Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
lượt xem 10
download
Luận án trình bày hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP nói chung và phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP nói riêng; đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ PHẠM THỊ DINH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VẢI THIỀU THEO TIÊU CHUẨN GAP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2020
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ PHẠM THỊ DINH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VẢI THIỀU THEO TIÊU CHUẨN GAP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Văn Hùng 2. TS. Nguyễn Văn Hưởng HÀ NỘI, 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày… tháng… năm 2020 Tác giả luận án Phạm Thị Dinh i
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của các cơ quan, tổ chức, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS. Phạm Văn Hùng và TS. Nguyễn Văn Hưởng, người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các chuyên gia, cán bộ ở các sở, ban, ngành của tỉnh Bắc Giang, các hộ gia đình trồng vải thiều, những người đã tham gia trả lời phỏng vấn và cung cấp thông tin để giúp tôi thu thập được những thông tin, số liệu phục vụ cho nghiên cứu luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viên Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang, gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2020 Nghiên cứu sinh Phạm Thị Dinh ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................ iii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi Danh mục bảng ................................................................................................................ vi Danh mục đồ thị ............................................................................................................... ix Danh mục hộp .................................................................................................................. ix Danh mục hình, sơ đồ ....................................................................................................... x Trích yếu luận án ............................................................................................................. xi Thesis abstract................................................................................................................ xiii Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4 1.4. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 4 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 5 Phần 2. Cơ cở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP........................................................................................................... 6 2.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 6 2.1.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................................ 6 2.1.2. Ý nghĩa và tác động của phát triển sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP .................................................................................................................... 10 2.1.3. Một số tiêu chuẩn GAP trên thế giới và Việt Nam ............................................. 13 2.1.4. Đặc điểm phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP ............................. 19 2.1.5. Nội dung phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP .............................. 22 2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP .......................................................................................................... 29 2.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 37 iii
- 2.2.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên thế giới ................................................................................................................ 37 2.2.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP tại Việt Nam ............................................................................................................. 41 2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Bắc Giang về phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP .................................................................................. 44 2.2.4. Tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan............................................ 46 Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 51 Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 52 3.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích .......................................................... 52 3.1.1. Phương pháp tiếp cận .......................................................................................... 52 3.1.2. Khung phân tích .................................................................................................. 55 3.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu .................................................................... 55 3.2.1. Tổng quan vùng nghiên cứu ............................................................................... 55 3.2.2. Phương pháp chọn huyện, xã nghiên cứu ........................................................... 59 3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu, thông tin ............................................................. 