intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:305

13
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án "Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam" là phát triển và kiểm định vai trò trung gian của QTCT, vai trò điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ THU TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI, CẠNH TRANH THỊ TRƯỜNG DÒNG SẢN PHẨM ĐẾN QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ THU TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI, CẠNH TRANH THỊ TRƯỜNG DÒNG SẢN PHẨM ĐẾN QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. Hà Xuân Thạch TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôn xin cam đoan luận án tiến sĩ với đề tài “Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận án được thực hiện với sự hướng dẫn của PGS. TS. Hà Xuân Thạch. Luận án có tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới đề tài và tôi đã thực hiện trích dẫn theo đúng quy định của Nhà trường. Kết quả nghiên cứu của luận án hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở bất cứ đâu (ngoại trừ các bài báo của chính tôi thực hiện cùng Giảng viên hướng dẫn liên quan tới đề tài để đảm bảo đủ điều kiện đầu ra của nghiên cứu sinh). TPHCM, ngày…...tháng……năm 2022 Nghiên cứu sinh Trần Thị Thu
  4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới ban lãnh đạo và các Thầy, Cô giáo Khoa Kế toán đã cung cấp kiến thức bổ ích liên quan tới chuyên ngành giúp tôi định hình rõ hơn hướng nghiên cứu và cách thức thực hiện tốt một luận án tiến sĩ. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy PGS.TS. Hà Xuân Thạch đã dồn nhiều tâm sức, thời gian trong suốt quá trình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận án. Tôi rất biết ơn Viện Đào tạo Sau Đại học đã tạo điều kiện mọi mặt và cung cấp thông tin kịp thời trong suốt thời gian theo học cũng như bảo vệ các bước của luận án tiến sĩ. Tôi xin cảm ơn tập thể lãnh đạo Ban Giám đốc, Khoa Vận tải - Kinh tế, Bộ môn Tài chính - Kế toán Phân hiệu Trường Đại học Giao thông vận tải tại Thành phố Hồ Chí Minh đã ủng hộ, động viên và tạo điều kiện để tôi có thể tập trung hoàn thành luận án. Tôi rất cảm ơn các chuyên gia tham gia phỏng vấn đã đóng góp ý kiến rất chi tiết, sâu sắc cho luận án. Tôi gửi lời cảm ơn tới các em cựu sinh viên ngành Kế toán Khóa 57 nơi tôi công tác đã hỗ trợ thu thập số liệu phục vụ cho luận án. Sau cùng, tôi muốn cảm ơn tới gia đình đã luôn là nguồn động lực vô cùng to lớn giúp tôi có thể hoàn thành luận án. TPHCM, ngày…...tháng……năm 2022 Nghiên cứu sinh Trần Thị Thu
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................x DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... xiii DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... xiv TÓM TẮT ................................................................................................................xv ABSTRACT ........................................................................................................... xvi PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................6 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................6 5. Đóng góp của đề tài ...............................................................................................7 6. Bố cục nghiên cứu .................................................................................................9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ..............................10 1.1 Tổng quan các nghiên cứu trước .....................................................................10 1.1.1 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài với QTCT và HQKD10 1.1.1.1 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và QTCT ...........10 1.1.1.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và HQKD ..........13 1.1.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm với QTCT và HQKD ...................................................................................................15 1.1.2.1 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và QTCT............................................................................................................15 1.1.2.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và HQKD ..........................................................................................................18 1.1.3 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và HQKD thông qua vai trò trung gian của QTCT .....................20
  6. iv 1.1.3.1 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa QTCT và HQKD .............................20 1.1.3.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và HQKD thông qua vai trò trung gian của QTCT ......................................................................25 1.1.3.3 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và HQKD thông qua vai trò trung gian của QTCT ...........................................26 1.1.4 Nghiên cứu về tác động điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và HQKD ..........27 1.1.4.1 Nghiên cứu về tác động điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và HQKD ......................................................27 1.1.4.2 Nghiên cứu về tác động điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và HQKD .........................28 1.2. Nhận xét và xác định khoảng trống nghiên cứu ............................................29 1.2.1 Nhận xét về các nghiên cứu trước ................................................................29 1.2.2 Xác định khoảng trống nghiên cứu ..............................................................31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................32 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................33 2.1. Khái niệm và nội dung các biến trong nghiên cứu ........................................33 2.1.1 Khái niệm, nội dung về sở hữu nước ngoài (Foreign Ownership) .............33 2.1.2 Khái niệm, nội dung về cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm (Product Market Competition) .............................................................................................35 2.1.3 Khái niệm, nội dung QTCT .........................................................................37 2.1.4 Khái niệm, nội dung hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (Firm Performance) .........................................................................................................39 2.1.5 Khái niệm, nội dung chiến lược cạnh tranh (Business Strategy) .................41 2.1.6 Khái niệm, nội dung các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu ...........42 2.2. Mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu .................................................44 2.2.1 Mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và QTCT ................................................................................................................44
  7. v 2.2.2 Mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ............................................................45 2.2.3 Mối quan hệ giữa QTCT và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ..........46 2.3. Lý thuyết nền ....................................................................................................46 2.3.1. Lý thuyết đại diện và vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu .......................46 2.3.1.1 Lý thuyết đại diện (Agency Theory) .....................................................46 2.3.1.2 Vận dụng lý thuyết đại diện trong nghiên cứu ......................................47 2.3.2. Lý thuyết thể chế và vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu .........................48 2.3.2.1 Lý thuyết thể chế (Institutional Theory) ...............................................48 2.3.2.2 Vận dụng lý thuyết thể chế trong nghiên cứu .......................................49 2.3.3 Lý thuyết lợi thế cạnh tranh và vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu .........50 2.3.3.1 Lý thuyết lợi thế cạnh tranh (Theory of Competition Advantage) .......50 2.3.3.2 Vận dụng lý thuyết lợi thế cạnh tranh trong nghiên cứu ......................51 2.4 Phát triển giả thuyết nghiên cứu......................................................................52 2.4.1 Sở hữu nước ngoài ảnh hưởng tới QTCT ....................................................52 2.4.2 Sở hữu nước ngoài ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .53 2.4.3 QTCT ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .....................54 2.4.4 Sở hữu nước ngoài ảnh hưởng tới QTCT, qua đó tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ........................................................................................55 2.4.5 Cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm ảnh hưởng tới QTCT .......................56 2.4.6 Cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp...................................................................................................58 2.4.7 Cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm ảnh hưởng tới QTCT, từ đó tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ............................................................59 2.4.8 Vai trò điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .........................................................................................................60 2.5 Mô hình nghiên cứu ..........................................................................................64 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................65
  8. vi CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................67 3.1. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................67 3.1.1 Nhận diện phương pháp nghiên cứu ............................................................67 3.1.2 Biện luận phương pháp nghiên cứu áp dụng................................................67 3.2 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................68 3.3 Thang đo khái niệm nghiên cứu ......................................................................70 3.4. Thiết kế nghiên cứu định tính .........................................................................82 3.4.1 Quy trình nghiên cứu định tính ....................................................................82 3.4.2 Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................82 3.4.3 Đối tượng phỏng vấn....................................................................................82 3.4.4 Cỡ mẫu và phạm vi nghiên cứu ...................................................................83 3.4.5 Công cụ thu thập dữ liệu ..............................................................................84 3.4.6 Quá trình phân tích dữ liệu...........................................................................84 3.4.7 Phân tích bổ sung bằng phương pháp phân tích mạng xã hội (Social Network Analysis - SNA) .....................................................................................85 3.5. Thiết kế nghiên cứu định lượng ......................................................................85 3.5.1 Quy trình nghiên cứu định lượng .................................................................85 3.5.2 Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................86 3.5.3 Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu ...........................................86 3.5.4 Phương pháp thu thập dữ liệu ......................................................................89 3.5.5 Công cụ và quy trình phân tích dữ liệu ........................................................89 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................92 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................93 4.1 Kết quả nghiên cứu định tính ..........................................................................93 4.1.1 Kết quả thảo luận với chuyên gia về khái niệm và cách đo lường biến ......93 4.1.2 Kết quả thảo luận về các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu ...............97 4.1.2.1 Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến QTCT..........................................................................................................97
  9. vii 4.1.2.2 Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp........................................................98 4.1.2.3 Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua vai trò trung gian QTCT .........................................................................................................................101 4.1.2.4 Chiến lược cạnh tranh điều tiết mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .........................................................................................................................102 4.1.2.5 Tác động của các biến kiểm soát tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ..............................................................................................................105 4.1.3 Kết quả phân tích mối quan hệ giữa các biến bằng phương pháp SNA ....106 4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng .....................................................................108 4.2.1 Mẫu và thống kê mô tả ...............................................................................108 4.2.2 Kiểm tra khuyết tật của mô hình ................................................................111 4.2.3 Kết quả kiểm định các giả thuyết ...............................................................114 4.2.3.1 Kết quả phân tích mô hình SEM với biến điều tiết BS2 .....................114 4.2.3.2 Kết quả phân tích mô hình SEM với biến điều tiết BS4 .....................118 4.2.3.3 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm doanh nghiệp thuộc ngành nghề khác nhau trong mẫu nghiên cứu. ...................................................................121 4.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu..........................................................................122 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................128 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ...............................................................130 5.1 Kết luận ............................................................................................................130 5.2 Hàm ý ...............................................................................................................131 5.2.1 Hàm ý về mặt khoa học ..............................................................................131 5.2.2 Hàm ý quản trị ............................................................................................135 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai .............................................137 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ......................................................................................138 KẾT LUẬN ............................................................................................................139
  10. viii DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ............................1 TÀI LIỆU THAM CHIẾU .......................................................................................3 PHỤ LỤC .................................................................................................................33 Phụ lục 1: Tóm tắt nghiên cứu nước ngoài về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và QTCT ....................................................................................................................33 Phụ lục 2: Tóm tắt nghiên cứu nước ngoài về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ................................................................35 Phụ lục 3: Tóm tắt nghiên cứu nước ngoài về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và QTCT...............................................................................40 Phụ lục 4: Tóm tắt nghiên cứu nước ngoài về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ...........................46 Phụ lục 5: Tóm tắt nghiên cứu nước ngoài về mối quan hệ giữa QTCT và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ....................................................................................50 Phụ lục 6: Tóm tắt nghiên cứu nước ngoài có đề cập tới mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, QTCT và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .................................62 Phụ lục 7: Tóm tắt nghiên cứu nước ngoài có đề cập tới mối quan hệ giữa cạnh tranh dòng thị trường, QTCT và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ................64 Phụ lục 8: Tóm tắt nghiên cứu nước ngoài liên quan tới chiến lược cạnh tranh điều tiết mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ...................................................................................................................................66 Phụ lục 9: Tóm tắt các nghiên cứu nước ngoài liên quan tới chiến lược cạnh tranh điều tiết mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ............................................................................................68 Phụ lục 10: Tóm tắt các nghiên cứu trong nước về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ......................................................70 Phụ lục 11: Tóm tắt nghiên cứu trong nước về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ...........................74 Phụ lục 12: Tóm tắt các nghiên cứu trong nước về mối quan hệ giữa QTCT và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .............................................................................75
  11. ix Phụ lục 13: Tóm tắt nghiên cứu trong nước có đề cập tới mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, QTCT và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .................................87 Phụ lục 14: Tóm tắt nghiên cứu cứu liên quan trong nước về vai trò điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .....................................................................88 Phụ lục 15: Tổng hợp các văn bản liên quan tới QTCT do Chính phủ ban hành .....89 Phụ lục 16: Tổng hợp các văn bản liên quan tới QTCT do Bộ Tài chính ban hành .90 Phụ lục 17: So sánh quy định về QTCT của Việt Nam và OECD............................91 Phụ lục 18: Chỉ số CGI theo nghiên cứu Khanchel (2007) dựa trên đề xuất của Gillan và cộng sự (2003) ...........................................................................................94 Phụ lục 19: Chỉ số CGI gồm nội dung khảo sát và phân bổ điểm số theo IFC và ASEAN......................................................................................................................96 Phụ lục 20: Danh sách chuyên gia tham gia phỏng vấn............................................97 Phụ lục 21: Dàn bài thảo luận với chuyên gia ..........................................................99 Phụ lục 22: Tổng hợp ý kiến của chuyên gia về khái niệm và thang đo biến nghiên cứu ...........................................................................................................................107 Phụ lục 23: Tổng hợp ý kiến chuyên gia về mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu .......................................................................................................113 Phụ lục 24: Danh sách tên các công ty thu thập dữ liệu .........................................123 Phụ lục 25: Kết quả mô hình SEM với biến phụ thuộc TOBINQ, biến điều tiết BS2 127 Phụ lục 26: Kết quả mô hình SEM với biến phụ thuộc ROA, biến điều tiết BS2 .......130 Phụ lục 27: Kết quả mô hình SEM với biến phụ thuộc ROE, biến điều tiết BS2...133 Phụ lục 28: Kết quả mô hình SEM với biến phụ thuộc TOBINQ, biến điều tiết BS4 .136 Phụ lục 29: Kết quả mô hình SEM với biến phụ thuộc ROA, biến điều tiết BS4 ..139 Phụ lục 30: Kết quả mô hình SEM với biến phụ thuộc ROE, biến điều tiết BS4...142 Phụ lục 31: Kiểm tra sự khác biệt giữa các nhóm ngành nghề kinh doanh ............145
  12. x DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ Chữ viết đầy đủ bằng Chữ viết đầy đủ bằng viết tắt tiếng Anh tiếng Việt Two Stage Ordinary Least Phương pháp bình phương nhỏ nhất 2SLS Squares hai giai đoạn Association of ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Southeast Asian Nations CFI Comparative Fit Index Chỉ số CFI CGI Corporate Governance Index Chỉ số đo lường quản trị công ty Comprehensive and Hiệp định đối tác toàn diện và tiến CPTPP Progressive Agreement for bộ xuyên Thái Bình Dương Trans-Pacific Partnership FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định Global Industry Classification GICS Tiêu chuẩn phân ngành toàn cầu Standard Phương pháp bình phương tối thiểu GLS Generalized Least Square tổng quát Generalized Method of GMM Phương pháp hồi quy GMM Moments HĐQT Board of Directors Hội đồng quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí HOSE HoChiMinh Stock Exchange Minh
  13. xi Chữ Chữ viết đầy đủ bằng Chữ viết đầy đủ bằng viết tắt tiếng Anh tiếng Việt HQKD Firm performance Hiệu quả kinh doanh International Finance IFC Tổ chức tài chính quốc tế Corporation Maximum Likelihood with Ước lượng hợp lý cực đại với mô ML-SEM Structural Equation Modeling hình cấu trúc tuyến tính Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh OECD Cooperation and Development tế Mô hình hồi quy bình phương nhỏ OLS Ordinary Least Square nhất QTCT Corporate Governance Quản trị công ty Regional Comprehensive Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện RCEP Economic Partnership khu vực REM Random Effects Model Mô hình tác động ngẫu nhiên Root mean squared error of RMSEA Chỉ số RMSEA approximation Phương pháp phân tích mạng xã SNA Social Network Analysis hội Standardized root mean SRMS Chỉ số SRMS squared residual
  14. xii Chữ Chữ viết đầy đủ bằng Chữ viết đầy đủ bằng viết tắt tiếng Anh tiếng Việt TLI Tucker–Lewis Index Chỉ số TLI Vietnam Dairy Products Joint Vinamilk Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam Stock Company χ² chi-square Chi-bình phương
  15. xiii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Giả thuyết nghiên cứu...............................................................................62 Bảng 3.1: Cách đo lường các biến trong mô hình.....................................................74 Bảng 3.2: Chỉ số CGI theo Singareddy và cộng sự (2018) dựa trên đề xuất của Gompers và cộng sự (2003) ......................................................................................76 Bảng 3.3: Nội dung thu thập để xây dựng chỉ tiêu CGI............................................80 Bảng 3.4: Chọn mẫu theo phương pháp định mức ...................................................88 Bảng 4.1: Giả thuyết nghiên cứu chính thức...........................................................107 Bảng 4.2: Thống kê mẫu .........................................................................................109 Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến trong mô hình .................................................111 Bảng 4.4: Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình ......................................112 Bảng 4.5: Kết quả phân tích mô hình SEM với biến điều tiết BS2 ........................116 Bảng 4.6: Kết quả phân tích mô hình SEM với biến điều tiết BS4 ........................120
  16. xiv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu ..................................................................................64 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận án .............................................................69 Hình 3.2: Quy trình thiết kế nghiên cứu định tính ....................................................82 Hình 3.3: Quy trình thiết kế nghiên cứu định lượng .................................................86 Hình 4.1: Kết quả phân tích SNA ...........................................................................106 Hình 4.2: Mô hình nghiên cứu chính thức ..............................................................107
  17. xv TÓM TẮT Tên đề tài: Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Tóm tắt: Trong thập kỷ gần đây, Việt Nam tăng cường mở cửa nền kinh tế nhằm thu hút nguồn vốn nước ngoài và tạo sức ép về cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý Nhà nước không ngừng cải thiện thể chế, chính sách liên quan tới luật đầu tư, luật chứng khoán, quản trị công ty với mong muốn nâng cao chất lượng thị trường. Xuất phát từ bối cảnh kinh tế, nghiên cứu hướng tới đánh giá ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới hiệu quả kinh doanh thông qua vai trò trung gian của quản trị công ty tại các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam. Đầu tiên, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn chuyên gia để hiệu chỉnh lại khái niệm, cách đo lường và các mối quan hệ giữa các biến trong mô hình phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam. Sau đó, tác giả lựa chọn phương pháp Maximum Likelihood with SEM (ML - SEM) trong phần mềm Stata 14 để phân tích số liệu thu thập ở 180 công ty niêm yết tại Việt Nam từ năm 2015 - 2019. Kết quả đã chứng minh sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm ảnh hưởng cùng chiều tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khi đo lường qua Tobin’s Q nhưng không có tương quan với ROA, ROE. Đồng thời, nghiên cứu nhận thấy chiến lược cạnh tranh có tác động ngược chiều tới mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cung cấp các hàm ý về mặt khoa học và thực tiễn cho các bên liên quan. Từ khóa: cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm, chiến lược cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh, quản trị công ty, sở hữu nước ngoài.
  18. xvi ABSTRACT Title: The impact of foreign ownership, product market competition on corporate governance and firm performance of listed companies in Vietnam. Abstract: In recent decades, Vietnam has increased to open economic that attract foreign ownership and create competitive pressure for businesses. In addition, the State are constantly improving institutions and policies related to Law on Investment, Law on Securities and corporate governance with the desire to improve market quality. Stemming from the economic context, the study aims to assess the influence of foreign ownership, product market competition on firm performance through mediating role of corporate governance in Vietnam’s listed companies. First, the author uses qualitative research methods through expert interviews to recalibrate the concept, measurement and relationships between the variables in the model in accordance with the research context in Vietnam. Then, the author chooses Maximum Likelihood with SEM (ML - SEM) estimation in Stata 14 software to analyze the data collected in 180 Vietnam’s listed companies from 2015 - 2019. The result shows foreign ownership, product market competition has a positive influence on firm performance when measured through Tobin's Q but has no correlation with ROA and ROE. At the same time, the study finds that business strategy has a negative impact on the relationship between product market competition and firm performance. Research results provide scientific and practical implications for stakeholders. Keywords: product market competition, business strategy, firm performance, corporate governance, foreign ownership
  19. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp là thành phần quan trọng trong nền kinh tế với những đóng góp to lớn vào sự phát triển của đất nước vì vậy các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh (HQKD) luôn là chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học và nhà quản trị. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay, doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều yếu tố như cạnh tranh, khủng hoảng tài chính, dịch bệnh… (Abbasi và cộng sự, 2021). Để doanh nghiệp có thể trụ vững và duy trì sự phát triển trong tương lai rất cần một hệ thống quản trị công ty (QTCT) giúp kiểm soát và điều tiết mọi quá trình hoạt động. Các quốc gia phát triển đã cung cấp rất nhiều bằng chứng cho thấy sự yếu kém của QTCT là nguyên nhân chính gây ra thua lỗ và phá sản ở các doanh nghiệp như Enron, Worldcom, Lehman Brothers, Wirecard. Đồng thời, sau sự kiện khủng hoảng kinh tế năm 1997 đã khiến các quốc gia như Hàn Quốc, Thái Lan thực hiện hàng loạt những thay đổi trong hệ thống QTCT nhằm tăng cường khả năng quản trị hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Yellen, 2007). Lý thuyết đại diện nhấn mạnh rằng QTCT góp phần hạn chế xung đột trong vấn đề đại diện, nâng cao hiệu quả kiểm soát và cải thiện kết quả đầu ra của doanh nghiệp (Jensen và Meckling, 1976). Chính vì vậy, trong khoảng 10 năm trở lại đây, các nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của QTCT tới HQKD liên tục được bàn luận1. Trong số đó rất nhiều kết quả tìm thấy QTCT ảnh hưởng cùng chiều tới HQKD (Klapper và Love, 2004; Zheka, 2005; Srairi, 2015; Arora và Bodhanwala, 2018; Mishra và cộng sự, 2021). Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu tìm thấy QTCT chưa phát huy được vai trò trong doanh nghiệp vì thiếu sự độc lập, khách quan trong hội đồng quản trị (HĐQT), ban kiểm soát, kiểm toán (Gupta và Sharma, 2014; Buallay và cộng sự, 2017). Xuất phát từ tầm quan trọng của QTCT trong doanh nghiệp, một số nhà nghiên cứu đã tìm thấy nhân tố sở hữu nước ngoài có thể nâng cao hiệu quả của QTCT như nghiên cứu của Ananchotikul (2007) ở Thái Lan, Chevalier và cộng sự (2006) ở Indonesia, Shubita và Shubita (2019) ở Jordan. Các bằng chứng này cũng phù hợp với nhận định của Shrivastav và Kalsie (2017) về 1 Theo kết quả tìm kếm trên Google Scholar với từ khóa “Corporate governance and firm performance” tại thời điểm tháng 8 năm 2022 cho thấy số lượng công bố trong giai đoạn từ năm 2012 - 2022 là 606,000 bài.
  20. 2 việc bổ sung sở hữu nước ngoài góp phần đa dạng cấu trúc sở hữu vốn, từ đó tăng cường sự kiểm soát với hoạt động quản lý và HQKD của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, bản thân nhà đầu tư nước ngoài có những ưu thế về kỹ năng quản trị, trình độ chuyên môn và mạng lưới hoạt động rộng khắp thế giới nên sự bổ sung này vừa đem lại lợi thế về QTCT, vừa giúp cải thiện HQKD của doanh nghiệp (Bhatta và cộng sự, 2022). Một nhân tố khác cũng rất được quan tâm trong giai đoạn gần đây đó là cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm. Nhân tố này được nhận định ảnh hưởng cùng chiều tới QTCT. Bởi vì, khi sự cạnh tranh trên thị trường càng cao đòi hỏi hệ thống QTCT phải hoạt động hiệu quả để đảm bảo duy trì sự phát triển của doanh nghiệp cũng như có những giải pháp đối phó với đối thủ trong ngành (Januszewski và cộng sự, 2002; Chen và cộng sự, 2012; De Almeida và Dalmácio, 2015; Yeh và Liao, 2020). Bên cạnh đó, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm còn được biết đến như công cụ quản trị bên ngoài giúp điều tiết hành vi của nhà quản lý, buộc họ phải chú trọng hơn tới việc cải thiện HQKD của doanh nghiệp (Hart, 1983). Cho nên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm ảnh hưởng cùng chiều tới HQKD (Nickell, 1996; Sharma, 2011; Moradi và cộng sự, 2017; Liu và cộng sự, 2021). Có thể thấy rằng, các bằng chứng trong nghiên cứu trước khẳng định tồn tại ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới QTCT, HQKD của doanh nghiệp và ảnh hưởng của QTCT tới HQKD của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tác giả chưa tìm thấy tác động đồng thời của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới HQKD của doanh nghiệp thông qua vai trò trung gian của QTCT nên đây là khoảng trống có thể khai thác được trong nghiên cứu. Khi phân tích bối cảnh thị trường Việt Nam, tác giả cho rằng khoảng trống nghiên cứu trên có thể thực hiện được ở đây. Đầu tiên, tác giả căn cứ trên tình hình thực tiễn của kinh tế Việt Nam. Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam năm 2021 tăng 9.2% so với cùng kỳ năm 2020 và dự đoán lượng vốn này còn tăng mạnh trong năm 2022 vì Chính phủ đã
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2