intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của các trường đại học - kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:173

21
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế "Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của các trường đại học - kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của trường đại học; Thực tiễn hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của trường đại học trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; Khuyến nghị chính sách nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của trường đại học Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của các trường đại học - kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC - KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế ĐINH THỊ THANH LONG Hà Nội, năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC - KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9310106 Nghiên cứu sinh: Đinh Thị Thanh Long Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Đỗ Hương Lan Hà Nội, năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Mọi số liệu, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Nghiên cứu sinh ĐINH THỊ THANH LONG
  4. ii LỜI CÁM ƠN Trong suốt hành trình nghiên cứu, để có kết quả ngày hôm nay, tôi nhận được lời động viên, sự khích lệ từ gia đình, đồng nghiệp. Tôi xin gửi lời cám ơn tới PGS, TS Đỗ Hương Lan, người đã hướng dẫn tôi về mặt khoa học. Nghiên cứu sinh xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, khoa Sau đại học trường Đại học Ngoại thương đã hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và bảo vệ luận án. Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc Học viện Ngân hàng, các phòng ban, khoa Kinh doanh quốc tế đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu. Em xin cảm ơn các thầy cô Bộ môn Thương mại quốc tế đã tận tình góp ý, nêu ý tưởng cho luận án đạt yêu cầu. Tôi đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn đối với các Đại sứ quán, lãnh sự quán tại Việt Nam: Đại sứ quán Bỉ, Đại sứ quán Nhật Bản, Đại sứ quán Pháp, Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức DAAD tại Việt Nam, các trường đại học nước ngoài đã nhiệt tình cung cấp dữ liệu, tài liệu cho luận án, thể hiện tinh thần hợp tác, chia sẻ nguồn lực vô điều kiện của bạn bè thế giới. Con xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt với gia đình, nơi đã cho con một nền tảng, cho con một bệ phóng, luôn ở bên con lúc khó khăn để con gặt hái quả ngọt. Xin chân thành cám ơn! Tác giả ĐINH THỊ THANH LONG
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... viii LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của luận án ...................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..........................................................................4 3.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................4 3.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................5 4.1. Khung lý thuyết tiếp cận ..................................................................................5 4.2. Dữ liệu nghiên cứu ...........................................................................................6 4.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................6 5. Đóng góp của luận án ..........................................................................................7 5.1. Về lý thuyết .......................................................................................................7 5.2. Về thực nghiệm .................................................................................................8 6. Kết cấu của luận án .............................................................................................8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU HỢP TÁC QUỐC TẾ ...................9 VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ........................9 1.1. Nghiên cứu hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ ...................................9 1.1.1. Nghiên cứu lý luận hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ ................9 1.1.2. Nghiên cứu về hình thức hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ .....10 1.1.3. Nghiên cứu về tiêu chí và phương pháp đo lường hoạt động HTQT về KHCN ................................................................................................................14 1.1.4. Nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ ...................................................................................................................15 1.1.5. Nghiên cứu về tác động của hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ tới trường đại học ...................................................................................................17 1.2. Nghiên cứu hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của trường đại học ..19
  6. iv 1.2.1. Nghiên cứu về trường đại học .................................................................19 1.2.2. Nghiên cứu thực nghiệm hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của trường đại học ...................................................................................................20 1.3. Khoảng trống nghiên cứu ...............................................................................25 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC .......26 VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ....................................................26 2.1. Khái quát chung về trường đại học ................................................................26 2.1.1. Khái niệm trường đại học .......................................................................26 2.1.2. Các phương thức sản xuất tri thức và hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của trường đại học ...............................................................26 2.2. Khái niệm hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của trường đại học ....29 2.2.1. Khái niệm hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của trường đại học ...29 2.2.2. Hình thức hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của trường đại học....31 2.2.3. Tiêu chí đo lường hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của trường đại học ............................................................................................34 2.2.4. Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của trường đại học ...................................................................................38 2.2.5. Tác động của hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ tới trường đại học .....................................................................................................................44 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................51 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ .............52 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...................52 TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM .............52 3.1. Quy trình và mẫu nghiên cứu .........................................................................53 3.1.1. Quy trình nghiên cứu ..............................................................................53 3.1.2. Mẫu nghiên cứu.......................................................................................53 3.2. Kinh nghiệm hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ giữa trường đại học Bồ Đào Nha và Mỹ ...............................................................................................53 3.2.1. Trường đại học Bồ Đào Nha và Massachusetts Institute of Technology (MIT) .................................................................................................................55 3.2.2. Trường đại học Bồ Đào Nha và Carnegie - Mellon (CMU) ...................57
  7. v 3.2.3. Trường đại học Bồ Đào Nha và University of Texas at Austin - UTA ...58 3.2.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .........................................................59 3.3. Kinh nghiệm hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của trường đại học Trung Quốc ...........................................................................................................74 3.3.1. Trường đại học Trung Quốc và công ty Royal Philips Electronics Hà Lan ....................................................................................................................74 3.3.2. Trường đại học Trung Quốc và tổ chức CSIRO - Úc .............................75 3.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .........................................................77 CHƯƠNG 4: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ .............81 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...................81 VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ .................................81 4.1. Khái quát chung về hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của các trường đại học Việt Nam ................................................................................81 4.2. Thực tiễn hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ...............................................83 4.2.1. Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng của hoạt động HTQT về KHCN .......83 4.2.2. Chỉ tiêu đánh giá tác động học thuật của hoạt động HTQT về KHCN ..87 4.2.3. Chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện hoạt động HTQT về KHCN của trường đại học Việt Nam ...............................................................................................88 4.2.4. Quy mô hoạt động HTQT của trường đại học ........................................92 4.3. Đánh giá thực trạng hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của các trường đại học Việt Nam .......................................................................93 4.3.1. Những thành tựu .....................................................................................93 4.3.2. Những tồn tại...........................................................................................97 4.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại ............................................................102 CHƯƠNG 5: KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH NHẰM ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI .............................................................107 5.1. Các xu thế hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ trên thế giới .................107 5.1.1. Xu thế chính sách KHCN và đổi mới sáng tạo trên thế giới .................107 5.1.2. Xu thế HTQT về KHCN trên thế giới ....................................................111
  8. vi 5.2. Chủ trương của Đảng và Chính phủ về hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ Việt Nam ....................................................................................................112 5.2.1. Quan điểm của Đảng và Chính phủ về hoạt động khoa học và công nghệ .112 5.2.2. Mục tiêu phát triển hoạt động khoa học và công nghệ của trường đại học 114 5.3. Khuyến nghị chính sách đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của các trường đại học Việt Nam trong thời gian tới ..........................................115 5.3.1. Khuyến nghị với Chính phủ...................................................................115 5.3.1.1. Về chính sách hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của trường đại học ...................................................................................................................115 5.3.1.2. Thực hiện chính sách hỗ trợ cho hoạt động HTQT về KHCN ...........121 5.3.2. Kiến nghị với Bộ Khoa học và Công nghệ ............................................123 5.3.3. Kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo .................................................124 5.3.3.2. Khuyến nghị chính sách xây dựng nguồn nhân lực KHCN của trường đại học .............................................................................................................125 5.4. Nhóm giải pháp thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế của trường đại học ....126 5.4.1. Giải pháp liên quan tới tạo dựng khuôn khổ pháp lý cho HTQT về KHCN của trường đại học ..........................................................................................126 5.4.2. Giải pháp về chế độ đối với giảng viên có công bố quốc tế .................127 5.4.3. Giải pháp tăng cường sự phối hợp của các bộ phận của trường đại học tham gia HTQT ...............................................................................................128 5.4.4. Giải pháp xây dựng và cải thiện nguồn nhân lực nghiên cứu của trường đại học ...................................................................................................................128 5.4.5. Xây dựng và cải thiện kênh HTQT hiệu quả .........................................129 5.4.6. Giải pháp hỗ trợ cho hoạt động HTQT về KHCN của các trường đại học ...................................................................................................................131 5.5. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu mới ...........................................131 KẾT LUẬN ............................................................................................................133 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................135 PHỤ LỤC ...............................................................................................................155
  9. vii DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang Các nghiên cứu thực nghiệm hoạt động HTQT về KHCN Bảng 1.1 21 của trường đại học trên thế giới Bảng 2.1 Khái niệm HTQT về KHCN theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp 30 Bảng 2.2 Các hoạt động gắn với giai đoạn phát triển HTQT về KHCN 34 Bảng 2.3 Kênh HTQT về KHCN của trường đại học 36 Bảng 2.4 Chỉ tiêu phản ánh hoạt động HTQT của trường đại học 37 Bảng 2.5 Chỉ tiêu về NCKH trong xếp hạng trường đại học 47 Bảng 3.1 Xếp hạng trường đại học Bồ Đào Nha và Mỹ năm 2011 55 Tỷ lệ cạnh tranh của các dự án HTQT về KHCN giữa trường Bảng 3.2 66 đại học Bồ Đào Nha và trường đại học Mỹ Đóng góp ngân sách HTQT về KHCN giữa trường đại học Bảng 3.3 72 Mỹ và Bồ Đào Nha Số lượng công bố quốc tế chia theo kết quả nghiên cứu của Bảng 4.1 85 các trường đại học Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 20 trường đại học Việt Nam có số lượng công bố lớn nhất Bảng 4.2 86 giai đoạn 2016 - 2020 Một số dự án HTQT của trường đại học Việt Nam với nước Bảng 4.3 87 ngoài giai đoạn 2013 - 2020 Số lượt trích dẫn của một số trường đại học Việt Nam trên Bảng 4.4 88 danh mục Scopus giai đoạn 2016 - 2020 20 đối tác đồng công bố quốc tế của các trường đại học Việt Bảng 4.5 91 Nam giai đoạn 2016 - 2020 Tác động tích cực của HTQT về KHCN tới giảng viên Việt Bảng 4.6 94 Nam Số lượng bài báo quốc tế của các nước ASEAN giai đoạn Bảng 4.7 97 2016 - 2020
  10. viii Tỷ trọng bài báo quốc tế trên danh mục tạp chí Scopus của Bảng 4.8 một số nước ASEAN chia theo lĩnh vực giai đoạn 2016 - 99 2020 (%) Số lượng tổ chức tài trợ nghiên cứu nước ngoài của các Bảng 4.9 100 trường đại học Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 Bảng 5.1 Khung chính sách HTQT về KHCN 118 DANH MỤC HÌNH TT Tên hình, sơ đồ Trang Hình 2.1 Các phương thức sản xuất tri thức của trường đại học 28 Hình 2.2 Các giai đoạn phát triển của quá trình HTQT về KHCN 33 Chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển của Bồ Đào Nha năm Hình 3.1 54 2008 Số lượng bài viết công bố quốc tế của các trường đại học Hình 4.1 84 Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 Số lượng bài viết đồng công bố quốc tế của các trường đại Hình 4.2 89 học Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020
  11. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Các mô hình phát triển kinh tế trên thế giới giai đoạn trước đã thể hiện một số thành công nhất định trong từng giai đoạn như mô hình phát triển kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động giá rẻ, vốn, đất đai… Song từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 - 2009 đã bộc lộ ra nhiều điểm yếu và các nước đều nhận thấy cần phải điều chỉnh, thay đổi căn bản mô hình phát triển, hướng tới mô hình phát triển cân bằng, hiệu quả và bền vững theo lý thuyết mới về “nền kinh tế tri thức”. Mặc dầu từ lâu khoa học và công nghệ vẫn được coi là một động cơ phát triển kinh tế, nhưng trong nền kinh tế tri thức, con người và khoa học kỹ thuật sẽ trở thành hai trụ cột chính phát triển kinh tế. Nhận thức được vấn đề đó, xu thế hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và trở thành điểm sáng trong các mối quan hệ kinh tế quốc tế (European Commission, 2012). Hợp tác quốc tế (HTQT) về khoa học và công nghệ (KHCN) giúp rút ngắn khoảng cách giữa các nước về trình độ khoa học và công nghệ cũng như tham gia tích cực hơn vào quá trình hợp tác thông qua việc chia sẻ những ý tưởng, phương tiện, chi phí, kết quả nghiên cứu. Trường đại học đã từ lâu được coi là chủ thể tích cực trong nền kinh tế tri thức. Theo lý thuyết truyền thống, trường đại học là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội thông qua hoạt động đào tạo. Nhưng chức năng kể trên chưa thể hiện rõ sự thay đổi trong vai trò của trường đào tạo trong mục tiêu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức và của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 4.0. Chức năng thứ hai vẫn gắn với giáo dục và đào tạo, trường đại học là nơi khởi tạo tri thức, là nguồn tạo ra các sáng kiến phát triển. Chỉ khi trường đại học giải quyết được vấn đề nghiên cứu khoa học phục vụ thực tiễn thì chất lượng nguồn nhân lực cung ứng cho xã hội sẽ thay đổi tương ứng. Chức năng thứ ba chính là hoạt động thương mại hóa tri thức, đưa các sáng kiến đổi mới được ứng dụng trong đời sống hàng ngày của con người và tạo ra nguồn tài chính cho trường đại học. Quá trình quốc tế hóa đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các trường đại học trên toàn thế giới. Tác động đầu tiên của quá trình quốc tế hóa dễ dàng quan
  12. 2 sát thấy là sự thay đổi vai trò của trường đại học. Sự thay đổi tiếp theo là, các trường đại học bắt buộc phải tham gia vào quá trình vừa hợp tác, vừa cạnh tranh. Sự ra đời của công nghệ mới cũng như mạng lưới nghiên cứu toàn cầu đã giúp các trường đại học, các nhà nghiên cứu dễ dàng trao đổi, tiếp cận thông tin về nhu cầu hợp tác nghiên cứu, tiếp cận nguồn vốn tài trợ cho nghiên cứu… với chi phí thấp và trong thời gian ngắn. Hợp tác quốc tế (HTQT) về khoa học và công nghệ (KHCN) đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các trường đại học, bởi: (i) nhu cầu nghiên cứu xuất phát từ chính bản thân các nhà nghiên cứu, các giảng viên, các sinh viên; (ii) giúp nâng cao năng lực nghiên cứu của trường đại học; (iii) tăng khả năng cạnh tranh của các trường đại học thông qua tiêu chí xếp hạng trường đại học; (iv) thực hiện nghĩa vụ công dân trước những vấn đề toàn cầu; (v) tham gia tích cực vào quá trình hợp tác quốc tế về giáo dục. Hoạt động HTQT về KHCN đã được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm kể từ khi Việt Nam ký hàng loạt các Hiệp định HTQT về KHCN với các đối tác nước ngoài. Quyết định 735/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/5/2011 về phê duyệt Đề án Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ đến năm 2020 đã mở đường cho hàng loạt các chính sách, các chương trình hành động của Chính phủ liên quan tới HTQT về KHCN. Theo sau đó là việc ban hành, hoàn thiện khung pháp lý hỗ trợ hoạt động HTQT về KHCN cho nghiên cứu và phát triển, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, chính sách liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chương trình đối tác đổi mới sáng tạo, chương trình tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nước ngoài, các chương trình phát triển và bảo hộ tài sản trí tuệ, … Những chính sách này đã giúp hoạt động HTQT về KHCN gặt hái được không ít thành công, góp phần nâng cao trình độ và năng lực của nền KHCN quốc gia. Trong xu thế đó, các trường đại học Việt Nam đang trải qua quá trình đổi mới toàn diện cả về quy mô, chất lượng, sứ mệnh, chiến lược, tầm nhìn để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao theo các chuyên ngành đào tạo của nhà trường, năng lực trong lĩnh vực KHCN, và quan trọng hơn, để trường đại học thực sự đóng góp được vai trò của mình trong hệ thống đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế. Trong “Đề án hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề đến năm 2020” theo quyết định số 2448/QĐ - TTg ngày 16/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ cũng thể hiện rõ quan
  13. 3 điểm hội nhập quốc tế về giáo dục của Việt Nam. Hoạt động HTQT về KHCN là một trong những giải pháp để trường đại học thực hiện sứ mệnh của mình. Có thể nói các trường đại học Việt Nam trong thời gian qua đã tích cực, chủ động thực hiện hoạt động HTQT về KHCN với đối tác nước ngoài thông qua nhiều kênh hợp tác và gặt hái thành công nhất định. Tuy nhiên, một số nghiên cứu và thực tế hoạt động của các trường đại học cho thấy, HTQT về KHCN đang gặp nhiều trở ngại. Thứ nhất, Việt Nam vẫn được xếp là nước chậm phát triển về khoa học và công nghệ nên việc tìm đối tác hợp tác không phải là dễ dàng (Sách Khoa học công nghệ Việt Nam, 2018). Thứ hai, mặc dầu các trường đại học gần như được giao quyền chủ động tìm đối tác hợp tác nghiên cứu như ký các biên bản ghi nhớ giữa các trường, tham gia các Nghị định thư của Chính phủ… nhưng trường đại học Việt Nam chưa thực sự được đối tác nước ngoài tin tưởng về khả năng nghiên cứu. Thứ ba, sự nhận thức và hiểu biết của bản thân nhà nghiên cứu, giảng viên về hoạt động HTQT, văn hóa nghiên cứu, tác phong làm việc, rào cản ngôn ngữ… thực sự là vấn đề cần quan tâm trong quá trình hợp tác. Thứ tư, tuy hoạt động HTQT về KHCN đã diễn ra nhiều năm, nhưng mô hình hợp tác, kênh hợp tác, giải quyết tranh chấp, vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ…cũng là những khó khăn nhất định đối với các trường đại học Việt Nam. Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã tập trung phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động HTQT về KHCN của trường đại học từ cấp độ trường đại học và Chính phủ với những bằng chứng thực nghiệm đáng thuyết phục. Các trường đại học Việt Nam, với mong muốn thực hiện HTQT về KHCN được thành công hơn nữa trong khi nguồn lực có giới hạn cũng cần nghiên cứu các điều kiện, tiền đề từ các nước khác, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của các trường đại học - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” để phân tích hoạt động HTQT về KHCN của các trường trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu kinh nghiệm HTQT về KHCN của trường đại học trên thế giới và đề xuất giải pháp cho Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của luận án:
  14. 4 - Nghiên cứu cơ sở lý luận HTQT về KHCN của trường đại học theo hướng tiếp cận quá trình. - Nghiên cứu kinh nghiệm HTQT về KHCN của các trường đại học Bồ Đào Nha, Trung Quốc và những vấn đề giúp các trường đại học hợp tác thành công. - Thu thập số liệu công bố quốc tế trên danh mục Scopus phân tích thực trạng HTQT về KHCN của các trường đại học Việt Nam. - Dựa vào bài học kinh nghiệm của các nước và ý kiến khảo sát của giảng viên tham gia hoạt động HTQT, luận án đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh HTQT trong lĩnh vực KHCN của các trường đại học Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu Luận án được nghiên cứu để trả lời các câu hỏi sau: - Hoạt động HTQT về KHCN của các trường đại học trên thế giới đã diễn ra như thế nào? - Thực trạng hoạt động HTQT về KHCN của các trường đại học Việt Nam đã có thành công và hạn chế gì? - Bài học kinh nghiệm nào được áp dụng cho trường đại học Việt Nam HTQT về KHCN được thành công? 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là kinh nghiệm HTQT về KHCN của trường đại học trên thế giới và thực trạng HTQT về KHCN của trường đại học Việt Nam. Khách thể nghiên cứu: trường đại học của các quốc gia, cụ thể là trường đại học Bồ Đào Nha, Trung Quốc và Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế HTQT về KHCN, tuy nhiên để rút ra bài học cho Việt Nam luận án tập trung nghiên cứu tại một số trường đại học trên thế giới như: trường đại học Bồ Đào Nha, Trung Quốc và những vấn đề giúp cho hoạt động HTQT về KHCN gặt hái được thành công. Việc lựa chọn tập trung vào trường đại học hai quốc gia này vì trước khi thực hiện HTQT về KHCN các trường đại học có nét tương đồng về trình độ nhà nghiên cứu, danh tiếng của trường đại học, sự phát triển của hệ thống
  15. 5 đổi mới sáng tạo, cũng như các thách thức khi bắt đầu thực hiện hợp tác. Như vậy với những điều kiện cơ bản tương đồng, bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam sẽ phù hợp hơn. Nghiên cứu thực trạng HTQT về KHCN của Việt Nam, luận án phân tích hoạt động HTQT về KHCN các trường đại học Việt Nam, trong đó các trường đại học được hiểu theo định nghĩa của Luật Giáo dục Đại học sửa đổi năm 2018. - Về thời gian nghiên cứu: luận án nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế các trường đại học thực hiện hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ gồm các trường đại học của Bồ Đào Nha, Trung Quốc và Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020. Luận án phân tích chuỗi số liệu thực trạng HTQT về KHCN của các trường đại học Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 và đề xuất khuyến nghị và giải pháp cho các trường Đại học Việt Nam đến năm 2030. Bên cạnh đó, luận án cũng thực hiện phỏng vấn chuyên gia, tìm ra yếu tố quyết định sự thành công trong hoạt động HTQT về KHCN cuả các trường đại học trên thế giới và của trường đại học Việt Nam giai đoạn từ tháng 3/2022 - 7/2022. - Về nội dung nghiên cứu: hoạt động HTQT về KHCN được thể hiện ở nhiều hình thức gồm hoạt động HTQT về KHCN giữa các trường đại học, vì mục tiêu gia tăng tri thức, năng lực của các nhà khoa học; và hoạt động HTQT về KHCN giữa trường đại học với khu vực doanh nghiệp nhằm gia tăng của cải. Luận án sẽ tiếp cận hoạt động HTQT về KHCN theo giác độ của trường đại học, tập trung vào kết quả HTQT mang tính học thuật như công bố quốc tế, cùng tham gia dự án/chương trình nghiên cứu, hợp tác giữa các trường đại học. Tuy nhiên, luận án cũng nghiên cứu chính sách HTQT về KHCN của các nước trên thế giới, coi đó là nhân tố thúc đẩy HTQT về KHCN của các trường đại học, định hướng về xây dựng năng lực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Khung lý thuyết tiếp cận Luận án sẽ tiếp cận khung lý thuyết của các chuyên gia ủy ban châu Âu coi hoạt động HTQT về KHCN theo nghĩa hẹp, xuất phát từ nhu cầu của chính trường đại học. Và luận án cũng sử dụng lý thuyết của Bozeman (2014), coi hoạt động HTQT về KHCN của các trường đại học theo hướng tiếp cận quá trình, thể hiện vai trò năng động của trường đại học trong bối cảnh tự chủ học thuật, vai trò sản xuất tri thức
  16. 6 trong nền kinh tế tri thức và những đòi hỏi thay đổi cũng như hợp tác của trường đại học trong quá trình quốc tế hóa giáo dục đại học. 4.2. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu thứ cấp về kinh nghiệm các trường đại học trên thế giới được thu thập từ nguồn dự án và trang chủ của các trường đại học có liên quan. Cụ thể giữa các trường đại học Bồ Đào Nha với 3 trường đại học Mỹ là Massachusetts Institute of Technology (MIT), Carnegie - Mellon (CMU), the University of Texas at Austin (UTA); giữa trường đại học của Trung Quốc với các công ty Hà Lan; chương trình hợp tác giữa Australia’s Commonwealth, Scientific and Industrial Research Organisation (CSIRO) thực hiện hợp tác với 5 trường đại học của Trung Quốc (China Agricultural University, East China Normal University, Kunming University of Technology China, Shanghai Jiaotong University China, Tsinghua University China) Dữ liệu nghiên cứu thứ cấp về công bố quốc tế minh chứng cho thực trạng HTQT về KHCN của các trường đại học Việt Nam lấy từ nguồn của Scopus giai đoạn 2016 - 2020. Dữ liệu nghiên cứu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát 125 giảng viên từ 10 trường đại học của Việt Nam trong thời gian năm 2021. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể: 4.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu - Phương pháp nghiên cứu tại bàn: NCS tổng hợp tài liệu từ các bài nghiên cứu, đề tài nghiên cứu, báo cáo trong lĩnh vực HTQT về KHCN trong và ngoài nước làm cơ sở xây dựng khung lý thuyết. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: thông qua ý kiến chuyên gia của tám trường đại học Bồ Đào Nha và Trung Quốc, tìm hiểu kinh nghiệm giúp các trường đại học trên thế giới thực hiện HTQT về KHCN thành công. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia bao gồm câu hỏi mở để nắm bắt được quan điểm phân tích của các trường đại học nhấn mạnh vai trò của nhân tố chính sách giúp các trường đại học thành công. Quy trình phỏng vấn chuyên gia được trình bày chi tiết trong mục 3.1.1 luận án. - Phương pháp điều tra xã hội học được tiến hành với mẫu nghiên cứu gồm có 125 phiếu khảo sát cho giảng viên tại 10 trường đại học Việt Nam tham gia hoạt động
  17. 7 HTQT về KHCN liên quan tới tác động tích cực, tiêu cực đối với cá nhân nhà khoa học, trường đại học, những rào cản có thể phát sinh. - Phương pháp nghiên cứu tình huống: nghiên cứu một vài trường hợp cụ thể của các trường đại học trên thế giới để thấy kinh nghiệm thành công và những tồn tại trong hoạt động hợp tác. 4.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu Phương pháp phân tích định tính: NCS lựa chọn phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả và phân tích thống kê mô tả và đánh giá hoạt động HTQT về KHCN của các trường đại học. Phân tích kết quả phỏng vấn chuyên gia cho phép nhà nghiên cứu hiểu về con người, thái độ trước tình huống từ nhiều giác độ khác nhau (Hazzan Nutoy, 2014). Cụ thể hơn, trong chương này, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống, mô tả những vấn đề xảy ra trên thực tế tại trường đại học, hiểu sâu hơn về vấn đề cần nghiên cứu, để rút ra bài học thành công khi tiến hành HTQT về KHCN. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án, NCS tiến hành nghiên cứu thông qua các bước như sau: - Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu mà NCS cần giải quyết - Bước 2: Xây dựng mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận án - Bước 3: Tổng hợp khung lý thuyết để phân tích vấn đề nghiên cứu - Bước 4: Phân tích thực trạng HTQT về KHCN của trường đại học trên thế giới theo phương pháp phỏng vấn chuyên gia sử dụng câu hỏi mở và nghiên cứu tình huống của từng trường đại học thực hiện HTQT về KHCN thành công. Từ kết quả phân tích, luận án rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Bước 5: Phân tích thực trạng HTQT về KHCN của trường đại học Việt Nam. Dữ liệu phân tích theo phương pháp thống kê mô tả và điều tra xã hội học - Bước 6: Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính, luận án đề xuất các giải pháp thúc đẩy HTQT về KHCN cho các trường đại học Việt Nam. 5. Đóng góp của luận án 5.1. Về lý thuyết Luận án sẽ tiếp cận khung lý thuyết của các chuyên gia ủy ban châu Âu coi hoạt động HTQT về KHCN theo nghĩa hẹp, xuất phát từ nhu cầu của chính trường đại học. Và luận án cũng sử dụng lý thuyết của Bozeman (2014), coi hoạt động HTQT
  18. 8 về KHCN của các trường đại học theo hướng tiếp cận quá trình để xây dựng khung lý thuyết phân tích hoạt động HTQT về KHCN của trường đại học. 5.2. Về thực nghiệm Thứ nhất, luận án đã tiếp cận vấn đề nghiên cứu ở tầm vi mô, từ giác độ trường đại học trên thế giới. Do đó, kết quả nghiên cứu là những bài học kinh nghiệm được rút ra giúp các trường đại học Việt Nam có định hướng HTQT về KHCN một cách thành công, nhất là trong giai đoạn các trường đại học Việt Nam trải qua quá trình chuyển đổi vai trò, năng lực, và tích cực tham gia vào hoạt động quốc tế hóa giáo dục đại học. Thứ hai, thông qua hệ thống cơ sở lý luận mà NCS tổng hợp được, luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các trường đại học tham gia HTQT về KHCN. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 5 chương: Chương 1: TỔNG QUAN HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Chương 3: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Chương 4: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM Chương 5: KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH NHẰM ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
  19. 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1. Nghiên cứu hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ 1.1.1. Nghiên cứu lý luận hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ Cho tới nay có nhiều lý thuyết giải thích tại sao các chủ thể trong nền kinh tế phải hợp tác với nhau. Lý thuyết về sự phụ thuộc nguồn lực của Pfeffer và Salancik (1978) luận giải thực tế có rất ít các tổ chức, quốc gia, cá nhân có khả năng tự đáp ứng nguồn lực quan trọng cho chính mình, do đó các tổ chức phải thiết lập mối quan hệ với nhau, tạo lợi thế cạnh tranh và duy trì sự phát triển bền vững trong dài hạn. Lý thuyết về nền kinh tế thể chế của Oliver (1990) liệt kê 6 lý do thiết lập mối quan hệ giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Thứ nhất, là yêu cầu về pháp lý đòi hỏi việc thiết lập mối quan hệ giữa các chủ thể là bắt buộc. Thứ hai, thực tế chỉ ra mỗi chủ thể có nguồn lực nhất định nên phải chia sẻ với nhau. Thứ ba, thực tế cũng chỉ ra các chủ thể kiểm soát tốt hơn nguồn lực thông qua hợp tác, chứ không phải một mình chiếm hữu. Thứ tư, tính hiệu quả của hợp tác thể hiện bằng việc giảm chi phí. Thứ năm, hoạt động hợp tác giúp ích cho các chủ thể đối phó với môi trường hoạt động bất ổn. Cuối cùng và cũng quan trọng, hoạt động hợp tác hỗ trợ xây dựng và cải thiện hình ảnh, uy tín của các chủ thể. Khái niệm HTQT về KHCN được nghiên cứu theo nhiều quan điểm, có thể là mối quan hệ, là một cấu trúc thể chế, hay là một quá trình. Các tổ chức quốc tế là người đi tiên phong theo quan điểm HTQT về KHCN là mối quan hệ. Theo quan điểm của nhóm chuyên gia tư vấn thuộc Ủy ban châu Âu (EU, 2012), HTQT về KHCN gắn với quá trình quốc tế hóa khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi hoạt động HTQT về KHCN được hiểu là mối quan hệ hợp tác giữa những người tham gia hoạt động KHCN có lợi nhuận hay phi lợi nhuận được thể hiện rõ trong chính sách, hành động và nguồn lực nhằm ảnh hưởng tới hoạt động HTQT với các mục tiêu cụ thể của EU, thông qua các thỏa thuận song phương và đa phương. Cùng quan điểm HTQT về KHCN là mối quan hệ, các chuyên gia tư vấn thuộc nhóm Technopolis (EU) trong khuôn khổ các nước châu Âu Boekholt, Edler,
  20. 10 Cunningham, Flanagan (2009) đưa ra khái niệm HTQT về KHCN theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Smith và Katz (2000) tiếp cận hoạt động HTQT về KHCN theo cấu trúc thể chế. Tác giả nhận thấy bản chất hoạt động HTQT về KHCN phức tạp nên làm thế nào để phân chia và xác định hình thức hợp tác là quan trọng. Trên thực tế, các tổ chức có nhiều loại hình hợp tác khác nhau về cấu trúc, vai trò, mục tiêu, mức độ hợp tác. Một nhóm tác giả khác lại cho rằng hoạt động HTQT về KHCN là một quá trình. Patel (1972), Schrage (1995), Katz và Martin (1997, tr. 7) thống nhất cùng quan điểm khi đưa ra định nghĩa: “Hợp tác khoa học là một quá trình làm việc chung với sự tham gia của hai hay nhiều bên để đạt được mục đích chung”. Campbell và các cộng sự (2005) định nghĩa: “hoạt động HTQT về KHCN là một quá trình có mục đích làm việc chung lên kế hoạch, sáng tạo và giải quyết vấn đề và/hoặc quản lý các hoạt động khoa học”. Bozeman (2014, tr. 2) cho rằng “hoạt động HTQT về KHCN là một quá trình xã hội”. Quan điểm HTQT về KHCN của Bozeman gắn với chủ thể tham gia là các nhà nghiên cứu của trường đại học, xuất phát từ nhu cầu của chính nhà nghiên cứu. Bozeman cũng phân định hoạt động HTQT về KHCN với hai mục tiêu nghiên cứu nhằm gia tăng tri thức hoặc gia tăng của cải. Theo các quan điểm khác: Quan điểm của D’Amour, Ferrada - Videla, Rodriguez, và Beaulieu (2005) cho rằng hoạt động HTQT về KHCN thông thường gắn với 5 thuật ngữ cơ bản: chia sẻ nguồn lực (Sharing) con người, tri thức, trách nhiệm/quyền lực gắn liền với xây dựng năng lực nguồn lực xã hội, hợp tác giữa các pháp nhân (Partnership), mối quan hệ quyền lực (power), sự phụ thuộc lẫn nhau (interdependency) và quy trình hợp tác (process). Ynalvez và Shrum (2011) định nghĩa hoạt động HTQT về KHCN “là nơi các nhà khoa học từ các quốc gia khác nhau thực hiện dự án chung, hoặc chia sẻ dữ liệu chung để đạt được mục đích nghiên cứu”. 1.1.2. Nghiên cứu về hình thức hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ Smith và Katz (2000) đã chia hoạt động HTQT về KHCN theo các loại hình cấu trúc thể chế: hợp tác giữa các pháp nhân; hợp tác theo nhóm nghiên cứu; hợp tác giữa các cá nhân. Tác giả cũng đồng thời chỉ ra đặc tính và lợi ích của từng loại hình kể trên. Hagedoorn (2000) nghiên cứu mối quan hệ đối tác ở Mỹ và châu Âu theo các tiêu chí: (i) xu hướng hình thành đối tác HTQT; (ii) các thành viên tham gia; (iii)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2