61 3.3.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp ..................................................................................... 61 3.3.2. Thu thập dữ liệu và thông tin sơ cấp ................................................................... 61 3.4. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu ............................................................. 64 3.4.1. Phương pháp phân tổ thống kê ........................................................................... 64 3.4.2. Phương pháp thống kê mô tả .............................................................................. 64 3.4.3. Phương pháp thống kê so sánh ........................................................................... 64 3.4.4. Phương pháp hạch toán kinh tế ........................................................................... 65 3.4.5. Phương pháp phân tích hồi quy .......................................................................... 65 3.4.6. Lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng ........................................................................ 67 3.4.7. Phương pháp phân tích SWOT ........................................................................... 67 3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................ 68 3.5.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện nguồn lực sản xuất ........................................................ 68 3.5.2. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến kết quả, hiệu quả sản xuất vải thiều...................... 68 3.5.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện chất lượng vải thiều theo chuẩn GAP ........................... 69 3.5.4. Nhóm chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP .................................................................................. 69 Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 70 iv
- Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 71 4.1. Thực trạng phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang .................................................................................................... 71 4.1.1. Tăng trưởng về quy mô sản xuất và thay đổi về cơ cấu ..................................... 71 4.1.2. Thay đổi hình thức tổ chức sản xuất và hình thức liên kết ................................. 74 4.1.3. Cải thiện về năng suất, chất lượng vải thiều theo tiêu chuẩn GAP..................... 80 4.1.4. Tổ chức tiêu thụ vải thiều theo tiêu chuẩn GAP ................................................. 86 4.1.5. Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP .............. 97 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ..................................................................... 109 4.2.1. Quy hoạch sản xuất và hệ thống chính sách ..................................................... 109 4.2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng ..................................................................................... 113 4.2.3. Yếu tố thị trường ............................................................................................... 115 4.2.4. Điều kiện tự nhiên............................................................................................. 120 4.2.5. Nguồn lực sản xuất của hộ ................................................................................ 123 4.2.6. Dịch hại trong sản xuất vải thiều ...................................................................... 128 4.2.7. Khoa học và công nghệ trong sản xuất, bảo quản và chế biến ......................... 129 4.2.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia sản xuất vải thiều của hộ theo tiêu chuẩn GAP ......................................................................................... 131 4.3. Giải pháp phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc giang ................................................................................................... 133 4.3.1. Căn cứ đề xuất .................................................................................................. 133 4.3.2. Các giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang .............................................................................. 135 Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 148 Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 149 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 149 5.2. Kiến nghị........................................................................................................... 150 Danh mục các công trình khoa học công bố có liên quan đến đề tài luận án .............. 151 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 152 Phụ lục .......................................................................................................................... 162 v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt ASEAN GAP ASEAN Good Agricultural Practices (Thực hành nông nghiệp tốt khu vực Đông Nam Á) ATTP An toàn thực phẩm BQ Bình quân BVTV Bảo vệ thực vật FAO Food and Agriculture Organization (Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc) CC Cơ cấu DT Diện tích ĐVT Đơn vị tính EurepGAP EURO Retailer Produce Working Group (REP) Good Agricultural Practices (Thực hành nông nghiệp tốt ở châu Âu của các nhà bán lẻ châu Âu) GAP Good Agricultural Practices (Thực hành nông nghiệp tốt) GCN Giấy chứng nhận GDP Gross Domestic Product (Tổng thu nhập quốc nội) GlobalGAP Global Good Agricultural Practices (Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) GO Gross Output (Giá trị sản xuất) HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã KHCN Khoa học công nghệ MI Mixed Income (Thu nhập hỗn hợp) NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NonGAP Hộ không sản xuất theo tiêu chuẩn GAP QĐ Quyết định SXNN Sản xuất nông nghiệp TC Total Cost (Tổng chi phí) TE Technical efficiency (Hiệu quả kỹ thuật) THT Tổ hợp tác TTg Thủ tướng UBND Ủy ban nhân dân VietGAP Vietnammese Good Agricultural Practcies (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm WTO World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới) vi
- DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1. Số lượng hộ trồng vải thiều và hộ được điều tra .................................................. 62 3.2. Số lượng các đối tượng khảo sát .......................................................................... 63 4.1. Sản lượng vải thiều của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015- 2019 ............................ 73 4.2. Các hình thức tổ chức sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP giai đoạn 2015 -2019............................................................................................................ 75 4.3. Diện tích, sản lượng của các hình thức tổ chức sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP giai đoạn 2015 - 2019 ....................................................................... 77 4.4. Liên kết trong sản xuất vải thiều của các hộ sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP ........................................................................................................... 78 4.5. Liên kết với tác nhân cung cấp đầu vào của các hộ sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP .................................................................................................... 80 4.6. Năng suất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP và NonGAP theo thời gian thu hoạch giai đoạn 2015 - 2019 ................................................................................ 81 4.7. Năng suất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP các hộ ................................................. 82 4.8. Năng suất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP phân theo các huyện của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 - 2019 ......................................................................... 83 4.9. Đánh giá của hộ về vải thiều theo tiêu chuẩn GAP so với vải NonGAP ............. 84 4.10. Kết quả tiêu thụ vải thiều theo tiêu chuẩn GAP và NonGAP giai đoạn 2015 – 2019 .......................................................................................................... 87 4.11. Tỷ lệ khối lượng bán vải thiều theo địa điểm của các hộ sản xuất....................... 91 4.12. Tiêu thụ vải thiều tiêu chuẩn GAP theo hợp đồng ............................................... 93 4.13. Giá bán vải thiều theo tiêu chuẩn GAP của hộ nông dân cho người mua theo thời vụ từ 2015 -2019 ................................................................................... 95 4.14. Nguồn tham khảo giá của các hộ sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP .......... 96 4.15. Tỷ lệ hộ đáp ứng các tiêu chí của tiêu chuẩn GAP .............................................. 98 4.16. Diện tích, sản lượng và năng suất vải thiều của các loại hộ ............................... 102 4.17. Khối lượng phân bón cho vải thời kỳ kinh doanh .............................................. 102 4.18. Kết quả và hiệu quả của các hộ sản xuất vải theo tiêu chuẩn GAP ................... 103 4.19. Kết quả và hiệu quả của các hộ sản xuất vải theo tiêu chuẩn GAP theo hình thức tổ chức sản xuất .................................................................................. 104 vii
- 4.20. Hiệu quả sản xuất vải thiều của các hộ theo tiêu chuẩn GAP ............................ 105 4.21. Tỷ lệ thu nhập từ sản xuất vải thiều của các hộ theo tiêu chuẩn GAP ............... 105 4.22. Kết quả ước lượng cực biên và hiệu quả kỹ thuật sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP của các hộ nông dân tỉnh Bắc Giang........................................ 106 4.23. Hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng vải thiều theo tiêu chuẩn GAP ................... 107 4.24. Đánh giá của hộ về chính sách Nhà nước đối với sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP .................................................................................................. 112 4.25. Đánh giá của hộ nông dân về ảnh hưởng cơ sở hạ đối với sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP ................................................................................. 114 4.26. Đánh giá của các hộ sản xuất vải thiểu theo tiêu chuẩn GAP về khó khăn vật tư đầu vào ..................................................................................................... 