Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật phóng sự trong tiểu thuyết Lều Chõng của Ngô Tất Tố
lượt xem 5
download
Từ việc khám phá và tìm hiểu chất phóng sự trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố. Các tác giả rút ra những thành công của tác giả trong nghệ thuật phóng sự. Những sáng tạo đó đã góp phần tạo nên sức ảnh hƣởng của nhà văn với nền văn học dân tộc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật phóng sự trong tiểu thuyết Lều Chõng của Ngô Tất Tố
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN HÀ THỊ QUỲNH NGHỆ THUẬT PHÓNG SỰ TRONG TIỂU THUYẾT LỀU CHÕNG CỦA NGÔ TẤT TỐ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2018
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN HÀ THỊ QUỲNH NGHỆ THUẬT PHÓNG SỰ TRONG TIỂU THUYẾT LỀU CHÕNG CỦA NGÔ TẤT TỐ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG HÀ NỘI - 2018
- LỜI CẢM ƠN Để thực hiện đƣợc khóa luận này, tác giả khóa luận đã nhận đƣợc sự giúp đỡ thƣờng xuyên tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn – Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam và TS. Thành Đức Bảo Thắng – ngƣời hƣớng dẫn trực tiếp. Tác giả xin đƣợc bày bỏ lòng biết ơn và gửi lời cám ơn trân trọng nhất tới các thầy cô! Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2018 Tác giả khóa luận Hà Thị Quỳnh
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: khóa luận tốt nghiệp Nghệ thuật phóng sự trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào. Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2018 Tác giả khóa luận Hà Thị Quỳnh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4 4. Đối tƣợng, pham vi nghiên cứu .................................................................... 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 4 6. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 4 7. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 4 NỘI DUNG ....................................................................................................... 6 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ...................................................... 6 1.1. Khái niệm phóng sự ................................................................................... 6 1.1.1. Sự ra đời của phóng sự ........................................................................... 6 1.1.2. Quá trình phát triển của phóng sự Việt Nam .......................................... 9 1.1.3. Một số quan niệm về phóng sự.............................................................. 11 1.1.4. Đặc trưng của phóng sự ........................................................................ 13 1.1.4.1. Phóng sự luôn phản ánh sự thật ........................................................ 13 1.1.4.2. Phóng sự sử dụng bút pháp miêu tả, tường thuật kết hợp với nghị luận14 1.1.4.3. Ngôn ngữ phóng sự chính xác khách quan ........................................ 16 1.2. Vị trí của phóng sự Lều Chõng trong sự nghiệp của Ngô Tất Tố............ 17 1.2.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Ngô Tất Tố ............................ 17 1.2.2. Tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố ................................................. 20 CHƢƠNG 2. BIỂU HIỆN CỦA CHẤT PHÓNG SỰ TRONG TIỂU THUYẾT LỀU CHÕNG .............................................................................................. 25 2.1. Vấn đề phản ánh đậm chất thời sự ........................................................... 25 2.2. Nghệ thuật trình bày tƣ liệu ..................................................................... 33
- 2.2.1. Ngôn ngữ mang “cái tôi” trần thuật của tác giả.................................. 34 2.2.2. Ngôn ngữ nhân vật ................................................................................ 36 2.2.3. Ngôn ngữ giàu tính thời sự và tính chiến đấu....................................... 39 CHƢƠNG 3. GIÁ TRỊ CỦA NGHỆ THUẬT PHÓNG SỰ TRONG TIỂU THUYẾT LỀU CHÕNG ................................................................................. 46 3.1. Những giá trị mang tính truyền thống...................................................... 46 3.1.1. Giá trị văn hóa vật thể .......................................................................... 46 3.1.2. Giá trị văn hóa phi vật thể .................................................................... 47 3.2. Những đóng góp về nội dung .................................................................. 49 3.2.1. Góp phần hoàn thiện bức tranh hiện thực về chế độ khoa cử phong kiến 50 3.2.2. Phê phán phong trào “phục cổ” của thực dân ..................................... 53 3.2.3. Thể hiện tinh thần nhân đạo ................................................................. 55 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngô Tất Tố đƣợc coi là một trong những nhà văn hàng đầu của trào lƣu văn học hiện thực phê phán ở Việt Nam trƣớc 1945. Các tác phẩm nổi tiếng của ông nhƣ Tắt đèn, Việc làng và khi nhắc đến Ngô Tất Tố ta không thể không nhắc đến tiểu thuyết Lều chõng. Ngô Tất Tố đƣợc nhắc tới là một nhà Nho lão thành, thấm sâu nền văn hóa cũ, và chính ông cũng đã từng mang lều chõng đi thi, từng thi hỏng và từng đỗ đạt. Ngô Tất Tố - nhà văn giao thời, đó chính là cái tên mà không ít ngƣời đã quan sát và đặt cho ông, khi họ thấy đƣợc tính chất giao thời đƣợc thể hiện rõ nét trong tiểu thuyết Lều chõng. Lều chõng ra mắt độc giả lần đầu trên báo Thời vụ năm 1939, xuất bản thành sách năm 1941, đƣợc coi là một trong hai kiệt tác văn chƣơng làm nên tên tuổi của ông trong dòng văn học hiện thực 1930 – 1945. Tiểu thuyết là câu chuyện kể về con đƣờng tiến thân thông qua thi cử của kẻ sĩ sống dƣới thời phong kiến. Tác phẩm đã cung cấp cho chúng ta một kho tài liệu vô cùng quý giá, trung thực, tỉ mỉ về chế độ khoa cử đã lỗi thời. Bên cạnh đó, tác giả cũng bộc lộ thái độ phê phán, quyết tâm từ bỏ song không phải không day dứt. Tái hiện đƣợc những mặt trái của hiện thực xã hội qua chế độ khoa cử cũ là sự thành công của Ngô Tất Tố khi kết hợp nhuần nhuyễn thể loại tiểu thuyết với thể văn tƣ liệu - nghệ thuật phóng sự. Chính vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu gọi Lều chõng là cuốn tiểu thuyết phóng sự với thái độ trân trọng tài năng, phẩm chất của Ngô Tất Tố. Đây cũng chính là đặc điểm của văn học Việt Nam giai đoạn này: sự đan xen giữa các yếu tố thể loại trong một tác phẩm, tác giả. Đúng nhƣ M. Bakhtin nhận định trong công trình nổi tiếng của mình (Lý luận và thi pháp tiểu thuyết) khi đề cao vai trò của tiểu thuyết trong hệ thống thể loại văn học thời hiện đại: “Tiểu thuyết là thể loại văn chƣơng duy nhất luôn 1
- luôn biến đổi, do đó nó phản ánh sâu sắc hơn sự biến chuyển của bản thân hiện thực. Chỉ kẻ biến đổi mới hiểu đƣợc sự thay đổi. Tiểu thuyết sở dĩ đã trở thành nhân vật chính trong tấm kịch phát triển văn học thời đại mới, bởi vì nó là thể loại duy nhất do thế giới mới ấy nảy sinh và đồng chất với thế giới ấy về mọi mặt. Tiểu thuyết về nhiều phƣơng diện đã và đang báo trƣớc sự phát triển tƣơng lai của toàn bộ nền văn học. Vì thế một khi đã có đƣợc vị trí thống ngự, nó xúc tác làm đổi mới tất cả các thể loại khác, nó làm chúng lây nhiễm tính biến đổi và tính không hoàn thành. Nó lôi cuốn chúng một cách đầy quyền lực vào quỹ đạo của mình, chính bởi vì quỹ đạo ấy trùng hợp với phƣơng hƣớng phát triển cơ bản của toàn bộ nền văn học” [1, 27 – 28]. Phóng sự xuất hiện ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX và đƣợc biết tới là thể loại của báo chí. Đặc trƣng của thể loại này là tính chính xác của hiện thực, tính thời sự cấp bách và có cả tính chính trị - xã hội. Khi tái hiện hiện thực cuộc sống, không ít các nhà văn đã vận dụng hài hòa, hiệu quả thể văn tƣ liệu này và tạo đƣợc những hiệu ứng tích cực: vừa giúp ngƣời đọc thấy đƣợc hiện thực khách quan một cách chân thực nhất, vừa bộc lộ tình cảm, thái độ trƣớc cuộc sống, xã hội. Đó là những yếu tố cần thiết để làm nên sự thành công của tiểu thuyết Lều chõng khi tái hiện diện mạo của xã hội đƣơng thời qua chế độ khoa cử. Ngô Tất Tố nắm bắt và kết hợp thành công thể loại tiểu thuyết với nghệ thuật phóng sự, thể hiện tài năng, cái nhìn sắc bén và vô cùng nhạy cảm với thời cuộc. Việc chọn và thực hiện đề tài: Nghệ thuật phóng sự trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố, tác giả khóa luận coi đó là một công việc nghiên cứu khoa học thực sự và vô cùng cần thiết cho sinh viên năm cuối. Từ đó, giúp cho tác giả trau dồi kiến thức bổ sung thông tin để phục vụ công việc giảng dạy sau này. 2
- 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Về tiểu thuyết của Ngô Tất Tố, qua việc tìm hiểu chúng tôi thấy rằng đến thời điểm hiện tại đã có không ít những bài viết đề cập đến những tác phẩm của ông. Có thể kể đến các nhà phê bình nhƣ: Kiều Thanh Quế, Vũ Ngọc Phan, Trần Văn Minh, Nguyễn Đăng Mạnh... Nhà nghiên cứu Kiều Thanh Quế trong bài phê bình tác phẩm “Lều chõng của Ngô Tất Tố” đã xác định đặc trƣng thể loại và đánh giá ý nghĩa nội dung hiện thực: “Lều chõng của Ngô Tất Tố là một phong tục tiểu thuyết nhƣng lại có tính cách lịch sử - lịch sử khoa cử ngày xƣa! Các nhân vật của lịch sử không có trong đó; nhƣng cả một thời đại khoa cử của quá khứ trong đó, đƣợc tiểu thuyết hóa bởi một nhân vật của lịch sử khoa cử Việt Nam: ông đầu xứ Ngô Tất Tố... Đọc Lều chõng, nhiều ngƣời chỉ để ý đến chỗ khả quan của một chế độ khoa cử phiền phức ngày xƣa thôi. Chớ mặt trái chế độ còn chứa biết bao nhiêu là chi tiết đáng thƣơng tâm: nào là phải đóng quyển văn viết bài thi cho hợp phép; nào là không đƣợc đồ, di, câu, cải, nếu không, phạm trƣờng qui! Ngoài ra còn các ngoại hạn, ngoại hàm, khiếm trang, khiếm tị, phạm húy... Kể sao cho xiết những điều vô lý ấy? Nó chỉ tổ làm khổ, làm mờ tối niên lực sáng tạo của sĩ phu thuở trƣớc thôi!” [16, 10 – 11]. Trong bài phê bình tác phẩm “Lều chõng” nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Cho nên vào thời điểm Lều chõng ra đời, có ngƣời đã nhận định Lều chõng thuộc vào loại tiểu thuyết phóng sự. Nghệ thuật phản ánh hiện thực cũng có những chỗ tinh vi, đánh dấu hẳn một giai đoạn lịch sử: vào giữa thế kỉ XIX” [5, 344] Tóm lại, phân tích các bài viết về tiểu thuyết Lều chõng, chúng tôi nhân xét, những lời phê bình về tác phẩm ở trên chỉ quan tâm tới đặc trƣng về thể loại tiểu thuyết, còn nghệ thuật phóng sự, nghệ thuật mà chúng tôi cho là chủ 3
- đạo làm nên diện mạo tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố thì không đƣợc đề cập tới nhiều và đặt nó ở vị trí xứng đáng. 3. Mục đích nghiên cứu Từ việc khám phá và tìm hiểu chất phóng sự trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố. Chúng tôi rút ra những thành công của tác giả trong nghệ thuật phóng sự. Những sáng tạo đó đã góp phần tạo nên sức ảnh hƣởng của nhà văn với nền văn học dân tộc. 4. Đối tƣợng, pham vi nghiên cứu Nghiên cứu nghệ thuật phóng sự trong tác phẩm Lều chõng của Ngô Tất Tố. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp phân tích Phƣơng pháp thống kê Phƣơng pháp đối chiếu – so sánh 6. Đóng góp của khóa luận Đề tài nghiên cứu đi sâu khám phá nghệ thuật phóng sự trong tiểu thuyết Lều chõng nhằm tăng thêm nguồn tài liệu về nghệ thuật phóng sự trong tác phẩm này; nêu bật đặc sắc nghệ thuật phóng sự đƣợc sử dụng trong cuốn tiểu thuyết. Từ đó, đã làm nên một kiệt tác văn chƣơng – Lều chõng của Ngô Tất Tố. Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho học sinh hoặc sinh viên chuyên ngành văn khi nghiên cứu về nhà văn Ngô Tất Tố. 7. Bố cục khóa luận Khóa luận bao gồm các phần: mở đầu, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung và kết luận. Phần nội dung của khóa luận đƣợc cấu tạo thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Những vấn đề chung 4
- Chƣơng 2: Biểu hiện của nghệ thuật phóng sự trong tiểu thuyết Lều chõng. Chƣơng 3: Giá trị của nghệ thuật phóng sự trong tiểu thuyết Lều chõng 5
- NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Khái niệm phóng sự 1.1.1. Sự ra đời của phóng sự Từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX – nền văn học viết Việt Nam hình thành và phát triển trong môi trƣờng xã hội phong kiến trung đại, đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn, nhƣng ít có những giai đoạn diễn ra sự biến đổi mạnh mẽ và mau lẹ. Bƣớc sang đầu thế kỉ XX, cơ cấu xã hội và môi trƣờng văn hóa – tƣ tƣởng có nhiều biến đổi quan trọng, nền văn học dân tộc đã chuyển dần từ phạm trù văn học trung đại sang văn học hiện đại. Từ những năm 30 của thế kỷ XX, văn học Việt Nam đƣợc đánh giá là phát triển mau lẹ. Sự phát triển mau lẹ ấy thể hiện ở cả sự tăng trƣởng về số lƣợng, cả về nhịp độ kết tinh và ở trên mọi thể loại, mọi khuynh hƣớng văn học. Nói về tốc độ phát triển của văn học Việt Nam trong thời kỳ này, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan, trong bộ Nhà văn hiện đại đã nhận xét: “Một năm ở ta kể nhƣ ba mƣơi năm của ngƣời” [12, 22]. Nhiều thể loại mới lần lƣợt ra đời và đã đóng góp cho sự phát triển của văn học Việt Nam với nhiều tác giả và tác phẩm tiêu biểu. Trong những thể loại đó thì thể phóng sự chiếm một vị trí lớn trên diễn đàn văn học. Có đƣợc vị trí đó là nhờ vào những ƣu thế riêng, vô cùng hữu ích cho việc phục vụ nhu cầu cấp thiết của thời đại mà phóng sự mang lại: tính xác thực, tính thời sự, tính chính trị, xã hội. Dƣới ngòi bút và lối viết của các tác giả có thực tài, phóng sự thể hiện thành công chức năng vốn có. Phóng sự từ khi xuất hiện đã làm chấn động dân chúng báo chí, còn các nhà cầm quyền thì ra lệnh đóng cửa các tòa soạn báo, vì tính chất nguy hiểm của các bài phóng sự. Leonard Ray Teel – Ron Tay đã viết: “Phóng sự có thể 6
- là vị trí quyến rũ hơn cả trong nghề báo” [11, 7], còn GS, TS Karel Storkal (Tiệp Khắc) nhận định là: “Phóng sự là một trong những thể loại báo chí đƣợc ngƣời đọc yêu thích nhất và cũng là một trong những thể loại khó nhất đối với ngƣời viết” [11, 7]. Nhiều tài liệu nghiên cứu đã cho rằng thể phóng sự xuất hiện lần đầu ở Châu Âu vào cuối thế kỉ XIX, khi đó độc giả đã bắt đầu chán ngấy sự hƣ cấu và khát khao những điều chân thực đang hoặc đã diễn ra trong xã hội, về những hiện thực đen tối, thối nát của cả một hệ thống chính trị. Cùng với đó, sự tham gia tích cực của các nhà văn vào địa hạt báo chí đã thúc đẩy thể loại phóng sự xuất hiện trên thế giới vào cuối thế kỉ XIX. Ở Việt Nam, phóng sự ra đời khá muộn. Có một số ý kiến cho rằng phóng sự bắt đầu manh nha từ những tác phẩm ngƣời thực, việc thực nhƣ: Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái. Trong công trình nghiên cứu Phóng sự báo chí của nhà xuất bản Lí luận chính trị lại cho rằng: Phóng sự đã có mặt ở Việt Nam vào những năm 30 của thế kỉ XX, mặc dù báo chí Việt Nam có từ năm 1863, với nhiều dẫn chứng rất khách quan và thuyết phục nhƣ sau: Thứ nhất: Sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, chúng đã thay “chính sách đồng hóa” bằng “chính sách hợp tác”, chúng đã tung ra những khẩu hiệu mang tính chất lừa bịp nhƣ “Pháp – Việt đều hều”. Từ khẩu hiệu này của thực dân Pháp, chúng ta đã đƣa rất nhiều thanh niên trí thức lên đƣờng du học tại các nƣớc Nhật, Pháp. Trong đó có không ít những ngƣời làm nghề báo, sau một thời gian họ trở về nƣớc và đem theo những ánh sáng mới của phƣơng Tây về. Có thể kể đến một số tên tuổi là Tạ Đình Bích, Phùng Bảo Thạch, Đỗ Văn... Họ đã cùng nhau thực hiện một cuộc cải cách quan trọng trong nghề báo: áp dụng vào Việt Nam lối viết báo và cách trình bày báo hiện đại đã học đƣợc từ Châu Âu, với lối hành văn gọn gàng, sáng sủa của ngƣời Pháp. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc xuất bản ở Pari năm 1925 có thể 7
- coi là một thiên phóng sự chính luận giàu tính chiến đấu và sôi nổi tinh thần yêu nƣớc. Giai đoạn 1930 – 1945 phóng sự nở rộ với nhiều cây bút tài năng cùng với những tác phẩm xuất sắc và đã có đƣợc tiếng vang rộng rãi trong dƣ luận. Có thể kể tới phóng sự Tôi kéo xe của Tam Lang, đƣợc đăng trên tờ Đông Tây vào tháng 8/1932, do Hoàng Tích Chu và Đỗ Văn, hai ngƣời có công lớn trong việc thay đổi báo chí nƣớc ta. Cuộc thay cũ, đổi mới này đã tạo điều kiện cho các thể loại báo chí mang phong cách hiện đại du nhập dần vào Việt Nam, trong đó có phóng sự. Năm 1942, nhà nghiên cứu phê bình Vũ Ngọc Phan viết: “Ở nƣớc ta, nghề viết báo là một nghề mới có, nên những thiên phóng sự xứng đáng với cái tên của nó, cũng chỉ mới ra đời trong vòng mƣơi năm trở lại đây” [15, 520]. Nguyễn Đăng Mạnh có viết: “Vào đầu những năm 30 của thế kỉ này (tức thế kỉ XX) cùng với sự phát triển mạnh mẽ của báo chí, một thể văn mới ra đời; thể Phóng sự” [7, 63]. Thứ hai: Hoàn cảnh đất nƣớc ta trong thời kỳ này, liện tục xảy ra hàng loạt các sự kiện. Trƣớc tiên, có thể kể đến cơn bão khủng bố trắng 1930 – 1931. Xã hội Việt Nam thời kỳ này tồn tại những mâu thuẫn gay gắt. Sự áp bức bóc lột của thực dân, những bất công của xã hội đã đẩy dân nhân vào tình trạng vô cùng khổ cực. Thực trạng xã hội với hình ảnh cùng quẫn của tầng lớp nghèo hèn dƣới đáy xã hội; sự “phất” lên của những tên quan lại, địa chủ theo Pháp... là mảng đề tài hiện thực nóng bỏng, đƣợc các nhà văn lựa chọn để “mổ xẻ”, bằng “một lối tả thực nhƣ kí sự, trào phúng nhƣ văn châm biếm, cảm ngƣời ta nhƣ văn tiểu thuyết, mà lại bao gồm tất cả lối bút chiến về việc, nói tóm lại dùng cái lối tạo nên một thể linh hoạt và có hiệu lực vô cùng: thể Phóng sự” [15, 519]. Thứ ba: Vào đúng thời gian này, nền giáo dục của nƣớc ta đã có những khởi sắc đáng kể. Hệ thống trƣờng học ngày càng đƣợc mở rộng trên cả nƣớc. Đó là điều kiện tốt để tạo ra một lƣợng độc giả lớn. Độc giả đòi hỏi phải có 8
- những tác phẩm báo chí vừa phản ánh cụ thể chính xác về hiện thực cuộc sống đa dạng, chân thực, vừa có thể gợi cảm xúc trong lòng ngƣời đọc. Điều đó thúc đẩy phóng sự ra đời và nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí: là đứa con đầu lòng của nghề viết báo. Tóm lại, có thể khẳng định phóng sự bắt đầu manh nha xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng những năm 30 của thế kỉ XX, do tình hình đất nƣớc ta lúc bấy giờ kết hợp với các cây bút tài hoa vào địa hạt báo chí và do công chúng báo chí đòi hỏi. 1.1.2. Quá trình phát triển của phóng sự Việt Nam Phóng sự là thể văn mới đƣợc du nhập vào nƣớc ta, ngay khi ra đời phóng sự đã tồn tại, và khẳng định vị trí của mình. Nó đã làm đảo lộn, tạo nên những “cú sốc” trong công chúng báo chí. Có thể xác định ba giai đoạn phát triển của phóng sự nhƣ sau: Giai đoạn 1: Từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 Ở giai đoạn này, phóng sự tuy mới bắt đầu manh nha xuất hiện ở Việt Nam nhƣng cũng đã cho công chúng thấy rõ đƣợc vai trò quan trọng của thể tài này. Phóng sự thời kỳ đƣợc đánh dấu bằng tác phẩm “Tôi kéo xe” của Tam Lang Vũ Đình Chí, đăng lần đầu trên tạp chí Đông Tây. Với tác phẩm này đã cho thấy phóng sự vừa ra đời đã đạt tới đỉnh cao về nội dung và hình thức thể loại. phóng sự giai đoạn này đƣợc chia làm nhiều khuynh hƣớng khác nhau. Theo nhƣ sự tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy phóng sự giai đoạn này đi theo một số khuynh hƣớng cơ bản dƣới đây: Khuynh hướng thứ nhất: Ở khuynh hƣớng này, các nhà báo đã dùng ngòi bút của mình để ca ngợi chế độ thực dân bảo hộ, chính những lời lẽ ca ngợi đƣợc sử dụng trong lối viết này đã làm tan rã tinh thần chống ngoại xâm của một bộ phân công chúng. Phóng sự “Tôi buôn lậu” đăng trên báo Dân 9
- Nói, Sài Gòn, tháng 2/1938, của Đồng Phƣơng, hoặc những phóng sự mang tính chất mua vui rẻ tiền, đã đầu độc tâm hồn của thanh niên đến nỗi khiến Ngô Tất Tố phải thốt lên: “Họ không cần thuốc mê, chỉ dùng những văn thơ khêu gợi để đầu độc những óc ngây thơ của phụ nữ” [15, 26]. Khuynh hướng thứ hai: Ở khuynh hƣớng này các tác giả lại tập trung đi vào việc tái hiện lại cuộc sống bần cùng của con ngƣời, đề cập đến những đau khổ của ngƣời dân, những bất công ngang trái hiện hữu trong xã hội. Các tập phóng sự ra đời cùng với những tên tuổi tài hoa, chúng ta có thể kể đến tác giả Trọng Lang với những thiên phóng sự đã góp phần tái hiện lại tình trạng thanh niên với cuộc sống trụy lạc ở nơi thành thị; Vũ Trọng Phụng với hàng loạt các thiên phóng sự: Cạm bẫy người (1933), Kĩ nghệ lấy Tây (1934); Ngô Tất Tố với những thiên phóng sự về nạn cƣờng hào, hủ tục hƣơng thôn và chế độ khoa cử thời phong kiến nhƣ: Lều chõng (1939), Việc làng (1940)... Những phóng sự này đã phần nào phản ánh đƣợc nỗi thống khổ của một dân tộc thuộc địa, bên cạnh đó các tác giả cũng đã phần nào thể hiện đƣợc rõ quan điểm, thái độ và tình cảm của cá nhân mình đối với những ngƣời dân nghèo khổ lam lũ – những con ngƣời sống ở dƣới đáy xã hội. Khuynh hướng thứ ba: Là khuynh hƣớng của báo chí cách mạng. Các nhà phóng sự đi theo khuynh hƣớng này hoạt động bí mật, làm nhiệm vụ chính là tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin và lí tƣởng cách mạng nhằm khợi gợi lòng yêu nƣớc và kêu gọi nhân dân tham gia cách mạng. Thể loại phóng sự trên báo chí cách mạng đã bám sát cuộc chiến đấu chống kẻ thù của dân tộc ta. Từ mục đích mà lối viết phóng sự này muốn hƣớng tới, chúng ta có thể nhận định đây là một khuynh hƣớng tiến bộ, và vô cùng cần thiết cho đất nƣớc ta trong việc kêu gọi toàn bộ quần chúng nhân dân đi theo con đƣờng chân chính – con đƣờng cách mạng. 10
- Giai đoạn 2: Từ sau cách mạng tháng Tám đến trƣớc đại hội Đảng lần thứ VI (1986) Phóng sự thời điểm này đƣợc coi là một trong những thể tài đứng hàng đầu, nó tái hiện một cách chân thực hiện thực đƣơng thời qua các dấu mốc lịch sử trọng đại của dân tộc. Phóng sự thời kỳ này tuy đƣợc đề cao và là thể báo chí hàng đầu nhƣng do sự chi phối của hiên thực xã hội đƣơng thời lên không có sự thăng hoa nở rộ mà đã tạm thời lắng xuống. Nhà nghiên cứu Lã Nguyên có viết: “Phóng sự - thể loại từng phát triển mạnh mẽ trƣớc cách mạng, nay bỗng thiếu vắng trên văn đàn” [9, 208]. Giai đoạn 3: Từ đầu những năm 1980 đến nay Phóng sự giai đoạn này có nhiều khởi sắc. Với chủ chƣơng mở cửa và chính sách đổi mới, dân chủ hóa đời sống chính trị. Trong điều kiện thuận lợi nhƣ vậy phóng sự đã thể hiện rõ vai trò xung kích của mình và luôn có vị trí trang trọng trên trang nhất của nhiều tờ báo. Các thiên phóng sự nổi tiếng nhƣ: Vua lốp của Trần Huy Quang (1987); Vẫn phải tin vào những giọt nƣớc măt (1996) của Xuân Ba... Phóng sự giai đoạn này có một bƣớc phát triển vƣợt bậc vì nó mở rộng cả ở phạm vi đề tài trên cả tầm vĩ mô và vi mô. Từ đề tài chiến tranh, kinh tế đến vấn đề an ninh chính trị. Nhƣ vậy, thể loại phóng sự mới xuất hiện ở nƣớc ta khoảng hơn 70 năm, thế nhƣng thể tài này đã nhanh chóng khẳng định đƣợc vị trí của mình, không ngừng vận động và phát triển trƣớc mọi sự đổi mới của lịch sử. 1.1.3. Một số quan niệm về phóng sự Nói đến phóng sự, các nhà nghiên cứu đã có rất nhiều sự phân tích và ý kiến cũng nhƣ quan điểm khác nhau. Có thể kể tới hai quan niệm chính nhƣ sau: Quan niệm thứ nhất: Họ khẳng định phóng sự là việc tái hiện lại một vấn đề hoặc một sự việc có thật một cách súc tích, chuẩn xác, các tình tiết bên trong nhằm cho ngƣời đọc hiểu: vấn đề gì? Diễn ra tại nơi nào? Diễn ra thế 11
- nào? Vấn đề có ảnh hƣởng đến ai không? Lý do mà sự việc đó lại diễn ra? Ở quan điểm này, các nhà nghiên cứu chỉ quan tâm tới thông tin trong ở bài viết. Một nhà báo Mỹ, Mark Twain khẳng định: “Phóng sự chỉ là một sự ghi chép máy móc đơn thuần các sự việc chứ không phải là một công việc sáng tạo”. Ở quan niệm này ta có thể nhận xét đây là một cái nhìn không chuẩn xác về thể phóng sự. Từ chức năng vốn có của thể loại này ta thấy nó ngoài việc tái hiện lại một cách chân thực hiện thực cuộc sống, mà còn cho ngƣời đọc thấy đƣợc nguồn cội của vấn đề, đôi khi nó còn đƣa ra một hƣớng đi mới tiến bộ hơn. Quan niệm thứ hai: Ở quan niệm này, các nhà nghiên cứu nhận định ở phóng sự có sự hội tụ của khá nhiều thể loại nhƣ đàm thoại, tƣờng thuật... có cả văn học ở trong đó. Từ đó mà phóng sự có thể tái hiện lại mọi mặt của cuộc sống, từ những sự việc nhỏ lẻ nhất đến những vấn đề mang tầm vóc quốc gia, đại sự. Ở quan niệm này ta thấy ngƣời viết có quyền đƣợc bày tỏ quan điểm của riêng cá nhân mình vào trong bài viết. Ngƣời đọc có thể cảm nhận đƣợc những vấn đề mà bài phóng sự đề cập tới một cách chân thực hơn. Vũ Trọng Phụng, “ông vua phóng sự đất Bắc” đã viết: “Phóng sự là một thiên truyện kể với cơ sở mà nhà báo đã từng mắt thấy tai nghe, trừ khi là một thiên “Phóng sự trong buồn” nhà báo nghe ngƣời ta kể lại cái mà mình chƣa biết bằng tai, bằng mắt. Tôi hết sức trách cái kiểu viết Phóng sự nhƣ vậy” [11, 33]. Có nghĩa là Vũ Trọng Phụng đề cao tính chất hiện thực trong phóng sự. Cái hiện thực đó là do tự ngƣời viết khám phá hoặc tự mình phải nhập vào cuộc sống ấy đề mà tái hiện lại những gì chuẩn xác nhất. Giáo trình nghiệp vụ báo chí của trƣờng tuyên huấn Trung ƣơng – Tập II, năm 1977, có viết: “Phóng sự là một trong những thể tài thông tin quan trọng của báo chí có ít nhiều đặc trƣng văn học, phản ánh quá trình xảy ra có quá trình diễn biến, bằng phƣơng pháp miêu tả tự thuật, lại có thể kết hợp nghị luận, nhằm nêu lên phẩm chất và tinh thần của ngƣời và bộ mặt xã hội theo một hệ thống quan điểm và đƣờng lối chính trị nhất định” 12
- Tóm lại có thể thấy, tuy góc độ tiếp cận phóng sự không giống nhau, và các quan niệm về phóng sự có phần khác nhau, nhƣng ta thấy ở hai quan niệm đều có điểm tƣơng đồng. Đó là phóng sự đều cần có sự chuẩn xác, chân thật và có liên quan trực tiếp đến cộng đồng ngƣời. 1.1.4. Đặc trưng của phóng sự Từ việc nghiên cứu thể loại phóng sự, các nhà nghiên cứu đã đƣa ra khá nhiều đặc trƣng của thể tài này. Dƣới đây là một số đặc trƣng mà chúng tôi tìm hiểu đƣợc: 1.1.4.1. Phóng sự luôn phản ánh sự thật Vấn đề mà phóng sự đề cập tới luôn luôn phải là những vấn đề có thực, đã từng hoặc đang diễn ra trong đời sống xã hội. Phóng sự ngoài việc tái hiện lại hiện thực đƣơng thời, nó còn đi vào phản ánh chân thực những số phận bất hạnh, một cá nhân điển hình hoặc cả một lớp ngƣời trong xã hội. Ở Lều chõng Ngô Tất Tố đã tái hiện một cách thẳng thắn, chân thực việc giáo dục và chế độ thi cử của xã hội phong kiến vào lúc suy tàn. Và sự ra đời của cuốn tiểu thuyết đã hoàn thiện cái nhìn đầy đủ, toàn diện của Ngô Tất Tố và xã hội. Ngoài việc tái hiện lại một cách chân thực, hiện thực cuộc sống ngƣời viết phóng sự còn phải tự mình khảo sát hiện thực, đôi khi còn phải đƣa ra những định hƣớng nhất định để giải quyết vấn đề một cách đúng đắn hợp lý. Phóng sự ngoài việc đƣa ra những thông tin chuẩn xác mà còn đi vào mổ xẻ từ ngọn ngành đến nguồn gốc của vấn đề. Ngƣời viết lấy “con ngƣời” là đối tƣợng phản ánh chính thì “việc” chỉ đƣợc coi là tình tiết nhỏ nhặt đƣợc chắp ghép lại để tái hiện lại những biến cố trong cuộc đời của nhân vật. Nhân vật nhƣ một hình tƣợng mang tính khái quát và đại diện cho một lớp ngƣời hoặc cả cộng đồng ngƣời, hay chứng minh cho một phong tục tập quán, hoặc nối suy nghĩ, hay một truyền thống lịch sử nào đó. 13
- Vũ Ngọc Phan cũng từng nhận xét nhƣ sau: “Lều chõng là một tiểu thuyết miêu tả một bi kịch của những ngƣời trí thức thời phong kiến mà Vân Hạc, nhân vật chính trong truyện là ngƣời tiêu biểu. Vân Hạc là một anh học trò thông minh, có lƣơng tri và học giỏi. Về mặt tƣ tƣởng, anh không có cái gì đặc biệt, anh cũng “đi học đi hiệc, đi thi đi thiếc” nhƣ trăm nghìn ngƣời khác. Anh hơn các bạn ở chỗ qua sách vở của thánh hiền, qua những lề lối phức tạp của thi cử và thái độ của quan trƣờng về lựa chọn nhân tài, anh đã có một số nhận thức về học tập, về thi cử không giống các bạn của anh. Những trƣớc sự mơ ƣớc “làm bà nghè, bà thám” của vợ anh, anh đã bị cuốn vào thi cử, cho đến khi bị cầm tù vì “phạm húy” và bị cách tuột thủ khoa, anh mới thật vỡ mộng” [5, 341 – 342]. Nhƣ vậy, có thể thấy bức chân dung về nhân vật Vân Hạc và những tình huống xảy ra với Vân Hạc đã nói lên toàn bộ hiện thực của một chế độ thi cử đầy ngang trái, bất công. Không những thế khi viết phóng sự ngƣời viết còn phải sắp xếp các sự kiện, sự việc theo tiến trình lịch sử, quá trình phát sinh phát triển giúp cho ngƣời đọc dễ dàng theo dõi và nắm bắt đƣợc vấn đề mà phóng sự đang đề cập tới. 1.1.4.2. Phóng sự sử dụng bút pháp miêu tả, tường thuật kết hợp với nghị luận Việc sử dụng bút pháp miêu tả và tƣờng thuật vẫn luôn đứng vị trí trọng yếu trong phóng sự. Sự kết hợp này giúp cho ngƣời đọc dễ dàng cảm nhận cũng nhƣ có thể hình dung đƣợc các sự kiện hay con ngƣời ở trong phóng sự nhƣ đang diễn ra trƣớc mắt họ. Miêu tả là dùng lời, hình ảnh để mô tả không gian, thời gian, hình dáng con ngƣời, diễn biến của câu chuyện, các xung đột trong hành động. Miêu tả giúp cho các thông tin trong phóng sự đƣợc chuyển tải một cách mềm mại, uyển chuyển dễ đi vào lòng ngƣời. Ở chƣơng II, cuốn tiểu thuyết, nhà văn đã miêu tả một cách tỉ mỉ đám rƣớc cả nhà cậu Khóa Trần Đăng Khoa về làng, có đoạn: “... Dân phu hàng 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ẩn dụ ý niệm cảm xúc trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
322 p | 421 | 84
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945
217 p | 376 | 81
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ báo chí Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh
184 p | 280 | 48
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Đối chiếu cấu trúc – ngữ nghĩa tục ngữ tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt
237 p | 196 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ với truyện cổ tích thần kỳ người Việt (một số type và motif cơ bản)
169 p | 133 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phạm trù nội động/ngoại động trong tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
186 p | 143 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương
164 p | 91 | 24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Vị trí của Hồ Biểu Chánh trong văn xuôi quốc ngữ Việt Nam đầu thế kỷ XX (1900 - 1930)
232 p | 137 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh phương thích nối trong văn bản tiếng Việt và tiếng Anh
202 p | 115 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu thơ đi sứ của Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấn
90 p | 109 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại
176 p | 56 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử
172 p | 136 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck
184 p | 45 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Cấu tạo và phương thức thể hiện tiếng cười của truyện cười hiện đại Việt Nam
179 p | 97 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phản trinh thám trong bộ ba New York của Paul Auster
167 p | 110 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu văn bản Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập
282 p | 42 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương
27 p | 26 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ với truyện cổ tích thần kỳ người Việt (một số type và motif cơ bản)
55 p | 42 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn