Luận án Tiến sĩ Ngành lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Ngữ Văn: Dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở trường Trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực
lượt xem 13
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm xây dựng quy trình, xác định các phương pháp, hình thức dạy học tích cực để thiết thực chuyển việc dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở trường THPT từ định hướng tiếp cận nội dung sang định hướng PTNL người học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngành lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Ngữ Văn: Dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở trường Trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ISO 9001:2015 PHAN THỊ NỞ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN TRÀ VINH, NĂM 2021
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH PHAN THỊ NỞ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN MÃ NGÀNH: 9140111 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Tiết Khánh 2.TS. Trần Thanh Bình TRÀ VINH, NĂM 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Tiết Khánh và TS. Trần Thanh Bình. Việc giải quyết các vấn đề đặt ra cũng như các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực, chính xác và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Trà Vinh, ngày tháng năm 2021 Tác giả i
- LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn hai nhà giáo: PGS.TS. Phạm Tiết Khánh TS. Trần Thanh Bình Hai Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án. Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Quý Thầy/Cô Trường Đại học Trà Vinh, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, Khoa Sư phạm đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho tôi thực hiện luận án này. Xin cảm ơn Quý Thầy/Cô trong các Hội đồng bảo vệ đã có những ý kiến vô cùng quý báu giúp tôi nhìn nhận sáng tỏ vấn đề nghiên cứu hơn. Xin cảm ơn Quý Thầy/Cô phản biện độc lập đã có chỉ ra những điểm chưa phù hợp, những vấn đề cần làm rõ thêm đã giúp tôi hoàn chỉnh luận án. Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Quý Thầy/Cô và các em học sinh các trường THPT Chuyên Nguyễn Thiện Thành, Trường Thực hành Sư phạm, Trường THPT Phạm Thái Bường, Trường THPT Tập Sơn, Trường THCS THPT Dân tộc Nội trú Tiểu Cần đã giúp đỡ, hợp tác khảo sát, dạy học thực nghiệm. Xin được cảm ơn tất cả Quý Thầy/Cô, đồng nghiệp, bạn bè và những người thân yêu trong gia đình cùng đã luôn khuyến khích và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ viii DANH MỤC BIỀU ĐỒ, HÌNH VẼ ............................................................................ ix PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................................... 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT .............................. 3 4.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 3 4.2 Đối tượng khảo sát .................................................................................................... 4 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 4 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 4 7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ................................................................................ 5 8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN ................................................................................. 6 8.1 Về lí luận ................................................................................................................... 6 8.2 Về thực tiễn ............................................................................................................... 6 9. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN..................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 8 1.1 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TIẾP CẬN NĂNG LỰC ................................................................................................. 8 1.1.1 Những nghiên cứu về năng lực và chương trình giáo dục tiếp cận năng lực trên thế giới ................................................................................................................................ 8 1.1.2. Những nghiên cứu về năng lực và chương trình giáo dục tiếp cận năng lực ở Việt Nam .............................................................................................................................. 10 1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC NGỮ VĂN VÀ DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ................................................... 15 1.2.1 Giai đoạn trước 2018............................................................................................ 15 iii
- 1.2.2 Giai đoạn sau 2018 ............................................................................................... 16 1.3 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN NÓI CHUNG VÀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NÓI RIÊNG ............................................. 20 1.3.1 Những nghiên cứu về thể loại truyện ngắn .......................................................... 20 1.3.2 Những nghiên cứu về truyện ngắn Việt Nam hiện đại ........................................ 22 1.3.3 Những nghiên cứu về dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong nhà trường phổ thông ....................................................................................................................... 23 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ..................................... 26 CỦA VIỆC DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI........................ 26 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN .................................................................................................... 26 2.1.1 Thể loại và thi pháp truyện ngắn .......................................................................... 26 2.1.2 Lí thuyết tiếp nhận ............................................................................................... 34 2.1.3 Phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản văn học ................................................. 37 2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................................................................................... 40 2.2.1 Thực trạng dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở một số trường trung học phổ thông tỉnh Trà Vinh ....................................................................................................... 40 2.2.2 Đánh giá thực trạng việc dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở trường trung học phổ thông hiện nay ................................................................................................. 52 CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM .................... 55 HIỆN ĐẠI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ........................... 55 3.1 NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ................................................................................................................................ 55 3.1.1 Thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học ........................... 55 3.1.2 Thống nhất giữa cái trừu tượng và cái cụ thể trong dạy học .............................. 55 3.1.3 Thống nhất vai trò chủ đạo của người dạy và vai trò độc lập, sáng tạo của người học trong dạy học .......................................................................................................... 56 3.1.4 Đảm bảo tính cảm xúc tích cực của dạy học........................................................ 57 3.2 NỘI DUNG DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ..................... 58 3.2.1 Cấu phần của nội dung dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại ......................... 58 3.2.2 Đánh giá chung về nội dung dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại ................ 69 3.3 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ............ 70 3.3.1 Định hướng chung ................................................................................................ 70 iv
- 3.3.2 Một số phương pháp dạy học cụ thể .................................................................... 72 3.4 QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 88 3.4.1 Định hướng chung ................................................................................................ 88 3.4.2 Thiết kế minh họa................................................................................................. 94 3.5 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP....................................................................... 108 3.5.1 Định hướng chung .............................................................................................. 108 3.5.2 Hồ sơ học tập của học sinh................................................................................. 109 CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................... 114 4.1 MỤC TIÊU THỰC NGHIỆM .............................................................................. 114 4.2 PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC NGHIỆM ............................ 114 4.2.1 Phạm vi thực nghiệm ......................................................................................... 114 4.2.2 Đối tượng thực nghiệm ...................................................................................... 115 4.2.3 Thời gian thực nghiệm ....................................................................................... 115 4.3 TIẾN TRÌNH THỰC NGHIỆM ........................................................................... 115 4.3.1 Chọn mẫu thực nghiệm ...................................................................................... 115 4.3.2 Quy trình tổ chức thực nghiệm .......................................................................... 116 4.4 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ................................................................................ 117 4.4.1 Thực nghiệm vòng một ...................................................................................... 117 4.4.2 Thực nghiệm vòng hai ....................................................................................... 123 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN QUAN LUẬN ÁN ....................................................................................................................... 1 PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ............................................................................................................ 1 PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ............................................................................................................ 5 PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ XỬ LÍ THỐNG KÊ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI .................................................................. 7 PHỤ LỤC 4: KẾ HOẠCH DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) ...................................................................................................... 12 PHỤ LỤC 5. KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ ............................................. 26 v
- ĐỌC, VIẾT VÀ GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ TRUYỆN NGẮN ................. 26 PHỤ LỤC 6: KẾ HOẠCH DẠY HỌC DỰ ÁN ........................................................ 51 NHÀ VĂN VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN ..................................................................... 51 PHỤ LỤC 7: ĐẠI DIỆN MẪU PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH ................................................................................................................................ 57 PHỤ LỤC 8: BÀI KIỂM TRA TỰ LUẬN ĐẦU VÀO VÀ ĐẦU RA ..................... 61 PHỤ LỤC 9: BẢNG QUAN SÁT THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP DẠY THỰC NGHIỆM VÀ LỚP DẠY ĐỐI CHỨNG............................................. 63 PHỤ LỤC 10: BIÊN BẢN NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................... 65 KHOA HỌC ................................................................................................................ 65 vi
- DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CTGD: Chương trình giáo dục CTNV 2006: Chương trình Ngữ văn 2006 CTNV 2018: Chương trình Ngữ văn 2018 CĐ: Chưa đạt DTNT: Dân tộc Nội trú Đ: Đạt ĐC: Đối chứng ĐH: Đại học GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo GV: Giáo viên HS: Học sinh KTDH: Kỹ thuật dạy học KTĐG: Kiểm tra đánh giá PPDH: Phương pháp dạy học QTDH: Quá trình dạy học SGK: Sách giáo khoa SGV: Sách giáo viên THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông TNg: Thực nghiệm VNHĐ: Việt Nam hiện đại vii
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1 Sự khác biệt giữa Chương trình giáo dục tiếp cận nội dung và Chương trình giáo dục tiếp cận năng lực ............................................................................................. 13 Bảng 2. 1 Bảng thống kê các đơn vị và đối tượng khảo sát ......................................... 40 Bảng 3. 1 Yêu cầu cần đạt về kĩ năng, kiến thức đọc hiểu truyện ngắn ....................... 59 Bảng 4. 1 Khảo sát các hình thức dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại .............. 118 Bảng 4. 2 Thống kê lớp dạy thực nghiệm ................................................................... 123 Bảng 4. 3 Thống kê lớp dạy thực nghiệm và lớp dạy đối chứng ................................ 124 Bảng 4. 4 Kết quả đánh giá phiếu học tập của học sinh ............................................ 128 Bảng 4. 5 So sánh kết quả kĩ năng đọc, viết của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng . 129 viii
- DANH MỤC BIỀU ĐỒ, HÌNH VẼ Biểu đồ 2. 1 Khảo sát ý kiến của Giáo viên về những yêu cầu cho học sinh chuẩn bị trước khi dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại ........................................................ 41 Biểu đồ 2..2 Những phương pháp/kỹ thuật dạy học được Giáo viên sử dụng để dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở trường Trung học Phổ thông hiện nay ..................... 45 Biểu đồ 2. 3 Nhận thức của Học sinh về đọc hiểu tác phẩm ....................................... 51 ix
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ (Nghị quyết số 29- NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội khoá 13; Quyết định số 404/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ…) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, CTGD phổ thông mới (gồm CTGD phổ thông tổng thể và Chương trình các môn học, hoạt động giáo dục) của Bộ GD&ĐT (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGD&ĐT ngày 26/12/2018) đã xác định: “CTGD phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi HS, các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó”. Theo mục tiêu này, giáo dục phổ thông Việt Nam cần chuyển từ tập trung vào trang bị kiến thức, kỹ năng sang phát triển phẩm chất và năng lực người học, hướng tới phát triển các năng lực chung và các năng lực chuyên biệt liên quan đến từng môn học/hoạt động giáo dục mà mọi HS đều cần có trong cuộc sống, đồng thời tạo điều kiện phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi HS; đảm bảo hài hoà giữa dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội v.v. Trong CTGD 2018, Ngữ văn là môn học bắt buộc thuộc lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ và văn học từ lớp 1 đến lớp 12. Đây là môn học vừa có tính công cụ, vừa có tính thẩm mỹ - nhân văn; giúp HS hình thành và phát triển trước hết là năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy thông qua các mạch kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học; giúp HS phát triển những phẩm chất cao đẹp; có những cảm xúc lành mạnh, biết tôn trọng cái đẹp; có đời sống tinh thần phong phú; có tâm hồn nhân hậu và lối sống nhân ái, vị tha…; đáp ứng mục tiêu giáo dục ở từng cấp học. 1
- Nội dung cốt lõi của môn Ngữ văn bao gồm các mạch kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết yếu về văn học, giao tiếp và tiếng Việt, phù hợp với các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của HS ở từng cấp học. Ngữ liệu dạy học Ngữ văn chủ yếu là những văn bản hoặc trích đoạn văn bản thuộc các kiểu loại khác nhau gồm: văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin. CTNV 2018 cũng quy định một số nguyên tắc đối với việc lựa chọn ngữ liệu; trong đó có các nguyên tắc chủ yếu như: - Phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình. - Phù hợp với kinh nghiệm, năng lực nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý, mối quan tâm của HS ở từng lớp học, cấp học; giúp HS có hứng thú để đọc, viết, nói, nghe và có niềm vui trong học tập. - Có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, nhất là có tính chuẩn mực và sáng tạo về ngôn ngữ nhằm góp phần nuôi dưỡng ở HS tình yêu đối với văn học và niềm vui đọc sách. - Chú trọng các ngữ liệu phản ánh được thành tựu về tư tưởng, văn học, văn hóa dân tộc. Đó là những văn bản thể hiện tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc gia; tăng tỉ lệ các văn bản đậm tính nhân văn, giáo dục lòng nhân ái, khoan dung, tình yêu chân thiện mỹ, tình yêu thiên nhiên, tinh thần hội nhập quốc tế, hướng đến những giá trị phổ quát của nhân loại… Với thế mạnh của một loại hình tự sự cỡ nhỏ, truyện ngắn VNHĐ không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành diện mạo nền văn học Việt Nam đương đại mà còn là mảng văn bản văn học chiếm dung lượng lớn trong cả CTNV 2006 và CTNV 2018, có khả năng đáp ứng đầy đủ mọi nguyên tắc đối với ngữ liệu văn học và mọi yêu cầu của việc dạy học Ngữ văn, phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực HS theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của CTGD 2018. Tuy nhiên, cũng như tất cả những nội dung dạy học khác theo CTGD 2018, quá trình chuyển việc dạy học truyện ngắn VNHĐ từ cách tiếp cận nội dung sang cách tiếp cận năng lực đang đặt ra rất nhiều vấn đề mới mẻ trên cả hai phương diện lí luận và thực tiễn. Vì thế, nghiên cứu toàn diện việc dạy học truyện ngắn VNHĐ, đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH Ngữ văn trong giai đoạn hiện nay là việc làm cần thiết, mang tính thời sự và có giá trị khoa học - sư phạm cao. 2
- Ngoài ra, vốn là một thể loại cơ bản gắn liền với sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại và đương đại, chú ý đến truyện ngắn VNHĐ cũng tạo nên một cơ sở giúp chúng ta nhìn nhận, đánh giá khái quát về diện mạo, đời sống của nền văn học Việt Nam hiện đại; và nghiên cứu việc dạy học truyện ngắn VNHĐ cũng góp phần soi sáng việc dạy học các thể loại văn học khác (trước hết là tiểu thuyết) trong CTNV 2018. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi xây dựng đề tài: “Dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở trường Trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực.” 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung: Luận án góp phần triển khai việc dạy học môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới. Mục tiêu cụ thể: Luận án nhằm xây dựng quy trình, xác định các phương pháp, hình thức dạy học tích cực để thiết thực chuyển việc dạy học truyện ngắn VNHĐ ở trường THPT từ định hướng tiếp cận nội dung sang định hướng PTNL người học; đảm bảo hướng đến mục tiêu chung của CTGD phổ thông và mục tiêu cụ thể của CTNV 2018. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Trên cơ sở phân xuất nội dung đề tài, quá trình thực hiện luận án sẽ là quá trình giải quyết những câu hỏi nghiên cứu chủ yếu sau: - Dạy học truyện ngắn VNHĐ ở trường THPT theo định hướng PTNL có những khác biệt gì so với dạy học truyện ngắn VNHĐ theo định hướng tiếp cận nội dung? - Nên tổ chức dạy học truyện ngắn VNHĐ ở trường THPT theo quy trình, phương pháp, hình thức như thế nào để đảm bảo PTNL Ngữ văn cho HS phổ thông? - Kết quả nghiên cứu của luận án có đóng góp gì vào việc đổi mới PPDH truyện ngắn VNHĐ trong CTNV 2006 và thực hiện CTNV 2018? - Có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu của luận án để tổ chức dạy học các thể loại văn học khác trong CTNV 2006 và CTNV 2018 không? 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 4.1 Đối tượng nghiên cứu - Các văn bản truyện ngắn VNHĐ trong CTNV 2006. - Các văn bản truyện ngắn VNHĐ trong danh mục gợi ý của CTNV 2018. 3
- 4.2 Đối tượng khảo sát - GV Ngữ văn một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. - HS một số lớp 10, 11, 12 một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phạm vi về nội dung + Các lí thuyết hiện đại về CTGD, dạy học và tổ chức quá trình dạy học ở trường phổ thông. + Các lí thuyết hiện đại về dạy học Ngữ văn và tổ chức quá trình dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng PTNL người học. + Các tác phẩm truyện ngắn VNHĐ trong CTNV 2006. + Danh mục gợi ý các tác phẩm truyện ngắn VNHĐ trong CTNV 2018. - Phạm vi về không gian Do không có điều kiện khảo sát thực tiễn và tổ chức thực nghiệm sư phạm tại các vùng miền, địa phương trong cả nước, tác giả luận án triển khai khảo sát thực tiễn và tổ chức thực nghiệm sư phạm tại 05 trường THPT trên địa bàn tỉnh Trà Vinh với đầy đủ các loại hình; trong đó bao gồm: 01 trường chuyên, 01 trường có nhiều cấp học, 01 trường đạt chuẩn ở thành phố, 01 trường đạt chuẩn ở nông thôn, 01 trường nội trú dành cho HS dân tộc thiểu số. - Phạm vi về thời gian Từ năm 2016 đến nay. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để nghiên cứu, giải quyết những vấn đề của luận án, tác giả luận án vận dụng linh hoạt và kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Là nhóm các phương pháp thu thập thông tin trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã công bố, kết hợp với các thao tác tư duy logic để rút ra những kết luận khoa học cần thiết. Nhóm này bao gồm: phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết, phương pháp phân loại và hệ thống hoá lí thuyết; được sử dụng chủ yếu để xây dựng tổng quan vấn đề nghiên cứu, hình thành cơ sở lí luận cho đề tài, phân tích các văn bản truyện ngắn VNHĐ đang và sẽ được giảng dạy ở trường THPT. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Là nhóm các phương pháp trực tiếp tác động vào đối tượng có trong thực tiễn để làm bộc lộ những đặc trưng, thuộc tính cơ 4
- bản của đối tượng ấy. Nhóm này bao gồm: phương pháp quan sát, phương pháp điều tra, phương pháp chuyên gia, phương pháp thực nghiệm, phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm; được sử dụng chủ yếu để xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài, đánh giá mức độ đúng đắn, tính khả thi và kiểm nghiệm khả năng ứng dụng của đề tài. - Nhóm phương pháp nghiên cứu bổ trợ: Là nhóm các phương pháp hỗ trợ cho việc nghiên cứu lí thuyết và thực tiễn trong phạm vi đề tài. Nhóm này bao gồm: + Phương pháp thống kê toán học: được sử dụng để xử lí các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra thực trạng và thực nghiệm nhằm xác định rõ hơn tính khuynh hướng của nội dung điều tra và rút ra những kết luận chính xác, khách quan. + Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh các cách thức, phương pháp, hình thức, hiệu quả, hoạt động dạy học khác nhau, so sánh các kết quả khảo sát trước, trong và sau quá trình thực nghiệm. 7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Ở Việt Nam, vấn đề dạy học Ngữ văn tiếp cận năng lực cho đến nay vẫn đang đặt ra cho đội ngũ giáo viên rất nhiều thách thức. Thứ nhất, để kịp thời triển khai CTGD nói chung và CTNV 2018 nói riêng, chúng ta buộc phải tổ chức biên soạn các sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn THCS và THPT theo phương thức cuốn chiếu (kéo dài từ năm 2021 đến năm 2025). Thực tế này khiến cho nhiều GV chưa thể có ngay những động thái cần thiết để dứt khoát dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực; cũng như rất khó để có một cái nhìn tổng thể về hệ thống văn bản văn học được giới thiệu và khai thác trong SGK. Thứ hai, suốt thời gian vừa qua, chúng ta đã có nhiều cố gắng để đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS, thế nhưng ngoài một số tài liệu tập huấn và những nghiên cứu nhỏ lẻ, rời rạc, các GV Ngữ văn hiện nay vẫn chưa được tiếp cận với một giáo trình Lí luận và PPDH Ngữ văn hiện đại, trong đó cung cấp những chỉ dẫn khoa học về phương pháp luận để có thể tổ chức dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực một cách bài bản. Trong bối cảnh này, nếu xây dựng được một quy trình khoa học và xác định được hệ thống các phương pháp, biện pháp, hình thức, cách thức tổ chức hoạt động dạy học truyện ngắn VNHĐ ở trường THPT theo định hướng PTNL một cách thuyết phục, đề tài sẽ trực tiếp giúp GV thiết kế các kế hoạch dạy học đối với những văn bản truyện ngắn VNHĐ và tham khảo, mô phỏng để thiết kế các kế hoạch dạy học đối với những văn bản văn học thuộc các thể loại khác (tiểu thuyết, thơ, kịch…). Kết quả của đề tài, vì thế, sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học Ngữ văn; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong tiếp 5
- nhận văn học; phát triển tư duy phản biện, năng lực giao tiếp và các năng lực cần thiết khác cho HS; góp phần thực hiện hiệu quả CTNV 2018. 8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 8.1 Về lí luận - Hệ thống hoá được những quan điểm, cơ sở lí luận của dạy học tiếp cận năng lực trên thế giới và thực tiễn phát triển dạy học tiếp cận năng lực ở Việt Nam trong thời gian gần đây. - Hệ thống hoá được những quan điểm, cơ sở lí luận của dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học truyện ngắn VNHĐ nói riêng trong thời gian gần đây. - Xây dựng được quy trình và hệ PPDH tích cực phù hợp với yêu cầu dạy học truyện ngắn VNHĐ ở trường THPT theo định hướng PTNL. 8.2 Về thực tiễn - Giới thiệu một số thiết kế kế hoạch dạy học (giáo án) Ngữ văn theo những đơn vị dạy học mới để GV tham khảo, chia sẻ và cùng rút kinh nghiệm khi vận dụng vào thực tiễn dạy học. - Giúp GV tháo gỡ một số khó khăn trong quá trình hiện thực hoá cách tiếp cận dạy học PTNL; góp phần làm thay đổi không khí của những giờ học văn, nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học văn bản văn học ở trường THPT. 9. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần chính văn của luận án sẽ gồm các nội dung sau: Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Giới thiệu, hệ thống hoá những công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài theo các cụm vấn đề: 1) Những nghiên cứu về năng lực và CTGD tiếp cận năng lực; 2) Những nghiên cứu về năng lực Ngữ văn và dạy học Ngữ văn theo định hướng PTNL; 3) Những nghiên cứu về truyện ngắn và dạy học truyện ngắn VNHĐ trong nhà trường phổ thông. Chương 2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của nội dung luận án Về cơ sở lí luận: Trình bày những cơ sở lí luận chủ yếu của đề tài từ các góc độ: Thể loại và thi pháp truyện ngắn; Lí thuyết tiếp nhận; PPDH đọc hiểu văn bản văn học nhằm định hướng cho việc triển khai những vấn đề cụ thể của nội dung đề tài. Về cơ sở thực tiễn: Trình bày những số liệu, kết quả khảo sát và phân tích kết quả khảo sát thực trạng dạy học truyện ngắn VNHĐ trong thời gian gần đây nhằm xác 6
- định những nội dung chủ yếu cần làm để tổ chức dạy học truyện ngắn VNHĐ ở trường THPT một cách thiết thực, hiệu quả. Chương 3. Tổ chức dạy học truyện ngắn VNHĐ theo định hướng phát triển năng lực Xây dựng các nguyên tắc, nội dung, phương pháp, quy trình tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập truyện ngắn VNHĐ phù hợp với định hướng PTNL theo các hình thức mới: bài học tích hợp, chuyên đề, dự án. Chương 4. Thực nghiệm sư phạm Kiểm nghiệm, đánh giá, rút kinh nghiệm về khả năng ứng dụng của PPDH; đánh giá cụ thể khả năng thích ứng của HS với cách tổ chức dạy học; đồng thời xác định tính khả thi của đề tài trong điều kiện ứng dụng đại trà vào thực tế trước mắt và trong tương lai. 7
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Chương Tổng quan này giới thiệu, hệ thống hoá một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài theo ba cụm vấn đề, thứ nhất là những nghiên cứu về năng lực và CTGD theo định hướng PTNL người học; thứ hai là những nghiên cứu về thể loại truyện ngắn nói chung và truyện ngắn VNHĐ nói riêng; thứ ba là những nghiên cứu về dạy học truyện ngắn VNHĐ trong nhà trường phổ thông. 1.1 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TIẾP CẬN NĂNG LỰC 1.1.1 Những nghiên cứu về năng lực và chương trình giáo dục tiếp cận năng lực trên thế giới Trên thế giới, theo Sandra Kerka (1998) trong công trình nghiên cứu Competency- Based Education and Training. Myths and Realities (tạm dịch: Giáo dục và đào tạo tiếp cận năng lực. Huyền thoại và thực tế) [165] đã khẳng định rằng: giáo dục tiếp cận năng lực được hình thành và phát triển tại Mỹ vào những năm 1970; tiếp đó xu hướng này đã bùng nổ mạnh mẽ trong việc xây dựng CTGD mới những năm 1990 ở Mỹ, Anh, New Zealand, xứ Wales, Australia, Canada, Phần Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia v.v. Sở dĩ có sự phát triển mạnh mẽ này là do rất nhiều học giả xem tiếp cận năng lực là “cách thức để chuẩn bị lực lượng lao động cho một nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu” [165, tr.1]. Nhận định chung về sự phát triển của CTGD tiếp cận năng lực người học, trong bài báo Competency identification, modeling and assessment in the USA (tạm dịch: Năng lực – nhận diện, mô hình hoá và đánh giá ở Hoa Kỳ) [170, tr.90-105], các tác giả Rothwell W.J. và Lindhoolm J.E. (1999) viết: “Những quan tâm đến cách tiếp cận dựa trên năng lực đang tăng lên. Những người chuyên làm công tác đào tạo và phát triển đang sử dụng mô hình năng lực để xác định một cách rõ ràng những năng lực cụ thể của từng tổ chức để nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc thực hiện nhiệm vụ và thống nhất các khả năng của cá nhân với các năng lực cốt lõi của tổ chức. Các nhà giáo dục và các nhà hoạch định chính sách đang sử dụng các mô hình năng lực như là những phương tiện để xác định một cách rõ ràng và để gắn kết những đòi hỏi của thực tiễn với các chương trình giáo dục và đào tạo” [170, tr.90]. Trong hàng loạt những nghiên cứu như: Principles for Developing Competency- Based Education Programs (tạm dịch: Các nguyên tắc để phát triển chương trình giáo 8
- dục theo hướng PTNL) của Sally M. Johnstone, Louis Soares (2014) [164], Competency-based Education: Supporting Personalized Learning (tạm dịch: Giáo dục theo hướng phát triển năng lực: hỗ trợ học tập theo cá nhân) của Janet S. Twyman (2014) [164], Examining the Basis for Competency-Based Education (tạm dịch: Đánh giá cơ bản cho giáo dục theo định hướng phát triển năng lực) của David Ainsworth (2016) [161], National Education Reform in Indonesia: Milestones and Strategies for the Reform Process (tạm dịch: Cải tổ giáo dục quốc gia ở Indonesia: những điều quan trọng và chiến lược cho quá trình cải tổ) của Dr. Ella Yulaelawati (2019) [177],… các tác giả nhìn chung đều thống nhất xác định: CTGD tiếp cận năng lực là chương trình nêu rõ kết quả đầu ra: tập trung vào hệ thống năng lực cần có ở mỗi người học, bao gồm cả kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, động cơ, đạo đức và hành vi xã hội được hình thành, phát triển trong quá trình dạy học ở nhà trường và tác động của gia đình, xã hội. Nói cách khác, CTGD tiếp cận năng lực không chỉ cung cấp kiến thức cho HS mà chú trọng PTNL, đặc biệt là phát triển khả năng vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Vì thế, nếu CTGD tiếp cận nội dung quan tâm đến câu hỏi: HS biết cái gì từ những điều đã học? thì CTGD tiếp cận năng lực lại chú ý đến vấn đề: HS biết làm gì từ những điều đã học? Xây dựng CTGD phổ thông tiếp cận năng lực người học hiện là xu thế giáo dục tất yếu của hầu hết mọi quốc gia trên thế giới. Chẳng hạn, trong The New Zealand Curriculum (tạm dịch: Chương trình giáo dục New Zealand) [172]: năng lực được hiểu là “những khả năng mà mọi người sử dụng để sống, học tập, làm việc và đóng góp với tư cách là thành viên tích cực trong cộng đồng của họ”; và có 5 năng lực chính mà chương trình này tập trung vào phát triển cho HS trong suốt thời gian học tập ở trường phổ thông: (1) Tư duy - là việc sử dụng các quá trình tư duy để tạo ra thông tin, kinh nghiệm và ý tưởng; (2) Sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu và văn bản - làm việc và hiểu các mã (ngôn ngữ và ký hiệu) trong văn bản, ở đó kiến thức được thể hiện; (3) Quản lý bản thân - có động lực tự thân, thái độ "có thể làm được" và coi bản thân là một người có khả năng học hỏi; (4) Quan hệ với người khác - là tương tác hiệu quả với nhiều người khác trong một loạt các tình huống khác nhau; (5) Tham gia và đóng góp - tham gia vào các hoạt động cộng đồng và có thể đóng góp, kết nối với những người khác. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế chính trị: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam
36 p | 490 | 175
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện đến sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện công lập chuyên ngành sản, nhi ở Việt Nam
233 p | 29 | 16
-
Luận án Tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Xây dựng phong cách lãnh đạo của chính trị viên trong Quân đội hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh
197 p | 67 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 51 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Sinh lý học thực vật: Nghiên cứu khả năng kháng rầy nâu và đặc điểm nông sinh học của một số giống lúa tại Thừa Thiên Huế
114 p | 104 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành Điện công nghiệp ở các trường cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương các tỉnh miền Bắc theo tiếp cận năng lực
299 p | 24 | 11
-
Luận án Tiến sĩ: Quản lý nguồn cung và hoạt động mua hàng của các doanh nghiệp chế biến cà phê tại Việt Nam
208 p | 34 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 15 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 71 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở
27 p | 28 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
256 p | 30 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 19 | 7
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật: Mô hình phần tử hữu hạn trong phân tích kết cấu dầm sandwich FGM
167 p | 41 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
29 p | 46 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội
26 p | 41 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện đến sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện công lập chuyên ngành sản, nhi ở Việt Nam
12 p | 13 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng theo tiếp cận năng lực tại các trường đại học Việt Nam
37 p | 8 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy sử dụng tro, xỉ nhà máy nhiệt điện than làm vật liệu xây dựng tại Việt Nam
195 p | 20 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn