intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Hemingway ở Việt Nam

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:244

125
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Hemingway ở Việt Nam bao gồm những nội dung về tình hình dịch thuật và giới thiệu Hemingway ở Việt Nam; tình hình nghiên cứu và giao thoa Hemingway với các nhà văn Việt Nam đương đại; giảng dạy và học tập tác phẩm Hemingway trong nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Hemingway ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI BÙI THỊ KIM HẠNH HEMINGWAY Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI – 2002
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án Bùi Thị Kim Hạnh 3
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 3 MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT VÀ NHỮNG QUY ƯỚC KHÁC ...................................... 6 PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: ..................................................................................7 2.GIỚI HẠN PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................8 3.LỊCH SỬ VẤN ĐỂ .........................................................................................................10 4.NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN................................................................12 5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................13 6.CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN .........................................................................................13 CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH DỊCH THUẬT VÀ GIỚI THIỆU HEMINGWAY Ở VIỆT NAM ................................................................................................................. 15 1.1. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ PHƯƠNG PHÁP .....................................................15 1.1.1. Đối tương khảo sát...............................................................................................15 1.1.2. Phương pháp ........................................................................................................15 1.2. NHỮNG TÁC PHẨM DỊCH CỦA HEMINGWAY ..................................................15 1.2.1. Thống kê số lượng những tác phẩm đã được dịch và tái bản của Hemingway. ..15 1.2.2. Đối chiếu quá trình dịch tác phẩm của Hemingway và quá trình dịch tác phẩm của một số nhà văn Mĩ ở Việt Nam. ..............................................................................24 1.2.3. Nhận xét về dịch tác phẩm Hemingway ..............................................................24 1.3. TỪ NGUYÊN BẢN ĐẾN BẢN DỊCH ......................................................................31 1.3.1. Một bản dịch hay .................................................................................................31 1.3.2. Mục đích, tiêu chí lựa chọn đối chiếu, phương pháp đối chiếu ..........................34 1.3.3. Độ lệch giữa nguyên bản và các bản dịch ở một vài đoạn trích trong OGVBC .37 1.4. NHỮNG GIỚI THIỆU VỀ NHÀ VĂN .....................................................................60 1.4.1. Lời giới thiệu mở đầu của tác phẩm dịch ............................................................60 1.4.2. Hemingway trong những cuốn sách giới thiệu tác giả văn học, loại sách cung cấp tài liệu ngắn gọn phổ cập để tra cứu. ......................................................................62 3
  4. 1.4.3. Hemingway trong những chân dung văn học ......................................................64 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIAO THOA HEMINGWAY VỚI CÁC NHÀ VĂN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI................................................... 76 2.1. Quá trình nghiên cứu HEMINGWAY ......................................................................76 2.1.1. Điểm các bài nghiên cứu theo thời gian ..............................................................76 2.1.2 Biểu đồ nghiên cứu Hemingway ở Việt Nam.......................................................78 2.1.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................80 2.2. HEMINGWAY VÀ MỘT SỐ NHÀ VĂN ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM ..................... 112 2.2.1.Giao thoa văn học ............................................................................................... 112 2.2.2. Hemingway và Trần Trung Chính ..................................................................... 114 2.2.3. Hemingway và Hồ Thị Duệ Hài ........................................................................ 117 2.2.4. Hemingway và Nguyễn Huy Thiệp ...................................................................120 CHƯƠNG 3: GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP TÁC PHẨM HEMINGWAY TRONG NHÀ TRƯỜNG ....................................................................................................... 123 3.1 Dạy và học Hemingway trong nhà trường phổ thông trung học (PTTH) .............123 3.1.1. Chuẩn bị cho sự giao tiếp Hemingway trong nhà trường..................................123 3.1.2. Bài Hemingway trong sách Văn 12 ...................................................................127 3.1.3. Bài Hemingway trong Văn 12 SGV ..................................................................136 3.1.4. Hemingway trong các tài liệu tham khảo ..........................................................141 3.1.5. Điều tra thực tế ở PTTH ....................................................................................145 3.2. Hemingway trong trường Đại học và Cao đẳng .....................................................152 3.2.1. Hemingway trong các giáo trình .......................................................................152 3.2.2. Điều tra thực tế ở ĐHSP ....................................................................................155 3.2.3. So sánh Hemingway trong nhà trường Mĩ và Hemingway trong nhà trường Việt Nam .............................................................................................................................162 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 167 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................................. 170 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 171 TIẾNG VIỆT ...................................................................................................................171 TIẾNG ANH ....................................................................................................................185 4
  5. PHẦN PHỤ LỤC ..................................................................................................... 186 PHỤ LỤC 1: ĐỐI CHIẾU NGUYÊN TÁC BẢN DỊCH MỘT SỐ ĐOẠN TRONG ÔNG GIÀ VA BIỂN CẢ............................................................................................................186 PHỤ LỤC 2: PHỎNG VẤN CÁC NHÀ VĂN ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM ...................228 PHỤ LỤC 3: ĐIỂU TRA TÌNH HÌNH HỌC HEMINGWAY HÀNG NĂM Ở CÁC TRƯỜNG ĐHSP (QUY NHƠN, HÀ NỘI, TP. HỒ CHÍ MINH) ..................................234 5
  6. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT VÀ NHỮNG QUY ƯỚC KHÁC 1. Viết tắt: Trong những bảng thống kê điều tra tình hình học Hemingway ở các trường phổ thông trung học(PTTH)và đại học(ĐH), chúng tôi viết tắt tên các tác phẩm của Hemingway: MTVM :Mặt trời vẫn mọc GTVK : Giả từ vũ khí CNHA : Chuông nguyện hồn ai OGVBC : Ông già và biển cả NMND : Năm mươi nghìn đô la TQNGM : Tổ quốc nhắn gì mày NTGN : Những tên giết người KTNDĐ : Khu trại người da đỏ HPNNCF.M : Hạnh phúc ngân ngùi của Francis Macomber Tuyết... : Tuyết trên đỉnh Kilimanjaro RĐTĐVT : Rặng đồi tựa đàn voi trắng Một số từ luận án sử dụng nhiều: Bd : Bản dịch ĐTNT : Độc thoại nội tâm SGK : Sách giáo khoa SGV : Sách giáo viên 2. Một số quy ước Tên nhân vật: Có nhiều cách phiên âm tên nhân vật ở các bản dịch tác phẩm của Hemingway. Để đảm bảo tính thống nhất, luận án để tên nhân vật ở nguyên dạng. In nghiêng được sử dụng trong các trường hợp: Nhan đề tác phẩm và các bài viết, các công trình nghiên cứu. Nhấn mạnh theo chủ quan của người viết. 6
  7. PHẦN MỞ ĐẦU 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: 1.l. Hemingway nhà văn hiện xuất sắc có vị trí quan trọng trong văn học Mĩ và văn học thế giới thế kỉ XX. Ông được đánh giá rất cao người đã “gây nên sóng gió trong biển cả mênh mang văn học”, người đã “sáng tạo ra lối văn duy nhất có chân giá trị của thế kỷ này” (Macleish), và hơn thế “người viết văn xuôi hay nhất thế giới” (MaUdox Fox)... Từ những trang viết Hemingway, ý nghĩa nhân văn toả sáng, nhen nhóm niềm tin, tiếp thêm sức mạnh cho con người sống và vươn tới. Chính vì vậy, ông được nhiều người mến mộ. Tác phẩm của ông đã vượt ra ngoài nước Mĩ, đến với độc giả các nước trên thế giới. 1.2. Người Việt Nam đã biết đến tác phẩm của Hemingway từ trước những năm 60. Chúng ta đã dịch, giới thiệu, nghiên cứu về tác giả này hơn bốn thục năm qua. Nhìn lai một chặn đường giới thiệu nghiên cứu của tác giả văn học nước ngoài nói chung và Hemingway nói riêng, để thấy chỗ mạnh chỗ yếu, cái được cái chưa được, của quá trình tiếp nhận tác giả là cần thiết. Bởi vậy đến với đề tài này, chúng tôi có điều kiện tìm hiểu rút ra những nhận xét đánh giá ban đầu về Hemingway ở Việt Nam qua các phương diện trên. 1.3. K. Marx từng nói về sự sản xuất và tiêu dùng “Chỉ có sử dụng mới hoàn tất hàng động sản xuất, mang lại cho sản phẩm một sự trọn vẹn với tư cách là một sản phẩm”. Cũng như vậy, nhà văn sáng tạo ra tác phẩm là muốn gửi gắm tới bạn đọc những cảm nhận của mình về con người, về cuộc đời, về vũ trụ bao la,...Và chỉ khi người đọc tiếp nhận được thì quá trình sáng tạo mới hoàn tất. Trong chu trình khép kín hoàn tất một tác phẩm văn học: nhà văn – tác phẩm – bạn đọc, thì vấn đề bạn đọc vẫn chua được nghiên cứu thỏa đáng. Các nhà nghiên cứu phê bình thường quan tâm đến lịch sử văn học như là “văn học sử tác giả” mà chưa quan tâm đến lịch sử văn học như là “văn học sử độc giả” (H.R.Jass). Tức là họ chưa quan tâm đến sự tiếp nhận tác phẩm qua từng thời đại, từng giai đoạn văn học, để thấy được đời sống văn chương thực sự. Thực tế văn học đã cho thấy nhiều trường hợp cùng một tác giả, tác phẩm nhưng mỗi thời kì có cách nhìn nhận khác nhau. Từ nguyên tác đồng sáng tạo, có thể mỗi đọc giả tiếp xúc với một văn bản tác phẩm là tạo nên một tác phẩm khác nhau. Mộng Liên Đường, Nguyễn Công Trứ, Chu Mạnh Trinh, Tản đà,...dã phát biểu những cảm nhận không giống nhau về Truyện Kiều, A.Vigny, K.Marx, E.Engels có những nhận định hoàn toàn đối lập về Tấn trò đời của Balzac. Những thẩm định về giá trị tác phẩm của Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân cùng một số nhà văn lãng mạn 7
  8. Việt Nam 1930 – 1945, từ trước những năm 80 đã rất khác so với bây giờ. Một số nhà văn nước ngoài đã từng được dịch, giới thiệu ở Việt Nam như: Bandelaire, Pasternak...theo thời gian cách đánh giá có nhiều thay đổi. Rõ ràng là độc giả có vai trò to lớn trong quá trình tạo nên lịch sử văn học mỗi dân tộc và văn học nhân loại. Lịch sử văn học không chỉ là lịch sử ra đời của tác phẩm mà còn là lịch sử tiếp nhận của tác phẩm nữa. Nghiên cứu đánh giá đề tài Hemingway ở Việt Nam, chúng tôi muốn góp một tiếng nói đồng tình với khuynh hướng nghiên cứu ảnh hưởng tiếp nhận văn học, một vấn đề ít được quan tâm ở nước ta . 1.4. Hemingway đã được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông Trung học (PTTH) và Đại học (ĐH) nhưng năm gần đây. Sự tập hợp tài liệu về Hemingway một cách có hệ thống, việc khảo sát thực tế dạy và học về tác giả ở một số trường Trong quá trình thực hiện đề tài giúp cho tác giả luận án rút ra được những bài học bổ ích, thiết thực, phục vụ cho quá trình giảng dạy về tác giả tác phẩm. 2.GIỚI HẠN PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1 Theo sự phân loại độc giả của các nhà lí luận phê bình văn học, người đọc bình thường bao gồm tất cả công chúng rộng rãi ở mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, thành phần địa vị xã hội...Và với kỹ thuật đọc của thời đại mà phương tiện truyền thông đại chúng phát triển, người ta không chỉ đọc qua tranh sách mà đọc qua thời gian, không gian. Vô tuyến truyền hình, phim, radio,...có nhũng tác động lớn đến người đọc. Do đó tìm hiểu sự tiếp nhận Hemingway ở Việt Nam là một đề tài lớn, đòi hỏi sự phối hợp đóng góp công sực của nhiều người. Để thực hiện điều đó là vô cùng khó khăn và trong hoàn cảnh thực tế là bất khả thi. Ở luận án này chúng tôi chỉ tìm hiểu Hemingway ở Việt Nam trên lĩnh vực văn học. Và ngay ở lĩnh vực này đã giới hạn, chúng tôi cũng không thể tìm hiểu vấn đề một cách đầy đủ (với nhiều lí do các thư viện của ta hiện nay không có bộ phận lưu trữ số lượng độc giả, số lượng tác phẩm đã được đọc hàng năm, tình hình chiến tranh và mất mát tư liệu, những cuốn sách in không nộp lưu chiểu...)mà chỉ hướng một số độc giả có điều kiện tiếp xúc với Hemingway – đó là các dịch giả những người trực tiếp tiếp xúc với thế giới Hemingway, tuyển chọn và dịch ra tiếng Việt các tác phẩm của nhà văn để giới thiệu với bạn đọc Việt Nam; Các nhà nghiên cứu phê bình – những người có trình độ cao trong thưởng thức phẩm bình văn chương, khám phá giá trị tác phẩm, nâng cao thụi hiếu thẩm mĩ cho bạn đọc; các nhà văn - những người luôn có ý thức tìm tòi tư duy nghệ 8
  9. thuật và hình thức thể hiện để sáng tạo ra những tác phẩm mới; những người dạy và học Hemingway. Cụ thể luận án khảo sát những vấn đề sau: 2.1.1. Tình hình dịch thuật, giới thiệu Hemingway ở Việt Nam tư 1954 – 2000. Chúng tôi chọn mốc thời gian này vì năm 1954 là năm tác phẩm đầu tiên của Hemingway được dịch ra tiếng Việt và năm 2000 là năm kết thúc của thế kỉ XX, cũng là năm gần trọn nửa thế kỉ Hemingway ở Việt Nam. 2.1.2. Tình hình nghiên cứu và giao thoa Hemingway với các nhà văn đương thời Việt Nam. 2.1.3. Dạy và học tác phẩm Hemingway trong nhà trường. 2.2. Đối tượng nghiên cứu. 2.2.1. Những công trình nghiên cứu, giới thiệu về Hemingway đã được công bố trên sách báo tạp chí ở Việt Nam, gồm những bài viết của người Việt Nam, những bài viết của người nước ngoài đã được dịch ra tiếng Việt. Sự khác nhau giữa giới thiệu và nghiên cứu đã được từ điển tiếng Việt phân định. Giới thiệu “là cho biết những điểm chính về tác phẩm, một sản phẩm mới, nói chung về một sự vật sự việc mới lạ nào đó” [136,390]; nghiên cứu “là xem xét tìm hiểu kĩ lưỡng để nắm vững vấn đề hay rút ra những hiểu biết mới” [136,658]. Từ những định nghĩa trên có thể thấy khoảng cách giữa hai loại bài giới thiệu và bài nghiên cứu. Bài giới thiệu thường nêu những nét lớn, nổi bật dễ nhớ, dễ nắm bắt về đối tượng được giới thiệu để tạo sự quen biết. Nội dung thông tin của bài nghiên cứu ít đi vào chiều sâu mà chủ yếu hướng tới chiều rộng – bề mặt, những nhận định đưa ra như những nét chấm phá, không đòi hỏi phải được chứng minh cụ thể. Bài nghiên cứu chủ yếu đi vào chiều sâu vấn đề, cần có sự tìm hiểu nghiền ngẫm của người nghiên cứu, những kết luận rút ra phải chặt chẽ khoa học mang tính khách quan và thuyết phục. Bài giới thiệu dành cho độc giả đông đảo. Bài nghiên cứu hướng đến độc giả chuyên ngành. Luận án chúng tôi quan niệm, giới thiệu về Hemingway, trước hết là dịch những tác phẩm của ông sang tiếng Việt, để mọi người Việt Nam điều có thể đọc và thưởng thức. Bởi vì nói đến nhà văn là phải nói đến tác phẩm, không thể giới thiệu “chay” về nhà văn được. Giới thiệu về Hemingway còn bao gồm những lời giới thiệu sách, những bài tóm tắt về tác giả và sự nghiệp sáng tác, những chuyện đời tư, những kỉ niệm trong lòng bạn bè...được in 9
  10. trên các sách, báo, tạp chí phổ cập. Những bài nghiên cứu về Hemingwaylaf những bài viết về hình tượng nghệ thuật trong sáng tác, sự thể hiện hình tượng, kĩ thuật viết...được in trên sách, báo, tạp chí chuyên ngành. Những luận văn sau đại học, thạc sĩ, luận án tiến sĩ về Hemingway là những công trình thuộc nhà trường, song thể hiện sự nghiên cứu rất rõ rệt, theo chúng tôi đó cũng là những bài nghiên cứu. 2.2.2. Một số tác phẩm của Hemingway đã được dịch ra tiếng Việt, xuất bản ở Việt Nam 2.2.3. Phần viết về Hemingway trong các giáo trình, sách giáo khoa, sách thuộc tủ sách nhà trường dạy cho học sinh, sinh viên Việt Nam 2.2.4. Một số tác phẩm văn học Việt Nam đương đại có mối liên hệ giao thoa với tác phẩm của Hemingway 3.LỊCH SỬ VẤN ĐỂ Với những tài liệu đã thu thập về Hemingway ở Việt Nam gần 50 năm qua, chúng ta nhận thấy một điểm nổi bật là các bài viết về tác giả, tác phẩm khá nhiều trong khi đó những bài đánh giá, tổng kết về quá trình tiếp nhận tác giả trong từng giai đoạn lại hết sức hiếm hoi. Trước những năm 90, hầu như chưa có tác giả nào đặt ra vấn đề Hemingway đã đón nhận ở Việt Nam như thế nào theo thời gian. Từ 1995 – 1997, chỉ có thể tìm thấy những nhận định chung về tiếp nhận Hemingway trong một số bài viết về văn học mĩ. Chẳng hạn tác giả Nguyễn Kim Anh ở bài Văn học Mĩ trên thị trường sách Việt Nam hiện nay, có một đôi dòng về Hemingway: “Trong só các tác giả Mĩ, E. Hemingway (giải thưởng văn học) là một trong những nhà văn có tác phẩm được dịch sơm nhất và nhiều nhất ở Việt Nam. Các tác phẩm của ông hầu hết đều nói về chiến tranh như Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai, Mặt trời vẫn mọc”[4,63]. Trong mấy suy nghĩ về dịch và nghiên cứu văn học Mĩ ở Việt Nam sau năm 1975, Nguyễn Hồng Dũng có nhận xét về Hemingway: Trong số các nhà văn xuất sắc nhất của văn học hiện đại Mĩ, J.London, E. Hemingway, P.Buck được dịch gần như đầy đủ các tác phẩm quan trọng. ...Trong vài tác giả Mĩ được giới thiệu, thì chỉ Hemingway là được đề cập nhiều hơn cả. Ngoài một số bài viết của Lê Đình Cúc in ở Tạp chí văn học, Tác phẩm mới, 10
  11. Hemingway còn được đưa vào bộ văn học phương tây (Đặng Anh Đào viết) và trong tập chuyên luận Ba nhà văn hiện đại (Hoàng Nhân). Còn lại chỉ còn một số bài viết về W. Whitman, J. London, L. Hughes, J. Steinbeck [42,55-56] Các tác giả Mai Hương, Nguyễn Thị Huế, tổng thuật về Tình hình giới thiệu và nghiên cứu văn học Mĩ ở Việt Nam (1997) đã đánh giá về dịch và giới thiệu Hemingway: “Hemingway cũng là tác giả được dịch và giới thiệu khá sớm và đầy đủ ở Việt Nam”[213,200], về nghiên cứu Hemingway “Theo thống kê của PGS.TS Lê Đình Cúc, gần 3 năm sau khi được xuất bản (12/1962) trên tạp chí Văn học mới xuất hiện bài viết đầu tiên dưới dạng điểm sách về Ông già à biển cả của Hemingway”[213,207] Do phải hướng tới bao quát một phạm vi rộng là toàn bộ nền văn học Mĩ, nên những nhận định về Hemingway ở các bài viết trên còn chung chung, sơ lược, thiếu phân tichslis giải cụ thể. Năm 1999, một số bài viết có tính chất tổng kết về Hemingway ở Việt Nam đã xuất hiện. Có thể kể đến bài của PGS. Hoàng Nhân với nhan đề Dịch thuật và nghiên cứu Hemingway ở Việt Nam. Trong bài này, tác giả đã thống kê 23 lần các tác phẩm của Hemingway được dịch và tái bản, 31 công trình nghiên cứu về Hemingway. Từ đó nêu lên nhận xét về dịch và nghiên cứu Hemingway ở Việt Nam qua mỗi miền Nam, Bắc và những vấn đề về nội dung và nghệ thuật tác phẩm Hemingway. Những thống kê về tác phẩm của Hemingway được dịch và xuất bản ở miền Nam, những bài giới thiệu nghiên cứu về Hemingway của PGS. Hoàng Nhân là một nguồn tư liệu quý. Tuy nhiên theo chúng tôi số liệu thống kê của tác giả vẫn chưa đầy đủ, do vậy các nhận xét đánh giá chưa có sức thuyết phục cao. TS. Phạm Ngọc Thưởng với bài Dạy và học tác phẩm của E. Hemingway ở một số trường PTTH miền núi phía Bắc và Ths. Lê Quang Đức với bài Hemingway với học sinh PTTH (trên cứ liệu điều tra tại Đà Nẵng – miền Trung Việt Nam), lại quan tâm đến một mảng khác của quá trình tiếp nhận Hemingway, đó là Hemingway trong nhà trường. Điều tra trên thực tế mỗi khu vực các tác giả đã chỉ ra những khó khăn thuận lợi và hiệu quả tiếp nhận Hemingway trong một số trường ở giáo viên, học sinh. Tuy vậy các tác giartreen còn chưa xem xét nội dung sách giáo khoa, cũng như các tài liệu tham khảo – những yếu tố cần thiết, những thông tin quan trọng tác động trực tiếp đến quá trình tiếp nhận. Vả lại để có cái nhìn rõ hơn về ảnh hưởng của Hemingway trong nhà trường cần phải điều tra xem dạy và 11
  12. học tác giả ở những địa hình đồng bằng, những trung tâm văn hóa...Hơn nữa cũng từ việc tìm hiểu về dạy và học Hemingway ở trường PTTH của các tác giả trên đã gợi mở thêm vấn đề, cần phải tiếp tục xem xét dạy và học Hemingway ở các trường Đại học và Cao đẳng Từ những bài viết, phần viết về Hemingway liên quan đến đề tài có thể nhận thấy: 1. Các tác giả đã bước đầu quan tâm đến sự tiếp nhận Hemingway qua các khía cạnh: dịch, giới thiệu, nghiên cứu giảng dạy. Đó là những nội dung cơ bản về vấn đề Hemingway ở Việt Nam 2. Những bài báo, tạp chí, công trình về Hemingway có thể quy về các mảng lớn như sau: - Dịch và giới thiệu nhà văn với mục địch phổ cập: Giới thiệu tác phẩm, (Mai Quốc Liên, Mai Vi Phúc, Lê Thanh Hoàng Dân, Phạm Thành Vinh...) cuộc đời và sự nghiệp sáng tác (Trần Phong Giao, Phan Quang Định, Nguyên An...)những chuyện đời tư gia đình (Thảo Nguyên, Thanh Mai, Vũ Việt, Hoàng Nguyên Kì...) - Nghiên cứu về văn chương, tìm hiểu thế giới nghệ thuật Hemingway (Phùng Văn Tửu, Lê Đình Cúc, Đặng Anh Đào, Lê Huy Bắc...) giao thoa giữa tác phẩm Hemingway với một số sáng tác của văn học Việt Nam đương đại (Nguyễn Khắc Trường, Trần Hoài Dương...) ảnh hưởng của Hemingway ở một số nước Nga, Cuba, Tây Ban Nha (Vương Trí Nhàn, Đoàn Đình Ca...) - Dạy tác phẩm Hemingway trong nhà trường 4.NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 4.1. Trên cơ sở tập hợp, phân loại, miêu tả những tài liệu về Hemingway, luận án tổng kết đánh giá quá trình giới thiệu, dịch thuật, nghiên cứu giảng dạy Hemingway ở Việt Nam từ 1954 – 2000. 4.2. Từ việc so sánh đối chiếu giữa nguyên bản và các bản dịch ở một số đoạn trong OGVBC của Hemingway và luận án gợi mở một số ván đề về dịch thuật. 4.3. Vận dụng lí thuyết văn học so sánh thực hành một phương hướng nghiên cứu mới tìm hiếu sự tiếp nhận một tác gia văn học nước ngoài từ góc độ so sánh văn học. 4.4. Rút ra một số kết luận thực tiễn về giảng dạy Hemingway trong nhà trường. 12
  13. 5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Thống kê - Các tác phẩm của Hemingway đã được dịch, những bài giới thiệu, nghiên cứu, những coog trình về Hemigway ở Việt Nam. - Một số yếu tố thể hiện nghệ thuật viết của Hemingway qua những đoạn trích được giới thiệu trong OGVBC. Số liệu điều tra về tình hình dạy và học Hemingway ở một số trường qua hình thức câu hỏi bài tập. 5.2. So sánh, đối chiếu - So sánh sự tương quan giữa các quá trình dịch thuật, giới thiệu nghiên cứu Hemingway ở Việt Nam. - So sánh quá trình giới thiệu, nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy về Hemingway với quá trình giới thiệu, nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy một số tác gia văn học Mĩ ở Việt Nam - Đối chiếu nguyên bản, bản dịch một vài đoạn trong OGVBC 5.3. Phân tích - Phân tích văn bản - Áp dụng lí thuyết tiếp nhận Hemingway ở Việt Nam 5.4. Điều tra thực tế giảng dạy và học tập về Hemingway trong nhà trường qua một số giáo viên và học sinh, phỏng vấn nhà văn 6.CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN 6.1. Luận án gồm 198 Trang chính văn với các phẩn Mở đầu, Kết luận và ba chương. Ngoài ra còn có 228 tài liệu tham khảo và 62 trang phụ lục. Cụ thể là: - Chương 1: Tình hình giới thiệu và dịch thuật Memingway ở Việt Nam. - Chương 2: Tình hình nghiên cứu và giao thoa Hemingway với các nhà văn đương đại Việt Nam. - Chương 3: Giảng dạy và học tập tác phẩm của Hemingway trong nhà trường. 13
  14. - Phụ lục 1: Nguyên bản và các bản dịch một vài đoạn trích trong OGVBC - Phụ lục 2: Phỏng vấn nhà văn. - Phụ lục 3: Bảng điều tra tình hình học tác giả Hemingway hàng năm ở trường Đại học sư phạm (Quy Nhơn, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh) 6.2. Mối quan hệ giữa các chương Chương một và chương hai có mối liên hệ mật thiết. Quá trình giới thiệu, dịch thuật, nghiên cứu Hemingway ở Việt Nam được qui định bởi cùng một bối cảnh là nhu cầu thị hiếu tiếp nhận của người Việt Nam, mà sự tiếp nhận ấy thường được phản ánh giải thích thông qua độc giả đặc biệt, đó là những dịch giả, nhà nghiên cứu phê bình, nhà văn. Sự lựa chọn giới thiệu tác giả, tác phẩm (chương 1) tạo tiền đề tác động dến quá trình nghiên cứu (chương 2) Chương 3: Luận án tập trung khảo sát vấn đềở một loại độc giả có điều kiện, trình độ tiếp xúc vơi Hemingway, đó là giáo viên, sinh viên và học sinh. 14
  15. CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH DỊCH THUẬT VÀ GIỚI THIỆU HEMINGWAY Ở VIỆT NAM 1.1. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ PHƯƠNG PHÁP 1.1.1. Đối tương khảo sát - Các tác phẩm dịch của Hemingway ở Việt Nam - Những bài giới thiệu về Hemingway trên sách, báo, tạp chí Việt Nam. - Những lời giới thiệu sách in ở đầu những tác phẩm của Hemingway. 1.1.2. Phương pháp - Miêu tả tình hình dịch thuật, giới thiệu về Hemingway giải thích sự tiếp nhận của độc giả qua từng thời điểm - Tìm hiểu sự cảm nhận của dịch giả đối với một tác phẩm qua đối chiếu so sánh một vài đoạn trích giữa nguyên bản và bản dịch trong OGVBC. 1.2. NHỮNG TÁC PHẨM DỊCH CỦA HEMINGWAY 1.2.1. Thống kê số lượng những tác phẩm đã được dịch và tái bản của Hemingway. a. Quá trình dịch và tái bản tiểu thuyết Hemingway b. Quá trình dịch và tái bản truyện ngắn c. Những bài viết của người nước ngoài về Hemingway đã được dịch ra tiếng Việt. 15
  16. 16
  17. 17
  18. 18
  19. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2