intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:270

26
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển "Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập" trình bày các nội dung chính sau: Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch vùng trong bối cảnh hội nhập; Đánh giá thực trạng phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập; Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ BÙI TRỌNG TIẾN BẢO PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM BÙI TRỌNG TIẾN BẢO PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP Ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9.31.01.05 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Quyết Thắng TS. Quyền Đình Hà HÀ NỘI – 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được sử dụng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2024 Tác giả luận án Bùi Trọng Tiến Bảo i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Quyết Thắng và TS. Quyền Đình Hà đã tận tình định hướng giúp tôi hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn và Bộ môn Phát triển nông thôn đã tận tình hỗ trợ tôi trong quá trình hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của lãnh đạo và cán bộ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang; Hiệp hội Du lịch vùng ĐBSCL; cán bộ, chuyên viên các huyện trên địa bàn đã nhiệt tình cung cấp thông tin, hỗ trợ thu thập dữ liệu, trao đổi thông tin để thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTEH) đã động viên, tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2024 Tác giả luận án Bùi Trọng Tiến Bảo ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan .......................................................................................................................... i Lời cảm ơn ............................................................................................................................. ii Mục lục .................................................................................................................................iii Danh mục chữ viết tắt .......................................................................................................... vii Danh mục bảng ...................................................................................................................viii Danh mục hình ....................................................................................................................... x Danh mục hộp ....................................................................................................................... xi Danh mục biểu đồ ................................................................................................................. xi Trích yếu luận án ................................................................................................................. xii Thesis abstract .................................................................................................................... xiv Phần 1. Mở đầu .................................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 5 1.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................................... 5 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................... 5 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 5 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 5 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 5 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 6 1.4. Đóng góp mới của luận án ......................................................................................... 6 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................... 7 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch vùng trong bối cảnh hội nhập .................................................................................................................... 9 2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................. 9 2.1.1. Một số khái niệm có liên quan ................................................................................... 9 2.1.2. Vai trò, đặc điểm của phát triển du lịch vùng trong bối cảnh hội nhập ................... 15 2.1.3. Nội dung phát triển du lịch vùng trong bối cảnh hội nhập ...................................... 18 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng phát triển du lịch vùng trong bối cảnh hội nhập .................. 24 2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch vùng ............................................................... 32 2.2.1. Kinh nghiệm thực tiễn quốc tế về phát triển du lịch vùng trong bối cảnh hội nhập ................................................................................................................... 36 iii
  6. 2.2.2. Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển du lịch vùng trong nước ................................. 38 2.2.3. Bài học vận dụng cho phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập ................................................................................................................... 40 Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................... 41 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 42 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................................. 42 3.1.1. Vị trí địa lý vùng Đồng Tháp Mười ......................................................................... 42 3.1.2. Tài nguyên du lịch vùng Đồng Tháp Mười ............................................................. 43 3.1.3. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch vùng Đồng Tháp Mười .................... 45 3.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng Đồng Tháp Mười .................................................. 45 3.1.5. Những thuận lợi, khó khăn của đặc điểm địa bàn đối với phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập ..................................................... 55 3.2. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích ............................................................... 56 3.2.1. Phương pháp tiếp cận............................................................................................... 56 3.2.2. Khung phân tích phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập ................................................................................................................... 57 3.3. Phương pháp chọn điểm và mẫu nghiên cứu ........................................................... 58 3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ....................................................................... 58 3.3.2. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................................... 59 3.4. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................................... 63 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp .................................................................. 63 3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp.................................................................... 64 3.5. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin ............................................................... 65 3.5.1. Phương pháp xử lý thông tin ................................................................................... 65 3.5.2. Phương pháp phân tích tình huống .......................................................................... 65 3.5.3. Phương pháp thống kê kinh tế ................................................................................. 65 3.5.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) ........................... 66 3.5.5. Phân tích hồi quy ..................................................................................................... 66 3.5.6. Phương pháp phân tích SWOT ................................................................................ 69 3.5.7. Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch .................................................................. 69 3.6. Hệ thống tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu nghiên cứu................................................... 69 TÓM TẮT PHẦN 3 ........................................................................................................... 71 iv
  7. Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ........................................................................ 72 4.1. Thực trạng phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập....... 72 4.1.1. Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch vùng .......................................................... 72 4.1.2. Thực trạng quy hoạch du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập ................................................................................................................... 77 4.1.3. Thực trạng quản lý và khai thác du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập ..................................................................................................... 84 4.1.4. Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập ................................................................................. 88 4.1.5. Thực trạng nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập ................................................................................................................... 93 4.1.6. Kết quả phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập............ 99 4.1.7. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch Vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập ................................................................................................... 108 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập ......................................................................................................... 113 4.2.1. Yếu tố thuộc về Tài nguyên du lịch ....................................................................... 113 4.2.2. Yếu tố thuộc về Thể chế, chính sách phát triển du lịch vùng ................................ 116 4.2.3. Yếu tố thuộc về Xúc tiến quảng bá và thu hút đầu tư du lịch ................................ 118 4.2.4. Yếu tố thuộc về Sự tham gia của cộng đồng địa phương ...................................... 121 4.2.5. Yếu tố thuộc về Liên kết phát triển........................................................................ 124 4.2.6. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng trong bối cảnh hội nhập ................................................................................................................. 127 4.3. Giải pháp phát triển du lịch vùng đồng tháp mười trong bối cảnh hội nhập ......... 130 4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp........................................................................................ 130 4.3.2. Giải pháp về tài nguyên du lịch ............................................................................. 136 4.3.3. Giải pháp về thể chế, chính sách phát triển du lịch vùng ...................................... 140 4.3.4. Giải pháp về xúc tiến quảng bá và thu hút đầu tư du lịch...................................... 142 4.3.5. Giải pháp về sự tham gia của cộng đồng địa phương ............................................ 144 4.3.6. Giải pháp liên kết phát triển................................................................................... 146 Tóm tắt phần 4 ................................................................................................................... 147 v
  8. Phần 5. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................... 148 5.1. Kết luận .................................................................................................................. 148 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 149 5.2.1. Với Chính phủ ....................................................................................................... 149 5.2.2. Với các tỉnh và các ban ngành địa phương ............................................................ 150 Các công trình nghiên cứu đã công bố .............................................................................. 151 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 152 Phụ lục ............................................................................................................................... 166 vi
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BBGN Biên bảng ghi nhớ CS Cộng sự CSHT Cơ sở hạ tầng CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương DTLS Di tích lịch sử ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long ĐTM Đồng Tháp Mười EVFTA Hiệp định thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài KQT Khách quốc tế KTTĐ Kinh tế trọng điểm GRDP Tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn NQ Nghị quyết QĐ Quyết định QL Quốc lộ SPDL Sản phẩm du lịch TCDL Tổng cục Du lịch Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTg Thủ tướng TUĐT Tỉnh ủy Đồng Tháp TULA Tỉnh ủy Long An TUTG Tỉnh ủy Tiền Giang TW Trung ương UBND Ủy ban Nhân dân VH-TT-DL Văn hoá – Thể thao – Du lịch VQG Vườn Quốc gia vii
  10. DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1. Tổng sản phẩm quốc nội vùng Đồng Tháp Mười ................................................... 46 3.2. Tổng sản phẩm bình quân đầu người giai đoạn 2015-2021 .................................... 46 3.3. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2015 -2021 ........................................................................................... 47 3.4. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ...................................................................... 49 3.5. Vốn đầu tư phát triển ............................................................................................... 49 3.6. Dân số vùng Đồng Tháp Mười trong năm 2020 và 2021 ........................................ 52 3.7. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo địa phương ........................................................................................ 53 3.8. Tổng số lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo ngành kinh tế ................................................................................................... 54 3.9. Thống kê các điểm điều tra tại các huyện đại diện vùng Đồng Tháp Mười............ 59 3.10. Cỡ mẫu điều tra cộng đồng địa phương vùng Đồng Tháp Mười ............................ 61 3.11. Cỡ mẫu điều tra doanh nghiệp vùng Đồng Tháp Mười........................................... 62 3.12. Cỡ mẫu điều tra khách du lịch vùng Đồng Tháp Mười ........................................... 63 3.13. Nguồn số liệu, tài liệu và cách thu thập thông tin thứ cấp ...................................... 64 3.14. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập ........................................................................................... 67 3.15. Ma trận SWOT trong nghiên cứu phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập ........................................................................................... 69 4.1. Mức độ yêu thích của du khách về các loại hình du lịch........................................ 73 4.2. Mức độ nhận biết về quy hoạch phát triển du lịch tại địa phương .......................... 83 4.3. Kết quả khảo sát năng lực phục vụ khách tại vùng Đồng Tháp Mười .................... 88 4.4. Thống kê số lượng Hướng dẫn viên được cấp thẻ tại vùng năm 2023 .................... 89 4.5. Dự báo nguồn nhân lực du lịch vùng Đồng Tháp Mười đến năm 2025 .................. 90 4.6. Thống kê số lượng doanh nghiệp tại vùng Đồng Tháp Mười ................................. 95 4.7. Thống kê đánh giá chất lượng dịch vụ tại vùng Đồng Tháp Mười ......................... 96 4.8. Kết quả đánh giá sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch tại vùng Đồng Tháp Mười ............................................................................................ 97 viii
  11. 4.9. Kết quả đánh giá mức độ tin cậy yếu tố sự hài lòng của khách du lịch về cơ sở hạ tầng tại vùng Đồng Tháp Mười ...................................................................... 98 4.10. Tổng lượt khách du lịch giai đoạn 2015-2021 ........................................................ 99 4.11. Doanh thu du lịch lữ hành phân theo vùng du lịch, địa phương giai đoạn 2015-2021 .............................................................................................................. 104 4.12. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép năm 2022 ........................... 105 4.13. Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế ......... 106 4.14. Thống kê mô tả mẫu khảo sát khách du lịch ......................................................... 107 4.15. Thống kê mô tả yếu tố tài nguyên du lịch vùng Đồng Tháp Mười ....................... 114 4.16. Thống kê độ tin cậy yếu tố tài nguyên du lịch ...................................................... 115 4.17. Thống kê mô tả yếu tố thể chế, chính sách phát triển du lịch vùng ...................... 116 4.18. Kiểm định độ tin cậy thang đo thể chế chính sách ................................................ 117 4.19. Thống kê mô tả yếu tố xúc tiến, quảng bá du lịch và thu hút đầu tư..................... 119 4.20. Kiểm định độ tin cậy thang đo yếu tố xúc tiến, quảng bá và thu hút đầu tư ......... 120 4.21. Thống kê mô tả yếu tố sự tham gia của cộng đồng địa phương ............................ 122 4.22. Kiểm định độ tin cậy thang đo sự tham gia của cộng đồng địa phương ............... 123 4.23. Thống kê mô tả yếu tố liên kết phát triển .............................................................. 125 4.24. Kiểm định độ tin cậy thang đo liên kết phát triển ................................................. 126 4.25. Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập ............................................................................... 128 4.26. Dự báo khách du lịch và vốn đầu tư tại vùng Đồng Tháp Mười đến năm 2030...... 132 4.27. Ma trận SWOT về phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập ................................................................................................................. 133 4.28. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch tại vùng Đồng Tháp Mười .................... 139 ix
  12. DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 3.1. Vùng Đồng Tháp Mười ........................................................................................... 42 3.2. Khung phân tích phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập ................................................................................................................... 58 4.1. Đám mây từ thể hiện hiện trạng phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập ......................................................................................... 111 4.2. Hình ảnh cây từ thể hiện thực trạng phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười ....... 111 x
  13. DANH MỤC HỘP TT Tên hộp Trang 4.1. Ý kiến về thực trạng phát triển sản phẩm du lịch vùng ........................................... 75 4.2. Thực trạng quy hoạch du lịch vùng Đồng Tháp Mười ............................................ 82 4.3. Ý kiến về nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng vùng Đồng Tháp Mười .................... 97 4.4. Ý kiến về sự tham gia của cộng đồng địa phương ................................................ 124 DANH MỤC BIỂU ĐỒ TT Tên biểu đồ Trang 3.1. Tổng vốn đầu tư phát triển tại vùng Đồng Tháp Mười ........................................... 50 4.1. Mức độ hấp dẫn về loại hình và trải nghiệm du lịch tại Vùng ................................ 75 4.2. Khảo sát về thương hiệu và đặc điểm của quà lưu niệm ......................................... 76 4.3. Mong muốn của cộng đồng địa phương và doanh nghiệp ...................................... 92 4.4. Mức chi tiêu du lịch trung bình tại vùng Đồng Tháp Mười .................................. 100 4.5. Thống kê khách du lịch tại Vùng Đồng Tháp Mười ............................................. 101 4.6. Doanh thu dịch vụ du lịch tại vùng Đồng Tháp Mười .......................................... 102 4.7. Kênh thông tin về du lịch vùng Đồng Tháp Mười ................................................ 142 xi
  14. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Bùi Trọng Tiến Bảo Tên Luận án: Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9 31 01 05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập; từ đó làm căn cứ đề xuất một số nhóm giải pháp phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng để đánh giá thực trạng phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập. Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các nguồn tài liệu đã được công bố trong và ngoài nước liên quan đến nội dung nghiên cứu. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua một số kênh: 1) điều tra 413 cộng đồng địa phương, 408 khách du lịch, 227 doanh nghiệp/ hộ kinh doanh, 2) thảo luận nhóm; 3) phỏng vấn cán bộ cấp huyện về quan điểm phát triển du lịch vùng ĐTM trong bối cảnh hội nhập. Phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh là hai phương pháp chủ yếu được sử dụng phân tích số liệu và phân tích nhân tố khám phá để phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng ĐTM trong bối cảnh hội nhập. Kết quả chính và kết luận Quá trình hội nhập đã tạo ra sự liên kết giữa các địa phương, các điểm du lịch, các doanh nghiệp và cộng đồng địa phương. Hội nhập còn là cơ hội để thu hút đầu tư từ nước ngoài, thúc đẩy quảng bá du lịch trong và ngoài nước, mở rộng thị trường, khai thác những lợi thế về du lịch của vùng và phát triển những loại hình du lịch mới. Việc liên kết giữa các địa phương trong vùng du lịch và quốc tế có ý nghĩa quan trọng vì góp phần phát huy được các lợi thế của mỗi địa phương về tiềm năng, đồng thời khắc phục những hạn chế trong phát triển giữa các địa phương. Do đó, nghiên cứu đã đạt được một số kết quả quan trọng sau: Thứ nhất, nghiên cứu đã có đóng góp đáng kể trong việc hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý thuyết và thực tiễn về phát triển du lịch vùng trong bối cảnh hội nhập, tạo nền tảng lý thuyết và định hướng cho quá trình nghiên cứu. Nghiên cứu đã xác định các khái niệm, vai trò, đặc điểm phát triển du lịch vùng, nội dung phân tích, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng trong bối cảnh hội nhập. Hơn nữa, nghiên cứu phân tích kinh nghiệm về phát triển du lịch vùng trong bối cảnh hội nhập của một số nước trên thế giới và một số vùng du lịch trong nước, từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm cho vùng ĐTM. xii
  15. Thứ hai, phát triển du lịch vùng ĐTM trong bối cảnh hội nhập đạt được như sau: Tính đến 31/12/2021 tại vùng ĐTM đã thu hút 8 dự án đầu tư phát triển dịch vụ ăn uống với tổng vốn đăng ký 85,47 triệu đô la Mỹ. Vùng ĐTM đã thực hiện đồng bộ một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào phát triển du lịch vùng như hoàn thiện thể chế chính sách phát triển du lịch, cải thiện chính sách đầu tư, khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư vào du lịch, hỗ trợ cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đa dạng hoá sản phẩm du lịch vùng, liên kết đào tạo nhân lực du lịch, tạo công ăn việc làm và tạo thu nhập cho cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, phát triển du lịch vùng ĐTM trong bối cảnh hội nhập còn gặp một số khó khăn và hạn chế, nên kết quả phát triển du lịch vùng ĐTM trong thời gian qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của các địa phương và của vùng ĐTM. Mức đóng góp du lịch vào tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế dao động từ 5,6%- 11,1%. Trong năm 2020 do tình hình dịch bệnh COVID - 19, nên ngành Du lịch của vùng ĐTM gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên du lịch vùng đã có sự tăng trưởng về số lượng khách và doanh thu du lịch. Thứ ba, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng ĐTM trong bối cảnh hội nhập. Bên cạnh các yếu tố khách quan như: tài nguyên du lịch; thể chế, chính sách phát triển du lịch; xúc tiến, quảng bá và thu hút đầu tư du lịch; liên kết phát triển còn có các yếu tố chủ quan thuộc về địa phương như: nguồn nhân lực và nhận thức của chính quyền địa phương, cộng đồng địa phương, doanh nghiệp/ hộ kinh doanh về phát triển du lịch. Các yếu tố này ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng ĐTM trong bối cảnh hội nhập theo cả hướng tích cực và tiêu cực. Các ảnh hưởng tích cực tạo điều kiện cho phát triển du lịch vùng dựa trên nguồn tài nguyên du lịch của vùng, thể chế chính sách phát triển du lịch vùng. Các ảnh hưởng tiêu cực liên quan đến những thách thức trong hội nhập tác động đến các hoạt động du lịch tại vùng do đó, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến phát triển du lịch vùng ĐTM. Để phát triển du lịch vùng ĐTM trong bối cảnh hội nhập một cách hiệu quả, vùng ĐTM cần thực hiện tốt các nhóm giải pháp như sau: quản lý và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch; hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển du lịch vùng; nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến, quảng bá và thu hút đầu tư du lịch; khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương; hoàn thiện hoạt động liên kết phát triển để góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng trong thời gian tới. xiii
  16. THESIS ABSTRACT PhD candidate: Bui Trong Tien Bao Thesis Title: Dong Thap Muoi Regional Tourism Development in the context of integration Major : Economic Development Code: 9.31.01.05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives: The objective of the thesis is to analyze and evaluate the current situation of tourism development in the Dong Thap Muoi region. It aims to provide a clear theoretical and practical framework for the development of tourism in the region within the context of integration. Additionally, the thesis will conduct a SWOT analysis of tourism development in the Dong Thap Muoi region within the context of integration, identifying key factors affecting its progress. Finally, the thesis will propose groups of solutions to contribute to the successful development of tourism in the Dong Thap Muoi region within the context of integration. Materials and Methods This study utilized a mixed-methods approach to evaluate the current state of tourism development in the Dong Thap Muoi region in the context of integration. Secondary data was collected from published sources within and outside of Vietnam related to the research content. Primary data was collected through a variety of channels, including surveys of 413 local communities, 408 tourists, and 227 businesses and households; focus groups; and interviews with district-level officials about their views on tourism development in the Dong Thap Muoi region in the context of integration. Descriptive statistics and comparative statistics were the two main methods used to analyze the data, with exploratory factor analysis used to analyze the current state and factors affecting tourism development in the Dong Thap Muoi region in the context of integration. Main findings and conclusions The integration process has facilitated linkages between localities, tourist attractions, businesses, and local communities. It has also provided opportunities to attract foreign investment, promote domestic and foreign tourism, expand markets, leverage regional tourism advantages, and develop different types of tourism. Linking localities with international countries is crucial because it helps to promote each locality's potential advantages and overcome development limitations between regions. The study has achieved significant outcomes: Firstly, the study made significant contributions by systematizing the theoretical and practical basis for regional tourism development in the context of integration, providing a theoretical framework and direction for the research. The study also analyzed concepts, roles, and characteristics related to regional tourism development, analysis content, and factors impacting regional tourism development in the context of integration were also analyzed. Furthermore, thesis has analyzed the practical basis and tourism development experience from xiv
  17. various tourist regions, both within and outside the country, from which to draw important lessons and experiences to apply in the tourism development of the Dong Thap Muoi region. Secondly, regional tourism development in the context of integration has brought notable achievements to the DTM region. In 2021, it attracted eight investment projects in catering services, totaling 85.47 million US dollars in registered capital. This demonstrates the success of the DTM region's efforts to attract tourism investment through various effective solutions. These include completing tourism development policy institutions, improving investment policies, encouraging and supporting investors, promoting local community participation, and enhancing infrastructure, product diversity, human resources, and job creation. As a result, tourism's contribution to the gross domestic product at current prices now ranges from 5.6% to 11.1% by economic sector, highlighting its increasing importance to the region's economy. Despite the challenges posed by the COVID-19 pandemic, the region still managed to witness growth in visitor numbers and tourism revenue. Thirdly, there are several factors affecting DTM regional tourism development in the context of integration. In addition to objective factors such as tourism resources, institutions, policies for tourism development, and strategies for tourism investment attraction and promotion, the subjective factors related to tourism human resources and the awareness of local authorities, communities, and enterprises/businesses towards tourism development also play a crucial role. These factors can have both positive and negative impacts on tourism development in the DTM region in the context of integration. Positive influences can create favorable conditions for the development of regional tourism based on the region's tourism resources, institutions, and policies for regional tourism development. However, negative effects related to challenges in integration can hinder tourism activities in the region, directly and indirectly affecting tourism development in the DTM region. To effectively develop tourism in DTM region in the integration context, the region needs to implement the following groups of solutions: effectively managing and exploiting tourism resources, perfecting institutions and policies for regional tourism development, enhancing the effectiveness of promotional activities, promoting and attracting tourism investment, encouraging the participation of local communities, and completing development cooperation activities to contribute to regional socio-economic development in the future. xv
  18. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam đã chủ động tham gia nhiều tổ chức quốc tế lớn về Du lịch như: Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA); Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Hợp Quốc (UNWTO), hợp tác với các nước trên thế giới trong lĩnh vực du lịch. Đây là bước tiến quan trọng để Du lịch Việt Nam hội nhập và phát triển cùng thế giới. Khi Du lịch Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng, toàn diện với khu vực và thế giới sẽ tạo ra nhiều cơ hội để phát triển, mở rộng thị trường, thu hút các nhà đầu tư du lịch đầu tư vào phát triển du lịch Việt Nam nói chung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng. Đồng thời, Nghị quyết 08 - NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị xác định phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển đồng thời cả du lịch quốc tế, du lịch nội địa, cơ cấu lại ngành Du lịch theo hướng tăng cường kết nối vùng miền, đồng bộ, bền vững và hội nhập quốc tế; chú trọng liên kết giữa ngành du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị, hình thành nên các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, được xem là bước tạo đà quan trọng giúp du lịch Việt Nam bứt phá. Du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển rất ấn tượng và ổn định trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2019 với số lượng du khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng đột phá, từ 7,9 triệu lượt năm 2015 lên 15,5 triệu lượt năm 2018, tăng 1,95 lần, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 25% / năm. Năm 2019, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng lên đáng kể, khoảng 18 triệu lượt khách, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng thu từ khách du lịch đạt 726.000 tỷ đồng (Tổng cục Thống kê, 2020). Đồng thời, Đề án "Liên kết phát triển bền vững tiểu vùng Đồng Tháp Mười đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" cũng đã xác định mục tiêu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng Tháp Mười dựa trên giá trị sinh thái, lịch sử và văn hóa bản địa. Sự liên kết giữa các tỉnh Tiền Giang, Long An và Đồng Tháp cho phép tận dụng một cách hiệu quả các tài nguyên du lịch và phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng. Tuy nhiên, du lịch vùng Đồng Tháp Mười cũng phải đối mặt với những thách thức như biến động thị trường và áp lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Do đó, việc liên kết, phát triển và hội nhập là nhiệm vụ quan trọng trong định hướng phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười. Liên kết giữa ba tỉnh Tiền Giang, Long An và Đồng Tháp cho phép khai thác lợi thế tương đối của nhau về tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch và các nguồn lực khác. Qua đó, vùng ĐTM có thể cùng chọn ra phương hướng phát triển phù hợp tiềm năng du lịch, phù hợp với 1
  19. xu thế hội nhập, khai thác tài nguyên du lịch vùng một cách hiệu quả và tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn và thúc đẩy sự phát triển du lịch vùng. Quyết định số 287/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ phát triển du lịch vùng ĐBSCL trở thành thương hiệu quốc tế về du lịch nông nghiệp - nông thôn, du lịch sinh thái (miệt vườn, sông nước, đất ngập nước) và du lịch biển trên cơ sở phát triển các tuyến du lịch nội vùng, liên vùng, quốc gia và quốc tế và hệ thống cửa khẩu quốc tế đường bộ Dinh Bà, Thường Phước (Đồng Tháp), Bình Hiệp (Long An). Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 2227/QĐ-TTg ngày 18/11/2016 và Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tiếp tục mở ra hình dung sâu sắc về diện mạo vùng kinh tế xã hội của vùng trong tương lai theo hướng phát triển hài hòa, thuận thiên, “toàn diện theo hướng sinh thái, văn minh, bền vững, mang bản sắc sông nước”. Quy hoạch cũng xác định rõ mục tiêu phát triển du lịch vùng ĐBSCL cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại phù hợp với sự phát triển chung của du lịch Việt Nam. Trên cơ sở đó, năm 2019, lượng khách đến vùng ĐBSCL đạt 47 triệu lượt, khách lưu trú đạt 13,5 triệu lượt; tổng thu từ hoạt động du lịch đạt 30 nghìn tỷ đồng (Tổng cục Thống kê, 2020). Trong năm 2020, dịch COVID-19 bùng phát, kéo dài, ngành Du lịch là một trong các ngành chịu ảnh hưởng nặng nề, làm sụt giảm hoạt động du lịch cả nước, trong đó có vùng ĐBSCL, nhiều doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, khu vui chơi - giải trí phải đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động, người lao động mất việc làm,…tổng thu du lịch vùng ĐBSCL năm 2020 giảm trên 47%, năm 2021 giảm trên 80% so với năm 2019 (Phước Trong, 2022). Khi dịch bệnh COVID - 19 từng bước được kiểm soát, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2022 có sự tăng mạnh trở lại với tổng lượt khách đạt gần 3,4 triệu lượt khách, trong đó 2 tháng đầu năm 2023 đạt gần 1,8 triệu lượt khách. Hoạt động du lịch nội địa đã có bước khởi sắc tích cực. Số lượng khách du lịch nội địa cũng có sự tăng trưởng, đóng góp vào mức tăng trưởng chung của 2 lĩnh vực du lịch quốc tế, du lịch nội địa (Tổng cục Thống kê, 2023; Tổng cục Du lịch, 2023; Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, 2022). Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười đang gặp khó khăn và chưa đạt như kỳ vọng. Hiện tại, việc liên kết, hội nhập trong vùng chưa rõ ràng, không tận dụng hết tiềm năng và thế mạnh của vùng do nhiều nguyên nhân. Một trong số đó là hệ thống sản phẩm du lịch vùng còn đơn điệu và chưa được nghiên cứu khai thác hiệu quả. Vùng Đồng Tháp Mười chủ yếu tập trung khai thác các sản phẩm du lịch 2
  20. dựa trên tài nguyên chính như sông nước, miệt vườn và "đờn ca tài tử". Tuy nhiên, các sản phẩm này khá tương đồng với các địa phương khác trong vùng ĐBSCL, dẫn đến sức hút và hoạt động du lịch chưa đạt hiệu quả cao. Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch cũng chỉ khoảng 1,4 ngày, mức chi tiêu của họ còn thấp (Sở Văn hoá, Thể thao, Du lịch Đồng Tháp, 2022). Ngoài ra, hiện tại quy hoạch du lịch vùng Đồng Tháp Mười đang triển khai xây dựng, nhưng chưa có tính kết nối đồng bộ, thiếu phối hợp. Quy hoạch chưa tập trung vào các dự án trọng điểm cho vùng (Bảo Hạnh, 2019). Quá trình phát triển du lịch vùng có thể có những tác động tiêu cực đến môi trường du lịch, phá hủy tài nguyên tự nhiên, hệ sinh thái địa phương. Như vậy, việc đan xen giữa lợi ích và hạn chế của phát triển du lịch mang lại cho cộng đồng địa phương những quyết định khó khăn khi tranh luận có nên phát triển du lịch hay không. Cộng đồng địa phương có thể ủng hộ phát triển du lịch nếu cộng đồng địa phương nhận thấy những lợi ích tích cực, không ủng hộ khi cho rằng phát triển du lịch tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương (Gannon & cs., 2021). Yoon & cs. (2001) nhận định rằng hiểu được các phản ứng của cộng đồng địa phương đối với việc phát triển du lịch và xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương là rất quan trọng để có thể nhận được sự ủng hộ của cộng đồng địa phương đối với việc phát triển du lịch. Do đó, nghiên cứu này đóng góp mới vào cơ sở lý thuyết hiện tại bằng cách khám phá nhận thức của cộng đồng địa phương, và các bên liên quan về phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười. Kayat & cs. (2001) nhận định để phát triển du lịch thành công, các nhà hoạch định chính sách phải hiểu rõ các vấn đề phát sinh từ phát triển du lịch. Ngoài ra, nhiều lý thuyết về phát triển du lịch dựa trên các giai đoạn phát triển và nhiều lý thuyết phát triển du lịch có đặc điểm là quá trình bắt đầu của sự thay đổi (Streimikiene & Bilan, 2015). Các lý thuyết phát triển du lịch được tạo ra bởi Butler (1980), Butler & Miossec (1993) dựa trên các giai đoạn phát triển du lịch và phát triển du lịch nên được xác định là một quá trình tự nhiên của sự thay đổi (Kuizinaitė & Radzevičius, 2020). Theo những lý thuyết này, các thay đổi trên thị trường du lịch xảy ra không phải do các yếu tố kinh tế, xã hội hoặc vật lý, mà do sự thay đổi tính chất của thị trường du lịch và sự thay đổi động cơ du lịch của du khách. Do đó, việc phân tích các lý thuyết phát triển du lịch giúp nghiên cứu xác định nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch và phân loại thành nhóm yếu tố cung và yếu tố cầu; tuy nhiên, các yếu tố này bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sau: tính sẵn có của nguồn lực địa phương (điểm đến hấp dẫn, nguồn tài nguyên du lịch, nguồn nhân lực du lịch, cơ sở hạ tầng,...), môi trường kinh tế vĩ mô, các xu hướng chính trong phát triển kinh tế và du lịch, sự cạnh tranh trên thị trường du lịch và giữa các vùng du lịch với nhau, sự ủng hộ của cộng đồng địa phương. Calero & Turner (2020) nhận định những khó khăn trong việc phát triển một khung lý thuyết thống nhất và 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0