1 <br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU <br />
1. Lý do chọn đề tài <br />
Là một trong những đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu bậc nhất Đông Nam Á và thế <br />
giới, ĐBSCL đã trở thành vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, thủy hải sản và cây ăn trái <br />
nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. Hơn thế, nó còn là vùng kinh tế trọng điểm cả nước, có vị trí <br />
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước <br />
trong khu vực và thế giới. Quá trình cải cách kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc <br />
tế mà thời gian qua đã giúp cho các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và đặc biệt là nông <br />
nghiệp ở ĐBSCL đạt được những thành tựu to lớn. Tốc độ tăng trưởng GDP lập nên kỷ <br />
lục mới, xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài không ngừng gia tăng; cơ cấu kinh <br />
tế chuyển dịch dần từ nông nghiệp truyền thống sang công nghiệp, thương mại dịch vụ và <br />
nông nghiệp công nghệ cao; thu nhập bình quân đầu người tăng lên và đời sống xã hội <br />
không ngừng được cải thiện; một số sản phẩm nông nghiệp, thủy sản và công nghiệp chế <br />
biến đã trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực đem về nhiều ngoại tệ cho các đại phương <br />
trong vùng và cả nước…. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế của ĐBSCL thời gian qua <br />
cũng bộc lộ khá nhiều yếu kém: tăng trưởng xuất khẩu không ổn định, còn chứa đựng <br />
nhiều yếu tố không bền vững và dễ bị tổn thương bởi những cú sốc từ bên ngoài; sản <br />
phẩm chủ lực còn ít và phát triển chậm, chưa chuyển dịch theo hướng tăng hàm lượng trí <br />
tuệ và công nghệ cao nên chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của vùng; năng lực cạnh <br />
tranh trong xuất khẩu của các sản phẩm còn thấp…. Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên <br />
cứu, sự phát triển kinh tế xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long còn khá biệt lập, chưa có <br />
sự gắn kết chặt chẽ với các vùng khác của đất nước cũng như quốc tế. Đồng thời, sự phát <br />
triển của vùng cũng rất thiếu đồng bộ, chưa cân xứng giữa các ngành nghề, lĩnh vực và <br />
giữa các địa phương; phát triển nặng về chiều rộng, chạy theo số lượng nên chất lượng, <br />
hiệu quả và đặc biệt là tính cạnh tranh quốc tế không cao… <br />
Những hạn chế trên đây xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ <br />
yếu có thể khẳng định là thiếu vắng những sản phẩm chủ lực có khả năng tạo ra giá trị gia <br />
tăng lớn, sức cạnh tranh cao và nhất là tạo được động lực thúc đẩy khai thác một cách hiệu <br />
quả tài nguyên thiên nhiên, lao động và những lợi thế “trời cho” mà không một nơi nào <br />
khác có được ngoài vùng đất nầy. Vấn đề đặt ra ở đây là, làm cách nào để ĐBSCL xác <br />
định được sản phẩm chủ lực hoặc hàng hóa, dịch vụ có tiềm năng để tập trung đầu tư phát<br />
<br />
2 <br />
<br />
triển; làm cách nào để cho sản phẩm chủ lực ĐBSCL có thể cạnh tranh ngang ngửa với <br />
hàng hóa, dịch vụ cùng loại trong cả nước và trên thế giới; và làm cách nào để sản phẩm <br />
chủ lực ĐBSCL không ngừng phát triển và phát triển một cách bền vững trong môi trường <br />
hội nhập và cạnh tranh quốc tế… <br />
Từ sự phân tích trên đây cho thấy, việc nhanh chóng nghiên cứu để tìm ra những <br />
sản phẩm chủ lực, giữ vai trò chủ đạo đồng thời tạo ra cú đột phá mạnh mẽ cho phát triển <br />
kinh tế ĐBSCL trong tương lai gần cũng như lâu dài là yêu cầu khách quan và bức thiết ở <br />
thời điểm hiện nay. Và, đây cũng chính là lý do mà tác giả chọn đề tài: “Xác định sản <br />
phẩm chủ lực và phát triển sản phẩm chủ lực Đồng bằng sông Cửu Long đến năm <br />
2020” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ của bản thân. <br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên nghiên cứu của luận án <br />
2.1. Mục tiêu nghiên cứu <br />
Luận án tập trung vào nghiên cứu 3 mục tiêu cơ bản sau đây: <br />
1) Hệ thống tiêu chí xác định sản phẩm chủ lực phù hợp với điều kiện thực tế và <br />
tính đặc thù của ĐBSCL để làm cơ sở đánh giá, xét chọn sản phẩm chủ lực thống nhất cho <br />
toàn vùng. <br />
2) Danh mục các sản phẩm chủ lực của vùng ĐBSCL đến năm 2020. <br />
3) Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển một cách bền vững sản phẩm chủ lực <br />
ĐBSCL trong thời gian tới. <br />
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án <br />
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, luận án sẽ tập trung thực hiện xuyên suốt các <br />
nhiệm vụ trọng tâm như sau: <br />
1) Nghiên cứu hệ thống hóa lý thuyết về sản phẩm chủ lực và vận dụng nó để làm <br />
sáng tỏ những vấn đề có tính lý luận cũng như thực tiễn trong việc đánh giá, xét chọn và <br />
phát triển sản phẩm chủ lực của ĐBSCL từ nay đến năm 2020. <br />
2) Phân tích, đánh giá nhu cầu thị trường, tiềm năng và lợi thế phát triển sản phẩm <br />
chủ lực cũng như năng lực cạnh tranh của sản phẩm chủ lực ĐBSCL để từ đó xây dựng Hệ <br />
thống tiêu chí đánh giá, xét chọn sản phẩm chủ lực vùng từ nay đến năm 2020. <br />
3) Trên cơ sở Hệ thống tiêu chí, tiến hành phân tích, đánh giá nhằm tìm ra những <br />
hàng hóa hội đủ điều kiện hoặc có triển vọng để hình thành Bảng danh mục sản phẩm chủ <br />
lực ĐBSCL từ nay đến năm 2020.<br />
<br />
3 <br />
<br />
4) Phân tích, đánh giá những thành tựu cũng như tồn tại, hạn chế trong thực tế xét <br />
chọn và phát triển sản phẩm chủ lực ĐBSCL thời gian qua để từ đó đề xuất các giải pháp <br />
khắc phục nhằm phát triển hơn nửa sản phẩm chủ lực của vùng trong tương lai lâu dài . <br />
<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án <br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu <br />
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chủ lực <br />
mang đặc trưng cho lợi thế, tiềm năng và gắn chặt với quá trình phát triển kinh tế của <br />
vùng, đồng thời đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản phẩm chủ lực của Đồng <br />
bằng sông Cửu Long giai từ nay đến năm 2020. <br />
2.2. Phạm vi nghiên cứu <br />
Đối với hàng hóa, dịch vụ: Các loại hàng hóa, dịch vụ đã, đang và có triển vọng <br />
phát triển để tham gia thị trường và giữ vai trò chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế <br />
vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 <br />
Đối với địa bàn nghiên cứu: Ngoài các tỉnh, thành thuộc khu vực đồng bằng sông <br />
Cửu Long, khi nghiên cứu nhu cầu thị trường thì phạm vi nghiên cứu được mở rộng ra <br />
nhiều tỉnh, thành phố lớn trong cả nước. <br />
<br />
4. Tổng quan tài liệu nghiên cứu <br />
Phát triển cụm công nghiệp gắn với phát triển vùng lãnh thổ và địa phương, hoặc <br />
phát triển ngành hoặc sản phẩm công nghiệp chủ lực của địa phương, từ lâu đã có nhiều <br />
công trình trong và ngoài nước nghiên cứu, nhiều tài liệu, lý thuyết đề cập tới. Tuy nhiên, <br />
nghiên cứu xác định sản phẩm chủ lực và phát triển sản phẩm chủ lực cho một vùng kinh <br />
tế như ĐBSCL thì hầu như chưa được nghiên cứu bao giờ. Vì vậy, quá trình nghiên cứu, <br />
Luận án chỉ tiếp cận được với các tài liệu có nội dung gần với chủ đề đặt ra. <br />
4.1. Tài liệu nước ngoài <br />
1) Thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của M.Porter (1990). Porter cho rằng, <br />
các lý thuyết phát triển truyền thống như lợi thế tuyệt đối của Adam Smith và lợi thế so <br />
sánh của David Ricardo xem nền kinh tế như là sự “định hướng bởi yếu tố nguồn lực”. <br />
Tức, lợi thế của một quốc gia trong thương mại quốc tế được xác định bởi các yếu tố <br />
nguồn lực như đất đai, tài nguyên thiên nhiên, lao động và qui mô dân số địa phương vì <br />
chúng tạo ra chi phí thấp. Tuy nhiên, theo Porter thì "sự thịnh vượng của quốc gia được <br />
tạo ra chứ không phải được thừa kế", nên cần có sự tập trung đầu tư mạnh mẽ để nâng cao <br />
hiệu quả thông qua cải thiện năng suất lao động hoặc sáng tạo ra các sản phẩm với giá trị<br />
<br />
4 <br />
<br />
độc đáo. Nhiều quốc gia trên thế giới đã thành công khi vận dụng tư tưởng này của Porter <br />
và các lý thuyết cạnh tranh khác vào việc xác định lợi thế cạnh tranh để phát triển cụm <br />
chuyên môn hóa và sản phẩm chủ lực [20], [21]. <br />
2) Lý thuyết cụm phát triển của M. Porter (1990). Ban đầu, Porter cung cấp các <br />
nguyên lý cụm cho các cụm quốc gia và quốc tế nhưng sau đó đã nhận ra sự thích hợp cho <br />
các cụm vùng kinh tế trong nội bộ quốc gia. Porter cho rằng, một cụm được xem là có lợi <br />
thế so sánh nếu sản phẩm, năng suất và tốc độ tăng trưởng cao hơn các cụm khác. Ở cấp <br />
vùng, các chính sách phát triển cụm được hỗ trợ bởi các cơ quan phát triển vùng và gắn <br />
với các chiến lược phát triển địa phương. Trong trường hợp này, sự tiếp cận cụm về <br />
nguyên tắc được sử dụng như là công cụ phát triển về ngành sản phẩm và không gian liên <br />
kết hoạt động của ngành sản phẩm đó. Từ năm 1990, nhiều quốc gia trên thế giới đã vận <br />
dụng thành công lý thuyết này vào lựa chọn và phát triển ngành/sản phẩm chủ lực tập <br />
trung theo không gian địa lý (Porter 1990) hoặc [48]. <br />
3) Sự phát triển của khái niệm cụm Kinh nghiệm hiện tại và triển vọng, Christian <br />
H. M. Ketels (2003). Ketels đã trình bày khung khái niệm về cụm (cluster) của Michael <br />
M. Porter, các loại hình cụm, sự tiến hóa cuả cụm và cụm với hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, <br />
Ketels cũng nói đến những phát hiện trong thực nghiệm đối với cụm, cụm dựa trên chính <br />
sách phát triển kinh tế và xem đây như là mô hình phát triển kinh tế mới. Thông qua công <br />
trình nghiên cứu này, Ketels đã mở rộng hơn về khái niệm cụm so với khái niệm ban đầu <br />
của Michael M. Porter và qua đó, giúp mọi người hiểu đúng và đầy đủ hơn tầm quan trọng <br />
của cụm đối với phát triển kinh tế địa phương trong môi trường cạnh tranh toàn cầu [48]. <br />
4) Lý thuyết điểm trung tâm của Christaller (1933). Lý thuyết này cho rằng, vùng <br />
nông thôn chịu lực hút của thành phố và coi thành phố là cực hút và hạt nhân của sự phát <br />
triển. Từ đó, đối tượng đầu tư có trọng điểm cần được xác định trên cơ sở nghiên cứu mức <br />
độ thu hút và ảnh hưởng của một trung tâm và cũng sẽ xác định bán kính vùng tiêu thụ các <br />
sản phẩm của trung tâm. Trong giới hạn bán kính vùng tiêu thụ, xác định giới hạn của thị <br />
trường ngoài ngưỡng giới hạn không có lợi trong việc cung cấp hàng hoá của trung tâm. <br />
Lý thuyết này được Alosh (Đức) bổ sung. Điểm đáng chú ý của lý thuyết điểm trung tâm <br />
là xác định được quy luật phân bố không gian tương ứng giữa các điểm dân cư, từ đó có <br />
thể áp dụng quy hoạch các điểm dân cư trên lãnh thổ mới khai thác [45]. <br />
5) Một nghiên cứu về các chỉ số năng lực cạnh tranh, G. Arzu INAL (2003). Trong <br />
bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng và sự quan tâm ngày càng sâu sắc của các<br />
<br />
5 <br />
<br />
giới, đặc biệt các nhà sản xuất kinh doanh đến chiến lược cạnh tranh hiệu quả, nhiều nhà <br />
nghiên cứu đã cố gắng xác định khả năng cạnh tranh và phát triển các chỉ số định lượng <br />
thích hợp để đo lường sức mạnh cạnh tranh. Với sự nỗ lực của mình, G. Arzu INAL đã <br />
nghiên cứu, tổng hợp và đưa ra 16 chỉ số có thể đo lường năng lực cạnh tranh của quốc <br />
gia, địa phương hay vùng lãnh thổ. Trong đó, có nhiều chỉ số thích hợp cho việc đo lường <br />
năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ làm cơ sở xây dựng tiêu chí xác định hàng hóa, <br />
dịch vụ chủ lực của địa phương [47]. <br />
Ngoài các tài tiệu trên, nhiều tài liệu khác cũng có nội dung liên quan vần đề này <br />
được tác giả tham khảo như: “Regional innovation systems (RIS) in China của Jon <br />
Sigurdson” đăng trên Working Paper No 195, July 2004 [49]; “Sustaining the Green <br />
Revolution in India” của S. Nagarajan [50]; “Economic contributios of Thailand’s creative <br />
industries”, đăng trên tạp chí Fiscal Policy Institute 2009 [47]; “Koji – The key product in <br />
Japanese alcoholic beverages and fermented foods, Tokyo University of Agriculture <br />
Sedagayaku, Tokyo, Japan [54]; “Identifying and assessing the factors that influence <br />
cluster’s competitiveness in Oregon, and some initial suggestions”, Luận án Tiến sĩ của <br />
Sam Gi Hong (2007) [52]....Nhìn chung các tài liệu này đều nhấn mạnh đến vai trò của <br />
phát triển cụm ngành sản phẩm trong chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia và đề <br />
xuất các chính sách hỗ trợ để cụm phát triển một cách bền vững. <br />
4.2 Tài liệu trong nước <br />
1) Luận án Tiến sĩ “Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các <br />
tỉnh vùng Bắc Trung bộ” của Nguyễn Hồng Lĩnh (2007). Luận án đã vận dụng các lý <br />
thuyết liên quan, đặc biệt là mô hình kim cương của M. Porter để phân tích tìm ra các <br />
nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn <br />
các tỉnh Bắc Trung bộ. Trên cơ sở xử lý các số liệu thu thập từ báo cáo thống kê và khảo <br />
sát thực tế; rút kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp chế biến ở một số nước Đông <br />
Nam Á và dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng, Luận án đã xác định các ngành công <br />
nghiệp chế biến nông, lâm sản chủ lực để phát triển trên địa bàn Bắc Trung bộ [9]. <br />
2) Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia dến năm 2020 của Chính phủ. Theo <br />
Chương trình, sẽ hình thành và phát triển hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam bằng <br />
công nghệ tiên tiến, có năng lực cạnh tranh cao về tính mới, chất lượng, giá thành dựa trên <br />
việc khai thác lợi thế so sánh các nguồn lực trong nước. Trong đó, giai đoạn 2010 – 2015 <br />
phải hình thành và phát triển tối thiểu 10 sản phẩm dựa trên công nghệ tiên tiến và do các<br />
<br />