intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nội theo hướng bền vững

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:218

23
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Phát triển giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nội theo hướng bền vững" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hoàn thiện cơ sở lý luận cho phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững, luận án đánh giá, làm rõ thực trạng PTBV GTĐBĐT thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nội theo hướng bền vững đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nội theo hướng bền vững

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- NGUYỄN VĂN HIẾU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- NGUYỄN VĂN HIẾU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 9310105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ THÀNH HƯỞNG HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng, nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày…tháng 02 năm 2023 Tác giả luận án Nguyễn Văn Hiếu i
  4. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn tới Hội đồng nhà trường, Ban giám hiệu, Viện đào tạo Sau Đai học, Khoa Kế hoạch và phát triển cùng các Thầy cô giảng viên và cán bộ quản lý của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đã giúp đỡ tác giả rất tận tình trong quá trình học tập và nghiên cứu luận án. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Vũ Thành Hưởng là người thầy đã hướng dẫn tận tình và đồng hành cùng tác giả trong suốt quá trình học tập nghiên cứu thực hiện luận án. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức cá nhân, các chuyên gia đã giúp đỡ tác giả tận tình trong quá trình thu thập dữ liệu và nghiên cứu luận án. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân, đã động viên giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận án. Một lần nữa, tác giả xin gửi đến toàn thể Quý Thầy Cô, gia đình cùng mọi người lời chúc sức khỏe và lời cám ơn chân thành nhất. Tác giả luận án Nguyễn Văn Hiếu ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP .................................................................................. xi PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 3 2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 4 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 5 6. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................................................................................... 7 1.1. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển đô thị bền vững .............................. 7 1.1.1. Các nghiên cứu trong nước............................................................................. 7 1.1.2. Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................................ 8 1.2. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển giao thông đô thị theo hướng bền vững .................................................................................................................... 10 1.2.1. Các nghiên cứu trong nước........................................................................... 10 1.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài .......................................................................... 13 1.3. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững ........................................................................................................ 16 1.3.1. Các nghiên cứu trong nước........................................................................... 16 1.3.2. Các nghiên cứu nước ngoài .......................................................................... 17 iii
  6. 1.4. Khoảng trống nghiên cứu của luận án ............................................................ 19 1.4.1. Đánh giá những nội dung kết quả đã đạt được của những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .................................................................................................... 19 1.4.2. Xác định khoảng trống nghiên cứu của luận án ........................................... 21 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 23 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ..................................................................... 24 2.1. Giao thông đường bộ và giao thông đường bộ đô thị .................................... 24 2.1.1. Giao thông đường bộ .................................................................................... 24 2.1.2. Giao thông đường bộ đô thị .......................................................................... 24 2.2. Phát triển và phát triển bền vững ................................................................... 31 2.2.1. Khái niệm và sự hoàn thiện nội hàm phát triển bền vững ............................ 31 2.2.2. Các yếu tố mới về nội hàm phát triển bền vững........................................... 34 2.3. Phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững ....................... 36 2.3.1. Khái niệm phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững ..... 37 2.3.2. Nội hàm phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững ........ 39 2.4. Tiêu chí đánh giá về phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững .................................................................................................................... 41 2.4.1. Quan điểm của các nghiên cứu trước ........................................................... 41 2.4.2. Phỏng vấn chuyên gia ................................................................................... 42 2.4.3. Đề xuất tiêu chí đánh giá phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững ................................................................................................................. 45 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững .................................................................................................................... 53 2.6. Các vấn đề mới đặt ra trong phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững ........................................................................................................ 58 2.6.1. Các vấn đề đặt ra về phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững ở những nước phát triển ................................................................................ 58 2.6.2. Các vấn đề đặt ra về phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững ở những nước đang phát triển........................................................................ 59 2.6.3. Các vấn đề đặt ra về phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững tại Việt Nam .................................................................................................. 61 iv
  7. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 63 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN ................................... 64 3.1. Cách tiếp cận ..................................................................................................... 64 3.2. Các phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 64 3.2.1.Phương pháp thu thập, xử lý thông tin .......................................................... 64 3.2.2.Phương pháp phân tích thông tin ................................................................... 65 3.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................. 66 3.3.1. Khung lý thuyết ............................................................................................ 66 3.3.2. Thang đo và giả thuyết nghiên cứu .............................................................. 66 3.3.3. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 70 3.4. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ........................................................................... 72 3.4.1. Thiết kế bảng hỏi .......................................................................................... 72 3.4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ .......................................................... 73 3.5. Nghiên cứu định lượng chính thức .................................................................. 73 3.5.1. Thiết kế mẫu và phương pháp chọn mẫu ..................................................... 74 3.5.2. Thu thập số liệu ............................................................................................ 74 3.5.3. Phân tích dữ liệu ........................................................................................... 74 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 76 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ................................... 77 4.1. Khái quát hệ thống giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nội ............. 77 4.2. Thực trạng phát triển giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nội theo hướng bền vững ........................................................................................................ 78 4.2.1. Thực trạng phát triển bền vững nội tại hệ thống giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nội .................................................................................................... 78 4.2.2. Thực trạng phát triển lan tỏa của giao thông đường bộ đô thị đến phát triển thành phố Hà Nội theo hướng bền vững ................................................................ 89 4.3. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nội theo hướng bền vững.............................................. 107 4.3.1. Kết quả điều tra khảo sát thu thập dữ liệu .................................................. 107 4.3.2. Kết quả phân tích các nhân tố khám phá .................................................... 109 4.3.3. Luận giải về các nhân tố ảnh hưởng đến giao thông đường bộ đô thị thành v
  8. phố Hà Nội theo hướng bền vững ........................................................................ 109 4.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nội .............................................................................................................. 115 CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ... 123 5.1. Cơ sở đề xuất định hướng và giải pháp về phát triển giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nội theo hướng bền vững ........................................................ 123 5.1.1. Định hướng phát triển Thành phố Hà Nội đến năm 2030 .......................... 123 5.1.2. Định hướng về phát triển giao thông đường bộ đô thị Thành phố Hà Nội 124 5.1.3. Đánh giá về những hạn chế thực trạng xét trên góc độ phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững tại thành phố Hà Nội thời gian qua ................................... 124 5.2. Định hướng phát triển giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 ....................................................................................... 125 5.2.1. Phương hướng phát triển ............................................................................ 125 5.2.2. Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển ........................................................................ 127 5.3. Một số giải pháp về nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững giai đoạn 2030 – tầm nhìn 2050....... 128 5.3.1. Cải cách thể chế và chính sách pháp luật ................................................... 128 5.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ......................................................... 129 5.3.3. Nâng cao năng lực quy hoạch và công tác GPMB ..................................... 130 5.3.4. Nâng cao năng lực phát triển quỹ đất và phát huy hiệu quả khai thác quỹ đất sau đầu tư .............................................................................................................. 134 5.3.5. Nâng cao năng lực quản lý, thu hút và phát huy hiệu quả vốn đầu tư ....... 134 5.3.6. Nâng cao năng lực phát triển khoa học công nghệ ..................................... 136 5.3.7. Nâng cao năng lực quản lý và cải thiện môi trường sinh thái .................... 138 5.3.8. Nâng cao năng lực quản lý vận hành khai thác .......................................... 139 5.3.9. Nâng cao năng lực quản lý và phát triển dân số khu vực đô thị ................ 140 5.3.10. Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên thiên nhiên .................................. 141 5.3.11. Nâng cao năng lực quản lý an toàn giao thông ........................................ 142 5.3.12. Phát triển kinh tế khu vực đô thị theo hướng bền vững ........................... 142 5.4. Các kiến nghị ................................................................................................... 143 5.4.1. Đối với cơ quan trung ương ....................................................................... 143 vi
  9. 5.4.2. Đối với thành phố Hà Nội .......................................................................... 145 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................ 147 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................... 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................... 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 151 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 160 Phụ lục 1: Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài về phát triển giao thông đường bộ theo hướng bền vững ................................................................................................. 161 Phụ lục 2: Tổng hợp các nghiên cứu trong nước về phát triển giao thông đường bộ theo hướng bền vững ................................................................................................. 173 Phụ lục 3: Dân số Thành phố Hà Nội phân bố theo đơn vị hành chính ............... 179 Phụ lục 4. Kết quả phân tích các nhân tố khám phá ............................................. 181 Phụ lục 5: Các nhóm biến độc lập sau phân tích EFA ........................................... 193 Phụ lục 6: Định hướng phát triển giao thông đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 thành phố Hà Nội....................................................................................................... 194 Phụ lục 7: Mẫu phiếu điều tra khảo sát .................................................................. 195 Phụ lục 8: Bảng hỏi chuyên gia ................................................................................ 200 vii
  10. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ Tiếng việt ATGT An toàn giao thông BVMT Bảo vệ môi trường CĐT Chủ đầu tư CSHT Cơ sở hạ tầng CSHTGTĐB Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ĐTH Đô thị hóa ĐTXD Đầu tư xây dựng GPMB Giải phóng mặt bằng GTCC Giao thông công cộng GTĐBĐT Giao thông đường bộ đô thị GTĐT Giao thông đô thị GTĐB Giao thông đường bộ GTVT Giao thông vận tải KCHT Kết cấu hạ tầng KCN Khu công nghiệp KT Kinh tế KT -XH Kinh tế - Xã hội MT Môi trường PTBV Phát triển bền vững PTGT Phương tiện giao thông viii
  11. Chữ viết tắt Viết đầy đủ QLDA Quản lý dự án UTGT Ùn tắc giao thông VTHKCC Vận tải hành khách công cộng XH Xã hội Tiếng anh Viết đầy đủ Nghĩa tiếng việt ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á BOT Build - Operate - Transfer Xây dựng - chuyển giao - hoạt động BT Build - Transfer Xây dựng - chuyển giao BTO Build - Transfer - Operate Xây dựng - chuyển giao - vận hành GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm Quốc nội ODA Official Development Hỗ trợ phát triển chính thức Assistance PPP Public - Private Partner Đối tác - Công tư WB World Bank Ngân hàng thế giới ix
  12. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Các tiêu chí đo lường kết quả phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững...42 Bảng 2.2: Bộ tiêu chí phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững ................................50 Bảng 2.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững ........................................................................................................................54 Nhóm nhân tố nguồn nhân lực cho phát triển GTĐBĐT ..............................................55 Bảng 3.1. Thang đo kết quả phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững ......................67 Bảng 3.2. Thang đo nhân tố tài nguyên thiên nhiên ......................................................67 Bảng 3.3. Thang đo nhân tố quy mô dân số ..................................................................68 Bảng 3.4. Thang đo nhân tố tăng trưởng kinh tế ...........................................................68 Bảng 3.5. Thang đo nhân tố nguồn lực tài chính...........................................................68 Bảng 3.6. Thang đo nhân tố khoa học công nghệ .........................................................69 Bảng 3.7. Thang đo nhân tố thể chế và chính sách .......................................................69 Bảng 3.8. Thang đo nhân tố quy hoạch đô thị ...............................................................69 Bảng 3.9. Thang đo nhân tố quỹ đất cho phát triển GTĐBĐT .....................................70 Bảng 3.10. Thang đo nhân tố nguồn nhân lực cho phát triển GTĐBĐT ......................70 Bảng 4.1. Doanh thu vận chuyển hàng hóa, hành khách tại thành phố Hà Nội ............83 Bảng 4.2. Hệ thống đường bộ thành phố Hà Nội ..........................................................83 Bảng 4.3. Vốn đầu tư phát triển GTĐBĐT từ NSNN của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2021 ......................................................................................................................85 Bảng 4.4. Vốn đầu tư cho nâng cấp, mở rộng, xây mới GTĐBĐT từ NSNN của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2021 ..................................................................................86 Bảng 4.5. Thu - chi ngân sách Nhà nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2018 ......87 Bảng 4.6. Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông .....................................................94 Bảng 4.7. Các vấn đề gặp phải với cây xanh đường phố ............................................106 Bảng 4.8. Tổng hợp đánh giá chung về thực trạng phát triển GTĐBĐT thanh phố Hà Nội theo hướng bền vững ............................................................................................116 x
  13. DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP Hình 2.1: Các yếu tố cấu thành cơ sở GTĐB đô thị ......................................................25 Hình 2.2. Mô hình phát triển bền vững .........................................................................34 Hình 2.3: Khung logic xây dựng mục tiêu và tiêu chí phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững ........................................................................................................................37 Hình 2.4: Phát triển bền vững theo lãnh thổ ..................................................................45 Hình 2.5: Tác động của giao thông vận tải đến phát triển bền vững.............................46 Hình 2.6: Căn cứ đề xuất bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững 48 Hình 2.7: Nội dung bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững ........................................................................................................................49 Hình 3.1: Khung lý thuyết .............................................................................................66 Hình 3.2: Quy trình điều tra khảo sát ............................................................................72 Hình 4.1. Tỷ lệ đất dành cho giao thông .......................................................................79 Hình 4.2. Mật độ mạng lưới đường qua các năm ..........................................................81 Hình 4.3. Cơ cấu đường bộ thành phố Hà Nội theo kết cấu mặt đường .......................84 Hình 4.4. Cơ cấu đường bộ thành phố Hà Nội theo theo chiều rộng mặt đường ..........84 Hình 4.5. Tổng chiều dài đường bộ thành phố Hà Nội giai đoạn 2016- 2021 ..............84 Hình 4.6. Biểu đồ cơ cấu chi phí dịch vụ công ích tại thành phố Hà Nội năm 2016 ....86 Hình 4.7. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo 3 khu vực kinh tế lớn của thành phố Hà Nội ....91 Hình 4.8. Kết quả đánh giá của người dân về mức thuế phí, chi phí ............................92 Hình 4.9. Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông .....................................................94 Hình 4.10. Tỷ lệ số vụ tai nạn giao thông theo phương tiện giao thông .......................95 Hình 4.11. Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi sử dụng hệ thống GTCC .....................96 Hình 4.12. Tổng số tuyến xe Bus tại thành phố Hà Nội, giai đoạn 2016 – 2021 ..........98 Hình 4.13. Cơ cấu sử dụng xăng dầu theo các ngành của Việt Nam ..........................100 Hình 4.14. Nồng độ trung bình năm của PM2.5 tại một số thành phố lớn .................100 của Việt Nam năm 2019 ..............................................................................................100 xi
  14. Hình 4.15. Lượng khí thải do hoạt động GTVT sinh ra năm 2019 .............................102 Hình 4.16. Hiện trạng sở hữu phương tiện giao thông năm 2020 ...............................103 Hình 4.17. Cơ cấu sử dụng phương tiện chính tham gia giao thông năm 2020 ..........104 Hình 4.18. Trình độ học vấn của người trả lời ............................................................107 Hình 4.19. Kinh nghiệm làm việc của người trả lời ....................................................108 Hình 4.20. Cơ quan công tác của người trả lời............................................................108 Hình 5.1. Định hướng phát triển Đô thị vệ tinh của Thành phố Hà Nội .....................123 Hình 5.2. Cơ cấu tổ chức Ban Chỉ đạo Chính phủ về Quy hoạch ...............................131 Hình 5.3. Mô hình hoạt động của quỹ PPP cho các dự án đầu tư phát triển GTĐBĐT .........136 Hộp 4.1. Ý kiến của Ông Đào Ngọc Nghiêm về Quy hoạch đất giao thông ................79 Hộp 4.2. Ý kiến của Ông Nguyễn Văn Sơn về mức độ gây ô nhiễm của GTVT ......101 Hộp 4.3. Ý kiến của Ông Hoàng Dương Tùng về Nguyên nhân ô nhiễm không khí .101 Hộp 4.4. Ý kiến của Ông Doãn Ngọc Hải về Ô nhiễm tiếng ồn từ các loại phương tiện giao thông .....................................................................................................105 xii
  15. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Hiện nay, trên thế giới, phát triển bền vững (PTBV) đang là mục tiêu vô cùng quan trọng. Mục tiêu PTBV luôn được coi trọng hang đầu trong chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới. Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED-World Commission on Environment and Development) của Liên hợp quốc, "phát triển bền vững" được định nghĩa là “Sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Trong Rio de Janero (Brazil), Hội nghị thượng đỉnh trái đất về Môi trường và phát triển (1992) cũng đã thông qua rất nhiều văn kiện quan trọng, trong đó nổi bật nhất là tuyên bố về Môi trường và Phát triển với 27 nguyên tắc chung về PTBV và Chương trình nghị sự 21 toàn cầu (Agenda 21) về PTBV. Nội hàm về phát triển bền vững được tái khẳng định tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002: "Phát triển bền vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Việt Nam là một trong những nước luôn coi trọng và xác định mục tiêu phát triển bền vững, luôn là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các chương trình PTBV trên thế giới và đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng, đặt nền móng cho PTBV như: Công ước MARPOL về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển; Công ước BASEL về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các chất thải nguy hại và loại bỏ chúng; Tuyên ngôn quốc tế của Liên hợp quốc về sản xuất sạch hơn... Nền kinh tế nước ta đang dần chuyển mình với nhiều bước tiến lớn, nhiều khu đô thị lớn rất khang trang hiện đại ở các thành phố đã ra đời và các đô thị cũ cũng liên tục đươc chỉnh trang ngày một khang trang và hiện đại hơn. Quá trình đô thị hóa mang lại nhiều hiệu quả tích cực, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình phát triển đất nước, song với tốc độ đô thị hóa diễn ra trong thời gian qua quá nóng đã 1
  16. làm nảy sinh nhiều vấn đề bất cập và hệ lụy, gây ra phát triển mất đi sự cân đối hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Các đô thị đang gặp nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng sâu sắc trên mọi phương diện như: Phát triển đô thị mất cân đối, sẽ gây ra mất an toàn xã hội, tăng trưởng kinh tế thiếu ổn định, môi trường bị ô nhiễm… Phát triển đô thị bền vững là mục tiêu trọng tâm trong chiến lược phát triển thành phố của chính quyền đô thị trong kỷ nguyên mới. Giao thông đường bộ đô thị (GTĐBĐT) luôn giữ một vai trò trọng yếu và là huyết mạch của đô thị. Mạng lưới đường giao thông liên kết các chức năng đô thị, tạo lập cấu trúc và là hành lang vững chắc trong sự phát triển của đô thị. Trong suốt những năm qua, các đô thị trên toàn quốc chú trọng tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các công trình có tính kết nối, lan tỏa, tạo động lực phát triển KTXH. Chất lượng vận tải đường bộ ngày càng nâng cao, bước đầu góp phần thực hiện mục tiêu giao thông vận tải đi trước một bước trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, góp phần đảm bảo quốc phòng – an ninh và bảo vệ Tổ quốc. Trong thực tiễn, GTĐBĐT đang đặt ra rất nhiều thách thức đối với PTBV của đô thị. Nhất là đối với quốc gia đang phát triển, nơi có quá trình đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế nhanh như ở Việt Nam, thành phố Hà Nội có tốc độ ĐTH cao (69,70% đứng thứ hai sau thành phố HCM 80,45% và cao hơn cả nước 34,75%, 2018). Theo sở giao thông vận tải Hà Nội, số lượng phương tiện giao thông lớn (tính đến quý I/2019, cảnh sát giao thông Hà Nội phải quản lý 6.649.596 phương tiện gồm: 739.731 ôtô, 5.761.436 xe máy và 148.429 xe máy điện, chưa kể đến phương tiện ngoại tỉnh) chủ yếu là ô tô và xe máy sử dụng nhiên liệu xăng dầu là nguồn phát thải khí nhà kính và carbon đen tác động tiêu cực tới môi trường và sức khỏe. Tiếp đến, việc hoạch định chính sách đầu tư cho giao thông từ đường sá, điểm đỗ, quy hoạch hạ tầng thiếu đồng bộ, nguồn vốn đầu tư vào hạ tầng đô thị thiếu trầm trọng. Trong bối cảnh nguồn lực còn nhiều hạn chế, tốc độ đầu tư để nâng cấp cho hạ tầng đô thị nói chung và hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng không bắt kịp nhịp độ phát triển của đô thị. Từ đó, đã làm nảy sinh ra nhiều hệ lụy, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho phát triển đô thị bền vững. Thành phố Hà Nội là một trong những thành phố phải đối mặt với nhiều hệ lụy và bất cập do sự gia tăng dân số cơ học nhanh chống do tốc độ đô thị hóa diễn ra trong thời gian qua quá nóng, kéo theo đó là sự gia tăng phương tiện giao thông cá nhân, cơ giới thi công trong thành phố..làm cho hạ tầng giao thông đô thị của thành phố bị quá tải. ùn tắc giao thông xẩy ra thường xuyên, tai nạn giao thông gia tăng, môi trường sinh thái bị ô nhiễm nặng nề. Trong thời gian qua, mặc dù được sự quan tâm của Đảng và 2
  17. nhà nước, chính quyền thành phố luôn chú trọng đến công tác đầu tư vào hạ tầng thành phố nói chung và giao thông đường bộ đô thị nói riêng. Tuy nhiên, mức độ đầu tư như hiện nay là chưa thể đáp ứng được so với tốc độ phát triển của đô thị, bên cạnh đó là do còn thiếu kinh nghiệm quản lý đã bộc lộ nhiều hạn chế như: các dự án đầu tư dàn trải, quy hoạch treo nhiều, sự kết nối của giao thông đường bộ đô thị với các hệ thống giao thông khác chưa có sự liên kết vững chắc, giao thông tĩnh của thành phố thiếu trầm trọng, công tác giải phóng mặt bằng cho dự án gặp nhiều khó khăn, hầu hết các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thanh phố bị chậm tiến độ, nhiều dự án đầu tư bị lạm dụng chuyển giao công nghệ lạc hậu, chi phí đầu tư còn quá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới… Hiện nay, đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về CSHT GTĐB, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách cụ thể về đối tượng GTĐBĐT theo hướng bền vững. Đặc điểm của các đô thị ở nước ta là có sự khác biệt về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện văn hóa, kinh tế và chính trị xã hội… Chính vì thế, sự phát triển GTĐBĐT có sự khác nhau giữa các đô thị. Do đó, cần có những nghiên cứu sâu, toàn diện về thực trạng phát triển GTĐBĐT và nghiên cứu cụ thể về tác động phát triển GTĐBĐT đến sự phát triển KT-XH của từng đô thị. Đặc biệt, hiện chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá thực trạng phát triển GTĐBĐT thành phố Hà Nội theo hướng bền vững. Trên cơ sở thực trạng đã được nghiên cứu và phân tích cần đưa ra những đánh giá chung về thực trạng phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững thời gian qua tại Hà Nội và tìm ra những giải pháp thiết thực để phát triển GTĐBĐT thành phố Hà Nội theo hướng bền vững. Từ thực tiễn và lý luận như trên, Tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nội theo hướng bền vững”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Giao thông đường bộ được xem là xương sống của đô thị. Phát triển GTĐBĐT là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của chính quyền đô thị. Trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển này phải được xây dựng theo hướng bền vững để đảm bảo hiệu quả lâu dài cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. 2.1. Mục tiêu chung Hoàn thiện cơ sở lý luận cho phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững, luận án đánh giá, làm rõ thực trạng PTBV GTĐBĐT thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nội theo hướng bền vững đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. 3
  18. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững. - Xây dựng mô hình nghiên cứu của các nhân tố ảnh hưởng lớn đến phát triển GTĐBĐT thành phố Hà Nội theo hướng bền vững - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả phát triển GTĐBĐT thành phố Hà Nội theo hướng bền vững - Xây dựng quan điểm, về chiến lược, định hướng chủ yếu về phát triển GTĐBĐT tại thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa phát triển về kinh tế, xã hội, môi trường và đảm bảo an ninh, quốc phòng. - Đề xuất các giải pháp phát triển GTĐBĐT thành phố Hà Nội theo hướng bền vững đến năm 2030, tầm nhìn 2050 nhằm góp phần cải thiện về phát triển phát triển GTĐBĐT thành phố Hà Nội theo hướng bền vững, trên cơ sở: + Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý vận hành về GTĐBĐT luôn gắn liền với phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và củng cố an ninh quốc phòng . + Nâng cao năng lực quản lý nhằm khai thác nguồn lực hiệu quả hơn trong phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững; 3. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững là gì? Phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững bị ảnh hưởng bởi những nhân tố nào trong quá trình phát triển? - Phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững được đánh giá bởi những tiêu chí nào? - Thực trạng phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững của thành phố Hà Nội hiện nay như thế nào? Có những hạn chế gì? - Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển GTĐBĐT thành phố Hà Nội theo hướng bền vững trong thời gian qua như thế nào? - Những khuyến nghị nào cần được đưa ra để góp phần cải thiện kết quả phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững của cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững. 4
  19. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án nghiên cứu phát triển hệ thống giao thông đô thị thành phố Hà Nội theo các khía cạnh của ngành Kinh tế phát triển: quy mô, cơ cấu, chất lượng hệ thống giao thông đảm bảo tính bền vững nội tại của hệ thống giao thông, trong mối quan hệ với mục tiêu phát triển đô thị đã được quy hoạch đến năm 2030 tầm nhìn 2050. Phương thức giao thông trọng tâm là GTĐBĐT. - Về không gian: Luận án nghiên cứu phát triển GTĐBĐT thành phố Hà Nội. Tuy nhiên để có cơ sở đánh giá tương quan phát triển đô thị bền vững, ở một số tiêu chí Luận án tiếp cận nghiên cứu phạm vi cả nước. Điều tra khảo sát được tiến hành tại thành phố Hà Nội. - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển GTĐBĐT từ năm 2010-2021. Đề xuất các giải pháp phát triển GTĐBĐT thành phố Hà Nội theo hướng bền vững đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, Luận án tiếp cận vấn đề theo các phương pháp nghiên cứu sau: Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính chủ yếu là phương pháp diễn dịch. Đó là phương pháp tư duy theo khuynh hướng từ tổng quát đến chi tiết, từ khái quát đến cụ thể, từ giả thuyết, tiền đề đến dẫn chứng và lập luận. Bằng phương pháp diễn dịch, tác giả sẽ dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước đã công bố trước đây về phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững để xác định rõ những nội dung có thể kế thừa, phát triển; cũng như những "khoảng trống tri thức" cần phải nghiên cứu, hình thành được khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất. Bên cạnh đó, phương pháp chuyên gia cũng được tác giả sử dụng cho việc nghiên cứu. Thông qua việc điều tra khảo sát, phỏng vấn và thảo luận với các chuyên gia, các cán bộ trong lĩnh vực xây dựng để xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu, bước đầu xác định cơ bản các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả phát triển GTĐBĐT trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng bền vững. Kết quả của nghiên cứu định tính nhằm xây dựng và đề xuất được mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển GTĐBĐT thành phố Hà Nội theo hướng bền vững. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Dữ liệu thu thập được từ việc khảo sát sẽ được phân tích thông qua các kỹ thuật phân tích định lượng theo các bước: phân tích thống kê mô tả; 5
  20. đánh giá độ tin cậy của thang đo; phân tích phương sai; phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình, là cơ sở khoa học để luận án xây dựng các giải pháp phát triển GTĐBĐT thành phố Hà Nội theo hướng bền vững. 6. Những đóng góp mới của đề tài Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận (1) Thông qua phân tích quá trình hoàn thiện khái niệm, nội hàm phát triển bền vững trên các phương diện quốc gia, quốc tế cũng như lĩnh vực giao thông, luận án đề xuất được bộ tiêu chí đánh giá phát triển hệ thống GTĐBĐT theo hướng bền vững. Bộ tiêu chí được đề xuất trong luận án có tính khái quát hóa cao, bao hàm đánh giá mức độ PTBV GTĐBĐT trên ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Đây là cơ sở để đo lường, đánh giá thực trạng và định hướng phát triển của hệ thống GTĐBĐT. (2) Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước, luận án đề xuất được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững, gồm 09 Nhân tố, cụ thể: Tài nguyên thiên nhiên; Quy mô dân số; Tăng trưởng kinh tế; Nguồn lực tài chính; Khoa học công nghệ; Thể chế, chính sách của nhà nước; Quy hoạch đô thị; Quỹ đất cho phát triển giao thông đường bộ đô thị; Nguồn nhân lực. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án. (1) Luận án đã đánh giá, làm nổi bật thực trạng phát triển giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nội theo hướng bền vững. Chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân tồn tại hạn chế trong phát triển GTĐBĐT thành phố Hà Nội theo hướng bền vững giai đoạn 2010 - 2021. (2) Luận án đã đề xuất hoàn thiện định hướng phát triển hệ thống giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nội năm 2030, tầm nhìn 2050. (3) Đưa ra những khuyến nghị, đề xuất các giải pháp khả thi dựa trên đặc thù GTĐBĐT của thành phố Hà Nội nhằm thúc đẩy phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững, cụ thể là các nhóm giải pháp về quy hoạch, đầu tư GTĐBĐT và quản lý vận hành. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2