intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Ứng dụng thương mại điện tử B2B tại các doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

72
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về Ứng dụng (UD) thương mại điện tử B2B; sau khi phân tích thực trạng UD thương mại điện tử B2B tại các doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) trong thời gian qua, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển UD thương mại điện tử B2B tại các DNVN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Ứng dụng thương mại điện tử B2B tại các doanh nghiệp Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  LÊ VĂN SƠN ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  LÊ VĂN SƠN ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên nghành : Quản trị kinh doanh công nghiệp và xây dựng Mã số : 62.34.05.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân 2. PGS.TS. Trần Văn Hòe Hà Nội, Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người thực hiện luận án PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân Lê Văn Sơn
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ UD TMĐT B2B TẠI CÁC DN ....................... 11 1.1. Những vấn đề cơ bản về TMĐT B2B ........................................................... 11 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm TMĐT B2B ............................................................. 11 1.1.2. Đặc điểm của TMĐT B2B ........................................................................ 16 1.2. Các mô hình TMĐT B2B .............................................................................. 22 1.2.1. Mô hình nhà bán buôn (Merchant models). ............................................... 22 1.2.2. Mô hình nhà sản xuất trực tiếp bán hàng (The manufacturer model). ........ 23 1.2.3. Mô hình bên mua (The buy side model). ................................................... 23 1.2.4. Các mô hình môi giới (Brokerage model). ................................................ 23 1.2.5. Mô hình TMĐT B2B nội bộ DN ............................................................... 27 1.3. Các cấp độ UD TMĐT B2B .......................................................................... 29 1.4. Những yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến ứng dụng TMĐT B2B tại các doanh nghiệp............................................................................................. 33 1.4.1. Những yếu tố bên trong doanh nghiệp ...................................................... 33 1.4.2. Những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ...................................................... 39 1.5. Kinh nghiệm ứng dụng TMĐT B2B tại doanh nghiệp của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam ......................... 43 1.5.1. Kinh nghiệm ứng dụng TMĐT B2B của các doanh nghiệp của một số nước . 43 1.5.2. Những bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam................................... 54 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................... 56 Chương 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TMĐT B2B TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .............................................................................................. 57 2.1. Mô tả phương pháp điều tra đánh giá thực trạng ứng dụng TMĐT B2B tại các doah nghiệp Việt Nam ................................................................................... 57 2.1.1. Khung nghiên cứu đề xuất thực trạng ứng dụng và điều kiện ứng dụng TMĐT B2B tại các doanh nghiệp Việt Nam ....................................................... 57
  5. 2.1.2. Mẫu điều tra khảo sát và quá trình thu thập thông tin của luận án ............. 58 2.1.3. Tổ chức điều tra và nội dung điều tra ........................................................ 58 2.1.4. Kết quả điều tra và đánh giá kết quả ......................................................... 61 2.2. Thực trạng UD TMĐT B2B tại các DN Việt Nam ....................................... 68 2.2.1. Khái quát tình hình phát triển TMĐT B2B tại các DN Việt Nam ................... 69 2.2.2. Thực trạng các điều kiện UD TMĐT B2B tại các DN Việt Nam ............... 80 2.3. Đánh giá thực trạng ứng dụng TMĐT B2B tại các doanh nghiệp Việt Nam87 2.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................ 87 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế tồn tại......................................... 90 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................... 100 Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG TMĐT B2B TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.................................................................... 101 3.1. Các dự báo thay đổi và cơ hội - đe dọa với ứng dụng TMĐT B2B giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2030 .............................................................................. 101 3.1.1. Những thay đổi quan trọng đối với doanh nghiệp trong thời kỳ internet .. 101 3.1.2. Quan điểm về phát triển ứng dụng TMĐT B2B tại các DN Việt Nam ..... 104 3.2. Một số giải pháp phát triển ứng dụng TMĐT B2B tại các doanh nghiệp Việt Nam ............................................................................................................. 107 3.2.1. Nhóm giải pháp về phía doanh nghiệp .................................................... 107 3.2.2. Nhóm giải pháp về phía Chính phủ ......................................................... 119 3.3. Một số đề xuất ứng dụng mô hình TMĐT B2B tại các doanh nghiệp Việt Nam ............................................................................................................. 124 3.3.1. Một số đề xuất nhằm lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam trong việc ứng dụng TMĐT B2B ...................................................................................................... 124 3.3.2. Một số đề xuất ứng dụng mô hình TMĐT B2B tại các doanh nghiệp Việt Nam .......................................................................................................... 127 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................... 131 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 132 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................. 135 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 136 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 144
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TMĐT TMĐT Ecommerce B2B Doanh nghiệp với Doanh nghiệp Business To Business CA Chứng thực chữ ký số Certificates of Authenticity B2C Doanh nghiệp với người tiêu dùng Business To Consumer CT Công ty Company DN Doanh nghiệp Enterprise C2C Người tiêu dùng với người tiêu dùng Consumer To Comsumer CNTT Công nghệ thông tin Information Technology B2G Doanh nghiệp với Chính phủ Business To Government DNVN Doanh nghiệp Việt Nam Vietnamese enterprise G2B Chính phủ với doanh nghiệp Government To Business G2C Chính phủ với người tiêu dùng Government To Consumer C2B Người tiêu dùng với Doanh nghiệp Consumer To Business B2E Doanh nghiệp với nhân viên Business To Employee C2G Người tiêu dùng với Chính phủ Consumer To Government ARPANET Mạng lưới cơ quan với các Đề án Advanced Research Projects nghiên cứu tân tiến Agency Network ERP Phần mềm hoạch định nguồn lực Enterprise Resource Planning G2G Chính phủ với Chính phủ Government To Government EDI Trao đổi dữ liệu điện tử Electronic Data Interchange E-company Doanh nghiệp điện tử Electronic Company E-government Chính phủ điện tử Electronic Government E-citizen Công dân điện tử Electronic citizen Chương trình phân tích định lượng Statistical Package for the Social SPSS thống kê Sciences Truyền hình tương tác độ phân giải IPTV Internet Protocol Television cao theo yêu cầu
  7. TMĐT TMĐT Ecommerce CTCP Công ty cổ phần Joint stock company SCM Quản trị chuỗi cung ứng Suppy Chain Management CRM Phần mềm quản trị khách hàng Customer Relationship Management DNTM Doanh nghiệp thương mại Trading company CT TNHH Công ty TNHH Limited company EFT Chuyển tiền điện tử Electronic Funds Transfer SGD ĐT Sàn giao dịch điện tử e-Market place SPDV Sản phẩm và dịch vụ Product and service SGD Sàn giao dịch market place TT Thanh toán Paymennt CP Chinh phủ Government TM Thương mại Trade TMĐT Thương mại điện tử E-commerce UD TMĐT ứng dụng thương mại điện tử E-commerce Application KD Kinh doanh business
  8. DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ 1. Bảng: Bảng 1.1. Vai trò của TMĐT B2B đối với các chủ thể tham gia ................................ 20 Bảng 1.2. Các cấp độ UD TMĐT B2B....................................................................... 31 Bảng 1.3. Các sàn TMĐT B2B hàng đầu của Trung Quốc ......................................... 47 Bảng 1.4. Giao dịch TMĐT tại Hàn Quốc.................................................................. 50 Bảng 1.5. Những website TMĐT B2B hàng đầu tại Ấn Độ........................................ 53 Bảng 2.1. Tỷ lệ trả lời phiếu điều tra .......................................................................... 58 Bảng 2.2. Lĩnh vực, ngành nghề DN điều tra khảo sát ............................................... 61 Bảng 2.3. Bảng thống kê mô hình TMĐT B2B DN UD ............................................. 62 Bảng 2.4. Bảng thống kê DN UD TMĐT B2B........................................................... 62 Bảng 2.5. Bảng thống kê mô hình TMĐT B2B DN sẽ UD trong tương lai ................ 63 Bảng 2.6. Bảng thống kê mức độ số hóa trong UD TMĐT B2B ................................ 64 Bảng 2.7. Bảng thống kê khả năng UD TMĐT B2B với mức độ số hóa cao nhất....... 64 Bảng 2.8. Bảng thống kê cấp độ UD TMĐT B2B DN tham gia ................................. 65 Bảng 2.9. Bảng thống kê cấp độ UD TMĐT B2B càng cao thì hiểu quả KD của DN càng cao..................................................................................................................... 66 Bảng 2.10. Bảng thống kê khả năng UD TMĐT B2B ở cấp độ cao nhất .................... 67 Bảng 2.11. Bảng thống kê về xây dựng chiến lược phát triển UD TMĐT B2B .......... 68 Bảng 3.1. Kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc trong giao dịch TMĐT B2B ............ 112
  9. 2. Hình vẽ: Hình 1.1. Các thành phần tham gia vào hệ thống giao dịch TMĐT ............................ 18 Hình 1.2. Chuỗi cung cấp hàng hóa ........................................................................... 19 Hình 1.3. Các loại hình TMĐT B2B .......................................................................... 26 Hình 1.4. Các mức độ số hóa trong UD TMĐT B2B của DN..................................... 32 Hình 1.5. Mô hình các giai đoạn trong quá trình ra quyết định ................................... 36 Hình 1.6. Mô hình chấp nhận UD công nghệ ............................................................. 37 Hình 1.7. Mô hình cơ sở của sự cam kết .................................................................... 42 Hình 1.8. Quy mô giá trị giao dịch TMĐT B2B của Trung Quốc từ năm 2011 - 2015 44 Hình 1.9. Tỷ lệ khách hàng từ các khu vực trên thế giới của Alibaba ......................... 45 Hình 2.1. Khung nghiên cứu tổng quát về thực trạng và điều kiện UD TMĐT B2B tại các DNVN ................................................................................................................. 57 Hình 2.2. Kết quả về đại diện cá nhân tham gia trả lời phiếu điều tra khảo sát ........... 59 Hình 2.3. Quy mô DN điều tra khảo sát ..................................................................... 60 Hình 2.4. Số người sử dụng internet tại Việt Nam qua các năm ................................. 69 Hình 2.5. Tình hình sử dụng email cho các mục đích của DN qua các năm................ 71 Hình 2.6. Tỷ lệ phần mềm sử dụng tại các DN năm 2014 .......................................... 75 Hình 2.7. Tình hình sử hữu website của DN qua các năm .......................................... 77 Hình 2.8. Đánh giá các tác dụng của TMĐT đối với DN............................................ 78 Hình 2.9. Trở ngại đối với UD TMĐT của DN .......................................................... 80 Hình 2.10. Tỷ lệ DN tham gia SGD TMĐT qua các năm ........................................... 84 Hình 2.11. Các hình thức chấp nhận TT trên webstie ................................................. 85 Hình 2.12. Thị phần của 10 SGD TMĐT lớn nhất ..................................................... 88 Hình 3.1. Sơ đồ các chức năng hỗ trợ thay đổi và các phân hệ phần mềm cần thiết thực hiện hệ thống TMĐT B2B ....................................................................................... 108
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thế kỷ 21 hứa hẹn nền văn minh nhân loại sẽ bước vào thời kỳ cực thịnh với các giá trị tinh hoa của thế giới được phát triển tối đa và nền kinh tế thế giới sẽ phát triển mạnh mẽ ở mọi châu lục dưới tác động tích cực của cuộc cách mạng internet mang ý nghĩa lịch sử to lớn. Internet đến với Việt Nam có phần chậm hơn so với các quốc gia phát triển trước những năm 2005 nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh chóng ngay sau đó nên đã đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thực tế cho thấy, Internet đã làm thay đổi một phần quan trọng trong tập quán kinh doanh của doanh nghiệp đó là sử dụng internet để giao dịch mua bán và hình thức này ngày càng trở nên phổ biến hơn cũng như hiệu quả kinh tế mang lại cho các doanh nghiệp cũng được khẳng định có xu hướng tốt hơn. Cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam đã nắm bắt được xu hướng ứng dụng thương mại ĐT (TMĐT) nói chung và TMĐT giữa các doanh nghiệp (B2B) nói riêng nên đã có những thành công nhất định trong việc khai thác TMĐT để phát triển sản xuất kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Giao dịch TMĐT B2B là một hình thức khá mới mẻ nhưng lại hứa hẹn phát triển bùng nổ sớm ở Việt Nam do đó buộc các doanh nghiệp cần nắm bắt xu thế mới này để có những chính sách, chiến lược phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hiện nay, việc ứng dụng hình thức này ở các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu mang tính tự phát chưa có những nghiên cứu chuyên sâu để phân tích và khuyến nghị cho các doanh nghiệp ứng dụng. Do đó, nghiên cứu ý nghĩa, vai trò của TMĐT B2B có thể mang lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng TMĐT B2B tại Việt Nam. Việc ra đời của sàn giao dịch vnemart.com vào tháng 4 năm 2003 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và sau đó là ecvn.com của Bộ Công thương cho thấy các cơ quan Chính phủ đã có sự định hướng đúng đắn và hỗ trợ hợp lý giúp các doanh nghiệp tiếp cận với TMĐT B2B này. Bên cạnh những sàn giao dịch B2B được hỗ trợ bởi các cơ quan Chính phủ, đó là sự xuất hiện nhiều sàn của các doanh nghiệp tư nhân lập nên như: gophatdat.com; vietoffer.com; maxib2b.com... với số lượng các doanh nghiệp tham gia tăng nhanh. Tuy nhiên, trái ngược với những mong đợi của các sàn giao dịch TMĐT B2B và các doanh nghiệp đăng ký tham gia, cho đến nay ứng dụng TMĐT B2B tại Việt Nam lại trong tình trạng “không tiến triển” và thậm 1
  11. chí là có những bước thụt lùi về số lượng, chất lượng - nghĩa là hiệu suất ứng dụng suy giảm.Tình trạng các sàn giao dịch không truy cập được như gophatdat.com; vietoffer.com; vnemart.com… phản ánh rõ thực trạng này. Đây là thực tế cấp bách được Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp đặt vấn đề quan tâm sâu sắc, đòi hỏi phải được giải quyết trong bối cảnh hiện nay và sắp tới nhằm theo kịp xu hướng phát triển chung của thế giới. Bên cạnh đó, với đặc thù là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam, việc nghiên cứu những giải pháp đặc thù của Chính phủ để góp phần thúc đẩy phát triển ứng dụng TMĐT B2B tại các doanh nghiệp Việt Nam một cách bền vững là cần thiết. Môi trường và tính chất kinh doanh đã có nhiều thay đổi căn bản khi có yếu tố internet tham gia vào quá trình giao dịch thương mại của doanh nghiệp nên cần phải làm rõ những cơ sở, điều kiện về pháp luật, cơ chế để các doanh nghiệp yên tâm phát triển ứng dụng TMĐT B2B. Hơn nữa, thực tế cho thấy rằng không phải quốc gia nào cũng thành công trong phát triển TMĐT B2B và các doanh nghiệp không dễ dàng thành công trong ứng dụng TMĐT B2B. Nguyên nhân lý giải cho những thất bại trong phát triển ứng dụng TMĐT B2B của các doanh nghiệp một phần là do sự thay đối liên tục các yếu tố trong thương mại luôn tạo ra những thách thức mới cho các doanh nghiệp. Tiếp đến là các mô hình TMĐT B2B khá phong phú và có những đặc trưng riêng nên các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu mô hình nào là phù hợp để có chiến lược phát triển ứng dụng đúng đắn. Cuối cùng việc nghiên cứu những lý luận căn bản về TMĐT B2B trong điều kiện ứng dụng cho Việt Nam có những đặc thù riêng sẽ làm phong phú hơn lý thuyết TMĐT B2B. Sự phong phú, đa dạng về loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa có những đặc thù riêng nhất định nên cần có nghiên cứu riêng điều kiện ứng dụng TMĐT B2B tại các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Ứng dụng TMĐT B2B tại các doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài Luận án. 2. Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về Ứng dụng (UD) TMĐT B2B; sau khi phân tích thực trạng UD TMĐT B2B tại các doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) trong thời gian qua, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển UD TMĐT B2B tại các DNVN. 2
  12. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổ chức khảo sát, thu thập số liệu thực tế nhằm đánh giá thực trạng ứng dụng TMĐT B2B tại các DNVN. Luận án đi vào nghiên cứu các nội dung liên quan đến ứng dụng TMĐT B2B tại các doanh nghiệp (DN). Nghiên cứu các mô hình TMĐT B2B, điều kiện, cấp độ ứng dụng TMĐT B2B, yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển ứng dụng TMĐT B2B tại các DNVN Nghiên cứu lý luận: Hệ thống hóa các quan điểm về thương mại điện tử (TMĐT), TMĐT giữa các DN (TMĐT B2B) , tập trung chính vào các mô hình và hình thức TMĐT B2B điển hình, các cấp độ ứng dụng TMĐT B2B tại các DN. Hệ thống hóa các nghiên cứu về các yếu tố, điều kiện và công cụ bổ trợ ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT B2B tại các DN; Nghiên cứu tổng hợp các lý thuyết chính liên quan làm cơ sở nghiên cứu về TMĐT B2B. Bên cạnh đó, luận án đề ra mục tiêu quan trọng là phát hiện ra các vấn đề, lý luận mới của các lý thuyết về ứng dụng TMĐT B2B. Nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu tình hình UD các mô hình, các điều kiện UD, các cấp độ ứng dụng TMĐT B2B tại các DNVN; các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT B2B và đề xuất các giải pháp phát triển UD TMĐT B2B tại các DNVN; đề xuất hướng UD các mô hình TMĐT B2B phù hợp đồng thời chỉ ra các điều kiện cần thiết để các DNVN áp dụng hiệu quả. Cụ thể: - Nghiên cứu tình hình ứng dụng TMĐT B2B tại các DNVN - Đánh giá tình hình và triển vọng phát triển UD TMĐT B2B tại các DNVN - Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố liên quan đến ứng dụng TMĐT B2B tại các DNVN - Đánh giá thực trạng UD các mô hình TMĐT B2B hiện nay tại các DNVN - Nghiên cứu đề xuất các biện pháp phát triển UD TMĐT B2B tại các DNVN 2.3. Câu hỏi nghiên cứu của Luận án Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu chính đề ra, luận án tập trung trả lời những câu hỏi nghiên cứu như sau: 3
  13. • Các lý thuyết cơ sở để nghiên cứu ứng dụng TMĐT B2B tại các DNVN là gì? Những nghiên cứu nào liên quan đến UD TMĐT B2B tại các DN có thể tham khảo được? • Vì sao ứng dụng TMĐT B2B là một xu thế tất yếu? Điều kiện để UD TMĐT B2B là gì? Các yếu tố, điều kiện và công cụ bổ trợ nào tác động đến UD TMĐT B2B? Các mức độ UD TMĐT B2B là gì? Các mô hình và hình thức TMĐT B2B là gì? • Vì sao TMĐT B2B tại Việt Nam chưa được UD sâu rộng và phổ biến? Những hạn chế, tồn tại đối với việc UD TMĐT B2B tại các DN là gì? Nguyên nhân từ đâu? • Để ứng dụng TMĐT B2B có hiệu quả các DN cần làm gì? Các DN cần lưu ý gì? Các mô hình TMĐT B2B nào phù hợp với các DNVN? • Các giải pháp căn cơ từ phía CP nhằm phát triển ứng dụng TMĐT B2B tại các DNVN là gì? Bằng việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu ở trên, tác giả sẽ tiến hành xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm phát triển ứng dụng TMĐT B2B tại các DNVN. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu của luận án về mặt lý luận và thực tiễn , luận án lấy mô hình TMĐT B2B, các điều kiện UD và các yếu tố ảnh hưởng đến UD TMĐT B2B tại các DN làm đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở đó, xác định mối quan hệ tác động của các điều kiện và yếu tố ảnh hưởng tới UD TMĐT B2B tại các DNVN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu UD TMĐT B2B tại các DNVN trong đó tập trung vào nghiên cứu các điều kiện UD và các yếu tố ảnh hưởng đến UD TMĐT B2B tại các DN. Đối với mô hình TMĐT B2B, Luận án hệ thống hóa các mô hình điển hình được áp dụng rộng rãi trên thế giới để khuyến nghị các DN áp dụng mà không đi sâu vào phân tích kỹ thuật các mô hình. - Phạm vi về không gian: Luận án tiến hành điều tra khảo sát các DN hoạt động ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nghệ An. Các DN được khảo sát chủ yếu là các DN vừa và nhỏ và thuộc mọi hình thức sở hữu, loại hình DN, ngoại trừ các DN 100% vốn nước ngoài. Bên cạnh đó, để rút ra bài học kinh nghiệm phát triển UD TMĐT B2B tại Việt Nam, Luận án tập trung nghiên cứu kinh nghiệm UD TMĐT B2B của các DN Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ. Các DN của các quốc gia này đều đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế và là điểm sáng UD TMĐT B2B. 4
  14. - Phạm vi về thời gian: Luận án đi vào nghiên cứu thực trạng UD TMĐT B2B từ năm 2005 đến 2015 và đề xuất những giải pháp, kiến nghị cho giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2025. 4. Các phương pháp nghiên cứu và số liệu nghiên cứu 4.1. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra xã hội học: Việc nghiên cứu UD TMĐT B2B tại các DNVN được thực hiện một cách toàn diện, xem xét các điều kiện, nhân tố ảnh hưởng đến UD TMĐT B2B. Hơn nữa, khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến UD TMĐT B2B tại các DNVN cần phải đặt trong điều kiện cụ thể, không chỉ xem xét mức độ tác động trong suốt quá trình mà cần phải nghiên cứu tác động trong các điều kiện không gian, thời gian, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể khác nhau của các DNVN. Chính vì vậy, tác giả của Luận án tiến hành điều tra khảo sát thực tế tại 560 DN để nghiên cứu thực trạng UD TMĐT B2B tại các DNVN qua hệ thống bảng hỏi và thực hiện phỏng vấn sâu đối với các chuyên gia. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS để tiến hành phân tích dữ liệu điều tra khảo sát. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tác giả tiến hành thực hiện 20 cuộc phỏng vấn chuyên sâu với lãnh đạo các DN được chọn làm mẫu nghiên cứu. Trong quá trình phân tích thực trạng, các câu hỏi được thiết kế sao cho phản ánh được hiệu quả của các biến số phụ thuộc của UD TMĐT B2B tại các DN theo mô hình nghiên cứu được lựa chọn phù hợp. Dựa trên tổng quan nghiên cứu và các trường hợp nghiên cứu thực tế, mỗi tiêu chuẩn sẽ được đo lường bằng việc sử dụng thang đo Likirt 5 điểm từ hoàn toàn không đồng ý (điểm 1), không đồng ý (điểm 2), không đồng ý và cũng không phản đối (điểm 3); đồng ý (điểm 4), hoàn toàn đồng ý (điểm 5). Phương pháp thống kê mô tả: - Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Qua phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. 4.2. Số liệu và phần mềm xử lý số liệu - Số liệu sơ cấp: Số liệu thu thập từ điều tra khảo sát thực tế được tác giả của Luận án tiến hành tại 560 DN. 5
  15. - Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp tác giả sử dụng từ báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2013, 2014, 2015 do Cục TMĐT và CNTT, Bộ Công Thương thực hiện; Báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam năm 2014, 2015 của Hiệp hội TMĐT Việt Nam; Sách trắng về CNTT năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền Thông. - Ngoài ra tác giả sử dụng các số liệu từ nhiều nguồn bài báo, tạp chí kinh tế uy tín trong nước và nước ngoài. - Phần mềm xử lý số liệu: Luận án sử dụng phần mềm SPSS để xử lý các số liệu thu thập nhằm rút ra các kết quả nghiên cứu thực tế. 5. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài 5.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước Nghiên cứu TMĐT B2B được các tác giả nước ngoài nghiên cứu khá đa dạng và phong phú trong điều kiện từng ngành, từng quốc gia và thậm chí là từng DN lớn cụ thể. Những lý luận, phân tích, các kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế, các công trình khoa học liên quan đến UD TMĐT B2B được Luận án đề cập cụ thể đối với những nghiên cứu điển hình. - Các tác giả của Trung Quốc đã có công trình nghiên cứu Luận án Tiến sĩ về điều kiện UD TMĐT B2B tại Trung Quốc và đã khái quát được những vấn đề cơ bản các DN Trung Quốc cần nắm bắt khi phát triển UD TMĐT B2B. Các tác giả Jing Tan, Katherine Tyler, Andrea Manica, Trường đại học Cambride, Anh Quốc (2007) với công trình “Nghiên cứu UD TMĐT B2B tại Trung Quốc” đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến việc UD TMĐT B2B tại Trung Quốc là thiếu sự tin cậy của cộng đồng người sử dụng internet, thiếu sự chia sẻ của DN về thông tin, khả năng thích ứng chậm với sự thay đổi nhanh chóng của DN. - Các tác giả Savanid Vatanasakdakul,Trường Đại học New South Wales; William Tibben, Trường Đại học Wollongong; Joan Cooper, Trường Đại học Flinders, Australia (2004) với công trình nghiên cứu “ Điều gì cản trở UD TMĐT B2B ở các nước đang phát triển? Một nghiên cứu ở góc độ văn hóa xã hội” đã nêu bật được những cản trở chính đối với việc UD TMĐT B2B tại các nước đang phát triển ở góc độ niềm tin, thói quen, giá trị văn hóa của các quốc gia. - Các tác giả Mohammed Quaddus và Glenn Hofmeryer, Trường Đại học Công Nghệ Curtin, Australia (2007) với công trình nghiên cứu “ Các yếu tố ảnh hưởng đến UD giao dịch TMĐT B2B đối với các DN nhỏ tại miền tây Australia” đã kết luận rằng yếu tố kiểm soát của DN, niềm tin của DN, yếu tố bên ngoài DN và 6
  16. tình hình hoạt động của DN có tác động đến thái độ hướng đến giao dịch TMĐT trực tuyến B2B của các DN nhỏ tại miền tây Australia. - Các tác giả Sherry M.B. Thatcher, William Foster, Ling Zhu (2005), Đại học Arizona, Hoa Kỳ đã có công trình nghiên cứu về “UD mô hình TMĐT B2B tại Đài Loan: Sự tương tác giữa yếu tố văn hóa và các yếu tố của tổ chức bên trong DN” đã đi đến khẳng định sự tương tác mạnh mẽ giữa yếu tố văn hóa đến các nhân tố tổ chức bên trong DN tại Đài Loan. - Các tác giả Irene Bertschek và Helmut Fryges, Trung tâm nghiên cứu kinh tế liên minh Châu Âu, (2002) công bố công trình “Nghiên cứu về UD TMĐT B2B từ nghiên cứu điển hình của các DN Đức” với kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu là các yếu tố về quy mô của DN, nhân sự được đào tạo có trình độ cao sẽ có tác động rất tích cực trong UD TMĐT B2B và không có mối liên hệ nào giữa lịch sử thành lập của DN với khả năng UD TMĐT B2B. 5.2. Tình nhình nghiên cứu ở Việt Nam Nghiên cứu TMĐT ở Việt Nam đã được một số tác giả thực hiện, tuy vậy, nghiên cứu về TMĐT B2B còn ít và mới chỉ dừng lại ở một số vấn đề lý thuyết cơ bản mà chưa đề cập đến một cách hệ thống những UD thực tiễn của loại hình TMĐT B2B đối với các DN ở Việt Nam, cụ thể: - “Nghiên cứu UD TMĐT trong các DN Việt Nam” của tác giả Lê Linh Lương (Luận án Tiến sỹ, 2003) đã hệ thống hóa những vấn đề tổng quan đối với Internet và TMĐT; tác giả Lê Linh Lương giới thiệu các mô hình UD TMĐT trong DN Việt Nam, đặc biệt là tập trung nghiên cứu UD TMĐT tại các DN tiêu biểu. - “Nghiên cứu cơ sở và phương hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đăng Hậu (Luận án Tiến sỹ, 2003) đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản đối với phát triển TMĐT; tác giả Nguyễn Đăng Hậu nghiên cứu thực trạng cơ sở và phương pháp phát triển TMĐT tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả Nguyễn Đăng Hậu đã đề xuất các giải pháp xây dựng và hoàn thiện cơ sở phát triển TMĐT ở Việt Nam. - “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến UD TMĐT trong các DN nhỏ và vừa tại Việt Nam” của Nguyễn Thị Anh Thư (Luận án Tiến sỹ, 2006) đã nghiên cứu các vấn đề TMĐT đối với các DN nhỏ và vừa của Việt Nam; Tác giả đánh giá thực trạng UD TMĐT trong các DN nhỏ và vừa đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến UD TMĐT đối với các DN này. Từ những phân tích riêng, tác giả Nguyễn Thị Anh Thư đã đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển TM ĐT trong các DN. 7
  17. - “Đổi mới tổ chức quản trị các DN có UD TMĐT tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Minh Hiền (Luận án Tiến sỹ, 2011) với kết quả nghiên cứu khẳng định những tác động rõ ràng của việc UD TMĐT đến công tác tổ chức quản trị của DN. Bên cạnh đó, việc UD các cấp độ khác nhau của TMĐT dẫn đến những thay đổi khác nhau trong việc tổ chức quản trị tại các DN. Mặc dầu đạt được những kết quả nhất định nhưng luận án này chưa luận giải rõ được những vấn đề thực tiễn cơ bản nhất để trả lời câu hỏi là làm sao để các DN ứng dụng thành công TMĐT thông qua việc thay đổi mô hình quản trị DN. - “Ký kết và thực hiện hợp đồng ĐT trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế” của Nguyễn Văn Thoan (Luận án Tiến sỹ, 2010) đã đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quy trình ký kết và thực hiện hợp đồng ĐT nhằm giúp các DNVN tăng cường việc ký kết và thực hiện hợp đồng ĐT. Nghiên cứu đã phân tích những hình thức ký kết và thực hiện hợp đồng ĐT điển hình của các DN hàng đầu về TMĐT trên thế giới. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng tác động như thế nào đến quyết định ký kết hợp đồng ĐT của các DNVN để từ đó rút ra những nguyên nhân cơ bản khiến các DNVN còn nhiều e ngại trong ký kết hợp đồng ĐT hiện nay. - “Phát triển UD mô hình TM ĐT B2B ở Việt Nam” của tác giả Trần Hoài Nam (Luận án Tiến sỹ, 2013) đã tiến hành khảo sát các yếu tố bên trong ảnh hưởng tới UD mô hình TMĐT B2B. Theo đó, yếu tố quan trọng nhất đó là xác định sản phẩm và thị trường mục tiêu của DN với mức độ cao và rất cao. Công nghệ trong các mức điểm từ 1 đến 5 là yếu tố tiếp theo, trong đó 1 là hầu như không quan trọng cho đến 5 là rất quan trọng. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài tới việc UD mô hình TMĐT B2B ở DN cho thấy phần lớn DN được khảo sát chỉ đánh giá tầm ảnh hưởng tới việc UD TMĐT của DN ở mức độ thuận lợi trung bình đối với các mức điểm từ 1 đến 5; trong đó: 1 là không thuận lợi; 5 là rất thuận lợi. 5.3. Khoảng trống nghiên cứu Mặc dầu nghiên cứu về TMĐT B2B được tiến hành ở nhiều khía cạnh khác nhau và nghiên cứu UD tại từng quốc gia có những đặc điểm khác nhau. Các nghiên cứu cũng đã đi vào phản ánh được thực trạng UD tại các DN đồng thời chỉ ra được những điều kiện cơ bản để UD thành công. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra không minh chứng được để UD thành công TMĐT B2B cho các DNVN hay DN của một quốc gia bất kỳ là cần có những điều kiện gì và mô hình nào sẽ phù hợp cho DN. 8
  18. Các nghiên cứu trong nước cũng chỉ mới dừng lại nêu lên thực trạng UD TMĐT B2B của các DNVN còn khiêm tốn mà chưa chỉ ra được mức độ và trình độ UD của các DNVN đến đâu. Bên cạnh đó, tình hình UD TMĐT B2B tại Việt Nam thay đổi nhanh chóng về nhiều mặt cần có những nghiên cứu mới và hệ thống đầy đủ hơn những mô hình, phương thức TMĐT B2B hiện nay. Qua đó, tác giả đã xác định khoảng trống cần nghiên cứu và chỉ ra tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Thứ nhất, khoảng trống về hệ thống các nhân tố đặc thù ảnh hưởng đến UD TMĐT B2B tại DNVN. Thứ hai, khoảng trống đối với sự liên quan giữa cấp độ UD TMĐT B2B của các DN với các điều kiện bên trong và bên ngoài DN. Thứ ba, khoảng trống về điều kiện UD thành công các mô hình TMĐT B2B tại các DNVN. 6. Những đóng góp mới của luận án 6.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Luận án đã hệ thống hóa một cách đầy đủ nhất các mô hình TMĐT B2B với các hình thức cụ thể TMĐT B2B và xây dựng thành công khái niệm về UD TMĐT B2B tại các DN. Những phát hiện mới của Luận án bao gồm: Thứ nhất, DN Việt Nam hoàn toàn có thể UD TMĐT B2B ở cấp độ cao nhất là kết nối mạng xã hội để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Để UD cấp độ cao nhất này, các DN phải đầu tư nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong giao dịch TMĐT B2B và UD những phần mềm quản trị tương ứng. Thứ hai, DN Việt Nam hoàn toàn có thể UD TMĐT B2B ở cấp độ số hóa toàn phần và bán phần ở mức độ cao nhất dựa trên nền tảng số hóa ở các khâu nhằm khai thác tối đa các lợi ích mà TMĐT B2B mang lại cho DN. Thứ ba, vai trò của lãnh đạo DN có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả UD TMĐT B2B tại các DN thông qua các quyết sách đầu tư trang thiết bị máy móc, phần mềm quản trị, đào tạo nhân sự, tổ chức thực hiện các chiến lược KD TMĐT B2B. Thứ tư, cấp độ UD TMĐT B2B càng cao thì hiệu quả KD của DN càng tăng. Điều này giúp DN kiên định các quyết sách đầu tư hợp lý để đảm bảo hiệu quả UD TMĐT B2B đạt mức cao nhất. Hiệu quả KD của DN tăng từ UD TMĐT B2B do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó, các yếu tố từ nguồn lực DN và lĩnh vực KD có tác động nhiều nhất. 9
  19. 6.2. Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu Từ kết quả nghiên cứu kết hợp với nghiên cứu những thay đổi quan trọng đối với DN trong thời kỳ bùng nổ internet và cuộc cách mạng CNTT, Luận án đưa ra năm nhóm giải pháp kiến nghị đối với DN và bốn nhóm giải pháp kiến nghị đối với CP, bốn đề xuất để phát triển UD TMĐT B2B tại các DN Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể như sau: 1. Năm nhóm giải pháp kiến nghị đối với DN UD TMĐT B2B: Giải pháp đầu tư HT kỹ thuật CNTT, viễn thông; giải pháp đào tạo nhân lực cho TMĐT B2B; giải pháp xây dựng chiến lược phát triển UD TMĐT B2B; giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật giao dịch ĐT B2B; giải pháp nâng cao chất lượng quản lý, quản trị DN. 2. Bốn nhóm giải pháp kiến nghị đối với CP về phát triển UD TMĐT B2B: Giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về TMĐT; giải pháp đầu tư đồng bộ HT CNTT, viễn thông; giải pháp khuyến khích hoạt động TMĐT B2B; giải pháp nâng cao năng lực UD TMĐT B2B cho các DN. 3. Năm đề xuất phát triển UD TMĐT B2B: Đề xuất xây dựng SGD TMĐT B2B đối với các DN lớn mua hàng; đề xuất xây dựng SGD TMĐT B2B đối với các DN bán hàng; đề xuất các DN tham gia các SGD TMĐT B2B trung gian do bên thứ ba tổ chức vận hành; đề xuất UD tối đa giao dịch bán hàng qua website của DN; đề xuất xây dựng sàn TMĐT B2B chuỗi cung ứng và sự tham gia của các DN 10
  20. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ UD TMĐT B2B TẠI CÁC DN Trong phần tổng quan nghiên cứu, tác giả đã trình bày các nghiên cứu có liên quan và xác định khoảng trống nghiên cứu. Ở chương 1 này, tác giả trình bày cơ sở lý luận về UD TMĐT B2B tại các DN. Nội dung chương này bao gồm: (1) Những vấn đề cơ bản về TMĐT B2B, (2) Các mô hình TMĐT B2B và các hình thức TMĐT B2B, (3) Các cấp độ UD TMĐT B2B, (4) Các điều kiện và công cụ bổ trợ UD TMĐT B2B tại các DN, (5) Kinh nghiệm UD TMĐT B2B tại các DN của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các DNVN. 1.1. Những vấn đề cơ bản về TMĐT B2B 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm TMĐT B2B TMĐT giữa các DN hay còn gọi là TMĐT B2B (Business to Business) là một nội dung rất quan trọng của TMĐT. Trước khi đi vào tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của TMĐT B2B, Luận án sẽ đề cập một cách khái quát về khái niệm và những đặc trưng của TMĐT nói chung. TMĐT được hiểu là TM được thực hiện trên các hạ tầng điện tử và viễn thông, đặc biệt là qua kết nối mạng Internet. TMĐT cũng được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác như: TM trực tuyến, e-commerce. Theo tổ chức TM thế giới (WTO1), “TMĐT” được hiểu là việc sản xuất, phân phối, marketing, bán hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện ĐT. Phương tiện ĐT bao gồm các phương tiện truyền tin như điện thoại, tele, điện tín, fax, truyền hình, thư ĐT và các phương tiện khác [92]. Theo quan điểm này của WTO thì khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng, bao gồm cả lĩnh vực sản xuất, phân phối, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Luật mẫu của Ủy ban thuộc Liên Hiệp Quốc về Luật TM Quốc tế (viết tắt là UNCITRAL2) năm 1996 về TMĐT nhấn mạnh và làm rõ vấn đề “thông điệp dữ liệu”. Điều 1 của Luật mẫu này quy định: “Luật này chỉ áp dụng đối với các loại thông tin dưới dạng thông điệp dữ liệu trong các hoạt động TM”. Cụ thể, “ thông điệp dữ liệu là 1 WTO – World Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới được thành lập năm 1944 và có trụ sở tại Genever, Thụy Sỹ 2 UNICITRAL – Luật mẫu của Ủy ban thuộc Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1