Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Các phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” trong tiếng Việt (có so sánh với tiếng Anh)
lượt xem 24
download
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Các phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” trong tiếng Việt (có so sánh với tiếng Anh) nêu lên ý nghĩa “cực cấp” và vị từ trạng thái gắn với ý nghĩa “cực cấp” trong tiếng Việt; các phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” trong tiếng Việt xét trên bình diện cấu trúc và một số nội dung khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Các phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” trong tiếng Việt (có so sánh với tiếng Anh)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM HÙNG DŨNG CÁC PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN Ý NGHĨA “CỰC CẤP” TRONG TIẾNG VIỆT (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG ANH) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2012
- ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM HÙNG DŨNG CÁC PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN Ý NGHĨA “CỰC CẤP” TRONG TIẾNG VIỆT (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG ANH) CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ MÃ SỐ: 62 22 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Bùi Mạnh Hùng Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2012
- 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình tự nghiên cứu của bản thân, không sao chép từ bất kỳ công trình nào của người khác. Tác giả luận án PHẠM HÙNG DŨNG
- 2 QUY ƯỚC VIẾT TẮT 1. Trong luận án có một số từ ngữ thường lặp lại được chúng tôi viết tắt như sau: − Dấu /: Hoặc, hay − Dấu →: Có nghĩa là, có thể chuyển thành, hay tương đương với − Dấu ≠>: Không có nghĩa là, không thể chuyển thành − Dấu *: Ngữ, câu không chấp nhận được − PTCC: Phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” − T: Vị từ trạng thái thang độ − Tc: Vị từ trạng thái cực cấp 2. Trong phần nguồn gốc các cứ liệu trích dẫn, tên của các báo, tạp chí được viết tắt như sau: − ANTG: An ninh thế giới − ANTGCT: An ninh thế giới cuối tháng − CA. TP.HCM: Công an TP. Hồ Chí Minh − LĐ: Lao động − NLĐ: Người Lao động − ND: Nhân Dân − NĐ. TP.HCM: Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh − PNCN: Phụ nữ chủ nhật − SGTT: Sài Gòn tiếp thị − SGGP: Sài Gòn Giải phóng − TN: Thanh niên − TNCN: Thanh niên chủ nhật − TT: Tuổi trẻ − TTCN: Tuổi trẻ chủ nhật − TT. TP.HCM: Thể thao TP. Hồ Chí Minh − TT&VH: Thể thao & Văn hóa − VN: Văn nghệ − VNQĐ: Văn nghệ Quân đội
- 3 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ (1.1): Thang độ màu đen theo hai cực đối lập ....................................... 22 Sơ đồ (1.2): Thang độ “chiều cao” theo hai cực đối lập ................................. 35 Sơ đồ (1.3): Trục thang độ ............................................................................... 38 Sơ đồ (1.4): Thang độ năng lực và thang nhiệt độ trong tiếng Anh ................ 40 Sơ đồ (1.5): Thang độ dài có hai dải mức độ đối lập ngắn − dài.................... 41 Sơ đồ (1.6): Thang độ dài có hai dải mức độ đối lập dài – ngắn và dải mức độ không ngắn cũng không dài .................................................... 42 Sơ đồ (1.7): Thang độ dài có hai dải mức độ ngắn – dài và dải trung gian là chuẩn so sánh .................................................................... 43 Sơ đồ (1.8): Các dải mức độ ngắn – dài có thể xuất hiện trên trục thang độ .. 44 Sơ đồ (1.9): Các dải mức độ ngắn – dài so với chuẩn .................................... 45 Sơ đồ (1.10): Thang độ tính chất, trạng thái nhiệt độ/ vẻ đẹp ......................... 47 Sơ đồ (1.11): Thang độ tính chất, trạng thái thắng/ chín................................. 49 Sơ đồ (1.12): Thang độ trạng thái kín .............................................................. 51 Sơ đồ (1.13): Thang độ trạng thái tâm lý, tình cảm theo hai cực đối lập ........ 52 Sơ đồ (1.14): Thang độ trạng thái tâm lý, tính cảm......................................... 54 Sơ đồ (1.15): Thang độ màu sắc ...................................................................... 56
- 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng (2.1): Vị từ trạng thái cực cấp biểu hiện ý nghĩa “cực cấp” của vị từ trạng thái thang độ ........................................................................................62 Bảng (2.2): Vị từ trạng thái cực cấp ràng buộc với vị từ trạng thái thang độ ..65 Bảng (2.3): Tóm tắt các phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” trong tiếng Việt .......................................................................................... 111 Bảng (3.1): So sánh các đặc điểm tri nhận của thẳm và tít.............................. 103 Bảng (4.1): Tính từ tiếng Anh theo các tiêu chí của Quirk & al ..................... 172 Bảng (4.2): Tóm tắt các phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” trong tiếng Anh ................................................................................ 201
- 5 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình (3.1): Điểm nhìn không thể định vị được trong vật chứa có tính hình khối ................................................................................................... 128 Hình (3.2): Điểm nhìn không thể định vị trong không gian tận chân trời ..... 128 Hình (3.3): Điểm nhìn có thể định vị trong vật chứa có tính hình khối lớn theo định hướng không gian phía trước mặt ............................... 133 Hình (3.4): Điểm nhìn định vị được ở trên cao ................................................. 138 Hình (3.5): Điểm nhìn định vị được ở đường chân trời ................................... 138 Hình (3.6): Điểm nhìn định vị được ở đáy vật chứa có tính hình khối…….. 139
- 6 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................. 1 QUY ƯỚC VIẾT TẮT ..................................................................... 2 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ............................................................... 3 DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................ 4 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .......................................................... 5 MỤC LỤC .......................................................................................... 6 MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 1 3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 2 4. Lịch sử vấn đề ................................................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu ................................................ 17 6. Bố cục luận án............................................................................................... 18 Chương 1: Ý NGHĨA “CỰC CẤP” VÀ VỊ TỪ TRẠNG THÁI GẮN VỚI Ý NGHĨA “CỰC CẤP” TRONG TIẾNG VIỆT ...... 20 1.1. Ý nghĩa “cực cấp” – khái niệm cơ sở của đề tài ........................................ 20 1.2. Vị từ trạng thái tiếng Việt .......................................................................... 27 1.2.1. Vị từ trạng thái thang độ .............................................................................. 28 1.2.2. Vị từ trạng thái không thang độ ................................................................... 29 1.3. Thang độ trong tiếng Việt .......................................................................... 34 1.4. Các vị từ trạng thái có tính đối lập qua dải trung gian là chuẩn so sánh trên thang độ gắn với ý nghĩa “cực cấp” .................................................................. 38 1.5. Các vị từ trạng thái có tính đối lập qua dải trung gian không phải là chuẩn so sánh trên thang độ gắn với ý nghĩa “cực cấp” ............................................. 49 1.6. Các vị từ trạng thái có tính đối lập không qua dải trung gian là chuẩn so sánh trên thang độ gắn với ý nghĩa “cực cấp” .................................................. 50 1.7. Các vị từ trạng thái không có tính đối lập biểu hiện dải trung gian là chuẩn so sánh trên thang độ gắn với ý nghĩa “cực cấp” ............................................. 51 1.7.1. Các vị từ trạng thái biểu thị tâm lý, tình cảm .............................................. 51
- 7 1.7.2. Các vị từ trạng thái chỉ màu sắc .................................................................. 54 1.8. Các vị từ không có tính đối lập vừa biểu thị trạng thái vừa biểu hiện ý nghĩa “cực cấp” ................................................................................................. 57 1.9. Tiểu kết ...................................................................................................... 58 Chương 2: CÁC PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN Ý NGHĨA “CỰC CẤP” TRONG TIẾNG VIỆT XÉT TRÊN BÌNH DIỆN CẤU TRÚC ............................................................................................... 60 2.1. Phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là từ ............................................ 60 2.2. Phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là ngữ đoạn ................................ 64 2.2.1. Ngữ đoạn có vị từ trạng thái cực cấp với hình thức ràng buộc ................... 64 2.2.2. Phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là ngữ đoạn có yếu tố láy............. 73 2.2.3. Ngữ đoạn ghép hai ngữ đoạn có vị từ trạng thái cực cấp với hình thức ràng buộc ....................................................................................................................... 85 2.2.4. Phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là ngữ đoạn có từ chỉ mức độ cực cấp .......................................................................................................................... 86 2.2.5. Phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là ngữ đoạn có yếu tố tình thái .... 88 2.3. Phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là thành ngữ ............................... 90 2.3.1. Thành ngữ có yếu tố so sánh thể hiện ý nghĩa “cực cấp”............................ 91 2.3.2. Thành ngữ không có yếu tố so sánh thể hiện ý nghĩa “cực cấp” ................ 96 2.4. Các biện pháp tu từ thường dùng thể hiện ý nghĩa “cực cấp” ................. 103 2.4.1. Ẩn dụ ......................................................................................................... 103 2.4.2. Nói quá ...................................................................................................... 109 2.5. Tiểu kết .................................................................................................... 110 Chương 3: CÁC PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN Ý NGHĨA “CỰC CẤP” TRONG TIẾNG VIỆT XÉT TRÊN BÌNH DIỆN TRI NHẬN ............................................................................................. 113 3.1. Bức tranh thế giới và ý nghĩa “cực cấp” .................................................. 113 3.2. Các phạm trù tri nhận gắn với các phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” ......................................................................................................................... 114 3.3. Đặc điểm tri nhận của những phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” ... 123 3.3.1. Đặc điểm tri nhận của phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là vị từ trạng thái cực cấp .......................................................................................................... 127
- 8 3.3.2. Đặc điểm tri nhận của các phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là ngữ đoạn ..................................................................................................................... 143 3.4. Tiểu kết .................................................................................................... 166 Chương 4: SO SÁNH PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN Ý NGHĨA “CỰC CẤP” TRONG TIẾNG VIỆT VỚI CÁC HÌNH THỨC TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG ANH.................................. 168 4.1. Mở đầu ..................................................................................................... 168 4.2. Những hình thức thể hiện ý nghĩa “cực cấp” trong tiếng Anh ................ 171 4.2.1. Hình thức thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là từ ............................................... 171 4.2.2. Hình thức thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là ngữ đoạn .................................... 183 4.2.3. Hình thức thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là thành ngữ .................................. 190 4.2.4. Biện pháp tu từ (ẩn dụ) thể hiện ý nghĩa “cực cấp” .................................. 198 4.3. Đối chiếu các phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” trong tiếng Việt và tiếng Anh......................................................................................................... 201 4.4. Tiểu kết .................................................................................................... 207 KẾT LUẬN .................................................................................... 208 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 212 PHỤ LỤC ....................................................................................... 225
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Mỗi sự vật và hiện tượng (SV/ HT) đều có tính chất, trạng thái của nó, trong đó có những tính chất, trạng thái là bình thường, phổ biến, nhưng cũng có những tính chất, trạng thái vượt quá ngưỡng bình thường, phổ biến. Tính chất, trạng thái vượt quá ngưỡng bình thường, phổ biến có thể nhận diện ở mức độ: mức độ thấp, mức độ cao hoặc ở mức độ cực cấp, trong đó cực cấp là mức độ mà hiện tượng vượt quá ngưỡng đạt đến mức tối đa. Trên thế giới, ngôn ngữ nào cũng có những phương tiện từ vựng và/ hoặc ngữ pháp thể hiện tính chất, trạng thái của SV/ HT ở mức độ cực cấp. Chúng tôi gọi đó là các phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp”. Trong tiếng Việt có rất nhiều phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” khá độc đáo nhưng, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề này một cách thấu đáo, có hệ thống. Vì lẽ đó, luận án chọn đề tài Các phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” trong tiếng Việt (có so sánh với tiếng Anh). 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Việc nghiên cứu các phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” (từ đây gọi tắt là PTCC) trong tiếng Việt của luận án sẽ góp phần giải quyết một số vấn đề về lí luận và thực tiễn, nhất là trong lĩnh vực dạy và học ngôn ngữ. Luận án hệ thống hóa và khảo sát các PTCC trong tiếng Việt nhằm phân tích đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa của chúng. Qua đó luận án làm rõ một số khía cạnh về đặc điểm loại hình của tiếng Việt, cũng như đặc điểm tri nhận của người Việt thể hiện qua cách dùng các phương tiện hữu quan. Luận án phân tích cấu trúc, ý nghĩa tri nhận của các PTCC nhằm góp phần vào việc dạy học tiếng Việt nói chung và PTCC nói riêng trong nhà trường phổ thông. Phần đối chiếu với tiếng Anh sẽ cho ta một bức tranh
- 2 đầy đủ về những tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ trong lĩnh vực các PTCC. Kết quả phân tích sẽ góp phần vào lĩnh vực dạy và học tiếng Việt và tiếng Anh như những ngoại ngữ. 3. Đối tượng nghiên cứu Tuy ý nghĩa “cực cấp” là một phạm trù phổ quát nhưng các phương tiện thể hiện phạm trù này trong các ngôn ngữ khác nhau là không giống nhau. Chẳng hạn, để thể hiện ý nghĩa “cực cấp”, tiếng Anh có các phương tiện đã được ngữ pháp hóa (grammaticalized), ví dụ: – tall → tallest (cao nhất) – old → oldest (già/ cũ nhất) hoặc: – dangerous → most dangerous (nguy hiểm nhất) – interesting → most interesting (lí thú nhất) – proper → most proper (thích đáng nhất) Bên cạnh đó, tiếng Anh còn dùng các trạng từ chỉ mức độ cực cấp như extremly, ultra, fantastically, frightfully, v.v. đặt trước các tính từ để thể hiện ý nghĩa “cực cấp” của tính chất, như extremely/ fantastically big (cực lớn), frightfully big (hết sức lớn), v.v.; hoặc thể hiện bằng các tính từ, như soggy (ướt mèm/ nhẹp/ sũng), freezing (lạnh cóng/ buốt), v.v.. Tương tự, trong tiếng Pháp, người ta dùng trạng từ chỉ mức độ cao nhất (plus) và thấp nhất (moins) có mạo từ xác định đứng trước như le/ la/ les plus/ moins hoặc các trạng từ như très, bien, fort, tout à fait, extrêmement, v.v. đặt trước tính từ để thể hiện ý nghĩa “cực cấp”. Ví dụ: – le plus grand (cao nhất); – la moins gentille (xấu nhất); – très ordonné (rất ngăn nắp);
- 3 – bien malade (rất nguy kịch); v.v.. Giống như tiếng Anh, trong tiếng Pháp cũng có những đơn vị từ vựng biểu hiện ý nghĩa “cực cấp”, như richissime (giàu cực kỳ), minime (nhỏ xíu), ultime (tối hậu), archicomble (đầy ắp/ đông nghẹt), extra–fort (cực chắc), v.v.. Trong tiếng Ý, ý nghĩa “cực cấp” có các cách diễn đạt: a) thêm các hậu tố –issimo sau tính từ, chẳng hạn: candido (trắng) → candidissimo (trắng như tuyết); stanco (mệt) → stanchissimo (mệt đừ); vecchio (cũ) → vecchissimo (cũ mèm), v.v.; b) đặt các trạng từ chỉ mức độ cực cấp (như molto/ assai (rất), incredibilimente (cực kỳ), v.v.) trước tính từ, chẳng hạn: Michele è molto simpatico (Michele rất xinh); c) đặt các tiền tố arci–, stra–, super–, ultra–, extra–, sovra– trước tính từ, như L’autobus era sovraffollato (Xe buýt đông nghẹt người); d) lặp lại tính từ, ví dụ: Ho un cane piccolo piccolo (Tôi có con chó nhỏ xíu). e) thêm một tính từ cùng nghĩa với chức năng bổ nghĩa cho tính từ chính, chẳng hạn: Sono stanco morto (Tôi mệt đừ). Era bagnato fradicio (Nó ướt nhẹp) [110, tr. 3]. Đối với tiếng Nhật, ý nghĩa “cực cấp” được tạo lập bằng hình vị cực cấp độc lập (the independent superlative morpheme) ichiban hoặc mottomo (có ý nghĩa như –est, most trong tiếng Anh) đứng trước tính từ thang độ. Ví dụ: – John–ga ichiban takai yama–ni nobot–ta (John leo lên ngọn núi cao nhất) [101, tr. 5 – 6]. – Kore wa kono mise no mottomo yasui pasokon desu (Trong cửa hàng, đây là chiếc máy vi tính rẻ nhất) [139, tr. 2].
- 4 Khác với các ngôn ngữ trên, tiếng Việt chỉ dùng phương tiện từ vựng để thể hiện ý nghĩa “cực cấp”. Chúng có thể là từ hoặc ngữ, chẳng hạn: – từ: ắp, đanh, đầm, đẫm, sũng, hệt, khú, lền, mạt, ngát, ngầu, ngất, ngời, ngồng, meo, phờ, quánh, rộc, thẳm, thoắt, tít, tẹo, trĩu, ú, ù, xíu, v.v.; – ngữ: béo nục, béo núc, cao vót, dốt đặc, đầy ắp, đen thui, đen sì, nghèo rớt, v.v. ; cỏn con, cứng cựng, dửng dưng, héo hẹo, khít khịt, khô khốc, sát sạt, xốp xộp, v.v.; cỏn còn con, cứng cừng cựng, dửng dừng dưng, héo hèo hẹo, khít khìn khịt, khô không khốc, sạch sành sanh, sát sàn sạt, xốp xồm xộp, v.v.; béo nung béo nục, béo nung béo núc, đen thủi đen thui, ốm nhom ốm nhách, xa tít xa tắp v.v.; béo như trâu trương, cao như núi, đen như cột nhà cháy, đẹp như tiên, nghèo rớt mồng tơi, dốt đặc cán mai, v.v.; cực đẹp, tuyệt đẹp, cực kì đẹp, đẹp cực kì, chúa bướng, khó vô cùng, vô cùng khó, sâu kinh khủng, tối cao, tối thượng, v.v.. Đây là những PTCC thể hiện nhiều nét đặc trưng quan trọng của tiếng Việt. Các PTCC rất đa dạng về cấu trúc và ý nghĩa. Chẳng hạn, để thể hiện ý nghĩa “cực cấp” của tính chất nghèo/ giàu, tiếng Việt có những PTCC, như: nghèo rớt, nghèo rớt ra, nghèo rướt, nghèo xơ nghèo xác, nghèo kiết xác, nghèo lõ đít, nghèo rớt mồng tơi, v.v.; giàu sụ, giàu xộn, giàu nứt đố đổ vách, giàu như Thạch Sùng, v.v.. Có thể thấy mỗi PTCC đều miêu tả, nhận định biểu hiện sự tri nhận với những sắc thái biểu cảm khác nhau về tính chất nghèo/ giàu. Đặc điểm của các PTCC trong tiếng Việt xét trên bình diện cấu trúc, ý nghĩa và qua lăng kính đối chiếu với các PTCC trong tiếng Anh chính là đối tượng nghiên cứu của luận án này. 4. Lịch sử vấn đề Như đã trình bày, ý nghĩa “cực cấp” trong tiếng Việt được thể hiện bằng nhiều PTCC khác nhau, được các nhà ngôn ngữ học trong nước và ngoài nước lưu tâm, nhưng cho đến nay, các nhà Việt ngữ học chỉ trình bày
- 5 rải rác trong các công trình nghiên cứu về từ vựng ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt ở nhiều góc độ khác nhau, và các ý tưởng khoa học này chỉ mang tính khái quát, gợi ý. Có thể nói vấn đề này còn để ngỏ. 4.1. Ngoài nước Léopold Cadière (1957) đã phân tích ý nghĩa “cực cấp” trong tiếng Việt từ khá sớm. Theo ông, trong tiếng Việt có ba loại ý nghĩa “cực cấp”: 1) cực cấp tương đối (superlatif relatif) là sự kết hợp của các đơn vị như nhứt, nhứt hạng, hơn cả, hơn hết đứng sau các tính từ trong các hình thức có so sánh như tốt nhứt/ nhứt hạng, giàu hơn cả/ hết, v.v.; 2) cực cấp tuyệt đối (superlatif absolu) là sự kết hợp của các đơn vị rất, quá, lắm, cực đứng trước hoặc sau các tính từ trong các hình thức rất/ cực đẹp, đẹp lắm/ quá, v.v.; và 3) cực cấp vượt ngưỡng (superlatif excessif) là sự kết hợp với các yếu tố cực cấp tuyệt đối quá, lắm được mở rộng như quá đi, quá sức, quá lẽ, hung lắm, dữ lắm, v.v. đặt sau các tính từ để có các hình thức như tốt quá đi, tốt quá sức, tốt quá lẽ, tốt hung lắm, tốt dữ lắm, v.v. [142, tr. 42 – 43]. Với quan điểm tiếng Việt cũng có các phụ tố (affixes) giống như các ngôn ngữ Ấn Âu, đó là tiền tố (prefixes) và hậu tố (suffixes), L.C. Thompson (1967) xem các hình thức: a) cỏn con, tẻo teo, cứng cựng, khét khẹt, v.v.; b) sạch nhách, cụt ngút, v.v.; và c) cụt ngủn cụt nghỉu, thấp xủn thấp xỉu, xa lắc xa lơ, v.v. là từ láy. Về nghĩa, tác giả không coi chúng biểu hiện ý nghĩa “cực cấp”, mà chỉ cho rằng các phụ tố láy, như cỏn (cỏn con), tẻo (tẻo teo), cựng (cứng cựng), nhách (sạch nhách), ngút (cụt ngút), v.v. có ý nghĩa nhấn mạnh nghĩa của từ gốc và làm cho nghĩa của cả từ láy có hình ảnh sinh động hơn. Đồng thời tác giả cũng xem các ngữ đoạn như cụt ngủn, thấp xủn, xa lắc, v.v. vốn mang ý nghĩa nhấn mạnh nếu có hình thức láy kiểu như cụt ngủn cụt nghỉu, thấp xủn thấp xỉu, xa lắc xa lơ, v.v. thì
- 6 chúng có ý nghĩa tăng cường, gây cảm xúc mạnh hơn nữa [140, tr. 139 – 175]. V.S. Panfilov (1993) không đề cập rõ đến PTCC nhưng tác giả có cho rằng hơi, khá, lắm, rất, quá, v.v. trong các hình thức rất/ khá nặng, tối lắm, v.v. là “trạng từ mức độ biểu thị cường độ của các dấu hiệu và hoạt động như những tín hiệu ranh giới trong câu”, “chỉ được sử dụng ở vị trí trước hay sau vị từ” và các đơn vị phức, bí tỉ, v.v. trong thơm phức, say bí tỉ là trạng từ nhấn mạnh có “tính hình tượng cao” [82, tr. 279 – 283]. Gần đây, trong công trình Du superlatif en Vietnamien (Cực cấp trong tiếng Việt), M. Prévot (2004) cho rằng trong tiếng Việt có hai loại ý nghĩa “cực cấp”, đó là cực cấp tương đối và cực cấp tuyệt đối. Tác giả đã thống kê 10 phương thức thể hiện hai loại ý nghĩa “cực cấp”. Ý nghĩa “cực cấp” tương đối được biểu thị bằng các đơn vị nhất, hơn hết, hơn cả trong các hình thức so sánh, như bén nhất, đẹp hơn hết, giỏi hơn cả, v.v.. Trên cơ sở đối chiếu với tiếng Pháp, Marina Prévot đã phân tích đặc điểm hình thức của 9 phương thức thể hiện ý nghĩa “cực cấp” tuyệt đối. Tác giả nhận xét đặc điểm ngữ pháp của những yếu tố bổ nghĩa trong các phương thức, kết cấu và cũng nêu rõ từng loại ý nghĩa của các bổ tố là: mức độ (rất, lắm), tăng cường sắc thái cảm thán (thật, quá), láy tăng cường (sết sệt, cứng cựng, khỏe khỏe là, khổ khổ là, v.v.), láy nhấn mạnh (hớt ha hớt hải, lôi tha lôi thôi, ba khùng ba khịa, bù lem bù luốc, v.v.), miêu tả (đầy ắp, chua lét, sáng lòa, rộng mênh mông, thấp lè tè, v.v.) [53, tr. 61 – 85]. Do chỉ liệt kê nên tác giả đã chưa phân tích rõ các PTCC. Chẳng hạn, tác giả chưa nêu rõ đặc điểm quan hệ giữa các PTCC, như: cóng và lạnh cóng; ắp và đầy ắp; mênh mông và rộng mênh mông, lênh khênh và cao lênh khênh; cỏn con và cỏn còn con, sát sạt và sát sàn sạt, v.v.. Và tác giả cũng chưa đề cập đến các PTCC, như: a) từ: ắp, đanh, đầm, đẫm, sũng, hệt, khú, lền, mạt, ngát,
- 7 ngầu, ngất, ngời, ngồng, meo, phờ, quánh, rộc, thẳm, thoắt, tít, tẹo, trĩu, ú, ù, xíu, v.v.; b) ngữ láy: mênh mông, lênh khênh, v.v.; c) thành ngữ: nghèo rớt mồng tơi, dốt đặc cán mai, gan cóc tía, bé hạt tiêu, v.v.; d) và hiện tượng dùng các biện pháp tu từ để biểu hiện ý nghĩa “cực cấp”, như rét cắt da cắt thịt, thương đứt ruột, sợ tím mặt, v.v. (ẩn dụ); hay buồn chết đi được, mệt thấy ông bà ông vải, v.v. (nói quá). 4.2. Trong nước Có thể thấy, các nhà nghiên cứu nước ngoài có những nhận định về các PTCC trong tiếng Việt nhưng những ý kiến này có tính khái quát, sơ lược, chưa đầy đủ. Tương tự, ở trong nước, các nhà nghiên cứu cũng quan tâm đến các PTCC nhưng với những ý kiến khá tổng quát, tựu trung là: a) thống kê, nhận định mang tính gợi ý về một hay nhiều PTCC hay các hình thức liên quan đến ý nghĩa “cực cấp”; b) bàn đến các hình thức vốn là PTCC nhưng không xác định ý nghĩa “cực cấp”. 4.2.1. Những phân tích các hình thức liên quan đến ý nghĩa “cực cấp” và xác định ý nghĩa “cực cấp” Trương Vĩnh Ký (1883) là người trong nước đầu tiên đề cập đến ý nghĩa “cực cấp” của các hình thức trắng bóc, đen thui, đỏ lòm, v.v. và các thành ngữ so sánh như đẹp như tiên, xấu như ma, đỏ như son, v.v.. Ông đã thống kê 560 đơn vị có cấu trúc như hai hình thức trên, và tác giả chỉ dừng lại ở đó [144, tr. 114 – 132]. Trần Trọng Kim – Bùi Kỷ – Phạm Duy Khiêm (1954) xem xét nhiều hơn các hình thức liên quan đến ý nghĩa “cực cấp” và có xác định ý nghĩa “cực cấp” nhưng gọi là “trạng thái tối cao” [88, tr. 85]. Trước hết, đối với hình thức như cỏn con, dửng dưng, phau phau, thênh thang, phăng phắc, vằng vặc, thoăn thoắt, v.v. các tác giả gọi là “tĩnh từ ghép” và xác định chỉ là “nghĩa mạnh thêm” “do một tiếng trạng từ nói
- 8 lắp lại” tĩnh từ gốc [88, tr. 82]. Đối với những hình thức thể hiện như buồn tênh, cũ rích, lạnh ngắt, vắng teo, trong veo, đỏ lòm, v.v., các tác giả quan tâm về mặt ngữ pháp, không xét về mặt ý nghĩa và xác định tênh, rích, ngắt, teo, veo, lòm, v.v. là đơn vị không có nghĩa, chúng chỉ là “trạng từ đơn chỉ thể cách” có tính ràng buộc đối với tĩnh từ đứng trước nó. Các tác giả nói rằng các trạng từ đơn này “chỉ dùng riêng được với mấy tiếng tĩnh từ. Dùng lẻ một mình, thì những tiếng trạng từ ấy không có nghĩa gì cả” [88, tr. 102]. Đặc biệt khi bàn về các “đẳng cấp nghĩa tiếng tĩnh từ” (tức vị từ chỉ tính chất, trạng thái nghĩa thang độ – PHD), các tác giả xác định ý nghĩa “cực cấp” là “chỉ cái phẩm hay cái trạng tối cao, không có sự so sánh với vật khác, hoặc tuyệt đối trong sự so sánh với vật khác” và phân biệt rõ trong hai trường hợp gọi là: tuyệt đối tối cao đẳng cấp và tỉ hiệu tối cao đẳng cấp. “Tuyệt đối tối cao đẳng cấp chỉ đẳng cấp rất cao, không có ý nghĩa so sánh gì cả” là các ngữ có trạng từ được đánh dấu phía trước tĩnh từ như cực, chí, tối, đại, v.v. trong cực giỏi, chí thiện, tối linh, đại tài, v.v. hoặc phía sau tĩnh từ như hay vô cùng, nhiều vô số, v.v. và đồng thời coi lắm, rất, quá cũng có ý nghĩa như vậy mà chưa phân biệt lắm, rất, quá là các hình thức đánh dấu mức độ cao. “Tỉ hiệu tối cao đẳng cấp chỉ cái bậc hơn nhất hay kém nhất của một người hay một vật trong sự so sánh” của một tập hợp, nghĩa là trong đó nếu tính chất, trạng thái của SVHT ở “bậc tối cao thì có những tiếng nhất, hơn cả, hơn hết cả, v.v. đứng sau tiếng tĩnh từ” và nếu ở “bậc tối thấp, thì có những tiếng bét, kém nhất, kém hơn cả, v.v. đứng sau tiếng tĩnh từ” [88, tr. 84 – 86]. Sự phân biệt này chính là dựa theo cách phân loại hai mức độ cực cấp (superlative degree), đó là cực cấp tương đối (relative superlative) và cực cấp tuyệt đối (absolute superlative) trong các ngôn ngữ Ấn Âu.
- 9 Hồ Lê (1976), khi đề cập đến các hình thức cũ rích, đầy ắp, trắng hếu, v.v., tác giả không xác định đây là PTCC mà định danh chúng với ý nghĩa tương tự là “từ ghép biểu thị mức độ hết sức cao kèm theo sắc thái biểu cảm”. Theo đó, với quan điểm “trong tiếng Việt nguyên vị là đơn vị ngữ pháp cơ sở, từ đó tạo ra từ đơn, từ tố; rồi từ tố lại tạo ra từ ghép, v.v.”, tác giả coi các đơn vị au, ắp, bóc, bươm, cộp, củn, choang, choèn, chót, hếu, hiu, hoảnh, hoắc, hoắm, hoắt, hoe, khấc, lè, lốp, lự, mèm, muốt, múp, trịch, vánh, xóa, xợt, v.v. là các “nguyên vị hệ thống phụ thuộc không lấp láy” [40, tr. 126 – 154]. Chúng được ghép với nguyên vị thực theo mẫu “nguyên vị thực + nguyên vị hệ thống phụ thuộc không lắp láy” tạo hình thức diễn đạt kiểu như cũ rích, đầy ắp, trắng hếu, v.v. để “biểu thị mức độ hết sức cao của tính chất cũ, đồng thời cũng biểu thị một sắc thái tình cảm nhất định” [40, tr. 342 – 344]. Nguyễn Văn Tu (1978) coi các hình thức trắng nõn, ngọt lịm, v.v. gồm có từ tố nghĩa chính là trắng, ngọt còn từ tố sau nó là tính từ bổ nghĩa nói lên tính chất của trắng, của ngọt là tính từ ghép bổ nghĩa theo dạng “tính – tính” [80, tr. 36 – 64]. Từ đó tác giả chia nghĩa bổ sung của từ tố thành các loại: nghĩa phân biệt, nghĩa chức năng, nghĩa phân bố, v.v.. Các nghĩa bổ sung này chỉ nhằm “tăng thêm nghĩa cho từ hoặc giảm nghĩa đi hoặc cả hai từ tố bổ sung cho lẫn nhau tạo thành nghĩa của từ”. Vì thế các hình thức trắng xóa, trắng tinh, trắng ởn, trắng toát, v.v. có nghĩa phân biệt. Bởi vì các từ này đều có cùng từ tố trắng mà nghĩa khác nhau nhờ các từ tố xóa, ởn, tinh, toát, v.v. [80, tr. 113 – 114]. Bên cạnh đó, tác giả coi các hình thức đẹp như tiên, lành như bụt, dai như đỉa đói, nhanh như cắt, hôi như cú, chắc như đanh đóng cột, v.v. chỉ là những quán ngữ so sánh và có hai loại: loại có từ như (đau như cắt, đẹp như tiên, v.v.) và loại không có từ như (dốt đặc cán mai, nghèo rớt mồng tơi, v.v.). Những quán ngữ này chỉ
- 10 có ý nghĩa “gợi hình ảnh rất sinh động” mà thôi [80, tr. 186]. Tuy nhiên, khi phân tích cấu trúc các ngữ láy ba như khít khìn khịt, sát sàn sạt, v.v. tác giả đã xác định được “nghĩa tuyệt đối”, nhưng các hình thức như bé tí tẹo tèo teo, thơm phưng phức, v.v. lại chỉ có “ý nghĩa cao hơn” [80, tr. 74 – 75]. Quả thật, tác giả phân tích nhiều hình thức liên quan đến ý nghĩa “cực cấp” nhưng chỉ nhìn nhận một hình thức có ý nghĩa “cực cấp”, đó là từ ghép láy ba. Đái Xuân Ninh (1978) quan niệm các đơn vị như ngắt, nhách, tênh, tanh, ngầu, v.v. là các hình vị hạn chế, chỉ xuất hiện một lần, như dai nhách, hoặc xuất hiện ràng buộc trong một số trường hợp nhất định, như xanh ngắt, lạnh ngắt, tím ngắt, nhẹ tênh, lạnh tanh, vắng tanh, đỏ ngầu, đục ngầu, v.v. [14, tr. 12 – 18] và được coi là tính từ đã xác định, không thể kèm theo bổ tố mức độ rất, cực, cực kì, hơi, v.v. [14, tr. 87]. Đồng thời, cực, cực kì, v.v. là bổ tố “đặt trước tính từ để chỉ mức cao nhất của trạng thái”, “coi như không thể hơn được nữa”, tức mang ý nghĩa “cực cấp” [14, tr. 136]. Đối với các ngữ láy như phênh phếch, lênh khênh, lè tè, lòm lòm, v.v. trong các hình thức bạc phênh phếch, cao lênh khênh, thấp lè tè, đỏ lòm lòm, v.v. tác giả xem đó là cụm tính từ miêu tả có hình thức tăng cường nhấn mạnh về mặt nghĩa [14, tr. 266]. Ngoài ra, đối với ngữ láy ba, tác giả gọi là hình thức láy nhiều tầng, “hình thức láy lại càng dài thì ý nghĩa của nó càng được nhấn mạnh” [14, tr. 199]. Có thể thấy, tác giả nêu những hình thức diễn đạt có liên quan đến ý nghĩa “cực cấp” và cho rằng các hình thức diễn đạt này thể hiện ý nghĩa tăng cường hoặc nhấn mạnh để “chỉ mức cao nhất của trạng thái”, “coi như không thể hơn được nữa”. Lê Cận – Phan Thiều (1983) cũng như Ủy Ban Khoa Học Xã Hội (1983) gọi các hình thức rộng thênh thang, đẹp lộng lẫy, hết sức giỏi/ giỏi hết sức, v.v. là tính ngữ có các phụ tố thênh thang, lộng lẫy, v.v. với tác
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ẩn dụ ý niệm cảm xúc trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
322 p | 419 | 84
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945
217 p | 364 | 81
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ báo chí Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh
184 p | 277 | 47
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Đối chiếu cấu trúc – ngữ nghĩa tục ngữ tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt
237 p | 188 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ với truyện cổ tích thần kỳ người Việt (một số type và motif cơ bản)
169 p | 124 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương
164 p | 76 | 24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Vị trí của Hồ Biểu Chánh trong văn xuôi quốc ngữ Việt Nam đầu thế kỷ XX (1900 - 1930)
232 p | 135 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh phương thích nối trong văn bản tiếng Việt và tiếng Anh
202 p | 115 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu thơ đi sứ của Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấn
90 p | 108 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử
172 p | 133 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Cấu tạo và phương thức thể hiện tiếng cười của truyện cười hiện đại Việt Nam
179 p | 66 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami
32 p | 26 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phản trinh thám trong bộ ba New York của Paul Auster
167 p | 108 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu văn bản Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập
282 p | 32 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami
237 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam
490 p | 12 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa
27 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương
27 p | 20 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn