intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Kịch bản văn học trong sự phát triển của sân khấu kịch nói đương đại ở thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:251

27
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu kịch bản văn học trong mối quan hệ giữa nghệ thuật ngôn từ và nghệ thuật sân khấu; xem xét kịch bản văn học như một nhân tố quan trọng của tiến trình nghệ thuật kịch nói đương đại, có tác động tích cực đến sự phát triển của tiến trình đó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Kịch bản văn học trong sự phát triển của sân khấu kịch nói đương đại ở thành phố Hồ Chí Minh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ____________________ LƢU TRUNG THỦY KỊCH BẢN VĂN HỌC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SÂN KHẤU KỊCH NÓI ĐƢƠNG ĐẠI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62.22.34.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. HUỲNH NHƢ PHƢƠNG Phản biện độc lập: 1. PGS.TS Phan Thị Bích Hà 2. PGS.TS Tôn Thị Thảo Miên Phản biện: Phản biện 1: PGS.TS Phan Thị Bích Hà Phản biện 2: PGS.TS Bùi Thanh Truyền Phản biện 3: PGS.TS Trần Thị Phƣơng Phƣơng Thành phố Hồ Chí Minh – 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác./. NGƢỜI VIẾT Lƣu Trung Thủy
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án tiến sĩ ngữ văn với đề tài Kịch bản văn học trong sự phát triển của sân khấu kịch nói đương đại ở Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của Hội Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh; Chi hội tác giả kịch bản thuộc Hội sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh; Sở Văn hóa-Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh cùng một số đạo diễn sân khấu và tác giả kịch bản. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự hỗ trợ đó. Tôi bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Như Phương, người thầy đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo và hướng dẫn tôi hoàn thành luận án. Tôi chân thành cảm ơn thầy cô Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh); Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Sân khấu-Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Văn học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) đã góp ý để tôi hoàn thiện luận án này. Tôi chân thành cảm ơn lãnh đạo, đồng nghiệp của tôi tại Ban Công tác Sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và gia đình đã động viên, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án./.
  4. MỤC LỤC i. Lời cam đoan ii. Lời cảm ơn iii. Mục lục DẪN NHẬP ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Đối tƣợng nghiên cứu và giới hạn vấn đề ...................................................... 4 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 4 2.2. Giới hạn vấn đề.......................................................................................... 4 3. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................. 7 3.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................... 7 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 8 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .................................................... 9 5. Những đóng góp mới của luận án ................................................................... 9 6. Cấu trúc của luận án ...................................................................................... 11 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KỊCH NÓI ĐƢƠNG ĐẠI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH............................................. 12 1.1. Các công trình, chuyên luận, bài viết về kịch nói đƣơng đại ở Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................................... 12 1.2. Những vấn đề đã nghiên cứu, bàn luận về kịch nói đƣơng đại ở Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................ 17 1.2.1. Nguyên nhân làm nên sự khởi sắc của sân khấu kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................ 17 1.2.2. Những thành tựu của kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh ............... 25 1.2.3. Những hạn chế của kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh .................. 27 1.2.4. Giải pháp khắc phục những hạn chế ................................................... 31 Tiểu kết ................................................................................................................ 34 CHƢƠNG 2: THỂ LOẠI KỊCH NÓI VÀ TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA KỊCH NÓI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............. 35 2.1. Một số vấn đề về kịch nói và văn học kịch ................................................ 35 2.2. Tiến trình hình thành và phát triển của kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh............................................................................................................ ........ 42 2.2.1. Kịch nói ở Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh từ khi hình thành đến năm 1975.......................................................................................................... 42 2.2.2. Kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1975 đến 1985 .............. 50 2.2.3. Kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến nay ................ 55 Tiểu kết ................................................................................................................ 65 CHƢƠNG 3: XUNG ĐỘT TRONG KỊCH BẢN VĂN HỌC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................................................................................... 67 3.1. Xung đột kịch............................................................................................... 67 3.1.1. Phản ánh xung đột là đặc trưng thẩm mỹ cơ bản của kịch ................ 67 3.1.2. Mối quan hệ giữa xung đột và các thành phần của kịch .................... 72
  5. 3.2. Nội dung xung đột trong kịch bản văn học ở Thành phố Hồ Chí Minh 76 3.2.1. Phạm vi hiện thực phản ánh ................................................................ 76 3.2.2. Nội dung xung đột theo đề tài .............................................................. 81 3.2.3. Giải quyết xung đột ............................................................................... 95 3.2.3. Loại xung đột ......................................................................................... 98 Tiểu kết .............................................................................................................. 101 CHƢƠNG 4: CỐT TRUYỆN, NHÂN VẬT VÀ NGÔN NGỮ TRONG KỊCH BẢN VĂN HỌC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................... 104 4.1. Xu hƣớng nghệ thuật xây dựng kịch bản văn học ở Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................................ 104 4.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và kết cấu ............................................ 112 4.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................. 131 4.4. Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ ................................................................ 140 4.4.1. Ngôn ngữ đối thoại ............................................................................. 141 4.4.2. Ngôn ngữ độc thoại và bàng thoại ..................................................... 147 Tiểu kết .............................................................................................................. 151 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 154 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 161 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN PHỤ LỤC 1: TÁC GIẢ, TÁC PHẨM LUẬN ÁN KHẢO SÁT PHỤ LỤC 2: DANH MỤC TÁC GIẢ, TÁC PHẨM KỊCH NÓI ĐƢƠNG ĐẠI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TÀI LIỆU PHIÊN HỌP BẢO VỆ, ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN CẤP TRƢỜNG
  6. 1 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Theo bước chân của người Pháp, kịch nói xuất hiện tại Sài Gòn vào nửa cuối thế kỷ XIX. Con đường phát triển của kịch nói ở Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh trải qua nhiều thăng trầm trước khi thể loại này giữ vị trí quan trọng trong đời sống văn học-nghệ thuật của thành phố. Là thể loại du nhập và tiếp thu từ Phương Tây, đặt trong bối cảnh phát triển của văn học cũng như sân khấu Việt Nam, kịch nói ở Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh có một quá trình phát triển khá đặc biệt. Sự đặc biệt ấy thể hiện ở chỗ mặc dù được tiếp nhận từ cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX nhưng trong hơn nửa thế kỷ, kịch nói không phải là loại hình nghệ thuật sân khấu chiếm vị trí trung tâm trong đời sống văn học-nghệ thuật của thành phố. Dù nỗ lực thế nào, kịch vẫn xếp sau cải lương - thể loại kịch hát mới của Nam Bộ. Đến thập niên cuối của thế kỷ XX, với việc chuyển đổi phương thức tổ chức hoạt động biểu diễn theo hướng xã hội hóa, kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có bước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh sân khấu kịch nói của cả nước vẫn đang khó khăn trong việc thu hút khán giả. Sự chuyển mình ấy tạo nên một giai đoạn phát triển chưa từng có trong lịch sử kịch nói ở Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh. Từ địa phương được xem là trung tâm của sân khấu cải lương, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trong những trung tâm sôi động của kịch nói Việt Nam. Hơn 20 năm kể từ khi chính thức chuyển đổi sang phương thức hoạt động mới gắn với sự kiện Nhà hát kịch sân khấu nhỏ và Nhà hát kịch Idecaf được thành lập vào năm 1997 và năm 1998, kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu quan trọng với những tác phẩm gây tiếng vang, thu hút một lượng đông đảo khán giả thường xuyên đến với sân khấu. Đến cuối
  7. 2 năm 2015, toàn thành phố có 11 sân khấu kịch nói chưa kể đến loại hình sân khấu cà phê kịch và sân khấu tạp kỹ, gồm: Nhà hát kịch sân khấu nhỏ, Sân khấu kịch Idecaf, Sân khấu kịch Hồng Vân, Sân khấu kịch Sài Gòn, Sân khấu kịch Thế giới trẻ, Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh, Sân khấu kịch Nụ cười mới, Sân khấu kịch Tâm Ngọc, Sân khấu kịch Trịnh Kim Chi, Sân khấu Hồng Hạc và Nhà hát kịch Thành phố Hồ Chí Minh. Các suất diễn tại các sân khấu trên diễn ra đều đặn trong tuần. Hàng năm, mỗi sân khấu dựng từ ba đến bốn tác phẩm mới. Trung bình toàn thành phố có khoảng 40 tác phẩm kịch nói được dựng mỗi năm trên các sân khấu. Trong sự phát triển chung của sân khấu kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh, đội ngũ tác giả kịch bản văn học có nhiều chuyển biến theo hướng đông đảo về số lượng, đa dạng, gắn bó chặt chẽ với sân khấu kịch và những yêu cầu mang tính chất kinh doanh của các sân khấu. Kể từ khi sân khấu kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh chuyển hướng, đổi mới phương thức hoạt động và duy trì sự phát triển ổn định cho đến hôm nay, chưa có nhiều công trình đánh giá về kịch bản văn học cũng như sân khấu kịch nói ở thành phố. Nhìn lại chặng đường phát triển vừa qua, sân khấu kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh tuy thu được nhiều thành công nhưng còn tồn tại những vấn đề mà nếu không kịp thời khắc phục, chấn chỉnh thì sẽ dễ dẫn đến nguy cơ khán giả lạnh nhạt và xa rời kịch nói, như: mục tiêu thương mại lấn át mục tiêu thẩm mỹ; nội dung, chất lượng nghệ thuật của kịch bản văn học chưa cao; chưa có nhiều tác phẩm mang tính thời sự, chính luận tiêu biểu phản ánh và đề xuất hướng giải quyết những vấn đề nổi cộm, bức xúc của thành phố, đất nước hiện nay; tính chất chuyên nghiệp của công tác tổ chức biểu diễn và đội ngũ diễn viên; sự thiếu thốn về cơ sở vật chất.... Điều này càng đặt ra nhu cầu về việc nghiên cứu, tổng kết, đánh giá kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua. Trong quá trình sáng tạo tác phẩm sân khấu kịch nói, kịch bản văn học là một thành phần tạo nên vở diễn. Nhưng đó là thành phần quan trọng, là yếu tố cần cho một tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao. Một kịch bản văn
  8. 3 học chất lượng thấp thì dù đạo diễn, diễn viên và các thành phần liên quan có gắng sức thế nào cũng khó có thể tạo nên một vở diễn hay được. Đứng ở góc độ văn học, kịch là một thể loại của văn học. Kịch bản văn học vừa thuộc lĩnh vực sân khấu kịch nói vừa thuộc lĩnh vực văn học với tư cách là một loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu sáng tạo. Và vì kịch bản văn học đứng ở ranh giới giữa hai ngành nghệ thuật nên ở nước ta, không biết từ bao giờ, điều này đã tạo ra một số bất cập. Người viết kịch bản văn học chưa hẳn được xem là nhà văn. Còn phía sân khấu kịch nói tuy rất cần họ với tư cách người sáng tạo nên thành phần đầu tiên và quan trọng của tác phẩm sân khấu nhưng dường như vẫn xếp họ sau vị trí và vai trò của đạo diễn và diễn viên. Đối với nghiên cứu, phê bình văn học Thành phố Hồ Chí Minh, suốt thời gian qua, trước những thăng trầm của văn học kịch, sân khấu kịch, những công trình nghiên cứu, phê bình về văn học kịch và kịch bản văn học còn hết sức khiêm tốn. Chúng tôi nhận thức rằng, để nghiên cứu kịch bản văn học với tư cách là một đối tượng nghiên cứu của văn học thì người nghiên cứu sẽ gặp phải những khó khăn nhất định trong đánh giá, nhìn nhận đối tượng, cũng như công chúng của nó so với các thể loại khác của văn học. Tuy nhiên đã đến lúc giới nghiên cứu, phê bình văn học Thành phố Hồ Chí Minh không thể dè dặt trước văn học kịch thành phố. Nhất là khi sân khấu kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh đang có chiều hướng rơi vào tình trạng khó khăn về khán giả và nguyên nhân đầu tiên được nhiều người nêu lên là chất lượng của kịch bản văn học. Từ nhận thức đó, chúng tôi chọn đề tài “Kịch bản văn học trong sự phát triển của sân khấu kịch nói đương đại ở Thành phố Hồ Chí Minh” cho luận án tiến sĩ của mình, với mong muốn khảo sát, đánh giá về kịch bản văn học ở Thành phố Hồ Chí Minh trong hơn 20 năm qua trên phương diện nội dung lẫn nghệ thuật, từ đó chỉ ra những đóng góp, hạn chế của kịch bản văn học, nguyên nhân của hạn chế và đề xuất một số giải pháp cho việc nâng cao chất lượng kịch bản văn học ở thành phố.
  9. 4 2. Đối tƣợng nghiên cứu và giới hạn vấn đề 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án này là: kịch bản văn học của tác giả sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được dàn dựng trên sân khấu kịch nói đương đại ở Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Giới hạn vấn đề 2.2.1. Kịch bản văn học sử dụng khảo sát trong luận án Kịch bản văn học là một thể loại có hai đời sống. Ở góc độ văn học, kịch bản văn học tồn tại với đầy đủ phẩm chất của một tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật ngôn từ. Ở góc độ sân khấu kịch nói, một tác phẩm sân khấu đến với khán giả là sự cấu thành của nhiều thành phần mà kịch bản văn học là thành phần đầu tiên, quan trọng. Luận án này là một luận án chuyên ngành văn học, do vậy kịch bản văn học được khảo sát với tư cách là một thể loại của văn học. Kể từ khi sân khấu kịch nói ở thành phố thoát khỏi khủng hoảng về khán giả và có được sự phát triển mạnh mẽ, số lượng kịch bản văn học được sử dụng tại các sân khấu khá nhiều. Tác giả kịch bản cộng tác với sân khấu kịch nói không chỉ đến từ Thành phố Hồ Chí Minh mà còn đến từ các địa phương khác. Tuy nhiên, để có một cái nhìn khách quan về đặc điểm kịch bản văn học đương đại ở Thành phố Hồ Chí Minh đặt trong bối cảnh so sánh với các trung tâm kịch nói khác của cả nước với những đặc điểm chung của kịch nói Việt Nam và đặc điểm riêng biệt mang tính chất địa phương nên chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát kịch bản văn học của tác giả sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Do khuôn khổ của luận án có hạn, kịch bản văn học của các tác giả sinh sống ở địa phương khác chúng tôi không khảo sát trong luận án này. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian qua, văn học kịch và công chúng của văn học kịch gắn liền với các sân khấu kịch của thành phố. Bên cạnh những kịch bản được dàn dựng thành tác phẩm sân khấu, số lượng kịch bản được dàn dựng trên truyền hình hoặc chưa được dàn dựng khá lớn. Do khả năng của cá nhân có
  10. 5 hạn nên chúng tôi sẽ không tiến hành khảo sát các kịch bản văn học được dàn dựng trên truyền hình hoặc chưa được khán giả sân khấu tiếp nhận. Công chúng của văn học kịch ở Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua chủ yếu là công chúng “xem kịch” chứ không phải là công chúng “đọc kịch”. Điều này xuất phát từ cả hai phía: tác giả kịch bản và công chúng. Trong hơn 20 năm qua, số lượng kịch bản văn học in thành sách của các tác giả kịch bản không nhiều. Đa phần các tác giả kịch bản thành phố không công bố tác phẩm của mình bằng các hình thức mà các nhà văn thường làm như qua báo chí hoặc xuất bản tác phẩm, do vậy con đường để kịch bản văn học đến với công chúng và nhận sự phản hồi của công chúng chủ yếu là qua tác phẩm sân khấu. Từ đó, nếu không đặt văn học kịch thành phố trong mối quan hệ khăng khít với nghệ thuật sân khấu kịch nói thì sẽ khó giải thích được nhiều vấn đề. Bên cạnh đó, có thể khẳng định chính sự phát triển và hoạt động mạnh mẽ của sân khấu kịch nói Thành phố Hồ Chí Minh là động lực cho văn học kịch của thành phố phát triển về số lượng tác giả và kịch bản văn học đồng thời tác động không nhỏ đến xu hướng sáng tác kịch bản văn học. Trong luận án này, chúng tôi chọn những kịch bản văn học đã được dựng trên sân khấu kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh, thu hút sự quan tâm của khán giả thành phố, qua đó chỉ ra xu hướng sáng tác của các tác giả, xu hướng lựa chọn kịch bản của các sân khấu và thói quen tiếp nhận, thị hiếu thẩm mỹ của khán giả cũng như sự tác động qua lại giữa sân khấu kịch nói và văn học kịch. Chúng tôi cũng nhận thức rằng giữa tác phẩm sân khấu và kịch bản văn học có thể có một độ chênh nhất định về nội dung và cả chủ đề-tư tưởng. Thực tế, kịch bản văn học và tác phẩm sân khấu của cùng một tác giả kịch bản có thể là hai tác phẩm khác nhau. Cuối cùng, trong hơn 20 năm qua, kịch bản văn học ở Thành phố Hồ Chí Minh không được các tác giả công bố nhiều qua báo chí hoặc in thành sách. Bên cạnh đó, kịch bản văn học gắn liền với hoạt động kinh doanh của các sân khấu. Nên khi thực hiện luận án này chúng tôi gặp khó khăn trong việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu do nhiều tác giả, sân khấu kịch nói, thậm chí cả cơ quan quản
  11. 6 lý về sân khấu thành phố từ chối việc cho phép chúng tôi tham khảo văn bản tác phẩm vì e ngại vấn đề liên quan đến bản quyền giữa tác giả kịch bản với các sân khấu kịch nói. Với mong muốn đóng góp cho kịch nói thành phố, chúng tôi đã nỗ lực tiếp cận đối tượng nghiên cứu từ nhiều nguồn như: kịch bản văn học in thành sách trong tuyển tập tác phẩm của các tác giả kịch bản, kịch bản văn học do một số tác giả kịch bản cung cấp, kịch bản văn học lưu trữ tại Thư viện Trường Đại học Sân khấu-Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh và gián tiếp qua các công trình nghiên cứu cũng như các bài phê bình, giới thiệu tác phẩm trên báo chí. Cho nên để đảm bảo tính khách quan và trung thực trong nhận định, đánh giá, chúng tôi chỉ khảo sát, phân tích, trích dẫn những kịch bản văn học mà chúng tôi được tiếp cận văn bản hoặc thông tin liên quan. Các kịch bản văn học mà luận án khảo sát được thể hiện trong danh mục tham khảo. Các kịch bản văn học trong danh mục tham khảo này là các kịch bản được dàn dựng thành tác phẩm sân khấu kịch nói, thu hút quan tâm của công chúng trong hơn 20 năm qua ở Thành phố Hồ Chí Minh mà chúng tôi đã cố gắng sưu tầm, thu thập thông tin liên quan để tiến hành khảo sát. Những kịch bản văn học còn lại chúng tôi sẽ đề cập đến trong những công trình khác khi đã được tham khảo văn bản. 2.2.2. Khái niệm đương đại Chúng tôi nhận thức rằng, dấu mốc cho sự chuyển mình của sân khấu kịch nói Thành phố Hồ Chí Minh được bắt đầu với sự kiện Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ được thành lập theo Quyết định của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1997 và Sân khấu kịch Idecaf được thành lập vào năm 1998. Trên cơ sở đó, phương thức xã hội hóa sân khấu chính thức được khẳng định, tạo nên sự khởi sắc và phát triển của sân khấu kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh cho đến ngày hôm nay. Tuy nhiên, thời điểm hình thành của xu hướng này phải tính từ khi Câu lạc bộ sân khấu thể nghiệm được thành lập và hoạt động vào năm 1984, đặc biệt là những tác phẩm gây tiếng vang, thu hút khán giả và đạt thành công vang dội tại các Liên hoan sân khấu nhỏ toàn quốc vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Sự chuyển đổi về mô hình hoạt động của sân khấu kịch nói ở
  12. 7 Thành phố Hồ Chí Minh từ mô hình đầu tư của nhà nước sang đầu tư của tư nhân, hoạt động sân khấu gắn với thị trường ảnh hưởng mạnh đến tác giả kịch bản, xu hướng sáng tác kịch bản văn học, tạo nên những điểm khác biệt so với thời gian trước. Bên cạnh đó, khoảng thời gian sau năm 1986 đến nay cũng gắn liền với những thay đổi của văn học-nghệ thuật Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, trong đó có kịch nói, mà trước hết là ở góc độ nội dung phản ánh. Chính vì vậy, khái niệm kịch bản văn học đương đại ở Thành phố Hồ Chí Minh hay sân khấu kịch nói đương đại ở Thành phố Hồ Chí Minh được sử dụng trong luận án này nhằm chỉ kịch bản văn học hay sân khấu kịch nói thành phố trong thời gian từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay. 3. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Cơ sở lý thuyết Trong khảo sát đối tượng nghiên cứu, luận án của chúng tôi dựa trên nền tảng lý thuyết: - Thứ nhất là lý luận nhận thức của Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng như quan niệm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về nghệ thuật. Quan niệm đấy chỉ ra rằng bất kỳ một nền văn chương nào cũng hình thành trên cơ sở một hiện thực xã hội nhất định; bất kỳ một tác phẩm nào cũng là sự khúc xạ của những vấn đề cuộc sống, bất kỳ một người nghệ sĩ nào cũng thoát thai từ một môi trường sống nhất định. Phản ánh hiện thực là thuộc tính tất yếu của văn chương. Hiện thực của nghệ thuật không phải là sự sao chép, chụp lại những hiện tượng, sự kiện lịch sử, xã hội cụ thể mà đó là hiện thực của thế giới tinh thần, tình cảm, tâm lý của con người xã hội. Tác phẩm nghệ thuật là cách nhìn, cách đánh giá của người nghệ sĩ về hiện thực cuộc sống. Lý thuyết này được chúng tôi vận dụng trong toàn luận án của mình để có một cách đánh giá khoa học về tác giả, tác phẩm, công chúng. - Thứ hai là những lý thuyết mang tính chất nền tảng về bản chất thẩm mỹ của kịch nói mà Aristotle là người mở đầu vĩ đại, được bồi đắp bởi những nhà văn, nhà lý luận như Lessing, Hegel, Fretag… Những lý thuyết này
  13. 8 được chúng tôi tiếp thu và vận dụng trong toàn luận án, làm nền tảng lý luận về kịch nói và để diễn giải, phân tích các khái niệm liên quan đến văn học kịch, kịch bản văn học. - Thứ ba là những lý thuyết kịch nói Phương Tây và kịch Nga hiện đại như: Kịch hiện thực, Kịch hiện thực xã hội chủ nghĩa, Kịch hiện thực tâm lý, Kịch tượng trưng, Kịch biểu tượng, Kịch tự sự hay Kịch sử thi (Epic drama), Kịch phi lý... Các lý thuyết này được chúng tôi vận dụng để định vị cho sự phát triển về mặt nghệ thuật xây dựng kịch bản văn học đương đại ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng như làm cơ sở để phân tích các kịch bản văn học mà tác giả có sự tiếp thu và vận dụng vào việc xây dựng kịch bản. - Thứ tư là lý thuyết về thi pháp văn học và thi pháp kịch nói. Chúng tôi vận dụng lý thuyết này để phân tích các đặc điểm trong nghệ thuật xây dựng kịch bản văn học đương đại ở Thành phố Hồ Chí Minh như: cốt truyện, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ. - Cuối cùng là lý thuyết về văn hóa, trong đó chúng tôi vận dụng lý thuyết về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, lý thuyết về văn hóa vùng, lý thuyết về văn hóa đại chúng để lý giải một số vấn đề của kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh như: xu hướng sáng tác, xu hướng tiếp nhận, thói quen tiếp nhận, thị hiếu thẩm mỹ của khán giả. 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận án này, chúng tôi sử dụng ba phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp lịch sử, xã hội: tìm hiểu kịch bản văn học ở Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội của vùng Nam Bộ thời hiện đại. Phương pháp phân tích, tổng hợp: được chúng tôi sử dụng xuyên suốt trong luận án của mình nhằm chỉ ra những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của kịch bản văn học ở Thành phố Hồ Chí Minh.
  14. 9 Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng cách tiếp cận của thi pháp học thể loại để phân tích một số đặc điểm nghệ thuật của kịch bản văn học ở Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Luận án “Kịch bản văn học trong sự phát triển của sân khấu kịch nói đương đại ở Thành phố Hồ Chí Minh” mang những ý nghĩa sau: Về ý nghĩa khoa học: nghiên cứu kịch bản văn học trong mối quan hệ giữa nghệ thuật ngôn từ và nghệ thuật sân khấu; xem xét kịch bản văn học như một nhân tố quan trọng của tiến trình nghệ thuật kịch nói đương đại, có tác động tích cực đến sự phát triển của tiến trình đó. Về ý nghĩa thực tiễn: phân tích, đánh giá về kịch bản văn học từ góc độ nội dung và nghệ thuật đặt trong bối cảnh phát triển của sân khấu kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh hơn 20 năm qua; qua đó bước đầu tổng kết văn học kịch của thành phố, đồng thời làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến kịch bản văn học, tác giả kịch bản văn học và công chúng của kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh; đề xuất những giải pháp cho việc nâng cao chất lượng kịch bản văn học ở Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần vào sự phát triển của kịch nói thành phố thời gian tới. 5. Những đóng góp mới của luận án Tác phẩm kịch nói khi đến với công chúng là sản phẩm của nghệ thuật tổng hợp, các khâu trong quá trình sáng tạo đấy có sự tác động qua lại với nhau. Ngoài ra, kịch bản văn học cũng như các tác giả kịch bản văn học còn chịu sự tác động của các nhân tố như: nhu cầu sử dụng kịch bản của các sân khấu kịch, thói quen tiếp nhận, thị hiếu thẩm mỹ của khán giả. Cho nên, kịch bản văn học đương đại ở Thành phố Hồ Chí Minh cần phải được đánh giá đặt trong sự tác động của nhiều nhân tố chi phối. Luận án tiến sĩ của chúng tôi cố gắng đóng góp vào quá trình nghiên cứu kịch bản văn học ở Thành phố Hồ Chí Minh ở ba phương diện sau:
  15. 10 - Thứ nhất, khái quát tiến trình hình thành và phát triển của kịch nói ở Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh từ đầu thế kỷ XX cho đến nay, để làm rõ:  Tính chất phát triển liên tục, không ngắt quãng của kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh.  Sự nối tiếp, kế thừa truyền thống của kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Thứ hai, khảo sát nội dung và nghệ thuật xây dựng kịch bản văn học đương đại ở Thành phố Hồ Chí Minh, để làm rõ:  Phạm vi hiện thực và nội dung hiện thực mà kịch bản văn học quan tâm phản ánh. Ở đây chúng tôi phân tích và chỉ ra các đặc điểm về đề tài, nội dung xung đột kịch, giải quyết xung đột và loại xung đột kịch.  Xác định đặc điểm nghệ thuật xây dựng kịch bản văn học, qua đó định vị sự phát triển của nghệ thuật xây dựng kịch bản văn học thành phố trong tiến trình phát triển chung của kịch nói Việt Nam và thế giới. Ở đây chúng tôi phân tích và chỉ ra đặc điểm nghệ thuật xây dựng kịch bản văn học ở ba thành phần: xây dựng cốt truyện và kết cấu, xây dựng nhân vật, xây dựng ngôn từ. - Thứ ba, trong quá trình phân tích nội dung và nghệ thuật xây dựng kịch bản văn học, chúng tôi cố gắng chỉ ra xu hướng sáng tác của các tác giả và cả xu hướng sử dụng kịch bản của sân khấu kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh; sự tác động của hoạt động sân khấu kịch nói và khán giả đối với xu hướng sáng tác của kịch bản văn học đương đại ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Thứ tư, trên cơ sở chỉ ra những đặc điểm của kịch bản văn học ở Thành phố Hồ Chí Minh, đặt trong sự tác động, ảnh hưởng của nhiều nhân tố, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cho việc nâng cao chất lượng kịch bản văn học, góp phần cho sự phát triển của văn học kịch và sân khấu kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới.
  16. 11 6. Cấu trúc của luận án Bên cạnh phần Dẫn nhập, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án có các chương sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu kịch nói đương đại ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong chương này, luận án điểm qua các công trình, chuyên luận, bài viết về kịch nói đương đại ở Thành phố Hồ Chí Minh; khái quát những vấn đề đã nghiên cứu, đánh giá, bàn luận về kịch nói đương đại ở Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 2: Thể loại kịch nói và tiến trình hình thành, phát triển của kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong chương này, luận án trình bày một số vấn đề lý luận liên quan đến kịch nói và văn học kịch; khái quát tiến trình hình thành và phát triển của kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Xung đột trong kịch bản văn học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong chương này, luận án trình bày một số vấn đề lý luận liên quan đến xung đột kịch; trình bày đặc điểm xung đột trong kịch bản văn học đương đại ở Thành phố Hồ Chí Minh ở góc độ phạm vi hiện thực phản ánh, nội dung xung đột theo đề tài, giải quyết xung đột và loại xung đột. Chương 4: Cốt truyện, nhân vật và ngôn ngữ trong kịch bản văn học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong chương này, luận án trình bày đặc điểm xây dựng kịch bản văn học đương đại ở Thành phố Hồ Chí Minh ở góc độ xây dựng cốt truyện và kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ. Ngoài ra, luận án còn có 2 phụ lục về tác giả, tác phẩm mà luận án khảo sát và tác giả, tác phẩm kịch nói đương đại ở Thành phố Hồ Chí Minh.
  17. 12 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KỊCH NÓI ĐƢƠNG ĐẠI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hơn 20 năm qua, văn học kịch Thành phố Hồ Chí Minh gắn bó chặt chẽ với sân khấu kịch nói thành phố. Do đó, việc tách riêng những nghiên cứu, đánh giá về văn học kịch cũng như kịch bản văn học để trình bày có thể dẫn đến việc bỏ sót những kết quả nghiên cứu, đánh giá về hoạt động sân khấu kịch nói qua đó cho thấy tác động cũng như góp phần lý giải những vấn đề liên quan đến văn học kịch và kịch bản văn học ở thành phố. Bên cạnh đó, việc tách biệt như thế cũng không phù hợp với thực tế nghiên cứu kịch nói đương đại ở Thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, trong chương này, chúng tôi điểm qua các công trình, chuyên luận, bài viết về kịch nói đương đại ở Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời khái quát một số đánh giá về kịch nói đương đại ở thành phố, trong đó có kịch bản văn học. 1.1. Các công trình, chuyên luận, bài viết về kịch nói đƣơng đại ở Thành phố Hồ Chí Minh Thời gian qua, công tác nghiên cứu về kịch nói đương đại ở Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và kịch bản văn học ở thành phố nói riêng được đề cập một cách hết sức khái quát trong những công trình nghiên cứu hoặc qua một số bài nghiên cứu, bài viết đăng trên các báo. Một số công trình, bài viết đề cập đến kịch bản văn học và sân khấu kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh đáng lưu ý như sau: Cuốn Sân khấu và tôi (Nhà xuất bản Sân khấu, Hà Nội, 1999) của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Minh Thái. Đây là cuốn sách tập hợp các bài phê bình được đăng trên các tạp chí văn nghệ, chuyên mục văn nghệ trên các báo. Một số bài viết tiêu biểu của Nguyễn Thị Minh Thái trong cuốn Sân khấu và tôi đề cập và phân tích về sân khấu kịch và kịch bản văn học ở thành phố như: Sân khấu nhỏ hy vọng lớn; Một cơ hội tốt cho sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh, Xã hội
  18. 13 hóa sân khấu: thực trạng và giải pháp; Kịch Idecaf điểm sáng xã hội hóa sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh; Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn khán giả, Sân khấu nhỏ - giải pháp khả thi vãn hồi sân khấu 1995 – 2000; Quá hiếm những kịch bản hay cho sân khấu nhỏ… Ngoài ra, sân khấu kịch và kịch bản văn học ở Thành phố Hồ Chí Minh còn được Nguyễn Thị Minh Thái đề cập trong một số bài phê bình các vở diễn. Nhìn chung, các bài viết về kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh trong hơn 600 trang của Sân khấu và tôi đã cung cấp một nguồn tư liệu ghi nhận, phản ánh, nhận định sắc sảo về sân khấu kịch và kịch bản văn học ở thành phố trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến 1999. Trong Sân khấu và tôi, Nguyễn Thị Minh Thái đã chỉ ra xu hướng đi vào các nội dung mang tính chất cá nhân của kịch bản văn học ở thành phố. Tác giả cũng nhìn thấy bên cạnh những thành công của sân khấu kịch xã hội hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh thì vẫn còn những trở lực mà trước hết là chất lượng nghệ thuật của kịch bản văn học. Tiếp theo là công trình Văn học Việt Nam thế kỷ XX: Những vấn đề lịch sử và lý luận, do Phan Cự Đệ chủ biên (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2004). Công trình dành hẳn một phần, do Phan Trọng Thưởng phụ trách, để mô tả, nhận định và đánh giá tiến trình phát triển của kịch nói Việt Nam cho đến cuối thế kỷ XX. Chương IV với nhan đề Tổng quan tiến trình văn học kịch Việt Nam nửa sau thế kỷ XX (Những vấn đề lý luận và lịch sử), tác giả tập trung mô tả và đánh giá kịch nói Việt Nam cuối thế kỷ XX, trong đó tập trung vào kịch nói ở miền Bắc mà trung tâm là Hà Nội. Kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh được nhắc đến trong nội dung viết về 5 vở kịch của các đoàn kịch Hà Nội diễn tại thành phố trong Liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1985 và xem đó là một nguồn sinh khí mới để kịch nói tồn tại và phát triển tại Nam Bộ - lãnh địa của cải lương. Trong phần đề cập đến kịch nói Việt Nam từ thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay, Phan Trọng Thưởng đã chỉ ra xu hướng chung trong nội dung sáng tác kịch bản văn học thời gian này.
  19. 14 Cuốn Kịch Việt Nam: thưởng thức và bình luận của Trần Trọng Đăng Đàn (Nhà xuất bản Văn hóa-Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2011) tập hợp những bài viết chuyên về kịch nói của tác giả đã in trong Nghệ thuật sân khấu Việt Nam (Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, năm 2004). Nội dung cuốn sách gồm những bài phê bình, bình luận, đánh giá, tổng hợp của Trần Trọng Đăng Đàn về các vấn đề liên quan đến sân khấu kịch nói và cải lương ở Thành phố Hồ Chí Minh từ thập niên 80 của thế kỷ XX đến những năm đầu thế kỷ XXI như: tác phẩm, đạo diễn, diễn viên, khán giả, kịch bản, các hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. Trong đó, một số bài viết thể hiện nhận định, đánh giá của Trần Trọng Đăng Đàn về kịch nói ở thành phố đáng lưu ý như: Trên sân khấu hội diễn 1995: Vở diễn, đạo diễn và diễn viên sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 1995; Bàn về trách nhiệm lãnh đạo, tổ chức, quản lý đời sống văn hóa sân khấu; Nghệ thuật sân khấu và nhu cầu phản ánh hiện thực cân đối, toàn diện; Góp bàn về khán giả sân khấu và hiện tượng vắng khách trước quầy bán vé xem kịch; Về vấn đề nâng cao dần sinh hoạt văn hóa-sân khấu lên cấp độ lịch sự, sang trọng; Vắng khách mua trước quầy bán vé chớ không vắng người xem ? Nghệ sĩ sân khấu cần được đối xử công bằng, văn minh; Sân khấu Việt Nam: nghệ thuật thể hiện tư duy, tâm lý, tình cảm của con người. Công trình Kịch nói Thành phố Hồ Chí Minh: một chặng đường lịch sử của Nguyễn Văn Thành (Nhà xuất bản Sân khấu, Hà Nội, 2008) gồm 5 chương: chương đầu khái quát về kịch nói trong nền sân khấu Việt Nam; chương hai, ba khái quát về sự xuất hiện và phát triển của kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1975-2000; chương bốn giới thiệu về bốn tác giả kịch bản tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh; chương năm khái quát về công chúng của sân khấu kịch nói Thành phố Hồ Chí Minh. Với nguồn tư liệu phong phú, có thể nói, cho đến nay, đây là công trình nghiên cứu hệ thống nhất về sự hình thành và phát triển của kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh trên bình diện nghệ thuật sân khấu. Trong phần viết về sự phát triển của kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh thời gian từ năm 1975-2000, bằng phương pháp phân tích-tổng hợp, tác giả công
  20. 15 trình tập trung mô tả những sự kiện nổi bật của kịch nói thành phố thời gian này. Bên cạnh đó, Nguyễn Văn Thành cũng lý giải một số vấn đề liên quan đến thực tiễn phát triển của kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh như: vì sao kịch nói tại Nam Bộ lại được phổ biến muộn màng trong mối tương quan với kịch nói Bắc bộ, nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh từ sau năm 1990 và một số vấn đề lý luận về hình thức sân khấu nhỏ và sự thành công của sân khấu nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Riêng phần viết về những tác giả tiêu biểu của kịch nói Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Thành đã đi sâu phân tích phong cách nghệ thuật xây dựng kịch bản văn học của Lê Duy Hạnh và Ngọc Linh qua những kịch bản văn học tiêu biểu của hai tác giả này. Tháng 5 năm 2012, Báo Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh kết hợp với Trường Đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học Sân khấu kịch nói Thành phố Hồ Chí Minh – thực trạng và hướng phát triển. Kỷ yếu hội thảo gồm 10 tham luận của các nhà nghiên cứu sân khấu, đạo diễn, diễn viên, các nhà quản lý sân khấu, nhà báo. Các tham luận đã nêu lên một số thực trạng về hoạt động sân khấu tại Thành phố Hồ Chí Minh ở các khía cạnh như nội dung kịch bản, tổ chức biểu diễn, khán giả và phê bình sân khấu kịch nói đồng thời đề xuất giải pháp phát triển cho kịch nói ở thành phố trong thời gian tới. Đề cập đến chất lượng vở diễn chưa cao, một số tham luận đã chỉ ra nguyên nhân xuất phát từ chất lượng của kịch bản văn học như: nội dung chưa bắt nhịp được với các vấn đề nổi cộm đang đặt ra trong cuộc sống hiện nay, nghệ thuật của một số kịch bản văn học còn lạc hậu, thiếu mạch lạc, hợp lý trong phát triển, giải quyết xung đột, xây dựng tính cách nhân vật. Công trình Những thay đổi trong đời sống văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh thời gian 1986-2006 do Hoàng Hương, Cao Tự Thanh chủ biên (Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Văn hóa-Nghệ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh, 2013) đã lý giải về sự vận động và thay đổi của sân khấu kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh từ sau năm 1975 đến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2