Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản trị vốn lưu động tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty 319
lượt xem 22
download
Luận án với 3 phần lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động tại các doanh nghiệp; thực trạng quản trị vốn lưu động tại các doanh nghiệp; giải pháp hoàn thiện quản trị vốn lưu động tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty 319.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản trị vốn lưu động tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty 319
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TIỂU LUẬN TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TÊN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN: QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG DN 319
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt
- Danh mục các bảng, biểu, hình, hộp, phụ lục NỘI DUNG Trang MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 2. Tổng quan các đề tài liên quan đến đề tài luận án 3 3. Mục tiêu nghiên cứu 12 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12 5. Phương pháp nghiên cứu 13 6. Những điểm mới và đóng góp của luận án 14 7. Kết cấu của luận án 15 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU 16 ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về VLĐ của doanh nghiệp 16 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm VLĐ 16 1.1.2. Phân loạiVLĐ 18 1.2.1.1.Phân loại theo hình thái biểu hiện của VLĐ 18 1.2.1.2. Phân loại theo vai trò từng loại VLĐ trong quá trình tham gia tái sx 19 1.1.3.Nguồn hình thành VLĐ 20 1.2 Quản trị VLĐ của doanh nghiệp 21 1.2.1.Khái niệm quản trị VLĐ 21 1.2.2. Mục tiêu quản trị VLĐ của DN 22 1.2.3. Nội dung quản trị VLĐ 22 1.2.3.1. Xác định nhu cầu VLĐ 22 1.2.3.2. Xác định nguồn tài trợ VLĐ của DN 30 1.2.3.3. Quản trị vốn bằng tiền 32 1.2.3.4. Quản trị hàng tồn kho 36 1.2.3.5. Quản trị nợ phải thu 38 1.2.3.6. Chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị VLĐ trong DN 40 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị VLĐ và ảnh hưởng quản trị VLĐ đến hiệu 48 quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị VLĐ 48 1.3.2. Ảnh hưởng quản trị VLĐ đến hiệu quả kinh doanh của DN 51 1.4. Kinh nghiệm quản trị VLĐ trên thế giới và bài học đối với Việt Nam 55 1.4.1. Kinh nghiệm quản trị VLĐ các DN trên thế giới 55 1.4.2.Bài học cho các DN Việt Nam 64 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VLĐ TẠI CÁC DN THUỘC TCT 319 66 2.1.Quá trình phát triển và đặc điểm kinh doanh của các DN thuộc TCT 319 66 2.1.1.Quá trình phát triển của các DN thuộc TCT 319 66 2.3.1 2.1.2. Đặc điểm các DN thuộc TCT 319 67 2.3.2 2.1.3. Khái quát KQKD, TS, NV tại các DN thuộc TCT 319 69 2.2.Thực trạng quản trị VLĐ của các DN thuộc TCT 319 76 2.2.1. Thực trạng xây dựng quy chế quản trị VLĐ tại các DN thuộc TCT 319 76 2.2.2. Thực trạng xác định nhu cầu VLĐ tại các DN thuộc TCT 319 77 2.2.3.Thực trạng nguồn tài trợ VLĐ tại các DN thuộc TCT319 78
- NỘI DUNG Trang 2.2.4. Thực trạng quản trị vốn bằng tiền tại các DN thuộc TCT 319 82 2.2.5. Thực trạng quản trị hàng tồn kho tại các DN thuộc TCT 319 92 2.2.6. Thực trạng quản trị nợ phải thu tại các DN thuộc TCT 319 98 2.2.7. Thực trạng sử dụng VLĐ tại các DN thuộc TCT 319 102 2.2.8.Ảnh hưởng quản trị VLĐ đến hiệu quả kinh doanh tại các DN thuộc TCT 319 104 2.3. Đánh giá chung về quản trị VLĐ tại các DNXL trong TCT 319 115 2.3.1. Kết quả nghiên cứu định tính và định lượng 115 2.3.2. Những thành tựu đã đạt được 118 2.3.3. Những mặt hạn chế cần khắc phục 119 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế 121 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆNQUẢN TRỊ VLĐ TẠI CÁC DN THUỘC 124 TCT 319 3.1. Bối cảnh kinh tế xã hội trong thời gian tới 124 3.1.1. Những cơ hội 124 3.1.2. Những thách thức 128 3.2.Định hướng và mục tiêu phát triển các DNthuộc TCT 319 129 3.3. Một số giải pháp hoàn thiệnquản trị VLĐ tại các DN thuộc TCT 319 131 3.3.1.Áp dụng phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu VLĐ 131 3.3.2.Lựa chọn mô hình tài trợ VLĐ đa dạng, đáp ứng kịp thời SXKD 134 3.3.3. Đẩy mạnh công tác quản trị VLĐ các DN sau cổ phần hoá 136 3.3.4. Xây dựng, quản lý chặt chẽ kế hoạch lưu chuyển tiền tệ 137 3.3.5. Lựa chọn nhân sự cao cấp để xây dựng bộ phận chuyên nghiệp trong hoàn 140 thiện hồ sơ nghiệm thu thanh quyết toán 3.3.6.Xây dựng tiêu thức lựa chọn, đánh giá nhà cung cấp 142 3.3.7.Thực hiện đồng bộ các biện pháp thu hồi công nợ. 144 3.3.8.Các giải pháp hỗ trợ cho quản trị VLĐ 147 3.4. Một số kiến nghị 150 3.4.1. Đối với Chính phủ 150 3.4.2. Đối với Bộ Quốc phòng 154 3.4.3. Đối với Bộ Tài chính 155 3.4.4. Kiến nghị đối với hiệp hội DN xây dựng Việt Nam 156 KẾT LUẬN 158 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sỹ “Quản trị VLĐ tại các DN thuộc TCT 319” là công trình nghiên cứu do chính tôi hoàn thành. Các tài liệu tham khảo, số liệu thống kê được sử dụng trong luận án có nguồn trích dẫn đầy đủ và trung thực. Kết quả nêu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Hà Quốc Thắng
- LỜI CẢM ƠN Trước hết tác giả xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô trong Học viện Tài chính, các thầy cô Khoa Tài chính DN những người đã tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn Đăng Nam đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và luôn động viên, khuyến khích để nghiên cứu sinh sớm hoàn thành luận án. Đồng thời, tác giả xin chân trọng cảm ơn lãnh đạo TCT 319 và các DN con đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập, phân tích, thẩm định và đánh giá các số liệu một cách chính xác nhất. Cuối cùng, luận án là thành quả tác giả muốn dành cho những người thương yêu trong gia đình mình, dành cho vợ và các con. Tác giả luận án
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu Nội dung Trang Bảng 2.1 Quy mô doanh thu bình quân các DN thuộc TCT 319 71 Bảng 2.2 Quy mô Lợi nhuận bình quân các DN thuộc TCT 319 71 Bảng 2.3 Chỉ số ROE các DN thuộc TCT 319 72 Bảng 2.4 Hệ số NPT/Vốn CSH các DN thuộc TCT 319 74 Bảng 2.5 Tình hình tài sản các DN thuộc TCT 319 75 Bảng 2.6 NWC của các DN thuộc TCT 319 79 Bảng 2.7 Ứng vốn của chủ đầu tư tại các DN thuộc TCT 319 80 Bảng 2.8 Công nợ phải trả nhà cung cấp tại các DN thuộc TCT 319 81 Bảng 2.9 Nguồn vốn vay của các DN thuộc TCT 319 82 Bảng 2.10 Giá trị vốn bằng tiền tại các DN thuộc TCT 319 83 Bảng 2.11 Lưu chuyển tiền tệ của các DNthuộc TCT 319 87 Bảng 2.12 Hệ số TTNH của các DNthuộc TCT 319 87 Bảng 2.13 Hệ số TT tức thời của các DNthuộc TCT 319 89 Bảng 2.14 Hệ số tạo tiền của các DNthuộc TCT 319 91 Bảng 2.15 Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt của các DNthuộc TCT 319 92 Bảng 2.16 Tỷ trọng HTK so với TSNH của các DNthuộc TCT 319 93 Bảng 2.17 Tỷ trọng chi phí dở dang so với HTK của các DNthuộc TCT 319 93 Bảng 2.18 Vòng quay HTK của các DNthuộc TCT 319 98 Bảng 2.19 Tỷ trọng NPT trong TSNH của các DNthuộc TCT 319 99 Bảng 2.20 Phải thu bình quân khách hàng của các DNthuộc TCT 319 99 Bảng 2.21 Vòng quay các khoản phải thu của các DNthuộc TCT 319 102 Bảng 2.22 Vòng quay VLĐ của các DNthuộc TCT 319 103 Bảng 2.23 Tỷ suất lợi nhuận VLĐ của các DNthuộc TCT 319 104 Bảng 2.24 Vòng quay HTK, NPT, VLĐ và ROE của các DNthuộc TCT 319 105 Mô tả dữ liệu thống kê giữa các biến trong mô hình về Bảng 2.25 Ảnh hưởng của quản trị VLĐ tới HQKD của các DN xây 106 lắp thuộc TCT 319 Ma trận tương quan giữa các biến trong các mô hình về Ảnh Bảng 2.26 108 hưởng của quản trị VLĐ tới HQKD của các DN thuộc TCT 319
- Số hiệu Nội dung Trang Bảng 2.27 ̉ ̀ Kêt qua hôi quy cho bi ́ ến RCP 110 Bảng 2.28 ̉ ̀ Kêt qua hôi quy cho bi ́ ến ICP 110 Bảng 2.29 ̉ ̀ Kêt qua hôi quy cho bi ́ ến PDC 110 Bảng 2.30 ̉ ̀ Kêt qua hôi quy cho bi ́ ến CCC 111 Bảng 2.31 ̉ ̀ Kêt qua hôi quy cho bi ́ ến CTR và FC 111 Bảng 2.32 ̉ ́ ̉ ̉ Kêt qua tac gia tông h ́ ợp kết quả chạy mô hình 112 Bảng 2.33 ́ ́ ̀ ́ ở hữu nha n Đanh gia vê DN co s ̀ ước khac nhau ́ 113 Bảng tổng hợp kết quả về ảnh hưởng của quản trị VLĐ Bảng 2.34 tới hiệu quả kinh doanh của các DN xây lắp thuộc TCT 113 319 Bảng 3.1 Kế hoạch lưu chuyển tiền tệ năm 139 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Số hiệu Nội dung Trang Hình 1.1 Minh họa mô hình Miller – Orr 34 Hình 1.2 Mô hình chi phí theo EOQ 36 Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng lợi nhuận các DN thuộc TCT 319 69
- Số hiệu Nội dung Trang Biểu đồ 2.2 Tốc độ tăng doanh thu các DN thuộc TCT 319 70 Biểu đồ 2.3 Chỉ số ROE của các DN thuộc TCT 319 73 Biểu đồ 2.4 NPT/vốn CSH các DN thuộc TCT 319 74 Biểu đồ 2.5 Tỷ trọng TSNH/TTS các DN thuộc TCT 319 76 Tỷ trọng Vốn bằng tiền trong TSNH các DN thuộc TCT Biểu đồ 2.6 84 319 Biểu đồ 2.7 Hệ số thanh toán nhanh các DN thuộc TCT 319 88 Biểu đồ 2.8 Hệ số thanh toán tức thời các DN thuộc TCT 319 87 Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trong HTK các DN thuộc Biểu đồ 2.9 91 TCT 319 Biểu đồ 2.10 Vòng quay HTK của các DN thuộc TCT 319 96 Biểu đồ 2.11 Tỷ trọng Nợ phải thu/TSNH của các DN thuộc TCT 319 97 Biểu đồ 2.12 Vòng quay các khoản phải thu các DN thuộc TCT 319 102 Biểu đồ 2.13 Số lần luân chuyển VLĐ của các DN thuộc TCT 319 103 DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
- Tên chữ viết tắt Diễn giải DN 29 Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 29 Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 319.1 DN 319.1 Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 319.2 DN 319.2 DN 319.3 Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 319.3 319.3 DN 319.5 Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 319.5 DN BMVN 319 Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bom mìn Vật nổ 319 DN 319 MT Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 319 Miền trung DN 319 Invest Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại 319 DN Bê tông 319 Công ty Cổ phần Bê tông 319 DN CPXL 319 Công ty Cổ phần xây lắp 319 DN 319.12 Công ty Cổ phần 319.12 DN TVTK 319 Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế và Xây dựng 319 DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước
- Tên chữ viết tắt Diễn giải DT Doanh thu DTT Doanh thu thuần HQKD Hiệu quả kinh doanh HTK Hàng tồn kho KTTT Kinh tế thị trường LN Lợi nhuận NNH Nợ ngắn hạn NPT Nợ phải trả SXKD Sản xuất kinh doanh TCT 319 Tổng công ty 319 Thuế GTGT Thuế giá trị gia tăng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTCK Thị trường chứng khoán TS Tài sản
- Tên chữ viết tắt Diễn giải TSCĐ Tài sản cố định TSNH Tài sản ngắn hạn TSLĐ Tài sản lưu động TTS Tổng tài sản VCSH Vốn chủ sở hữu Gồm 7 Công ty TNHH MTV thuộc TCT 319 là 319.1; 319.2; Khối các DN THHH 319.3; 319.5; 319 Miền trung, BMVN 319, CT 29 Gồm 5 Công ty cổ phần thuộc TCT 319 là: Bê tông 319; Khối các DN cổ phần Invest319, TVTK 319, 319.12; Xây lắp 319 Gồm 12 DN trong mẫu nghiên cứu có 7 DN TNHH và 05 DN Các DN thuộc TCT 319 cổ phần chia làm 2 khối ở trên. DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮTTIẾNG ANH Tên chữ viết tắt Diễn giải tiếng anh Diễn giải tiếng Việt AIIB Asian Ifrantructure Investment Bank Ngân hàng đầu tư cơ sở Hạ tầng Châu Á AIG American international Group Tập đoàn bảo hiểm Mỹ BMI Business Monitor International Giám sát kinh doanh quốc tế
- CCC Cash Conversion Cycle Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt CIPAA Construction Industry Payment Adjudication Act Đạo luật xét xử thanh toán ngành xây dựng EVA Economic value added Giá trị kinh tế gia tăng EPS Earnings per share Thu nhập trên 1 cổ phiếu FEM Fixed Effects Model Hồi quy tác động cố định FPT Food Processing Technology Công nghệ chế biến thực phẩm GMP Good manufacturing Practice Tiêu chuẩn thực hành sản xuất ICP Inventory Conversion Period Kỳ chuyển đổi hàng tồn kho ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức PDP Payable Deferral Period kỳ thanh toán cho nhà cung cấp RCP
- Receivable Collection Period Kỳ thu tiền khách hàng ROA Return on Assets Hệ số sinh lợi của tài sản ROE Return on Equity Hệ số sinh lợi của vốn chủ sở
- 15 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, không ngừng làm tăng giá trị DN, lợi ích của các chủ sở hữu là mục tiêu kinh doanh cốt lõi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN nói chung, DN nhà nước (DNNN) nói riêng trong điều kiện nền KTTT. Theo báo cáo của Chính phủ đến cuối năm 2016 các DN 100% vốn nhà nước ở Việt Nam đang nắm giữ 1.398 triệu tỷ đồng vốn nhà nước, có tổng giá trị tài sản là 3.053 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động của DNNN chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, chưa phát huy hết vai trò nòng cốt của DNNN trong khu vực kinh tế nhà nước, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp; một số DNNN, tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoạt động yếu kém, làm ăn thua lỗ, chưa đáp ứng được sự kỳ vọng và các yêu cầu đòi hỏi của xã hội; cơ chế quản trị chưa đáp ứng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa XII ngày 03/6/2017 cũng chỉ rõ “DN nhà nước chưa thực sự cạnh tranh bình đẳng với các DN thuộc các thành phần kinh tế khác; chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước; hiệu quả kinh doanh và đóng góp của phần lớn DN nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực nhà nước đầu tư; nhiều DN và dự án đầu tư kém hiệu quả, nợ nần, thua lỗ, thất thoát, không thể phục hồi. Mô hình quản trị DN Nhà nước chậm được đổi mới, kém hiệu quả, không phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế…”. Để đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu và đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các DNNN theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 03/02/2018 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 09/NQCP về thành lập Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước (UBQLVNN) tại DN để thực hiện chức năng đại diện CSH đối với DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn Nhà nước đầu tư tại DN cổ phần, doanh nghiệp TNHH hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật nhằm tăng cường quản lý, giám sát, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước tại các DN. Đồng thời Chính phủ cũng xác định rõ mục tiêu đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa DNNN, phấn đấu đến năm 2030 các DNNN có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại tương đương với khu vực; đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về quản trị DN; hình thành đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, có trình độ cao, phẩm chất đạo đức tốt. TCT 319 là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, trực thuộc Bộ Quốc Phòng có vốn điều lệ là 920 tỷ đồng. Là một DN quốc phòng có quy mô lớn, hoạt động theo mô hình DN mẹ DN con với 14 DN con trực thuộc; trong đó 12
- 16 DN con chuyên kinh doanh lĩnh vực chính là xây lắp và các sản phẩm phục vụ xây lắp gọi chung là các DN xây lắp; 01 DN kinh doanh thương mại than và 01 DN hoạt động với vai trò quản lý dự án. Trong những năm vừa qua một số DN xây lắp thuộc TCT 319 đã đạt hiệu quả kinh doanh tương đối tốt, doanh thu, lợi nhuận có xu hướng tăng. Tuy nhiên sự phát triển lại không đồng đều giữa các DN, hoặc không có xu hướng tăng ổn định qua các năm, có DN đạt lợi nhuận cao nhưng cũng có DN kinh doanh thua lỗ mặc dù môi trường, điều kiện và ngành nghề kinh doanh tương đối giống nhau. Có DN rơi vào tình trạng nợ xấu cao, quá hạn thanh toán đối với ngân hàng và khách hàng; nguyên vật liệu cung cấp cho một số công trình có lúc thiếu gây ra tình trạng chậm tiến độ hoàn thành bàn giao công trình so với yêu cầu của chủ đầu tư. Khối doanh nghiệp TNHH một thành viên có hiệu quả kinh doanh tốt hơn khối DN cổ phần. Các DN thuộc TCT 319 trong những năm qua, VLĐ chiếm hơn 90% tổng nguồn vốn, nhưng công tác quản trị V LĐ tại các DN chưa được quan tâm đúng mức. Các DN chưa hệ thống, phân tích đánh giá đồng bộ các chỉ tiêu liên quan đến quản trị VLĐ hàng năm, chưa tìm ra những ưu điểm, hạn chế trong công tác quản trị VLĐ, chưa tìm ra nguyên nhân gây thất thoát, lãng phí trong sử dụng VLĐ, làm giảm hiệu quả kinh doanh của DN. Mặt khác, ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về quản trị VLĐ tại các DN, nhất là quản trị VLĐ tại các DN con thuộc TCT nhà nước. Việc nghiên cứu quản trị VLĐ tại DN thuộc TCT 319 một cách hệ thống, đầy đủ nhằm góp phần bảo toàn, phát triển vốn và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại các DN thuộc TCT 319 theo tinh thần Nghị định 91/2015/NĐ CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ là một yêu cầu cấp thiết. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn nêu trên tại các DN thuộc TCT 319, tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Quản trị VLĐ tại các DN thuộc TCT 319” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ của mình. 2. Tổng quan về các đề tài liên quan đến đề tài luận án
- 17 Quản trị VLĐ ngày càng có vai trò quan trọng trong quản trị tài chính DN vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính thanh khoản, rủi ro, giá trị và khả năng sinh lời của DN. Vì vậy nghiên cứu về quản trị VLĐ luôn được các nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm nghiên cứu, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 2008 khi những ngân hàng khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế trước đây, như Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG, … cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Sự sụp đổ của các tổ chức khổng lồ như General Motors, Lehman Brothers, Bear Stearns và nhiều tổ chức lớn khác trên thế giới, đưa đến vị trí hàng đầu về nghiên cứu thị trường vốn, tầm quan trọng của quản trị vốn, đặc biệt là quản trị VLĐ. Đó là lý do tại saoBrigham và Houston (2003) trong cuốn “Fundamentals of Financial Management” đã đề cập rằng khoảng 60% thời gian của người quản trị tài chính được dành cho quản trị VLĐ. Đã có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành rộng rãi ở nhiều quốc gia với sự đa dạng trong phương pháp nghiên cứu và chỉ ra những biện pháp quản trị vốn mang tính hiệu quả cao trên những nội dung nghiên cứu cụ thể sau: Nghiên cứu chung về VLĐ và quản trị VLĐ Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến VLĐ và quản trị VLĐ là những vấn đề đầu tiên các nhà nghiên cứu hướng tới để làm cơ sở đánh giá mối liên hệ giữa quản trị VLĐ với hiệu quả SXKD của các DN. Các nghiên cứu về khái niệm về vốn lưu động (working capital), quản trị vốn lưu động (working capital management) , các các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản trị vốn lưu động như đặc điểm của doanh nghiệp, lĩnh vực sản xuất, chính sách sản phẩm, chính sách tín dụng, mức độ tăng trưởng doanh nghiệp, mức độ hiệu quả trong điều hành, mức độ sẵn có của nguyên vật liệu,… được các nhà nghiên cứu thực hiện như Jose, M. L., Lancaster, C. & Stevens, J. L., 1996 [56], Deloof [48], Van Horne và Wachowicz [80], Nghiên cứu của Berk, J., Demarzo, P., Harford, J., 2012 [41], Nguyễn Tấn Bình [4], Ngô Kim Hoà [12], Tô Thị Thanh Trúc, Nguyễn Đình Thiên [30],Bùi Thu Hiền [14],Nguyễn Thu Thủy [28], Atseye, F. A., Ugwu, J. I., & Takon, S. M., 2015. [39]. Kết qu ả nghiên cứu còn có những cách hiểu khác nhau về các khái niệm VLĐ, quản trị VLĐ các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị VLĐ vì vậy cần có sự thống nhất trong cách hiểu về những khái niệm này làm cơ sở cho việc nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị VLĐ đến hiệu quả kinh doanh. Các nghiên cứu về vai trò và mục tiêu của quản trị VLĐ được nhiều tác giả quan tâm như Snober Javid, Velontrasina Prudence Marie Zita [76], Ngô Kim Hoà [12], Tô Thị Thanh Trúc, Nguyễn Đình Thiên [ 30], Bùi Thu Hiền [14], Padachi, K., 2006 [59], Lazaridis, I. and Tryfonidis, D., 2006, Mohamad, N. E. A. B., & Saad, N. B. M., 2010 [65]. Kết quả nghiên cứu cho thấy quản trị VLĐ ngày càng có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN,
- 18 tuy nhiên sự tác động của các yếu tố ít hay nhiều phụ thuộc đặc thù của ngành nghề kinh doanh, quy mô mẫu nghiên cứu... Nghiên cứu quản trị VLĐ, chính sách VLĐ Để nghiên cứu quản trị VLĐ, chính sách VLĐ một số nhà nghiên cứu đã xây dựng bộ câu hỏi để khảo sát, sau đó thực hiện thảo luận, phân tích đánh giá kết quả thu được. Hai tác giả Belt và Smith (1991) “Comparison of working capital management practices in Australia and The United States” (So sánh thực tiễn quản trị VLĐ tại Úc và Mỹ), được đăng trên tạp chí Global Finance Journal, đã xây dựng bộ câu hỏi về quản trị VLĐ và tiến hành khảo sát các DN ở Úc. Bộ câu hỏi gồm 38 câu và chia thành 3 phần Chính sách VLĐ, khái quát chung về Quản trị VLĐ và Quản trị từng thành phần của VLĐ sau đo được tổng hợp và phân tích. Kế thừa nghiên cứu của Belt và Simth (1991), Nabil T. Koury và các công sự (1998) trong nghiên cứu “Comparing working capital practices in Canada, the United States and Australia: A Note” (so sánh thực tiễn quản trị VLĐ tại Canada, Mỹ và Úc: một vài điểm lưu ý) cũng tiến hành khảo sát 350 DN ở Canada thuộc 10 lĩnh vực khác nhau. Các tác giả đã đưa ra nhận xét và so sánh giữa các DN Canada với các DN ở Mỹ và Úc dựa trên 45 câu hỏi về quản trị VLĐ như chính sách VLĐ, quản trị hàng tồn kho, phải thu, tiền mặt, từ đó kết quả cho thấy cách thức hoạt động và quản trị VLĐ đã thay đổi theo thời gian và cũng qua các biên giới quốc tế. Mian Sajid Nazir; Umair Iqbal; Muhammad Imran Akram (2012) trong bài báo “Working Capital Management Practices of NonFinancial Firms in Pakistan” Nghiên cứu tập trung vào các hoạt động VLĐ của các tổ chức phi tài chính, các DN niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Karachi ở Pakistan. Với 3 nội dung là chính sách VLĐ; tổng VLĐ và trong quản trị từng thành phần của VLĐ. Nghiên cứu hiện tại sử dụng phương pháp khảo sát của các DN phi tài chính trong 12 các lĩnh vực khác nhau. Sau đó, các kỹ thuật và phương pháp phổ biến nhất được các DN sử dụng thảo luận. Phần lớn các DN trong cuộc khảo sát có chính sách VLĐ, được thiết lập bởi các nhà quản trị hàng đầu, quản lý VLĐ là rất quan trọng cho sự thành công của một DN. Mức độ tốt nhất có thể của VLĐ của DN chủ yếu được xác định bởi các phương pháp mà DN sử dụng trong quản lý tài sản và nợ ngắn hạn. Yêu cầu quản lý không ngừng này để giữ mức phù hợp trong một loạt các thành phần của VLĐ như hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả và quản lý VLĐ là quan trọng cho sự thành công của một DN. Farai Kwenda, Merle Holden (2013) trong bài báo “Working Capital Structure and Financing Pattern of Selected JSEListed Firms” tác giả đã phân tích cơ cấu VLĐ và mô hình tài chính của các DN niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán JSE, trong đó quản trị VLĐ đã phát triển và trở thành một vấn đề tồn tại đối với một công cụ chiến lược và cạnh tranh đối với các DN, theo cách tiếp cận này, DN chịu rủi ro vừa phải trong việc
- 19 quản lý VLĐ và nỗ lực để phù hợp với cấu trúc đáo hạn của tài sản và nợ phải trả. N.T. Tesfa 1, Professor A.S. Chawla, PhD2 (2018) đã nghiên cứu các hoạt động quản lý VLĐ của các DN sản xuất ở Ethiopia và so sánh với các nghiên cứu tương tự trước đó. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp khảo sát trên một mẫu của 144 DN sản xuất ở Ethiopia được chia thành ba phần, trong đó phần đầu tiên trình bày kết quả chính sách VLĐ về các vấn đề chính sách VLĐ như tự nhiên, trách nhiệm của chính sách,loại và tần suất xem xét chính sách VLĐ. Kết quả cho thấy ảnh hưởng đến chính sách quản trị VLĐ lớn nhất là người quản lý tài chính, kế toán trưởng không có ảnh hưởng đến chính sách này. Tiếp theo là quản lý tổng thể VLĐ như thời gian cống hiến, giám sát, kỹ thuật, hoạt động quan trọng, ý nghĩa ngân sách vốn và tỷ lệ rào cản được sử dụng trong VLĐ như một kết quả cho thấy rằng vốn hoạt động quan trọng nhất của các DN sản xuất ở Ethiopia đang đẩy nhanh thu tiền mặt từ khách nợ; và cuối cùng là quản lý các thành phần cụ thể của VLĐ như thực tiễn trong việc quản lý các thành phần cụ thể của VLĐ, tiền mặt và chứng khoán có thể bán, các khoản phải thu khách hàng, hàng tồn kho và quản lý nợ ngắn hạn… Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã cho thấy sự khác biệt tồn tại trong thực tế giữa các quốc gia có thể là do yếu tố thời gian, quy mô DN như cũng như sự khác biệt về văn hóa trên các ranh giới quốc tế. Các nhà quản lý tài chính được khuyến nghị xem xét số VLĐ của họ vào thời gian ít hơn cơ sở hàng năm thực hiện đánh giá hàng tháng, nếu không thì cứ theo quý để quản lý VLĐ tốt hơn vấn đề. Tác giả cũng chỉ ra, suy luận chỉ được thực hiện cho sản xuất các DN trong mười ngành công nghiệp và so sánh chỉ được thực hiện với các DN của một vài quốc gia. Các nhà nghiên cứu quan tâm có thể nghiên cứu trong các ngành khác, để xem liệu có bất kỳ sự khác biệt nào trong thực tiễn quản lý VLĐ hay không. Hoàng Lê Cẩm Phương, Phạm Ngọc Thúy (2007) trong bài báo “Quản lý VLĐ tại các DN nhựa thành phố Hồ Chí Minh” nhằm nghiên cứu hiện trạng quản lý VLĐ của các DN nhựa, được thực hiện thông qua khảo sát việc xây dựng chính sách VLĐ của DN, nguồn tài trợ được sử dụng, và các yếu tố ảnh hưởng đến mức đầu tư tài sản lưu động nhằm tìm hiểu thực trạng về quản lý VLĐ và nhận dạng một số yếu tố có ảnh hưởng đến việc đầu tư tài sản lưu động của các DN ngành nhựa thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu trên mẫu 96 DN ngành nhựa cho thấy hiện có 75% DN nhựa có xây dựng chính sách VLĐ, thể hiện mức độ quan tâm cần thiết của DN đối với vấn đề quản lý DN. Mức đầu tư tài sản lưu động của những DN được khảo sát chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: quan điểm nhà quản lý, mục tiêu kinh doanh, tình hình sử dụng vốn, tín dụng khách hàng, và chính sách tín dụng của đối thủ cạnh tranh. Kết quả của việc sử dụng phương pháp khảo sát để nghiên cứu quản trị VLĐ, chính
- 20 sách VLĐ phụ thuộc vào số câu hỏi, độ dài của bảng câu hỏi, số lượng DN trả lời theo từng lĩnh, chất lượng trách nhiệm của người trả lời câu hỏi và khó so sánh trên các lĩnh vực khác nhau do tỷ lệ trả lời phân theo lĩnh vực khác nhau có sự chênh lệch lớn. Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị VLĐ và khả năng sinh lời qua mô hình kinh tế lượng. Deloof (2003) trong bài báo “Does working capital management effect profitability of Belgian firms” đã sử dụng hệ số tương quan Pearson, hồi quy OLS cho m ột mẫu g ồm 1.009 DN phi tài chính lớn ở Bỉ trong giai đoạn 19921996 ngoại trừ DN thuộc ngành năng lượng và nước, ngân hàng, tài chính và dịch vụ để kiểm tra mối quan hệ giữa quản trị vốn và khả năng sinh lợi. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa doanh thu từ hoạt động kinh doanh và quản trị vốn, đồng thời chỉ ra được mối quan hệ nghịch biến giữa số ngày thu tiền, số ngày tồn kho, thời gian trả tiền và khả năng sinh lợi DN. Từ đó cho thấy các nhà quản lý có thể tăng lợi nhuận bằng cách làm giảm số ngày phải thu, hàng tồn kho đến mức tối thiểu hợp lý. Ngược lại, mối quan hệ ngược chiều giữa số ngày phải trả và lợi nhuận, ủng hộ giả thuyết rằng, DN có lợi nhuận ít thì mất thời gian lâu hơn để trả hết nợ. Năm 2006 Padachi trong bài báo “Trends in working capital management and its impact on firms’ performance: An analysis of Mauritian small manufacturing firms” nghiên cứu một mẫu 58 DN sản xuất nhỏ tại Mauritius giai đoạn 1998 2003. Kết quả cho thấy quản trị VLĐ thực hiện tốt sẽ đóng góp tích cực vào việc tạo ra giá trị của một DN. Kết quả hồi quy cho thấy đầu tư cao vào hàng tồn kho và các khoản phải thu có liên quan đến lợi nhuận thấp hơn. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng ngành công nghiệp giấy và in ấn đã có thể đạt được điểm số cao về các thành phần của VLĐ và điều này có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của nó. Mathuva .D (2010) trong bài báo “The influence of working capital management components on corporate profitability: a survey on Kenyan listed firms” đã kiểm tra ảnh hưởng của các thành phần quản lý VLĐ đến lợi nhuận DN bằng cách sử dụng mẫu trong số 30 DN niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Nairobi (NSE) trong giai đoạn 1993 đến 2008. Ông đã sử dụng mối tương quan giữa Pearson và Spearman, các mô hình hồi quy hiệu ứng cố định để tiến hành phân tích dữ liệu. Những phát hiện chính trong nghiên cứu là: tồn tại một mối quan hệ tiêu cực có ý nghĩa rất lớn giữa thời gian các DN thu tiền từ khách hàng (thời gian thu tài khoản) và khả năng sinh lời; tồn tại một mối quan hệ tích cực có ý nghĩa cao giữa giai đoạn được thực hiện để chuyển đổi hàng tồn kho thành doanh thu (khoảng thời gian chuyển đổi hàng tồn kho) và lợi nhuận; Tồn tại một mối quan hệ tích cực giữa thời gian DN phải trả cho chủ nợ của mình (thời gian thanh toán trung bình) và lợi nhuận.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 492 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 174 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 235 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 66 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 193 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 21 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 65 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 8 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 18 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn