Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam
lượt xem 10
download
Nội dung chính của luận văn nghiên cứu tổng quan về tiềm năng xuất khẩu hàng hóa nói chung có ý nghĩa về mặt lý luận để tìm ra khoảng trống nghiên cứu về tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao và xây dựng nền tảng lý thuyết phục vụ phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU HÀNG CÔNG NGHỆ CAO CỦA VIỆT NAM Ngành: Kinh tế Quốc tế PHẠM HOÀNG LINH Hà Nội, 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU HÀNG CÔNG NGHỆ CAO CỦA VIỆT NAM Ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: 9310106 PHẠM HOÀNG LINH Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Thị Thanh Bình TS. Lý Hoàng Phú Hà Nội, 2022
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Nghiên cứu sinh Phạm Hoàng Linh
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ về mặt chuyên môn cũng như sự giúp đỡ, động viên từ các nhà khoa học, các thầy cô giáo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới hai người hướng dẫn khoa học là Tiến sĩ Đinh Thị Thanh Bình và Tiến sĩ Lý Hoàng Phú vì đã tận tình giúp đỡ và định hướng để tôi hoàn thiện luận án. Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và đồng nghiệp tại Bộ môn Kinh tế quốc tế - Khoa Marketing, Thương mại và Du lịch - Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên và Bộ môn Kinh tế, Bộ môn Logistics và Chuỗi cung ứng - Khoa Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Thủy Lợi đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án bên cạnh các công việc được giao. Cuối cùng, tôi xin dành sự biết ơn chân thành nhất đến gia đình và bạn bè vì đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi muốn dành luận án này như một món quà cho bố mẹ tôi. Việc hoàn thành luận án này đồng nghĩa với việc tôi đã hoàn thành giấc mơ của bố mẹ. Nghiên cứu sinh Phạm Hoàng Linh
- iii MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................... 5 3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 16 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 16 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu........................................................ 17 6. Những đóng góp của đề tài ................................................................................ 19 7. Bố cục của luận án ............................................................................................. 20 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ .................... 21 1.1 Cơ sở lý luận .................................................................................................... 21 1.1.1 Cách xác định và phân loại hàng công nghệ cao ..................................... 21 1.1.2 Khái niệm tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao ............................... 24 1.1.3 Đo lường tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao ................................ 27 1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng trong mô hình trọng lực biên ngẫu hiên............... 39 1.2 Kinh nghiệm quốc tế ....................................................................................... 44 1.2.1 Kinh nghiệm khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Thái Lan ............................................................................................................. 44 1.2.2 Kinh nghiệm khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Trung Quốc ........................................................................................................ 46 1.2.3 Kinh nghiệm khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Hàn Quốc ........................................................................................................... 48 1.2.4 Kinh nghiệm khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Singapore ........................................................................................................... 50
- iv 1.2.5 Bài học kinh nghiệm về khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao cho Việt Nam ...................................................................................................... 51 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 54 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 55 2.1 Khung phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam .... 55 2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu.......................................................................... 57 2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu .............................................................................. 57 2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả .................................................................... 57 2.3.2 Phương pháp định lượng .......................................................................... 58 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 65 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU HÀNG CÔNG NGHỆ CAO CỦA VIỆT NAM ................................................................. 66 3.1 Tổng quan về thị trường hàng công nghệ cao thế giới và xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam.......................................................................................... 66 3.1.1 Thị trường hàng công nghệ cao thế giới .................................................. 66 3.1.2 Xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam .......................................... 71 3.2 Tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam qua một số chỉ tiêu 78 3.2.1 Tiềm năng thị trường qua chỉ số bổ sung thương mại.............................. 78 3.2.2 Tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam qua chỉ số biên độ xuất khẩu ....................................................................................................... 79 3.2.3 Lợi thế so sánh của hàng công nghệ cao của Việt Nam qua chỉ số lợi thế so sánh hiển thị .................................................................................................. 80 3.2.4 Vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu hàng công nghệ cao thế giới ............................................................................................................... 80 3.2.5 Chất lượng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam thể hiện thông qua chỉ số thương mại ròng điều chỉnh ............................................................. 82 3.3 Tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam qua phân tích định lượng .............................................................................................................. 83 3.3.1 Ước lượng tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam ....... 83
- v 3.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam ............................................................................................................ 86 3.4 Đánh giá chung về tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam . 94 3.4.1 Ưu điểm ..................................................................................................... 94 3.4.2 Hạn chế ..................................................................................................... 95 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 97 CHƯƠNG 4. MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM KHAI THÁC TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU HÀNG CÔNG NGHỆ CAO CỦA VIỆT NAM .............. 98 4.1 Bối cảnh mới đối với xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam .............. 98 4.1.1 Bối cảnh quốc tế ....................................................................................... 98 4.1.2 Bối cảnh trong nước ............................................................................... 105 4.2 Một số định hướng chính sách liên quan đến xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam ............................................................................................................. 106 4.3 Một số hàm ý chính sách nhằm khai thác tiềm năng xuất hàng công nghệ cao của Việt Nam ....................................................................................................... 108 4.3.1 Tăng cường tự do kinh tế ........................................................................ 111 4.3.2 Cải thiện các yếu tố đầu vào quan trọng ................................................ 114 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...................................................................................... 120 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 125 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 137
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Mô hình Charnes, Cooper và 1 CCR Charnes, Cooper và Rhodes Rhodes (1978) 2 DEA Data Envelop Analysis Phân tích bao dữ liệu Danh mục hàng công nghệ cao 3 DOC Department of Commerce của Hoa Kỳ Chỉ số tiềm năng xuất khẩu của 4 EPI Export Potential Indicator các mặt hàng truyền thống 5 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 7 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế Input-Oriented Technical Phi hiệu quả kỹ thuật định 8 IOI Inefficiency hướng đầu vào 9 ITC International Trade Centre Trung tâm Thương mại Quốc tế Maximum Likelihood Phương pháp ước lượng hợp lý 10 MLE Estimation cực đại Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển 11 OECD Cooperation and Kinh tế Development 12 OLS Odinary Least Square Bình phương nhỏ nhất Output-Oriented Technical Phi hiệu quả kỹ thuật định 13 OOI Inefficiency hướng đầu ra 14 PDI Product Diversification Index Chỉ số đa dạng sản phẩm
- vii Preferential Trade 16 PTA Thỏa thuận thương mại ưu đãi Agreement Production Possibility Đường giới hạn khả năng 17 PPF Frontier sản xuất 18 R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển Revealed Comparative 19 RCA Chỉ số lợi thế so sánh hiển thị Advantage Thỏa thuận thương mại 20 RTA Regional Trade Agreement khu vực Standard International Trade Danh mục phân loại thương 21 SITC Classification mại quốc tế tiêu chuẩn 22 SFA Stochastic Frontier Analysis Phân tích biên ngẫu nhiên 23 TC Trade Complementarity Bổ sung thương mại 24 TII Trade Intensity Index Chỉ số tập trung thương mại 25 TP Trade Potential Tiềm năng thương mại 26 USD United States Dollar Đô la Mỹ 27 WB World Bank Ngân hàng thế giới World Integrated Trade Giải pháp thương mại tích hợp 28 WITS Solution thế giới của Ngân hàng thế giới
- viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Danh mục hàng công nghệ cao .................................................................23 Bảng 2.1: Tổng hợp các giả thuyết về xu hướng tác động của các biến trong mô hình ước lượng tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam ........................59 Bảng 2.2: Tổng hợp các giả thuyết về xu hướng tác động của các biến trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam ...................................................................................................................................63 Bảng 3.1: Xuất khẩu hàng công nghệ cao của thế giới giai đoạn 2007-2019 ...........66 Bảng 3.2: Các quốc gia xuất khẩu hàng công nghệ cao nhiều nhất thế giới.............67 Bảng 3.3: Các quốc gia nhập khẩu hàng công nghệ cao nhiều nhất thế giới ............68 Bảng 3.4: Xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam .........................................71 Bảng 3.5: Tỷ trọng hàng công nghệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2019 ..............................................................................72 Bảng 3.6: 10 Thị trường xuất khẩu hàng công nghệ cao lớn nhất của Việt Nam .....73 Bảng 3.7: Tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao theo mặt hàng .....................77 Bảng 3.8: Biên độ xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam .............................79 Bảng 3.9: Lợi thế so sánh hiển thị của hàng công nghệ cao của Việt Nam ..............80 Bảng 3.10: Phân rã tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam .......81 Bảng 3.11: Thương mại ròng của hàng công nghệ cao của Việt Nam .....................83 Bảng 3.12: Thống kê các biến trong mô hình ước lượng tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam ....................................................................................84 Bảng 3.13: Kết quả ước lượng mô hình xác định tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam ......................................................................................................84 Bảng 3.14: Kết quả tính toán các chỉ tiêu từ mô hình ước lượng tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam............................................................................85
- ix Bảng 3. 15: Thống kê các biến trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam ...........................................................90 Bảng 3.16: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ..........................................................90 Bảng 3.17: Kết quả ước lượng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam ...................................................................94
- x DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Khung phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam ...................................................................................................................................56 Hình 3.1: Cơ cấu xuất khẩu hàng công nghệ cao của thế giới năm 2007 .................69 Hình 3.2: Cơ cấu xuất khẩu hàng công nghệ cao của thế giới năm 2019 .................70 Hình 3.3: Cơ cấu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam theo mặt hàng năm 2007 ...................................................................................................................74 Hình 3.4: Cơ cấu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam theo mặt hàng năm 2019 ...................................................................................................................76
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên thế giới, xuất khẩu hàng công nghệ cao đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, không phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của quốc gia đó. Tác động tích cực của xuất khẩu hàng công nghệ cao đến tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển đã được kiểm chứng trong nghiên cứu của Falk (2007). Đối với các quốc gia có thu nhập trung bình thấp, do trình độ công nghệ hạn chế nên việc tập trung vào sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sẽ giúp các quốc gia này cải thiện khả năng cạnh tranh trong môi trường thương mại quốc tế, qua đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế (Gani, 2009). Các quốc gia có mức thu nhập trung bình cao cũng nên tập trung xuất khẩu hàng công nghệ cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thay vì duy trì xuất khẩu hàng công nghệ thấp vì sự phụ thuộc vào xuất khẩu các sản phẩm có công nghệ thấp trong dài hạn sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó (Demir, 2018). Đặc biệt, Fotros và Ahmadvand (2017) cũng chỉ ra rằng, xuất khẩu hàng công nghệ cao có đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế đối với các nước đang phát triển hoặc đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa. Chính vì vậy, các quốc gia có xu hướng nâng cao tỷ trọng hàng công nghệ cao trong cơ cấu xuất khẩu chung nhằm đạt được những lợi ích mà xuất khẩu nhóm hàng này mang lại cho phát triển kinh tế. Để đạt được mục tiêu đó, các quốc gia phải áp dụng nhiều giải pháp và chính sách nhằm khai thác tiềm năng, qua đó thúc đẩy xuất khẩu nhóm hàng này. Mặc dù là một quốc gia đang phát triển với trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và khả năng huy động vốn hạn chế nhưng Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc về mặt kinh tế. Những kết quả đó có được là nhờ sự đóng góp của nhiều nhân tố, đặc biệt là xuất khẩu. Không dừng lại ở việc xuất khẩu những mặt hàng dựa vào thế mạnh tự nhiên với giá trị gia tăng thấp như nông sản, thuỷ sản, dệt may, da giày… mà ngay sau khi thực hiện Đổi Mới nền kinh tế vào năm 1986, Việt Nam đã chủ động mở cửa nền kinh tế, thu hút FDI vào nhiều lĩnh vực trong đó hàng công nghệ cao, đặc biệt là hàng điện và điện tử. Trong vòng 20 năm từ năm 1997 đến năm
- 2 2019 xuất khẩu hàng công nghệ cao đã tăng trưởng mạnh mẽ (kim ngạch xuất khẩu tăng gần 400 lần từ khoảng hơn 250 triệu đô la Mỹ lên gần 100 tỷ đô la Mỹ). Về mặt cơ cấu, hàng công nghệ cao ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ cao tăng từ 2,67% vào năm 1997 lên 37,51%vào năm 20191. Nhờ đó, xuất khẩu hàng công nghệ cao dần đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế Việt Nam thông qua tạo công ăn việc làm, tích lũy ngoại tệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện trình độ công nghệ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Tầm quan trọng của xuất khẩu hàng công nghệ cao đối với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đặc trưng cơ bản của hàng công nghệ cao là thâm dụng công nghệ, lao động có kỹ năng và vốn. Trong khi đó, Việt Nam không có thế mạnh về những yếu tố này. Không chỉ có vậy, xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam còn một hạn chế lớn là bị phụ thuộc vào nguồn vốn FDI. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp FDI với lợi thế vượt trội so với doanh nghiệp trong nước về công nghệ, vốn, trình độ quản lý, sự am hiểu thị trường xuất khẩu đã giúp khu vực này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động chuyển giao công nghệ thông qua kênh FDI trong lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam cũng không đạt hiệu quả như kỳ vọng do Việt Nam bị hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực và trình độ công nghệ. Hệ quả là hàm lượng nội địa đóng góp vào giá trị hàng công nghệ cao xuất khẩu chủ yếu từ khâu gia công có giá trị thấp. Điều này phản ánh năng lực và chất lượng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam không cao. Do đó, vấn đề đặt ra là nếu muốn tận dụng nguồn vốn FDI để thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghệ cao nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao của nhóm hàng này thì Việt Nam cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trình độ công nghệ. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về vốn, giáo dục và hoạt động R&D trong một thời gian dài, trong khi nguồn lực tích lũy của đất nước không đủ. Chính vì vậy, cần phải phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam để xác định xem tiềm năng xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam có đủ lớn để dành nguồn lực đầu 1 Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của WITS
- 3 tư hay không. Để phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam đòi hỏi một hệ thống cơ sở lý luận vững chắc về tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao, cách đo lường tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao, làm thế nào để khai thác tốt hơn tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao. Nghiên cứu tổng quan về các nội dung này cho thấy tiềm năng xuất khẩu hàng hoá nói chung và tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao nói riêng là nội dung tương đối mới trong nghiên cứu về thương mại quốc tế. Các nghiên cứu về vấn đề này chưa thống nhất trong cách xác định thế nào là tiềm năng xuất khẩu, cũng như cách thức đo lường tiềm năng xuất khẩu. Do đó, luận án sẽ đưa ra một khái niệm chung về tiềm năng xuất khẩu cũng như cách thức để đo lường tiềm năng xuất khẩu. Để trả lời cho câu hỏi làm thế nào để một quốc gia khai thác tốt hơn tiềm năng xuất khẩu, các nghiên cứu hiện tại có xu hướng tìm giải pháp từ bên ngoài nước xuất khẩu. Xuất phát từ việc các nghiên cứu hiện tại phân tách tiềm năng xuất khẩu thành hai phần: tiềm năng đã khai thác (tương ứng với xuất khẩu thực tế đã đạt được) và tiềm năng xuất khẩu chưa khai thác (do sự phi hiệu quả xuất khẩu gây ra) (Kalirajan, 1999; Amstrong, 2007; Deluna và Cruz, 2014…) nên theo các nghiên cứu này thì mục tiêu của các quốc gia là gia tăng xuất khẩu đến mức tiềm năng. Điều này đồng nghĩa với việc giảm tiềm năng xuất khẩu chưa khai thác. Muốn vậy, các quốc gia cần phải giảm phi hiệu quả xuất khẩu. Từ đó, các nghiên cứu có xu hướng đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả xuất khẩu. Các yếu tố này được xác định theo lý thuyết mô hình trọng lực biên ngẫu nhiên gồm các yếu tố cản trở xuất khẩu có tính chất phi tự nhiên, thường là các chính sách của nước nhập khẩu có tác dụng khuyến khích hoặc cản trở thương mại song phương (Kalirajan, 1999; Amstrong, 2007; Deluna và Cruz, 2014…). Trong khi đó, ít có nghiên cứu đánh giá tác động của các yếu tố thuộc về nước xuất khẩu đến phi hiệu quả xuất khẩu, qua đó ảnh hưởng đến tiềm năng xuất khẩu chưa khai thác. Chính vì vậy, luận án án sẽ xem xét tác động của các yếu tố phản ánh mức độ tự do về thương mại, kinh doanh và tiền tệ đến phi hiệu quả xuất khẩu (nguyên nhân gây ra tiềm năng xuất khẩu chưa được khai thác của hàng công nghệ cao của Việt Nam), thay vì các yếu tố thuộc về nước nhập khẩu như thường lệ.
- 4 Bên cạnh đó, luận án sẽ xem xét tác động của các yếu tố then chốt đối với xuất khẩu hàng công nghệ cao như chất lượng nguồn nhân lực, khả năng R&D và nguồn vốn FDI đến phi hiệu quả xuất khẩu. Thông thường, các nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của các yếu tố này đến xuất khẩu thực tế của hàng công nghệ cao. Đặc biệt, Gokmen và Turen (2016) còn chỉ ra ảnh hưởng tích cực của các yếu tố này đến xuất khẩu hàng công nghệ cao, nhưng ảnh hưởng trong ngắn và dài hạn là khác nhau. Thực tế cũng cho thấy nhiều quốc gia đã áp dụng các chính sách thu hút FDI nhằm đạt được mục tiêu tăng xuất khẩu hàng công nghệ cao, nhất là trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, trong dài hạn các quốc gia có xu hướng đầu tư mạnh vào chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là khả năng R&D để dẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghệ cao thay vì tập trung thu hút nguồn vốn FDI như trong giai đoạn đầu. Do đó, luận án sẽ kiểm chứng tác động của các yếu tố này đến phi hiệu quả xuất khẩu, qua đó ảnh hưởng đến tiềm năng xuất khẩu chưa khai thác của hàng công nghệ cao trong điều kiện của Việt Nam, thay vì xem xét tác động của các yếu tố này đến xuất khẩu thực tế như thường lệ. Nói tóm lại, đề tài “Phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam” có ý nghĩa cả về mặt thực tiễn và lý luận. Việc phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam sẽ đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi sau đây: Tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam là bao nhiêu? Tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam như thế nào nếu đem so sánh với các quốc gia khác? Làm thế nào để khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam? Việc thực hiện tự do kinh tế hơn nữa trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh và tiền tệ có giúp Việt Nam khai thác tốt hơn tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao hay không? Chất lượng nguồn nhân lực, khả năng R&D và nguồn vốn FDI đóng vai trò như thế nào đối với khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam? Kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ để đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng xuất khẩu, qua đó thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam trong tương lai/
- 5 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nghiên cứu tổng quan về tiềm năng xuất khẩu hàng hóa nói chung có ý nghĩa về mặt lý luận để tìm ra khoảng trống nghiên cứu về tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao và xây dựng nền tảng lý thuyết phục vụ phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam. 2.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài Trước hết, nghiên cứu về tiềm năng xuất khẩu so với các chủ đề khác trong thương mại quốc tế mặc dù còn tương đối mới nhưng đã thu hút được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa thống nhất quan điểm về vấn đề này. Hiện có hai quan điểm phổ biến về tiềm năng xuất khẩu: Quan điểm đầu tiên cho rằng tiềm năng xuất khẩu là các điều kiện, những lợi thế sẵn có, những nguồn lực cần thiết… phục vụ xuất khẩu. Nói cách khác, tiềm năng xuất khẩu là những khả năng của một quốc gia để xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Các nhà nghiên cứu tiêu biểu ủng hộ quan điểm này là Zahmatov (1984) và Abdimomynova (2018). Theo Zahmatov (1984), vấn đề cơ bản của tiềm năng xuất khẩu không nằm ở nguồn lực tự nhiên mà ở vấn đề tổ chức, chính trị và những động lực cá nhân (người lao động, người sử dụng lao động). Abdimomynova (2018) cho rằng tiềm năng xuất khẩu được cấu thành bởi bốn thành phần gồm có: (1) Tiềm năng tài chính (sự ổn định tài chính và khả năng thanh toán); (2) Nguồn lực công nghiệp (đặc điểm lãnh thổ, sản xuất, nguyên liệu thô và khả năng cung ứng, nhân lực và đổi mới); (3) Tiềm năng thị trường (mạng lưới bán hàng, hệ thống xúc tiến và chính sách giá, thị trường phân biệt và các mối quan hệ ổn định); (4) Khả năng cạnh tranh (năng lực vận hành, đặc điểm kinh tế và đặc điểm của khách hàng mục tiêu). Quan điểm thứ hai cho rằng luôn tồn tại một “khoảng cách” giữa mức xuất khẩu thực tế và mức xuất khẩu tối đa có thể đạt được. Giá trị xuất khẩu tối đa có thể đạt được chính là tiềm năng xuất khẩu, còn khoảng cách giữa giá trị xuất khẩu thực tế và giá trị xuất khẩu tối đa được gọi là tiềm năng xuất khẩu chưa được khai thác. Cách tiếp cận này được nhiều nhà nghiên cứu ứng dụng để đánh giá tiềm năng xuất khẩu của một quốc gia (Bandara và Smith, 2002; Deluna và Cruz, 2014; Waheed và Abbas, 2015; Nguyen và Kalirajan, 2016). Theo quan điểm này, nguyên nhân dẫn
- 6 đến tồn tại khoảng cách giữa xuất khẩu thực tế và tiềm năng xuất khẩu thường được quy cho các yếu tố cản trở xuất khẩu mang tính phi tự nhiên, thường là các chính sách kinh tế, thương mại của nước nhập khẩu (Amstrong, 2007). Cùng quan điểm với Amstrong (2007), Miankhel và cộng sự (2009) cho rằng các yếu tố đằng sau biên giới chính là các yếu tố thuộc về thể chế chính trị - xã hội của một quốc gia. Deluna và Cruz (2014) liệt kê một loạt yếu tố thuộc về những biện pháp đằng sau biên giới có tác dụng cản trở xuất khẩu đạt mức tiềm năng bao gồm: việc tham gia các hiệp định thương mại tự do; chi phí nhập khẩu; tình trạng tiếp giáp biển; mức độ tự do thương mại, kinh doanh, đầu tư, tài chính, tiền tệ và lao động của nước nhập khẩu; sự tương đồng về ngôn ngữ giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu theo trường phái thứ hai cho rằng để xuất khẩu đạt mức tiềm năng cần phải cắt giảm hoặc xoá bỏ các yếu tố cản trở (các biện pháp đằng sau biên giới). Tuy nhiên, quan điểm giữa các nhà nghiên cứu về vấn đề này còn chưa thống nhất. Có quan điểm cho rằng các yếu tố cản trở kiểu này không thể xoá bỏ hoàn toàn, mà chỉ có thể giảm tác động cản trở của chúng lên xuất khẩu (Miankhel và cộng sự, 2009). Trong khi đó, vẫn tồn tại quan điểm cho rằng có thể xoá bỏ hoàn toàn những yếu tố cản trở này để xuất khẩu đạt mức tiềm năng (Amstrong, 2007). Nhìn chung, mặc dù chưa thống nhất về việc xác định thế nào là tiềm năng xuất khẩu, quan điểm thứ hai cho rằng tiềm năng xuất khẩu là giá trị xuất khẩu tối đa có thể đạt được được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng. Lý do quan điểm này được áp dụng phổ biến hơn vì nó dẫn tới việc phân tích, đánh giá, ước lượng tiềm năng xuất khẩu toàn diện và rõ ràng hơn so với quan điểm thứ nhất. Quan điểm thứ nhất có xu hướng phân tích định tính tiềm năng xuất khẩu, trong khi quan điểm thứ hai còn cho phép định lượng tiềm năng xuất khẩu và phân chia tiềm năng xuất khẩu thành các phần khác nhau, gồm có tiềm năng xuất khẩu đã khai thác và tiềm năng xuất khẩu chưa khai thác. Ngoài ra, theo quan điểm thứ hai các nghiên cứu còn chỉ ra được nguyên nhân gây ra khoảng cách giữa xuất khẩu thực tế và tiềm năng xuất khẩu, làm căn cứ để đề xuất các giải pháp đẩy mạnh khai thác tiềm năng xuất khẩu. Tiếp theo, nổi lên trong các nghiên cứu về tiềm năng xuất khẩu là việc ứng dụng mô hình trọng lực. Mô hình trọng lực được Tinbergen (1962), Pöyhönen (1963) và Linnemann (1966) đề xuất, sau đó được ứng dụng rất nhiều trong các nghiên cứu
- 7 về thương mại quốc tế, điển hình như Sanso và cộng sự (1993), Sarker và Jayasinghe (2007), Cantore và Cheng (2018)... Lý do mô hình này được áp dụng rộng rãi là tính hiệu quả của nó trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dòng thương mại. Mô hình xem xét tác động cả ba nhóm yếu tố bao gồm: nhóm yếu tố bên cung, nhóm yếu tố bên cầu và nhóm yếu tố khuyến khích hoặc cản trở. Luận điểm cơ bản của mô hình trọng lực là thương mại giữa hai quốc gia được giải thích tương tự lực hấp dẫn giữa hai đối tượng. Lực hấp dẫn này phụ thuộc trực tiếp vào trọng lượng của hai đối tượng và khoảng cách giữa chúng. Trên cơ sở đó, thương mại giữa hai quốc gia tỷ lệ thuận với quy mô kinh tế của hai quốc gia và tỷ lệ nghịch với khoảng cách địa lý giữa chúng. Dựa trên mô hình trọng lực truyền thống, các nhà nghiên cứu sau này đã thêm vào mô hình nhiều biến mới để phân tích thương mại song phương giữa hai quốc gia. Tinbergen (1967) thêm biến sự bổ sung về mặt thương mại (TC) để đo lường mức độ phù hợp giữa cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của nước xuất khẩu và cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của nước nhập khẩu. Wolf và Weinchrott (1973) nghiên cứu thêm ảnh hưởng của khoảng cách văn hoá - xã hội giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đến thương mại song phương giữa hai quốc gia... Khi được ứng dụng trong nghiên cứu về tiềm năng xuất khẩu thì mô hình trọng lực được kết hợp với phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên, tạo thành mô hình trọng lực biên ngẫu nhiên. Mô hình trọng lực biên ngẫu nhiên được nhiều nhà nghiên cứu ứng dụng khi phân tích tiềm năng xuất khẩu như: Kalirajan (1999), Amstrong (2007), Miankhel và cộng sự (2009), Deluna và Cruz (2014), Atif và cộng sự (2016), Kumar và Prabhakar (2017). Nhìn chung, mô hình trọng lực biên ngẫu nhiên cũng sử dụng các biến cơ bản như mô hình trọng lực thông thường. Sự khác biệt nằm ở chỗ nhóm các yếu tố khuyến khích hoặc cản trở (đôi khi được dùng chung một thuật ngữ là “cản trở”, trong tiếng Anh là “resistance”) được chia thành hai nhóm: nhóm các yếu tố cản trở mang tính tự nhiên và nhóm các yếu tố cản trở phi tự nhiên do con người thực hiện. Mỗi nhóm có đặc điểm khác nhau: (i) Nhóm các yếu tố cản trở tự nhiên có đặc điểm tương đối ổn định trong ngắn và trung hạn, bao gồm các yếu tố như khoảng cách địa lý, đường biên giới, khác biệt về ngôn ngữ hoặc văn hóa giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, tình trạng tiếp giáp biển của nước nhập khẩu…; (ii) Nhóm
- 8 các yếu tố cản trở do con người tạo ra có đặc điểm dễ thay đổi trong ngắn và trung hạn, thường là các yếu tố thuộc về chính sách, thể chế như các rào cản thương mại, hiệp định thương mại tự do, khác biệt về chính trị giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu… Bên cạnh đó, việc phân biệt một yếu tố thuộc nhóm nào đôi khi không thống nhất. Trong nhiều trường hợp, khả năng đo lường một yếu tố sẽ trở thành căn cứ, bên cạnh tính chất ổn định theo thời gian của yếu tố đó để các nhà nghiên cứu quyết định xếp nó vào nhóm nào. Ví dụ, yếu tố văn hóa có tính chất ổn định theo thời gian nên thường được xếp vào nhóm thứ nhất, tuy nhiên có nghiên cứu lại cho rằng nó nên được xếp vào nhóm thứ hai vì sở hữu tính chất khó đo lường. Tương tự, thuế quan là yếu tố thuộc về chính sách do con người quyết định, nên thường được xếp vào nhóm thứ hai. Nhưng có nghiên cứu lại xếp yếu tố này vào nhóm thứ nhất do tính chất dễ dàng ước lượng của nó. Trong khi đó, các rào cản phi thuế quan mặc dù thuộc về chính sách của Nhà nước nhưng lại khó ước lượng nên thường được xếp vào nhóm thứ hai. Về cơ bản, các yếu tố thuộc nhóm cản trở tự nhiên sẽ được đưa vào mô hình để xác định tiềm năng xuất khẩu, cùng với các yếu tố phản ánh cung, cầu xuất khẩu. Trong khi đó, các yếu tố thuộc nhóm cản trở do con người thực hiện được xem như những yếu tố khuyến khích hoặc cản trở xuất khẩu thực tế đạt được mức tiềm năng và được đưa vào mô hình để đánh giá tác động của các yếu tố đến phi hiệu quả xuất khẩu (nguyên nhân gây ra khoảng cách giữa xuất khẩu thực tế và xuất khẩu tiềm năng). Amstrong (2007) cho rằng các yếu tố thuộc nhóm thứ hai như các thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA) cùng các thỏa thuận thương mại khu vực (RTA), độ mở của nền kinh tế, mức độ tự do kinh tế, mức độ cạnh tranh có ảnh hưởng đến phi hiệu quả xuất khẩu. Deluna và Cruz (2014) nghiên cứu ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do, mức độ tự do lao động, tự do đầu tư và tự do kinh doanh đến sự phi hiệu quả xuất khẩu. Ngoài ra, theo Deluna và Cruz các yếu tố cản trở tự nhiên như tình trạng tiếp giáp biển, khác biệt về ngôn ngữ cũng ảnh hưởng đến mức độ phi hiệu quả xuất khẩu. Atif và cộng sự (2016) nghiên cứu ảnh hưởng của ngôn ngữ chung, mối quan hệ thuộc địa và biên giới chung giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu đến tiềm năng xuất khẩu chưa được khai thác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 289 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 52 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 13 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 9 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn