Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam
lượt xem 54
download
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam trình bày cơ sở lý luận về tổ chức kiểm toán nội bộ trong tập đoàn kinh tế; thực trạng tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam; phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam
- v-1 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ii Lời cam ñoan iii Lời cảm ơn iv Mục lục v Danh mục từ viết tắt vi Danh mục các bảng, sơ ñồ, biểu ñồ vii MỞ ðẦU 1 Chương 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG TẬP ðOÀN KINH TẾ 7 1.1. Kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế 7 1.1.1. Khái quát chung về tập ñoàn kinh tế 7 1.1.2. Bản chất và ý nghĩa của kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế 19 1.1.3. Nội dung kiểm toán của kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn 27 kinh tế 1.2. Tổ chức kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế 33 1.2.1. Nội dung tổ chức kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế 33 1.2.2. Quy trình tổ chức công tác kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế 36 1.2.3. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế 54 1.2.4. Các mối quan hệ kiểm toán nội bộ 63 1.3. Kinh nghiệm tổ chức kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế ở một số nước trên thế giới 66 1.3.1. Tổ chức công tác kiểm toán 66 1.3.2. Tổ chức bộ máy kiểm toán 69 Chương 2- THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC TẬP ðOÀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM 73 2.1. Tổng quan về tập ñoàn kinh tế của Việt Nam 73 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam 73 2.1.2. ðặc ñiểm của các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam với kiểm toán nội bộ 78 2.2. Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam 99
- v-2 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán nội bộ 99 2.2.2. Tổ chức công tác kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam 102 2.2.3. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn kinh tế của Việt nam 124 2.3. ðánh giá chung về tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam 134 2.3.1. Những thành tựu ñạt ñược về tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam 134 2.3.2. Những tồn tại và hạn chế 137 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong tổ chức kiểm toán nội bộ của các Tập ñoàn kinh tế của Việt Nam 143 Chương 3- PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC TẬP ðOÀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM 148 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam 148 3.1.1. Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ 148 3.1.2. Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ - yêu cầu tự thân của các tập ñoàn kinh tế 150 3.2. ðịnh hướng phát triển tập ñoàn kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng tới tổ chức kiểm toán nội bộ 152 3.3. Quan ñiểm và nguyên tắc hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam 155 3.4. Giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam 160 3.4.1. Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn kinh tế 160 3.4.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ 180 3.5. Kiến nghị thực hiệnhiện giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam 193 3.5.1. ðối với cơ quan nhà nước 193 3.5.2. ðối với các tập ñoàn kinh tế 195 3.5.3. ðối với các tổ chức nghề nghiệp 196 KẾT LUẬN 198 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ viii DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ix PHỤ LỤC x
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết ñầy ñủ (Tiếng Việt) Viết ñầy ñủ (Tiếng Anh) ACCA Hiệp hội Kế toán viên công Association of Chartered Certified chứng Anh Accountants COCO Tiêu chí kiểm soát Criteria of Control COSO Ủy ban các tổ chức tài trợ Committee of Sponsoring Organizations IFAC Liên ñoàn Kế toán quốc tế International Federation of Accountants IIA Viện Kiểm toán nội bộ Institute of Internal Auditors KTNB Kiểm toán nội bộ KTV Kiểm toán viên KTVNB Kiểm toán viên nội bộ HTKSNB Hệ thống Kiểm soát nội bộ VCCI Phòng Thương mại và Công Vietnam Chamber of Commerce and nghiệp Việt Nam Industry WTO Tổ chức Thương mại thế giới World Trace Organization ISO Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế International Organization for Standardization
- vii - 1 DANH MỤC BẢNG, SƠ ðỒ, BIỂU ðỒ Danh mục bảng Bảng số Tên bảng Trang Bảng số 1.1 Quy mô 10 tập ñoàn hàng ñầu của Mỹ năm 2006 16 Bảng số 1.2 Các tập ñoàn có doanh thu cao nhất của Mỹ năm 2006 17 Bảng số 1.3 Bảng ñánh giá bằng chứng kiểm toán 45 Bảng số 1.4 Xu hướng báo cáo kết quả kiểm toán 62 Bảng số 2.1 Số lượng các tổng công ty nhà nước ñược bố trí lại năm 2001 77 Bảng số 2.2 Tổng nguồn vốn của một số tập ñoàn giai ñoạn 2002-2006 83 Bảng số 2.3 Tỷ trọng vốn nhà nước/tổng nguồn vốn ở một số tập ñoàn năm 2006 83 Bảng số 2.4 Quy mô doanh thu của một số tập ñoàn giai ñoạn 2001 2005 84 Bảng số 2.5 Quy mô lao ñộng trong một số tập ñoàn giai ñoạn 2001 - 2005 85 Bảng số 2.6 Lợi nhuận trước thuế của một số tập ñoàn giai ñoạn 2002 - 2006 86 Bảng số 2.7 Tập ñoàn kinh tế và các ñơn vị thành viên 90 Bảng số 2.8 Kết quả khảo sát về KTNB tại các tập ñoàn 101 Bảng số 2.9 Kế hoạch kiểm toán năm 2007 của Tập ñoàn Dầu khí 109 Quốc gia Việt Nam Bảng số 2.10 Tổng hợp kết quả kiểm toán 117 Bảng số 2.11 Kết quả kiểm toán hoạt ñộng quỹ Bưu ñiện Tuyên Quang, Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 121 Bảng số 2.12 Phát triển nhân sự của Ban KTNB, Tổng công ty BCVT Việt Nam qua từng năm 137 Bảng số 3.1 Yêu cầu về kiểm toán viên 187
- vii - 2 Danh mục sơ ñồ Sơ ñồ số Tên sơ ñồ Trang Sơ ñồ số 1.1 Mối quan hệ giữa các yếu tố của kiểm toán hoạt ñộng 29 Sơ ñồ số 1.2 Quy trình KTNB 37 Sơ ñồ số 1.3 Một số ký hiệu trong mô tả HTKSNB 47 Sơ ñồ số 1.4 Mô tả HTKSNB trong quy trình của nghiệp vụ thu tiền 47 Sơ ñồ số 1.5 Tổ chức bộ máy KTNB theo loại hình kiểm toán 58 Sơ ñồ số 1.6 Tổ chức bộ phận KTNB theo chức năng song song với cấu trúc doanh nghiệp 59 Sơ ñồ số 1.7 Tổ chức bộ phận KTNB theo khu vực 60 Sơ ñồ số 1.8 Cơ cấu tổ chức KTNB ñiển hình 63 Sơ ñồ số 2.1 Cơ cấu tổ chức và quan hệ liên kết trong tập ñoàn 81 Sơ ñồ số 2.2 Mô hình chung trong tổ chức quản lý các tập ñoàn của Việt Nam 90 Sơ ñồ số 2.3 Quy trình KTNB 107 Sơ ñồ số 2.4 Tổ chức tổ KTNB nằm trong bộ phận kế toán có liên hệ báo cáo với Ban kiểm soát 126 Sơ ñồ số 2.5 Tổ chức phòng (ban) KTNB trực thuộc Ban giám ñốc 128 Sơ ñồ số 2.6 Tổ chức KTNB theo mô hình tập trung 132 Sơ ñồ số 3.1 Tổ chức KTNB chịu sự chỉ ñạo trực tiếp của Tổng giám ñốc 183 Sơ ñồ số 3.2 Cấu trúc bộ phận KTNB theo khối chức năng và khối hỗ trợ 189
- 1 MỞ ðẦU 1. Tính cấp thiết của ðề tài: ðể bước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp của Việt Nam ñã có sự phát triển lớn về quy mô và ña dạng hoá phương thức hoạt ñộng. Quy mô của các doanh nghiệp càng lớn, phương thức kinh doanh càng phức tạp thì hoạt ñộng kiểm tra kiểm soát càng trở nên cấp thiết. Một trong những cách thức tăng cường hệ thống kiểm tra kiểm soát trong các doanh nghiệp hiệu quả nhất chính là hoàn thiện tổ chức KTNB. ðiều này ñòi hỏi nhà quản lý càng cần một bộ máy hỗ trợ cho các hoạt ñộng nhằm tăng cường hiệu quả và hiệu năng của hoạt ñộng quản lý. KTNB hình thành mang tính khách quan ñáp ứng nhu cầu quản lý trong môi trường kinh doanh ngày càng thay ñổi. ðáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, Nhà nước ñã thực hiện chủ trương tiếp tục ñổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước và thành lập các doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn, kinh doanh trong lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Theo chủ trương ñó, Thủ tướng Chính phủ ñã ban hành Quyết ñịnh 91/TTg ngày 7/3/1994 về "Thí ñiểm thành lập các tập ñoàn kinh doanh". Việc thành lập các tập ñoàn kinh tế sẽ tạo tiền ñề cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Quyết ñịnh thành lập Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là bước khởi ñầu cho việc hình thành các tập ñoàn kinh tế ở Việt Nam. ðồng thời, việc thành lập các tập ñoàn kinh tế trong một số ngành sản xuất vật chất then chốt là một yêu cầu tất yếu khách quan. Mô hình kinh doanh tập ñoàn là một mô hình mới xuất hiện ở Việt Nam do ñó trong quá trình hoạt ñộng của các tập ñoàn kinh tế, công việc kiểm tra kiểm soát gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, KTNB ñã ñược tổ chức ở một số tập ñoàn kinh tế và bước ñầu ñã có ñược những ñóng góp ñáng kể vào sự phát triển của các tập ñoàn này. Tuy nhiên, KTNB vẫn chưa ñược thiết lập ñầy ñủ và vận hành hữu hiệu. Các nhà quản lý trong các tập ñoàn kinh tế còn chưa nhận thức rõ ràng vai trò và tầm quan trọng của KTNB. Hơn nữa, bản thân những người thực hiện KTNB cũng chưa hiểu ñúng về chức năng, nhiệm vụ và vai trò của KTNB. ðiều này dẫn ñến hoạt ñộng KTNB hiện nay trong các tập ñoàn kinh tế còn chưa thể hiện ñúng bản chất của KTNB. Hoạt ñộng của KTNB mới dừng ở mức kiểm tra và khảo sát việc
- 2 ghi chép sổ sách kế toán, lập bảng bảng khai tài chính và tuân thủ các quy ñịnh trong chế ñộ, thể lệ luật pháp mà chưa chú trọng ñến việc ñánh giá hiệu quả của các hoạt ñộng trong ñơn vị. Hơn nữa, hệ thống các văn bản pháp lý hướng dẫn về kinh doanh theo hình thức tập ñoàn kinh tế và về KTNB còn chưa ñầy ñủ, thiếu tính thống nhất dẫn tới những khó khăn trong tổ chức KTNB tại các tập ñoàn kinh tế. Từ ñó việc xây dựng và hoàn thiện KTNB trở thành vấn ñề mang tính cấp bách trong quản lý tài chính tại các tập ñoàn kinh tế, vừa có ý nghĩa về lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong giai ñoạn hiện nay ở Việt Nam. Nhận thức ñược tầm quan trọng của vấn ñề này, Tác giả ñã lựa chọn ðề tài: " Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam " 2. Tổng quan những nghiên cứu về kiểm toán nội bộ ðã có rất nhiều nghiên cứu trên nhiều khía cạnh và lĩnh vực khác nhau về KTNB. Một số nghiên cứu về KTNB có thể kể ñến như: Các nghiên cứu của Tác giả Victor Z. Brink và Herbert Witt (1941) về "Kiểm toán nội bộ hiện ñại"; Tác giả A.P. Alvarez (1970) về "Vai trò của kiểm toán nội bộ trong ban hành chính sách và quyết ñịnh"; Tác giả J.C. Shaw (1980) về "Kiểm toán nội bộ - Một yếu tố cần thiết cho hoạt ñộng quản lý hiệu quả";Tác giả John A. Edds (1980) về "Kiểm toán quản trị: Khái niệm và thực hiện"; Tác giả Richard A. Roy (1989) về "Quản lý ñối với bộ phận kiểm toán nội bộ"; Tác giả Ann Neale (1991) về "Hệ thống kiểm toán: Lý thuyết và thực hành"; Tác giả Lawrence B. Sawyer, Mortimer Dittenhofe, James H. Scheiner (2003) về "Thực hành kiểm toán nội bộ hiện ñại"; Tác giả Robert Moeller (2004) về "ðạo luật Sabanes Oxley và những nguyên tắc mới về kiểm toán nội bộ"; Tác giả Robert Moeller (2005) về "Kiểm toán nội bộ hiện ñại theo quan ñiểm của Brink"; Tác giả Michael Elliot, Ray Dawson, Janet Edwards (2007) về "Cải thiện mô hình hoạt ñộng cho kiểm toán nội bộ". Các tác giả này ñã xem xét những vấn ñề mang tính khái quát chung về KTNB. Ngoài ra, còn một số nghiên cứu với những lĩnh vực ñặc thù như Tác giả Victor Z. Brink, Bradford Cadmus (1950) về "Kiểm toán nội bộ trong ngành công nghiệp"; Tác giả Reisner, Franz, Drsocoec (1990) về "Kiểm toán nội bộ trong các công ty bảo hiểm: Cơ sở thực hiện"; Tác giả D.P Gupta, R.K Gupta (2004) về "Kiểm toán nội bộ ngân hàng dựa trên cơ sở tiếp cận rủi ro". Ở Việt Nam, năm 1997, KTNB chính thức ñược công nhận. Theo ñó nhiều nghiên cứu về KTNB cũng bắt ñầu phát triển. Tác giả Nguyễn Quang Quynh (1998)
- 3 về "Xây dựng hệ thống kiểm tra kiểm soát trong quản lý vĩ mô và vi mô ở Việt Nam" ñã ñề cập tới KTNB như là một yếu tố cấu thành của HTKSNB, KTNB ñóng vai trò quan trọng ñặc biệt trong quản lý vi mô. Tác giả Ngô Trí Tuệ và cộng sự (2004) với ñề tài "Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam" ñã ñề cập tới một yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ là KTNB trong hoạt ñộng của một ñơn vị cụ thể là Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Tác giả Vương ðình Huệ và cộng sự với ñề tài cấp nhà nước: "ðịnh hướng chiến lược và giải pháp phát triển kiểm toán ở Việt Nam" cũng ñề cập tới ñịnh hướng và giải pháp phát triển KTNB nhưng ở góc ñộ quản lý vĩ mô với các vấn ñề mang tính chiến lược tổng thể. Các công trình nghiên cứu trên mới chỉ ñề cập ñến các vấn ñề mang tính tổng thể của KTNB hoặc gắn với một doanh nghiệp nhất ñịnh. Luận án tiến sĩ kinh tế của Tác giả Phan Trung Kiên (2008) với ñề tài "Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam" ñã ñề cập ñến tổ chức kiểm toán nội bộ trong một ngành nhất ñịnh là ngành xây dựng. Ngoài ra, một số ñề tài Luận văn Thạc sỹ ñã nghiên cứu về tổ chức KTNB trong một số doanh nghiệp cụ thể. Hơn nữa, các nghiên cứu về KTNB trong cơ cấu tổ chức của các tập ñoàn còn chưa ñược ñề cập. Tác giả Nguyễn ðình Phan (1996) với ñề tài "Thành lập và quản lý các tập ñoàn kinh doanh ở Việt Nam" ñề cập ñến mô hình các tập ñoàn kinh tế và giới thiệu mô hình tập ñoàn kinh tế trên thế giới và bài học vận dụng ở Việt Nam. Tác giả Vũ Huy Từ (2002) với ñề tài "Mô hình tập ñoàn kinh tế trong công nghiệp hóa hiện ñại hóa" ñề cập ñến các mô hình tập ñoàn trên thế giới và các giải pháp vĩ mô nhằm hình thành tập ñoàn kinh tế tại Việt Nam. Tác giả Trần Tiến Cường và cộng sự (2005) với ñề tài "Tập ñoàn kinh tế - Lý luận và kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt Nam" ñã ñề cập ñến những lý luận chung về tập ñoàn kinh tế, phân tích các mô hình tập ñoàn trên thế giới và khả năng áp dụng những mô hình này ở Việt Nam, trên cơ sở ñó ñưa ra các chính sách vĩ mô ñối với các Tổng công ty nhà nước khi phát triển theo hướng tập ñoàn kinh tế. Các công trình trên chủ yếu hướng ñến nghiên cứu các mô hình tập ñoàn kinh tế và các chính sách vĩ mô nhằm phát triển tập ñoàn kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa ñề cập một cách cụ thể ñến kiểm tra kiểm soát ñối với các tập ñoàn và tổ chức KTNB tại các tập ñoàn kinh tế. Như vậy, chưa có một nghiên cứu mang tính khái quát bao gồm cả lý luận và thực tiễn về tổ chức KTNB ñối với một loại hình mới bắt ñầu hình thành ở Việt Nam là các tập ñoàn kinh tế.
- 4 Vì lý do nêu trên, Luận án tập trung nghiên cứu ñến mô hình tập ñoàn, tổ chức quản lý tập ñoàn, kinh nghiệm quốc tế; nghiên cứu KTNB thích ứng với mô hình tập ñoàn. Các nghiên cứu của Luận án sẽ bao gồm cả lý luận về KTNB và thực trạng KTNB trong tập ñoàn kinh tế của Việt Nam. 3. Mục ñích và ý nghĩa nghiên cứu của luận án a. Mục ñích Mục ñích của Luận án là hệ thống hóa các lý luận cơ bản về tập ñoàn kinh tế, các lý luận cho tổ chức KTNB trong các tập ñoàn kinh tế và nghiên cứu thực trạng tổ chức KTNB trong các tập ñoàn kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở ñó, Luận án nghiên cứu các giải pháp và ñề xuất các mô hình hiệu quả của tổ chức KTNB trong các tập ñoàn kinh tế Việt Nam. b. Ý nghĩa Với mục ñích trên, Luận án có ý nghĩa cả trong lý luận và thực tiễn tổ chức KTNB. Cụ thể: Thứ nhất, Về lý luận: Luận án trình bày hệ thống và toàn diện về tập ñoàn kinh tế, các mô hình tập ñoàn. ðồng thời Luận án phát triển lý luận về tổ chức KTNB trong các tập ñoàn kinh tế, khẳng ñịnh tầm quan trọng của KTNB trong tập ñoàn kinh tế. Thứ hai, Về thực tiễn: Luận án mô tả và phân tích thực trạng tổ chức KTNB trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam trên hai mặt là tổ chức công tác KTNB và tổ chức bộ máy KTNB, ñánh giá những thành tựu và hạn chế và luận giải các nguyên nhân theo các nội dung của tổ chức KTNB. Trên cơ sở ñó, Luận án ñề xuất ñược những quan ñiểm và giải pháp khả thi trong tổ chức KTNB trong các tập ñoàn kinh tế, ñóng góp vào việc hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. 4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án a. ðối tượng nghiên cứu ðối tượng nghiên cứu của Luận án là tổ chức KTNB trong các tập ñoàn kinh tế ñược thành lập theo pháp luật của Việt Nam. ðối tượng nghiên cứu ñược cụ thể hoá trên các khía cạnh sau: Một là, Những vấn ñề lý luận về tổ chức KTNB trong các tập ñoàn kinh tế.
- 5 Hai là, Phân tích ñánh giá thực trạng tổ chức KTNB trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam có gắn với tổ chức KTNB của các tập ñoàn kinh tế của các nước trên thế giới. b. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu các tập ñoàn kinh tế nhà nước trong ðề án Thí ñiểm thành lập tập ñoàn bằng hình thức chuyển ñổi hình thức sở hữu và tái cấu trúc hoạt ñộng của các tổng công ty 91. Phạm vi khảo sát thực tế của ðề tài là các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam hoạt ñộng trong lĩnh vực sản xuất, các tổng công ty ñang trong ðề án Thí ñiểm xây dựng tập ñoàn kinh doanh của Chính phủ. Số liệu của ðề tài dựa trên các niên giám thống kê, các báo cáo tổng kết, các và khảo sát thực tế của tác giả tại công ty mẹ và công ty thành viên của một số tập ñoàn, các doanh nghiệp nhà nước trong ðề án Thí ñiểm hình thành tập ñoàn ở Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, sử dụng kết hợp các phướng pháp nghiên cứu ñịnh tính và nghiên cứu ñịnh lượng. Các phương pháp kỹ thuật chủ yếu mà Tác giả sử dụng trong luận án bao gồm: Phương pháp ñiều tra, khảo sát, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp thực chứng, các phương pháp bổ trợ khác. Dữ liệu ñược sử dụng trong Luận án bao gốm cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Các dữ liệu sơ cấp ñược thu thập chủ yếu thông qua phiếu ñiều tra ñối với thành viên của các tập ñoàn kinh tế bao gồm cả công ty mẹ, các công ty con và công ty liên kết. Dữ liệu này còn ñược bổ sung bằng phỏng vấn trực tiếp ñối với nhà quản lý và kiểm toán viên nội bộ trong các doanh nghiệp này. Ngoài ra, Tác giả còn tiến hành phỏng vấn các chuyên gia trong bộ máy quản lý nhà nước về tài chính kế toán kiểm toán như Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chính phủ. Dữ liệu thứ cấp ñược thu thập qua các tài liệu, báo cáo khoa học về tập ñoàn kinh tế và về kiểm toán nội bộ, báo cáo tổng kết hoạt ñộng của các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam. 6. Những ñóng góp của Luận án Việc hình thành và phát triển các tập ñoàn kinh tế là một ñịnh hướng nhằm tăng cường sức mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, phát triển bền vững và ñạt hiệu quả cho các doanh nghiệp của Việt Nam. KTNB sẽ góp phần không nhỏ
- 6 nhằm giúp các tập ñoàn ñạt ñược các mục tiêu trên. Chính vì vậy, Luận án có những ñóng góp cả về lý luận và giải quyết thực tiễn. Một là, Về Lý luận: Luận án ñã hệ thống hóa lý luận chung về các tập ñoàn kinh tế, ñề, trên cơ sở ñó ñã làm rõ lý luận chung về KTNB trong tập ñoàn kinh tế. Trong ñó, Luận án ñã ñưa ra các mô hình của KTNB phù hợp với ñặc ñiểm chung của tập ñoàn kinh tế. Ngoài ra, Luận án cũng ñề cập ñến kinh nghiệm tổ chức KTNB của tập ñoàn ở một số nước trên thế giới. Hai là, Về thực tiễn: Luận án ñã xem xét các ñặc ñiểm chung của tập ñoàn kinh tế trong phạm vi nghiên cứu, trên cơ sở ñó nhận diện mô hình tập ñoàn kinh tế của Việt Nam. Luận án ñã ñánh giá thực trạng tổ chức KTNB ở các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam trên hai mặt là tổ chức công tác KTNB và tổ chức bộ máy KTNB. Trên cơ sở ñó Luận án ñã phân tích rõ những những kết quả ñạt ñược và những hạn chế của KTNB trong các tập ñoàn, làm rõ các nguyên nhân chủ quan và khách quan của các nội dung trên. Trên cơ sở các nghiên cứu về thực trạng tổ chức KTNB, Luận án ñã ñề xuất các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện KTNB trên cả hai mặt là tổ chức công tác và tổ chức bộ máy KTNB. ðặc biệt, tác giả nhấn mạnh ñến việc tổ chức mô hình KTNB phù hợp với mô hình tập ñoàn kinh tế ñang ñược vận dụng ở Việt Nam. Những ñề xuất mà tác giả ñưa ra còn có thể vận dụng cho các ñơn vị khác ñang trong quá trình hình thành tập ñoàn. 7. Bố cục, kết cấu của luận án: Ngoài phần Mở ñầu và Kết luận, Luận án gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận của tổ chức kiểm toán nội bộ trong tập ñoàn kinh tế Chương 2: Thực trạng tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập ñoàn kinh tế của Việt Nam
- 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG TẬP ðOÀN KINH TẾ 1.1. KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG TẬP ðOÀN KINH TẾ 1.1.1. Khái quát chung về tập ñoàn kinh tế 1.1.1.1. Bản chất và vai trò của tập ñoàn kinh tế Quá trình phát triển của nền kinh tế thường dẫn tới xu hướng tích tụ, tập trung sản xuất và tập trung các nguồn lực về vốn, lao ñộng và tài nguyên hay sự kết hợp về công nghệ của các công ty ñơn lẻ thông qua hình thức liên kết lại với nhau ñể hình thành tổ hợp các công ty có quy mô lớn, hoạt ñộng trong nhiều lĩnh vực, phạm vi hoạt ñộng rộng. Xu hướng ñó ñã trở thành tiền ñề phát triển của các tập ñoàn kinh tế trên thế giới. Về mặt ngôn ngữ, từng quốc gia có thể dùng nhiều từ ngữ khác nhau ñể nói về khái niệm tập ñoàn kinh tế. Việc sử dụng các từ ngữ khác nhau như vậy phụ thuộc vào lịch sử hình thành và hình thức biểu hiện của từng loại tập ñoàn. Tại Châu Âu và Hoa Kỳ, các tập ñoàn ñược hình thành một cách chính thức từ sau cuộc cách mạng công nghiệp. Trước hết có thể kể ñến hình thức "Cartel". Cartel là hình thức tập ñoàn kinh tế có liên kết ñơn giản nhất xuất hiện ñầu tiên ở Hoa Kỳ vào khoảng giữa thế kỷ XIX và sau ñó mở rộng sang nhiều nước Châu Âu. ðây là loại hình tập ñoàn kinh tế ñược hình thành bởi sự liên kết của các công ty hoạt ñộng trong cùng một ngành, một lĩnh vực sản xuất kinh doanh trên cơ sở thoả thuận kinh tế như thống nhất về giá cả, tiêu chuẩn sản phẩm, phân chia thị trường ñầu vào, ñầu ra... nhằm tránh cạnh tranh trực tiếp với nhau. Trong Cartel, các công ty tham gia vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân và tính ñộc lập của chúng, tuy nhiên tính ñộc lập về kinh tế lại bị hạn chế bởi các hợp ñồng kinh tế. Một dạng ñặc biệt của Cartel là Syndicate và Trust. ðiểm ñặc biệt trong hình thức Syndicate là có một văn phòng thương mại chung do một ban quản trị ñiều hành và tất cả các công ty thành viên ñều tiêu thụ hàng hóa của mình qua văn phòng thương mại này. ðiều này làm cho các ñơn vị thành viên sẽ mất tính ñộc lập về thương mại và chỉ còn giữ ñược tính ñộc lập về sản xuất. Với hình thức Trust, liên kết trong tập ñoàn không chỉ ở khâu tiêu thụ mà cả ở khâu sản xuất. Trust bao gồm nhiều doanh nghiệp công nghiệp do một ban
- 8 quản trị thống nhất ñiều hành. Trong hình thức này, các doanh nghiệp thành viên ñều bị mất quyền ñộc lập cả về sản xuất và thương mại. Trong ñiều kiện kinh tế hiện nay, các nước ñều không khuyến khích ñộc quyền thông qua các qui ñịnh của hệ thống luật pháp. Ví dụ tại Hoa Kỳ ñã có nhiều ñạo luật chống ñộc quyền như ðạo luật Serman năm 1890, ðạo luật Clayton năm 1914, ðạo luật của Ủy ban Thương mại Liên bang năm 1914, ðạo luật cải tiến lĩnh vực chống ñộc quyền Anti-Trust năm 1976. Hơn thế nữa, mô hình Cartel chỉ hoạt ñộng trong cùng một ngành, một lĩnh vực sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy hình thức này ñến nay ít tồn tại. Một hình thức tập ñoàn cũng ñược hình thành rất sớm là "Consortium". "Consortium" là từ gốc Latinh có nghĩa là "ñối tác, hiệp hội hoặc hội" ñược sử dụng ñể chỉ một tập hợp của hai hay nhiều thực thể kinh tế nhằm mục ñích tham gia vào hoạt ñộng chung hoặc ñóng góp nguồn lực ñể ñạt ñược mục tiêu chung. Consortium ñược xác lập trên cơ sở hợp ñồng, trong ñó quy ñịnh rõ quyền và nghĩa vụ của từng công ty thành viên tham gia. Mô hình phổ biến của Consortium có thể là tổ hợp của nhiều tổ chức liên kết với nhau nhằm mục tiêu phân chia thị trường hoặc tiến hành một hoạt ñộng kinh doanh nào ñó có một công ty lớn ñứng ñầu. Một ví dụ ñiển hình của loại hình Consortium là hãng Airbus Industrie một trong những hãng sản xuất máy bay hàng ñầu trên thế giới với các thành viên là Aérospatiale – Matra (Pháp) 37,9%, Daimler – Chrysler Aerospace (ðức) 37,9%, và Construcciones Aeronáuticas (Tây Ban Nha) 4.2%. Các thành viên hưởng phần lợi nhuận tương ứng theo tỷ lệ ñóng góp [70]. Phù hợp với phương pháp quản lý hiện ñại, phát triển kinh doanh và hạn chế rủi ro ñồng thời hỗ trợ mạnh mẽ trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới, tại khu vực Bác Mỹ và Châu Âu ñầu thế kỷ XX ñã hình thành mô hình tập ñoàn theo hình thức "Concern". ðây là tập ñoàn kinh tế ñược hình thành bằng cách công ty mẹ ñầu tư vào các công ty khác thành các công ty con. Mục tiêu của việc thành lập Concern là tạo tiềm lực tài chính mạnh ñể phát triển kinh doanh, hỗ trợ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới. Chính vì mục ñích ñó mà Concern trở nên ngày càng phổ biến. Trong Concern, liên kết ñược thực hiện bằng cách công ty mẹ sẽ ñiều hành hoạt ñộng của tập ñoàn bằng quyền kiểm soát thông qua nguồn vốn ñầu tư. Các công ty con chịu trách nhiệm trên phần vốn góp của mình và giữ tính ñộc lập về mặt pháp lý nhưng hoạt ñộng phụ thuộc vào chiến lược phát triển của công ty mẹ.
- 9 Các công ty con trong mô hình này có thể hoạt ñộng trong nhiều lĩnh vực có liên quan, có thể bổ trợ cho nhau trong hoạt ñộng và phân tán rủi ro cho cả tập ñoàn. Sự phát triển cao hơn của các liên kết trong tập ñoàn kinh tế dẫn ñến sự mở rộng về phạm vi liên kết. Liên kết trong các tập ñoàn trước ñây chỉ là các liên kết ñơn giản theo từng khâu của quá trình kinh doanh thì ngày nay ñã phát triển thành các liên kết phức tạp bao gồm cả liên kết về hoạt ñộng sản xuất kinh doanh và liên kết về tài chính. ðây là cơ sở hình thành các tập ñoàn kinh tế theo hình thức "Conglomerate". Conglomerate là tập ñoàn kinh doanh ñược hình thành bằng cách thu hút những công ty có lợi nhuận cao nhất và các ngành có hiệu quả hoạt ñộng cao nhất thông qua thị trường chứng khoán. Khác với Concern, mô hình Conglomerate là tập ñoàn ña ngành, các công ty thành viên ít có mối quan hệ về công nghệ sản xuất và khâu tiêu thụ nhưng lại có mối liên hệ chặt chẽ về mặt tài chính. Chính vì thế mà mô hình tập ñoàn này thường gắn bó chặt chẽ với ngân hàng và tổ chức tài chính. Tại một số quốc gia phát triển ở châu Á, các tập ñoàn cũng hình thành và phát triển từ rất sớm. Ở Nhật Bản, "Keiretsu" là thuật ngữ ñược sử dụng ñể chỉ các tập ñoàn kinh tế. Keiretsu là một nhóm các doanh nghiệp ñộc lập về mặt pháp lý nắm giữ cổ phần của nhau và thiết lập ñược mối quan hệ mật thiết về nguồn vốn, về nhân lực, công nghệ, cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm. Ở Hàn Quốc, tập ñoàn thường ñược gọi là "Chaebol". Chaebol ñược sử dụng ñể chỉ liên kết gồm nhiều công ty hình thành quanh một công ty mẹ. Trong Chaebol, các công ty thành viên trong tập ñoàn thường nắm giữ cổ phần hoặc vốn góp của nhau và do một gia ñình ñiều hành. Còn theo quan ñiểm của các nhà kinh tế Trung Quốc, Tập ñoàn doanh nghiệp là một tổ hợp kinh doanh tập hợp các doanh nghiệp có liên quan với nhau bởi một công ty mẹ. Công ty mẹ của mỗi tập ñoàn doanh nghiệp sẽ hoạt ñộng như là hạt nhân của tập ñoàn, còn các công ty con và các doanh nghiệp có liên quan khác ñều là các pháp nhân ñược pháp luật công nhận, chia sẻ tất cả các quyền dân sự có liên quan và chịu trách nhiệm dân sự phát sinh. Những công ty trực thuộc hoặc các ñơn vị không phải là pháp nhân sẽ không phải là các thành viên ñộc lập của tập ñoàn. Bản thân tập ñoàn doanh nghiệp không phải là các pháp nhân [84, tr 2]. Có thể thấy hiện nay có rất nhiều ñịnh nghĩa khác nhau về tập ñoàn kinh tế, song vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về tập ñoàn kinh tế. Ở Việt Nam, quan ñiểm của các tác giả của cuốn "Từ ñiển Thương mại Anh - Pháp - Việt" về tập ñoàn kinh tế: "Một nhóm là một tập ñoàn kinh tế và tài chính gồm một công ty mẹ và các
- 10 công ty khác mà nó kiểm soát hay trong ñó nó có tham gia. Mỗi công ty bản thân nó cũng có thể kiểm soát các công ty khác hay tham gia các tổ hợp khác" [23, tr206]. Quan ñiểm này thể hiện ba ñiểm chính: Một là, Cơ cấu tổ chức tập ñoàn là một nhóm các công ty trong ñó có một công ty mẹ và các công ty thành viên; Hai là, Công ty mẹ liên kết với các ñơn vị thành viên bằng cách kiểm soát hoặc tham gia hoạt ñộng với các công ty thành viên; Ba là, Các công ty thành viên có thể kiểm soát và tham gia các công ty khác. Dưới góc ñộ pháp lý của Việt Nam, Luật Doanh nghiệp ban hành ngày 29/11/2005 ñưa ra khái niệm "Tập ñoàn kinh tế là nhóm các công ty có quy mô lớn", trong ñó có thể hiểu "nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác" [27]. Có thể thấy ngay các văn bản pháp luật của Việt Nam vẫn chưa ñưa ra một căn cứ rõ ràng ñể xác ñịnh các tập ñoàn kinh tế. ðiều này dẫn ñến nhiều khó khăn cho các cơ quan nhà nước và bản thân các tập ñoàn trong quá trình xác ñịnh mối quan hệ với các cơ quan nhà nước và mối liên hệ giữa các doanh nghiệp thành viên. Theo các phân tích trên, các quan niệm về tập ñoàn kinh tế kể trên có những ñiểm khác biệt và có những ñiểm tương ñồng nhất ñịnh. Sự khác biệt chủ yếu là do khác biệt về phương pháp tiếp cận, ñiều kiện kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia. Các quan niệm trên có thể có những cách diễn ñạt khác nhau nhưng ñều thể hiện rõ những nội dung cơ bản sau: Thứ nhất: Tập ñoàn kinh tế là sự hình thành mang tính tất yếu khách quan của các quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình ñộ phát triển của lực lượng sản xuất của nền kinh tế thị trường như quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu. Các tập ñoàn ñều có quy mô kinh doanh lớn, phạm vi hoạt ñộng rộng; Thứ hai: Các tập ñoàn thường hoạt ñộng ña ngành, ña lĩnh vực và có lĩnh vực kinh doanh chính. Các ngành kinh doanh khác thường liên quan hoặc là ngành kinh doanh phụ trợ cho ngành kinh doanh chính nhằm tận dụng cơ sở vật chất, tiềm năng, lao ñộng hoặc phân tán rủi ro. Các tập ñoàn thường gồm nhiều doanh nghiệp có tư cách pháp nhân ñộc lập. Tuy nhiên bản thân tập ñoàn lại chỉ mang ý nghĩa là một nhóm các công ty chứ không có tư cách pháp nhân;
- 11 Thứ ba: Các tập ñoàn có thể có hình thức sở hữu rất ña dạng, có thể là ñơn sở hữu, ña sở hữu hoặc sở hữu gia ñình. Các tập ñoàn phát triển theo xu hướng hiện ñại thường theo hướng ña sở hữu nhằm thu hút tối ña các nguồn lực. Trong một số trường hợp do ñặc ñiểm về kinh tế và truyền thống văn hoá, hình thức sở hữu gia ñình cũng ñược hình thành và phát triển; Thứ tư: Liên kết chủ yếu trong các tập ñoàn có thể có nhiều hướng khác nhau, có thể là liên kết về tài chính, liên kết về công nghệ, thị trường và chiến lược kinh doanh. Các liên kết này có thể là liên kết ñầu vào hoặc ñầu ra của quá trình kinh doanh nhưng ñều hướng ñến sự gia tăng lợi ích của các bên tham gia. Mục tiêu cụ thể của các liên kết này là tăng cường khả năng tích tụ, tập trung, cạnh tranh và tối ña hoá lợi nhuận. Trung tâm của các tập ñoàn là các công ty mẹ, các công ty này có thể hoạt ñộng với chức năng ñầu tư tài chính và sản xuất kinh doanh hoặc chỉ thực hiện chức năng ñầu tư tài chính. Trên cơ sở những phân tích trên, theo quan ñiểm của tác giả có thể ñưa ra một khái niệm về tập ñoàn kinh tế như sau: Tập ñoàn kinh tế là một thực thể kinh tế có quy mô lớn gồm nhiều doanh nghiệp thành viên liên kết với một doanh nghiệp hạt nhân là công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên có tư cách pháp nhân ñộc lập. Mối quan hệ kinh tế trong tập ñoàn dựa trên cơ sở các liên kết ñược pháp luật thừa nhận. Các liên kết này có thể là liên kết ñầu vào hoặc ñầu ra của quá trình kinh doanh dựa trên cơ sở liên kết chặt chẽ và gắn bó lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường, các dịch vụ khác và chiến lược kinh doanh nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối ña hoá lợi ích. Bản thân tập ñoàn kinh tế không ñược coi là một pháp nhân ñộc lập mà là một tập hợp hay một nhóm các doanh nghiệp thành viên mà mỗi doanh nghiệp thành viên ñều có tư cách pháp nhân. Với cách hiểu về tập ñoàn kinh tế như trên, có thể thấy vai trò quan trọng của các tập ñoàn trong nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia cũng như của nền kinh tế toàn cầu. Các quốc gia trên thế giới hiện nay ñều chú trọng hỗ trợ, tạo ñiều kiện hình thành và phát triển các tập ñoàn kinh tế. ðiều này ñược thúc ñẩy do sự nhận biết toàn diện của các cơ quan nhà nước, các nhà quản lý về vai trò ngày càng quan trọng của các tập ñoàn ñối với toàn bộ nền kinh tế của quốc gia. Vai trò này thường ñược xem xét trên những khía cạnh sau: Thứ nhất: Tập ñoàn kinh tế tăng tốc ñộ huy ñộng vốn thông qua sự chuyển dịch vốn nhanh giữa công ty mẹ và công ty thành viên, giữa các công ty thành viên
- 12 với nhau. Sự chuyển dịch này hạn chế tình trạng thừa, thiếu vốn cục bộ. Hơn nữa, tập ñoàn kinh tế tạo ñiều kiện cho các công ty tối ña hoá ñược các nguồn lực khác như lao ñộng và tài nguyên. Việc tạo ra một ñầu mối chung cho các tập ñoàn kinh tế còn giúp các doanh nghiệp trong tập ñoàn tiết kiệm ñược vốn và các nguồn lực khác khi chỉ cần thực hiện qua một ñầu mối. Ví dụ như các chương trình quảng cáo, ñào tạo nghiệp vụ, phổ biến thông tin trong toàn tập ñoàn sẽ tiết kiệm chi phí rất nhiều; Thứ hai: Tập ñoàn luôn tạo một nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, ñồng thời ñảm bảo các cân ñối lớn của nền kinh tế. Một nguồn thu lớn từ thuế cho ngân sách nhà nước là từ các tập ñoàn kinh tế. ðiều này dẫn ñến vị trí ngày càng quan trọng của tập ñoàn ñối với nền kinh tế quốc dân. Do ñặc ñiểm nổi bật của các tập ñoàn kinh tế là hoạt ñộng theo một sự chỉ ñạo chung thống nhất về chiến lược phát triển nên hoạt ñộng của tập ñoàn thường mang tính dẫn ñường cho một ngành trong nền kinh tế quốc dân. Kim ngạch xuất khẩu lớn và có ảnh hưởng tới cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc gia. Vì vậy, các tập ñoàn có khả năng ñảm bảo các cân ñối lớn của nền kinh tế về nguồn thu ngân sách, tạo việc làm, bình ổn giá... Thứ ba: Quy mô và phạm vi hoạt ñộng của tập ñoàn cho phép tổ chức nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh: Các tập ñoàn thường ñi ñầu trong việc áp dụng công nghệ mới, chuyển giao kỹ thuật công nghệ trên toàn tập ñoàn. ðiều này làm cho việc phổ biến công nghệ ñược thực hiện với tốc ñộ cao hơn, làm tăng năng suất hoạt ñộng và tăng hiệu quả kinh tế. Nhà quản lý ở cấp vĩ mô và vi mô ñều cần nhận thức rõ bản chất và vai trò của tập ñoàn kinh tế. Tuy nhiên, những vai trò trên của tập ñoàn kinh tế có thể thay ñổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chính sách phát triển hay ñiều kiện kinh tế xã hội của mỗi thời kỳ. Do ñó, ñể quản lý tốt tập ñoàn kinh tế, cần nhận dạng loại hình tập ñoàn phù hợp với từng mục tiêu của quản lý. ðây cũng là cơ sở giúp nhà quản lý có thể xác ñịnh mô hình và phương thức tổ chức kiểm toán nội bộ. 1.1.1.2. Các loại tập ñoàn kinh tế Có thể sử dụng nhiều tiêu thức khác nhau ñể phân loại tập ñoàn. Việc phân loại các tập ñoàn kinh tế và nhận diện các tập ñoàn kinh tế theo từng loại là một phần việc rất quan trọng giúp các cơ quan quản lý nhà nước ñưa ra các quyết sách phù hợp với từng loại tập ñoàn ñồng thời là cơ sở cho tổ chức KTNB. Hơn nữa, bản thân các nhà quản lý phải hiểu rõ bản chất liên kết và xác ñịnh tập ñoàn của mình
- 13 thuộc loại hình nào mới có thể ñưa ra các quyết ñịnh ñúng ñắn và phù hợp. Các tập ñoàn thường ñược phân loại theo bản chất liên kết, theo phương thức hình thành và tính chất ngành nghề hay theo hình thức sở hữu Phân loại tập ñoàn theo bản chất liên kết: Các tập ñoàn có thể ñược hình thành dựa trên nhiều cách thức liên kết khác nhau. Bản chất liên kết của tập ñoàn kinh tế thường ñược biểu hiện dưới hai hình thức sau: Thứ nhất là liên kết mềm: Trong liên kết này quan hệ giữa các thành viên tương ñối lỏng lẻo thông qua các thoả thuận hoặc cam kết hợp tác. Trong hình thức này, các doanh nghiệp thành viên có tính ñộc lập tương ñối cao. Tập ñoàn có một ban quản trị ñiều hành các hoạt ñộng theo một chiến lược chung, từng công ty thành viên vẫn giữ tính ñộc lập về tài chính, thương mại và sản xuất. Nếu xét về bản chất liên kết thì các Consortium, Cartel cũng ñược coi là các liên kết mềm. Thứ hai là liên kết cứng: Tập ñoàn kinh tế ñược hình thành theo liên kết chặt chẽ về vốn. Có bốn dạng khác nhau của hình thức liên kết này: Dạng thứ nhất là cấu trúc ñơn giản. Theo mô hình này, công ty "mẹ" nắm giữ cổ phần của công ty "con", công ty "con" có thể nắm giữ cổ phần của công ty "cháu"... Các công ty cấp trên chi phối trực tiếp về tài chính ñối với các công ty cấp dưới thông qua việc nắm giữ cổ phiếu. Dạng liên kết thứ hai là, Công ty mẹ nắm giữ cổ phiếu của công ty thành viên không thuộc cấp dưới trực tiếp (ví dụ công ty "cháu"). Mục ñích của việc kiểm soát về tài chính với những công ty này là do tập ñoàn muốn nắm giữ một lĩnh vực quan trọng nào ñó nên ñã trực tiếp ñầu tư. Tập ñoàn Petronas của Malaysia ñược tổ chức và liên kết theo mô hình này. Dạng liên kết thứ ba là: Các công ty ñồng cấp nắm giữ cổ phiếu của nhau. Mô hình này tạo khả năng thành lập ñược công ty mới trong tập ñoàn, tăng cường liên kết giữa các công ty thành viên trong tập ñoàn. Mô hình này ñược áp dụng phổ biến ở phần lớn các nước phát triển như ở Mỹ với tập ñoàn General Electric, General Motors, Hàn Quốc với tập ñoàn LG, Samsung. Dạng liên kết thứ tư là: Tập ñoàn kinh tế có hình thức liên kết hỗn hợp. ðây là tập ñoàn có mối quan hệ liên kết phức tạp nhất. Mô hình này là sự kết hợp của cả ba mô hình trên. Nền kinh tế càng phát triển, các quan hệ liên kết càng ña dạng thì số lượng tập ñoàn theo mô hình này càng nhiều. Phân loại tập ñoàn theo phương thức hình thành: Theo cách phân loại này, có ba phương thức hình thành của các tập ñoàn kinh tế tương ứng với ba loại liên kết trong tập ñoàn là liên kết ngang, liên kết dọc và liên kết hỗn hợp. Thứ nhất, tập ñoàn
- 14 bao gồm các công ty thành viên trong cùng một ngành – gọi là liên kết ngang: Cartel, Syndicate, Trust, Keiretsu. Mô hình này hiện nay không phổ biến vì phải ñối mặt với rủi ro cao khi chỉ tập trung vào một ngành nghề. Hơn nữa, mô hình này thường vấp phải sự ngăn cấm bởi luật pháp của các nước về chống ñộc quyền. Thứ hai, liên kết trong tập ñoàn là liên kết dọc. Các ñơn vị thành viên trong tập ñoàn có mối liên hệ theo quy trình công nghệ với công ty mẹ, hoặc bản thân công ty con có thể phát triển các công ty mới ñể thực hiện các hoạt ñộng phụ trợ cho ngành sản xuất của công ty. Tuy nhiên, ñể thành lập ñược tập ñoàn theo mô hình này, công ty mẹ phải có tiềm lực tài chính lớn ñồng thời phải có khả năng kiểm soát các hoạt ñộng và kiểm tra tài chính ñối với ñơn vị thành viên. Thứ ba, tập ñoàn liên kết hỗn hợp. Mô hình này là sự kết hợp của cả hai mô hình trên. Trong tập ñoàn có cả liên kết ngang và liên kết dọc. Liên kết hỗn hợp sẽ ñảm bảo sự phát triển bền vững của tập ñoàn khi phân tán rủi ro bằng cách kinh doanh ña ngành, ña lĩnh vực nhưng phát triển với chiến lược trọng tâm là ngành sản xuất kinh doanh chính. Hình thức liên kết này có thể diễn ra tự nguyện khi các công ty tự nguyện ñàm phán liên kết xoay quanh một công ty có tiềm lực kinh tế lớn hoặc nắm giữ khâu chủ chốt của dây chuyền công nghệ. Ngoài ra, liên kết này có thể hình thành khi một công ty có tiềm lực tài chính sở hữu cổ phần chi phối của các công ty khác và nắm quyền kiểm soát ñối với các công ty ñó. Một khả năng nữa dẫn ñến việc hình thành mô hình này là thông qua việc tổ chức và cơ cấu lại công ty. Một công ty có quy mô lớn tiến hành tổ chức lại theo hướng chuyển ñổi thành một tổ hợp bao gồm một công ty mẹ và các công ty con thông qua chuyển ñổi hình thức công ty hoặc cổ phần hoá. Cách thức hình thành tập ñoàn này ñang phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Phân loại tập ñoàn theo hình thức sở hữu, tập ñoàn kinh tế thường bao gồm hai loại sau: Thứ nhất, tập ñoàn sở hữu tư nhân: Các tập ñoàn kinh tế loại này chủ yếu có nguồn gốc từ những công ty sở hữu gia ñình hay sở hữu tư nhân. Sau một thời gian hoạt ñộng, các công ty ñó lớn mạnh và tăng cường hoạt ñộng và liên kết kinh tế hình thành tập ñoàn. Quá trình hình thành tập ñoàn kinh tế gắn liền với quá trình thay ñổi cơ cấu sở hữu của tập ñoàn. Loại tập ñoàn này thường phổ biến tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Thứ hai, tập ñoàn sở hữu nhà nước hoặc nhà nước nắm giữ phần sở hữu chi phối: Các tập ñoàn này có thể do nhà nước ñầu tư 100% vốn ñể thành lập hoặc nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Hiện nay, ở một số quốc gia vẫn ñang tồn tại các tập ñoàn quốc doanh như tập ñoàn Petronas (Malaysia), Air France (Pháp). Ở Việt Nam, khi cơ cấu lại các doanh nghiệp theo hình thức tập ñoàn, Nhà nước vẫn nắm
- 15 giữ toàn bộ cổ phần của công ty mẹ và từ ñó trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ quyền kiểm soát ñối với các công ty thành viên. Thứ ba, tập ñoàn ña sở hữu: là hình thức sở hữu kết hợp giữa nhà nước và tư nhân dựa trên các quan hệ liên kết về tài chính, vốn, công nghệ và tài nguyên. ðây là hình thức ngày càng phát triển trên thế giới. Như vậy, các tập ñoàn kinh tế nhìn chung ñược phân loại một cách tương ñối dựa trên bản chất liên kết, phương thức hình thành và hình thức sở hữu. Dựa trên các cách phân loại này có thể thấy xu hướng của các tập ñoàn hiện nay là bản chất liên kết ngày càng phức tạp, ña sở hữu ngày càng phát triển. Khi bản chất liên kết và hình thức sở hữu càng ña dạng thì ñòi hỏi về tính linh hoạt và chuyên nghiệp của tổ chức KTNB càng cao. 1.1.1.3. ðặc trưng cơ bản của tập ñoàn kinh tế ảnh hưởng ñến tổ chức kiểm toán nội bộ Dựa trên những nghiên cứu và phân tích trên ñây có thể thấy với mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ, tập ñoàn kinh tế mang những ñiểm khác biệt nhất ñịnh. Với mỗi loại hình ñược trình bày ở phần trên, các ñặc ñiểm của từng loại hình ñã ñược nêu rõ. Tuy nhiên, có thể nhận thấy một số ñặc trưng chung của tập ñoàn kinh tế như sau: Về quan hệ liên kết: Tập ñoàn kinh tế là tập hợp các doanh nghiệp liên kết. Hiện nay, tập ñoàn kinh tế thường liên kết chủ yếu về quan hệ tài chính thông qua ñầu tư vốn. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong tập ñoàn còn có mối quan hệ về sản xuất, thương mại, công nghệ... Các liên kết kinh tế thường ñược thể hiện trong tập ñoàn dưới dạng công ty mẹ - công ty con. Tập ñoàn thường bao gồm nhiều ñơn vị thành viên. Ví dụ như tập ñoàn sản xuất ô tô hàng ñầu của Nhật Bản Toyota có 522 công ty thành viên. Công ty mẹ thường thực hiện việc thành lập hoặc tham gia góp vốn với các công ty thành viên. Công ty mẹ chỉ ñạo, ñiều hành hoạt ñộng của ñơn vị thành viên thông qua việc cử người tham gia hội ñồng quản trị, ñiều hòa huy ñộng vốn, quản lý vốn, xây dựng chiến lược phát triển, chiến lược thị trường, chiến lược ñầu tư. Việc tập trung vốn và thống nhất chiến lược cho các ñơn vị thành viên ñã tạo lợi thế cho các tập ñoàn hơn hẳn các doanh nghiệp khác cùng ngành khi tạo ñược sức mạnh tập trung, tạo ra sự kết hợp linh hoạt giữa các ñơn vị thành viên. ðặc ñiểm này ñòi hỏi phải xây dựng KTNB là một chức năng mang tính kiểm tra kiểm soát dưới góc ñộ là chủ sở hữu kiểm soát chứ không chỉ ñơn thuần là kiểm tra hành chính của cấp trên ñối với cấp dưới. Hơn nữa, với số lượng doanh nghiệp thành viên lớn như vậy các tập ñoàn kinh tế càng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 627 | 164
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
0 p | 834 | 163
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
203 p | 457 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững
0 p | 390 | 102
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ cấu kinh tế của vùng trọng điểm Bắc Bộ trên quan điểm phát triển bền vững
0 p | 301 | 44
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt Nam
0 p | 291 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 290 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (thời kỳ 1961-2003) - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam
0 p | 251 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 268 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 179 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 54 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Sử dụng công cụ giá cả để cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam
0 p | 221 | 14
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn