Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu đến thương mại giữa Việt Nam và Nga
lượt xem 11
download
Luận án trình bày cơ sở lý thuyết về thương mại quốc tế và tác động của hiệp định thương mại tự do; Thực trạng tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam; EAEU đến thương mại giữa Việt Nam và Nga; Định hướng và Giải pháp thúc đẩy thương mại Việt Nam và Nga trong bối cảnh thực hiện hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu đến thương mại giữa Việt Nam và Nga
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------***-------- BÙI QUÝ THUẤN TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á - ÂU ĐẾN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ NGA LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ HÀ NỘI, NĂM 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------***-------- BÙI QUÝ THUẤN TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á - ÂU ĐẾN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ NGA Chuyên ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ Mã số: 9310106 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. BÙI HUY NHƯỢNG 2. TS. BÙI THÚY VÂN HÀ NỘI, NĂM 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa từng có công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Hà Nội, Ngày tháng năm 2021 Tác giả Bùi Quý Thuấn
- ii LỜI CẢM ƠN Tác giả bày tỏ cảm ơn sâu sắc đến PGS, TS Bùi Huy Nhượng, người hướng dẫn khoa học và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu. Đồng thời, tác giả cảm ơn TS. Bùi Thúy Vân, người đã động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Tác giả cũng trân trọng cảm ơn Bộ môn Kinh tế quốc tế, Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế, các nhà khoa học, các Thầy/Cô làm việc trong và ngoài Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân đã có những góp ý quý báu giúp tác giả hoàn thiện luận án. Tác giả cũng xin cảm ơn các Thầy/Cô và cán bộ của Viện Sau Đại học, Đại học Kinh tế Quốc Dân đã giảng dạy, hỗ trợ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đồng thời, tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp và lãnh đạo Học viện Chính sách và Phát triển đã động viên, khích lệ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành học tập, nghiên cứu công trình này. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn bè và gia đình đã giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện và đồng hành trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, Ngày tháng năm 2021 Tác giả Bùi Quý Thuấn
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vii DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................ix DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ..........................................................x PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..............................................................9 1.1. Các nghiên cứu lý thuyết về tự do hóa thương mại .........................................9 1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của hiệp định tự do thương mại 12 1.2.1. Tác động của hiệp định thương mại tự do đến các quốc gia và các yếu tố tác động đến thương mại ..............................................................................................12 1.2.2. Tác động của hiệp định thương mại tự do đến các ngành trong nền kinh tế ....16 1.2.3. Các nghiên cứu liên quan đến phương pháp đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự do đến thương mại của hai quốc gia ...............................................18 1.3. Các nghiên cứu về liên minh kinh tế Á - Âu và hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EAEU .....................................................................................................22 1.4. Các nghiên cứu liên quan về thương mại giữa Việt Nam và Nga.................25 1.5. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................26 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................28 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ..............................................................29 2.1. Thương mại quốc tế và hiệp định thương mại tự do .....................................29 2.1.1. Thương mại quốc tế ......................................................................................29 2.1.2. Hiệp định thương mại tự do ..........................................................................34 2.2. Tác động của hiệp định thương mại tự do đến thương mại giữa các quốc gia ....42 2.2.1. Tác động tĩnh của hiệp định thương mại tự do .............................................42 2.2.2. Tác động động của hiệp định thương mại tự do ...........................................45
- iv 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tác động của thương mại tự do đến thương mại của hai quốc gia ...............................................................................................................48 2.3.1. Sự tương đồng, mối quan hệ kinh tế và ngoại giao giữa hai quốc gia .........48 2.3.2. Quan hệ thương mại, lợi thế so sánh và tính bổ sung trong thương mại quốc tế.....49 2.3.3. Chính sách tự do hóa thương mại .................................................................50 2.3.4. Các chính sách và quy định liên quan đến thương mại của các quốc gia ....51 2.3.5. Yếu tố co giãn cung cầu và giá cả trong thương mại quốc tế .......................54 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................55 CHƯƠNG 3 KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........56 3.1. Khung phân tích ................................................................................................56 3.1.1. Cơ sở lý thuyết xây dựng khung phân tích ...................................................56 3.1.2. Các nhóm nhân tố tác động đến thương mại giữa Việt Nam và Nga ...........57 3.2. Phân tích tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EAEU đến thương mại giữa Việt Nam và Nga bằng mô hình trọng lực hấp dẫn .................62 3.2.1. Mô hình trọng lực hấp dẫn............................................................................62 3.2.2. Các vấn đề kinh tế lượng trong mô hình trọng lực hấp dẫn .........................68 3.2.3. Phương pháp ước lượng mô hình trọng lực hấp dẫn trong phân tích tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EAEU đến thương mại giữa Việt Nam và Nga .....................................................................................................................71 3.3. Phương pháp phân tích tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EAEU đến thương mại giữa Việt Nam và Nga bằng các chỉ số thương mại ..........72 3.3.1. Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu .....................................................................72 3.3.2. Chỉ số định hướng khu vực...........................................................................72 3.3.3. Chỉ số cường độ thương mại ........................................................................73 3.4. Nguồn dữ liệu, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu ................................74 3.4.1. Nguồn dữ liệu ...............................................................................................74 3.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu .......................................................................75 3.4.3. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu .......................................................77 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..............................................................................................79
- v CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á - ÂU ĐẾN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ NGA ..................................................................................................80 4.1. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu .............80 4.1.1. Quá trình hình thành và ký kết hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EAEU.80 4.1.2. Mục tiêu của hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EAEU ......................81 4.1.3. Nội dung chính của hiệp định liên quan đến thương mại hàng hóa .............82 4.1.4. Cam kết của Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu trong hiệp định thương mại tự do .................................................................................................................85 4.2.Thương mại giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu..............................88 4.3. Thương mại giữa Việt Nam và Nga .................................................................90 4.3.1. Tổng quan về thị trường Nga ........................................................................90 4.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại giữa Việt Nam và Nga ....................94 4.3.3. Thực trạng thương mại giữa Việt Nam và Nga ..........................................103 4.4. Phân tích tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EAEU đến thương mại giữa Việt Nam và Nga .......................................................................114 4.4.1.Phân tích định tính .......................................................................................114 4.4.2. Phân tích tác động của FTA Việt Nam - EAEU đến thương mại giữa Việt Nam và Nga bằng các chỉ số thương mại .............................................................122 4.4.3. Phân tích tác động của FTA Việt Nam - EAEU đến thương mại giữa Việt Nam và Nga bằng mô hình trọng lực hấp dẫn ......................................................129 4.5. Đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EAEU đến thương mại Việt Nam và Nga ................................................................................138 4.5.1. Tác động tích cực........................................................................................138 4.5.2. Một số hạn chế và thách thức khi thực hiện hiệp định ...............................142 4.5.3. Nguyên nhân của các hạn chế .....................................................................148 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................150 CHƯƠNG 5 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EAEU ...........................................................................151 5.1. Bối cảnh mới tác động đến thương mại Việt Nam và Nga ..........................151 5.1.1. Bối cảnh quốc tế và xu thế tự do hóa thương mại ......................................151
- vi 5.1.2. Bối cảnh trong nước ...................................................................................156 5.2. Triển vọng và định hướng phát triển thương mại Việt Nam và Nga .........159 5.2.1. Triển vọng thương mại Việt Nam và Nga ..................................................159 5.2.2. Định hướng phát triển thương mại giữa Việt Nam và Nga ........................161 5.3. Một số giải pháp thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam và Nga trong bối cảnh thực hiện hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EAEU ..................................164 5.3.1. Giải pháp tận dụng tác động tích cực của hiệp định nhằm thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam và Nga ...................................................................................164 5.3.2. Giải pháp đối với những hạn chế tác động của hiệp định nhằm tạo thuận lợi cho thương mại giữa Việt Nam và Nga ................................................................166 5.3.3. Giải pháp nâng cao vai trò đối với các hiệp hội ngành hàng......................174 5.3.4. Giải pháp đối với doanh nghiệp ..................................................................175 5.3.5. Các giải pháp khác ......................................................................................177 5.4. Một số kiến nghị ..............................................................................................178 5.4.1. Đối với Chính phủ, Bộ ngành và địa phương .............................................178 5.4.2. Đối với doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề ...........................................181 5.5. Một số hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai .................................184 5.5.1. Một số hạn chế của nghiên cứu ..................................................................184 5.5.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai .............................................................186 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................187 KẾT LUẬN ................................................................................................................188 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...........................................................................................193 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................194 PHỤ LỤC ..................................................................................................................213
- vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Stt Từ viết tắt Từ nguyên nghĩa tiếng Anh Từ nguyên nghĩa tiếng Việt Hiệp định Khu vực mậu dịch ASEAN-Australia-New 1 AANZFTA tự do ASEAN-Australia và Zealand Free Trade Area New Zealand ASEAN - China Free Trade Hiệp định thương mại tự do 2 ACFTA Agreement ASEAN - Trung Quốc ASEAN Free Trade Hiệp định khu vực mậu dịch 3 AFTA Agreement tự do ASEAN ASEAN - India Free Trade Hiệp định thương mại tự do 4 AIFTA Agreement ASEAN - Ấn Độ ASEAN - Korea Free Trade Hiệp định thương mại tự do 5 AKFTA Agreement ASEAN - Hàn Quốc Associtation of South East Hiệp hội các quốc gia Đông 6 ASEAN Asia Nations Nam Á 7 CES Common Economic Space Không gian kinh tế thống nhất 8 CM Common Market Thị trường chung Comprehensive and Hiệp định Đối tác Toàn diện 9 CPTPP Progressive Agreement for và Tiến bộ xuyên Thái Bình Trans-Pacific Partnership Dương Change of Tariff Tiêu chí chuyển đổi mã số 10 CTC Classification hàng hóa 11 CU Custom Union Liên minh thuế quan 12 EAEU Eurasian Economic Union Liên minh Kinh tế Á Âu EU - Vietnam Free Trade Hiệp định thương mại tự do 13 EVFTA Agreement Liên minh châu Âu-Việt Nam 14 FOB Free On Board Giao lên tàu 15 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do FTA Việt 16 Vietnam and Eurasian Việt Nam - liên minh Kinh tế Nam - EAEU Economic Union Á Âu
- viii Stt Từ viết tắt Từ nguyên nghĩa tiếng Anh Từ nguyên nghĩa tiếng Việt 17 GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm nội địa Trung tâm thương mại thế 18 ITC International Trade Center giới 19 MII Import intensity index Cường độ nhập khẩu North American Free Trade Hiệp định Mậu dịch Tự do 20 NAFTA Agreement Bắc Mỹ Revealed Comparative Chỉ số lợi thế so sánh 21 RCA Advantage 22 RO Regional Orientation Chỉ số định hướng khu vực (Commonwealth of Cộng đồng các quốc gia độc lập 23 SNG (CIS) Independent States) Biện pháp kiểm dịch vệ sinh 24 SPS Sanitary and Phytosanity động thực vật Hàng rào kỹ thuật trong 25 TBT Technical barriers to trade thương mại 26 TII Trading Intensity Index Chỉ số cường độ thương mại 27 VAC Value Added Content Hàm lượng giá trị gia tăng Vietnam - Chile Free Trade Hiệp định thương mại tự do 28 VCLFTA Agreement Việt Nam - Chi Lê Vietnam - Japan Economic Hiệp định đối tác kinh tế Việt 29 VJEPA Partnership Agreement Nam - Nhật Bản Vietnam - Korea Free Trade Hiệp định thương mại tự do 30 VKFTA Agreement Việt Nam - Hàn Quốc 31 WB World Bank Ngân hàng thế giới 32 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới 33 XII Export intensity index Cường độ xuất khẩu 34 XNK Xuất nhập khẩu
- ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Nội dung chính của các lý thuyết thương mại quốc tế..................................32 Bảng 3.1. Mô tả thống kê bộ dữ liệu của mô hình ........................................................75 Bảng 3.2. Tổng hợp nguồn dữ liệu thu thập ..................................................................76 Bảng 4.1. Một số mặt hàng XNK chính giữa Việt Nam và Nga năm 2019 ................105 Bảng 4.2. Thống kê các biện pháp phi thuế quan theo phân loại của WTO mà các nước EAEU và Việt Nam đang áp dụng .............................................................115 Bảng 4.3. Cam kết của EAEU về hạn ngạch thuế quan đối với gạo của Việt Nam ...116 Bảng 4.4. Cam kết của Việt Nam về hạn ngạch thuế quan đối với một số sản phẩm của EAEU 116 Bảng 4.5. Thống kê các biện pháp phi thuế quan theo phân loại của UNCTAD mà các nước EAEU đang áp dụng .........................................................................117 Bảng 4.6. Quy tắc xuất xứ đối với một số hàng hóa trong hiệp định ..........................119 Bảng 4.7. Tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi theo hiệp định thương mại tự do của Việt Nam qua các năm.......................................................................................................120 Bảng 4.8. Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp tác động cố định (FEM), biến phụ thuộc logarit của xuất khẩu .................................................................132 Bảng 4.9. Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp tác động cố định (FEM), biến phụ thuộc logarit của nhập khẩu ................................................................135
- x DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Hình: Hình 1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ................................................................................6 Hình 2.1. Tác động của tạo lập thương mại ..................................................................43 Hình 2.2. Tác động của chuyển hướng thương mại ......................................................44 Hình 3.1. Khung phân tích đánh giá tác động của FTA Việt Nam - EAEU đến thương mại giữa Việt Nam và Nga...........................................................................57 Hình 4.1. Cam kết của Việt Nam đối với hàng hóa của EAEU ....................................86 Hình 4.2. Cam kết mở cửa cho hàng hóa Việt Nam của EAEU ...................................87 Hình 4.3. Thương mại giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu ............................89 Hình 4.4. Cán cân thương mại giữa Việt Nam và Nga ...............................................104 Hình 4.5. Xuất khẩu của Việt Nam sang Nga trong EAEU ........................................110 Hình 4.6. Nhập khẩu của Việt Nam từ Nga trong EAEU ...........................................111 Hình 4.7. Tỷ trọng thương mại của Việt Nam trên thị trường Nga.............................112 Hình 4.8. Tốc độ tăng trưởng thương mại của Việt Nam............................................113 Hình 4.9. RCA các nhóm ngành của Việt Nam có lợi thế so sánh .............................123 Hình 4.10. RCA các nhóm ngành của Nga có lợi thế so sánh ....................................124 Hình 4.11. RO các nhóm ngành của Việt Nam xuất khẩu sang EAEU ......................125 Hình 4.12. Chỉ số cường độ xuất khẩu (XII) và cường độ nhập khẩu (MII) của Việt Nam và Nga ........................................................................................................126 Hình 4.13. XII của Việt Nam với Nga theo nhóm ngành năm 2019 ...........................127 Hình 4.14. MII của Việt Nam với Nga theo nhóm ngành năm 2019 ..........................128 Sơ đồ: Sơ đồ 4.1. Kênh phân phối tại thị trường Nga.............................................................147
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Các lý thuyết thương mại và nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra tự do hóa thương mại mang lại lợi ích cho các quốc gia. Thương mại tự do tạo ra môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, giúp phân bổ tối ưu các nguồn lực của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, đa dạng hóa chủng loại và nâng cao chất lượng hàng hóa, tối đa hóa hiệu quả không có sự biến dạng của thị trường. Thương mại tự do cũng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại của thế giới, xét theo phạm vi thì thương mại tự do được hình thành dưới hai hình thức gồm (1) thương mại tự do trên phạm vi toàn cầu như Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và (2) thương mại tự do giữa hai nước hay một nhóm nước được ký kết bởi hiệp định thương mại tự do (FTA). Tham gia các FTA nhằm thúc đẩy quá trình cải cách và hội nhập kinh tế quốc tế, nó đang trở thành mối quan tâm của các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Hiệp định thương mại tự do (FTA) xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan thương mại giữa các thành viên, FTA có tác động kinh tế mạnh mẽ đến các thành viên tham gia và cả các quốc gia không phải là thành viên. Tuy nhiên, lợi ích của hiệp định thương mại tự do mang lại là khác nhau giữa các quốc gia, điều này phụ thuộc vào tính bổ sung và cạnh tranh hay mức độ bảo hộ thương mại giữa các nước thành viên. Các nước đang phát triển thường có mức độ bảo hộ còn tương đối cao, chịu nhiều sức ép trong cạnh tranh sẽ ở thế bị động trong quá trình đàm phán và chịu tác động tiêu cực từ việc mở cửa thị trường khi tham gia FTA (Boumellassa và cộng sự, 2006). Các FTA cũng tác động đến sự thay đổi thị trường hàng hóa, thị trường các yếu tố sản xuất, thị trường ngoại hối và có tác động đến cơ cấu nền kinh tế theo ngành, khu vực lãnh thổ (Melitz, 2003) từ đó nền kinh tế tái phân bổ lại nguồn lực, dịch chuyển cơ cấu đầu tư theo hướng các ngành có lợi thế cạnh tranh trong trung và dài hạn. Việt Nam bắt đầu mở cửa và hội nhập quốc tế từ cuối những năm 1990, đánh dấu bằng việc Việt Nam tham gia ASEAN năm 1995, gia nhập AFTA năm 1996 đã mở đầu cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế, đa dạng thị trường và cải cách thể chế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều thay đổi trong phạm vi khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã chủ động tham gia vào các hiệp định tự do nhằm khai thác các tiềm năng và lợi thế cho phát triển kinh tế.
- 2 Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU) là liên kết kinh tế khu vực SNG bao gồm các quốc gia thuộc Liên Xô cũ (Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgystan), thành viên của liên minh kinh tế Á - Âu đều là những đối tác truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là Nga, đối tác chiến lược toàn diện quan trọng của Việt Nam có tiềm lực và thế mạnh lớn trong lĩnh vực công nghệ hàng không, kỹ thuật khai thác mỏ, hệ thống đường sắt, tự động hóa và công nghệ sinh học. Nga là một thị trường rộng lớn với gần 150 triệu người và có GDP hơn 1,400 tỷ USD1, là nền kinh tế lớn nhất và dẫn dắt các tiến trình hội nhập kinh tế ở khu vực nhưng thực tế nền kinh tế Nga chưa cởi mở và hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu như các quốc gia khác, điều này khiến Nga trở nên hấp dẫn với nhiều đối tác thương mại trên toàn cầu và đặc biệt là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi đó, vị trí của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Nga đã được khẳng định trong các văn kiện và tuyên bố của lãnh đạo hai nước, Nga khẳng định “Phát triển quan hệ nhiều mặt với Việt Nam là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga ở Châu Á” (Nguyễn Xuân Sơn và Nguyễn Văn Du, 2006). Mặc dù là đối tác chiến lược toàn diện nhưng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Nga chưa tương xứng với tiềm năng với mối quan hệ chính trị ngoại giao truyền thống và kỳ vọng của hai bên trong thời gian qua. Trong khi đó, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn trong bối cảnh của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và cuộc khủng hoảng Ucraina giữa Nga và Mỹ hay Nga và EU đã gây ảnh hưởng lớn tới kinh tế Nga và khu vực trong thời gian gần đây. Để vượt ra khỏi các cuộc khủng hoảng và khó khăn trong bối cảnh mới, Nga đã thực hiện chủ trương hội nhập và liên kết kinh tế với các nước thành viên trong EAEU nói riêng, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói chung. Trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam được coi là một đối tác quan trọng của Nga cả về khía cạnh chính trị và kinh tế, hợp tác với Việt Nam cũng sẽ tạo cơ hội cho Nga và các nước của EAEU tiếp cận thị trường các nước ASEAN. Ở chiều ngược lại, việc Việt Nam thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện với Nga và các nước EAEU có vai trò quan trọng trong đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo an ninh quốc phòng của Việt Nam. Trong liên minh kinh tế Á - Âu, Nga là đối tác thương mại chính của Việt Nam chiếm hơn 90% kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và EAEU (Fedorov, 2018), 4 nước còn lại gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan có kim ngạch thương mại chiếm tỷ trọng rất nhỏ với Việt Nam. Ngày 29/05/2015 EAEU đã ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, một quốc gia ngoài liên minh và Việt Nam cũng trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tham gia hiệp định thương mại tự do với khu vực này. Hiệp định này có phạm vi điều chỉnh toàn diện, cam kết cao và cân 1 https://countryeconomy.com/countries/groups/eurasian-economic-union
- 3 bằng lợi ích tạo điều kiện thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các nước của liên minh kinh tế Á - Âu, đặc biệt là đối tác chiến lược Nga. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EAEU có hiệu lực từ ngày 05/10/2016 đã mở ra một cơ hội rất lớn cho thị trường xuất khẩu của Việt Nam, tạo động lực mở cửa thị trường hơn nữa theo chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước, đồng thời thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp và nhà đầu tư của hai bên, sau khi hiệp định có hiệu lực sẽ giảm bớt các rào cản thuế quan, phi thuế quan và là cửa ngõ thuận lợi để thúc đẩy xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước EAEU. Hiệp định cũng yêu cầu các bên tham gia cắt giảm thuế quan theo lộ trình và các hàng rào thương mại, cụ thể đến năm 2026 mức thuế hải quan trung bình trong EAEU dành cho Việt Nam sẽ giảm từ 9,7% xuống còn 2%, đối với Việt Nam mức thuế dành cho các nước EAEU sẽ giảm từ 10% xuống còn 1%. Điều đó cho thấy, hiệp định là một khuôn khổ pháp lý quan trọng, tạo thuận lợi cho thương mại và thúc đẩy đầu tư giữa hai bên. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EAEU đến lợi ích thương mại giữa Việt Nam và Nga sau khi có hiệp định thì vẫn còn chưa được xác định rõ, đầy đủ trên cả phương diện định tính và định lượng. Câu hỏi đặt ra, cần phân tích và đánh giá tác động của hiệp định này đến thương mại của hai quốc gia thành viên trong hiệp định cũng như thương mại giữa một quốc gia với liên minh kinh tế nhằm phát huy các tác động tích cực để thúc đẩy hơn nữa trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các nước EAEU, đặc biệt giữa Việt Nam và Nga trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Từ phân tích trên góc độ lý thuyết và thực tiễn, nghiên cứu sinh thực hiện luận án với đề tài “Tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam - liên minh kinh tế Á - Âu đến thương mại giữa Việt Nam và Nga”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Luận án thực hiện phân tích và đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EAEU đến thương mại giữa Việt Nam và Nga, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy thương mại giữa hai quốc gia trong bối cảnh thực thi hiệp định thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, tác giả tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và đề xuất khung nghiên cứu đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự do đến thương mại giữa hai quốc gia thành viên.
- 4 Thứ hai, phân tích và đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EAEU đến thương mại giữa Việt Nam và Nga trước và sau khi có hiệp định. Thứ ba, xác định bối cảnh, định hướng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy thương mại Việt Nam và Nga trong bối cảnh thực hiện hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EAEU thời gian tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra cho luận án như sau: (1) Tác động của FTA Việt Nam - EAEU như thế nào đến thương mại giữa Việt Nam và Nga trong mối tương quan giữa Việt Nam với các nước thành viên trong hiệp định, cụ thể là tác động của hiệp định và cắt giảm thuế quan đến xuất khẩu và nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga trước và sau khi có hiệp định? (2) Xác định các nhóm ngành có lợi thế của hai quốc gia trong giai đoạn trước và sau khi có hiệp định là gì? (3) Cần có những giải pháp gì để tận dụng tác động tích cực và giảm thiểu các hạn chế, thách thức của hiệp định đến thương mại giữa Việt Nam và Nga trong thời gian tới? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EAEU đến thương mại giữa Việt Nam và Nga. Hiệp định thương mại tự do trong nghiên cứu này được sử dụng theo định nghĩa của hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT, 1947) hay theo cách hiểu là hiệp định thương mại tự do “thế hệ mới”. 4.2.Phạm vi nghiên cứu Để đảm bảo phù hợp với mục tiêu và tổng quan nghiên cứu trong khuôn khổ của luận án, tác giả đề xuất phạm vi nghiên cứu theo nội dung, thời gian và không gian nghiên cứu như sau: (1) Về phạm vi nội dung: Luận án tập trung đánh giá tác động của FTA Việt Nam - EAEU đến thương mại giữa hai quốc gia. Đồng thời, xem xét ảnh hưởng của một số hàng rào phi thuế quan như quy định về quy tắc xuất xứ, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), thuận lợi hóa thương mại và hải quan. Luận án không xem xét tác động
- 5 của các cam kết trong hiệp định liên quan tới thương mại dịch vụ, đầu tư, mua sắm chính phủ, cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử và phát triển bền vững. (2) Thời gian nghiên cứu: Luận án phân tích thực trạng thương mại giữa Việt Nam và Nga giai đoạn trước (từ năm 2012 đến 2015) và sau khi hiệp định có hiệu lực (từ năm 2016 đến 2019), trong đó đáng chú ý sự thay đổi trong chính sách thương mại của Việt Nam với EAEU từ năm 2016. Đồng thời, luận án sử dụng mô hình kinh tế lượng với số liệu bảng cấp độ ngành trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2019 (Năm 2001 đánh dấu Việt Nam và Nga thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược). (3) Về phạm vi không gian: Luận án phân tích thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các nước EAEU, trong đó tập trung vào thương mại giữa Việt Nam và Nga. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận định tính và định lượng để đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự do đến thương mại giữa hai quốc gia. 5.1. Phương pháp định tính Phương pháp định tính được sử dụng bao gồm phỏng vấn một số doanh nghiệp và các chuyên gia độc lập nhằm đánh giá tác động của hiệp định đến hoạt động của các doanh nghiệp và nền kinh tế, đồng thời khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại giữa hai quốc gia khi hiệp định có hiệu lực. Bên cạnh đó, luận án sử dụng số liệu thống kê để phân tích thực trạng thương mại và thay đổi trong cán cân thương mại giữa Việt Nam và EAEU, Việt Nam và Nga. Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng các chỉ số thương mại để phân tích các nhóm ngành có lợi thế so sánh trong giai đoạn trước và sau khi hiệp định có hiệu lực. Trên cơ sở đó, tổng hợp và so sánh kết quả nghiên cứu để đánh giá tác động của hiệp định đến thương mại giữa Việt Nam và Nga. 5.2. Phương pháp định lượng Phương pháp định lượng được sử dụng để ước lượng và kiểm định các yếu tố tác động đối với thương mại gồm xuất khẩu và nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga trong mối tương quan giữa Việt Nam với các nước trong hiệp định. Trong nghiên cứu định lượng, luận án kiểm định tác động của hiệp định đến xuất khẩu và nhập khẩu bằng mô hình trọng lực cấu trúc dựa trên các lý thuyết của Tinbergen (1962), Feenstra (2002); Anderson & Van Wincoop (2003); Deardoff (2004) và Head và Mayer (2014). Khung phân tích nhằm giải thích tác động của hiệp định thương mại đến thương mại song phương giữa hai quốc gia. Dựa trên cách tiếp cận nêu trên, nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định Heckman hai bước, trong đó kiểm định tác động của hiệp định đến xuất
- 6 khẩu và nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga, Việt Nam với các nước trong hiệp định. Số liệu dùng cho mô hình là số liệu bảng (panel data) theo cấp ngành, từ đó đánh giá tác động của hiệp định đến xuất khẩu và nhập khẩu giữa hai bên. 5.2. Quy trình nghiên cứu của luận án Trên cơ sở Luận án được thực hiện theo quy trình nghiên cứu như sau: Mục tiêu nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tổng Nghiên cứu Nghiên cứu quan định tính định lượng Thu thập, xử lý và phân tích số liệu Ước lượng mô hình Phân tích kết quả Đề xuất giải pháp/chính sách Hình 1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu Nguồn: Tổng hợp của tác giả
- 7 6. Đóng góp mới về lý luận khoa học và thực tiễn 1) Về cơ sở lý luận: Luận án đã chỉ ra các tác động của hiệp định thương mại tự do đến thương mại dưới tác động tĩnh (ngắn hạn) và tác động động (dài hạn), đồng thời làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại giữa hai quốc gia từ đó đề xuất khung và mô hình nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EAEU đến thương mại giữa Việt Nam và Nga trước và sau khi có hiệp định. Đặc biệt, trong mô hình nghiên cứu định lượng tác giả đã thực hiện kiểm định bằng phương pháp hai bước Heckman nhằm giải quyết vấn đề nội sinh và thương mại bằng “0”, qua đó khắc phục được những hạn chế của các mô hình định lượng trong các nghiên cứu trước. Kết quả ước lượng của mô hình đã đo lường được tác động của hiệp định thương mại và việc cắt giảm thuế quan theo lộ trình đến lợi ích thương mại trực tiếp (sự thay đổi trong kim ngạch thương mại) và lợi ích mở rộng (khả năng mở rộng thị trường) giữa Việt Nam với các nước thành viên trong hiệp định và Việt Nam với Nga. Đồng thời, từ kết quả tính toán các chỉ số thương mại như lợi thế so sánh hiện hữu (RCA), chỉ số định hướng khu vực (RO) và cường độ thương mại (TII), nghiên cứu cũng đã chỉ ra các nhóm ngành có lợi thế cạnh tranh và được hưởng lợi của Việt Nam và Nga. 2) Về mặt thực tiễn: Từ kết quả nghiên cứu đã phát hiện gồm (1) Rào cản phi thuế quan, hạn ngạch thuế quan cũng như các rào cản tiếp cận thị trường đang là những cản trở thúc đẩy gia tăng thương mại giữa Việt Nam và Nga; (2) Thương mại giữa Việt Nam và Nga mang tính bổ sung, các sản phẩm xuất khẩu không có cạnh tranh trực tiếp; (3) Hiệp định thương mại đã có tác động tích cực đến thương mại giữa Việt Nam và Nga. Luận án đã đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy thương mại giữa hai quốc gia như (1) tiếp tục phổ biến các lợi ích của hiệp định cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước; (2) thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình cắt giảm các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa mà hai bên có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nga; (3) đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế so sánh, bổ sung cho nhau nhằm tận dụng các ưu đãi từ hiệp định; (4) tạo thuận lợi cho thương mại, cải thiện hạ tầng và cắt giảm chi phí logistics, quy định cụ thể liên quan đến đồng tiền thanh toán, kết nối và mở rộng thị trường thông qua cộng đồng doanh nghiệp của hai bên. Đồng thời, thúc đẩy thương mại thông qua hoạt động đầu tư nước ngoài và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp cũng như nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại thị trường Nga và EAEU. 3) Về phương pháp nghiên cứu: Luận án đã kết hợp phương pháp phân tích định tính và định lượng trong nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do đến thương mại giữa hai quốc gia nhằm khắc phục những hạn chế của từng phương pháp so với các
- 8 nghiên cứu trước trong đánh giá toàn diện tác động của hiệp định đến thương mại giữa hai quốc gia trước và sau khi có hiệp định. Phương pháp định tính được thực hiện nhằm chỉ ra tác động của các yếu tố không định lượng được đưa vào mô hình. Trong khi đó, phương pháp định lượng chỉ ra tác động của hiệp định và các yếu tố khác đến gia tăng thương mại giữa Việt Nam và Nga. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được chia thành nội dung chính sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về thương mại quốc tế và tác động của hiệp định thương mại tự do Chương 3: Khung phân tích và Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EAEU đến thương mại giữa Việt Nam và Nga Chương 5: Định hướng và Giải pháp thúc đẩy thương mại Việt Nam và Nga trong bối cảnh thực hiện hiệp định thương mại tự do Việt Nam - liên minh kinh tế Á - Âu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 289 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 53 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 14 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 9 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn