intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân vùng Bắc Trung Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

15
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân vùng Bắc Trung Bộ phát huy được lợi thế đặc thù của vùng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững vùng trong bối cảnh mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân vùng Bắc Trung Bộ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -----------♦----------- NGUYỄN THỊ MINH TÚ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN VÙNG BẮC TRUNG BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI, 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -----------♦----------- NGUYỄN THỊ MINH TÚ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN VÙNG BẮC TRUNG BỘ Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 9310105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC SƠN HÀ NỘI, 2023
  3. i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Nghiên cứu sinh (ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Minh Tú
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ...............................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................vi DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................ix PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..13 1.1. Nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ..................................................................................................13 1.1.1. Nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp và vai trò của doanh nghiệp ..........13 1.1.2. Nghiên cứu về tiêu chí đánh giá sự phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ....................................................................................................................19 1.1.3. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân .................................................................................................22 1.2. Những nhận xét chung về những công trình nghiên cứu có liên quan luận án .32 1.3. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................33 Tiểu kết chương 1 .....................................................................................................34 CHƯƠNG 2; CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG VÙNG KINH TẾ ..........................................35 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân trong vùng kinh tế ..............................................................................................................35 2.1.1. Khái niệm và đặc trưng của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ............35 2.1.2. Khái niệm, đặc trưng vùng kinh tế ...............................................................38 2.2. Nội hàm và tiêu chí đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân đối với phát triển kinh tế vùng .............................................................39 2.2.1. Nội hàm phát triển doanh nghiệp gắn với phát triển bền vững vùng ...........39 2.2.2. Tiêu chí đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân đối với phát triển kinh tế vùng................................................................................43
  5. iii 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp khu vực KTTN đối với sự phát triển của vùng.................................................................................49 2.3.1. Các nhân tố bên trong ...................................................................................49 2.3.2. Các nhân tố bên ngoài ..................................................................................53 2.4. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ..................................................................................................................58 2.4.1. Kinh nghiệm của Đài Loan...........................................................................58 2.4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ......................................................................60 2.4.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc .........................................................................62 2.4.4. Bài học kinh nghiệm trong phát triển doanh nghiệp khu vực KTTN cho vùng Bắc Trung Bộ ................................................................................................63 2.5. Đề xuất khung phân tích về phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân vùng Bắc Trung Bộ ........................................................................................65 Tiểu kết chương 2 .....................................................................................................66 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN VÙNG BẮC TRUNG BỘ GIAI ĐOẠN 2001-2020 .............67 3.1. Khái quát về phát triển kinh tế xã hội vùng Bắc Trung Bộ ..........................67 3.2. Phân tích thực trạng phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001-2020 ...............................................................69 3.2.1. Thực trạng phát triển DN khu vực KTTN vùng BTB về mặt lượng ............70 3.2.2. Thực trạng phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân vùng Bắc Trung Bộ về mặt chất ........................................................................................................89 3.3. Đóng góp của doanh nghiệp khu vực KTTN để thực hiện vai trò động lực đối với phát triển của vùng Bắc Trung Bộ ...........................................................95 3.3.1. Đóng góp của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân trong kết quả tăng trưởng GRDP của vùng ..........................................................................................95 3.3.2. Đóng góp của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân trong vốn đầu tư phát triển của vùng .........................................................................................................95 3.3.3. Đóng góp vào xuất khẩu ...............................................................................96 3.3.4. Đóng góp của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân trong tạo việc làm ....97 3.3.5. Đóng góp của DN khu vực KTTN vào ngân sách nhà nước......................100
  6. iv 3.4. Các nhân tố tác động đến phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân vùng Bắc Trung Bộ ................................................................................................101 3.4.1. Các nhân tố bên trong .................................................................................101 3.4.2. Các nhân tố bên ngoài ................................................................................111 3.5. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân vùng BTB .....................................................................................126 3.6. Đánh giá kết quả và hạn chế đối với phát triển doanh nghiệp khu vực KTTN vùng Bắc Trung Bộ. ...................................................................................131 3.6.1. Đánh giá kết quả và hạn chế .......................................................................131 3.6.2. Nguyên nhân ...............................................................................................136 Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................138 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐẾN 2030 .............................................140 4.1. Bối cảnh quốc tế, khu vực, trong nước và vùng Bắc Trung Bộ tác động đến phát triển doanh nghiệp khu vực kinh kế tư nhân .............................................140 4.1.1. Bối cảnh quốc tế .........................................................................................140 4.1.2. Bối cảnh trong nước và vùng Bắc Trung Bộ ..............................................143 4.1.3. Cơ hội, thách thức đối với phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân vùng Bắc Trung Bộ trong bối cảnh mới ...............................................................147 4.2. Quan điểm, định hướng phát triển phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân vùng Bắc Trung Bộ ..................................................................................150 4.2.1. Quan điểm...................................................................................................150 4.2.2. Định hướng .................................................................................................153 4.3. Giải pháp phát triển doanh nghiệp khu vực KTTN vùng Bắc Trung Bộ .155 4.3.1. Giải pháp khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của vùng để thúc đẩy liên kết nội vùng, liên vùng .........................................................................................155 4.3.2. Tập trung nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, các khu kinh tế, khu công nghiệp có tính hiện đại, đồng bộ và kết nối cao để tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp...................................................156 4.3.3. Giải pháp khắc phục các hạn chế nội tại của các doanh nghiệp khu vực KTTN để hỗ trợ doanh nghiệp khu vực KTTN tiếp cận nguồn lực phát triển......................157
  7. v 4.3.4. Giải pháp xây dựng cơ chế, chính sách ......................................................159 4.3.5. Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh .....................................162 4.3.6. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp .......................................................163 Tiểu kết chương 4 ...................................................................................................164 KẾT LUẬN ................................................................................................................165 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO CÔNG TRÌNH KHOA HỌC .................................167 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................168 PHỤ LỤC 1: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI các tỉnh vùng BTB 2021-2020 ....................................................................................................................182 PHỤ LỤC 2: Các Chỉ số thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI các tỉnh vùng BTB 2011-2020 ...................................................................................183 PHỤ LỤC 3: Chiến lược CMCN 4.0 của doanh nghiệp phân theo vùng kinh tế 188 PHỤ LỤC 4: Kết quả một số hậu kiểm cơ bản của mô hình ................................189 PHỤ LỤC 5: Ma trận tương quan giữa các biến sử dụng trong mô hình (Chạy trên phần mềm stata) ................................................................................................191 PHỤ LỤC 6: Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ..............................................................................................................192 PHỤ LỤC 7: Mẫu phiếu điều tra doanh nghiệp....................................................194 PHỤ LỤC 8: Mẫu phiếu điều tra doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến chế tạo .........................................................................................................................200
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCHTW Ban chấp hành Trung ương BTB Bắc Trung Bộ CBCT Chế biến chế tạo CCKT Cơ cấu kinh tế CMCN Cách mạng công nghiệp CNTT Công nghệ thông tin CPTPP Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương DN Doanh nghiệp DN FDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNTN Doanh nghiệp tư nhân DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ ĐMST Đổi mới sáng tạo EVFTA Hiệp định thương lại tự do liên minh Châu Âu - Việt Nam FTA Hiệp định thương mại tự do GRDP Tổng sản phẩm quốc nội ICT Công nghệ thông tin và truyền thông KTQT Kinh tế quốc tế KTTN Kinh tế tư nhân KTXH Kinh tế xã hội KV KTTN Khu vực kinh tế tư nhân MMSX Máy móc sản xuất MTKD Môi trường kinh doanh NLCT Năng lực cạnh tranh NN Nhà nước
  9. vii NSLĐ Năng suất lao động OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh R&D Nghiên cứu và phát triển RCEP Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực ROA Chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản ROE Chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu SXKD Sản xuất kinh doanh TCTK Tổng cục Thống kê TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTHC Thủ tục hành chính VCCI Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam WTO Tổ chức thương mại thế giới
  10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển doanh nghiệp khu vực KTTN đối với phát triển kinh tế vùng ........................................................................................49 Bảng 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân đối với phát triển kinh tế vùng ..........................................................................58 Bảng 3.1. Số lượng doanh nghiệp khu vực KTTN vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2011- 2020 theo loại hình doanh nghiệp ...............................................................75 Bảng 3.2. Cơ cấu doanh nghiệp KTTN vùng BTB giai đoạn 2006-2020 phân theo ngành kinh doanh cấp 2...............................................................................78 Bảng 3.3. Số lao động bình quân của doanh nghiệp khu vực KTTN Bắc Trung Bộ giai đoạn 2011-2018 theo quy mô lao động .......................................................86 Bảng 3.4. ROA của DN Khu vực KTTN vùng BTB theo loại hình DN (%) ................90 Bảng 3.5. ROE của DN Khu vực KTTN vùng BTB phân theo loại hình DN (%) .......91 Bảng 3.6. Chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), trên vốn chủ sở hữu (ROE) của doanh nghiệp khu vực KTTN vùng Bắc Trung Bộ (%) ..............................94 Bảng 3.7. ROA, ROE của DN khu vực KTTN vùng BTB theo địa phương (%) .........94 Bảng 3.8. Cơ cấu tổng sản phẩm theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế của doanh nghiệp khu vực KTTN vùng Bắc Trung Bộ (%) ..............................95 Bảng 3.9. Cơ cấu vốn đầu tư theo giá hiện hành phân theo nguồn vốn của DN khu vực KTTN vùng Bắc Trung Bộ (%) ..................................................................96 Bảng 3.10. Đóng góp của khu vực KTTN trong xuất khẩu của các địa phương vùng Bắc Trung Bộ (%) .......................................................................................97 Bảng 3.11. Đóng góp của DN khu vực KTTN trong xuất khẩu các vùng (%) .............97 Bảng 3.12. Thu nhập bình quân người lao động trong các doanh nghiệp vùng Bắc Trung Bộ phân theo sở hữu .........................................................................98 Bảng 3.13. Cơ cấu thu NSNN từ doanh nghiệp khu vực KTTN (%) ..........................100 Bảng 3.14. Bảng tóm tắt thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình .................127 Bảng 3.15. Kết quả mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khu vực KTTN vùng Bắc Trung Bộ .............................................128
  11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Khung phân tích về phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân vùng Bắc Trung Bộ ...............................................................................................65 Hình 3.1. Mật độ doanh nghiệp đang hoạt động bình quân trên 1000 dân ...................71 Hình 3.2. Số lượng DN khu vực KTTN vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001-2020 .....71 Hình 3.3. Tăng trưởng số lượng DN khu vực KTTN vùng BTB 2001-2020 ...............72 Hình 3.4. Số lượng doanh nghiệp KTTN theo tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 2001-2020 ....73 Hình 3.5. Tăng trưởng bình quân số lượng DN KTTN các địa phương vùng BTB giai đoạn 2001-2020 ............................................................................................74 Hình 3.6. Tăng trưởng DN khu vực KTTN vùng BTB giai đoạn 2001-2020 theo loại hình ........................................................................................................76 Hình 3.7. Cơ cấu doanh nghiệp khu vực KTTN vùng BTB giai đoạn 2001-2020 phân theo khu vực kinh tế .....................................................................................77 Hình 3.8. Cơ cấu DN khu vực KTTN vùng BTB theo quy mô ....................................79 Hình 3.9. Tốc độ tăng trưởng số lượng DN khu vực KTTN vùng BTB theo quy mô DN ..80 Hình 3.10. Vốn chủ sở hữu bình quân DN khu vực KTTN vùng BTB giai đoạn 2001- 2020 phân theo hình thức sở hữu .................................................................81 Hình 3.11. Vốn chủ sở hữu bình quân doanh nghiệp khu vực KTTN các vùng giai đoạn 2001-2020 ............................................................................................82 Hình 3.12. Vốn chủ sở hữu bình quân DN KTTN vùng BTB theo lĩnh vực ................83 Hình 3.13. Vốn chủ sở hữu bình quân DN khu vực KTTN vùng BTB theo loại hình DN...84 Hình 3.14. Số lao động bình quân doanh nghiệp vùng BTB giai đoạn 2001-2020 .....85 Hình 3.15. Số lao động bình quân DN khu vực KTTN các vùng 2001-2020 ...............86 Hình 3.16. Số lao động bình quân doanh nghiệp khu vực KTTN vùng BTB theo loại hình doanh nghiệp ........................................................................................87 Hình 3.17. Số lao động bình quân doanh nghiệp khu vực KTTN vùng BTB phân theo khu vực kinh tế .............................................................................................88 Hình 3.18. Biến động chỉ số ROA của DN khu vực KTTN vùng Bắc Trung Bộ .........89 Hình 3.19. ROA của DN khu vực KTTN vùng BTB theo quy mô DN (%) .................90 Hình 3.20. Biến động chỉ số lợi nhuận (sau thuế) trên vốn chủ sở hữu (ROE) của DN khu vực KTTN vùng Bắc Trung Bộ ............................................................91 Hình 3.21. ROE của DN Khu vực KTTN vùng BTB theo quy mô DN (%).................92
  12. x Hình 3.22. Chỉ số ROA, ROE của DN khu vực KTTN của các vùng giai đoạn 2001-2020 ..93 Hình 3.23. ROA, ROE của DN khu vực KTTN vùng BTB theo lĩnh vực (%) .............95 Hình 3.24. Lao động làm việc trong các doanh nghiệp vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001-2020 ....................................................................................................98 Hình 3.25. Thu nhập bình quân người lao động trong các doanh nghiệp khu vực KTTN các vùng giai đoạn 2001-2020 .....................................................................99 Hình 3.26. Thu nhập bình quân lao động của DN khu vực KTTN vùng Bắc Trung Bộ phân theo khu vực kinh tế ..........................................................................100 Hình 3.27. Doanh nghiệp CBCT phân theo trình độ công nghệ của ngành ................102 Hình 3.28. Trình độ công nghệ của MMSX chính trong doanh nghiệp ......................103 Hình 3.29. Trình độ công nghệ của MMSX chính của khu vực KTTN ngành CBCT .....104 Hình 3.30. Độ nhạy công nghệ sản xuất của doanh nghiệp ngành CBCT ..................105 Hình 3.31. Nước cung cấp MMSX chính của doanh nghiệp CBCT ...........................106 Hình 3.32. Nước cung cấp MMSX chính của doanh nghiệp KV KTTN ngành CBCT vùng BTB ...................................................................................................106 Hình 3.33. Tỷ lệ doanh nghiệp có thực hiện R&D của vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2015-2019 ..................................................................................................107 Hình 3.34. Cách thức thực hiện R&D của doanh nghiệp CBCT vùng BTB giai đoạn 2015-2019 ..................................................................................................107 Hình 3.35. Mục tiêu chính của hoạt động R&D trong doanh nghiệp CBCT Bắc Trung Bộ giai đoạn 2015-2019 .............................................................................108 Hình 3.36. Năng suất lao động doanh nghiệp khu vực KTTN của các vùng giai đoan 2011-2020 (Tr.đ) .......................................................................................110 Hình 3.37. Chỉ số Tiếp cận đất đai 2011-2020 vùng BTB ..........................................118 Hình 3.38. Chỉ số Dịch vụ hỗ trợ DN 2011-2020 vùng BTB .....................................118 Hình 3.39. Chỉ số Đào tạo lao động 2011-2020 vùng BTB ........................................119 Hình 3.40. Chỉ số lợi thế so sánh hạ tầng đường bộ Infra vùng Bắc Trung Bộ ..........121 Hình 3.41. Chỉ số ICT vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2010-2020 ..............................122 Hình 3.42. Thứ hạng PCI của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ........................................122
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng, thậm chí là chi phối ở hầu hết các nền kinh tế. Khu vực này được coi là chủ thể quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Với đường lối đổi mới toàn diện đất nước, Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam (1986) đã đề ra đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, trải qua các kỳ Đại hội VII (1991), VIII, (1996), IX (2001), X (2006), XI (2011) và đặc biệt tới Đại hội XII năm 2016 Đảng xác định “Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế”. Đây là bước tiến quan trọng trong nhận thức của Đảng về vai trò và vị thế của khu vực kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới, từ chỗ ghi nhận đến việc tạo điều kiện để phát triển kinh tế tư nhân. Và sau 35 năm đổi mới, kinh tế tư nhân đã đóng góp lớn vào sự phát triển KTXH, nhanh chóng khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong các giai đoạn phát triển của đất nước. Tỷ lệ đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trong tổng mức đầu tư toàn xã hội cả nước liên tục tăng từ 36,7% năm 2015, lên 38% năm 2017 và lên 46% năm 2020. Tuy nhiên, tại Nghị quyết số 10 - NQ/TW ngày 3/6/2017 của BCH TW Đảng khóa XII đã chỉ ra thực trạng: “KTTN chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế và khu vực kinh tế tư nhân cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn, hạn chế”. Sự phát triển của doanh nghiệp khu vực KTTN vùng Bắc Trung Bộ không nằm ngoài bức tranh chung đó của cả nước. Chính vì vậy, việc đánh giá đúng thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và những vấn đề đặt ra đến phát triển khu vực KTTN, trong đó tập trung là các doanh nghiệp trong nước để từ đó có những khuyến nghị về các chính sách, giải pháp để khu vực KTTN phát huy được vai trò động lực quan trọng là cần thiết. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung gồm 14 tỉnh, thành là 1 trong 6 vùng kinh tế xã hội của cả nước với hơn 1.300 km. Vùng này sở hữu nhiều giá trị văn hóa, lịch sử và con người, có sự khác biệt đặc trưng về khí hậu giữa hai phần nam và bắc đèo Hải Vân ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, vùng này được chia thành 2 tiểu vùng là tiểu vùng Bắc Trung Bộ và tiểu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Tại Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 25/10/2022 phê duyệt Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030). Luận án tập trung nghiên cứu về tiểu vùng Bắc Trung Bộ. Vùng Bắc Trung Bộ (BTB) bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
  14. 2 Bình, Quảng trị và Thừa Thiên Huế, là điểm kết nối quan trọng trong trục chiến lược phát triển của nền kinh tế Việt Nam, là cầu nối giữa các vùng kinh tế trọng điểm của miền Bắc cũng như miền Nam, là khu vực liên kết Việt Nam với Lào. Là vùng có tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng, phong phú và nổi trội về biển, đảo, vịnh nước sâu, đồi núi, hồ thác, di sản văn hóa - lịch sử, cửa khẩu biên giới,… thuận lợi phát triển kinh tế tổng hợp với nhiều ngành chủ lực như du lịch, y tế, giáo dục, công nghiệp chế tạo, nông nghiệp hữu cơ. Vùng kinh tế Bắc Trung Bộ có nhiều dịch chuyển quan trọng trong cơ cấu. Định hướng phát triển kinh tế đó là phát triển công nghiệp tập trung thu hút sản xuất công nghệ cao, phát triển năng lượng và chế biến sâu; tăng tỷ trọng lĩnh vực thương mại - dịch vụ; nông nghiệp phát triển theo hướng công nghệ cao và hình thành chuỗi cung ứng tiêu thụ. Tuy nhiên, nằm xa trung tâm kinh tế lớn của đất nước, nằm ở khu vực có vị trí địa lý, địa hình khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, khoa học công nghệ chưa phát triển, các địa phương đều có xuất phát điểm thấp so với các vùng kinh tế khác, chất lượng tăng trưởng kinh tế của vùng chưa cao, chưa bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, công nghiệp phụ trợ, chế biến sâu chưa phát triển, động lực tăng trưởng của vùng thiếu bền vững. Thể chế phát triển chưa đồng bộ, chưa xác định được kinh tế biển dựa trên lợi thế so sánh của vùng. Không gian kinh tế vùng chưa được hình thành rõ nét, chưa phát huy được liên kết để phát triển. Với diện tích 51,5 nghìn km2 (16,5% cả nước), dân số 10,6 triệu người (15% cả nước), năm 2020 vùng Bắc Trung Bộ có hơn 39.000 doanh nghiệp, chỉ chiếm khoảng 5% so với tổng số lượng doanh nghiệp cả nước (cả nước hơn 810.000 doanh nghiệp), tỷ lệ doanh nghiệp khu vực KTTN vùng BTB đang hoạt động so với tổng số DN khu vực KTTN cả nước chỉ chiếm 5,86% năm 2015 và 6,46% năm 2020. Đóng góp của DN khu vực KTTN vùng BTB trong GRDP năm 2020 khoảng 20%, thu ngân sách 11,05%, xuất khẩu 13.09% (năm 2019). Tuy nhiên, số doanh nghiệp bình quân 1000 dân vùng BTB là 4,2 năm 2021 (cả nước là 8,7, vùng Đông Nam Bộ 19,3, vùng Đồng bằng Sông Hồng 11,6), điều này thể hiện trình độ phát triển của DN khu vực này mới chỉ bằng 1/3 mức trung bình của cả nước. Phát triển doanh nghiệp khu vực KTTN chưa tương xứng với thế mạnh, tiềm năng phát triển của vùng. Kết cấu hạ tầng của vùng đang là rào cản cho sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp kinh tế tư nhân vùng Bắc trung Bộ còn rất nhiều bất cập như: quy mô của doanh nghiệp KTTN nhỏ, với hơn 98% doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ. Năng suất lao động tương đối thấp so với các khu vực kinh tế khác, không đủ mạnh, lớn để vươn ra tỉnh ngoài, nước ngoài. Về số lượng phát triển nhanh, nhưng chất lượng chưa tương xứng, doanh nghiệp còn yếu. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập nhiều, nhưng hoạt động chỉ vào khoảng 50%, như vậy cho
  15. 3 thấy có sự tăng trưởng thiếu bền vững. Các nguồn nội lực (tầm nhìn, năng lực quản trị...) cho phát triển còn hạn chế. Liên kết vùng, trong đó đặt doanh nghiệp ở vị trí trung tâm yếu, chưa kết nối được. Doanh nghiệp khu vực KTTN thiếu tính liên kết vùng và liên kết với DNNN, DN nước ngoài. Mặt khác, hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị của các doanh nghiệp rất ít, manh mún, điều kiện về kỹ thuật hạn chế... Những hạn chế này làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát huy vai trò động lực của khu vực KTTN đối với phát triển vùng BTB, là một trong những nguyên nhân khiến tăng trưởng và phát triển kinh tế vùng BTB cũng thiếu tính bền vững và đột phá. Với những tiềm năng phát triển, cộng với những tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, yêu cầu phát triển vùng Bắc Trung Bộ trong bối cảnh mới cần phát huy tốt hơn các động lực phát triển hiện có, đồng thời tìm kiếm những động lực phát triển mới với sự vào cuộc của các thành phần kinh tế, trong đó có vai trò nòng cốt của doanh nghiệp khu vực KTTN. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu luận án “Phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân vùng Bắc Trung Bộ” nhằm phân tích rõ thực trạng, tìm những nguyên nhân, hạn chế trong phát triển DN khu vực KTTN của vùng, để từ đó đề xuất giải pháp phát triển. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân vùng Bắc Trung Bộ phát huy được lợi thế đặc thù của vùng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững vùng trong bối cảnh mới. Mục tiêu cụ thể: - Xây dựng khung lý thuyết về phát triển doanh nghiệp khu vực KTTN vùng Bắc Trung Bộ. - Đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp khu vực KTTN vùng Bắc Trung Bộ, chỉ ra các hạn chế và xác định nguyên nhân của hạn chế. - Xác định và phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp khu vực KTTN vùng Bắc Trung Bộ. - Khuyến nghị đề xuất các giải pháp phát triển doanh nghiệp khu vực KTTN phù hợp với đặc thù của vùng Bắc Trung Bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân gồm các loại hình: Công ty Cổ phần (Vốn NN< 50%); Công ty Cổ phần (Vốn NN=0%); Công ty Hợp danh; Công ty TNHH; Doanh nghiệp tư nhân.
  16. 4 - Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân vùng Bắc Trung Bộ dưới góc độ kinh tế phát triển gắn với phát triển bền vững vùng, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển khu vực kinh tế tư nhân vùng Bắc Trung Bộ cả về mặt lượng và chất. Luận án không xem xét bền vững dưới góc độ xã hội và môi trường. - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng phát triển doanh nghiệp khu vực KTTN vùng BTB giai đoạn 2001-2020 và đề xuất giải pháp phát triển đến 2030. - Phạm vi không gian: 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế). 4. Câu hỏi nghiên cứu Tiêu chí nào đo lường phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân? Những hạn chế cơ bản nào ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp khu vực KTTN vùng BTB và ảnh hưởng đến khả năng thực hiện vai trò động lực của khu vực KTTN đối với phát triển của vùng BTB? Yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân vùng Bắc Trung Bộ? 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn Phương pháp này được sử dụng để thu thập dữ liệu thứ cấp như các công trình nghiên cứu khoa học công bố liên quan luận án ở trong và ngoài nước; Các nguồn sách, báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học liên quan đến phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân; Báo cáo kinh tế xã hội hàng năm của các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2010-2020; Báo cáo tổng kết Nghị quyết về phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp; Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Các số liệu, bài viết trên các website của các bộ, ngành và các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ; Báo cáo PCI hàng năm của VCCI Việt Nam. Các dữ liệu sau khi thu thập đều được sắp xếp, điều chỉnh và phân loại một cách khoa học, hợp lý. Các tài liệu thứ cấp được sử dụng để tổng quan nghiên cứu liên quan đến vấn đề luận án nghiên cứu và được sử dụng để phân tích trong thực trạng để từ đó đề xuất các giải pháp. Tất cả các tài liệu thứ cấp nghiên cứu tại bàn được đưa vào tài liệu tham khảo của luận án.
  17. 5 5.2. Phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích và so sánh Phân tích thống kê mô tả được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu ở phần mô tả thực trạng phát triển doanh nghiệp khu vực KTTN vùng BTB, bên cạnh đó các phân tích so sánh và tổng hợp được sử dụng đan xen để làm rõ những hạn chế và vấn đề trong phát triển doanh nghiệp khu vực KTTN vùng Bắc Trung Bộ. Phương pháp này sử dụng để phân tích sự biến động của các đối tượng nghiên cứu bằng các dãy số, biểu đồ. Từ đó, đánh giá phân tích thực trạng, chỉ ra những vấn đề, nút thắt trong phát triển doanh nghiệp khu vực KTTN vùng BTB. Phương pháp so sánh sử dụng để phân tích, so sánh phát triển DN khu vực KTTN vùng Bắc Trung Bộ với các vùng kinh tế khác trong cả nước. Dùng để so sánh phân tích giữa khu vực KTTN với KT nhà nước và KT có vốn đầu tư nước ngoài. Phương pháp này sử dụng để tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng dựa trên các số liệu thứ cấp, số liệu tính toán từ dữ liệu về phát triển doanh nghiệp khu vực KTTN vùng BTB. Từ đó có những bài học kinh nghiệp từ tổng hợp kinh nghiệm quốc tế. 5.3. Phương pháp chuyên gia Sử dụng phương pháp chuyên gia là những người có chuyên môn sâu, có kinh nghiệm trong nghiên cứu về doanh nghiệp và từng có các công trình nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp. Sử dụng phương pháp chuyên gia thông qua hình thức phỏng vấn online, qua điện thoại về nội hàm, nhân tố tác động phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân. 5.4. Phương pháp phân tích định lượng Dạng hàm của ước lượng với dữ liệu mảng: ܻ௜,௧ = ߙ + ߚ௜ ܺ௜,௧ + ‫ݑ‬௜,௧ (i = 1,..., N; t = 1,...T) Trong đó: ܻ௜,௧ là vector giá trị của biến phụ thuộc Y; ܺ௜,௧ là vector giá trị của tổ hợp biến độc lập X; ߚ௜ là vector hệ số giải thích của biến độc lập trong mô hình; ߙ là hệ số chặn và ‫ݑ‬௜,௧ là phần dư chưa được giải thích trong mô hình. Với dữ liệu mảng (Panel data) việc lựa chọn mô hình phụ thuộc vào các khuyết tật có thể có của mô hình như vấn đề biến nội sinh, phương sai sai số thay đổi hoặc vấn đề tự tương quan của sai số. Những vấn đề trên, nếu không được xử lý sẽ khiến kết quả ước lượng bị chệch và không đáng tin cậy.
  18. 6 Các bước kiểm định tự tương quan 1. Tạo biến sai số ‫ݑ‬௜ thông qua lấy phần dư của ước lượng OLS 2. Ước lượng OLS cho sai số vừa thu được và các biến độc lập để kiểm định tính tương quan. Nếu không có tương quan thì vấn đề nội sinh được loại bỏ và ngược lại. Các bước lựa chọn phương pháp ước lượng (sử dụng cho dữ liệu mảng) Dữ liệu mảng thường sử dụng một trong ba mô hình sau: Ước lượng dữ liệu gộp (Pooled OLS); Ước lượng với hiệu ứng cố định (Fixed effects) hay hồi quy với biến giả; và ước lượng với hiệu ứng ngẫu nhiên (Random effects). Trong đó, ước lượng OLS với dữ liệu gộp được xây dựng trên giả định các biến độc lập là không thay đổi theo thời gian và không có sự khác biệt giữa các đối tượng (Gujarati, 2004). Với dữ liệu mảng, thường tồn tại một trong hai yếu tố là thay đổi theo thời gian hoặc có sự khác biệt giữa các đối tượng hoặc cả hai do đó các giả định cho OLS với dữ liệu gộp không được đảm bảo đặc biệt là tính độc lập ngẫu nhiên của mẫu, dẫn tới kết quả ước lượng không đáng tin cậy. Hầu hết các phương pháp ứng dụng cho dữ liệu mảng đều ứng dụng mô hình thành phần sai số một chiều cho nhiễu với: ‫ݑ‬௜,௧ = µ௜ + ‫ݒ‬௜,௧ Trong đó: µ௜ là phần tác động của đối tượng không quan sát được và ‫ݒ‬௜,௧ là phần nhiễu. Với hiệu ứng cố định (fixed effects), µ௜ được giả định là tham số cố định để ước lượng và phần nhiễu ngẫu nhiên còn lại ‫ݒ‬௜,௧ là độc lập và có phân phối chuẩn ሺ0, ߪ௩ ሻ. ଶ Và ܺ௜,௧ được giả định độc lập với ‫ݒ‬௜,௧ với mọi i và t. Ước lượng biến giả bình phương nhỏ nhất (LSDV) có dạng ước lượng bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS): ‫ߡ .ߙ = ݕ‬ே் + ܺ. ߚ + ܼµ . µ + ‫ܼ + ߜ .ܼ = ݒ‬µ . µ + ‫ݒ‬ Với hiệu ứng ngẫu nhiên (random effects), µ௜ tuân theo phân phối độc lập và đồng nhất1 ൫0, ߪµ ൯, ‫ݒ‬௜,௧ tuân theo phân phối độc lập và đồng nhất2 ሺ0, ߪ௩ ሻ. Và µ௜ và ‫ݒ‬௜,௧ ଶ ଶ là độc lập. Ngoài ra, ܺ௜,௧ độc lập với µ௜ và ‫ݒ‬௜,௧ với mọi i và t. Dạng hàm mới sẽ có dạng ‫ܺ .ߚ + ߙ = ݕ‬௜,௧ + ሺµ௜ + ‫ݒ‬௜,௧ ሻ 1 Independent and identically distributed (i.i.d) 2 Independent and identically distributed (i.i.d)
  19. 7 Việc xác định mô hình là dữ liệu mảng với hiệu ứng cố định hay ngẫu nhiên hoặc là hồi quy OLS với dữ liệu gộp, được xác định thông qua các bước kiểm định. Hiệu ứng cố định được kiểm tra dựa trên thống kê F, với giả thiết ‫ܪ‬଴ là tất cả các hệ số góc đều bằng “0” (không có sữ khác biệt giữa các đối tượng hay giữa các thời điểm khác nhau). Nếu kết quả ‫ܪ‬଴ bị bác bỏ đồng nghĩa với tác động cố định là không phù hợp. Không thể sử dụng ước lượng OLS với dữ liệu gộp trong trường hợp này, và ngược lại. Với ước lượng cho dữ liệu mảng, việc lựa chọn hiệu ứng cố định hay hiệu ứng ngẫu nhiên sẽ được lựa chọn thông qua kiểm định Hausman. Sau khi tiến hành ước lượng với hiệu ứng phù hợp, việc tiến hành các hậu kiểm về các khuyết tật của mô hình như vấn đề đa công tuyến, phương sai sai số hay tự tương quan là cần thiết để tiến hành hiệu chỉnh ước lượng. Tuy nhiên, hệ số ước lượng mô hình với hiệu ứng cố định hay ngẫu nhiên sẽ bị chệch và không đáng tin cậy nếu mô hình xuất hiện vấn đề biến nội sinh. Trong trường hợp đó, cần sử dụng phương pháp GMM để đạt được hiệu quả ước lượng tốt hơn. Luận án sử dụng mô hình tác động cố định (Fixed-effect Model) để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của DN khu vực KTTN vùng Bắc Trung Bộ. Lựa chọn mô hình được thực hiện thông qua các bước kiểm định ở phụ lục 4. Đại diện cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khu vực KTTN thì mô hình sử dụng biến ROA. Hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp được quyết định bởi hai nhóm nhân tố gồm (i) nhóm các đặc điểm nội tại của doanh nghiệp như lĩnh vực hoạt động, loại hình kinh doanh, quy mô (vốn, lao động), trình độ quản lý, mô hình kinh doanh,… và (ii) nhóm nhân tố bên ngoài như: chính sách, các cú sốc, môi trường kinh doanh, chất lượng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Trên cơ sở đó mô hình lý thuyết có dạng hàm sau: ܻ = ݂൫ܺ௝,௣,௧ ; ܼ௣,௧ ; ߝ௧ ൯ ௝,௧ Trong đó: - ܻ : Biến phụ thuộc - đại diện cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ௝,௧ - ܺ௝,௣,௧ : Nhóm biến độc lập đại diện cho đặc điểm của doanh nghiệp - ܼ௣,௧ : Nhóm biến độc lập đại diện cho môi trường kinh doanh và thể chế - ߝ௧ : Các nhân tố tác động khác ngoài mô hình Dựa trên tổng quan nghiên cứu, mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khu vực KTTN vùng Bắc Trung Bộ có dạng hàm như sau:
  20. 8 ‫݃݋ܮ‬൫ܴܱ‫ܣ‬௝,௧ ൯ = ߙ଴ + ߙଵ . ‫݃݋ܮ‬ሺ݊݃‫݊݋ݒ݊݋ݑ‬ሻ௝,௧ + ߙଶ . ‫݃݋ܮ‬ሺ‫݃݊݋݀݋݈ܽ݋ݏ‬ሻ௝,௧ + ߙଶ . ‫݃݋ܮ‬ሺ݊ܽ݊݃‫݃݊݋݀݋݈ܽݐܽݑݏ‬ሻ௝,௧ + ߙଷ . ݈݅݊ℎ‫ܿݑݒ‬௝,௧ + ߙସ . ܿ‫݌݋‬ℎܽ݊௝,௧ + ߙହ . ‫ܽݑݒ_݉ݍ‬௝,௧ + ߙ଺ . ‫݊݋݈_݉ݍ‬௝,௧ + ߜଵ . ܲ‫ܫܥ‬௣,௧ + ߜଶ . ‫ܶܥܫ‬௣,௧ + ߜଷ . ܿ‫݀݅ݒ݋‬௧ Trong đó - ‫݃݋ܮ‬൫ܴܱ‫ܣ‬௝,௧ ൯: Chỉ số lợi nhuận (trước thuế) trên nguồn vốn của doanh nghiệp “j” trong năm “t”. - ‫݃݋ܮ‬ሺ݊݃‫݊݋ݒ݊݋ݑ‬ሻ௝,௧ : Logarit của nguồn vốn của doanh nghiệp j trong năm t - ‫݃݋ܮ‬ሺ‫݃݊݋݀݋݈ܽ݋ݏ‬ሻ௝,௧ : Logarit của số lao động của doanh nghiệp j trong năm t - ‫݃݋ܮ‬ሺ݊ܽ݊݃‫݃݊݋݀݋݈ܽݐܽݑݏ‬ሻ௝,௧ : Logarit của năng suất lao động của doanh nghiệp j trong năm t. Trong đó, năng suất lao động được đo lường bằng doanh thu bình quân của lao động trong doanh nghiệp. - ݈݅݊ℎ‫ܿݑݒ‬௝,௧ : Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp j. - ܿ‫݌݋‬ℎܽ݊௝,௧ : Biến giả loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần. Trong đó, nhận giá trị bằng 1 nếu loại hình doanh nghiệp là cổ phần và bằng 0 nếu là loại hình khác. - ‫ܽݑݒ_݉ݍ‬௝,௧ : Biến giả doanh nghiệp quy mô vừa. Nhận giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp j là quy mô vừa trong năm i và ngược lại nhận giá trị bằng 0. - ‫݊݋݈_݉ݍ‬௝,௧ : Biến giả doanh nghiệp quy mô lớn. Nhận giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp j là quy mô lớn trong năm i và ngược lại nhận giá trị bằng 0. - ܲ‫ܫܥ‬௣,௧ : Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh p trong năm t - ‫ܶܥܫ‬௣,௧ : Chỉ số Mức độ sẵn sàng công nghệ thông tin của tỉnh p trong năm t - ܿ‫݀݅ݒ݋‬௧ : Nhận giá trị bằng 1 với t = 2020 đại diện cho ảnh hưởng của Covid- 19 tới doanh nghiệp và nhận giá trị bằng 0 trong các năm khác. Kỳ vọng chiều tác động của các biến giải thích tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, hệ số mang dấu dương (+) nếu biến giải thích tác động tích cực tới biến phụ thuộc và ngược lại hệ số mang dấu (-) nếu biến giải thích ảnh hưởng tiêu cực tới biến phụ thuộc. Trong trường hợp các nghiên cứu sẵn có không thống nhất về chiều tác động của biến giải thích, hệ số sẽ có dấu “+/-“.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2