116 4.27. Khó khăn trong tiêu thụ vải thiều của các hộ sản xuất theo tiêu chuẩn GAP .... 117 4.28. So sánh mùa vụ quả vải giữa Việt Nam và các nước trên thế giới .................... 118 4.29. Đánh giá của các hộ về ảnh hưởng của thời tiết đến sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP .................................................................................................. 122 4.30. Đặc điểm của các hộ sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP ........................... 124 4.31. Nhận thức của hộ về sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP ........................... 124 4.32. Đánh giá của hộ nông dân về mức độ khó khi áp dụng các tiêu chuẩn GAP .... 125 4.33. Hiện trạng đất đai và các khó khăn về đất đai trong sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP .................................................................................................. 127 4.34. Nguồn lực vốn của các hộ trong sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP ......... 128 4.35. Đánh giá của các hộ sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP về các xu hướng dịch hại xảy ra ......................................................................................... 129 4.36. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP............................................................................ 132 4.37. Ma trận phân tích kết hợp điểm mạnh, yếu với cơ hội và thách thức ................ 134 viii
- DANH MỤC ĐỒ THỊ TT Tên đồ thị Trang 2.1. Diện tích trồng và cho thu hoạch của cây vải giai đoạn 2011- 2017 ..................... 42 3.1. Diện tích, sản lượng cây ăn quả chủ lực của tỉnh Bắc Giang 2018 ....................... 59 4.1. Biến động về diện tích vải thiểu qua các năm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang .......... 72 4.2. Số lượng thành viên và diện tích trồng vải thiều theo tiêu chuẩn GAP bình quân trong các tổ hợp tác và hợp tác xã ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 – 2019 ........................................................................................................... 76 4.3. Tiêu chí chọn vải thiều của người tiêu dùng .......................................................... 85 4.4. Lý do người tiêu dùng lựa chọn sử dụng vải thiều theo tiêu chuẩn GAP .............. 85 4.5. Hợp đồng tiêu thụ vải thiều của các hộ sản xuất theo tiêu chuẩn GAP ................. 92 4.6. Giá bán vải thiều theo tiêu chuẩn GAP theo thị trường tiêu thụ ............................ 94 4.7. Biến động lượng mưa của tỉnh Bắc Giang từ 2014 - 2018 .................................. 122 DANH MỤC HỘP TT Tên hộp Trang 4.1. Đánh giá của giám đốc hợp tác xã về phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP .............................................................................................................. 79 4.2. Đánh giá của cán bộ về sự thay đổi năng suất, chất lượng vải thiều ....................... 84 4.3. Đánh giá của doanh nghiệp khó khăn trong ký kết hợp đồng với người sản xuất .. 92 4.4. Đánh giá của hợp tác xã về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và tiêu thụ vải thiều ....................................................................................................................... 113 4.5. Đánh giá của cán bộ về xây dựng hệ thống chỉ dẫn địa lý nhằm nâng cao sự cạnh tranh trên thị trường ................................................................................. 120 4.6. Đánh giá của doanh nghiệp về áp dụng công nghệ chế biến vải thiều .................. 131 ix
- DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ TT Tên hình Trang 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang .......................................................................... 55 4.1. Cơ cấu giá thành vải thiều Bắc Giang ở thị trường châu Âu năm 2018 ................ 119 4.2. Hệ thống bón phân, tưới nước tự động .................................................................. 130 TT Tên sơ đồ Trang 3.1. Khung phân tích phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP ................... 54 4.1. Kênh tiêu thụ vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang .......... 89 4.2. Sơ đồ chuỗi cung ứng tiêu thụ vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ...................................................................................................... 90 x
- TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Phạm Thị Dinh Tên luận án: Phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP tại tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên đia bàn nghiên cứu thời gian tới. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu áp dụng các phương pháp tiếp cận bao gồm: Tiếp cận chuỗi; tiếp cận theo quy mô sản xuất; tiếp cận có sự tham gia và tiếp cận thể chế. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu thông tin như khảo sát bằng bảng hỏi, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu các tác nhân liên quan đến sản xuất và tiêu thụ vải thiều của tỉnh. Nghiên cứu tiến hành điều tra 400 hộ nông dân sản xuất vải thiều ở 3 huyện, 6 xã nghiên cứu, 20 hộ thu gom, 8 cán bộ nông nghiệp, 9 cán bộ khuyến nông và 110 hộ tiêu dùng. Các phương pháp phân tích được sử dụng bao gồm: Phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh; Phương pháp hạch toán kinh tế; Phân tích hồi quy; Phương pháp phân tích SWOT. Các số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, ước lượng mô hình kinh tế lượng hồi quy đa biến bằng phần mềm SPSS 22.0. Kết quả chính và kết luận Luận án đã hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP, đưa ra được khung lý thuyết, làm rõ nội dung cơ bản của phạm trù phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP làm cơ sở nghiên cứu thúc đẩy phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP ở Bắc Giang. Phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP ở Bắc Giang tăng trưởng cả về mặt diện tích, giá trị sản lượng qua các năm. Đã có những đề án trong quy hoạch vải thiều an toàn và các chính sách quy hoạch công nghệ cao trong đó có vải thiều và hỗ trợ của Nhà nước đối với sản xuất và tiêu thụ, xúc tiến thương mại, tiêu thụ vải thiều của tỉnh. xi
- Quá trình phát triển vùng sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như: các chính sách chưa đồng bộ và hiệu quả; công tác quy hoạch chưa chặt chẽ và ổn định; cơ sở hạ tầng và cung ứng vật tư chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất; trang thiết bị, dụng cụ cho sản xuất còn hạn chế; việc chăm sóc cây, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ thực vật chưa đúng quy trình sản xuất và chưa đáp ứng đủ yêu cầu phát triển vải thiều theo tiêu chuẩn GAP. Trình độ và chất lượng nguồn lao động còn thấp; liên kết trong sản xuất và tiêu thụ vải thiều chưa chặt chẽ, còn đánh đồng giữa vải thường và vải GAP; vải thiều đã có thương hiệu nhưng thị trường còn khó khăn. Các hộ còn chưa tuân thủ chặt chẽ các quy trình sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP, do đó xuất khẩu đối với quả vải thiều còn khó khăn, sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP còn nhiều rủi ro và bất ổn. Nghiên cứu đã xác định và phân tích ảnh hưởng của các yếu tố: quy hoạch, hạ tầng, yếu tố thị trường, nguồn lực sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật có tác động tích cực, thúc đẩy phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP. Tuy nhiên, cũng có không ít những yếu tố tác động tiêu cực, cản trở phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP như nhiệt độ, l ượng mưa, cơ sở hạ tầng, triển khai thực hiện các chính sách, năng lực tiếp cận và nguồn lực của các chủ thể sản xuất. Dựa trên cơ sở các kết quả, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP ở Bắc Giang, bao gồm: nhóm giải pháp về quy hoạch vùng; nhóm giải pháp về nâng cao hiểu biết về trình độ sản xuất của hộ theo tiêu chuẩn GAP; nhóm giải pháp về thị trường; nhóm giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ và khuyến nông; nhóm giải pháp về cơ chế chính sách phát triển vùng vải thiều. xii
- THESIS ABSTRACT PhD candidate: Pham Thi Dinh Thesis title: Development of the lychee production using GAP standards in Bac Giang province Major: Development economics Code: 9.31.01.05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives The objectives of the study are to analyze the production development and factors affecting the development of GAP lychee production in Bac Giang province. In addition, the thesis arms to explore a set of measures for the production of that products in the studied area in the future. Materials and Methods In the research, the following approaches, including chain approach; production scale; and Participatory are applied. For data collection, methods such as surveys by questionnaires, group discussions, in-depth interviews with actors related to the production and consumption of lychee in the province are used. A survey of 400 lychee farmers in 6 communes and 3 districts are selected. In addition, there are 20 collectors, 8 agricultural officers, 9 extension officers, and 110 consumers are in the sample of the study. The analytical methods used are descriptive and comparative statistical methods; Regression analysis; and SWOT analysis. The data were entered and processed in Excel, and estimated regression model using SPSS 22.0 software. Main findings and conclusions The thesis has systematized and contributed to perfecting the issues of development of the lychee production using GAP standards, clarifying a theoretical framework and the main contents of the development of lychee production. GAP standards are the basis to promote the development of lychee production using GAP standards in Bac Giang province. Development of the lychee production using GAP standards in Bac Giang has grown both in area and the value of production over the years. There are projects in safe lychee production and high-tech planning policies, and the State's support for lychee production and consumption, trade promotion and lychee consumption. The increase of xiii
- lychee production area under GAP standards still faces many difficulties and challenges such as: inconsistent and ineffective policies; Planning is incoherent and unstable; Infrastructure and supplies have not met production requirements; Limited equipment and tools for production; Caring for trees, preventing pests, protecting plants is not conformed to the production process and does not meet the requirements of lychee production under GAP. The qualification and quality of labor resources remain low; Links in the production and consumption of lychee are not clear, and misjudge of domestic lychee and GAP lychee; The lychee has earned itself a position, yet it has still faced many difficulties. Farmers have not strictly followed the requirements of producing lychee under GAP, therefore the export of lychee is still difficult, producing lychee using GAP standard is still risky and unstable. The study has identified and analyzed the effects of the factors: planning, infrastructure, market competition, production resources, applying science and technology with positive effects, promoting the development of lychee production under GAP. However, there are also many negative factors that affect the development of lychee production under GAP such as temperature, precipitation, infrastructure, implementation of policies, accessibility and resources of producers. Based on the results, the research proposes a set of solutions to develop lychee production using GAP standards in Bac Giang, includingimprovement of regional planning; Increase the knowledge of farm household for GAP; Market improvement; Increase of technology and agriculture extension; and support policies. xiv
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng của con người, nên nó có vị trí đặc biệt quan trọng đối với mọi quốc gia và bất kỳ giai đoạn phát triển nào. Sản xuất nông nghiệp (SXNN) diễn ra trên một phạm vi rộng, có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường. Ngoài ra, sản phẩm của nông nghiệp cũng trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của con người nên nhiều nước phát triển trên thế giới có nhiều chính sách để kiểm soát sản xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp một cách rất chặt chẽ. Đứng trước thực tế trên, nhiều nước trên thế giới đã quan tâm đến vấn đề SXNN sạch, sản xuất an toàn, vừa hạn chế tác động xấu đến môi trường, vừa đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. SXNN sạch, an toàn có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các mặt về kinh tế, xã hội môi trường và sức khỏe của cộng đồng (Huỳnh Trường Vĩnh, 2012). Vì vậy, “an toàn thực phẩm là một vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội” (Hooker & Caswell, 1996); và, “khi đảm bảo được vấn đề an toàn thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng” (WHO & FAO, 2009). Chính vì vậy, việc áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất an toàn, các quy định về xuất, nhập khẩu nông sản đã làm cho “Chuỗi các sản phẩm về loại trái cây, rau quả đạt tiêu chuẩn an toàn chất lượng như Global GAP, BRC, IFS ngày càng chiếm lĩnh thị trường” (FAO, 2007). Thực hành SXNN tốt được các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã và đang thực hiện ngày càng sâu rộng trong sản xuất cả trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Ở Việt Nam trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến phát triển sản xuất theo tiêu chuẩn GAP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và đặc biệt tăng cường xuất khẩu nhằm tăng giá trị cho ngành nông nghiệp (Lưu Hoài Chuẩn, 2012). Để thực hiện chủ trương trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) đã ban hành quy trình sản xuất VietGAP đối với nhiều ngành SXNN của Việt Nam và dần nâng cấp một số loại cây trồng lên GlobalGAP và các tiêu chuẩn của từng thị trường tiêu thụ (Huỳnh Trường Vĩnh, 2012). Bắc Giang là tỉnh miền núi, có rất nhiều lợi thế phát triển nhiều loại cây ăn quả, trong đó có vải thiều. Từ năm 2016 đến 2019 tuy tổng diện tích vải có 1
- giảm nhẹ, nhưng đã có sự thay đổi về cơ cấu các loại hình sản xuất theo hướng an toàn ngày càng tăng lên. Cụ thể, năm 2019 tổng diện tích 28.318 ha, sản lượng đạt 155 nghìn tấn; trong đó diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tăng từ 12.800 ha năm 2016 (chiếm 43%) đến năm 2019 diện tích VietGAP đạt 14.300 ha (chiếm 50,5%) và sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP) đang duy trì 218 ha (UBND tỉnh Bắc Giang, 2019). Qua nhiều năm phát triển, cây vải đã khẳng định được vị thế đối với nông nghiệp của tỉnh qua việc đóng góp vào thu nhập, giải quyết việc làm tại địa phương. Tuy nhiên, sản lượng vải thiều của tỉnh nhiều năm chủ yếu xuất khẩu qua đường tiểu ngạch nên bấp bênh, do phụ thuộc vào thương lái. Mấy năm gần đây, nhiều nước là thị trường xuất khẩu lớn đã có những thay đổi về quy định nhập khẩu, đặc biệt là các tiêu chuẩn về ATTP nên đã gây không ít khó khăn đối với người sản xuất. Xuất phát từ những vấn đề trên, sản xuất vải thiều của Bắc Giang cần phải thay đổi, nhất là phải hướng tới sản xuất an toàn, đăng ký nguồn gốc, bảo vệ môi trường, sức khỏe của người sản xuất, người tiêu dùng. Nói khác đi là phải thực hiện SXNN tốt đối với vải thiều để nhanh chóng bắt kịp với xu hướng về sản xuất sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn (Loan & cs., 2016). Diện tích vải thiều sản xuất theo hình thức truyền thống của tỉnh Bắc Giang đang có xu hướng giảm là do năng suất, chất lượng không bảo đảm, giá bán bấp bênh. Dịch hại trên cây vải xảy ra nhiều và thường xuyên hơn, thời tiết ngày càng khắc nghiệt, không được thuận lợi cho vải thiều (Nguyễn Đức Thành, 2018). Đối với diện tích đã và đang sản xuất theo tiêu chuẩn GAP đã đạt được kết quả khả quan hơn, như bán giá cao hơn (Ngọc Tùng, 2018), dịch hại trên cây vải cũng xảy ra ít hơn so với hộ sản xuất thông thường, chất lượng quả vải cũng đang được người tiêu dùng đánh giá cao hơn. Tuy vậy, hiện nay sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP cũng đang gặp rất nhiều khó khăn như kỹ thuật sản xuất chưa được áp dụng đồng bộ, chất lượng sản phẩm và các tiêu chí chưa đáp ứng các quy định của thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Phần lớn diện tích canh tác theo hướng GAP vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện các tiêu chí của GAP. Thị trường trong nước chưa được mở rộng, đặc biệt thị trường Trung Quốc (chiếm 60%) chưa có sự phân biệt sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và sản xuất thông thường. Mặc dù lượng tiêu thụ lớn, nhưng tính ổn định của thị trường Trung Quốc không cao, nhất là thông tin về 2
- thị trường tiêu thụ, chính sách biên mậu, sự cạnh tranh giữa các thương nhân người Trung Quốc… đã tác động mạnh đến thị trường xuất khẩu (Phạm Thị Thủy & Phạm Kim Oanh, 2015). Xuất khẩu vải thiều sang các nước châu Âu còn gặp nhiều khó khăn như kỹ thuật thu hái chưa đảm bảo, truy xuất nguồn gốc chưa rõ ràng (Thúy Phương, 2019). Bên cạnh đó, vẫn tái diễn tình trạng thương nhân kinh doanh vải thiều không thông qua hợp đồng chính thức với người sản xuất và các đầu mối thu gom, nên tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó quản lý… (Phạm Chính, 2017). Hơn nữa, cơ sở hạ tầng giao thông của Bắc Giang vẫn còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho công tác tiêu thụ vải thiều, tình trạng ùn tắc giao thông thường xảy ra trong những ngày cao điểm thu hoạch vải. Như vậy, có thể thấy phát triển vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là rất cần thiết, nhằm phát triển và mở rộng sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP, đồng thời là nguồn tài liệu quan trọng trong định hướng phát triển cây ăn quả trong thời gian tới. Nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP bao gồm những nội dung gì? Thực trạng phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP hiện nay tại tỉnh Bắc Giang như thế nào? Đâu là các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP tại tỉnh Bắc Giang? Các giải pháp chủ yếu nào cần thực hiện để phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP tại tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới? 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ đánh giá thực trạng phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP nói chung và phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP nói riêng; (2) Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; (3) Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới. 3
- 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP (VietGAP và GlobalGAP). Đối tượng thu thập thông tin bao gồm các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX), hộ nông dân sản xuất vải thiều, các đại lý thu gom, kinh doanh vải thiều, doanh nghiệp, các nhà quản lý, người tiêu dùng và các tác nhân liên quan đến sản xuất vải thiều trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: luận án nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, trong đó tập trung nghiên cứu tại 3 huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên với tiêu chí là các huyện có diện tích trồng vải thiều lớn nhất của tỉnh Bắc Giang. Phạm vi thời gian: - Số liệu thứ cấp: thu thập giai đoạn 2015 – 2019. - Số liệu sơ cấp: thu thập thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ vải thiều, thực hiện các tiêu chuẩn GAP, khảo sát các tác nhân tham gia chuỗi giá trị vải thiều được thực hiện trong năm 2018. - Các giải pháp đề xuất nhằm phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trong giai đoạn 2020 - 2030. Thời gian thực hiện đề tài từ năm 2016 đến năm 2020. Phạm vi nội dung: luận án tập trung nghiên cứu các quy trình, tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt cho vải thiều theo tiêu VietGAP, GlobalGAP, và sản phẩm cuối cùng là vải thiều tươi, không nghiên cứu các sản phẩm chế biến từ vải thiều. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Về lý luận: đề tài đã góp phần bổ sung, luận giải rõ hơn các khía cạnh về phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP, trong đó hàm ý phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP bao hàm cả trụ cột về phát triển bền vững. Khác với phát triển sản xuất một mặt hàng nông sản thông thường, phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP còn được thể hiện ở việc áp dụng ngày càng chặt chẽ hơn và đáp ứng được các tiêu chuẩn của GAP nhằm tạo ra sản phẩm sạch an toàn cho con người. Nghiên cứu cũng đã đề xuất được khung phân tích cho phát triển sản xuất một nông sản cụ thể theo tiêu chuẩn GAP, cụ thể là vải thiều. 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 627 | 164
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
0 p | 834 | 163
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
203 p | 457 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt Nam
0 p | 291 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 268 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 103 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn