intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Vai trò của nhà nước nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ

Chia sẻ: Nguyễn Kim Tuyền Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

54
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu bản chất mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để tìm ra những rào cản chính ảnh hưởng đến mối quan hệ mà trường đại học, doanh nghiệp không thể giải quyết được để từ đó cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Vai trò của nhà nước nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------------------------ NGUYỄN VIỆT HÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM THÚC ĐẨY MỐI QUAN HỆ GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC - DOANH NGHIỆP TRONG NGHIÊN CỨU - CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------------------------ NGUYỄN VIỆT HÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM THÚC ĐẨY MỐI QUAN HỆ GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC - DOANH NGHIỆP TRONG NGHIÊN CỨU - CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 9310105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ CƯƠNG HÀ NỘI - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng Luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Việt Hà
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi của giáo viên hướng dẫn, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Vũ Cương về sự hướng dẫn nhiệt tình và tâm huyết trong suốt quá trình làm luận án. Xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế phát triển, Viện Phát triển bền vững - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giúp đỡ tôi và có những góp ý để luận án được hoàn thành tốt hơn, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình, chân thành của GS.TS. Ngô Thắng Lợi, GS.TS. Nguyễn Văn Thắng và PGS.TS. Lê Quang Cảnh. Xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ thuộc Viện Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, hướng dẫn qui trình thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Thẩm định các Dự án đầu tư – Bộ Khoa học Công nghệ đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Xin được cảm ơn tác giả của những công trình nghiên cứu khoa học liên quan tới luận án, các thầy, cô tại các trường đại học, doanh nghiệp, các chuyên gia đã giúp tôi có những thông tin cần thiết để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và hoàn thiện luận án. Con cám ơn tình yêu của bố mẹ và gia đình đã động viên con trong suốt thời gian qua. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Việt Hà
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................ix CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...............................................................9 1.1. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ...........................................................................9 1.2. Các nghiên cứu về vai trò nhà nước nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ .....15 1.2.1. Các lý thuyết về vai trò của nhà nước ..........................................................15 1.2.2. Các nghiên cứu về vai trò nhà nước nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ ....................18 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................24 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM THÚC ĐẨY MỐI QUAN HỆ GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC - DOANH NGHIỆP TRONG NGHIÊN CỨU, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ ....................................................25 2.1. Mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ ...........................................................................................................25 2.1.1. Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và vai trò trong phát triển ..................25 2.1.2. Bản chất mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp ..........................29 2.1.3. Động lực và lợi ích thúc đẩy mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ ..............................................30 2.1.4. Đặc điểm giao dịch giữa trường đại học - doanh nghiệp tại thị trường nghiên cứu, chuyển giao công nghệ ...................................................................................32 2.1.5. Phân loại mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ ......................................................................................40 2.1.6. Các rào cản đối với việc hình thành và thúc đẩy mối quan hệ giữa đại học và doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ .......................................45
  6. iv 2.2. Vai trò của nhà nước nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ ..................................48 2.2.1. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường .......................................48 2.2.2. Nguyên tắc của nhà nước nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ .......................................50 2.2.3. Vai trò của nhà nước nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa trường đại hoc - doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ .......................................51 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................63 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................65 3.1. Mô hình và quy trình nghiên cứu ....................................................................65 3.1.1. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................65 3.1.2. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................66 3.2. Xây dựng kiểm định thang đo ..........................................................................66 3.2.1. Xây dựng thang đo .......................................................................................66 3.2.2. Kiểm định thang đo ......................................................................................70 3.3. Thu thập dữ liệu ................................................................................................72 3.3.1. Nguồn dữ liệu ...............................................................................................72 3.3.2. Phỏng vấn .....................................................................................................72 3.3.3. Khảo sát ........................................................................................................73 3.4. Phương pháp phân tích .....................................................................................76 3.4.1. Phân tích chủ đề “bắt rễ” ..............................................................................76 3.4.2. Phân tích thống kê mô tả ..............................................................................77 3.4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính đa nhân tố .......................................................78 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC NHẰM THÚC ĐẨY MỐI QUAN HỆ GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP TRONG NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ ..............................................81 4.1. Thực trạng mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ .....................................................................................81 4.1.1. Tiềm lực nghiên cứu khoa học của bên cung ...............................................81 4.1.2. Tiềm lực và nhu cầu đổi mới của bên cầu ....................................................89 4.1.3. Thực trạng mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ ...................................................................................95
  7. v 4.1.4. Kiểm định ảnh hưởng của rào cản tới mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp.........................................................................................................103 4.2. Thực trạng vai trò nhà nước để thúc đẩy mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam .............110 4.2.1. Thực trạng các chính sách của nhà nước để thúc đẩy mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ ..........110 4.2.2. Vai trò của nhà nước dưới góc nhìn của các bên liên quan trong mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp ......................................................................113 Tiểu kết chương 4 ......................................................................................................129 CHƯƠNG 5 TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM THÚC ĐẨY MỐI QUAN HỆ ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP TRONG NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ ..............................................................................131 5.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ ....................131 5.1.1. Cơ hội và thách thức ...................................................................................131 5.1.2. Định hướng tăng cường vai trò của nhà nước ............................................133 5.2. Một số giải pháp tăng cường vai trò của nhà nước nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ .................................................................................................................137 5.2.1. Nhóm giải pháp cho chính sách sở hữu trí tuệ ...........................................137 5.2.2. Nhóm giải pháp về chính sách chia sẻ thông tin ........................................138 5.2.3. Nhóm giải pháp chia sẻ lợi ích ...................................................................139 5.2.4. Nhóm giải pháp về chia sẻ rủi ro ................................................................140 5.2.5. Nhóm giải pháp về chính sách tài chính .....................................................141 5.2.6. Một số giải pháp khác.................................................................................147 Tiểu kết chương 5 ......................................................................................................149 KẾT LUẬN ................................................................................................................151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..........................................................................................................154 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................155 PHỤ LỤC ...................................................................................................................164
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á CGCN Chuyển giao công nghệ ĐH Đại học DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp Nhà nước DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa GDĐH Giáo dục đại học GDĐT Giáo dục và đào tạo KHCN Khoa học công nghệ MQH Mối quan hệ NC&CGCN Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ NCKH Nghiên cứu khoa học NN Nhà nước NSNN Ngân sách Nhà nước R&D Nghiên cứu và phát triển SHTT Sở hữu trí tuệ
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tổng kết các lý do can thiệp của nhà nước vào thương mại hóa công nghệ ........22 Bảng 2.1. Những lợi ích từ mối quan hệ hợp tác giữa trường ĐH - DN .......................31 Bảng 2.2. Phân loại quan hệ hợp tác giữa ĐH - DN trong NC&CGCN .......................40 Bảng 2.3. Loại hình hợp tác giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN ........................43 Bảng 2.4. Tổng hợp yêu cầu đối với sự can thiệp của nhà nước đối với MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN .............................................................61 Bảng 3.1. Thang đo và mô tả thang đo về hình thức mối quan hệ ................................67 Bảng 3.2. Thang đo và mô tả thang đo về rào cản cản trở mối quan hệ .......................68 Bảng 3.3. Mô tả mẫu định tính (phỏng vấn sâu) ...........................................................73 Bảng 3.4. Quy mô trường tham gia khảo sát .................................................................75 Bảng 3.5. Thông tin về quy mô doanh nghiệp khảo sát ................................................76 Bảng 3.6. Cách cho điểm và thang đánh giá thực trạng ................................................77 Bảng 4.1. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ so với các nước trên thế giới .................83 Bảng 4.2. Cán bộ nghiên cứu chia theo khu vực hoạt động ..........................................83 Bảng 4.3. Top 11 các trường ĐH và nghiên cứu của Việt Nam về công bố ISI trong năm 2018 và 7 tháng đầu năm 2019 ............................................................85 Bảng 4.4. Chi cho R&D theo khu vực thực hiện và nguồn cấp kinh phí (tỷ VND) .....87 Bảng 4.5. Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới và vốn đăng ký bình quân của DN giai đoạn từ 2011-2018 .......................................................................................89 Bảng 4.6. Đầu tư của Doanh nghiệp cho R&D tại một số quốc gia..............................91 Bảng 4.7. Khảo sát về sự quan tâm dành của DN dành cho NC&CGCN .....................92 Bảng 4.8. Đánh giá trình độ công nghệ sản xuất của DN .............................................92 Bảng 4.9. Mong muốn của các DN trong hợp tác với các trường ĐH ..........................93 Bảng 4.10. Nhận thực của các DN khi tham gia hợp tác với trường ĐH......................93 Bảng 4.11. Tìm kiếm và triển khai các hoạt động hợp tác trường ĐH - DN ................97 Bảng 4.12. Quan điểm của trường ĐH về tính hữu ích khi hợp tác với DN .................98 Bảng 4.13. Quan điểm của DN về tính hữu ích khi hợp tác với ĐH.............................99 Bảng 4.14. Thống kê mô tả mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ .......................................................100
  10. viii Bảng 4.15. Kết quả ước lượng mô hình đánh giá mức độ cản trở của các rào cản đến mức độ gắn kết của các hình thức MQH tại các DN .................................105 Bảng 4.16. Kết quả ước lượng mô hình đánh giá mức độ cản trở của các rào cản đến mức độ gắn kết của các hình thức MQH tại các trường ĐH......................108 Bảng 4.17. Đánh giá của trường ĐH và DN về chính sách về SHTT đang thực thi trong NC &CGCN .....................................................................................114 Bảng 4.18. Khảo sát tính hiệu quả của các chính sách chia sẻ thông tin ....................118 Bảng 4.19. Kết quả khảo sát quan điểm của hai bên trường ĐH - DN .......................121 Bảng 4.20. Kết quả khảo sát của các bên về mức độ hiệu quả của chính sách tài chính ..125 Bảng 4.21. Tóm tắt về các ưu đãi về thuế cho hoạt động KHCN ...............................126 Bảng 5.1. Những nguyên tắc và những cách làm tốt nhất trong việc xây dựng một số chính sách thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN ................................................................................................135 Bảng 5.2. Một số can thiệp của nhà nước nhằm thúc đẩy MQH ĐH - DN trong NC&CGCN ................................................................................................146
  11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 1: Quy trình nghiên cứu về vai trò nhà nước nhằm thúc đẩy MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN .............................................................................6 Hình 2.1. Phân loại hình thức và mức độ hợp tác trong NC&CGDCN giữa trường ĐH - DN .........................................................................................................44 Hình 2.2. Khung lý thuyết nghiên cứu về vai trò nhà nước nhằm thúc đẩy MQH giữa ĐH - DN trong NC&CGCN ...........................................................................54 Hình 3.1. Mô hình mối tương quan giữa hình thức mối quan hệ giữa trường ĐH - DN và rào cản tại trường ĐH ................................................................................65 Hình 3.2. Mô hình mối tương quan giữa hình thức mối quan hệ giữa trường ĐH - DN và rào cản tại doanh nghiệp ............................................................................65 Hình 3.3. Quy trình phân tích các yếu tố ảnh hưởng.....................................................66 Hình 4.1. Số lượng và phân bố các trường ĐH trên toàn quốc .....................................81 Hình 4.2. Số lượng trường ĐH của Việt Nam và một số nước lân cận trong top 400 Châu Á............................................................................................................82 Hình 4.3. Sản phẩm thương mại hóa theo các năm của hệ thống ĐH giai đoạn 2011- 2015......................................................................................................85 Hình 4.4. Khảo sát nguồn thu từ hoạt động NC&CGCN tại các trường ĐH ................86 Hình 4.5. Tỷ lệ các trường ĐH có thành lập các bộ phận quảng bá sản phẩm khoa học .........................................................................................95 Hình 4.6. Tỷ lệ các DN có bộ phận chuyên về NC&CGCN .........................................96 Hình 4.7. Mức độ hợp tác giữa trường ĐH và các tổ chức ...........................................96 Hình 4.8. Mức độ hợp tác giữa DN và các tổ chức .......................................................97 Hình 4.9. Nguồn cung cấp thông tin để thiết lập quan hệ với DN ................................98
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Lịch sử nhân loại đã chứng kiến các cuộc cách mạng khoa học công nghệ (KHCN) làm thay đổi sâu sắc, mạnh mẽ mọi mặt của lĩnh vực đời sống xã hội tạo nên bước phát triển nhảy vọt, có ý nghĩa trọng đại với sự phát triển kinh tế xã hội và đưa xã hội chuyển sang một thời đại kinh tế mới - thời đại kinh tế tri thức. Sự cạnh tranh trong kinh tế - thương mại, thậm chí về văn hóa và an ninh, suy đến cùng là sự cạnh tranh về giáo dục - đào tạo, về khả năng con người nắm bắt, sản sinh tri thức và có đủ năng lực, bản lĩnh vận dụng tri thức đó vì lợi ích của cộng đồng hay quốc gia. Trên nền móng này, tầm quan trọng của tri thức ngày càng tăng nhanh như là một vũ khí cạnh tranh ưu thế (Dierdonck, 1990). Toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, cách mạng KHCN, cách mạng công nghiệp 4.0... đang tạo ra nhiều cơ hội cho từng ngành, từng lĩnh vực, đồng thời cũng đặt ra thách thức không nhỏ cho các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Hầu hết các quốc gia đều tìm cách tận dụng cơ hội và hạn chế thách thức cho từng ngành, từng lĩnh vực thuộc phạm vi lãnh thổ của mình. Một trong những cách thức nhanh nhất để các quốc gia nắm bắt thời cơ và bước cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu đó là kích thích đổi mới, nuôi dưỡng sáng tạo, thúc đẩy KHCN. Đổi mới sáng tạo được xem như là sự giao thoa của phát minh và tư duy để tạo ra các giá trị kinh tế - xã hội; nó chính là sự chuyển hóa các khái niệm và ý tưởng thành sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Nhiều học giả đều thống nhất, đối với mọi nền kinh tế, doanh nghiệp (DN) là lực lượng trực tiếp tạo ra sản phẩm xã hội và cấu thành lực lượng kinh tế quốc gia, là đối tượng quyết định sức sống của nền kinh tế. Tuy nhiên, để DN tồn tại vấn đề đổi mới công nghệ là yếu tố quyết định và luôn được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển. Công nghệ được coi là yếu tố tác động trực tiếp để nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ cường độ lao động, giảm giá thành sản xuất, giảm tỷ lệ tiêu hao vật chất, tăng tỷ lệ chất xám trong cấu thành sản phẩm, rút ngắn chu kỳ sản xuất và cho ra đời nhiều sản phẩm mới đa dạng, đa năng, mẫu mã đẹp, kích thước nhỏ nhẹ hơn (Trần Ngọc Ca, 2000). Vì vậy, DN muốn phát triển bền vững, tạo dựng uy tín và phát triển thương hiệu của mình thì không thể không tiến hành các hoạt động đổi mới công nghệ. Mặc dù vậy, không phải DN nào cũng có đủ khả năng để tự triển khai các hoạt động nghiên cứu, đổi mới công nghệ. Trong một nền kinh tế đang phát triển, với trên 90%
  13. 2 số DN là DN nhỏ và vừa (DNNVV) như Việt Nam thì khả năng các DN tự đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới công nghệ lại càng trở nên khó khăn hơn. Do đó, DN có nhu cầu tự thân tìm đến mua lại những thành quả sẵn có của đổi mới công nghệ mà phù hợp với mình để ứng dụng. Trong khi đó, trường đại học (ĐH) được biết đến như cái nôi của tri thức, có năng lực phát triển tri thức thông qua nghiên cứu khoa học (NCKH) và khả năng đưa các sản phẩm nghiên cứu trở thành hàng hoá có giá trị thương mại khi được trao đổi, mua bán giữa bên nghiên cứu và bên sử dụng công nghệ. Tuy nhiên, việc thương mại hoá các sản phẩm nghiên cứu, hay nói cách khác để kết tinh kết quả nghiên cứu trong sản phẩm hàng hoá nhằm thu lợi nhuận không phải là dễ dàng đối với các trường ĐH đặc biệt trong việc tìm kiếm bên nhận chuyển giao sản phẩm nghiên cứu. Kết quả là nhiều đề tài nghiên cứu chỉ dừng lại là các thành quả trong phòng thí nghiệm mà không được ứng dụng trong thực tiễn. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục ĐH, tăng cường sự gắn kết giữa trường ĐH với thị trường hay cụ thể là gắn kết với DN đã trở thành một đòi hỏi tất yếu. Nói cách khác, trường ĐH cũng đang có nhu cầu tự thân được kết nối với DN, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ (NC&CGCN). Như vậy, để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế, cả trường ĐH và DN phải tự tìm đến những đối tác mang lại lợi ích cho mình và sự hợp tác giữa trường ĐH và DN mang tính tất yếu. Tuy nhiên, trên thực tế do nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau như: rủi ro từ chu trình nghiên cứu, tính chất đặc thù của hàng hoá công nghệ (HHCN) làm tồn tại khoảng cách giữa NCKH và khả năng thương mại hoá các sản phẩm của NCKH khiến sự gắn kết giữa trường ĐH và DN không thực hiện được hoặc thực hiện không đạt hiệu quả như mong muốn, nếu chỉ dựa vào sự “tìm đến nhau” một cách tự nhiên giữa hai chủ thể. Do đó, để thúc đẩy mối quan hệ (MQH) này trong NC&CGCN, Nhà nước (NN) phải đóng vai trò quan trọng làm cầu nối và thúc đẩy sự gắn kết giữa các bên với nhau. Nhiều nước đã có các mô hình NN thúc đẩy rất thành công MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN, tạo bước tiến nhảy vọt trong phát triển kinh tế, xã hội như Chính phủ Mỹ thông qua Luật Bayh-Dole (Bayh-Dole Act 1980) đã tạo dựng được một môi trường quan trọng để thúc đẩy NC&CGCN từ các trường ĐH đến DN (Mowery và cộng sự, 2001). Theo nghiên cứu và tính toán, cứ một USD đầu tư vào CGCN, trường ĐH thu về được 6 USD (Markman và cộng sự, 2009). Chính phủ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… cũng đã coi việc thúc đẩy NC&CGCN trong MQH hợp tác giữa trường ĐH - DN là trọng tâm của các chính sách kinh tế để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, không có một mô hình chung đúng cho mọi quốc gia,
  14. 3 bởi lẽ sự kết nối đó còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố đặc thù của từng quốc gia như thể chế, chính sách, quan điểm về phát triển KHCN, văn hóa, thị trường ... Tại Việt Nam, “gắn kết cơ sở đào tạo với DN, mở rộng hình thức đào tạo theo đơn đặt hàng của DN và thu hút nhiều hơn DN tham gia vào quá trình đào tạo” đã được nêu như một phần các giải pháp của Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Định hướng này cũng được nhắc lại như một yêu cầu phải “tăng cường gắn đào tạo với sử dụng, NCKH và CGCN đáp ứng nhu cầu xã hội” trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020. Như vậy, vấn đề hợp tác, liên kết giữa trường ĐH - DN đã được NN quan tâm và coi đó như một giải pháp quan trọng cần thiết để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và thúc đẩy sáng tạo. Tuy nhiên, trên thực tế, sự gắn kết giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN còn mang tính tự phát và hiệu quả chưa cao. Các hình thức hợp tác còn dừng ở mức độ giản đơn, mang tính “thời vụ”, các NCKH không được ứng dụng và thương mại hóa, làm ảnh hưởng không nhỏ đến cơ hội phát triển của DN, trường ĐH và xã hội. Vậy đâu là những trở ngại khiến các trường ĐH và DN chưa thực sự gắn kết được với nhau? Vì sao tăng cường MQH giữa trường ĐH - DN từ lâu đã trở thành một yêu cầu bắt buộc của chiến lược phát triển quốc gia mà MQH này vẫn chưa thực hiện thành công yêu cầu đó? Trong bối cảnh mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và khi Đảng và NN thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục ĐH, nâng cao tính cạnh tranh của các DN Việt Nam thì cần có những giải pháp đột phá nào để thúc đẩy MQH đó? Đây là những câu hỏi đã trở thành chủ đề nghiên cứu của nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hầu hết kết quả nghiên cứu của các đề tài trước mới dừng lại tại góc độ phân tích MQH giữa hai bên trường ĐH, DN, coi chính sách của NN như một trong những biện pháp để thúc đẩy MQH đó và chưa có những nghiên cứu lấy vai trò của NN làm đối tượng nghiên cứu chính để xét xem: (i) liệu Nhà nước nên làm gì hoặc không nên làm gì trong việc tăng cường sự gắn kết này, tức là trả lời câu hỏi Đâu là ĐÚNG VIỆC NHÀ NƯỚC cần làm để thúc đẩy NC&CGCN giữa ĐH và DN; và (ii) Nhà nước cần làm như thế nào để có hiệu quả, tức là trả lời câu hỏi Nhà nước cần làm gì cho ĐÚNG CÁCH? Từ những lý do trên, tác giả chọn chủ đề nghiên cứu: Vai trò của Nhà nước nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa trường Đại học - Doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để làm rõ Nhà nước cần phải tác động như thế nào và bằng các chính sách nào nhằm thúc đẩy hợp tác giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN ở Việt Nam trong bối cảnh mới.
  15. 4 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Tổng hợp cơ sở lý luận về vai trò của Nhà nước nhằm thúc đẩy MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN, làm rõ những rào cản chính trong MQH này và sự cần thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước, từ đó đối chiếu với thực trạng tại Việt Nam để đề xuất những nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách từ phía Nhà nước nhằm thúc đẩy MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN. 2.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu chung nêu trên của Luận án được chi tiết hoá thành các mục tiêu cụ thể như sau: (i) Xây dựng khung nghiên cứu về vai trò của NN nhằm thúc đẩy MQH giữa trường ĐH - DN trong hoạt động NC&CGCN thông qua việc luận giải bản chất MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN để tìm ra những rào cản ảnh hưởng đến MQH buộc NN phải can thiệp, thúc đẩy phát triển MQH. (ii) Phân tích thực trạng MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN, các rào cản của MQH và thực trạng vai trò của NN nhằm thúc đẩy MQH giữa trường ĐH - DN. (iii) Đề xuất các giải pháp để NN đóng vai trò tích cực hơn nhằm thúc đẩy và phát triển MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN tại Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án sẽ trả lời các câu hỏi sau: - Bản chất MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN? Những rào cản nào làm cho MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN không phát triển? - Vì sao Nhà nước phải can thiệp vào MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN? Nhà nước nên làm gì hoặc không nên làm gì để thúc đẩy NC&CGCN giữa ĐH và DN? - Nhà nước cần làm như thể nào để các chính sách thúc đẩy MQH giữa trường ĐH – DN trong NC&CGCN được thực hiện có hiệu quả. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là Vai trò của Nhà nước nhằm thúc đẩy MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN.
  16. 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu bản chất MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN để tìm ra những rào cản chính ảnh hưởng đến MQH mà trường ĐH, DN không thể giải quyết được để từ đó cần phải có sự hỗ trợ của NN. Luận giải vai trò của NN, phân loại các chính sách NN để thúc đẩy MQH hợp tác trường ĐH - DN trong NC&CGCN; phân tích thực trạng nhận thức, đánh giá, phản hồi của các bên liên quan về các chính sách của NN đã ban hành; từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện vai trò của NN trong việc thúc đẩy MQH gắn kết trường ĐH - DN trong NC&CGCN. - Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu tại các trường ĐH công lập, tư thục, đại diện các DN (không phân biệt DN Nhà nước, DN tư nhân trong nước). Vai trò của NN được đề cập với quan niệm NN có vai trò quan trọng để khắc phục các thất bại của thị trường trong NC&CGCN, không nhằm nghiên cứu cụ thể chức năng của một cơ quan quản lý NN chuyên biệt nào trong lĩnh vực này. - Phạm vi thời gian: Luận án phân tích thực trạng vai trò của NN trong MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2019, đề xuất giải pháp cho giai đoạn đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu1 Luận án sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp định tính được thực hiện khi nghiên cứu sơ bộ để phát hiện, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát trong nghiên cứu để đo lường các khái niệm. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu. Phân tích, đánh giá vai trò của Nhà nước thông qua kết quả của phần đánh giá thực trạng, kết hợp với ý kiến bình luận của chuyên gia để tìm ra những ưu điểm, hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc thúc đẩy MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN. Phương pháp định lượng được sử dụng để kiểm định, đánh giá mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Tác giả sử dụng phần mềm hỗ trợ SPSS phiên bản 20 để thực 1 Phần này được nghiên cứu chi tiết trong Chương 3.
  17. 6 hiện phân tích EFA, đánh giá lại độ tin cậy của các thang đo và sự phù hợp của các yếu tố trong mô hình. Tác giả cũng sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy đa biến để kiểm định độ phù hợp của mô hình và kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, luận án tiến hành theo quy trình nghiên cứu sau (Hình 1): Hình 1: Quy trình nghiên cứu về vai trò nhà nước nhằm thúc đẩy MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN 5. Những đóng góp mới của luận án - Về mặt khoa học: Thứ nhất, luận án xác định 5 rào cản (SHTT, thông tin, rủi ro, lợi ích và tài chính) cản trở MQH giữa trường ĐH - DN và chỉ ra vai trò quan trọng của NN trong việc tạo môi trường để thúc đẩy MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN. Thứ hai, xây dựng và kiểm định mô hình để khẳng định ảnh hưởng của từng loại rào cản đến từng hình thức của MQH giữa trường ĐH - DN, trên cơ sở đó để khẳng định lý do NN cần can thiệp nhằm thúc đẩy MQH giữa trường ĐH - DN. Thứ ba, đề xuất khung lý thuyết về vai trò của NN nhằm thúc đẩy MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN thông qua công cụ chính sách, bao gồm chính sách
  18. 7 tạo môi trường thể chế và chính sách hỗ trợ tài chính để làm hạn chế các rào cản trong MQH giữa trường ĐH - DN. - Về mặt thực tiễn: Thứ nhất, năm rào cản về SHTT, thông tin, rủi ro, lơi ích và tài chính cản trở MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN, theo bất cứ các hình thức quan hệ nào. Gỡ bỏ rào cản này sẽ giúp MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN phát triển. Thứ hai, MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN tại Việt Nam đang diễn ra ở mức đơn giản, manh mún, phát triển chưa có tính hệ thống bởi vì sự tồn tại của 5 loại rào cản khách quan mà cần có sự can thiệp của NN. Thứ ba, vai trò của NN trong thúc đẩy MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN mới chỉ dừng xây dựng chính sách, còn việc triển khai thực hiện đưa chính sách vào cuộc sống còn hạn chế, làm cho các rào cản vẫn đang thách thức MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN ở Việt Nam. Thứ tư, các nhóm giải pháp dỡ bỏ 5 nhóm rào cản hoàn thiện chính sách NN nhằm thúc đẩy MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN được đề xuất theo cách tiếp cận công cụ chính sách và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án còn là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về MQH giữa trường ĐH - DN, về chính sách NN nhằm thúc đẩy MQH giữa trường ĐH - DN trong các lĩnh vực, ngành nghề khác. Đồng thời cung cấp tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu tương tự trong bối cảnh ở các quốc gia tương đồng. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục tiêu, quy trình, phương pháp nghiên cứu, các phụ lục, các tài liệu tham khảo. Luận án chia thành 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về vai trò của NN nhằm thúc đẩy MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN, chỉ ra các khoảng trống nghiên cứu, đặt các câu hỏi nghiên cứu cần được giải đáp. Chương 2: Cơ sở lý luận về vai trò của NN nhằm thúc đẩy MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN, làm rõ lý do lựa chọn các lý thuyết để áp dụng trong nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, chỉ ra những phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án.
  19. 8 Chương 4: Thực trạng vai trò NN nhằm thúc đẩy MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN, trong đó làm rõ những hạn chế của MQH thông qua việc phân tích thực trạng MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN, kiểm định mối tương quan giữa các rào cản tới hình thức MQH và thực trạng vai trò của NN thông qua việc đánh giá của các bên liên quan. Chương 5: Tăng cường vai trò của NN nhằm thúc đẩy MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN, trong đó tập trung vào những giải pháp thông qua chính sách cần được hoạch định và thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu của Luận án, cũng như một số kiến nghị nhằm bảo đảm việc thực hiện những chính sách nói trên.
  20. 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Phần tổng quan các công trình nghiên cứu của luận án chia thành hai nhóm chủ đề chính: (i) MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN; (ii) Vai trò của Nhà nước nhằm thúc đẩy MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN. 1.1. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ Mối quan hệ giữa trường ĐH - DN có một lịch sử khá lâu dài, từ những năm 1972, phòng nghiên cứu Viện Công nghệ Massachussette (MIT) về hóa học ứng dụng đã kí hợp đồng hợp tác nghiên cứu, đây được coi là điển hình đầu tiên của MQH giữa trường ĐH - DN (Kenney, 1987). Mặc dù có một lịch sử lâu dài như vậy, nhưng MQH này chỉ phát triển mạnh mẽ và sâu rộng kể từ khi có sự xuất hiện của đạo luật Bayh- Dole ở Mỹ vào năm 1980, khi trường ĐH và các nhà khoa học được cấp bằng sáng chế, giấy chứng nhận sở hữu cho các phát minh của họ mà các phát minh này do NN tài trợ nguồn kinh phí. Có thể nói rằng, Đạo Luật Bayh-Dole là tiền đề mở ra giai đoạn phát triển mạnh mẽ MQH này. Tập trung vào quan điểm của trường ĐH và ảnh hưởng của Đạo luật Bayh- Dole, đã gây ra nhiều tranh luận xung quanh vai trò và việc ứng dụng các phát minh của trường ĐH (Seppanen & cộng sự, 2010), những vấn đề về động cơ nghiên cứu và các câu hỏi cơ bản về vai trò của trường ĐH trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội (Kenney, 1987). Phần lớn các nghiên cứu từ 1980 đến 1990 tập trung vào đội ngũ khoa học và đặc biệt là về trình độ chuyên môn của các giảng viên tại các trường ĐH (Bird & Allen, 1989; Louis & cộng sự, 1989). Công trình nghiên cứu của Etzkowitz (1983) là một trong những công trình đầu tiên được công nhận đã kết nối được hai cấp độ tổ chức và cá nhân với nhau, thông qua việc nghiên cứu hoạt động trường ĐH làm kinh doanh từ các nhóm nghiên cứu và động cơ kinh doanh giữa nhà khoa học tại các trường ĐH. Giai đoạn từ những năm 1990 đến những năm 2000 là một thời kỳ rất giàu thông tin cho việc nghiên cứu bối cảnh hợp tác giữa trường ĐH - DN, điển hình là các nghiên cứu ở Châu Âu như: Van Dierdonck, Debackere & Engelen, 1990; Meyer- Krahmer & Schmoch, 1998 và Châu Á như: Fujisue, 1998; Branscomb, Kodama & Florida, 1999. Đến nghiên cứu của Etzkowitz & Leydesdorff, 1995, 2000, đưa ra một khái niệm về Mô hình Vòng xoắn ba bên để nhấn mạnh vào tầm quan trọng của ba chủ thể trong MQH này là trường ĐH, DN và NN. Mô hình Vòng xoắn ba bên đã bổ sung thêm yếu tố mới ảnh hưởng trực tiếp đến MQH giữa trường ĐH - DN, đặc biệt là ở cấp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2