỉnh Phú Yên 110 3.26 Hiệu quả sử dụng vốn 1 vụ nuôi chính tại Phú Yên 111 Sự biến động năng suất thủy sản nuôi trồng Phú Yên và 2 tỉnh lân 3.27 112 cận 3.28 Kết quả sản xuất của các hộ điều tra trong năm 2015 112 3.29 Quy mô và hình thức lao động thƣờng xuyên tại địa phƣơng 113 3.30 Mức độ xảy ra các rủi ro trong 2 năm qua 114 3.31 Kết quả ƣớc lƣợng hàm số Cobb-Douglas 116 3.32 Thống kê giá trị trung bình và độ lệnh chuẩn của các quan sát 118 3.33 Kết quả chạy Cronbach's Alpha của bƣớc kết quả cuối cùng 119 3.34 Kết quả chạy EFA lần thứ hai biến độc lập (lần hai) 121 3.35 Kết quả ƣớc lƣợng bằng bootstrap 123 3.36 Kết quả ƣớc lƣợng của từng chỉ tiêu trong mô hình nhân tố 124
- ix DANH MỤC CÁC HÌNH Số TT Tên hình Trang 2.1 Khung nghiên cứu của luận án 66 2.2 Mô hình nghiên cứu 76 3.1 Trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật trong ngƣ dân 90 3.2 Cơ cấu các loài nuôi của tỉnh Phú Yên 92 3.3 Kênh tiêu thụ sản lƣợng sản phẩm NTTS tỉnh Phú Yên 102 3.4 Sự phát triển liên kết dọc của tỉnh Phú Yên thời gian qua 107 3.5 Sản lƣợng NTTS của các tỉnh giai đoạn 2005-2015 108 3.6 Tỷ lệ sản lƣợng và giá trị ngành thủy sản 109 3.7 Mô hình SEM lần thứ hai 122
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nuôi trồng thủy sản (NTTS) đƣợc coi là ngành sản xuất thực phẩm có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, theo dự báo của FAO ngành nuôi trồng thủy sản thế giới vẫn duy trì tốc độ tăng trƣởng ổn định trung bình 2,4%/năm trong tƣơng lai [83]. Thủy sản và nuôi trồng thủy sản là lĩnh vực không chỉ đảm bảo về sức khỏe mà còn tạo ra sự giàu có, thịnh vƣợng, cung cấp công ăn việc làm cho hàng chục triệu lao động và hỗ trợ sinh kế cho hàng trăm triệu ngƣời [83]. Đồng thời việc phát triển nuôi trồng thủy sản cũng đã giúp làm giảm áp lực của việc khai thác quá mức từ tự nhiên, qua đó giúp bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Khu vực châu Á là nơi có sản lƣợng nuôi trồng thủy sản chiếm đến 89% sản lƣợng của toàn thế giới, Việt Nam có sản lƣợng lớn thứ ba sau Trung Quốc và Ấn Độ [85]. Ở nƣớc ta, tính đến cuối năm 2016, tổng diện tích NTTS của cả nƣớc là 1.072,2 nghìn ha và sản lƣợng nuôi trồng đạt 3.640 nghìn tấn, tăng 3,1% so với năm trƣớc. Tổng doanh thu xuất khẩu ngành thủy sản đạt 7 tỷ USD [58]. Phú Yên là tỉnh nằm ở khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển NTTS. Chính hoạt động NTTS đã góp phần thúc đẩy kinh tế địa phƣơng phát triển, các huyện ven biển có ngành NTTS phát triển kinh tế tại huyện đó cũng phát triển theo, mang lại giá trị sản xuất cao cho lĩnh vực thủy sản, góp phần cải thiện sinh kế cho một bộ phận không nhỏ ngƣời dân đặc biệt là vùng dân cƣ ven biển, nhiều hộ nuôi đã trở nên giàu có. Bên cạnh đó, sản phẩm từ NTTS dùng cho xuất khẩu mang về nguồn ngoại tệ cho tỉnh, đóng góp vào nguồn thu ngân sách. Giai đoạn năm 2005 - 2015, diện tích NTTS tăng giảm không ổn định, sản lƣợng nuôi trồng bắt đầu chững lại. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do việc phát triển NTTS nhanh, thiếu kiểm soát làm cho môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm, dịch bệnh trên xảy ra liên tục trên diện rộng khiến hải sản chết, gây thiệt hại nặng cho các hộ NTTS. Trong khi khâu đảm bảo đầu ra cho sản phẩm NTTS lại hầu nhƣ ít đƣợc quan tâm, chủ yếu giao phó cho thƣơng lái nên dẫn đến giá cả đầu ra bấp
- 2 bênh khiến cho tình trạng giá cả biến động thất thƣờng gây thua lỗ cho ngƣời nuôi. Bên cạnh đó, do ý thức ngƣời dân cũng nhƣ sự buông lỏng quản lý của cán bộ môi trƣờng tại một số địa phƣơng đã dẫn đến tình trạng lạm dụng hóa chất, chất tăng trọng làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm tạo cớ để thƣơng lái ép giá. Các yếu tố thuộc môi trƣờng hoạt động của ngành tác động tác động đến tốc độ phát triển NTTS của địa phƣơng. Nhằm phát huy lợi thế về thủy sản, Phú Yên đã đặt ra định hƣớng tái cơ cấu theo hƣớng tập trung nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản nhằm đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 bình quân giá trị sản xuất mỗi năm tăng từ 8% đến 9%, chiếm tỷ trọng 36% đến 37% tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Theo đó, mục tiêu là duy trì tốc độ tăng trƣởng giá trị NTTS bình quân trên 6,5%/năm. Đến năm 2030, ngành thủy sản cơ bản đạt trình độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tiếp tục phát triển toàn diện, tăng trƣởng hƣớng theo chất lƣợng, bền vững và trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý. Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ngành NTTS của Phú Yên vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế nhƣ đã chỉ ra ở trên, trƣớc tiên cần phải có sự nghiên cứu đầy đủ, khách quan về phát triển NTTS của Tỉnh trong những năm qua và dự báo cho thời gian đến. Để làm rõ các nội dung, nghiên cứu sẽ phân tích thực trạng phát triển từ năm 2015 về trƣớc và tiến hành dự báo sự biến đổi môi trƣờng hoạt động của ngành tác động đến phát triển NTTS từ năm 2016 trở về sau. Từ đó, đánh giá đúng những mặt thành công, hạn chế; xác định đúng các nhân tố thúc đẩy, các nhân tố kìm hãm sự phát triển; làm rõ các chủ trƣơng chính sách thúc đẩy phát triển NTTS đã và đang triển khai tại địa phƣơng đã phát huy tác dụng ra sao; nguyên nhân nào làm cho nó chƣa phát huy đƣợc tác dụng… cơ sở đề xuất các định hƣớng lớn cũng nhƣ đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế; khắc phục các hạn chế, bất lợi nhằm thúc đẩy hoạt động NTTS ở Phú Yên phát triển mạnh mẽ, bền vững trong tƣơng lai.
- 3 Đến thời điểm hiện tại chƣa có công trình nghiên cứu toàn diện ở góc độ lý thuyết lẫn nghiên cứu thực nghiệm trả lời đƣợc các vấn đề đặt ra trên. Vì vậy, việc phải triển khai thực hiện nghiên cứu đề tài: “Phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Phú Yên” là cần thiết bách cấp cả về lý luận lẫn thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu tổng quát - Nghiên cứu xác lập các luận cứ khoa học từ đó phân tích thực trạng phát triển NTTS tỉnh Phú Yên trong thời gian qua. - Đề xuất giải pháp phát triển NTTS của Tỉnh trên trên cơ sở các luận cứ khoa học, tiền đề thực tiễn vững chắc. * Mục tiêu cụ thể Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên, việc nghiên cứu của luận án này sẽ hƣớng vào thực hiện các mục tiêu cụ thể sau đây: (1) Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển NTTS ứng với điều kiện của Việt Nam và địa phƣơng. (2) Làm rõ thực trạng phát triển NTTS của tỉnh Phú Yên thời gian qua. (3) Xác định các yếu tố môi trƣờng ngành tác động đến sự phát triển NTTS. (4) Tính toán mức độ ảnh hƣởng các yếu tố môi trƣờng ngành tác động đến phát triển NTTS của tỉnh Phú Yên. (5) Xác định các yếu tố sản xuất ảnh hƣởng đến sản lƣợng và tính toán mức độ ảnh hƣởng của chúng. (6) Đề xuất các giải pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh phát triển NTTS Phú Yên trong tƣơng lai. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tƣợng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển nuôi trồng các loại thủy hải sản trong điều kiện cụ thể của một địa phƣơng. Trong đó, luận án tập trung vào nghiên cứu các vấn đề kinh tế của ngành tại một địa phƣơng.
- 4 * Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: việc nghiên cứu đƣợc tiến hành tại các địa phƣơng có hoạt động NTTS trên vùng nƣớc mặn, nƣớc lợ ven biển của tỉnh Phú Yên. Vì nuôi mặn- lợ chiếm khoảng 90% tổng diện tích. Phạm vi nghiên cứu của luận án này không bao gồm hoạt động nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt vốn không phải là thế mạnh của Phú Yên. - Về thời gian: các dữ liệu thứ cấp sử dụng cho nghiên cứu này đƣợc thu thập trong giai đoạn từ 2005 - 2016, dữ liệu sơ cấp tiến hành điều tra trong năm 2015- 2016, tầm xa các giải pháp có ý nghĩa đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. - Về phạm vi tác động của chính sách: các giải pháp đề xuất trong luận án này tập trung vào các chính sách ở tầm vĩ mô của các cơ quan quản lý nhà nƣớc liên quan đến phát triển NTTS. 4. Câu hỏi nghiên cứu 1. Nuôi trông thủy sản Phú Yên đã phát triển hết tiềm năng hay chƣa? Những tiềm năng và lợi thế nào còn có thể đƣợc khai thác để thúc đẩy NTTS của tỉnh Phú Yên tiếp tục phát triển? 2. Những yếu tố nào đang thúc đẩy và những yếu tố nào đang cản trở sự phát triển của NTTS của tỉnh Phú Yên? 3. Các yếu tố môi trƣờng ngành nào có ảnh hƣởng đến phát triển NTTS của Tỉnh? 4. Những giải pháp và chính sách nào cần đƣợc triển khai để thúc đẩy phát triển NTTS của Phú Yên trong tƣơng lai? 5. Đóng góp mới của luận án Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trƣớc có liên quan đến đề tài, luận án bổ sung và phát triển các khái niệm, xây dựng mô hình, phân tích thực tế liên quan đến đề tài. Cụ thể một số đóng góp mới cơ bản bao gồm: - Làm rõ các khái niệm, những nội dung, hệ thống chỉ tiêu đo lƣờng liên quan đến phát triển trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
- 5 - Xây dựng mô hình nghiên cứu mối quan hệ các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển NTTS trên phạm vi cả nƣớc và mô hình có thể áp dụng cho một địa phƣơng, vùng nuôi hoặc loài nuôi cụ thể. - Lƣợng hóa đƣợc mức độ tác động các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển NTTS trƣờng hợp nghiên cứu tại Phú Yên. Từ kết quả ƣớc lƣợng của mô hình xác định đƣợc các yếu tố thúc đẩy và kìm hãm sự phát triển NTTS tại Phú Yên trong thời gian qua. - Qua phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến sản lƣợng nuôi, nghiên cứu đã chỉ ra đƣợc các yếu tố: vốn, quy mô diện tích nuôi, khoa học kỹ thuật có ảnh hƣởng đến sản lƣợng nuôi trồng thủy sản của tỉnh Phú Yên. Thông qua việc sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas. - Nghiên cứu đã chỉ ra đƣợc phân chia lợi ích trong các kênh phân phối tƣơng đối hợp lý, để tăng giá trị gia tăng trong chuỗi cần tăng cƣờng chế biến sản phẩm có chất lƣợng cao. - Đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng 4 tiêu chí thành phần và 1 tiêu chí tổng hợp do Bộ Khoa học & Công nghệ đề xuất để đánh giá mức độ ứng dụng trình độ khoa học kỹ thuật vào trong hoạt động nuôi trồng thủy sản của Tỉnh. - Tính toán hiệu quả sử dụng các nguồn lực chính là vốn, lao động, mặt nƣớc sử dụng trong quá trình sản xuất cho thấy chúng đang mang lại hiệu quả và tăng lên trong giai đoạn nghiên cứu. - Tác giả dùng phần mềm NVivo để định lƣợng dữ liệu định tính kiểu text. Từ đó tìm ra các hạn chế trong việc thực thi các chính sách liên quan đến phát triển NTTS của Phú Yên hiện nay. Đồng thời nghiên cứu chỉ ra những nguyện vọng, mong muốn của ngƣời nuôi về những chính sách cụ thể để giúp họ phát triển NTTS trong tƣơng lai. - Từ đánh giá thực trạng luận án đề xuất các nhóm giải pháp phát triển NTTS của tỉnh Phú Yên trong tƣơng lai dựa trên cơ sở khoa học.
- 6 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan tài liệu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án đƣợc trình bày trong 4 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về phát triển nuôi trồng thủy sản Chƣơng 2. Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3. Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Phú Yên thời gian qua Chƣơng 4. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Phú Yên thời gian tới 7. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án Luận án tổng quan nghiên cứu của khoảng 70 công trình bằng tiếng Việt và tiếng Anh thuộc lĩnh vực NTTS từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, tại Việt Nam và các địa phƣơng của nƣớc ta. Các nghiên cứu chủ yếu thuộc giai đoạn từ 2001 đến 2017, trong đó các nghiên cứu lý thuyết có thời gian xa hơn trong khi các nghiên cứu thực nghiệm là các nghiên cứu gần đây. Các vấn đề thiết yếu liên quan đến ngành và luận án đƣợc tác giả trình bày nhƣ sau: 7.1. Các nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của phát triển NTTS trong nền kinh tế Sự phát triển của thủy sản và NTTS đã góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo an ninh lƣơng thực, thực phẩm quốc gia. Các tác giả Hà Xuân Thông (2004), Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2014), FAO, Vasep đều cho rằng: thủy sản đƣợc đánh giá là nguồn cung cấp đạm quan trọng cho ngƣời dân, là nguồn thực phẩm an toàn có giá trị dinh dƣỡng cao. Cá là nguồn cung cấp dinh dƣỡng cân bằng quan trọng và tốt cho sức khỏe, cung cấp protein động vật cho phần lớn dân số thế giới. Nhƣ vậy, sự phát triển của thủy sản và NTTS đã góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo an ninh lƣơng thực, thực phẩm quốc gia. Nhờ sự phát triển của NTTS đã giúp giảm áp lực từ khai thác trong tự nhiên. Nguồn cung từ cá đã vƣợt qua tốc độ tăng trƣởng dân số toàn cầu. Nhu cầu sản phẩm từ cá tăng lên nhanh chóng một mình ngành đánh bắt tự nhiên không thể đáp ứng nhu cầu này, phát triển NTTS đáp ứng một phần nhu cầu trên [82]. NTTS phát triển kéo dài liên tục nhờ đó bù lại sản lƣợng ngành khai thác bị giảm sút [35]. Còn
- 7 Pablo Trujillo cho rằng: nhu cầu sản phẩm từ cá tăng lên tuy nhiên một mình ngành đánh bắt tự nhiên không thể đáp ứng nhu cầu này cho thấy tầm quan trọng của NTTS đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thủy sản. Đóng góp của ngành NTTS vào thu nhập quốc dân, tăng thu nhập cho quốc gia và từng đối tƣợng tham gia vào ngành NTTS. Sản xuất thủy sản đem nhiều lợi nhuận hơn so với các mặt hàng nông nghiệp khác. Nhờ các giá trị sản phẩm mà chúng lại góp phần vào gia tăng GDP, đóng góp vào phát triển cho nền kinh tế [35], [52]. Theo FAO, NTTS phát triển giúp tăng nguồn thu chính phủ thông qua các hiệp hội nghề cá và các loại thuế liên quan đến sản phẩm mà NTTS tạo ra. Cũng theo FAO, thủy sản là loại thực phẩm được giao dịch quốc tế nhiều nhất, trong đó các nước đang phát triển tiếp tục chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu trên thế giới. Do đó làm tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ, phát triển thƣơng mại quốc tế góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, giúp các nƣớc phát triển thƣơng mại quốc tế [1], [35]. Các nghiên cứu Thủy sản ngành kinh tế mũi nhọn (2004), Giải pháp kinh tế và quản lý môi trƣờng cho phát triển nuôi trồng thủy sản các huyện phía Nam thành phố Hà Nội (2014) đều thống nhất: phát triển NTTS tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật, cải tạo cơ sở hạ tầng bƣớc đầu quan trọng đóng góp vào công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc. NTTS với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra cơ hội việc làm và thu hút một lực lƣợng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất nhƣ chế biến, tiếp thị, phân phối làm giảm sức ép thiếu việc làm [1], tránh áp lực di dân đến các vùng đô thị vốn đã đông đúc [35]. Ngoài ra theo Pablo Trujillo, phát triển NTTS giúp cải thiện sinh kế cộng đồng ven biển. Khi ngành NTTS phát triển sẽ giúp cho các ngành cung cấp đầu vào hay đầu ra của chúng phát triển theo. Theo Commission to the European Parliament and the council: phát triển NTTS tạo điều kiện phát triển các ngành liên quan: thú y, công nghệ gen, công nghiệp thức ăn, thuốc, thiết bị.
- 8 Ngành NTTS chủ yếu tổ chức ven biển, khi phát triển NTTS giúp cho cộng đồng nơi đây giàu lên từ đó giúp củng cố an ninh quốc phòng đặt biệt là phòng thủ ven biển đây là quan điểm của Lâm Văn Mẫn (2006). 7.2. Các nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng của phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với yêu cầu phát triển bền vững Đứng trƣớc nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm, việc phát triển mang tính bền vững cần thiết phải đƣợc đặt ra trên toàn thế giới. Trong đó nuôi trồng thủy sản ngành công nghiệp của tương lai nên được đi đầu trong phát triển bền vững [75]. Các nghiên cứu về phát triển bền vững trong NTTS thừa nhận: Phát triển bền vững NTTS dựa trên 3 yếu tố: kinh tế - môi trƣờng - xã hội. (1) Vấn đề kinh tế xoay quanh: lợi nhuận, nhu cầu thị trƣờng, tính hiệu quả trong nuôi trồng. (2) Yếu tố môi trƣờng tập trung vào: nƣớc và năng lƣợng đƣợc sử dụng, chất lƣợng nƣớc, kiểm soát chất thải. (3) Về lợi ích xã hội là: tạo việc làm, mối quan tâm của địa phƣơng nhƣ cƣ trú, quyền sở hữu, tính thẩm mỹ, tài chính, chuỗi cung ứng, đây chính là ý kiến của William A.Wurts (2001). NTTS bền vững phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với cộng đồng thế giới, đảm bảo lợi ích lâu dài cho ngƣời nuôi. NTTS bền vững đƣợc nhìn nhận: đảm bảo lợi ích lâu dài và một nghề cá có trách nhiệm mà nước ta đã cam kết với cộng đồng quốc tế. Tránh được sự suy thoái và đình truệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần cho thế hệ mai sau [35]. Đảm bảo quyền lợi của cộng đồng dân cư hưởng lợi của nguồn lợi thủy sản, cân bằng hưởng dụng nguồn lợi của các thế hệ, góp phần xóa đói giảm nghèo nông ngư dân [20]. Phát triển bền vững phải đảm bảo bảo tồn nguồn lợi trong thiên nhiên, đặc biệt là nguồn lợi từ biển. Theo tổ chức Greenpeace: NTTS bền vững là phấn đấu theo hƣớng sử dụng thức ăn thực vật và áp dụng phƣơng pháp canh tác bền vững. Tránh sử dụng thức ăn bằng bột cá hoặc thức ăn dựa trên dầu cá từ khai thác quá mức thủy sản trong tự nhiên, cũng không sử dụng các con giống chƣa trƣởng thành bị bắt trong tự nhiên. Không tác động tiêu cực đến động vật hoang dã hoặc nguy hại đối với quần thể hoang dã, tránh làm cạn kiệt nguồn tài nguyên địa phƣơng.
- 9 Phát triển NTTS bền vững là phải đảm bảo phát triển đồng bộ của những ngành khác có sử dụng chung nguồn tài nguyên nƣớc. Đây là quan điểm của 2 tác giả Lâm Văn Mẫn và Nguyễn Quốc Định khi cho rằng: Tối ƣu hóa việc sử dụng đa mục tiêu các hệ thống tài nguyên biển và đất ngập nƣớc liên quan tới thủy sản, giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích và các tác động của các ngành khác đến tính bền vững của nguồn lợi thủy sản. Sức khỏe ngƣời dùng sản phẩm phải đƣợc đảm bảo đó là tiêu chí quan trọng của phát triển bền vững NTTS. Các tác giả Nguyễn Quốc Định, Nguyễn Văn Quỳnh Bôi, Pablo Trujillo chỉ ra nhƣ sau: Sản phẩm ngành nuôi trồng tạo ra không đe dọa sức khỏe con người bằng việc sản xuất ra sản phẩm sạch, quá trình vận chuyển, chế biến và tiêu thụ đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhƣ vậy, phát triển NTTS bền vững đó là phát triển đồng bộ trên cả 3 trụ cột: kinh tế - môi trƣờng - xã hội. 7.3. Các nghiên cứu làm rõ tác động của toàn cầu hóa đến phát triển nuôi trồng thủy sản về khía cạnh kinh tế Sản phẩm từ ngành NTTS đƣợc giao dịch nhiều không chỉ trong nƣớc mà trên thị trƣờng quốc tế, do vậy toàn cầu hóa sẽ tác động đến sự phát triển của ngành. Tự do hóa thƣơng mại ảnh hƣởng đến NTTS vì giá thủy sản trong nƣớc thay đổi theo giá thế giới, thị trƣờng mở rộng nhƣng đồng thời cạnh tranh cũng gay gắt, thị trƣờng quốc tế yêu cầu khắt khe về chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc [24]. Các điều kiện trên vừa thúc đẩy vừa tạo nên những khó khăn nhất định cho phát triển ngành. Tranh chấp thƣơng mại đem đến nhiều thách thức cho các nƣớc đang phát triển. Theo nghiên cứu: Hệ thống giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ nay đến năm 2020 (2006) của Nguyễn Xuân Minh: các rào cản phi thuế quan ngày càng đƣợc áp dụng rộng rãi, các tranh chấp thƣơng mại diễn ra nhiều hơn. Trong đó, tôm và cá da trơn của nƣớc ta phải đối mặt với các quy định này thƣờng xuyên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 627 | 164
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
0 p | 834 | 163
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
203 p | 457 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt Nam
0 p | 291 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 268 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 103 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn