Luận án tiến sĩ Kinh tế: Thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội
lượt xem 4
download
Mục đích cơ bản của luận văn này là nghiên cứu cơ sở lý luận về thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức tại các đô thị, luận án phân tích thực trạng và đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp đảm bảo thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội
- Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ---------------- NGUYÔN DO·N HOµN THU NHËP CñA LAO §éNG DI C¦ LµM THU£ TRONG KHU VùC PHI CHÝNH THøC TR£N §ÞA BµN NéI THµNH Hµ NéI CHUY£N NGµNH: KINH TÕ CHÝNH TRÞ M· sè: 62310102 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: PGS.TS. §µO THÞ PH¦¥NG LI£N Hµ Néi - 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Đào Thị Phương Liên và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2017 Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người thực hiện luận án PGS. TS. Đào Thị Phương Liên Nguyễn Doãn Hoàn
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo Tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện của Trường Đại học KTQD, Ban Giám hiệu và các thầy, cô trong Khoa Lý luận chính trị , các Trưởng, Phó phòng ban và các bạn đồng nghiệp nơi tôi công tác tại Huyện ủy Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đào Thị Phương Liên đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp tôi các phương pháp tiếp cận khoa học trong quá trình thực hiện Luận án Tiến sỹ này. Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo tham gia giảng dạy chương trình đào tạo Tiến sĩ kinh tế - Đại học Kinh tế Quốc dân đã cung cấp cho tôi những kiến thức, phương pháp tiếp cận toàn diện vấn đề quản lý. Tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp, các cơ quan Thống kê, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội... đã cung cấp những số liệu chính xác để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận án tiến sĩ này. Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2017 Người thực hiện luận án Nguyễn Doãn Hoàn
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến chủ đề Luận án ............................... 6 1.1.1. Những nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến chủ đề Luận án ............. 6 1.1.2 Những khoảng trống và câu hỏi nghiên cứu .................................................. 12 1.2. Về phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 13 1.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 13 1.2.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ................................................................ 15 1.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 16 1.2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ..................................................................... 18 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 19 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ LÀM THUÊ TRONG KHU VỰC PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC ĐÔ THỊ ........................................................................................................... 20 2.1. Một số vấn đề về khu vực phi chính thức và lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức ......................................................................................... 20 2.1.1. Một số vấn đề về khu vực phi chính thức ..................................................... 20 2.1.2. Lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức tại các đô thị. ........... 24 2.2. Những vấn đề cơ bản về thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức tại đô thị. ................................................................................ 27 2.2.1. Thu nhập của người lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức. ........ 27 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức tại đô thị .................................................................................. 36 2.3. Kinh nghiệm đảm bảo thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức tại đô thị của một số quốc gia và bài học rút ra cho thành phố Hà Nội .. 44 2.3.1. Kinh nghiệm đảm bảo thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức tại một số nước Châu Mỹ Latin ...................................................... 44 2.3.2. Một số bài học rút ra cho thành phố Hà Nội ................................................. 49
- Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 50 Chương 3 THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ LÀM THUÊ TRONG KHU VỰC PHI CHÍNH THỨC TRÊN ĐỊA BÀN NỘI THÀNH HÀ NỘI... 51 3.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội ảnh hưởng đến thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức. ................ 51 3.1.1. Khái quát chung về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội. ....................................................................................................................... 51 3.1.2. Tình hình lao động di cư từ các địa phương vào thủ đô Hà Nội những năm gần đây .................................................................................................................. 52 3.1.3. Khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội. ................................ 54 3.1.4. Tình hình lao động làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội. ........................................................................................................ 55 3.2. Phân tích thực trạng thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội ..................................................... 70 3.2.1. Thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn Hà Nội theo các yếu tố cấu thành .................................................................... 70 3.2.2. Thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn Hà Nội theo đặc điểm của người lao động di cư qua điều tra khảo sát ............. 73 3.3. Đánh giá chung về thực trạng thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội....................................... 90 3.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................... 90 3.3.2. Những bất cập liên quan đến thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................................. 98 3.3.3. Nguyên nhân của những bất cập liên quan đến thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn thành phố Hà Nội ................. 100 Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................. 109 Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG DI CƯ LÀM THUÊ TRONG KHU VỰC PHI CHÍNH THỨC TRÊN ĐỊA BÀN NỘI THÀNH HÀ NỘI .............................................................. 111 4.1. Căn cứ đề xuất phương hướng và giải pháp đảm bảo thu nhập cho lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội .. 111 4.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 ....... 111 4.1.2. Dự báo xu hướng lao động di cư vào Hà Nội và những vấn đề đặt ra đối với lao động di cư làm việc trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội tầm nhìn đến năm 2030 ....................................................................................... 113
- 4.2. Quan điểm, phương hướng đảm bảo thu nhập cho lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội........................... 116 4.2.1. Quan điểm đảm bảo thu nhập cho lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội............................................................. 116 4.2.2. Phương hướng đảm bảo thu nhập cho lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội ....................................................... 122 4.3. Những giải pháp chủ yếu để đảm bảo thu nhập của người lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn Hà Nội ............................ 125 4.3.1. Nâng cao năng lực bản thân người lao động di cư ...................................... 126 4.3.2. Cải thiện điều kiện làm việc và mối quan hệ chủ thợ đối với lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức để tăng tiền công, tiền thưởng cho người lao động .......... 127 4.3.3. Tạo cơ chế để nguồn cung và nguồn cầu về lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức dễ dàng tương tác và gặp nhau trên thị trường lao động ......... 129 4.3.4. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong hoàn thiện luật pháp, cơ chế chính sách và phối hợp giữa các cơ quan chức năng ...................................................... 131 4.3.5. Tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội để đảm bảo thu nhập cho lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức ........................................................ 135 4.3.6. Tăng cường quan hệ tương tác giữa khu vực chính thức và khu vực phi chính thức, đặc biệt là phát triển kinh tế tư nhân nhằm tạo cơ hội việc làm và thu nhập ổn định cho lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức ........................... 136 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 137 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 138 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................................................... 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 141 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHXHTN Bảo hiểm xã hội tự nguyện BHYTTN Bảo hiểm y tế tự nguyện BHTNg Bảo hiểm thất nghiệp CNH Công nghiệp hóa ĐTH Đô thị hóa EIS Việc làm trong khu vực phi chính thức FE Lao động làm việc chính thức GDP Tổng sản phẩm quốc nội HĐH Hiện đại hóa ILO Tổ chức lao động quốc tế IE Lao động làm việc phi chính thức KTPCT Kinh tế phi chính thức KVCT Khu vực chính thức KVPCT Khu vực phi chính thức KTXH Kinh tế xã hội LĐ Lao động NCS Nghiên cứu sinh NLĐ Người lao động NSNN Ngân sách nhà nước OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PCT Phi chính thức SXKD Sản xuất kinh doanh TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh XDCB Xây dựng cơ bản
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phân bổ phiếu khảo sát và phỏng vấn như sau ......................................... 17 Bảng 1.2. Thang đánh giá Likert ............................................................................. 18 Bảng 2.1: Quan niệm về việc làm trong khu vực phi chính thức của một số quốc gia trên thế giới ............................................................................................. 28 Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu chủ yếu bình quân đầu người của Hà Nội........................ 51 Bảng 3.2. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế ....................................................................................... 52 Bảng 3.3. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế ĐV tính % .................................................................... 52 Bảng 3.4: Di cư vào thành phố Hà Nội 2004-2014 ................................................. 53 Bảng 3.5. Địa bàn của những người nhập cư đến Hà Nội ........................................ 54 Bảng 3.6. Tình hình lao động trong các hộ kinh doanh chính thức và phi chính thức trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 - 2009............................. 54 Bảng 3.7: Cơ cấu hộ sản xuất kinh doanh và việc làm theo nhóm ngành kinh tế...... 55 Bảng 3.8: Biến động mức thu nhập bình quân và trung vị của lao động theo nhóm ngành và vị thế công việc ........................................................................ 56 Bảng 3.9: Số lượng, tỷ lệ lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức và giúp việc gia đình trên địa bàn Hà Nội theo mẫu điều tra ........................ 63 Bảng 3.10: Về giới và độ tuổi của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức và giúp việc gia đình trên địa bàn Hà Nội theo theo mẫu điều tra .... 64 Bảng 3.11: Trình độ học vấn và đào tạo của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn Hà Nội theo mẫu điều tra .............................. 65 Bảng 3.12: Số lượng, tỷ lệ lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức và giúp việc gia đình trên địa bàn Hà Nội theo thời gian làm việc theo mẫu điều tra.67 Bảng 3.13: Số lượng lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức và giúp việc gia đình trên địa bàn Hà Nội theo tình trạng độc hại của công việc theo mẫu điều tra ..................................................................................... 68 Bảng 3.14: Số lượng lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức và phục vụ gia đình trên địa bàn Hà Nội theo tình trạng thay đổi công việc theo mẫu điều tra ............................................................................................ 69 Bảng 3.15: Số lượng lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức và giúp việc gia đình trên địa bàn Hà Nội theo tình trạng ký kết hợp đồng làm việc theo mẫu điều tra ..................................................................................... 70
- Bảng 3.16. Thu nhập bình quân chung của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn Hà Nội qua điều tra............................................. 71 Bảng 3.17: Thu nhập bình quân của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn Hà Nội theo ngành nghề làm việc theo mẫu điều tra ..... 72 Bảng 3.18: Thu nhập bình quân chung của lao động di cư theo giới tính làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn Hà Nội theo mẫu điều tra ................ 73 Bảng 3.19: Thu nhập bình quân của lao động di cư theo giới tính làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn Hà Nội làm việc trong từng ngành nghề theo điều tra ............................................................................................ 75 Bảng 3.20: Thu nhập bình quân chung của lao động di cư theo độ tuổi làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn Hà Nội làm việc theo mẫu điều tra ............. 76 Bảng 3.21: Thu nhập bình quân của lao động di cư theo độ tuổi làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn Hà Nội làm việc trong từng ngành nghề theo mẫu điều tra ..................................................................................... 78 Bảng 3.22: Thu nhập bình quân chung của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội theo trình độ văn hoá .............. 79 Bảng 3.23: Ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến thu nhập bình quân của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn Hà Nội (tính theo từng ngành nghề) .................................................................................... 80 Bảng 3.24: Thu nhập bình quân chung của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn Hà Nội theo trình độ đào tạo ............................... 81 Bảng 3.25: Thu nhập bình quân của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn Hà Nội theo trình độ đào tạo................................................... 83 Bảng 3.26: Thu nhập bình quân chung của lao động di cư làm thuê theo thời gian làm việc trong khu vực phi chính thức ........................................................... 84 Bảng 3.27: Thu nhập bình quân của lao động di cư làm thuê theo thời gian làm thuê trong khu vực phi chính thức của từng ngành nghề ................................ 85 Bảng 3.28 Thu nhập bình quân chung của lao động di cư làm thuê theo môi trường làm việc trong khu vực phi chính thức..................................................... 86 Bảng 3.29. Thu nhập bình quân chung của lao động di cư làm thuê theo tình trạng thay đổi chỗ làm việc trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội .................................................................................................... 87 Bảng 3.30. Thu nhập bình quân của lao động di dân làm thuê theo tình trạng thay đổi chỗ làm việc trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội theo ngành nghề ...................................................................................... 88
- Bảng 3.31. Thu nhập bình quân chung của lao động di cư làm thuê theo tình trạng hợp đồng lao động làm việc trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội theo ngành nghề ............................................................... 89 Bảng 3.32: Thu nhập bình quân của lao động di dân làm thuê theo tình trạng hợp đồng lao động trong từng ngành nghề của khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội. .................................................................................... 89 Bảng 3.33: Chi tiêu của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn Hà Nội theo mẫu điều tra .................................................................. 90 Bảng 3.34: Chi tiêu của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn Hà Nội theo ngành nghề (theo mẫu điều tra) ..................................... 91 Bảng 3.35: Đánh giá của lao động theo ngành nghề về biến đổi đời sống sau khi họ thực hiện di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn Hà Nội theo mẫu điều tra. (Điểm đánh giá từ 1-5, trong đó 5 là cao nhất)............ 93 Bảng 3.36: Biến đổi thu nhập của gia đình có lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn Hà Nội theo mẫu điều tra .............................. 94 Bảng 3.37: Đánh giá của lao động theo ngành nghề về biến đổi điều kiện sống của gia đình sau khi họ thực hiện di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức và giúp việc gia đình trên địa bàn Hà Nội (theo mẫu điều tra Điểm đánh giá từ 1-5, trong đó 5 là cao nhất) ................................................................. 95 Bảng 3.38: Đánh giá của lao động theo ngành nghề về tác động của việc họ thực hiện di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn Hà Nội đến việc phụ thêm chi phí cho sinh hoạt của gia đình (theo mẫu điều tra).............. 96 Bảng 3.39. Biến đổi thu nhập tác động đến sự phát triển chung của xã hội (điểm đánh giá từ 1-5, trong đó 5 là cao nhất) ............................................................ 97 Bảng 3.40: Lao động và thu nhập của hộ gia đình có người di cư .............................. 98 Bảng 3.41. So sánh thu nhập của người lao động trong khu vực chính thức và phi chính thức ở Hà Nội ................................................................................ 99 Bảng 3.42. Cơ cấu thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức ở Hà Nội qua điều tra .............................................................................. 99 Bảng 3.43: Đánh giá về trình độ, kỹ năng, thái độ và sức khỏe của người lao động làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn Hà Nội (điểm đánh giá từ 1-5, trong đó 5 là cao nhất) ............................................................... 101 Bảng 3.44. Đánh giá về điều kiện làm việc và quan hệ chủ thợ (điểm từ 1 đến 5 trong đó, 5 là tốt nhất) .................................................................................... 103 Bảng 3.45: Đánh giá nhu cầu lao động phi chính thức trên địa bàn Hà Nội (điểm đánh giá từ 1-5, trong đó 5 là cao nhất) .......................................................... 105
- Bảng 3.46. Ý kiến đánh giá về môi trường chính sách, tổ chức quản lý của nhà nước đối với khu vực phi chính thức .............................................................. 106 Bảng 4.1. Mức độ khó khăn của lao động di cư làm thuê ở thành phố hiện nay (điểm từ 1 đến 5, trong đó 5 là khó khăn nhất) ...................................... 115 Bảng 4.2. Nhìn nhận, đánh giá về hiện tượng lao động di cư đến Hà Nội làm việc trong khu vực phi chính thức ................................................................. 117 Bảng 4.3. Thứ tự ưu tiên cho việc hoàn thiện các yếu tố tăng thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức (Điểm từ 1 đến 5, trong đó 5 là ưu tiên cao nhất) ................................................................................ 125
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Phân bố % thanh niên di cư đến khu vực phi chính thức ở Hà Nội theo tiện nghi sinh hoạt tại nơi ở hiện tại......................................................... 58 Hình 3.2. Phân bố % thanh niên di cư thông báo về điều kiện môi trường sống tại nơi cư trú hiện tại. ................................................................................... 59
- 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài luận án Dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), tình trạng di cư từ nông thôn ra thành phố làm việc đang ngày càng có xu hướng gia tăng cả trong khu vực chính thức (KVCT) và khu vực phi chính thức (KVPCT). Năm 2010, khu vực kinh tế phi chính thức (KTPCT) cả nước ta chiếm trên 11 triệu việc làm trong tổng số việc làm cả nước - chiếm khoảng 1/4 tổng việc làm chính và 1/2 số việc làm phi nông nghiệp. Nếu cộng thêm cả những việc làm phụ thì KTPCT có trên 12,4 triệu việc làm. Theo ước tính, Việt Nam có khoảng 8,4 triệu hộ SXKD PCT, trong đó 7,4 triệu người coi việc làm PCT của mình là chính và 1 triệu hộ coi đó là việc làm thứ hai (Đặng Tiến, 2010). Người lao động di cư ra thành phố làm việc trong KVPCT làm nhiều công việc khác nhau, nhìn chung là thu nhập thấp, việc làm bấp bênh không ổn định, gần như không có bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTNg) và phần lớn vẫn chưa được hưởng lợi từ những chính sách đặc thù. Năm 2010 trên 50% số lao động làm việc tại khu vực này thu nhập thấp hơn 1,4 triệu đồng/người/tháng, trong khi có tới 30% số lao động phải làm việc trên 60 giờ/tuần, phần lớn người lao động phải làm việc từ 49 giờ đến 52 giờ/tuần (Đặng Tiến, 2010). Vấn đề đặt ra là làm thế nào để cải thiện điều kiện tăng thu nhập của người lao động di cư ra thành phố làm thuê trong khu vực này? Cho đến nay, ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu có liên quan đến vấn đề lao động, việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức. Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các yếu tố tác động đến thu nhập của đối tượng này hầu như vẫn chưa được thực hiện một cách thỏa đáng. Nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi phải làm sáng tỏ. Hà Nội là một trong số những thành phố có lực lượng lao động di cư làm việc trong khu vực phi chính thức rất lớn. Năm 2010 tại thành phố Hà Nội thì khu vực KTPCT là nguồn cung cấp việc làm cho số lượng lớn người lao động và lực lượng lao động này chiếm khoảng 30% tổng số lao động của thành phố. Nếu loại bỏ hoạt động nông nghiệp thì tại Hà Nội, có 300.000 hộ SXKD phi chính thức với 470.000 lao động (Minh Bắc, 2010). Người lao động di cư làm việc trong KVPCT ở Hà Nội cũng nằm trong tình trạng chung là thu nhập thấp, việc làm bấp bênh, không tiếp cận được sự hỗ trợ các chính sách trợ giúp của nhà nước, không tham
- 2 gia BHXH, BHYT và BHTNg,... Nhà nước hầu như chưa quản lý đối với khu vực này, vì thế thiếu các chính sách phát triển và đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong khu vực phi chính thức nói chung cũng như đối với lao động làm thuê trong khu vực phi chính thức nói rêng. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Trên cơ sở lý luận về thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức tại các đô thị, luận án phân tích thực trạng và đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp đảm bảo thu nhâp của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội. 2.2. Nhiệm vụ Thứ nhất, tổng quan những nghiên cứu đã được công bố ở trong và ngoài nước liên quan đến thu nhập của lao động di cư làm việc trong khu vực phi chính thức tại các đô thị, chỉ ra khoảng trống nghiên cứu về lý luận, về không gian, thời gian, trên cơ sở đó xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận án. Thứ hai, luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức và các yếu tố tác động đến thu nhập của lao động di cư ra thành phố làm thuê trong khu vực phi chính thức. Thứ ba, phân tích thực trạng thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội hiện nay, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội. Thứ tư, đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm đảm bảo thu nhập hợp pháp của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức tại đô thị.
- 3 Lao động di cư vào làm việc tại các đô thị có hai loại: làm những công việc hợp pháp và công việc bất hợp pháp, nên thu nhập trong khu vực này cũng được hình thành từ những hoạt động hợp pháp và từ hoạt động bất hợp pháp: buôn bán hàng cấm, mại dâm, kinh doanh trốn thuế ... Phạm vi nghiên cứu của Luận án là thu nhập của lao động di cư làm thuê ở những ngành nghề hợp pháp. Đến lượt nó, lao động di cư làm thuê trong các ngành nghề hợp pháp cũng có hai loại. Loại thứ nhất, di cư ổn định là lao động di cư cùng cả gia đình ra thành phố sinh sống, mua hoặc thuê nhà ở là làm việc dài hạn ở thành phố. Luận án không nghiên cứu thu nhập của loại lao động này. Loại thứ hai, là di cư tạm thời, tức những lao động có gia đình sống ở nông thôn, còn bản thân người lao động làm trong khu vực phi chính thức ở thành phố quanh năm, thời vụ hoặc di cư con lắc. Loại di cư tạm thời cũng có 2 nhóm: + Nhóm 1: làm tự do, không làm thuê cho ai cả, ví dụ đó có thể là dịch vụ xe ôm, đạp xích lô, bán hàng rong, buôn đồng nát, thậm chí làm chủ một cửa hàng buôn bán nhỏ ....). Thu nhập của những lao động ấy không thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án này. + Nhóm 2: làm thuê trong khu vực phi chính thức và được chủ trả công. Luận án nghiên cứu thu nhập của nhóm này. Tóm lại, đối tượng nghiên cứu của Luận án là thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức tại đô thị. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức tại đô thị bao gồm: (i) Tiền công. (ii) Tiền thưởng và các khoản thu nhập thêm khác của lao động di cư. (iii) Các khoản trợ cấp, trợ giúp của nhà nước, các tổ chức xã hội.
- 4 Người lao động di cư ra thành phố làm thuê ở nhiều lĩnh vực. Luận án này đề cập đến người lao động làm thuê trong bốn lĩnh vực là: i) Xây dựng và phục vụ xây dựng; ii) Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sửa chữa ô tô, xe máy; iii) Phục vụ trong các cửa hàng, cửa hiệu; iv) Giúp việc gia đình. Các yếu tố tác động đến thu nhập của người lao động di cư ra thành phố làm thuê trong khu vực phi chính thức có thể nhóm thành bốn nhóm chính là: i) Nhóm yếu tố liên quan đến cung cầu lao động; ii) Nhóm yếu tố liên quan đến điều kiện làm việc và quan hệ chủ - thợ; iii) Nhóm yếu tố liên quan đến bản thân người lao động; iv) Nhóm yếu tố liên quan đến chính sách và sự hỗ trợ của nhà nước; v) Nhóm yếu tố quan hệ giữa khu vực chính thức và PCT; Về không gian, nghiên cứu tại bốn quận nội thành Hà Nội là Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân và Hà Đông. Về thời gian, số liệu thu thập thực trạng trong những năm 2010-2015; đề xuất giải pháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. 4. Những đóng góp mới của Luận án Về lý luận, luận án xây dựng được khung lý thuyết về thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực PCT trên cơ sở làm rõ sự biến đổi của thu nhập và các nhân tố tác động đến sự biến đổi đó. Luận án làm rõ thu nhập của lao động làm thuê trong khu vực phi chính thức bao gồm tiền công, các khoản thu nhập khác mà chủ sử dụng lao động trả cho người lao động như tiền thưởng, ... và các khoản thu nhập từ trợ giúp của nhà nước và xã hội. Sự biến đổi của thu nhập chịu sự tác động của năng lực bản thân người lao động, điều kiện làm việc và quan hệ chủ thợ, quan hệ cung cầu lao động trên thị trường, cơ chế chính sách và vai trò tổ chức quản lý của nhà nước đối với khu vực PCT và tác động của sự phát triển khu vực chính thức đến khu vực PCT. Về thực tiễn, từ các số liệu thông tin từ điều tra khảo sát, luận án phân tích thực trạng thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực PCT trên địa bàn nội thành Hà Nội; so sánh thu nhập giữa các nhóm đối tượng lao động, cũng như thu nhập của các ngành nghề; từ đó chỉ ra những mặt được và những vướng mắc, khó khăn cần tháo
- 5 gỡ về thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực PCT trên địa bàn nội thành Hà Nội. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm đảm bảo thu nhập hợp pháp của lao động di cư làm thuê trong khu vực PCT trên địa bàn nội thành Hà Nội. 5. Kết cấu Luận án Gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, các phụ lục và 4 chương. Chương 1: Tổng quan và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức tại các đô thị Chương 3: Thực trạng thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội Chương 4: Phương hướng và giải pháp nhằm đảm bảo thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội
- 6 Chương 1 TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến chủ đề Luận án 1.1.1. Những nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến chủ đề Luận án Đã có nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã công bố các công trình về di dân và hiện trạng về việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động di dân làm việc tại các thành phố nói chung, khu vực phi chính thức nói riêng, Có thể nêu lên một số công trình như sau: Trước hết là những nghiên cứu về khu vực phi chính thức Đã có nhiều nghiên cứu về khu vực PCT. Nghiên cứu của Hart (1973) đã đưa ra thuật ngữ “Khu vực kinh tế phi chính thức” để mô tả một khu vực kinh tế truyền thống ở các nền kinh tế đang phát triển. Nguyên gốc, sự phân biệt giữa khu vực kinh tế chính thức và PCT là dựa trên sự phân biệt giữa lao động được trả lương và lao động tự làm. ILO (2002) đã đưa ra khái niệm rộng rãi hơn khi coi Kinh tế phi chính thức bao gồm Khu vực KTPCT và Việc làm PCT. Ở Việt Nam, năm 2007, Viện Khoa học Thống kê và Đơn vị nghiên cứu Phát triển, Thể chế và Phân tích Dài hạn (DIAL) đã thiết kế một lược đồ điều tra để thu thập thông tin về khu vực KTPCT và việc làm phi chính thức ở Việt Nam. Lược đồ này được xây dựng có sự tham khảo các khuyến nghị của các tổ chức quốc tế, có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Thứ hai, nghiên cứu về lao động phi chính thức Theo cơ quan Thống kê Liên hợp quốc đã đưa ra khái niệm về lao động làm thuê của khu vực phi chính thức ở một số quốc gia. Braxin coi đó là lao động làm thuê không có sổ lương; Mehicô coi đó là lao động làm thuê không tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của nhà nước và tư nhân qua công việc của họ; Theo quan niệm của Parama, đó là lao động làm thuê không có hợp đồng lao động, cộng với lao động làm thuê có hợp đồng lao động nhưng không được trả bảo hiểm xã hội trực tiếp (không bao gồm lao động làm thuê đã nghỉ hưu hoặc được hưởng trợ cấp không được tiếp tục thanh toán bảo hiểm xã hội)”; Mali coi đó là lao động làm thuê không được người chủ đóng bảo hiểm xã hội, và không có trong danh sách được thưởng năm và trả chi phí ốm đau; Cộng hoà Moldova gọi đó là lao động làm thuê mà người chủ không phải đóng bảo hiểm xã hội, hoặc là không được thưởng năm (hoặc hoa hồng), hoặc những
- 7 người không được trả chi phí khi bị ốm hoặc bị tai nạn; Liên bang Nga gọi đó là lao động làm thuê không hợp đồng; Nhật Bản quan niệm đó là lao động làm thuê không được đăng ký bất kỳ loại bảo hiểm xã hội nào; Ấn Độ coi đó là lao động làm thuê không được hưởng bảo hiểm xã hội, thưởng năm hoặc trả chi phí khi bị ốm” (Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO, 2007). Thứ ba, nghiên cứu về việc làm phi chính thức và việc làm của lao động khu vực phi chính thức Hội nghị Thống kê lao động quốc tế 15 và 17 xác định năm loại việc làm theo tình trạng công việc là lao động tự làm, chủ sử dụng lao động, lao động gia đình, lao động làm công và thành viên của nhà sản xuất theo ba loại đơn vị sản xuất kinh doanh là khu vực kinh tế chính thức, khu vực kinh tế phi chính thức và hộ gia đình. Theo đó đã xác định rõ các dạng việc làm phi chính thức. (Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, 2002) Theo Linh trúc (2004), tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, lực lượng lao động tham gia vào nền kinh tế phi chính thức chiếm một phần khá lớn. Tại Việt Nam, việc làm trong khu vực phi chính thức phần lớn những việc làm mới đã được tạo ra từ khu vực kinh tế phi chính thức. Họ gồm những lao động (LĐ) làm việc trong các DN phi chính thức (quy mô sản xuất nhỏ hoặc không phù hợp với quy định pháp luật); trong các doanh nghiệp chính thức nhưng công việc không được sự bảo vệ của xã hội, luật lao động; người làm việc trong hộ gia đình (giúp việc nhà) và lao động ăn lương trong nhiều khu vực, kể cả khu vực Nhà nước, nhưng công việc không ổn định. Dễ nhận ra nhất là những người làm việc tự do (buôn bán, khuân vác, dịch vụ đơn giản) hay tự nguyện làm công cho người khác mà không hề được ký hợp đồng lao động. Nghiên cứu của Roxana Maurizio về Lao động phi chính thức và nghèo đói ở Châu mỹ La tinh. Trường hợp của Argentina, Brazin, Chile và Peru (Jean-Pierre, Đỗ Hoài Nam và cộng sự, 2013) đã phân tích một số đặc điểm của lao động làm việc phi chính thức (IE) và việc làm trong khu vực phi chính thức (EIS) tại bốn quốc gia là Argentina, Brazil, Chile và Peru. Thứ tư, nghiên cứu về di dân tìm làm việc phi chính thức tại các đô thị Công trình Life earnings and Rural-Urban Migration (Kiếm sống và di cư nông thôn thành thị) của tác giả: Robert.E. Lucas, Jr tháng 6/2002 đã nghiên cứu thực trạng di dân ở các nước Brazil, Philippin, Hàn Quốc, Mexico và phương thức kiếm sống của dân di cư ở các nước này. Công trình The earnings experience of rural-urban migrants in Korea (Kinh nghiệm kiếm sống của người dân di cư nông thôn thành thị ở Hàn Quốc) của các tác
- 8 giả Bun Song Lee (Đại học Seoul) và Joshep.M. Phillip ( Đại học Creighton), Thời báo Kinh tế quốc tế, mùa đông năm 1997 đã phân tích kinh nghiệm thu được qua việc nghiên cứu dân di cư Hàn Quốc, cung cấp các dữ liệu dân di cư toàn quốc năm 1983 và các chính sách về lao động, việc làm, thu nhập và các chính sách xã hội khác đối với dân nhập cư. Công trình với tựa đề: Social factors of migration from rural to urban areas with special reference to developing countries: the case of Korea (Các yếu tố xã hội của di cư nông thôn thành thị ở các nước đang phát triển: Nghiên cứu tình huống của Hàn Quốc) của tác giả Hyung Kook Kim, tốt nghiệp Đại Học Seoul, được xuất bản tại Pari, tháng 5/1980 đã phân tích rõ thực trạng di dân Hàn Quốc từ năm 1961 đến năm 1975, phân tích các thói quen di dân từ nông thôn ra thành thị (Seoul). Trên cơ sở đó đã đề xuất các chính sách giải quyết thực trạng di dân từ nông thôn lên thành thị, các chiến lược phát triển kinh tế và chính sách dịch chuyển dân số. Công trình Rural-urban migration and the social mobility of individuas in Republic of Korea: an analysis of life history data (Di cư nông thôn thành thị và biến động xã hội của người dân ở Hàn Quốc: Phân tích cuộc sống dựa trên số liệu thống kê) của Tai Hwan Kwon (Đại học quốc gia Seoul) và Kwang Hee Jun (Đại học quốc gia Chung Nam), đăng trong Thời báo kinh tế và phát triển Hàn quốc, tháng 12/1990 trên cơ sở nguồn dữ liệu dân di cư từ năm 1949 đến năm 1983 đã nghiên cứu ảnh hưởng của di dân nông thôn, thành thị đến yếu tố xã hội của mỗi cá nhân; So sánh dân di cư và dân bản địa, rút ra những kết luận về sự thành công của người dân di cư so với dân bản địa. Ngoài ra nhiều công trình có liên quan như Kim Kyeong-Duk, 2012 Chính sách công nghiệp hoá nông thôn và thu nhập nông hộ ở Hàn Quốc: Tình trạng di cư nóng từ nông thôn ra thành phố. Du Peng (1998) Dân cư trôi nổi tại các thành phố lớn: vấn đề và những biện pháp đối phó. Thứ năm, nghiên cứu về thu nhập của lao động phi chính thức Cũng đã có một số công trình đưa ra phương pháp luận nghiên cứu về thu nhập của lao động làm thuê trong khu vực phi chính thức. Nghiên cứu của Roxana Maurizio về Lao động phi chính thức và nghèo đói ở Châu mỹ La tinh. Trường hợp của Argentina, Brazin, Chile và Peru (Jean-Pierre, Đỗ Hoài Nam và cộng sự, 2013) không những phân tích đặc điểm của lao động làm việc phi chính thức (IE) và việc làm trong khu vực phi chính thức (EIS) mà còn phân tích sự phân khúc thu nhập và tình trạng nghèo đói của lao động khu vực phi chính thức tại bốn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
0 p | 842 | 163
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 270 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 174 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 235 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 21 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 65 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 8 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 18 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn