intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ về bệnh truyền nhiễm (qua văn bản tiếng Anh của Tổ chức y tế thế giới và bản dịch tiếng Việt)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:222

14
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Đối chiếu thuật ngữ về bệnh truyền nhiễm (qua văn bản tiếng Anh của Tổ chức y tế thế giới và bản dịch tiếng Việt)" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt về cấu trúc và ngữ nghĩa của TN các BTN giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích, đưa ra các giải pháp có thể để nâng cao chất lượng văn bản dịch chuyên môn nói chung và văn bản dịch Anh-Việt các BTN nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ về bệnh truyền nhiễm (qua văn bản tiếng Anh của Tổ chức y tế thế giới và bản dịch tiếng Việt)

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG THỊ THANH NGA ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM (QUA VĂN BẢN TIẾNG ANH CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI VÀ BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT) Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Mã số: 9.22.20.24 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Bùi Thị Ngọc Anh 2. GS. TS. Lê Quang Thiêm Hà Nội – 2023
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu thống kê là hoàn toàn trung thực do tôi thực hiện, không sao chép của ai. Đề tài nghiên cứu và các kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Đặng Thị Thanh Nga
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN..........................................................................................................................8 1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu.......................................................................8 1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới ...................................................8 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam ...................................................10 1.1.3. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ y học trên thế giới và ở Việt Nam ....................14 1.1.4. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ bệnh truyền nhiễm...........................................21 1.2. Cơ sở lý luận ......................................................................................................24 1.2.1. Thuật ngữ bệnh truyền nhiễm .........................................................................24 1.2.2. Lý thuyết định danh .........................................................................................31 1.2.3. Cơ sở lí luận về từ, ngữ định danh ..................................................................37 1.2.4. Nghiên cứu ngôn ngữ học đối chiếu ...............................................................45 1.2.5. Dịch thuật và đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ ..............................................49 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................56 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ BỆNH TRUYỀN NHIỄM ANH-VIỆT TRÊN VĂN BẢN CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM ..............................................................................................................58 2.1. Đối chiếu thành tố cấu tạo thuật ngữ bệnh truyền nhiễm Anh-Việt ..................58 2.1.1. Khái niệm thành tố cấu tạo thuật ngữ.............................................................58 2.1.2. Kết quả phân tích số lượng thành tố cấu tạo thuật ngữ..................................59 2.2. Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ bệnh truyền nhiễm Anh-Việt là từ .......................61 2.2.1. Đối chiếu thuật ngữ bệnh truyền nhiễm Anh - Việt là từ ................................61 2.2.2. Đối chiếu thuật ngữ bệnh truyền nhiễm Anh - Việt là từ đơn .........................62 2.2.3. Đối chiếu thuật ngữ bệnh truyền nhiễm Anh - Việt là từ ghép .......................63 2.2.4. Thuật ngữ bệnh truyền nhiễm tiếng Anh là từ phái sinh .................................68 2.3. Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ bệnh truyền nhiễm Anh-Việt là ngữ .....................73 2.3.1. Đối chiếu số lượng thuật ngữ bệnh truyền nhiễm Anh-Việt là ngữ ................73 2.3.2. Mô hình cấu tạo thuật ngữ bệnh truyền nhiễm Anh-Việt là ngữ.....................75 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................................90 CHƯƠNG 3. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH THUẬT NGỮ BỆNH TRUYỀN NHIỄM ANH-VIỆT TRÊN VĂN BẢN CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM ................................................................................................92 3.1. Các đơn vị định danh thuật ngữ bệnh truyền nhiễm Anh-Việt ......................92 3.2. Các phạm trù định danh của thuật ngữ bệnh truyền nhiễm Anh - Việt .............93 3.2.1. Cơ sở phân loại ...............................................................................................93 3.2.2 Các phạm trù ngữ nghĩa ..................................................................................94 3.3. Các mô hình định danh thuật ngữ bệnh truyền nhiễm Anh - Việt .....................96
  4. 3.3.1 Thuật ngữ chỉ vấn đề sức khỏe .........................................................................96 3.3.2. Thuật ngữ bệnh truyền nhiễm chỉ bộ phận cơ thể người ..............................103 3.3.3 Thuật ngữ bệnh truyền nhiễm chỉ dịch vụ y tế ...............................................105 3.3.4. Thuật ngữ bệnh truyền nhiễm chỉ cơ sở vật chất y tế ...................................110 3.3.5. Thuật ngữ bệnh truyền nhiễm chỉ đối tượng tham gia hoạt động y tế ..........111 3.3.6 Thuật ngữ bệnh truyền nhiễm chỉ dược phẩm ...............................................114 3.3.7 . Thuật ngữ bệnh truyền nhiễm chỉ môn học và nghiên cứu ..........................117 3.3.8. Thuật ngữ bệnh truyền nhiễm chỉ bệnh nguyên ............................................119 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3..........................................................................................122 CHƯƠNG 4. VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH VÀ CHUẨN HÓA THUẬT NGỮ BỆNH TRUYỀN NHIỄM ANH-VIỆT TRÊN VĂN BẢN CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM ..............................................................................124 4.1. Đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ bệnh truyền nhiễm Anh-Việt xét về hình thức 124 4.1.1. Đối chiếu mô hình chuyển dịch thuật ngữ bệnh truyền nhiễm Anh - Việt là từ .............................................................................................................................124 4.1.2. Đối chiếu mô hình chuyển dịch thuật ngữ bệnh truyền nhiễm Anh - Việt là ngữ.129 4.1.3. Đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ bệnh truyền nhiễm Anh-Việt là ngữ xét theo số lượng thành tố .....................................................................................................130 4.2. Đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ bệnh truyền nhiễm Anh-Việt xét về nội dung .133 4.3. Đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ bệnh truyền nhiễm Anh-Việt xét về phương pháp chuyển dịch .....................................................................................................136 4.4. Chuẩn hoá thuật ngữ bệnh truyền nhiễm tiếng Việt ........................................141 4.4.1. Chuẩn hoá qua đối chiếu mô hình cấu tạo ...................................................141 4.4.2. Một số vấn đề trong chuyển dịch thuật ngữ bệnh truyền nhiễm Anh-Việt và hướng chuẩn hoá thuật ngữ bệnh truyền nhiễm trong tiếng Việt ...........................144 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4..........................................................................................155 KẾT LUẬN ............................................................................................................157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...............162 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................163 PHỤ LỤC 1: DANH MỤC THUẬT NGỮ BỆNH TRUYỀN NHIỄM ANH – VIỆT ĐƯỢC KHẢO SÁT TRONG LUẬN ÁN ..................................................................1 PHỤ LỤC 2: CÁC THUẬT NGỮ CÓ NHIỀU BIẾN THỂ CHUYỂN DỊCH ........39 PHỤ LỤC 3: HAI/BA THUẬT NGỮ Ở NGÔN NGỮ NGUỒN CÓ CHUNG MỘT NGHĨA Ở NGÔN NGỮ ĐÍCH .................................................................................40 PHỤ LỤC 6: CHUYỂN DỊCH MÀ GIỮ NGUYÊN TỪ CỦA NGÔN NGỮ GỐC41 PHỤ LỤC 7: THUẬT NGỮ BỆNH TRUYỀN NHIỄM LÀ TỪ VIẾT TẮT ..........42
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: TNBTN tiếng Anh và tiếng Việt xét theo số lượng thành tố 59 Bảng 2.2 TNBTN tiếng Anh và tiếng Việt là từ 60 Bảng 2.3: Phân loại TNBTN Anh-Việt là từ 60 Bảng 2.4: TNBTN tiếng Anh và tiếng Việt là từ đơn 62 Bảng 2.5: TNBTN tiếng Anh và tiếng Việt là từ ghép 62 Bảng 2.6: TNBTN tiếng Anh và tiếng Việt là từ đơn và từ ghép 63 Bảng 2.7: Phân loại TNBTN Anh-Việt là từ ghép 64 Bảng 2.8 TNBTN tiếng Anh và tiếng Việt là từ ghép chính phụ 65 Bảng 2.9: Tổng hợp mô hình TNBTN tiếng Anh là từ ghép chính phụ 65 Bảng 2.10: Tổng hợp mô hình TNBTN tiếng Việt là từ ghép chính phụ 66 Bảng 2.11: Mô hình cấu tạo TNBTN tiếng Anh là từ phái sinh 67 Bảng 2.12: Các loại tiền tố trong TNBTN là từ phái sinh 68 Bảng 2.13: Các loại hậu tố trong TNBTN là từ phái sinh 70 Bảng 2.14: TNBTN tiếng Anh và tiếng Việt có cấu tạo là ngữ 72 Bảng 2.15: Các loại ngữ trong TNBTN tiếng Anh và tiếng Việt 73 Bảng 2.16: Thành phần cấu tạo TNBTN tiếng Anh và tiếng Việt là ngữ 74 Bảng 2.17 TNBTN tiếng Anh và tiếng Việt là danh ngữ 78 Bảng 2.18: Thành phần cấu tạo của TNBTN Anh-Việt là danh ngữ 79 Bảng 2.19: Các loại thành phần phụ của TNBTN tiếng Anh là danh ngữ 82 Bảng 2.20: TNBTN tiếng Anh và tiếng Việt là động ngữ 84 Bảng 2.21: Thành phần cấu tạo của TNBTN tiếng Việt là động ngữ 84 Bảng 2.22: TNBTN tiếng Anh và tiếng Việt là tính ngữ 87 Bảng 2.23: Thành phần cấu tạo của TNBTN Anh-Việt là tính ngữ 87 Bảng 3.1: Các đơn vị định danh TNBTN Anh - Việt 93 Bảng 3.2: Phạm trù định danh TNBTN Anh - Việt 95 Bảng 4.1: Đối chiếu chuyển dịch cấu tạo TNBTN tiếng Anh là từ đơn 127 Bảng 4.2: Đối chiếu chuyển dịch cấu tạo TNBTN tiếng Anh là từ ghép 129 Bảng 4.3: Đối chiếu chuyển dịch cấu tạo TNBTN tiếng Anh là ngữ 131 Bảng 4.4: Đối chiếu chuyển dịch TNBTN tiếng Anh là ngữ xét theo số 132 lượng thành tố Bảng 4.5: Các kiểu chuyển dịch tương đương về nội dung 135
  6. DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: sán máng 103 Hình 3.2: trùng mũi khoan 103 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Lý thuyết X-bar 44 Sơ đồ 2: Danh ngữ trong tiếng Anh 44 Sơ đồ 3: Động ngữ trong tiếng Anh 45
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BTN bệnh truyền nhiễm ECDC Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu ISA Hiệp hội Tiêu chuẩn Quốc tế MeSH Tiêu đề chủ đề y tế MH&NC môn học và nghiên cứu NCĐC nghiên cứu đối chiếu NNHĐC ngôn ngữ học đối chiếu NNHSS ngôn ngữ học so sánh TBTCA Liên minh hỗ trợ kĩ thuật điều trị lao TN thuật ngữ TNBTN thuật ngữ bệnh truyền nhiễm TNYH thuật ngữ y học UNAIDS Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS WHO Tổ chức Y tế Thế giới
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kể từ thập niên 1970, nhiều bệnh truyền nhiễm (BTN) mới nổi đã xuất hiện với tần suất hơn một bệnh mỗi năm. Tổng cộng, gần 40 bệnh mới được phát hiện trong vòng 30 năm qua. Bệnh truyền nhiễm đã trở thành những căn bệnh cần được lưu ý hàng đầu trong hệ thống chăm sóc sức khỏe trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Hơn 40 năm hợp tác với Chính phủ Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới (tiếng Anh: World Health Organization, viết tắt WHO) đã chia sẻ được nhiều kiến thức và kinh nghiệm ở tất cả các tuyến của hệ thống y tế Việt Nam, và hiện tại WHO vẫn ưu tiên cho các BTN, đặc biệt là HIV/AIDS, Ebola, sốt rét và lao. Tổ chức Y tế Thế giới là một cơ quan của Liên Hiệp Quốc, một tổ chức dựa trên khoa học và bằng chứng để đưa ra các quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng trên toàn cầu, đóng vai trò điều phối các vấn đề sức khỏe và y tế cộng đồng trên bình diện quốc tế. WHO cung cấp những thông tin chính xác trên lĩnh vực sức khỏe con người, đứng ra để giải quyết những vấn đề cấp bách về sức khỏe cộng đồng và dịch bệnh của con người. Kể từ khi WHO được thành lập, WHO đã truyền tải tri thức nhân loại đến các cộng đồng, do đó vị trí của văn bản của tổ chức y tế thế giới thường mang tính chuẩn mực và quốc tế cao. Việt Nam trở thành Quốc gia Thành viên của WHO kể từ năm 1950. WHO là một trong những cơ quan đầu tiên của Liên Hiệp Quốc hỗ trợ trực tiếp ngành y tế Việt Nam ngay từ khi chiến tranh kết thúc và thống nhất đất nước. Sứ mệnh của WHO tại Việt Nam là hỗ trợ chính phủ đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân để tất cả mọi người có thể tiếp cận được với dịch vụ y tế chất lượng cao. Vì vậy, các tài liệu về BTN đặc biệt được WHO quan tâm và phổ biến rộng rãi tới người dân nhằm giảm thiểu rủi ro cũng như nâng cao hiệu quả phòng chống BTN. Phần lớn các ấn phẩm đều viết bằng tiếng Anh, trong số đó có nhiều ấn phẩm được dịch sang tiếng Việt. Việc chuyển dịch từ văn bản tiếng Anh sang tiếng Việt nhằm giúp cộng đồng người Việt tiếp cận được với những tri thức mới về bệnh và phòng ngừa dịch, hiểu biết về cơ chế bệnh sinh, đáp ứng miễn dịch, biện pháp điều trị, v.v là điều cần thiết. Trong các văn bản của WHO về bệnh truyền nhiễm có khá nhiều thuật ngữ (TN) y học như anthelmintic (diệt giun sán), erythrocyte (hồng cầu), gonorrhea (bệnh lậu), hepatic (thuốc bổ gan, thuộc về gan), tuberculosis (bệnh lao), cholera (bệnh tả), bacteriostasis (sự kìm hãm vi khuẩn),v.v., và việc chuyển dịch các 1
  9. TN này sang tiếng Việt như thế nào để đảm bảo được các đặc điểm của TN, lại vừa đảm bảo được ý nghĩa khoa học của các TN luôn là vấn đề khó khăn. Tuy vậy, các công trình nghiên cứu đối chiếu (NCĐC) và chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt liên quan đến y học lại tương đối hiếm. Đặc biệt từ trước tới nay chưa từng có nghiên cứu nào về đối chiếu và chuyển dịch văn bản từ tiếng Anh sang tiếng Việt một số bệnh dịch như HIV/AIDS, lao phổi và thủy đậu... Những căn bệnh này chính là các đại dịch thế kỉ trong quá khứ cũng như hiện tại đều là mối đe dọa đến tính mạng con người ở khắp nơi trên thế giới vì mức độ nguy hiểm, lây lan nhanh và dễ gây tử vong. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu, các ấn phẩm hướng dẫn về các căn bệnh nêu trên nhưng đều được in bằng tiếng Anh. Do đó việc chuyển dịch các văn bản này sang tiếng Việt để phổ cập kiến thức về phòng chống bệnh cho người dân là nhu cầu rất cấp thiết. Tuy nhiên quá trình chuyển dịch ngôn ngữ có thể gặp nhiều khó khăn do những hạn chế về năng lực ngôn ngữ và về văn hóa. Việc chuyển dịch sai hoàn toàn có thể xảy ra và khiến cho người đọc hiểu sai ý nghĩa văn bản. Khi cộng đồng có cái nhìn sai về các căn bệnh trên thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc phòng chống bệnh, ảnh hưởng tới thái độ và cách ứng xử của người dân đối với người bệnh cũng như gia đình họ, và có thể làm cho bệnh dịch bùng phát trên diện rộng. Việc dịch thuật đúng sẽ giúp người dân tiếp cận một cách đúng đắn và hiệu quả các tri thức mới nhất trên thế giới nhằm hỗ trợ phòng chống BTN một cách hiệu quả. Hiện nay ở Việt Nam, mới chỉ có một số công trình nghiên cứu về thuật ngữ y học (TNYH), đó là “Nghiên cứu thuật ngữ chỉ bệnh trong tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt” (Nguyễn Thị Hoài, 2017) [24], “Khảo sát thuật ngữ y học tiếng Anh và cách phiên chuyển sang tiếng Việt” (Vương Thị Thu Minh, 2005) [32], “Đối chiếu thuật ngữ phụ sản trong tiếng Anh và tiếng Việt” (Phí Thị Việt Hà, 2017) [14]. Các công trình này đã đạt được những kết quả nhất định trong nghiên cứu đối chiếu TN, tuy nhiên chúng đều nghiên cứu TN trong hệ thống, nghĩa là ngữ liệu nghiên cứu đều được tập hợp từ từ điển, mà chưa có công trình nào khảo sát, đối chiếu TN trong sử dụng, nghĩa là TN xuất hiện trong văn bản. Xuất phát từ tình hình thực tế này, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài Đối chiếu thuật ngữ về bệnh truyền nhiễm (qua văn bản tiếng Anh của Tổ chức y tế thế giới và bản dịch tiếng Việt) cho luận án tiến sĩ của mình. 2
  10. 2. Đối tượng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các thuật ngữ bệnh truyền nhiễm (gọi tắt là TNBTN) trên văn bản tiếng Anh chuyển dịch sang tiếng Việt của Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam. Tổng số TNBTN tiếng Anh tìm được là 1459 và các tương đương dịch thuật của TNBTN trong tiếng Việt. Những thuật ngữ này được thu thập từ 11 văn bản tiếng Anh về bệnh truyền nhiễm của WHO và văn bản dịch tiếng Việt. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án lựa chọn các BTN (tiếng Anh chuyển dịch sang tiếng Việt) như: HIV/AIDS, dại, tiêu chảy, thủy đậu, lao phổi, Ebola, Marburg v.v. từ nguồn văn bản cho phép của Tổ chức y tế thế giới xuất bản và công bố từ năm 2000 – 2022 để làm ngữ liệu nghiên cứu. Số lượng văn bản chúng tôi sử dụng để khảo sát là 11 văn bản tiếng Anh và 11 văn bản chuyển dịch sang tiếng Việt tương ứng. 2.3. Ngữ liệu nghiên cứu Ngữ liệu nghiên cứu là các văn bản Anh – Việt về BTN như HIV, dại, tiêu chảy, thủy đậu, lao phổi, Ebola, Marburg, v.v. do WHO xuất bản hoặc hợp tác xuất bản từ năm 2000- 2022, cụ thể như sau: 1. Guidance on testing and counselling for HIV in settings attended by people who inject drugs: improving access to treatment, care and prevention (Hướng dẫn xét nghiệm và tư vấn HIV ở các cơ sở dịch vụ dành cho người tiêm chích ma tuý: tăng cường tiếp cận điều trị, chăm sóc và dự phòng). WHO. 2001. 91 trang 2. Basic epidemiology (Dịch tễ học cơ bản). WHO. 2006. 226 trang 3. Communicable disease surveillance and response systems Guide to monitoring and evaluating (Hệ thống ứng phó và kiểm soát bệnh truyền nhiễm: Hướng dẫn giám sát và đánh giá). WHO. 2006. 90 trang 4. Rapid Risk Assessment of Acute Public Health Events (Đánh giá nhanh nguy cơ các sự kiện y tế công cộng khẩn cấp.) WHO. 2012. 44 trang 5. Consolidated guidelines on the use of antiretroviral drugs for treating and preventing HIV infection (Tài liệu hướng dẫn tổng hợp về Sử dụng thuốc kháng virut sao chép ngược trong dự phòng và điều trị nhiễm HIV). WHO. 2013. 272 trang 3
  11. 6. EBOLA STRATEGY Ebola and Marburg virus disease epidemics: preparedness, alert, control, and evaluation (Dịch bệnh do vi rút Ebola và Marburg: chuẩn bị ứng phó, cảnh báo, kiểm soát và đánh giá). WHO. 2014. 107 trang 7. International Standards for Tuberculosis Care (Các chuẩn quốc tế về chăm sóc bệnh lao) được phát triển bởi TBTCA và các đối tác trong đó có WHO. 2014. 60 trang 8. An ATLAS of communicable diseases in Vietnam from 2000 to 2011 (ATLAS các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam từ năm 2000 tới 2011): WHO tại Việt Nam, USAID, viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã hợp tác với Trường Đại học Oxford (Vương quốc Anh) biên soạn. 2015. 264 trang 9. Frequently Asked Questions on Rabies (Sổ tay hỏi – đáp về bệnh dại). WHO. 2015. 36 trang 10. World Malaria Report 2018. (Báo cáo bệnh sốt rét trên toàn thế giới 2018). WHO, 2018. 210 trang 11. Western Pacific Regional Framework to End TB (2021–2030) (Khung hành động nhằm kết thúc bệnh lao vùng Tây Thái Bình Dương (2021-2030). WHO. 2021. 98 trang 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu NCĐC chuyển dịch TN các BTN tiếng Anh và tiếng Việt trong văn bản WHO nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt về cấu trúc và ngữ nghĩa của TN các BTN giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích, đưa ra các giải pháp có thể để nâng cao chất lượng văn bản dịch chuyên môn nói chung và văn bản dịch Anh-Việt các BTN nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Các nhiệm vụ luận án cần giải quyết để đạt được mục đích nếu trên: a) Tổng quan tình hình nghiên cứu về thuật ngữ và TNBTN trên thế giới và ở Việt Nam b) Tổng hợp cơ sở lí luận về thuật ngữ, ngôn ngữ học đối chiếu, lý thuyết định danh và lý thuyết dịch thuật c) Đối chiếu các TNBTN Anh-Việt về cấu tạo. d) Đối chiếu các TNBTN Anh-Việt về định danh. e) Đối chiếu các TNBTN Anh-Việt về cách chuyển dịch. 4
  12. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp và thủ pháp sau: Phương pháp miêu tả: được dùng để miêu tả đặc điểm TN các BTN tiếng Anh và tiếng Việt trong văn bản nguồn và văn bản đích của Tổ chức y tế thế giới, cụ thể là đặc điểm về cấu tạo, về ngữ nghĩa và về định danh của TN các BTN. Phương pháp đối chiếu: dùng để tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt của TN các BTN tiếng Anh và tiếng Việt trong ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích. Đồng thời phương pháp đối chiếu cũng được kết hợp với phương pháp dịch để đề xuất một số phương pháp chuyển dịch các TNBTN từ tiếng Anh sang tiếng Việt cho phù hợp. Phương pháp chuyển dịch: dùng để tìm hiểu các phương thức chuyển dịch TNBTN trong văn bản nguồn và văn bản đích của Tổ chức y tế thế giới. Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp nhằm xác định số lượng thành tố trong mỗi TN để tìm hiểu về cấu tạo TNBTN. Thủ pháp thống kê, phân loại, và mô hình hóa nhằm xác định tần suất xuất hiện của các TNBTN và đặc điểm cấu tạo cũng như định danh của hệ TNBTN. Luận án sẽ tiến hành nhận diện các TNBTN tiếng Anh trong văn bản và tìm các tương đương dịch thuật của các TN này trong bản dịch tiếng Việt, từ đó áp dụng các phương pháp nghiên cứu nêu trên để phân tích, đối chiếu các TNBTN Anh-Việt theo các bình diện nghiên cứu. 5. Đóng góp mới của luận án Có thể nói rằng đây là một trong số ít các công trình ở Việt Nam nghiên cứu về đối chiếu cấu tạo, định danh và chuyển dịch TNBTN tiếng Anh và tiếng Việt trong văn bản của Tổ chức y tế thế giới, từ đó gợi ý, đề xuất phương hướng, biện pháp chuyển dịch TN ngành y nói chung và các BTN nói riêng. Nhờ vào đối chiếu hệ TNBTN Anh-Việt, luận án sẽ chỉ ra sự tương đồng và khác biệt về cấu tạo và đặc điểm định danh của hai hệ TNBTN. Ngoài ra luận án có thể đề xuất các phương thức chuyển dịch TNBTN tiếng Anh sang tiếng Việt một cách hiệu quả, góp phần chuẩn hóa các TN tiếng Việt chưa tương đương. 6. Ý nghĩa của luận án 6.1. Ý nghĩa lí luận - Luận án chỉ ra những điểm giống và khác nhau về đặc điểm cấu tạo và đặc điểm định danh khi đối chiếu TNBTN tiếng Anh với tiếng Việt. 5
  13. - Kết quả nghiên cứu có thể góp phần sáng tỏ những vấn đề về chuyển dịch TNBTN tiếng Anh sang tiếng Việt; cung cấp thêm các minh chứng củng cố lý thuyết về đối chiếu, định danh, chuyển dịch thuật ngữ. - Gợi ý về cách dịch cấu tạo, góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ TNYH tiếng Việt nói chung và hệ TNBTN tiếng Việt nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Giúp người đọc hiểu về đặc điểm cấu tạo, đặc trưng định danh và phương pháp chuyển dịch TNBTN Anh-Việt - Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần phục vụ cho việc biên soạn các tài liệu giảng dạy và nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy tại các cơ sở giáo dục trong nước và Học viện Quân y; - Ngoài ra kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tư liệu tin cậy, hữu ích cho việc biên soạn từ điển bệnh truyền nhiễm Anh-Việt, Việt – Anh ở Việt Nam. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình đã công bố có liên quan tới luận án, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án sẽ triển khai thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về thuật ngữ, thuật ngữ y học và thuật ngữ bệnh truyền nhiễm, tổng kết những thành tựu mới trong nghiên cứu thuật ngữ. Tổng hợp các cơ sở lý thuyết liên quan tới đối chiếu, cấu tạo, định danh và chuyển dịch thuật ngữ. Chương 2: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ bệnh truyền nhiễm tiếng Anh và tiếng Việt trên văn bản của Tổ chức y tế thế giới ở Việt Nam Thống kê các TNBTN Anh-Việt và đối chiếu dựa theo cấu tạo ở cấp độ từ và ngữ, tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt về cấu tạo giữa hai hệ TNBTN Anh-Việt. Chương 3: Đối chiếu đặc điểm định danh thuật ngữ bệnh truyền nhiễm tiếng Anh và tiếng Việt trên văn bản của Tổ chức y tế thế giới ở Việt Nam Trình bày các phạm trù và đặc trưng định danh, đưa ra các mô hình định danh cho mỗi phạm trù, nhận xét điểm giống và khác nhau giữa mô hình định danh các TNBTN Anh-Việt. 6
  14. Chương 4: Vấn đề chuyển dịch và chuẩn hóa thuật ngữ bệnh truyền nhiễm Anh-Việt trên văn bản của Tổ chức y tế thế giới Khảo sát đối chiếu chuyển dịch trên các bình diện hình thức, nội dung và các phương thức chuyển dịch xuất hiện trong hệ TNBTN trên văn bản, nhận diện một số vấn đề chuyển dịch thường gặp và đề xuất chuẩn hóa. 7
  15. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới Trên thế giới, các nhà nghiên cứu về TN đã manh nha tạo lập từ thế kỷ XVIII, XIV. Cũng trong thời gian này, ngoài việc khái niệm hóa và diễn đạt các ý tưởng thì các chuyên gia đã quan tâm đến việc đặt tên các khái niệm khoa học một các có hệ thống. Đây chính là thời điểm mở đầu cho việc nghiên cứu về thuật ngữ. Những tên tuổi như Lavoisier và Berthollet (chuyên ngành hóa học), Carl Von Linné (thực vật học và động vật học), Diderot (bách khoa toàn thư), Carolus Linnaeus (bác sĩ và nhà thực vật học người Thụy Điển) được cho là những nhà tiên phong trong nghiên cứu về TN vào giai đoạn này. Giai đoạn cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, việc nghiên cứu thuật ngữ phát triển hơn dẫn đến sự hình thành ý tưởng về một khoa học thuật ngữ. Việc nghiên cứu thuật ngữ bắt đầu có định hướng khoa học rõ ràng và chính thức được công nhận trong giới nghiên cứu. Các tác giả với các nghiên cứu nổi bật về TN ở giai đoạn này là Alfred Schlomann, kỹ sư người Đức (1878-1952), Sergej Alekseevič Aplygin, chuyên gia khí động học Nga, (1892-1942), Ernest K. Netheren, nhà ngôn ngữ học người Nga (1892-1937), Dmitrij Semënovič Lotte, kỹ sư người Nga (1898-1950), Helmut Felber, kỹ sư xây dựng dân dụng người Áo, và một tên tuổi cực kỳ nổi tiếng là Eugen Wüster, kỹ sư người Áo. Họ thuộc các trường phái khác nhau và một số người thậm chí còn đang tiến hành nghiên cứu TN ở tại quốc gia của họ mà không biết rằng có những người khác đang làm công việc tương tự. Tất cả các chuyên gia kể trên đều đặt nền tảng cho việc hình thành ba trường phái nghiên cứu thuật ngữ lớn trên thế giới bao gồm trường phái Vienna (Áo), trường phái Xô viết và trường phái Cộng hòa Séc (hay còn được gọi là trường phái Prague). Trường Vienna hay Áo được sinh ra nhờ vào công trình luận án về tiêu chuẩn hóa ngôn ngữ kỹ thuật quốc tế, tập trung vào kỹ thuật điện tại Đại học Kỹ thuật Berlin vào năm 1931của Eugene Wüster [91]. Luận án của ông là bước ngoặt của việc coi 8
  16. TN như một khoa học. Hiệp hội Tiêu chuẩn Quốc tế (ISA) đã thành lập Ủy ban ISO/TC 37 chuyên đưa ra các tiêu chuẩn và nguyên tắc về TN. Khi sống ở Áo, Wüster đã thành lập một viện nghiên cứu TN tư nhân. Lý thuyết chung về TN được phát triển dựa trên luận án của ông. Chính các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu của nó – đơn nghĩa, phương pháp nghiên cứu đồng đại, phương pháp nghiên cứu nghĩa biểu đạt và tiêu chuẩn hóa các TN - đã hình thành nên Trường phái Vienna mà chúng ta biết ngày nay. Ngoài ra, khi nghiên cứu TN, hệ thống hóa các phương pháp nghiên cứu TN trong tác phẩm “Lý luận chung về thuật ngữ” (Eugene Wüster, 1979) [92], ông cũng đề cập tới các khía cạnh ngôn ngữ học, đưa ra một số nguyên tắc khi sử dụng TN, và chỉ ra những điểm chính của phương pháp xử lí dữ liệu TN. Trường phái Cộng hòa Séc hay còn gọi là trường phái Prague phát triển dựa trên ngôn ngữ học chức năng. Trường phái Prague dựa trên ngôn ngữ học chức năng. M.T. Cabré (1999) [78] nhận định rằng trường phái Prague lấy ngôn ngữ học làm trung tâm và nó được thành lập trên lý thuyết ngôn ngữ văn học và lý thuyết ngôn ngữ văn hóa. Nó hầu như chỉ quan tâm đến mô tả cấu trúc và chức năng của các ngôn ngữ đặc biệt, trong đó TN đóng một vai trò quan trọng; nó tập trung vào việc tiêu chuẩn hóa các ngôn ngữ và TN; và công trình TN của nó được liên kết với Viện Ngôn ngữ Séc (một bộ phận của Viện Hàn lâm Khoa học). Các nhà khoa học và ngôn ngữ học Séc tập trung vào nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng của TN. Cũng theo M.T. Cabré (1999) [78], trường phái này được dẫn dắt bởi Eduard Benes, Vilém Mathesius, Josef Vachek, và Nikolai Trubetzkoy, và chủ yếu là Lubomir Drodz và Ferdinand de Saussure. Trường phái Xô Viết được thành lập vào năm 1933 bởi Dmitrij Semënovič Lotte và Sergej Alekseevi Čaplygin và bản dịch luận án của Wüster sang tiếng Nga vào năm 1935 là động lực rất lớn thúc đẩy sự phát triển của trường phái này. Năm 1961, D.S Lotte đã xuất bản cuốn “Nguyên lí xây dựng hệ thuật ngữ khoa học kĩ thuật” [29]. Lotte và Čaplygin cũng đã thành lập một Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật về TN và sau đó Ủy ban này đã xuất bản Hướng dẫn về Chuẩn bị và Quy định về TN Khoa học và Kỹ thuật. Nó tập trung vào việc tiêu chuẩn hóa các khái niệm và TN dưới ánh sáng của các vấn đề liên quan đến đa ngôn ngữ ở Liên Xô cũ. 9
  17. Cũng theo Cabré (1999) [78], các trường phái này đã thực hiện ba phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu thuật ngữ: - Phương pháp tiếp cận thứ nhất coi TN là một môn học liên ngành nhưng độc lập phục vụ các ngành khoa học và kỹ thuật – trường phái Áo. - Phương pháp tiếp cận thứ hai tập trung vào triết học, chủ yếu quan tâm đến việc phân loại một các hợp lý các hệ thống khái niệm và tổ chức tri thức – trường phái Xô Viết. - Phương pháp tiếp cận thứ ba tập trung vào ngôn ngữ học, coi TN này là thành phần phụ của ngôn ngữ từ vựng và ngôn ngữ đặc biệt, là hệ thống con của ngôn ngữ chung – trường phái Séc. Ba trường phái có quan hệ chặt chẽ và hợp tác với nhau và là nền tảng động lực cho việc nghiên cứu và phát triển thuật ngữ như ngày nay. Cả ba trường phái đều có điểm chung là nghiên cứu thuật ngữ dựa trên ngôn ngữ học và xem thuật ngữ như một phương tiện diễn đạt và giao tiếp. Quan điểm của các trường phái này chính là nền tảng và cơ sở để phát triến các hướng nghiên cứu thuật ngữ theo hướng kế hoạch hóa ngôn ngữ và dịch thuật. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam Ở Việt Nam, TN xuất hiện muộn hơn so với các nước phương Tây. Công trình Sự phát triển nghĩa từ vựng tiếng Việt từ 1945 đến 2005 (Lê Quang Thiêm, 2014) [43] đã miêu tả và phân tích cụ thể về sự phát triển nghĩa trong một số hệ thống TN khoa học. Đây là những kết quả nghiên cứu rất mới, rất riêng của ông về sự phát triển nghĩa từ vựng tiếng Việt trong 60 năm qua trong đó có bao gồm cả sự phát triển của hệ TN. Ông cho rằng sự xuất hiện của văn bản quốc ngữ Đông Kinh Nghĩa Thục năm 1909 đánh dấu bước mở đầu cho sự vay mượn TN vào tiếng Việt với sự xuất hiện của hàng loạt từ ngữ chuyên môn mới mẻ bằng chữ quốc ngữ (độc lập, tự do, thương mại, công thương, địa lí, học vấn, khoa cử...). Lê Quang Thiêm (2014) [43] nhận định rằng từ ngữ chuyên môn, TN khoa học phôi thai xuất hiện trong phong trào, trong văn bản Đông Kinh Nghĩa Thục là một dấu mốc, một cột mốc đột xuất, tuy sơ khai, ngắn ngủi song đã để lại như một chiến công ghi đậm dấu ấn văn minh, văn hóa tri thức dân tộc mở đầu thời kì mới, thời đại mới. 10
  18. Theo Lê Quang Thiêm (2014) [43, tr.30-43], Đông Dương tạp chí (1913-1917) và tờ Nam Phong tạp chí (1917-1934) đã xuất hiện những khái niệm khoa học như: trừu-tượng, kí-hiệu, liên-từ, học-vận... Có thể nói giai đoạn này đã dần dần xuất hiện hệ TN khoa học xã hội và nhân văn. Khoa học tạp chí (1931 – 1933) đóng góp những TN khoa học kĩ thuật tạo ra chủ yếu dưới dạng phiên âm TN từ tiếng Pháp. Tuy nhiên Nguyễn Văn Thịnh đưa ra quan điểm trên tờ Khoa học tạp chí là không nên vay mượn từ tiếng Pháp mà nên vay mượn phiên âm từ tiếng La tinh hoặc Hi Lạp bởi vì tiếng Pháp cũng có nguồn gốc từ tiếng La tinh và nếu cần vay mượn thì nên đi từ gốc. Dương Quảng Hàm (1919) [15] nói rất rõ về việc không nên vay mượn tiếng Pháp khi bàn về vấn đề đặt TN mới và vay mượn TN nước ngoài. Theo ông thì tiếng Việt không mượn tiếng Pháp được vì tiếng Pháp là tiếng có nhiều vần, nhiều âm khó đọc mà nên mượn chữ Nho (tức chữ Hán) vì về triết học, khoa học, kĩ nghệ Tàu dịch đúng và gần đủ. Điều này chứng tỏ ở giai đoạn này vấn đề cấu tạo TN bắt đầu được quan tâm và phát triển. Tiếp theo là tác phẩm Đường Kách mệnh (1927) của Nguyễn Ái Quốc [37] với số lượng lớn từ vựng chuyên môn cùng tần suất sử dụng cao báo hiệu sự hình thành hệ TN chính trị xã hội Việt Nam hiện đại. Thời điểm những năm 40, Hoàng Xuân Hãn (1942) [18] được xem là người tiên phong trong việc xây dựng một hệ thống TN khoa học về những khái niệm trong toán học, vật lý, hóa học, cơ học và thiên văn học dựa trên cơ sở tiếng Pháp. Ủy ban Khoa học Nhà nước đã công bố áp dụng tạm thời bản “Quy tắc phiên thuật ngữ khoa học (gốc Ấn - Âu) ra tiếng Việt” vào tháng 6/1966. Các tác giả có đóng góp tiêu biểu về TN giai đoạn cuối thế kỷ XX và đầu thế kỉ XXI có thể kể đến như: Lê Khả Kế với nhiều công trình từ điển thuật ngữ, Lưu Vân Lăng với các nghiên cứu về thuật ngữ và chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt, Nguyễn Như Ý với các công trình từ điển chuyên ngành khác nhau, đặc biệt là cuốn Từ điển giải thích Thuật ngữ Ngôn ngữ học (1996), Vũ Quang Hào xuất bản nhiều sách và từ điển chuyên về ngôn ngữ báo chí. Trong khoảng thời gian từ năm 1978 và 1979 có tới bốn hội nghị khoa học về chuẩn mực hóa chính tả và TN đã được tổ chức với sự tham gia của rất nhiều nhà khoa học, nhà chuyên môn ở hầu hết các chuyên ngành. Nội dung hội nghị chủ yếu tập trung vào các vấn đề như xác định khái niệm TN, tiêu chuẩn của TN, phương thức xây dựng 11
  19. TN, vấn đề vay mượn TN nước ngoài... Rất nhiều ý kiến đóng góp có giá trị về TN như Lê Khả Kế, Lưu Vân Lăng, Nguyễn Như Ý, Hoàng Văn Hành, Lê Văn Thới, Nguyễn Thạc Cát, Võ Xuân Trang... Một cột mốc đặc biệt quan trọng là việc thành lập Hội đồng Chuẩn hóa Chính tả và Hội đồng chuẩn hóa TN (1984). Có thể nói rằng sự thành lập Hội đồng này đã góp phần định hướng việc phiên chuyển TN đi theo lối thống nhất hơn và cụ thể là chọn biện pháp phiên chuyển theo chữ là chính. Tuy nhiên cách xử lý TN nước ngoài trong giai đoạn này vẫn chưa được nhất quán bởi vì sự vay mượn mạnh mẽ các TN nước ngoài. Theo Hoàng Văn Hành (2010) [16] TN trong tiếng Việt cũng như trong các ngôn ngữ đã phát triển khác “hình thành nhờ ba con đường cơ bản là: 1) TN hoá từ ngữ thông thường; 2) cấu tạo những TN tương ứng với TN nước ngoài bằng phương thức mô phỏng và 3) mượn nguyên những TN nước ngoài (thường là những TN có tính quốc tế)”. Từ đó trong hệ TN tiếng Việt hình thành ba lớp TN với những đặc trưng khác nhau về hình thái và ngữ nghĩa là: 1) lớp TN thuần Việt; 2) lớp TN mô phỏng và 3) lớp TN quốc tế. Trong mấy thập kỉ gần đây lớp TN quốc tế nổi lên hai xu hướng đáng được chú ý gồm: - Sử dụng các TN được cấu tạo bằng các yếu tố Việt thay cho những TN gốc Hán khi có thể, ví dụ: máy bay, sân bay, thay cho phi cơ, phi trường… - Trực tiếp tiếp nhận nhiều TN từ các ngôn ngữ khác mà không qua khâu trung gian là tiếng Hán, kể cả một số trường hợp đã có TN gốc Hán tương ứng, thí dụ: acid (cường toan), vitamin (sinh tố). Tháng 11 năm 2008 hội thảo Thuật ngữ tiếng Việt trong đổi mới và hội nhập do Hội Ngôn ngữ học Việt Nam tổ chức có 10 báo cáo khoa học và tham luận được trình bày. Hội thảo có 3 nội dung chính: a. Thống nhất, hoàn chỉnh và chuẩn hóa TN; b. Đặc điểm TN và tiêu chuẩn xác định TN; c. Sử dụng TN, giải thích TN trong sách giáo khoa và trong văn bản quản lí nhà nước. Một nhánh đề tài cấp Bộ Một số vấn đề cơ bản về cơ sở lí luận và phương pháp luận biên soạn các loại từ điển và bách khoa thư Việt Nam (do Hà Quang Năng 12
  20. làm chủ nhiệm) nghiên cứu những vấn đề lí luận và phương pháp luận biên soạn từ điển chuyên ngành và thuật ngữ. Sau khi nghiệm thu, kết quả nghiên cứu của nhánh đề tài này đã được xuất bản với tên gọi Thuật ngữ học – những vấn đề lí luận và thực tiễn (Hà Quang Năng, 2013) [34]. Cuốn sách tập trung vào các vấn đề sau: (i) Tổng kết những thành tựu nghiên cứu về thuật ngữ học (TNH) ở Liên Xô, Liên bang Nga và Cộng hòa Liên bang Đức; (ii) Đặc điểm định danh TN và những con đường hình thành, sáng tạo TN; (iii) Những nguyên tắc biên soạn từ điển TN; (iv) Đánh giá công trình đầu tiên ở Việt Nam về nghiên cứu biên soạn TN – Danh từ khoa học của Hoàng Xuân Hãn; (v) Khảo sát, miêu tả, nhận xét cấu trúc vĩ mô và cấu trúc vi mô của một số cuốn từ điển TN cụ thể. Ngoài ra, còn có một số bài báo nghiên cứu các vấn đề cụ thể của TN đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành. Lê Quang Thiêm (2000) [41] trong bài báo Thuật ngữ Việt Nam đầu thế kỉ XX liên hệ với văn hóa và phát triển đã đi sâu tìm hiểu quá trình hình thành TN tiếng Việt trong 3 thập niên đầu thế kỉ 20. Bài báo này cũng đưa ra 6 đặc trưng của TN với hi vọng chuẩn hóa TN. Tuy nhiên sự phát triển mạnh mẽ của nghiên cứu TN đồng thời cũng kéo theo nhiều hạn chế. Sự xuất hiện ồ ạt của các TN ngoại nhập ngày càng lấn át, có nguy cơ phá vỡ sự ổn định của hệ thống TN tiếng Việt. Ngoài ra một hiện trạng rất phổ biến là sự không thống nhất đối với cách đọc và phiên âm nhiều TN tiếng nước ngoài gây khó khăn cho người sử dụng. Vì vậy ông cho rằng vấn đề chuẩn hóa thế nào đối với TN tiếng Việt là đặc biệt quan trọng. Tiếp theo có nhiều luận án nghiên cứu về thuật ngữ đã được công bố ở một số lĩnh vực cụ thể như:  Khoa học kỹ thuật: Ngô Phi Hùng (2014) [21] nghiên cứu về các phương thức cấu tạo hệ thuật ngữ khoa học tự nhiên tiếng Việt dựa trên tư liệu thuật ngữ Toán – Cơ – Tin học, Vật lí. Trần Ngọc Đức (2018) [10] nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ cơ khí trong tiếng Anh và tiếng Việt... Những luận án này góp phần xây dựng hệ thuật ngữ khoa học kĩ thuật ở Việt Nam.  Khoa học xã hội: Lê Thị Mỹ Hạnh (2019) [17] nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật trong tiếng Việt. Ngô Thị Thanh Vân 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0