intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước về môi trường từ thực tiễn tỉnh Hải Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:183

9
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Quản lý nhà nước về môi trường từ thực tiễn tỉnh Hải Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về môi trường và thực tiễn quản lý nhà nước về môi trường tại tỉnh Hải Dương. Từ đó, đề xuất các giải pháp bảo đảm và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường từ thực tiễn tỉnh Hải Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước về môi trường từ thực tiễn tỉnh Hải Dương

  1. h VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ MINH THẢO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2024
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ MINH THẢO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƯƠNG Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 9380102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Đinh Ngọc Vượng 2. PGS.TS. Phạm Hữu Nghị HÀ NỘI - 2024 HÀ NỘI - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu trong luận án đảm bảo tính chính xác và được trích dẫn nguồn trung thực. Các kết luận khoa học của Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Minh Thảo
  4. CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN 1. As Asen: độc tố Asen 2. BOD Biological Oxygen Demand: Nhu cầu oxy tối thiểu 3. BVMT Bảo vệ môi trường 4. CCN Cụm công nghiệp 5. Cd Cadimi: kim loại Cadimi 6. CITES Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora: Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã có nguy cơ diệt chủng 7. Cl Clo: nguyên tố hoá học Clo 8. COD Chemical oxygen demand: nhu cầu ôxy hóa học 9. CPTPP Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership: Hiệp định đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương 10. CTR Chất thải rắn 11. Cu Copper: nguyên tố hoá học đồng. 12. DDT Dichloro-Diphenyl-Trichloroethane: chất hữu cơ cao phân tử tổng hợp, có chứa clo 13. DO Dissolved Oxygen: lượng dưỡng khí oxy hòa tan trong nước 14. ĐTM Đánh giá tác động môi trường 15. EC European Commission: Uỷ ban châu Âu 16. EVFTA European-Vietnam Free Trade Agreement: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu 17. Fe Ferrum: nguyên tố hoá học sắt 18. GlobalGAP Global Good Agricultural Practice: Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu 19. GRDP Gross regional domestic product: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh
  5. 20. HĐND Hội đồng nhân dân 21. KCN Khu công nghiệp 22. Mn Mangan: nguyên tố hoá học Mangan 23. NH4+-N Hàm lượng amoni tổng số 24. NO2--N Nitơ dioxide: chất trung gian trong quá trình tổng hợp công nghiệp của axit nitric 25. ODA Official Development Assistance: Hỗ trợ phát triển chính thức 26. PAPI The Viet Nam Provincial Governance and Public Administration Performance Index: Bộ chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh 27. Pb Plumbum: nguyên tố hoá học chì 28. PEPI Provincial Environmental Protection Index: Bộ Chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường cấp tỉnh 29. PM10 Particulate Matter: Các hạt bụi có kích thước đường kính từ 2.5 tới 10 micromet 30. PO43--P Ortho-Phosphat: một loại Photpho vô cơ 31. PTBV Phát triển bền vững 32. QCCP Quy chuẩn cho phép 33. QCVN Quy chuẩn Việt Nam 34. QLNN Quản lý nhà nước 35. QPPL Quy phạm pháp luật 36. TN&MT Tài nguyên và Môi trường 37. TNHH Trách nhiệm hữu hạn 38. TSP Natri phosphat: hoá chất Natri phosphat 39. TSS Total suspended solids: tổng chất rắn lơ lửng 40. UBND Uỷ ban nhân dân 41.UNDP United Nations Development Programme: Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
  6. 42. UNEP United Nations Environment Programme: Chương trình môi trường Liên hiệp Quốc 43. VietGAHP Vietnamese Good Agricultural animal husbandry: Thực hành chăn nuôi tốt ở Việt Nam 44. VietGAP Vietnamese Good Agricultural Practices: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam 45. Zn Zinc: Nguyên tố kẽm
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Tình hình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giai đoạn 99 2020-2022 Bảng 3.2. Bảng tổng hợp kết quả quan trắc môi trường nước tỉnh Hải 101 Dương năm 2022 Bảng 3.3. Bảng tổng hợp ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp Bảo 107 vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018 - 2022 Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả xử lý vi phạm pháp luật về Bảo vệ môi 112 trường của lực lượng Công an tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018 -2022 Bảng 3.5: Bảng tổng hợp số liệu thực trạng hạ tầng các cụm công 119 nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Hải Dương
  8. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...............................................................8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và nhận xét về tình hình nghiên cứu ....................8 1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài luận án ...................................................21 Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG .................................................................................................................31 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò quản lý nhà nước về môi trường .........................31 2.2. Nguyên tắc, nội dung, phương pháp quản lý nhà nước về môi trường ........................48 2.3. Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về môi trường ..........................................52 2.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về môi trường ..........................63 Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG ................................................................................................70 3.1. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động tới quản lý nhà nước về môi trường tại tỉnh Hải Dương .....................................................................................................70 3.2. Khái quát chung về tổ chức bộ máy và đặc điểm tình hình quản lý nhà nước về môi trường tại tỉnh Hải Dương..................................................................................76 3.3. Những kết quả đã đạt được trong thực hiện nội dung quản lý nhà nước về môi trường tại tỉnh Hải Dương và nguyên nhân ..............................................................83 3.4. Những hạn chế, bất cập trong thực hiện nội dung quản lý nhà nước về môi trường tại tỉnh Hải Dương và nguyên nhân ........................................................................114 Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƯƠNG ........................133 4.1. Định hướng bảo đảm và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường tại tỉnh Hải Dương ........................................................................................................133 4.2. Các giải pháp bảo đảm và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ thực tiễn tỉnh Hải Dương ........................................................................140 KẾT LUẬN ............................................................................................................158 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................162 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................163
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Môi trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại của con người. Môi trường tạo ra không gian sinh sống, cung cấp nguồn tài nguyên, là nơi chứa đựng và hoá giải các chất thải do con người tạo ra, làm giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên đối với con người, lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gien, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên, tạo nên cảnh quan có giá trị thẩm mỹ góp phần vào sự phát triển tâm linh và trạng thái tinh thần của con người… Do đó, quản lý môi trường để bảo vệ, duy trì sự cân bằng của môi trường, giữ gìn môi trường trong lành có ý nghĩa sống còn đối với nhân loại, đặc biệt trong bối cảnh ngày nay, khi môi trường trái đất đang gánh chịu những thách thức nghiêm trọng như: biến đổi khí hậu, nhiệt độ trái đất tăng, tầng ozon bị phá huỷ, băng tan, nước biển dâng, sa mạc hóa... đe dọa tính bền vững trong phát triển của nhân loại. Để phát triển bền vững cần có chiến lược bảo vệ môi trường, trong đó quản lý nhà nước về môi trường thực hiện vai trò kiến tạo thể chế phát triển bền vững thông qua việc thiết lập và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng xanh hơn và bảo đảm công bằng xã hội trong thụ hưởng quyền được sống trong môi trường trong lành. Tuy nhiên, do tính phức tạp, khó giải quyết của vấn đề nên bảo vệ môi trường luôn là vấn đề nóng được đặt ra trên quy mô toàn cầu, quốc gia, địa phương; là chủ đề quan trọng được đề cập trong các nghiên cứu khoa học. Ở Việt Nam, quản lý nhà nước về môi trường mặc dù được Đảng quan tâm lãnh đạo, nhà nước tăng cường quản lý được đặt ra ở tầm chiến lược quốc gia, thể hiện trong nhiều nghị quyết của Đảng như: Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [26], Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, 1
  10. tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường [27]. Hệ thống các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường cũng không ngừng được hoàn thiện, quy định các phương thức, cơ chế bảo vệ môi trường theo hướng phù hợp hơn với thực tiễn trong nước và chuyển hóa các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu như: các Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, năm 2005, năm 2014, năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2023), Luật Đất đai năm 1993, 2003, 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2024), Luật Tài nguyên nước năm 1998, Luật Đa dạng sinh học năm 2008, Luật Khoáng sản năm 2010, Luật Lâm nghiệp năm 2017… Chính vì lẽ đó, trong những năm gần đây quản lý nhà nước về môi trường có những chuyển biến rõ nét: từng bước khắc phục những hạn chế; kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động khai thác tài nguyên; hoạt động xử lý nước thải, chất thải rắn được tăng cường thực hiện và giám sát; phát hiện và xử lý kịp thời nhiều vụ việc, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; công tác bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng được quan tâm hơn [28, tr.50] đã góp phần hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm các thành phần môi trường, nhiều hệ sinh thái rừng trước đây bị suy thoái đã được ngăn chặn và phục hồi… Tuy nhiên, do hệ quả của mô hình tăng trưởng kinh tế dựa nhiều vào tài nguyên thiên nhiên [65] cùng với tác động của quá trình biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp đã tiếp tục làm ra tăng các tác nhân gây tổn hại môi trường. Quản lý nhà nước về môi trường tiếp tục đối diện với nhiều thách thức và bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém như: Quá trình khai thác tài nguyên thiếu bền vững, hiệu quả quản lý, sử dụng chưa cao. Công tác quản lý và xử lý chất thải rắn đô thị còn hạn chế. Môi trường nước ở một số đô thị bị ô nhiễm. Chất lượng không khí ở các đô thị lớn, ở khu công nghiệp bị suy giảm. Rác thải ở khu vực nông thôn, ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, các nhà máy sản xuất công nghiệp gia tăng [28, tr.74] … gây tổn hại tới sức khỏe của người dân, là thách thức đối với quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, từ mô hình phát triển dựa vào tài nguyên thiên nhiên sang nền kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh… làm gia tăng các xung đột xã hội liên quan đến môi trường. Vì vậy, cần tiếp tục có những nghiên cứu để đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế nêu trên. 2
  11. Tại tỉnh Hải Dương, các vấn đề môi trường và thực trạng quản lý nhà nước về môi trường tương đối điển hình ở nước ta. Với lợi thế địa lý nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trong giai đoạn 2016 – 2020, Hải Dương đã đạt được những thành tựu về kinh tế có ý nghĩa quan trọng: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng bình quân 8,1%/năm (theo giá cố định năm 2010), cao hơn giai đoạn 2010 - 2015 (7,7%/năm). Năm 2020, GRDP của Hải Dương ước đạt 134.000 tỷ đồng (gấp 1,6 lần so với năm 2015, đứng thứ 11 trong toàn quốc). GRDP bình quân đầu người đạt 69,8 triệu đồng, tương đương khoảng 3.020 USD (đứng thứ 19 trong toàn quốc)... Cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch theo hướng tích cực, trên cơ sở phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế và dịch vụ: năm 2020, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ chiếm 90,3% GRDP. Trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện có 14 khu công nghiệp, 58 cụm công nghiệp, 65 làng nghề, khoảng 18.595 doanh nghiệp đang hoạt động [103] với cơ cấu ngành nghề đa dạng như: dịch vụ thương mại, điện tử, hoá chất, dầy da, khai khoáng, chế biến nông sản, luyện kim, xây dựng, nhiệt điện than... Trong đó nhiều ngành có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường như: khai khoáng, luyện kim, nhiệt điện than, hoá chất; cùng với quá trình sản xuất nông nghiệp sử dụng nhiều phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy, Hải Dương cũng đang phải đối diện với những thách thức lớn về môi trường: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, thậm chí đã xuất hiện những điểm nóng về môi trường ở một số huyện, thị xã trong tỉnh như: Kinh Môn, Bình Giang, Cẩm Giàng... Những vấn đề được phân tích ở trên đặt ra yêu cầu phải đánh giá lại toàn diện hoạt động quản lý nhà nước về môi trường để tiếp tục tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về môi trường. Bởi vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Quản lý nhà nước về môi trường từ thực tiễn tỉnh Hải Dương” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về môi trường và thực tiễn quản lý nhà nước về môi trường tại tỉnh Hải Dương. Từ đó, đề 3
  12. xuất các giải pháp bảo đảm và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường từ thực tiễn tỉnh Hải Dương. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án tập trung vào các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu và nhận xét về tình hình nghiên cứu để tìm ra các thành tựu và khoảng trống trong các nghiên cứu, từ đó xác định những vấn đề luận án cần nghiên cứu. Xây dựng cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài luận án. Hai là, nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về môi trường như: khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, nội dung, phương pháp quản lý nhà nước về môi trường và cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về môi trường. Ba là, đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng quản lý nhà nước về môi trường tại tỉnh Hải Dương trên các phương diện kết quả đạt được và hạn chế bất cập, đồng thời phân tích các nguyên nhân của kết quả đạt được và hạn chế bất cập của quản lý nhà nước về môi trường tại tỉnh Hải Dương. Bốn là, đề xuất các giải pháp toàn diện, khả thi để bảo đảm và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường tại tỉnh Hải Dương trong giai đoạn tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại tỉnh Hải Dương, trọng tâm trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2022. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin khi giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với 4
  13. bảo vệ môi trường và đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội; giữa pháp luật bảo vệ môi trường với tư cách là kiến trúc thượng tầng với thực tiễn các hoạt động kinh tế - xã hội tác động tới môi trường với tư cách là cơ sở hạ tầng; mối quan hệ giữa hoạt động quản lý nhà nước về môi trường với hoạt động của các cơ sở kinh tế và người dân tác động tới môi trường; giải pháp hoàn thiện pháp luật và hệ thống quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam. Đồng thời, Luận án cũng dựa trên các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường, đổi mới hoạt động quản lý nhà nước về môi trường. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình triển khai luận án, nghiên cứu sinh sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như sau: - Phương pháp tổng hợp, hệ thống hoá: được nghiên cứu sinh sử dụng trong quá trình tổng hợp, hệ thống hoá các tài liệu về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến nội dung đề tài luận án. - Phương pháp thống kê: trên cơ sở các số liệu trong các báo cáo, kết quả điều tra xã hội học của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức phi chính phủ tác giả thống kê, tổng hợp theo diễn biến trình tự thời gian dưới dạng các Bảng số liệu, dùng công cụ exel để xử lý số liệu, từ đó phản ánh thực trạng, diễn biến xu hướng các vấn đề môi trường và kết quả quản quản lý nhà nước về môi trường tại tỉnh Hải Dương. - Phương pháp phân tích: phương pháp này được nghiên cứu sinh sử dụng chủ yếu để phân tích những vấn đề lý luận và cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về môi trường. Để sơ đồ hóa các quan hệ tương quan, nhân quả của các biến số, các mối quan hệ bao gồm quan hệ giữa kinh tế và pháp luật, quan hệ nội tại giữa các yếu tố pháp lý trong xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại tỉnh Hải Dương, phương pháp phân tích được sử dụng cụ thể trong luận án như sau: 5
  14. + Phân tích các khái niệm: môi trường, quản lý, quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về môi trường, quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo cách hiểu thông thường và dưới góc độ luật học để xác định giới hạn, phạm vi nghiên cứu…Việc phân tích các khái niệm nhằm rõ nội hàm, ý nghĩa, đặc điểm của các khái niệm, mô tả đối tượng nghiên cứu. + Phân tích các lý thuyết quản trị tốt; lý thuyết phát triển bền vững; lý thuyết quyền con người được sống trong môi trường trong lành… nhằm hình thành khung lý thuyết của luận án, tạo cơ sở cho việc đánh giá pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý nhà nước xem có phù hợp với các lý thuyết đó hay không, từ đó có cơ sở để đề xuất các giải pháp bảo đảm và tăng cường quản lý nhà nước về môi trường. + Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về môi trường tại tỉnh Hải Dương nhằm nhận diện những kết quả và hạn chế của hoạt động quản lý nhà nước về môi trường, từ đó có cơ sở để kiến nghị phương hướng và các giải pháp tăng cường quản lý về môi trường từ thực tiễn tỉnh Hải Dương. - Phương pháp chứng minh: được sử dụng để chứng minh cho các nhận định, kết luận, chứng minh tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp kiến nghị. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong thực hiện các chương của luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Một là, về cách tiếp cận nghiên cứu: Luận án sử dụng cách tiếp cận đa ngành Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật kinh tế, quản lý nhà nước và chính sách công. Hai là, luận án tiếp tục bổ sung, hoàn thiện lý luận quản lý nhà nước về môi trường như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về môi trường. Ba là, luận án góp phần làm sáng tỏ thực tiễn quản lý nhà nước về môi trường tại tỉnh Hải Dương. Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường tại tỉnh Hải Dương. Các giải pháp đề xuất không chỉ tăng cường vai trò điều chỉnh và kiểm soát của Nhà nước mà còn đề cập giải pháp tăng cường vai trò của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư tham gia quản lý môi 6
  15. trường. Đây là sự vận dụng cụ thể của lý thuyết quản trị tốt vào quản lý nhà nước về môi trường ở nước ta. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Luận án tiếp tục làm rõ hơn dưới góc độ Luật hiến pháp và Luật hành chính những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về môi trường. Trên cơ sở các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường hiện hành đối chiếu với thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường tại tỉnh Hải Dương luận án đã đề xuất các khuyến nghị hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay nên có giá trị tham khảo đối với các cơ quan xây dựng pháp luật. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy luật học và quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của tỉnh Hải Dương và các địa phương khác trong đánh giá thực trạng và áp dụng các giải pháp để tăng cường quản lý nhà nước về môi trường trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục chữ viết tắt, Danh mục bảng, Danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận án được thể hiện như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài luận án. Chương 2: Những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về môi trường; Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường tại tỉnh Hải Dương; Chương 4: Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về môi trường từ thực tiễn tỉnh Hải Dương. 7
  16. Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và nhận xét về tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trên thế giới, quản lý nhà nước (QLNN) về môi trường được đặt ra ở Châu Âu và Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ thứ 19 đầu thế kỷ 20, xuất phát chủ yếu từ những lo ngại trong việc bảo vệ vùng nông thôn ở Châu Âu, các vùng đất hoang dã ở Hoa Kỳ, cũng như những tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe của con người do hậu quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 2. Đối lập với quan điểm thống trị của chủ nghĩa tự do khi đó cho rằng tất cả các vấn đề xã hội, bao gồm cả vấn đề môi trường, có thể và cần được giải quyết thông qua thị trường tự do, hầu hết các nhà nghiên cứu về môi trường thời kỳ đó đều khẳng định Chính phủ thay vì thị trường phải có trách nhiệm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường (BVMT) cho con người. Ở Việt Nam, so với thế giới, công tác BVMT được đặt ra muộn hơn do một thời kỳ dài nước ta bị chiến tranh chi phối. Trước khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, kinh tế - xã hội chậm phát triển nên những vấn đề môi trường chưa xuất hiện nhiều, chưa trở thành vấn đề bức xúc của người dân và xã hội. Cùng với quá trình Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá, phát triển kinh tế theo quy mô chiều rộng và dựa nhiều vào tài nguyên thiên nhiên các vấn đề môi trường ngày càng xuất hiện nhiều, gây hại cho sức khoẻ và đời sống của người dân, là thách thức lớn cho quá trình phát triển bền vững (PTBV) của đất nước, đòi hỏi nhà nước và toàn xã hội phải quan tâm xử lý, từ đây các công trình nghiên cứu về BVMT nói chung trong đó có QLNN về môi trường được giới nghiên cứu quan tâm, trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Trên cơ sở tra cứu các đề tài nghiên cứu khoa học, giáo trình, sách chuyên khảo, các luận án, luận văn, các báo cáo khoa học, bài viết nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, nghiên cứu sinh tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án theo các nhóm vấn đề sau: 8
  17. 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận quản lý môi trường, pháp luật môi trường làm cơ sở tiến hành quản lý nhà nước về môi trường Bàn về cơ sở khoa học quản lý môi trường, được đề cập ở những khía cạnh khác nhau trong các nghiên của các tác giả: Lưu Đức Hải (2009)[38], Học viện Nông nghiệp (2021)[47], Phạm Thị Tính (2015)[105] Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2023)[121] đã chỉ ra các cơ sở QLNN về môi trường gồm: (i) Cơ sở triết học là sự thống nhất biện chứng giữa con người - xã hội - tự nhiên. (ii) Cơ sở chính trị là trách nhiệm của nhà nước trong bảo đảm thực hiện quyền con người được sống trong môi trường trong lành. (iii) Cơ sở pháp luật là pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế về quản lý môi trường. (iv) Cơ sở kinh tế là sự điều tiết thông qua các công cụ kinh tế. (v) Cơ sở khoa học công nghệ là trình độ của khoa học công nghệ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng xử lý các vấn đề tiêu cực của môi trường. Về khái niệm QLNN về môi trường, được đề cập trong các giáo trình của Đại học Đà Nẵng (2002)[29], Học viện Hành chính quốc gia (2004, 2010) [40],[41], Trường Đại học Luật Hà Nội (2011)[122], các luận án, luận văn QLNN bằng pháp luật về BVMT - từ thực tiễn tỉnh Hải Dương của Nguyễn Thị Hồng Linh (2015)[63], QLNN về BVMT ở tỉnh Trà Vinh của Huỳnh Minh Luân (2016)[64], QLNN về môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình của Hoàng Văn Tuân (2017) [106], QLNN về môi trường từ thực tiễn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng của Trần Viết Trung (2017) [118]... cho thấy hiện nay chưa có một định nghĩa QLNN về môi trường thống nhất. Tuy nhiên, xét về chủ thể, các nghiên cứu đó đã chỉ ra QLNN về môi trường xác định chủ thể quản lý là Nhà nước, bằng chức trách nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ môi trường. Nghiên cứu công cụ QLNN về môi trường có các công trình tiêu biểu: Sách Các công cụ quản lý môi trường của Đặng Mộng Lân đã đề cập tới vai trò không thể thiếu của quản lý môi trường đối với PTBV và phân tích các công cụ kỹ thuật quản lý môi trường như: thông tin môi trường, báo cáo hiện trạng môi trường, đánh giá tác động môi trường, hạch toán tài nguyên thiên nhiên và môi trường [59]. 9
  18. Sách Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường – kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam do tác giả Đỗ Nam Thắng chủ biên đã nghiên cứu công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm môi trường, phân tích mối quan hệ kinh tế - môi trường: mô hình đầu vào và đầu ra; chi phí – lợi ích; hiệu quả của việc áp dụng các công cụ kinh tế [110]. Sách Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế của Nguyễn Thanh Lâm, đã phân tích các nguyên tắc của thị trường được sử dụng để điều hòa các xung đột giữa tăng trưởng kinh tế và BVMT. Công cụ kinh tế là điều kiện để các doanh nghiệp chủ động tuân thủ pháp luật BVMT thúc đẩy sản xuất sạch hơn. Đây là biện pháp đang được nhiều nước trên thế giới vận dụng và đã đem lại những kết quả khả quan [58]. Luận án tiến sĩ Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền theo pháp luật môi trường Việt Nam của tác giả Võ Trung Tín đã nghiên cứu các vấn đề lý luận nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền theo pháp luật môi trường Việt Nam, theo đó các chủ thể gây ra ô nhiễm môi trường phải chịu chi phí cho việc khắc phục, cải thiện môi trường bị ô nhiễm. Trong trường hợp họ không thực hiện nghĩa vụ thì cần áp dụng các chế tài hành chính, hình sự [101]. Luận án tiến sĩ Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong BVMT ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Ngọc Anh Đào, phân tích cơ chế tác động của công cụ kinh tế tới chi phí của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng sẽ thay đổi hành vi của con người theo hướng có lợi cho môi trường. Các công cụ kinh tế được sử dụng gồm: chính sách tài trợ để quản lý và BVMT; các ưu đãi về thuế và phí [31]. Bài nghiên cứu Vai trò của pháp luật về quản lý môi trường và các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về quản lý môi trường tại Việt Nam hiện nay của tác giả Lâm Văn Đoan đã phân tích các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật môi trường gồm: mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật, quá trình tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan QLNN về môi trường, sự tham gia của Hệ thống chính trị và ý thức của người dân [35]. 10
  19. Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích các công cụ QLNN về môi trường gồm: công cụ chính sách - pháp luật; công cụ kinh tế; công cụ kỹ thuật; vai trò cũng như cơ chế tác động của các công cụ trong quản lý môi trường. Ở nước ngoài, nghiên cứu những vấn đề lý luận quản lý môi trường, pháp luật môi trường làm cơ sở tiến hành quản nhà nước về môi trường có một số công trình đáng chú ý sau: Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland) năm 1987, đã đề cập tới vấn đề PTBV, trong đó quan niệm: PTBV là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai... Nói cách khác, PTBV phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ [169]. Tiếp cận từ góc độ công lý môi trường, trong cuốn sách Unequal Protection: Environmental Justice and Communities of Color của tác giả Bullard, thông qua quá trình nghiên cứu vị trí đặt các cơ sở chất thải nguy hại liên quan đến các cộng đồng da màu và cộng đồng thu nhập thấp ở Hoa Kỳ tác giả đã đưa ra thuật ngữ công lý môi trường gồm công bằng thực chất, công bằng phân phối, nghĩa là tất cả mọi người không phân biệt mức thu nhập hoặc chủng tộc phải được bảo vệ như nhau khỏi tác động bất lợi của các chất ô nhiễm và các tác động môi trường bất lợi khác, và công bằng theo thủ tục có nghĩa là tất cả mọi người đều có cơ hội tham gia vào các quyết định về môi trường có ảnh hưởng đến họ [158]. Sách Environmental Protection and Human Rights của D.K. Anton và D. Shelton đã giới thiệu toàn diện về mối quan hệ giữa BVMT và quyền con người, được luật hoá trong nhiều hệ thống pháp luật của các quốc gia [157]. Sách Human Rights and Environmental Sustainability của tác giả K. Woods, xem xét các câu hỏi chính trong mối quan hệ giữa nhân quyền và môi trường. Cuốn sách chủ yếu tập trung vào những thách thức lý thuyết, triết học và chính trị đối với các chuẩn mực nhân quyền và tính bền vững của môi trường [171]. 11
  20. Luận án tiến sĩ The human right to a good environment in international law and the implications of climate change của Bridget Mary Lewis đại học Monash đã phân tích các ý nghĩa lý luận, pháp lý, thực tiễn và chính trị của quyền con người được sống trong một môi trường tốt. Tác giả xem xét các cơ sở lý thuyết về quyền con người để đánh giá quyền con người được sống trong một môi trường tốt có chính đáng hay không và kết luận rằng một "môi trường tốt" không thể được liên kết với phẩm giá, quyền tự chủ hoặc lợi ích của con người mà không dựa trên các quyền đã được bảo vệ theo luật hiện hành, chẳng hạn như quyền về sức khỏe, thực phẩm và nước sạch [159]. Luận án tiến sĩ Unravelling the Maze of Multilateral Environmental Agreements: A Macroscopic Analysis of International Environmental Law and Governance for the Anthropocene của Rak Hyun Kim, đại học quốc gia Australian năm 2013 đã nhận định hiện tại luật môi trường quốc tế là một mê cung của các hiệp định môi trường đa phương (MEAs). Tác giả đã phân tích 747 MEAs với hơn 1.001 tài liệu và rút ra kết luận hệ thống MEAs hiện đang bị giới hạn trong cách tiếp cận tổng thể của quản trị môi trường toàn cầu, vì vậy luật môi trường quốc tế cần được thống nhất rõ ràng về mục tiêu và tất cả các cơ quan quản lý quốc tế đều bị ràng buộc về mặt pháp lý [164]. Nghiên cứu The Evolution of Paradigms of Environmental Managemen in Development của Michael E. Colby (1989) đã phân tích sự khác biệt giữa năm mô hình quản lý môi trường cơ bản gồm: "frontier economics - kinh tế học biên giới", "deep ecology - sinh thái học sâu", "environmental protection - BVMT", "resource management - quản lý tài nguyên" và "eco-development - phát triển sinh thái" và ý nghĩa của năm mô hình này trong quản lý môi trường[163]. Nghiên cứu Environmental Sustainability: A Case of Policy Implementation Failure? của tập thể tác giả Michael Howes, Liana Wortley, Ruth Potts, Aysin Dedekorkut-Howes, Silvia Serrao-Neumann, Julie Davidson, Timothy Smith, Patrick Nunn, đã phân tích các yếu tố dẫn tới sự thất bại của các Chính phủ trong thực thi chính sách BVMT. Trong đó nhấn mạnh yếu tố chính trị và kinh tế. Nguyên nhân dẫn tới sự thất bại trong chính sách môi trường là sự xung đột giữa 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2