intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Chia sẻ: ViMarkzuckerberg Markzuckerberg | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:231

89
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp; Thực trạng quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; Định hướng và giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI --------------------- ĐÀM THỊ THANH HUYỀN QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 934.02.01 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Thu Thủy 2. PGS.TS Phạm Thị Thanh Hòa Hà Nội - 2021
  2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận án chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Nghiên cứu sinh Đàm Thị Thanh Huyền
  3. iii LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu sinh xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS,TS. Nguyễn Thu Thủy và PGS,TS. Phạm Thị Thanh Hòa - Giáo viên hƣớng dẫn khoa học, đã nhiệt tình hƣớng dẫn để nghiên cứu sinh có thể hoàn thành luận án này. Nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của các nhà quản lý doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam trong quá trình thu thập thông tin tài liệu, các chuyên gia tham gia phỏng vấn đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp các thông tin quý báu, có giá trị thực tiễn giúp nghiên cứu sinh thực hiện luận án. Nghiên cứu sinh chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Thƣơng mại, quý thầy, cô giáo Phòng quản lý Sau Đại học, các đồng nghiệp Khoa Tài chính - Ngân hàng, bộ môn Ngân hàng và thị trƣờng tài chính, bộ môn Quản trị tài chính đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp nghiên cứu sinh hoàn thành luận án. Cuối cùng, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Nghiên cứu sinh Đàm Thị Thanh Huyền
  4. iv MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. ii LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. iii MỤC LỤC ....................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................. x DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC .......................................................................................... xi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... xiii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án ................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3 4. Những đóng góp của luận án........................................................................................ 3 5. Kết cấu luận án ............................................................................................................. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ............................ 5 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về lý thuyết về rủi ro và rủi ro tài chính .............. 5 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về nhận diện rủi ro tài chính ................................. 6 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về đo lƣờng rủi ro tài chính ................................ 10 1.1.4. Các công trình nghiên cứu về kiểm soát rủi ro tài chính .............................. 12 1.2. Những giá trị khoa học và thực tiễn của các công trình nghiên cứu đã công bố và khoảng trống nghiên cứu ................................................................. 15 1.2.1. Những giá trị khoa học và thực tiễn .............................................................. 15 1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu của luận án ........................ 15 1.3. Quy trình nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu luận án ............................... 16 1.3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 16 1.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 17 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 .................................................................................................... 28 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP ...................................................... 29 2.1. Rủi ro tài chính trong doanh nghiệp ................................................................... 29 2.1.1. Khái quát về rủi ro trong doanh nghiệp ....................................................... 29 2.1.2. Khái quát về rủi ro tài chính trong doanh nghiệp ....................................... 30 2.1.3. Tác động của rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp .................................... 32
  5. v 2.2. Quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp .................................................... 34 2.2.1. Khái niệm và sự cần thiết quản trị rủi ro tài chính....................................... 34 2.2.2. Nội dung quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp .................................... 36 2.2.3. Mô hình quản trị rủi ro tài chính .................................................................. 54 2.2.4. Tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp ....................... 56 2.3. Yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp ................. 57 2.3.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp.............................................................. 57 2.3.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp.............................................................. 59 2.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính của một số doanh nghiệp thuộc Tập đoàn kinh tế các nƣớc và bài học rút ra cho các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam ................................................................... 61 2.4.1. Tập đoàn dầu khí Petronas - Malaysia ......................................................... 61 2.4.2. Tập đoàn NTT - Nhật Bản ............................................................................ 63 2.4.3. Tập đoàn kinh tế TELUS - Canada ............................................................. 64 2.4.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính của Tập đoàn kinh tế Mỹ ................ 66 2.4.5. Bài học rút ra về việc quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn kinh tế Việt Nam ................................................................ 68 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 .................................................................................................... 70 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ................................................................. 71 3.1. Quá trình hình thành và phát triển của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ............................................. 71 3.1.1. Thông tin chung về các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ....................................................................... 71 3.1.2. Ngành nghề kinh doanh các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ........................................................... 72 3.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam .................................................. 73 3.2. Khái quát tình hình tài chính của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ....................................................... 74 3.2.1. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2013 - 2019 ..................... 74 3.2.2. Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2013 - 2019 ........................................................................................ 77 3.2.3. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản ......................................................................... 82
  6. vi 3.3. Thực trạng rủi ro tài chính của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam ................................................................... 84 3.3.1. Rủi ro thị trƣờng ........................................................................................... 84 3.3.2. Rủi ro tín dụng thƣơng mại .......................................................................... 86 3.3.3. Rủi ro đòn bẩy tài chính ............................................................................... 90 3.3.4. Rủi ro thanh khoản ....................................................................................... 92 3.3.5. Kết quả kiểm định yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro tài chính của các doanh nghiệp thuộc các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam ................................................................................................. 93 3.4. Thực trạng quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam .............................................. 102 3.4.1. Căn cứ quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ............................................... 102 3.4.2. Mô hình quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ................................................................. 103 3.4.3. Nội dung quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ......................................... 104 3.5. Đánh giá chung về quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam ............................... 120 3.5.1. Những kết quả đạt đƣợc ............................................................................. 120 3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................. 121 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 .................................................................................................. 126 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ............. 127 4.1 Định hƣớng phát triển và quan điểm tăng cƣờng quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ........................................................................................ 127 4.1.1. Mục tiêu chiến lƣợc của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam .............................................................. 127 4.1.2. Định hƣớng phát triển của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn 2035 ......... 129 4.1.3. Quan điểm tăng cƣờng quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam ........................... 130 4.2. Giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam ........................................................... 131 4.2.1. Giải pháp về mô hình tổ chức hoạt động quản trị rủi ro tài chính................ 131 4.2.2. Giải pháp về quy trình quản trị rủi ro tài chính............................................ 134 4.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tài chính .................................. 148
  7. vii 4.3. Các kiến nghị đảm bảo thực hiện hiệu quả các giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam.................................................................... 152 4.3.1. Về phía nhà nƣớc ......................................................................................... 152 4.3.2. Về phía ngân hàng........................................................................................ 157 TÓM TẮT CHƢƠNG 4 .................................................................................................. 159 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 160 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 169
  8. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 Mô tả các biến trong mô hình 21 2.1 Nhận diện RRTC theo các hệ số tài chính căn bản 39 2.2 Định nghĩa các biến của mô hình 46 3.1 Tổng hợp đánh giá nguy cơ phá sản của các DN thuộc TKV giai đoạn 2013-2019 91 3.2 Kết quả phân tích thống kê mô tả biến nghiên cứu 95 3.3 Ma trận tƣơng quan giữa các biến 97 3.4 Phân tích đa cộng tuyến khi chƣa loại biến 98 3.5 Phân tích đa cộng tuyến sau khi loại bỏ biến 98 3.6 Kết quả hồi quy FEM và REM và sau khi khắc phục khuyết tật 98 3.7 Điểm trung bình và độ lệch chuẩn mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của từng biến quan sát 105 3.8 Kết quả khảo sát những rủi ro tài chính doanh nghiệp đã gặp phải 106 3.9 Thống kê các DN thuộc TKV có hoạt động giao dịch ngoại tệ 107 3.10 Kết quả khảo sát về bộ phận nào chịu trách nhiệm quản trị RRTC trong DN 109 3.11 Tổng hợp khoảng cách các yếu tố cấu thành thực hiện QTRRTC 115 4.1 Xác suất xảy ra rủi ro 135 4.2 Các tình huống phòng ngừa của HĐ kỳ hạn, HĐ tƣơng lai 146
  9. ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1 Biến động tài sản và nguồn vốn của các DN thuộc TKV 78 3.2 Cơ cấu nguồn vốn của các DN thuộc TKV 80 3.3 Xu hƣớng cơ cấu nợ phải trả của các DN thuộc TKV giai đoạn 2013 – 2019 81 3.4 Xu hƣớng biến động BEP, ROS, ROA, ROE của các DN thuộc TKV giai đoạn 2013 - 2019 82 3.5 Chênh lệch tỷ giá hối đoái của các doanh nghiệp thuộc TKV giai đoạn 2013-2019 86 3.6 Tình hình biến động các khoản phải thu giai đoạn 2013 - 2019 87 3.7 Cơ cấu các khoản phải thu của các doanh nghiệp thuộc TKV giai đoạn 2013 – 2019 87 3.8 Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của các doanh nghiệp thuộc TKV giai đoạn 2013 - 2019 88 3.9 Xu hƣớng biến động khả năng thanh toán của các doanh nghiệp thuộc TKV giai đoạn 2013 - 2019 93 4.1 Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành Khai thác và chế biến khoáng sản, ngành Than, ngành Điện Việt Nam đến năm 2030 127 4.2 Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 128 4.3 Chiến lƣợc kiểm soát rủi ro tài chính 145
  10. x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1 Quy trình nghiên cứu 16 1.2 Ma trận Tầm quan trọng - Mức độ thể hiện (Importance Performance Analysis) với các chiến lƣợc tƣơng ứng 18 1.3 Mô hình phân tích RRTC của các doanh nghiệp thuộc TKV 20 2.1 Cấu trúc tổ chức quản trị rủi ro của Petronas 62 2.2 Sơ đồ hệ thống quản lý rủi ro tại NTT 63 2.3 Quá trình quản trị rủi ro tại NTT 64 2.4 Các kết quả đánh giá trên đƣợc cập nhật hàng năm tại Telus 65 3.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động của các DN thuộc TKV 73 3.2a Tần suất của biến phụ thuộc Frit 95 3.2b Tần suất của biến phụ thuộc Ln(Frit) 95 3.3 Mô hình quản trị RRTC hiện nay tại các DN thuộc TKV 103 4.1 Mô hình quản lý rủi ro của Công ty mẹ 131 4.2 Mô hình QTRRTC của các công ty con thuộc TKV 133 4.3 Quy trình kiểm soát RRTC của các DN thuộc TKV 144
  11. xi DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ Tên phụ lục Trang lục 01 Phiếu khảo sát về quản trị rủi ro tài chính 169 02 Mã hóa các tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tài chính các DN thuộc TKV 174 03 Các đơn vị thành viên thuộc TKV 176 04 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh các DN thuộc TKVgiai đoạn 2013-2019 179 05 Biến động tài sản và nguồn vốn các DN thuộc TKVgiai đoạn 2013-2019 180 06 Hiệu quả hoạt động các DN thuộc TKVgiai đoạn 2013-2019 182 07 Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá các DN thuộc TKVgiai đoạn 2013 -2019 183 08 Cơ cấu các khoản phải thu các DN thuộc TKV giai đoạn từ 2013-2019 184 09 Khả năng thanh toán các DN thuộc TKVgiai đoạn 2013 -2019 186 10 Cơ cấu nợ phải trả các DN thuộc TKV giai đoạn 2013-2019 188 11 Trích lập dự phòng các DN thuộc TKVgiai đoạn 2013-2019 190 12 Phân tích dupont giai đoạn 2013 -2019 191 13 Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu giai đoạn 2013 - 2019 192 14 Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc 193 15 Kết quả kiểm tra tƣơng quan giữa các biến độc lập trong mô hình 194 16A Kết quả hồi quy POOLED OLS với biến phụ thuộc lnFrit 195 16B Kết quả hồi quy FEM với biến phụ thuộc lnFrit 196 17 Kiểm tra đa cộng tuyến khi chƣa loại biến 197 18 Kết quả hồi quy FEM với biến phụ thuộc lnFrit khi đã loại bớt biến 198 19 Kiểm tra đa cộng tuyến khi đã loại biến 199 20 Kết quả hồi quy REM với biến phụ thuộc lnFrit 200 21 Kết quả kiểm định Hausman lựa chọn FEM hay REM với biến phụ thuộc lnFrit 201 22 Kết quả kiểm tra khuyết tật FEM 202 23 Kết quả khắc phục khuyết tật của FEM 203 24 Cơ Cấu tổ chức của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam 204 25 Phân nhóm các DN thuộc TKV 205 26 Doanh thu thuần của các DN thuộc TKV giai đoạn 2013-2019 206 27 Lợi nhuận sau thuế của các DN thuộc TKV giai đoạn 2013-2019 207 28 Tỷ suất sinh lời ròng tài sản của các DN thuộc TKV giai đoạn 2013-2019 208
  12. xii 29 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của các DN thuộc TKV giai đoạn 2013-2019 209 30 Khả năng thanh toán ngắn hạn của của các DN thuộc TKV giai đoạn 2013-2019 210 31 Khả năng thanh toán nhanh của của các DN thuộc TKV giai đoạn 2013-2019 211 32 Khả năng thanh toán tức thời của của các DN thuộc TKV giai đoạn 2013-2019 212 33 Đánh giá rủi ro nguy cơ phá sản các DN thuộc TKV giai đoạn 2013-2019 213 34 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay của các DN thuộc TKV giai đoạn 2013-2019 214 35 Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá các DN thuộc TKV giai đoạn 2013 – 2019 215 36 Kỳ thu tiền bình quân của các DN thuộc TKV giai đoạn 2013-2019 216 37 Thông kê mô tả mức độ sử dụng và mức độ thực hiện tình hình QTRRTC các DN thuộc TKV. 217
  13. xiii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Diễn giải AGE Độ tuổi của công ty BCTC Báo cáo tài chính CR Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn CKPS Chứng khoán phái sinh DS Cơ cấu nợ DN Doanh nghiệp ES Cơ cấu vốn chủ sở hữu FAS Cơ cấu tài sản cố định FEM Fixed Effects Model - Mô hình tác động cố định FAT Hiệu suất TSCĐ HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HĐQT Hội đồng quản trị HĐTV Hội đồng thành viên IGS Khả năng thanh toán tổng quát IR Lãi suất IT Hiệu suất hàng tồn kho MDA Phân tích đa biến số OLS Ƣớc lƣợng bình phƣơng nhỏ nhất QR Khả năng thanh toán nhanh QTRRTC Quản trị rủi ro tài chính REM Random Effects Model - Mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên ROA Hệ số sinh lợi tổng tài sản ROS Hệ số sinh lợi của doanh thu thuần RRTC Rủi ro tài chính
  14. xiv RT Hiệu suất phải thu SIZE Quy mô của công ty TAT Hiệu suất tổng tài sản TSCĐ Tài sản cố định TTCK Thị trƣờng chứng khoán VCSH Vốn chủ sở hữu BOD Quy mô hội đồng thành viên NHTM Ngân hàng thƣơng mại STATE Tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc TĐKT Tập đoàn kinh tế TKV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam TĐKTNN Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc TGHĐ Tỷ giá hối đoái
  15. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Việt Nam đang trên con đƣờng phát triển và hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế quốc tế. Đây là một thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng thị trƣờng, lĩnh vực kinh doanh và thâm nhập vào thị trƣờng quốc tế từ đó tạo nên những bƣớc phát triển mạnh mẽ cho các doanh nghiệp đặc biệt là sau khi gia nhập WTO và ký kết các Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA). Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các công ty nƣớc ngoài, các TĐKT đa quốc gia lớn mạnh. Thực tế, kinh nghiệm các nƣớc cho thấy những TĐKT mạnh ở cả khối kinh tế nhà nƣớc và kinh tế tƣ nhân sẽ là “đội quân chủ lực” đảm bảo quá trình hội nhập thành công. Sự phát triển các tập đoàn kinh tế là tất yếu của quá trình hợp tác phát triển các loại hình doanh nghiệp, các mối quan hệ hợp tác đầu tƣ trên cơ sở nhu cầu phát triển thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế. Sự hình thành và phát triển TĐKTNN tại Việt Nam là chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc nhằm đƣa nền kinh tế phát triển ổn định và hội nhập với kinh tế thế giới. Trong hầu hết các chính sách ban hành có liên quan, Chính phủ đều thể hiện quyết tâm xây dựng các TĐKTNN mũi nhọn và đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế. Đảng và Nhà nƣớc cũng xác định rõ các lĩnh vực trọng điểm, then chốt cần phải đầu tƣ, duy trì và phát triển tại TĐKTNN. Tuy nhiên, sau hơn mƣời năm kể từ khi thành lập cho đến nay, hầu hết TĐKTNN Việt Nam bộc lộ nhiều bất cập nhƣ hoạt động không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ, tình trạng một số TĐKTNN vi phạm các quy định về sản xuất kinh doanh, các sai phạm trong đầu tƣ và quản lý vốn, tài sản nhà nƣớc chƣa đƣợc phát hiện kịp thời và có biện pháp chấn chỉnh. Một trong những nguyên nhân của hiện tƣợng trên xuất phát từ cơ chế quản trị rủi ro, mà đặc biệt là những nguy cơ đổ vỡ từ chính các quyết định về tài chính trong thời gian qua của các DN thuộc Tập đoàn còn nhiều hạn chế. Cơ chế kiểm soát rủi ro tài chính tại các DN thuộc Tập đoàn còn lỏng lẻo, đã khiến cho cơ quan quản lý nhà nƣớc, ngƣời đại diện phần vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp, ban kiểm soát và nhà quản trị doanh nghiệp không biết thực trạng doanh nghiệp đang ở cấp rủi ro nào. Đã đến lúc, chúng ta cần có một cơ chế kiểm soát rủi ro một cách chặt chẽ hơn đảm bảo cho hoạt động của các DN thuộc Tập đoàn kinh tế nói chung và tập đoàn kinh tế nhà nƣớc nói riêng diễn ra an toàn và phát triển bền vững. Muốn vậy, chúng ta cần có một bộ phận quản trị rủi ro tài chính để giúp kiểm soát rủi ro tài chính đối với các DN thuộc Tập đoàn kinh tế. Trong số các TĐKTNN tại Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) là Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc, tiền thân là Tổng Công ty Than Việt Nam (thành lập năm 1994) và Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam (thành lập năm
  16. 2 1995) với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính gồm: Khai thác, chế biến than và khoáng sản; sản xuất điện, vật liệu xây dựng, hóa chất mỏ; sửa chữa, lắp ráp, chế tạo thiết bị mỏ. Trong những năm qua, TKV đã khai thác trên 700 triệu tấn, trở thành một trong những TĐKT mạnh của đất nƣớc. TKV hiện là một trong ba trụ cột đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia, là nhà sản xuất và cung cấp than lớn nhất, sản xuất alumin duy nhất và sản xuất kim loại màu lớn nhất cung cấp cho nền kinh tế đất nƣớc và xuất khẩu. TKV hiện đƣợc Nhà nƣớc ƣu tiên phát triển hàng đầu. Nhƣ vậy, TKV đã đạt đƣợc nhiều thành tích đáng ghi nhận và đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nƣớc. Tuy nhiên, ban lãnh đạo thấy các DN thuộc TKV còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao nhƣ việc sử dụng đòn bẩy tài chính, khả năng cân đối dòng tiền đảm bảo khả năng thanh toán, nợ phải thu khó đòi, hoạt động đầu tƣ tài chính chƣa hiệu quả... Vì vậy, cần có cơ chế quản trị RRTC để giảm thiểu những tổn thất là cần thiết, có ý nghĩa thiết thực đối với các DN thuộc TKV trong điều kiện nền kinh tế tiềm ẩn nhiều yếu tố gây ra bất ổn trong hoạt động của Tập đoàn. Dù không đƣợc mong đợi trong hoạt động kinh doanh nhƣng rủi ro nói chung và RRTC vẫn luôn hiện diện trong các quyết định đầu tƣ tài chính hay trong các giao dịch kinh doanh. Rủi ro có thể gây ra những hậu quả xấu về tài chính nhƣ: khánh kiệt tài chính, phá sản... Hơn nữa, trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về lý thuyết liên quan tới RRTC và kiểm định các lý thuyết đó. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đƣợc thực hiện trên cơ sở dữ liệu của các ngành nghề khác nhau, thời gian khác nhau, phƣơng pháp khác nhau nên kết quả chƣa thống nhất. Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thay đổi, rủi ro tài chính của doanh nghiệp là một vấn đề cần đƣợc quan tâm. Do đó một trong những kỹ năng cần thiết cho hoạt động quản lý tài chính là cần đƣợc trang bị kỹ năng thực tiễn chuyên sâu về quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp, bao gồm các vấn đề về nhận diện và đánh giá rủi ro, các công cụ quản trị rủi ro, phân tích và dự báo rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Để góp phần nhận diện, phân tích và đánh giá, tạo cơ sở khoa học, khách quan để đề xuất giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tài chính cho các DN thuộc TKV, đề tài luận án: “Quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công Nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam” đã đƣợc NCS lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở vận dụng lý thuyết nền tảng về RRTC và quản trị RRTC, luận án hƣớng tới mục tiêu quản trị RRTC trong các DN thuộc TKV giai đoạn 2013 - 2019. Từ đó, hàm ý các chính sách thích hợp để tăng cƣờng QTRRTC của các DN thuộc TKV nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu RRTC, nâng cao chất lƣợng quản trị tài chính và hiệu quả kinh doanh. Mục tiêu nghiên cứu đƣợc cụ thể bằng các câu hỏi nghiên cứu dƣới đây: - Nội dung quản trị rủi ro tài chính? - Các DN thuộc TKV đã sử dụng biện pháp nào để quản trị rủi ro tài chính?
  17. 3 - Nhân tố ảnh hƣởng đến RRTC của các DN thuộc TKV và cách thức đo lƣờng? - Những hàm ý chính sách cần thiết nào áp dụng để quản trị RRTC của các DN thuộc TKV? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tài chính bao gồm nhận diện, đo lƣờng, kiểm soát và tài trợ về rủi ro tài chính trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu nội dung quản trị RRTC bao gồm các rủi ro tài chính nhƣ: Rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro đòn bẩy tài chính, rủi ro tín dụng thƣơng mại và rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của các DN thuộc TKV. - Về không gian: Luận án nghiên cứu các doanh nghiệp thuộc TKV gồm 1 công ty mẹ và 32 công ty thành viên và coi các DN này độc lập với nhau. - Về thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu khảo sát thực trạng quản trị RRTC của các DN thuộc TKV, các dữ liệu thông tin thực tế đƣợc nghiên cứu trong các năm từ 2013 cho đến 2019, các đề xuất giải pháp trong giai đoạn đến 2035. 4. Những đóng góp của luận án Về lý luận Luận án đã hệ thống hóa, làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp. Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu và tổng hợp những bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tài chính tại các DN thuộc tập đoàn trên thế giới, luận án đã rút ra bài học kinh nghiệm cho các DN thuộc TKV. Về thực tiễn Luận án phân tích thực trạng rủi ro tài chính của các DN thuộc TKV với các loại rủi ro: rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro đòn bẩy tài chính, rủi ro tín dụng thƣơng mại, rủi ro thanh khoản. Luận án đã sử dụng mô hình kinh tế lƣợng MDA phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro tài chính của các DN thuộc TKV gồm 1 công ty mẹ và 32 công ty con giai đoạn 2013-2019. Luận án đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tài chính của các DN thuộc TKV trong giai đoạn 2013-2019 theo bốn nội dung: nhận diện, đo lƣờng, kiểm soát, tài trợ rủi ro tài chính theo mô hình IPA. Luận án đã chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tài chính của các DN thuộc TKV và phân tích các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế.
  18. 4 Từ những nghiên cứu thực tiễn trên, luận án đã đề xuất định hƣớng và giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro tài chính tại TKV, trong đó luận án đã đề xuất giải pháp tăng cƣờng nhận diện rủi ro tài chính, đo lƣờng rủi ro tài chính, kiểm soát rủi ro tài chính và tài trợ rủi ro tài chính, những giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tài chính, đồng thời đề xuất mô hình quản trị rủi ro tài chính cho các DN thuộc TKV. Các giải pháp có sự liên kết với nhau đảm bảo tính thống nhất, khả thi. Đồng thời luận án cũng đề xuất kiến nghị đối với Chính phủ, ngân hàng tạo điều kiện thực thi các giải pháp. 5. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục bảng biểu, hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Chƣơng 3: Thực trạng quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Chƣơng 4 : Định hƣớng và giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
  19. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Với quá trình phát triển trải qua gần 2 thế kỷ, trên thế giới và cả ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về rủi ro tài chính doanh nghiệp và quản trị rủi ro tài chính theo các phƣơng pháp tiếp cận khác nhau. NCS đã tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan làm cơ sở nền tảng và tạo tiền đề lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu của mình theo 4 nhóm nội dung, bao gồm: (1) Các công trình nghiên cứu về lý thuyết về rủi ro và rủi ro tài chính; (2) Các công trình nghiên cứu về nhận diện rủi ro tài chính; (3) Các công trình nghiên cứu về đo lƣờng rủi ro tài chính; (4) Các công trình nghiên cứu về kiểm soát rủi ro tài chính. 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về lý thuyết về rủi ro và rủi ro tài chính Các vấn đề lý luận chung về RRTC bao gồm những vấn đề liên quan đến lịch sử và quá trình phát triển của RRTC, các quan điểm về RRTC, khái niệm, bản chất, vai trò, đối tƣợng và nội dung RRTC. Khái niệm về rủi ro xuất hiện rất sớm trên thế giới với nghiên cứu nổi tiếng của A.Willet và F.Knight. Năm 1901, A. Willet cho rằng rủi ro là các nguy cơ có tƣơng quan không chắc chắn (Willet, 1901). Trong khi đó, Frank Knight (1895 - 1973) - nhà khoa học, nhà kinh tế học ngƣời Mỹ với đóng góp lớn nhất của ông đối với kinh tế, có thể coi ông là một trong những nhà khoa học hiện đại đầu tiên nghiên cứu sâu về rủi ro và bất ổn. Mục tiêu cơ bản của ông là giải thích sự điều tiết lợi nhuận trong kinh doanh dƣới dạng một hàm số của rủi ro bất định. Ông đã phân biệt giữa rủi ro và bất định, khi nào dùng khái niệm rủi ro (risk) –là sự không chắc chắn có thể đo lƣờng đƣợc; và khi nào dùng khái niệm bất ổn (uncertainty) - là khi khả năng phát sinh một kết quả là không thể tính toán đƣợc.Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại phát triển, nghiên cứu của F.Knight đã có tác dụng gắn kết những vấn đề về mặt lý thuyết giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô (Knight, 1921). Các nghiên cứu hiện đại phát triển khái niệm rủi ro đều dựa trên cách tiếp cận truyền thống này. Theo nghiên cứu của Nassim Nicholas cho rằng: “rủi ro là những biến cố xuất hiện một cách ngẫu nhiên gây ra thiệt hại cho các chủ thể liên quan”. Nghiên cứu của Eichhorn (2004) và Ann-Katrin Napp (2011), rủi ro tài chính có thể có hai hình thức khác nhau. Rủi ro tài chính do nhân tố khách quan phụ thuộc vào những thay đổi trên thị trƣờng tài chính nhƣ lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa. Rủi ro tài chính do nhân tố chủ quan, trong đó tình hình tài chính là nguồn gốc của những rủi ro. Theo quan điểm của Steven Li (2003) thì rủi ro liên quan đến sự không chắc chắn của các yếu tố nhƣ lãi suất, tỷ giá, giá cổ phiếu và giá cả hàng hóa gọi là rủi ro tài chính.
  20. 6 Khái niệm rủi ro tài chính ở Việt Nam đƣợc nhắc tới khá nhiều trong các công trình nghiên cứu. Trong đó, các tác giả cho rằng rủi ro tài chính liên quan tới việc sử dụng nợ, chẳng hạn Lƣu Thị Hƣơng và Vũ Duy Hào (2006), Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển (2008), Vũ Văn Ninh và Phạm Thị Thanh Hòa (2017), Vũ Duy Hào và Đàm Văn Huệ (2009). Do đó, các công trình nghiên cứu cũng thƣờng tập trung vào nợ hay cấu trúc vốn của DN. Rủi ro tài chính theo cách hiểu này thƣờng đƣợc đặt song song với rủi ro hoạt động, là rủi ro liên quan tới sử dụng tài sản cố định trong DN. Cách hiểu này đƣợc nhiều nhà khoa học ủng hộ và cũng khá đồng thuận với rất nhiều công trình đƣợc nghiên cứu trên thế giới. Ngoài ra, cũng xuất hiện khái niệm rủi ro kiệt giá tài chính - vốn xuất hiện nhiều trong các sách tham khảo ở các tỉnh, thành phố phía nam. Các tác giả, tiêu biểu là Nguyễn Thị Ngọc Trang và cộng sự (2007) cho rằng rủi ro kiệt giá tài chính liên quan đến độ nhạy cảm từ các nhân tố giá cả thị trƣờng nhƣ lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa và chứng khoán tác động lên thu nhập của DN. Phạm Tuấn Anh ( 2017) cho rằng rủi ro đối với đối với quá trình tài trợ và đầu tƣ các quỹ của DN, là nguyên nhân gây ra sự bất định trong quản trị tài chính DN. Do đó, nhà quản trị tài chính cần phải nhận diện và có những giải pháp hữu hiệu nhằm đối phó với các RRTC nhằm đảm bảo sự tăng trƣởng bền vững của DN. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về nhận diện rủi ro tài chính Để có thể đánh giá tác động của RRTC tới hoạt động SXKD của DN trƣớc tiên phải nhận diện đƣợc RRTC. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc xoay quanh nội dung nhận diện RRTC không có nhiều. Nhƣng một số nghiên cứu điển hình có thể kể đến nhƣ sau: Thứ nhất: Nhận diện rủi ro tài chính qua hệ số nợ Defang & Murong (2005) cho rằng RRTC của DN có liên quan tới quy mô nợ và cơ cấu nợ mà DN phải có trách nhiệm. Các tác giả nhận diện RRTC qua hệ số đòn bẩy tài chính và cho rằng RRTC có mối quan hệ tiêu cực với khả năng sinh lợi và hiệu năng hoạt động của DN. Nghiên cứu của MacKay & Phillips (2005) và Vijitha Gunarathna (2016), cũng đồng quan điểm với Defang & Murong khi nhận diện RRTC thông qua đòn bẩy tài chính. Các nghiên cứu cùng thống nhất việc đầu tƣ vào tài sản của DN bằng nguồn vốn bên ngoài là một quyết định quan trọng. Vì, khi sử dụng nguồn vốn vay không có hiệu quả sẽ có nguy cơ vay nhiều hơn nữa làm gia tăng đòn bẩy tài chính và RRTC tăng lên. Thứ hai: Nhận diện rủi ro tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính Nghiên cứu của Li Zhe & cộng sự (2012) về quản lý RRTC trong các DN điện lại nhận diện RRTC thông qua năm nhóm chỉ số phản ánh khả năng trang trải các khoản nợ, năng lực điều hành, năng lực phát triển, khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi. Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ nhận diện RRTC cho Công ty cung cấp điện Lifeng trong hai năm 2008 - 2009 mà thôi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2