Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ xưng hô trong Sử thi Dam Săn
lượt xem 10
download
Luận án có mục đích nghiên cứu làm rõ đặc điểm của các từ ngữ xưng hô trong hoạt động thực tiễn giao tiếp của Sử thi Dam Săn. Bên cạnh đó, chỉ ra được những đặc trưng về văn hóa của người Ê-đê qua việc sử dụng các từ ngữ xưng hô trong các bối cảnh giao tiếp khác nhau ở Sử thi Dam Săn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ xưng hô trong Sử thi Dam Săn
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ XUÂN NGA TỪ NGỮ XƯNG HÔ TRONG SỬ THI DAM SĂN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2019 i
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ XUÂN NGA TỪ NGỮ XƯNG HÔ TRONG SỬ THI DAM SĂN Chuyên ngành: Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam Mã số: 9 22 01 09 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. ĐOÀN VĂN PHÚC 2. GS.TS. ĐỖ VIỆT HÙNG Hà Nội - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Các kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào. Luận án có thừa kế kết quả nghiên cứu của một số nghiên cứu khác dưới dạng trích dẫn. Nguồn trích dẫn được liệt kê trong mục tài liệu tham khảo. TÁC GIẢ LUẬN ÁN
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. iii MỤC LỤC ...............................................................................................................i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................iv DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... v MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................... 1 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .................................................. 3 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................... 3 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................... 4 5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN ....................................... 4 6. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN .................................. 5 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN ............................................................................... 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 6 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................. 6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................. 6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...............................................................10 1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN ..........................................................................................16 1.2.1. Một số vấn đề về xưng hô và từ ngữ xưng hô............................................16 1.2.2. Vấn đề giao tiếp và văn hóa giao tiếp ........................................................25 1.2.3. Nghĩa của từ và phân tích thành tố nghĩa...................................................29 1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN .....................................................................................31 1.3.1. Vài nét về dân tộc Ê-đê và tiếng Ê-đê........................................................31 1.3.2. Vài nét về Sử thi Dam Săn .........................................................................33 1.3.3. Giá trị của Sử thi Dam Săn ........................................................................36 1.4. TIỂU KẾT .....................................................................................................40 Chương 2 ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG TRONG SỬ THI DAM SĂN..................42 2.1. HỆ THỐNG ĐTNX TRONG TIẾNG Ê-ĐÊ VÀ TRONG SỬ THI DAM SĂN ..............................................................................................................................42 2.1.1. Đại từ nhân xưng trong tiếng Ê-đê .............................................................42 2.1.2. Đại từ nhân xưng được sử dụng trong Sử thi Dam Săn .............................44 2.2. CẤU TẠO CỦA ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG TRONG SỬ THI DAM SĂN ...47 2.2.1. Đại từ nhân xưng là từ đơn ........................................................................47 2.2.2. Đại từ nhân xưng là từ ghép .......................................................................47 2.3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA - NGỮ DỤNG CỦA ĐTNX TRONG SỬ THI i
- DAM SĂN............................................................................................................49 2.3.1. Đại từ nhân xưng ngôi I .............................................................................49 2.3.2. Đại từ nhân xưng ngôi II ............................................................................52 2.3.3. Đại từ nhân xưng ngôi III...........................................................................58 2.3.4. Đại từ nhân xưng lưỡng ngôi, lưỡng số .....................................................59 2.4. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA Ê-ĐÊ QUA SỬ DỤNG ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG TRONG SỬ THI DAM SĂN ...............................................................................62 2.4.1. Sự bình đẳng trong giao tiếp ......................................................................62 2.4.2. Phân định rõ các mối quan hệ trong giao tiếp ............................................64 2.5. TIỂU KẾT .....................................................................................................68 Chương 3 TỪ NGỮ CHỈ QUAN HỆ THÂN TỘC DÙNG ĐỂ XƯNG HÔ TRONG SỬ THI DAM SĂN .............................................................................70 3.1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO TỪ NGỮ CHỈ QUAN HỆ THÂN TỘC DÙNG ĐỂ XƯNG HÔ TRONG SỬ THI DAM SĂN ...........................................................70 3.1.1. Từ ngữ chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Ê-đê ..............................................70 3.1.2. Từ ngữ chỉ quan hệ thân tộc dùng để xưng hô trong Sử thi Dam Săn.......72 3.2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA - NGỮ DỤNG CỦA TỪ NGỮ CHỈ QUAN HỆ THÂN TỘC DÙNG ĐỂ XƯNG HÔ TRONG SỬ THI DAM SĂN ...................75 3.2.1. Từ ngữ thân tộc dùng để xưng hô trong gia đình, thân tộc ........................75 3.2.2. Từ ngữ thân tộc được sử dụng để xưng hô ngoài mối quan hệ họ hàng, thân tộc .........................................................................................................................81 3.2.3. Từ ngữ chỉ quan hệ thân tộc đặc biệt dùng để xưng hô trong Sử thi Dam Săn ..............................................................................................................................90 3.3. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA Ê-ĐÊ QUA VIỆC SỬ DỤNG TỪ NGỮ CHỈ QUAN HỆ THÂN TỘC ĐỂ XƯNG HÔ TRONG SỬ THI DAM SĂN .........................96 3.3.1. Phản ánh đặc điểm văn hóa mẫu hệ ...........................................................96 3.3.2. Bảo vệ tập tục ]uê nuê trong hôn nhân ...................................................100 3.3.3. Thể hiện quan niệm “vạn vật hữu linh” ...................................................104 3.4. TIỂU KẾT ...................................................................................................108 Chương 4 TỪ NGỮ CHỈ QUAN HỆ XÃ HỘI DÙNG ĐỂ XƯNG HÔ TRONG SỬ THI DAM SĂN...........................................................................................110 4.1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TỪ NGỮ CHỈ QUAN HỆ XÃ HỘI DÙNG ĐỂ XƯNG HÔ TRONG SỬ THI DAM SĂN .........................................................110 4.1.1. Từ ngữ chỉ quan hệ xã hội trong tiếng Ê-đê ............................................110 4.1.2 Cấu tạo của từ chỉ quan hệ xã hội dùng để xưng hô trong Sử thi Dam Săn ............................................................................................................................112 ii
- 4.1.3. Cấu tạo của ngữ chỉ quan hệ xã hội dùng để xưng hô trong Sử thi Dam Săn ............................................................................................................................112 4.2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA - NGỮ DỤNG CỦA TỪ NGỮ CHỈ QUAN HỆ XÃ HỘI ĐƯỢC DÙNG ĐỂ XƯNG HÔ TRONG SỬ THI DAM SĂN .............113 4.2.1. Từ chỉ quan hệ xã hội được dùng để xưng hô ..........................................113 4.2.2. Ngữ chỉ quan hệ xã hội được dùng để xưng hô .......................................124 4.3. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA Ê-ĐÊ QUA SỬ DỤNG TỪ NGỮ CHỈ QUAN HỆ XÃ HỘI ĐỂ XƯNG HÔ ....................................................................................126 4.3.1. Ít phân biệt đẳng cấp xã hội .....................................................................126 4.3.2. Hài hòa, tế nhị trong giao tiếp ..................................................................130 4.3.3. Tinh thần đoàn kết, tự lực tự cường .........................................................133 4.4. TIỂU KẾT ...................................................................................................136 KẾT LUẬN .......................................................................................................138 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................142 CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ ..................................153 PHỤ LỤC ..........................................................................................................154 iii
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DTTS Dân tộc thiểu số DTTT Danh từ thân tộc ĐHSP Đại học Sư phạm GD Giáo dục H. Hà Nội KHXH Khoa học xã hội NXB Nhà xuất bản Sp1 Vai phát ngôn Sp2 Vai nhận Stt Số thứ tự T/c Tạp chí TNXH Từ ngữ xưng hô TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh tr. Trang iv
- DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH Bảng 2.1. Đại từ nhân xưng trong tiếng Ê-đê tr. 44 Bảng 2.2. Đại từ nhân xưng trong Sử thi Dam Săn tr. 45 Bảng 2.3. Tần số xuất hiện của các ĐTNX trong Sử thi Dam Săn tr. 46 Bảng 2.4. Cách sử dụng ĐTNX trong Sử thi Dam Săn tr. 62 Bảng 3.1. Từ ngữ xưng hô chỉ quan hệ thân tộc trong Sử thi Dam Săn tr. 74 Sự xuất hiện từ ngữ xưng hô chỉ quan hệ thân tộc trong Sử thi Bảng 3.2. tr. 75 Dam Săn Đặc điểm của từ ngữ thân tộc trong Sử thi Dam Săn được dùng để Bảng 3.3. tr. 82 chỉ và xưng hô trong mối quan hệ gia đình, thân tộc Đặc điểm của từ ngữ thân tộc trong Sử thi Dam Săn được dùng để Bảng 3.4. tr. 90 chỉ và xưng hô với những người không có quan hệ thân tộc Bảng 3.5. Đặc điểm của từ ngữ thân tộc đặc biệt trong Sử thi Dam Săn tr. 96 Bảng 3.6. Từ ngữ chỉ thân tộc bên mẹ và bên cha trong Sử thi Dam Săn tr. 97 Bảng 4.1. Từ ngữ chỉ quan hệ xã hội dùng để xưng hô trong Sử thi Dam Săn tr. 114 Cách sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ xã hội để xưng hô trong Sử thi Bảng 4.2. tr. 125 Dam Săn Hình 3.1. Sơ đồ quan hệ nối nòi trong Sử thi Dam Săn tr. 94 v
- MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Từ ngữ xưng hô, từ trước tới nay đã được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới và trong nước quan tâm ở hai phương diện cấu trúc và chức năng. Với sự phát triển của ngôn ngữ học theo hướng nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động hành chức và gắn với hoạt động giao tiếp thì vấn đề xưng hô được xem xét trong phạm vi rộng hơn. Đó không chỉ là vấn đề thuần tuý của ngôn ngữ học cấu trúc, mà còn là vấn đề của ngữ dụng học, của xã hội ngôn ngữ học, ngôn ngữ học xuyên văn hoá,... Hiện nay, các lý thuyết hội thoại, ngữ dụng học, văn hoá học,... đã soi chiếu nhiều ánh sáng về lí thuyết, từ đó định ra nhiều hướng tìm hiểu mới cho việc nghiên cứu từ ngữ xưng hô. Vì vậy, việc nghiên cứu từ ngữ xưng hô không chỉ dừng lại ở bình diện cấu trúc mà còn mở hướng nghiên cứu chúng ở các bình diện chức năng và ngữ dụng học. 1.2. Xưng hô là một hành vi ngôn ngữ và là một hành vi ở lời. Tác giả Đỗ Hữu Châu viết: "Hành vi ở lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận” [13, tr.24]. Lựa chọn và sử dụng một từ ngữ xưng hô cụ thể nào đó là bộc lộ thái độ, một tình cảm nhất định của người nói đối với người đối thoại. Về nguyên tắc, mọi cuộc giao tiếp chưa thể thực hiện nếu các bên tham gia giao tiếp chưa xác định được vai giao tiếp. Mọi cuộc giao tiếp dễ dàng bị đổ vỡ nếu một hoặc các bên giao tiếp xử lí sai việc xác định thân phận trong quá trình giao tiếp. Thực tế, nhiều bất cập xảy ra trong giao tiếp là do người đối thoại không biết sử dụng đúng từ ngữ xưng hô. Trong “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương”, F. Saussure viết: “Phong tục của một dân tộc có tác động đến ngôn ngữ, và mặt khác, trong chừng mực khá quan trọng, chính ngôn ngữ làm nên dân tộc” [160, tr.47]. Mỗi dân tộc có một đặc trưng riêng trong đời sống văn hóa, trong cách nghĩ, cách nhận thức, tri nhận thế giới khách quan. Đặc trưng ấy ghi dấu ấn trong hoạt động xã hội, truyền thống văn hóa và thói quen 1
- sử dụng ngôn ngữ của dân tộc. Nó được cố định hóa qua nhiều thế hệ, bằng nhiều hình thức biểu đạt. Bản sắc văn hóa và đời sống tinh thần của dân tộc có những mối quan hệ hữu cơ. Vì vậy, việc tìm hiểu thói quen sử dụng ngôn ngữ sẽ góp phần tìm hiểu bản sắc văn hóa tộc người và lí giải những nét đặc sắc của ngôn ngữ dân tộc trong tương quan so sánh với các ngôn ngữ khác. 1.3. Ở Việt Nam, với vai trò là ngôn ngữ quốc gia, tiếng Việt là ngôn ngữ có số người sử dụng đông nhất so với những ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số. Các kết quả nghiên cứu về từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt đến nay về cơ bản đã hình thành một hệ thống lý luận khá ổn định. Các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung, tiếng Ê-đê nói riêng và tiếng Việt đều là loại hình đơn lập và có khá nhiều điểm tương đồng. Vì vậy, có thể coi những kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn về từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt đã tạo những cơ sở lí luận nhất định cho việc tìm hiểu từ ngữ xưng hô trong ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam mà ngôn ngữ Ê-đê là một điển hình. Qua khảo sát nghiên cứu cho thấy, việc nghiên cứu vấn đề từ ngữ xưng hô (từ đặc điểm cấu trúc, chức năng, ngữ nghĩa, ngữ pháp cũng như dụng học) trong ngôn ngữ các dân tộc thiểu số còn khá khiêm tốn, đặc biệt là trong các tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc này. Vì vậy, nghiên cứu từ ngữ xưng hô trong Sử thi Dam Săn là quan trọng và cần thiết. Nghiên cứu này không chỉ góp phần cung cấp thêm cơ sở dữ liệu và lí thuyết để nghiên cứu từ ngữ xưng hô tiếng Ê-đê trong sử thi Dăm Săn nói riêng, mà còn góp phần định hướng nghiên cứu từ ngữ xưng hô trong các ngôn ngữ Nam Đảo ở lục địa Đông Nam Á nói chung. 1.4. Bên cạnh đó, có thể nhận thấy rằng kho tàng văn hóa dân gian của người Ê- đê rất phong phú, đa dạng trong đó có luật tục (klei bhiăn), sử thi (khan), truyện cổ,... Sử thi Ê-đê không chỉ là những công trình nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân gian (folklore) mà còn là tư liệu chứa đựng nhiều tri thức dân gian, là thành tựu văn hóa độc đáo của người Ê-đê. Trong số các khan của người Ê-đê thì Khan Dam Săn có một vị trí đặc biệt quan trọng và nổi tiếng, là tác phẩm có giá trị cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện. Việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ, đặc biệt là nghiên cứu đặc điểm 2
- từ ngữ xưng hô trong Sử thi các dân tộc Tây Nguyên nói chung, và trong Sử thi Dam Săn nói riêng đang là “mảnh đất màu mỡ” đối với các nhà nghiên cứu khoa học khi tiếp cận từ những bình diện khác nhau. Chính vì những lí do trên, chúng tôi chọn “Từ ngữ xưng hô trong Sử thi Dam Săn” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án có mục đích nghiên cứu làm rõ đặc điểm của các từ ngữ xưng hô trong hoạt động thực tiễn giao tiếp của Sử thi Dam Săn. Bên cạnh đó, chỉ ra được những đặc trưng về văn hóa của người Ê-đê qua việc sử dụng các từ ngữ xưng hô trong các bối cảnh giao tiếp khác nhau ở Sử thi Dam Săn. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát, hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu về từ ngữ xưng hô, về giao tiếp, nhân vật giao tiếp, các quan hệ liên nhân và vấn đề lịch sự trong giao tiếp. - Phân tích và miêu tả các đặc điểm về cấu tạo, ngữ nghĩa và ngữ dụng của các từ ngữ xưng hô được sử dụng trong Sử thi Dam Săn ở các bối cảnh giao tiếp cụ thể giữa các nhân vật tham gia giao tiếp. - Làm rõ đặc điểm văn hóa của người Ê-đê qua việc sử dụng lớp từ ngữ xưng hô trong Sử thi Dam Săn. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tuợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là từ ngữ xưng hô trong Sử thi Dam Săn trên các bình diện: cấu tạo, ngữ nghĩa, ngữ dụng và văn hóa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án chỉ dừng lại ở việc khảo sát, nghiên cứu từ ngữ xưng hô trong Sử thi Dam Săn được rút ra từ cuốn Khan Đăm Săn và Khan Đăm Kteh Mlan do tác giả Nguyễn Hữu Thấu sưu tầm, biên dịch và chỉnh lí (NXB Chính trị quốc gia, năm 2003). Tuy nhiên, ở đây chúng tôi cũng lưu ý rằng: các từ ngữ xưng hô trong Khan 3
- Đăm Săn và Khan Đăm Kteh Mlan được tác giả Nguyễn Hữu Thấu sưu tầm, biên dịch, chỉnh lý là dựa trên lời kể của các nghệ nhân khan Ê-đê (ở thời điểm thu thập vào những năm 90 của thế kỉ XX) chứ không phải là lời nói cổ xưa của người Ê-đê ở thời kì chế độ mẫu hệ mà xuất hiện sử thi này. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng mọi lý giải, phân tích của chúng tôi sẽ phản ánh được đặc điểm ngôn ngữ của tộc người Ê- đê ở thời kì xuất hiện của Sử thi Dam Săn. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp miêu tả là phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận án. Với phương pháp miêu tả, luận án sử dụng: - Hệ thống các thủ pháp luận giải bên trong, như: thủ pháp phân loại, hệ thống hóa, thủ pháp đối lập để xác định cấu tạo từ, thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp, thủ pháp phân tích nét nghĩa, thủ pháp phân tích ngôn cảnh, tình huống... Các thủ pháp phân tích nét nghĩa, phân tích ngôn cảnh được sử dụng trong nghiên cứu về đặc điểm ngữ nghĩa và cách sử dụng của từ ngữ xưng hô trong ngôn cảnh văn hóa giao tiếp tộc người. - Hệ thống các thủ pháp luận giải bên ngoài, như: thủ pháp thống kê miêu tả định lượng các từ ngữ xưng hô trong Sử thi, phân tích các nét đặc trưng về cấu tạo, ngữ pháp, ngữ nghĩa và cách sử dụng từ ngữ xưng hô cũng như các đặc điểm văn hóa tộc người liên quan đến cách sử dụng các từ ngữ này trong các phạm vi, bối cảnh giao tiếp. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp của các ngành khoa học khác, đó là: phương pháp tổng hợp trong triết học, logic học, hệ thống hoá, mô hình hoá bảng biểu trong toán học,... cũng như phương pháp nghiên cứu liên ngành: ngôn ngữ - văn hóa học, ngôn ngữ - dân tộc học, ngôn ngữ - nhân chủng học... Từ những phân tích lý giải các ngữ liệu, các mệnh đề, chúng tôi rút ra những vấn đề khoa học có ý nghĩa thực tiễn qua từng chương, mục theo phương pháp quy nạp. 5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần khẳng định thêm lý luận về giao tiếp ngôn ngữ mà đặc biệt về vấn đề dụng học và văn hóa tộc người liên quan tới việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tác phẩm văn học nói chung và văn học dân gian nói riêng. Luận án góp phần vào việc nghiên cứu mối quan hệ giữa từ ngữ xưng hô trong 4
- các ngôn ngữ tiểu nhóm Chamic nói riêng, cũng như các ngôn ngữ Nam Đảo nói chung; góp phần vào việc làm rõ hơn mối quan hệ của các ngôn ngữ Nam Đảo lục địa (tiểu nhóm Chamic) với các ngôn ngữ Nam Đảo ở hải đảo, góp phần bảo tồn sử thi nói riêng và việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết của các DTTS nói chung trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế. 6. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 6.1. Về lí luận Thông qua việc phân tích, miêu tả một cách khái quát và tương đối đầy đủ về từ ngữ xưng hô trong Sử thi Dam Săn, cụ thể là từ ngữ xưng hô chuyên dụng (Đại từ nhân xưng - ĐTNX) và từ ngữ xưng hô không chuyên dụng (từ ngữ chỉ quan hệ thân tộc và từ ngữ chỉ quan hệ xã hội) trong Sử thi Dam Săn trên các bình diện: cấu tạo, ngữ nghĩa, ngữ dụng và văn hóa, luận án sẽ cung cấp thêm ngữ liệu cho việc nghiên cứu các từ ngữ xưng hô trong các ngôn ngữ khác nhau và khẳng định mối quan hệ giữ ngôn ngữ và văn hóa, củng cố cách tiếp cận ngôn ngữ xuyên văn hóa. 6.2. Về thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho đối tượng là các cán bộ, công chức người dân tộc khác trong quá trình học tập và sử dụng tiếng Ê-đê trong giao tiếp với người Ê-đê. Đối với người Ê-đê, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, đây cũng là một tài liệu có thể tham khảo hữu ích để nâng cao năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, nhất là sử dụng từ ngữ xưng hô trong các bối cảnh, phạm vi giao tiếp khác nhau, giúp họ am hiểu và yêu quý hơn tiếng mẹ đẻ cũng như các sử thi (khan) nói riêng và văn hóa dân gian của dân tộc mình nói chung để bảo tồn, phát huy vai trò, giá trị và bản sắc ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án có 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài Chương 2: Đại từ nhân xưng trong Sử thi Dam Săn Chương 3: Từ ngữ chỉ quan hệ thân tộc dùng để xưng hô trong Sử thi Dam Săn. Chương 4: Từ ngữ chỉ quan hệ xã hội dùng để xưng hô trong Sử thi Dam Săn. 5
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu từ ngữ xưng hô Khi nghiên cứu về từ ngữ xưng hô, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đi theo các hướng sau: a) Hướng nghiên cứu ngôn ngữ - văn hóa, ngôn ngữ - nhân chủng học Tiên phong trong lĩnh vực này là các tác giả Friendrich Engels [153], Sigmund Freud (1856 – 1939), G. Murdock, F. Lounsbury, Leach, Needham và Schneider,... Các tác giả này đã lập các bảng về quan hệ thân tộc, gia đình và xã hội. Khi phân tích về nguồn gốc thân tộc, thiết chế xã hội, các nhà nghiên cứu đã bước đầu đề cập đến các đại từ nhân xưng (ĐTNX) và những từ ngữ được dùng để xưng hô trong mối quan hệ thân tộc như grandmother, grandfather, mother, father, uncle, brother,... Đáng chú ý là các tác giả Leach, Needham và Schneider cho rằng, các từ thân tộc không mang tính chất quan hệ sinh học, đặc biệt là huyết thống, mà đây là những từ mang tính chất xã hội nhất định, được quy đổi bởi hôn nhân. Tuy nhiên, những nghiên cứu này cũng chỉ mới là bước khởi đầu. b) Hướng nghiên cứu theo quan điểm ngôn ngữ học cấu trúc Từ quan điểm của ngôn ngữ học cấu trúc, các tác giả M.B. Emeneau, L.C. Thompson đã chỉ ra được các “chất liệu”, các “phương tiện vật chất” cơ bản được dùng để thực hiện hành vi xưng hô trong tiếng Việt là các “đại từ nhân xưng” (pesonal pronouns), đồng thời đã phân chia ĐTNX thành hai nhóm: đại từ xưng hô chuyên dụng và đại từ xưng hô lâm thời để nghiên cứu. Với công trình Studies in Vietnamese (Annamese) Grammer [152], M.B. Emeneau đã đề cập nhiều đến đại từ trong tiếng Việt, đặc biệt là đại từ xưng hô và nhóm xưng hô lâm thời có nguồn gốc danh từ. Tác giả cũng đã nhận ra hạn chế của 6
- ĐTNX và vai trò quan trọng của các từ xưng hô lâm thời mà ông gọi là “Đại từ cương vị”. Còn L.C. Thompson trong công trình A Vietnamese Reference Grammar [165] đã đề cập đến các ĐTNX trong tiếng Việt như: ta, tôi, họ, hắn,... cùng các danh từ thân tộc. Với danh từ thân tộc, tác giả cho rằng giữa danh từ chung và danh từ riêng có hai mặt đối lập: thay đổi và không thay đổi; đồng nhất và không đồng nhất. Ông cũng cho rằng: “Số lượng các đại từ xưng hô thực thụ là quá ít và đại từ tôi, ta với thái độ xưng hô thể hiện sự kính trọng hay thái độ bề trên, ở ngôi thứ nhất không có đại từ tương ứng với nó ở ngôi thứ hai (chỉ người nghe) và ngôi thứ ba (chỉ người được nói đến), do đó phải thay bằng các từ thuộc từ loại hoặc các danh từ” [165, tr.248]. c) Hướng nghiên cứu theo quan điểm ngôn ngữ học chức năng Trên nền tảng lí thuyết được đề cập trong các công trình của M.A.K. Halliday, Brown và A. Gilman, hay Carol.M.ScoHon và Zku Wanjin,... liên quan đến chức năng giao tiếp, hệ quy chiếu ở các ngôi trục quyền uy và thân sơ trong các vai giao tiếp, V. Luong Hy với công trình Discursive Practices and Linguistic Meanings (The Vietnamese System of Person Reference) (“Thực dụng diễn từ và ý nghĩa ngữ học – hệ quy chiếu về người trong tiếng Việt”) [157] đã đề xuất hướng nghiên cứu từ xưng hô, cái mà tác giả gọi là “hệ thống quy chiếu về người” một cách đồng bộ trên các bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Đồng thời, ông còn cho rằng, hệ thống quy chiếu ngôi tiếng Việt bao gồm 3 tiểu loại ngữ pháp: Đại từ nhân xưng, danh từ chung (danh từ thân tộc và danh từ cương vị) và danh từ riêng đối lập nhau trên hai phương diện là thay đổi/ không thay đổi, đồng nhất/ không đồng nhất… Tuy đã đi sâu phân tích và chỉ ra chức năng thay thế của danh từ chung và đại từ nhân xưng, nhưng quan điểm của ông còn hơi cứng nhắc khi xem xét về vấn đề từ loại và miêu tả các từ xưng hô thân tộc vẫn còn sơ lược, cho dù sự đóng góp của ông trong việc nghiên cứu từ ngữ xưng hô là đáng ghi nhận. Từ các quan điểm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã nêu, khi nghiên cứu về từ ngữ xưng hô trong Sử thi Dam Săn, chúng tôi đã tham khảo về cách phân chia và sử dụng đại từ nhân xưng, danh từ thân tộc và các danh từ khác làm phương tiện xưng hô để áp dụng trong luận án. 7
- 1.1.1.2. Nghiên cứu về dân tộc Ê-đê và tiếng Ê-đê a) Nghiên cứu về dân tộc Ê-đê Nhiều học giả nước ngoài đã có quá trình nghiên cứu lâu dài về các tộc người ở Tây Nguyên nói chung và người Ê-đê nói riêng đặc biệt các học giả người Pháp như H. Maitre, L. Sabatier, J. Dournes, G. Condominas,... Trong các công trình nghiên cứu về người Ê-đê, ở những mức độ khác nhau, các tác giả trên đã quan tâm đến đời sống, phong tục, tập quán, nghi lễ,... Nghiên cứu sớm nhất về người Ê-đê là công trình Les Jungles Moi [159] của H. Maitre khi mô tả đời sống xã hội, kinh tế, phong tục,... của nhiều dân tộc ở vùng Cao nguyên Trung bộ Việt Nam, trong đó có người Ê-đê, M’nông. Đây là nguồn tư liệu giá trị, khảo tả chân thực về cuộc sống của hai dân tộc này trong những năm đầu thế kỷ XX. Năm 1915, L.Sabatier đã thu thập và biên tập bộ luật tục Ê-đê (sau này được Ngô Đức Thịnh biên tập) [117]. Văn bản luật tục Ê-đê được L.Sabatier chia 236 điều ra làm 11 chương và cơ cấu, sắp xếp nội dung theo từng mảng chủ đề, tương ứng với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Đó là những quy tắc ứng xử chứa đựng các tiêu chí về đạo đức, luân lí, các phong tục tập quán, lễ nghi tôn giáo, được mọi thành viên trong cộng đồng chấp nhận và thực hiện một cách tự giác. Chỉ đến công trình “Người Êđê, một xã hội mẫu quyền” của Anne De Hautecloque - Howe [149] thì cơ cấu tổ chức, các quan hệ xã hội, mà xã hội Ê-đê là một xã hội mẫu quyền điển hình ở Tây Nguyên mới được miêu tả một cách khá hệ thống, đầy đủ. b) Nghiên cứu về tiếng Ê-đê - Về ngữ âm L.A. Tadahiko Shintani đã nghiên cứu hệ thống âm vị học tiếng Ê-đê tương đổi tỉ mỉ trong công trình Études phonetique de la langue Rhadé [166]. Tuy vậy, sự miêu tả và lí giải của ông về ngữ âm- âm vị học đối với những âm thanh hầu và các nguyên âm lại chưa thực sự thuyết phục. Điều này được Đoàn Văn Phúc đề cập trong các công trình ngữ âm tiếng Ê-đê [84; 86; 88]. - Về từ vựng Với công trình Boh blu\ klei Êđê - Yuan - Zapônê [167] L.A. Tadahiko Shintani đã cung cấp một bảng từ vựng hết sức phong phú, góp phần nghiên cứu những bình 8
- diện khác nhau của tiếng Ê-đê. Nhưng cũng như công trình [156], các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ đối chiếu từ ngữ giữa các ngôn ngữ chứ chưa gắn với ngữ cảnh cụ thể. Ngoài ra còn có thể kể tới một số sách công cụ như: các loại Sách học tiếng Ê- đê và các bộ Từ điển song ngữ tiếng Ê-đê được các tác giả như: R.P. Louison Benjamin [151], James A. Tharp and Y-Bhăm {uôn Yă [168] hay các sách học tiếng Ê-đê cũng nói về vấn đề cấu tạo từ thông qua các mô hình từ ghép, từ láy. - Về ngữ pháp Tam Thi Minh Nguyen cũng có một số công trình [161], [162], [163], [164],… xoay quanh vấn đề ngữ pháp tiếng Ê-đê như: Some topics in Ede syntax [161], Expressive Forms in Bih [164]. Riêng công trình Verb serialization in Ede from a diachronic perspective [162] nghiên cứu tiếng Ê-đê trên phương diện từ loại (động từ). 1.1.1.3. Nghiên cứu về sử thi Ê-đê và Sử thi Dam Săn Sử thi (khan) Ê-đê ra đời từ rất sớm và tồn tại trong đời sống văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, nhưng phải đến năm 1927, khi L.Sabatier sưu tầm và dịch ra tiếng Pháp thì “Sử thi Đăm Săn” mới được xem là dấu mốc đầu tiên trong việc sưu tầm, nghiên cứu sử thi Ê-đê. Năm 1933, “Sử thi Đăm Săn” được in song ngữ Ê-đê - Pháp trên tạp chí của Viện Viễn Đông Pháp. Sau này, G.Condominas, nhà dân tộc học nổi tiếng người Pháp, trong bài “Những quan sát xã hội học về hai trường ca Rađê” [Dẫn theo 26] đã nghiên cứu các khía cạnh về phương diện xã hội học, dân tộc học của Sử thi Dam Săn và Dam Di. Khi đánh giá về Sử thi Dam Săn, chính ông cho rằng: “Người ta không thể nói về văn hóa dân gian Đông Dương nguyên thủy mà không nhớ ngay đến một cái đầu đề: Trường ca Đăm Săn. Bài thơ tuyệt vời này, bài thơ lớn đầu tiên ai cũng biết trong văn học truyền miệng của các bộ tộc ở Miền Trung Việt Nam, hiện nay hiển nhiên vẫn là một tuyệt tác”[26, tr.230]. Trong công trình “Cuộc hôn nhân trong sử thi Ê-đê và Mã Lai”, tác giả N.I.Niculin đã tìm hiểu những mối quan hệ mang tính cội nguồn chung” của một số sử thi Ê-đê với sử thi Mã Lai. Ông còn dịch một số sử thi Ê-đê sang tiếng Nga và đã nhận xét rằng: “Kết quả tất cả những công 9
- việc lớn lao mà các nhà folklore Việt Nam đã làm được cho phép chúng ta có thể khẳng định rằng các tác phẩm sử thi Ê đê đã được nghiên cứu sâu sắc hơn và toàn diện hơn so với sử thi của một loạt dân tộc khác ở Việt Nam” [Dẫn theo 57]. Các công trình nghiên cứu về sử thi Ê-đê và Sử thi Dam Săn đã được các tác giả khai thác từ nhiều góc độ, đây sẽ là nguồn tư liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nghiên cứu luận án này. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.1.2.1. Nghiên cứu từ ngữ xưng hô Ở trong nước, vấn đề từ ngữ xưng hô được nghiên cứu ở rất nhiều ngôn ngữ khác nhau và từ nhiều bình diện khác nhau. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống nhất phải kể đến các công trình nghiên cứu từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt. Khi nghiên cứu từ xưng hô trong tiếng Việt, các nhà Việt ngữ học đã đi theo các hướng nghiên cứu sau: - Quan điểm của ngữ pháp truyền thống Các tác giả Nguyễn Tài Cẩn [10], Nguyễn Minh Thuyết [122], Nguyễn Phú Phong [83],... đều xếp danh từ chỉ quan hệ thân tộc vào từ loại đại từ và cho rằng những danh từ thân tộc này có chức năng xưng hô như đại từ (tức đại từ lâm thời). Họ đã chia ĐTNX thành hai nhóm: Nhóm đại từ xưng hô chuyên dụng (tôi, tao, tớ, ...) và nhóm đại từ xưng hô lâm thời gồm những yếu tố đại từ hóa để xưng hô như danh từ chỉ quan hệ thân tộc, chức danh, nghề nghiệp, học hàm, học vị và chỉ nơi chốn... Theo hướng nghiên cứu này, các tác giả tuy có mở rộng phạm vi sử dụng của các danh từ xưng hô bằng cách thêm những tính từ và danh từ làm định ngữ, hoặc danh từ thân tộc (DTTT) kết hợp với “các” như: các anh, các em,... hoặc DTTT kết hợp với “ấy” để chỉ cho ngôi thứ ba – vai được nhắc đến trong giao tiếp như: bác ấy, cô ấy, chị ấy,.. Thế nhưng, họ lại gộp tất cả những từ có chức năng xưng hô, cho dù có nguồn gốc từ loại nào đi nữa hay mức độ đại từ hóa cao thấp ra sao đều là loại đại từ, mà cụ thể là ĐTNX. Như vậy, các tác giả này đã quan niệm ĐTNX bao gồm những từ dùng để trỏ hay thay thế cho một chủ thể giao tiếp với mục đích xưng hô. Nguyễn Tài Cẩn [10] đã quan tâm đến khả năng được dùng lâm thời như đại từ để thay thế cho đại từ ở cả ba 10
- ngôi của các danh từ chỉ quan hệ thân tộc và danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp. Đỗ Hữu Châu lại chú ý đến chức năng chiếu vật của các từ xưng hô trong hội thoại (trong các công trình viết năm 1981, 1987). Nguyễn Văn Chiến [16, 17], qua các công trình nghiên cứu của mình, đã xác nhận: từ xưng hô tiếng Việt được nghiên cứu bằng phương pháp tiếp cận hệ thống, tất cả các từ xưng hô tiếng Việt được nghiên cứu như một chỉnh thể nguyên vẹn, đó là hệ thống cấu trúc các yếu tố trỏ người trong sinh hoạt giao tiếp, đối thoại. - Quan điểm của ngữ pháp chức năng Các tác giả Bùi Minh Yến [146], Nguyễn Văn Chiến [16], Nguyễn Văn Khang [54], Lê Thanh Kim [63], Trương Thị Diễm [25],... đều nghiên cứu từ ngữ xưng hô theo hướng ngữ pháp chức năng. Họ đã dựa trên cơ sở lí thuyết ký hiệu của Benveniste. Lí thuyết này đã phân biệt sự khác nhau giữa ký hiệu đại từ và ký hiệu danh từ. Ký hiệu đại từ tồn tại với chức năng “thay thế” và nội dung của nó là “rỗng”. Trong khi đó, nội dung của ký hiệu danh từ là “đặc” và có chức năng “định danh”. Đại từ không có ý nghĩa biểu vật nên không gọi tên sự vật, khái niệm, hiện tượng trong thực tế khách quan, nghĩa của đại từ là trỏ và thay thế, chỉ xác định được trong giao tiếp. Vì vậy, các tác giả này đã sử dụng “từ xưng hô” (Address Fronds) và các lí thuyết chức năng thiên về chức năng giao tiếp ngôn ngữ, nên thuật ngữ “từ xưng hô” này được sử dụng có nội hàm rộng, mà đại từ nhân xưng (ĐTNX) chỉ là một bộ phận trong đó mà thôi. - Theo hướng đối chiếu liên ngữ Từ ngữ xưng hô theo hướng đối chiếu liên ngữ, có thể kể đến Nguyễn Văn Chiến [16], Dương Thị Nụ [79], Phạm Ngọc Hàm [35],... đã nghiên cứu bằng phương pháp đối chiếu để tìm hiểu về cấu trúc nét nghĩa của từ thân tộc, phân tích thành tố nghĩa của từ thân tộc trong tiếng Khơ-me – Việt, tiếng Anh - Việt hoặc tiếng Hán - Việt,... để làm rõ sự giống nhau và khác nhau giữa các nền văn hóa. Đồng thời, các tác giả này đã chỉ ra được sắc thái biểu cảm và mức độ sử dụng của danh từ thân tộc trong tiếng Việt. Có thể thấy rõ, trong các công trình nghiên cứu về từ xưng hô, các tác giả đã 11
- theo các hướng khác nhau: Một là, bàn về từ ngữ xưng hô ở góc độ lí luận chung như từ xưng hô là đại từ xưng hô hoặc danh từ thân tộc, từ ngữ xưng hô với chức năng ngữ pháp của từ loại và từ ngữ xưng hô với chức năng ngữ pháp giao tiếp. Đây cũng là quá trình của nhận thức, là vấn đề của thuật ngữ “đại từ nhân xưng” và “từ xưng hô”. Vấn đề có liên quan đến lịch sử phát triển của lý thuyết ngôn ngữ học từ truyền thống đến hiện đại, hay chủ nghĩa cấu trúc đến lý thuyết giao tiếp. Hai là, bàn về từ xưng hô trong giao tiếp ở phạm vi gia đình và xã hội. Từ xưng hô được nghiên cứu ở phạm vi sử dụng, tác dụng giao tiếp, giá trị xã hội và văn hóa,... Còn ở mức độ nhất định đã thực hiện đối chiếu liên ngữ, văn hóa Anh – Việt, Hán – Việt. 1.1.2.2. Nghiên cứu về dân tộc Ê-đê và tiếng Ê-đê a) Nghiên cứu về dân tộc Ê-đê Một trong những công trình đầu tiên là của nhóm tác giả Bế Viết Đẳng, Chu Thái Sơn,... [29]. Gần đây, tác giả Vũ Quốc Khánh [58] có giới thiệu một số nét đặc sắc trong đời sống, tập tục, văn hoá của người Ê-đê ở Việt Nam. Còn Thu Nhung Mlô Duôn Du lại nghiên cứu một cách khá đầy đủ và hệ thống về vai trò và vị trí của người phụ nữ Ê-đê dưới góc nhìn dân tộc học, chỉ ra những biến đổi về vai trò và vị trí của người phụ nữ Ê-đê trong xã hội hiện đại so với xã hội truyền thống [76]. Tác giả Buôn Krông Thị Tuyết Nhung đã khảo sát một số sử thi tiêu biểu của người Ê-đê giúp cho người đọc thấy được văn hóa mẫu hệ qua hệ thống đề tài (đề tài chiến tranh và đề tài hôn nhân), cốt truyện và hệ thống nữ nhân vật trong sử thi Ê-đê [77], giúp hiểu thấu đáo hơn về văn hóa mẫu hệ Ê-đê và sử thi Ê-đê, đồng thời góp phần bảo lưu sử thi Tây Nguyên và góp phần phát huy vai trò văn hóa truyền thống trong tình hình hiện nay. Năm 2018, cũng tương tự như các công trình của Thu Nhung Mlô Duôn Du [76] và Buôn Krông Thị Tuyết Nhung [77], luận án của Lê Thị Quỳnh Hảo chủ yếu nghiên cứu về người phụ nữ Ê-đê, M’nông trong truyền thống và sự biến đổi vị thế, vai trò của họ trong xã hội hiện nay [37]. b) Nghiên cứu về tiếng Ê-đê Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tiếng Ê-đê trên các bình diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, văn hóa, dân tộc học,… 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam,
188 p | 208 | 62
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong Tiếng Việt (liên hệ với Tiếng Anh)
204 p | 167 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ Việt - Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình
213 p | 110 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
158 p | 158 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt
263 p | 77 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu diễn ngôn quảng cáo Anh - Việt
249 p | 38 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ trách trong tiếng Việt và việc sử dụng của giáo viên ở môi trường sư phạm
200 p | 39 | 17
-
Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
206 p | 120 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt từ quan điểm ngữ pháp học chức năng hệ thống
293 p | 35 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt
295 p | 20 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của thuật ngữ thủy sản tiếng Anh và các tương đương trong tiếng Việt
215 p | 27 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm vốn từ và phát ngôn của trẻ tự kỉ từ 3 đến 6 tuổi (Khảo sát một số trẻ tự kỉ trên địa bàn Hà Nội)
226 p | 23 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hồi chỉ Zéro trong hội thoại qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu Việt Nam từ 1986 đến 2000
169 p | 19 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
200 p | 17 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
29 p | 22 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi
236 p | 3 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi
27 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn