Luận án tiến sĩ Kinh tế: Quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam
lượt xem 85
download
Luận án tiến sĩ Kinh tế "Quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam" nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TSC tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam
- bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé tµi chÝnh häc viÖn tµi chÝnh TRẦN VIỆT PHƯƠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ hµ néi – 2017
- bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé tµi chÝnh häc viÖn tµi chÝnh TRẦN VIỆT PHƯƠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 62.34.02.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS,TS Nguyễn Trọng Thản 2. TS. Lê Thu Huyền hµ néi – 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản Luận án với đề tài: “ Quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công ở Việt Nam ” là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết uận khoa học của Luận án chưa từng được ai công bố. Tác giả Luận án Trần Việt Phương
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Lời cam đoan Mục lục Lời mở đầu Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP……....…..15 1.1. TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP……………………........................................................15 1.1.1. Cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.................................15 1.1.2. Tài sản và quan hệ về tài sản……………………...............................……17 1.1.3. Khái niệm và nguồn hình thành tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập………………............................……………………………19 1.1.4. Đặc điểm tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.....……......................................................................................…………..22 1.1.5. Vai trò của tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập ................................................……………………………………….28 1.1.6. Phân loại tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập...................................................................................................................29 1.2. QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP………………..........................................………...31 1.2.1. Khái niệm quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp
- công lập….............................................................................................................31 1.2.2. Nguyên tắc quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập..................................................................................................................32 1.2.3. Phân cấp quản lý tài sản công………….............…………………………34 1.2.4. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công….………….........................36 1.2.5. Nội dung quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.................................................................................................................38 1.3. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP……………...................................................................................................48 1.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập .......................................................................48 1.3.2. Hiệu quả quản lý tài sản công……………………………………………49 1.3.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập ….....................................................................................51 1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập ……..…........................................................61 1.4. QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ...........63 1.4.1. Quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập ở một số nước………………..…........................................……………………….63 1.4.2. Kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam………….........................................73 Kết luận Chương 1…………..........................................................................…...75 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN
- NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM……………………….............................................................................76 2.1. TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM......................................................……76 2.1.1. T ng quan về tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam hiện nay……………..……………………………….................76 2.1.2. T chức bộ máy quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập……………..…............................................................................79 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN T N M2 ĐẾN NA ……………………………………………………...80 2.2.1. Cơ chế quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập………….…................................................................................................80 2.2.2. Phân cấp quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập..................................................................................................................85 2.2.3. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập………..............................................................................…87 2.2.4. Đầu tư xây dựng trụ sở làm việc và sắp xếp lại trụ sở làm việc…………96 2.2.5. Mua sắm tài sản công ……………………....……………….…………99 2.2.6. Cơ sở dữ liệu về tài sản công....................................................................106 2.2.7. Khai thác tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập...........................112 2.2.8. ử lý bán, điều chuyển, thanh lý) tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập..........................................................................................113 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ
- QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN T N M2 ĐẾN NA …………………………………….114 2.3.1. Kết quả đã đạt được……………...............…………………………...….114 2.3.2. Một số tồn tại, hạn chế…………………............………………………...125 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại………………...………………..…….134 Kết luận Chương 2..............................................................................................141 Chương 3: GIẢI PHÁP N NG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRONG THỜI GIAN TỚI…..................……………………………………142 3.1. MỤC TIÊU, YÊU CẦU QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP………...….....142 3.1.1. Mục tiêu………………………………………………………..........…...142 3.1.2. Yêu cầu……………………………………………..................................145 3.2. GIẢI PHÁP N NG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRONG THỜI GIAN TỚI.........................................................................149 3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách……………………….….149 3.2.2. Nhóm giải pháp về t chức thực hiện…………………………………....191 Kết luận chương 3…………………………………………………...................202 KẾT LUẬN…………………………………………………………………….204 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung BTC Bộ Tài chính CP Chính phủ CQHC Cơ quan hành chính CSTQ Cộng sản Trung Quốc CQHC Cơ quan Hành chính ĐH Đại học ĐVSN Đơn vị sự nghiệp HCSN Hành chính sự nghiệp NCS Nghiên cứu sinh NSNN Ngân sách nhà nước PTĐL Phương tiện đi lại QLCS Quản lý công sản STC Sở tài chính TSC Tài sản công TSCĐ Tài sản cố định TTCP Thủ tướng Chính phủ TSNN Tài sản nhà nước TSCĐ Tài sản cố định TSLV Trụ sở làm việc TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân
- 1 LỜI MỞ DẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tài sản công là nguồn lực nội sinh của đất nước, góp phần quan trọng vào quá trình sản xuất cũng như quản lý xã hội, cung cấp nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tất cả Tài sản công đều do Nhà nước là chủ sở hữu, và Nhà nước giao quản lý trực tiếp sử dụng tài sản cho các cơ quan, đơn vị thuộc bộ máy nhà nước. Tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm trụ sở làm việc, phương tiện đi lại và tài sản khác gắn liền với đất; quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, t chức, đơn vị; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác do pháp luật quy định. TSC là cơ sở vật chất cần thiết để tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước, các hoạt động sự nghiệp công và các hoạt động xã hội khác. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập không có quyền sở hữu tài sản công mà chỉ có quyền quản lý, sử dụng các tài sản này để thực hiện nhiệm vụ được giao. Các cơ quan trên không được sử dụng vào mục đích cá nhân, kinh doanh, và mục đích khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác mà phải sử dụng tài sản phải đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định. Nhà nước là một chủ thể đặc biệt của xã hội, là người đại diện cho tất cả các thành viên trong cộng đồng, do đó nhà nước có chủ quyền đối với tài sản quốc gia, là người đại diện chủ sở hữu tài sản công. Với vai trò là đại diện chủ sở hữu đối với tài sản công, Nhà nước có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu về tài sản và
- 2 giao cho các cơ quan, t chức, đơn vị quản lý và sử dụng để phục vụ công tác cho bộ máy của Nhà nước. Việc nâng cao hiệu quả quản lý TSC trong các CQNN và ĐVSN công lập là cần thiết do một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, TSC trong các CQNN và ĐVSN công lập chiếm một tỷ trọng và giá trị rất lớn là tiền đề, là yếu tố vật chất để Nhà nước có thể t chức thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đề ra. Thực tế chỉ ra rằng tài sản công phản ánh sức mạnh kinh tế của đất nước. Tuy nhiên tài sản công không phải là vô hạn vì vậy đối với một quốc gia việc quản lý, tạo lập, khai thác và sử dụng TSC một cách có hiệu quả là đòi hỏi cần thiết là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước ở mọi quốc gia góp phần không nhỏ vào việc hỗ trợ việc xây dựng và phát triển đất nước. Thứ hai, góp phần kích thích quá trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Những yếu kém trong quản lý và sử dụng TSC trong các CQNN và ĐVSN công lập dẫn đến thất thoát, lãng phí từ đó làm suy giảm nguồn nội lực của đất nước. Do đó cần thiết phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý TSC từ đó hướng hoạt động sử dụng TSC phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Thứ ba, Quản lý tốt TSC trong các CQNN và ĐVSN công lập sẽ đảm bảo việc thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao qua đó thể hiện được trình độ hiện đại hoá nền hành chính quốc gia. Do TSC hình thành chủ yếu từ nguồn chi tiêu công, do vậy việc sử dụng tiết kiệm, chống thất thoát lãng phí là trách nhiệm, là nghĩa vụ của mọi cán bộ công chức trong CQHC, ĐVSN công lập.
- 3 Thứ tư, Việc quản lý TSC trong các CQNN và ĐVSN công lập hiệu quả, tiết kiệm sẽ góp phần nâng cao uy tín của Nhà nước cũng như các cán bộ công chức nhà nước. Mang lại ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội to lớn. Qua đó củng cố niềm tin, đáp ứng mong muốn, nguyện vọng của mọi công dân. Hiện nay, cùng với quá trình đ i mới quản lý tài chính trong thời gian qua, công tác quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công tại Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể như: Đã tạo lập được khuôn kh pháp lý tương đối đầy đủ cho công tác quản lý, sử dụng TSC tại CQNN và ĐVSN công lập; Đã xác định tương đối cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước đối với TSC, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, t chức, đơn vị trong quản lý, sử dụng TSC; Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSC được hình thành, cập nhật kịp thời, tương đối chính xác về số lượng, giá trị, hiện trạng của tài sản nhà nước; Triển khai mua sắm tài sản th o phương thức tập trung; Từng bước hình thành các khu hành chính tập trung... Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế như: Tình trạng sử dụng vượt tiêu chuẩn định mức gây lãng phí, cho thuê, mượn tài sản công không đúng quy định, tự ý sắp xếp, xử lý làm thất thoát tài sản; Đầu tư xây dựng trụ sở làm việc còn xa hoa, lãng phí, việc quản lý, sử dụng trụ sở làm việc chưa hiệu qua, sai mục đích; Việc triển khai mua sắm TSC th o phương thức tập trung còn chậm... đang đặt ra yêu cầu phải thống kê và quản lý hiệu quả lượng tài sản này.
- 4 Tài sản công nói chung và tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập nói riêng cần phải được quản lý khoa học, chặt chẽ qua đó góp phần sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả đáp ứng tốt các yêu cầu hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Mặc dù đã có những tiến bộ trong quá trình quản lý TSC ở Việt Nam trong thời gian qua tuy nhiên tình trạng thất thoát, lãng phí, sử dụng không đúng quy định ... vẫn tiếp tục diễn ra. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam đang là vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay, do đó Nghiên cứu sinh đã chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý Tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam” làm luận án bảo vệ học vị tiến sĩ kinh tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích tổng quát: Nâng cao hiệu quả quản lý TSC tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam. Mục đích cụ thể: Thứ nhất: Làm rõ khái niệm, nội hàm về các thuật ngữ “tài sản nhà nước”, “tài sản thuộc sở hữu nhà nước”, “tài sản thuộc sở hữu toàn dân”, “tài sản công).... để có cơ chế quản lý phù hợp. Tài sản công là tài sản do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, nên cần xác định và cơ cấu chức năng, nhiệm vụ của những "chủ sở hữu" khác nhau trong việc quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập. Giao quyền quản lý gắn với trách nhiệm cho các bộ, cơ quan, đơn vị trong việc sử dụng nguồn TSC của họ dựa vào một số đánh giá hiệu quả đơn giản.
- 5 Thứ hai: Cải cách quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập là vấn đề cần thiết: Việc hoàn thiện cơ chế quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập ở một nước là vấn đề đặt ra rất cấp thiết. Thông qua hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý TSC giám sát, kiểm tra cơ quan sử dụng TSC, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý TSC. Hệ thống pháp luật về TSC tại CQNN và ĐVSN công lập ở Việt Nam cũng đang dần được hoàn thiện cho phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế. Trước thực trạng, TSC tại CQNN và ĐVSN công lập còn bị sử dụng sai mục đích, lãng phí và hệ thống pháp luật có liên quan đã được sửa đ i, b sung như Hiến pháp, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Luật NSNN; Vì vậy, việc hoàn thiện cơ chế quản lý TSC ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề cấp thiết để khắc phục những tồn tại của cơ chế hiện hành và đồng bộ hóa hệ thống pháp luật. Thứ ba: Chuyển dịch cơ chế quản lý tài sản công tại CQNN và ĐVSN công lập từ hình thức mua sắm, đầu tư xây dựng để trang bị bằng hiện vật sang cơ chế thuê tài sản, khoán kinh phí tự túc tài sản để phục vụ công tác. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: TSC là một bộ phận không thể tách rời trong công tác quản lý tài chính công ở nước ta hiện nay. Luận án đã tập trung nghiên cứu công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm cơ chế chính sách và t chức thực hiện quản lý tài sản công.
- 6 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về quản lý tài sản công trong phạm vi các CQNN và ĐVSN công lập tại Việt Nam từ năm 2009 ngày Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước có hiệu lực) đến năm 2015. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Trên cơ sở lý luận nghiên cứu phân tích những vấn đề cơ bản về TSC tại CQNN và ĐVSN công lập, cơ chế quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập, kinh nghiệm quốc tế về cơ chế quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập và khả năng vận dụng cho Việt nam; những nghiên cứu và phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập ở Việt Nam từ th o Luật Quản lý, sử dụng TSNN năm 2008 và hệ thống văn bản có liên quan; Luận án đã đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại CQNN và ĐVSN công lập. Các giải pháp này được đưa ra trên cơ sở đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đặt ra của Nhà nước ta trong việc quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập thời gian tới. Để quản lý TSC hiệu quả, ngoài cơ chế, chính sách được ban hành phù hợp, một yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả quản lý TSC, đó là việc t chức thực hiện. Vì vậy, các giải pháp đưa ra được chia thành 2 nhóm: - Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công: Trên cơ sở đánh giá tồn tại, hạn chế của hệ thống chính sách hiện hành, Luận án đã đề xuất những giải pháp để khắc phục tồn tại, hạn chế đó với các biện pháp thực hiện cụ thể. Trong đó, chủ yếu tập trung hoàn thiện các quy định tại Luật Quản lý, sử dụng TSNN năm 2008 và một số văn bản có liên quan trong lĩnh vực quản lý ngành của một số Bộ như Bộ Tư pháp, Bộ xây dựng, Bộ Kế hoạch – Đầu tư.
- 7 - Nhóm giải pháp t chức thực hiện: Tập trung các giải pháp về i) tuyên truyền, ph biến cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng TSC; ii) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; iii) hoàn thiện t chức bộ máy và nâng cao năng lực cán bộ quản lý TSC. Các nhóm giải pháp này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Một số giải pháp được đưa ra với mong muốn sẽ được các nhà quản lý nghiên cứu trong quá trình xây dựng, x m xét và ban hành Luật Quản lý, sử dụng TSC thay thế Luật Quản lý, sử dụng TSNN năm 2008) và hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật và pháp luật có liên quan. Đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quản lý TSC./. 4. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu định tính: Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu và phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập ở Việt Nam từ th o Luật Quản lý, sử dụng TSNN năm 2008 và hệ thống văn bản có liên quan. Trong đó đã đi sâu phân tích, đánh giá về thực hiện các cơ chế mới được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng TSC gồm: phân cấp quản lý TSC, các nội dung quản lý TSC, như: đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, mua sắm TSC, hạch toán, cơ sở dữ liệu về TSC, xử lý TSC bán, thanh lý, điều chuyển) và quản lý TSC tại đơn vị sự nghiệp công lập.... + Phương pháp nghiên cứu định lượng: ây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể dựa trên những số liệu thu thập được. Trên cơ sở đó, đã có những đánh giá về kết quả đã đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; để làm tiền đề cho việc đề xuất giải pháp
- 8 nâng cao hiệu quả quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập trong thời gian tới. Bên cạnh sự chỉ bảo, giúp đỡ của thầy cô hướng dẫn trực tiếp, NCS còn nhận được những góp ý và đánh giá chuyên sâu từ các thầy cô giáo của Học viện tài chính. Ngoài ra còn có sự giúp đỡ của các cán bộ công tác tại Cục quản lý Công sản Bộ Tài chính dưới góc độ cơ quan quản lý để NCS có cái nhìn đa chiều hơn về đề tài nghiên cứu. Nguồn số liệu sử dụng bao gồm: các số liệu thứ cấp từ các báo cáo, kết quả công bố của một số cuộc điều tra, t ng kiểm kê tài sản trên cả nước, số liệu nghiên cứu, điều tra của CP, Bộ Tài chính… Các báo cáo qua các đợt khảo sát phối với làm việc cũng như hội thảo quốc tế của Cục Quản lý Công sản… 5. Tổng quan nghiên cứu 5.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam: - Đề tài “ Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước” của PGS.TS. Nguyễn Ngô Thị Hoài Thu [37] - Đề tài “ Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý, sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp ở Việt Nam”, 2006” của tác giả Nguyễn Thị Lan Phương. [43] - Đề tài “ Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan hành chính ở Việt Nam”, 2006 của tác giả Trần Diệu An. [44] Các công trình nghiên cứu trên đã khái quát thực trạng quản lý tài sản công tại Việt Nam, đưa ra được những đánh giá và giải pháp mang tính khuyến nghị. Tuy nhiên các đề tài chỉ nghiên cứu về cơ chế chính sách và
- 9 nghiên cứu đối tượng hẹp là 1 loại TSC trụ sở làm việc). Bên cạnh đó giai đoạn nghiên cứu lại trước khi ban hành Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008. Do đó số liệu, chính sách chưa được cập nhật để có thể bao quát hết thực trạng hiện nay từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp. - Đề tài “ Chiến lược đ i mới cơ chế quản lý TSC giai đoạn 2001-2010”,2000 của PGS.TS Nguyễn Văn a. [39] - Đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp” 2002, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội của TS Phạm Đức Phong. [40] Hai đề tài trên đã đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng TSC trong đó bao gồm cả TSC tại đơn vị sự nghiệp từ năm 1995 đến 2002 từ đó đề ra những giải pháp nằm đ i mới cơ chế quản lý TSC tuy nhiên do thời gian nghiên cứu đã lâu, số liệu của đề tài đã trở nên lạc hậu. Đề tài của TS Phạm Đức Phong chỉ nghiên cứu cơ chế quản lý TSC phục vụ trực tiếp cho các hoạt động thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ… song lại chưa đánh giá được hiệu quả của cơ chế quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập. - Đề tài “TSC và sử dụng TSC ở Việt Nam hiện nay, 2005” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng. [41] - Đề tài “ Sử dụng tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt nam thực trạng và giải pháp, 2006” của tác giả La Văn Thịnh. [42] Các công trình trên về cơ bản đã đưa ra những khái quát về tình hình quản lý tài sản nhà nước của nước ta. Với hệ thống số liệu phong phú, các công trình đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về thực trạng quản lý
- 10 TSC trong khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2005. Có nhiều giải pháp mang tính khuyến nghị nhằm đ i mới cơ chế quản lý tài sản công, sử dụng khai thác có hiệu quả đến năm 2010 được đưa ra. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu của các công trình trên là trước khi ban hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 nên chưa bao quảt được hết thực trạng hiện nay. Các số liệu thống kê đã trở nên lạc hậu. - Đề tài “Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam”, 2009 của tiến sỹ Phan Hữu Nghị. [45] Luận án đã đề cập đến yêu cầu cải cách hành chính và tài chính công và đã đưa ra những nguyên tắc chung, những vấn đề cần quan tâm quán triệt khi đ i mới. Bên cạnh đó đã đề xuất hệ thống nhóm giải pháp cho công tác quản lý bất động sản công. Trong đó đưa ra kỳ vọng Luật quản lý sử dung TSNN được ban hành, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí triển khai sâu rộng, các quyết định của chính phủ về công tác quản lý trụ sở làm việc nói riêng và TSC nói chung sẽ khắc phục được những hạn chế, yếu kém thông qua việc thực hiện các giải pháp và mô hình được t ng hợp nghiên cứu của các cơ quan chức năng. - Đề tài “ Cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam” của tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng. [47] Đề tài đã khẳng định vai trò, vị trí của cơ chế quản lý TSC trong khu vực HCSN trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Luận án đã chỉ ra những yếu kém, bất cập trong quản lý TSC đó là hệ thống cơ chế, chính sách quản lý TSC trong khu vực HCSN vừa thiếu, vừa chưa đồng bộ, tính pháp lý chưa cao, còn nhiều sơ hở, có những chính sách
- 11 pháp luật bất hợp lý, không phù hợp với thực tế chậm được sửa đ i, b sung, xây dựng văn bản mới; Hiệu lực và hiệu quả của cơ chế quản lý TSC trong khu vực HCSN chưa cao... Tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lư TSC trong khu vực HCSN ở Việt Nam phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cũng như các công trình nghiên cứu nêu trên 2 Luận án tiến sỹ đã khái quát thực trạng quản lý tài sản công, đưa ra những giải pháp tuy nhiên do thời gian nghiên cứu tương đối xa so với thời điểm hiện này khi mà chưa ban hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 và Trung tâm dữ liệu quốc gia về tài sản Nhà nước chưa được thành lập nên số liệu thống kê chưa thật sự đẩy đủ các đánh giá mới dừng lại ở định tính. 5.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Công trình nghiên cứu nước ngoài - Đề tài “Managing Gov rnm nt Prop rty Ass ts: Sharing International Experienc s”, 2006, Th Urban Institut Pr ss, Washington DC; [34] Công trình đã nghiên cứu và đánh giá cơ chế quản lý TSC trong khu vực hành chính sự nghiệp ở các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Thụy Sĩ, Canada, Úc… qua đó chỉ ra được những tồn tại, thách thức trong cơ chế quản lý TSC tập trung ở việc giải quyết mối quan hệ giữa cải cách kế toán và cải cách cơ chế quản lý TSC; cách thức phân chia quyền sở hữu và quyền quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp; hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin quản lý TSC. - “C ntral Gov rnm nt Ass t Manag m nt R forms”; [35]
- 12 - “Prop rty- Related Public-Privat Partn rships” [36] của hai tác giả là Olga Kaganova, Ph.D., giáo sư tại Th Urban Institut cùng với Giáo sư Jam s Mc K llar. - GS. Pi rr P.Tr mblay 2004), Giáo trình “Politiqu d finances publiques » (Chính sách tài chính công), UQAM 2004. [17] Các công trình trên đưa ra rất nhiều kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam từ những lý thuyết chung về TSC đến những cải cách và quản lý bất động sản công, trụ sở làm việc được hệ thống hoá qua kinh nghiệm cải cách của các nước trong đó có những nước với nhiều nét tương đồng Việt Nam như Trung quốc, Nga… Các nghiên cứu đã góp phần đưa ra các giải pháp thực tiễn tại các quốc gia trên thế giới qua đó x m xét đề xuất vận dụng vào Việt Nam như chuyển dịch cơ chế quản lý tài sản công tại CQNN và ĐVSN công lập từ hình thức mua sắm, đầu tư xây dựng để trang bị bằng hiện vật sang cơ chế thuê tài sản, khoán kinh phí tự túc tài sản để phục vụ công tác. Đưa ra các mô hình cơ quan chuyên quản lý TSC đang được nhiều nước áp dụng đ m lại hiệu quả quản lý tài sản công cao hơn. Đồng thời hình thành các t chức dịch vụ công để thực hiện: mua sắm tập trung, quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, cho CQHC, ĐVSN thuê tài sản th o hợp đồng kinh tế... Thông qua đó sẽ làm cho TSC tại CQNN và ĐVSN công lập phát huy được hiệu quả cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 6. Những đóng góp của luận án Một là, Luận án đã nghiên cứu một cách hệ thống những lý luận cơ bản TSC tại CQNN và ĐVSN công lập như: khái niệm, đặc điểm, vai trò của TSC trong đời sống kinh tế; Nội dung quản lý tài sản công tại CQNN
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 627 | 164
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
0 p | 834 | 163
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
203 p | 457 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt Nam
0 p | 292 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 268 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 104 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn