intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ một số đặc điểm của ngôn ngữ phê bình văn học; nhận diện những đặc điểm ngôn ngữ phê bình văn học của Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại trên hai cấp độ cơ bản - Từ ngữ và cú pháp; tìm dấu ấn thời đại và những đóng góp của Vũ Ngọc Phan đối với việc hiện đại hoá ngôn ngữ phê bình văn học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan

  1. MỤC LỤC Trang Mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu 5 4. Phương pháp nghiên cứu 6 5. Cấu trúc của luận văn 6 Chương 1:Phê bình văn học, ngôn ngữ phê bình văn học và công trình Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan 7 1.1. Phê bình văn học và vấn đề ngôn ngữ phê bình văn học 7 1.1.1. Tính khoa học và tính nghệ thuật trong phê bình văn học 7 1.1.2. Ngôn ngữ phê bình văn học 11 1.2. Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan trong bối cảnh phê bình văn học giai đoạn 1930 -1945 18 1.2.1. Diện mạo nền phê bình văn học trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 18 1.2.2.Vài nét về sự nghiệp của Vũ Ngọc Phan 27 1.2.3. Công trình Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan 30 Tiểu kết chương 1 34 Chương 2: Từ ngữ và câu văn Nhà văn hiện đại 35 2.1. Từ ngữ trong Nhà văn hiện đại 35 2.1.1. Yêu cầu về từ ngữ trong văn bản phê bình văn học 35 2.1.2. Những đặc điểm nổi bật về từ ngữ trong Nhà văn hiện đại 37 2.2. Câu văn trong Nhà văn hiện đại 50 2.2.1. Yêu cầu về câu văn trong văn bản phê bình văn học 50 2.2.2. Ngữ pháp câu văn trong Nhà văn hiện đại 52 Tiểu kết chương 2 65
  2. Chương 3 : Tu từ và lập luận trong Nhà văn hiện đại 66 3.1. Tu từ trong Nhà văn hiện đại 66 3.1.1. Vấn đề tu từ trong văn bản phê bình văn học 66 3.1.2. Một số phương tiện và biện pháp tu từ trong Nhà văn hiện đại 67 3.2. Lập luận trong Nhà văn hiện đại 85 3.2.1 Vai trò của lập luận trong văn bản phê bình văn học 85 3.2.2 Đặc điểm của lập luận trong Nhà văn hiện đại 86 Tiểu kết chương 3 93 Kết luận 94 Tài liệu tham khảo 99
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong giai đoạn 1930 - 1945, văn học Việt Nam phát triển với tốc độ nhảy vọt. Vũ Ngọc Phan nhận định: "một năm ở nước ta bằng ba mươi năm ở nước người". Gia tốc phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn này thể hiện trên nhiều phương diện: sự xuất hiện một đội ngũ sáng tác hùng hậu, sống bằng nghề văn; hàng loạt tác phẩm ra đời nhờ tiếp thu công nghệ in sách của phương Tây; một công chúng văn học đông đảo ỏ thành thị với nhu cầu mới mẻ, đa dạng, có tác dụng kích thích sự sáng tạo của nhà văn. Và nói đến sự phát triển ngoạn mục ấy, không thể không nói đến sự phong phú của thể loại văn học. Quả thật, khác với văn học trung đại trước đó, văn học Việt Nam lúc này đã nằm trong quĩ đạo của hiện đại hoá. Mọi thể loại văn học đều bừng rộ, đạt thành quả rực rỡ. Tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, thơ trữ tình, kịch,…đều đồng loạt có mặt. Trong bức tranh thể loại đa sắc đó, không thể không nói tới sự góp mặt của phê bình văn học. 1.2. Phê bình văn học đã có bước "chạy đà" trước đó với Nam Phong tạp chí, Đông Dương tạp chí, và được tiếp nối với Tri Tân, Thanh Nghị, Ngày nay… Giai đoạn này xuất hiện nhiều cây bút phê bình chuyên nghiệp, tiếp thu phương pháp phê bình văn học của phương Tây và gặt hái được những thành tựu đáng ghi nhận: Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Trần Thanh Mại, Đặng Thai Mai, Trương Tửu, Trương Chính, Vũ Ngọc Phan… Trong số những cây bút phê bình vừa kể trên, Vũ Ngọc Phan tuy không phải là gương mặt thật xuất sắc, nhưng, nói đến lịch sử phê bình văn học hiện đại Việt Nam, không thể không nhắc đến ông. Nổi bật hơn cả trong sự nghiệp trước tác của ông là bộ Nhà văn hiện đại. Đúng như lời đầu sách của Nhà xuất bản Văn học trong lần tái bản thứ VI: "Bộ sách Nhà văn hiện đại chưa phải đã thật hoàn hảo, như nhiều nhà
  4. 2 nghiên cứu, nhiều bạn đọc sau này đã chỉ ra; song vẫn là bộ sách có giá trị, bởi cho đến nay, nó vẫn là một công trình bao quát nhất của một giai đoạn văn học từ cuối thế kì XIX đến những năm 40 của thế kỉ XX - giai đoạn có một vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển văn học Việt Nam". Như vậy, không thể hình dung đầy đủ nền phê bình văn học thời bấy giờ nếu không nói đến bộ Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan. 1.3. Nói đến đóng góp của Nhà văn hiện đại dĩ nhiên trước hết phải nói đến mặt học thuật, gắn với phương pháp phê bình, tầm bao quát tư liệu, các nhận định về tác giả và tác phẩm, ảnh hưởng của nó đối với tình hình sáng tác lúc bấy giờ và cả sau này. Những mặt đó đã được đề cập với những mức độ đậm nhạt khác nhau trong các bài viết, các công trình nghiên cứu về bộ sách. Song nếu đặt Nhà văn hiện đại (cũng như một số công trình phê bình khảo cứu văn học thời bấy giờ) vào không khí văn học Việt Nam những năm 30 - 40 của thế kỉ XX ở Việt Nam, cần nhìn thêm một khía cạnh: sự đóng góp của tác giả đối với việc hiện đại hoá ngôn ngữ văn học. Thông thường, nói đến hiện đại hoá ngôn ngữ văn học, người ta chú trọng đặc biệt đến công lao của Thơ mới, của văn xuôi Tự lực văn đoàn và tác phẩm của nhiều nhà văn thời đó. Điều ấy hiển nhiên là đúng. Nhưng vẫn còn thiếu sót nếu không chú ý đến sự góp công của các cây bút phê bình văn học, bởi, chính thể loại vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật này cũng để lại những dấu tích rõ ràng trong việc du nhập các khái niệm ngữ văn từ phương Tây, làm giàu thêm vốn từ vựng ngôn ngữ dân tộc, hoặc trong việc hiện đại hoá câu văn quốc ngữ vốn được khởi sự từ những Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh… Để ngôn ngữ phê bình văn học có được diện mạo và phẩm chất như hiện nay, rõ ràng có sự đóng góp âm thầm, bền bỉ của nhiều thế hệ các nhà phê bình, mà một trong số đó chính là Vũ Ngọc Phan với công trình Nhà văn hiện đại.
  5. 3 Đó là những lí do thôi thúc chúng tôi triển khai đề tài nghiên cứu Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan với khuôn khổ một luận văn thạc sĩ. 2. Lịch sử vấn đề Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, chuyên luận về Vũ Ngọc Phan, về Nhà văn hiện đại của ông, nhưng dường như phần lớn chỉ xét về mặt văn chương. Trong Hồi ức về phê bình văn học trước Cách mạng Tháng Tám của chính Vũ Ngọc Phan (Tạp chí Văn học, số 9/ 1965), ông tự nhận xét về cuốn Nhà văn hiện đại của mình là “nói có sách, mách có chứng, không khen chê vu vơ…”. Đồng thời, ông cũng nêu một số vấn đề về chế độ xã hội lúc bấy giờ để lí giải tại sao tác phẩm Nhà văn hiện đại không đề cập đến chính trị. Nhà phê bình Lê Thanh trong Để bàn với ông Vũ Ngọc Phan về một phương pháp phê bình văn học (Tri Tân, số 8/1943 – Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 1998) cho rằng Vũ Ngọc Phan tự nhận viết cuốn Nhà văn hiện đại theo “phương pháp khoa học và thuyết tiến hoá”. Nhà văn Thạch Lam cùng thời với Vũ Ngọc Phan nhận định: “lối phê bình của Vũ Ngọc Phan là rất nhạt, chung chung, không theo một chính kiến rõ ràng”. Trong bài báo Nghiên cứu văn học theo đặc trưng thể loại và phong cách (Tạp chí Văn học, số 1/1993) và trong công trình Về phương pháp phê bình và nghiên cứu văn học (đăng trong chuyên luận Lí luận, phê bình văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX), Nguyễn Ngọc Thiện có một phần viết riêng về Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan. Tác giả cho rằng, phê bình văn học của Vũ Ngọc Phan là “rất thú vị, xét đoán theo tiêu chí đặc trưng chung của nhóm, loài, nhưng mỗi cá thể vẫn giữ được cái riêng biệt, đơn nhất của mình”.
  6. 4 Tuy thế, ông cũng khẳng định: một số nhận xét của Vũ Ngọc Phan còn rất khiên cưỡng. Trong một chuyên luận do Nhà xuất bản Văn học ấn hành của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Thiện (chủ biên), Nguyễn Đăng Điệp, Tôn Thảo Miên, Hà Công Tài, Trịnh Bá Đĩnh, Cao Kim Lan, Đinh Thị Minh Hằng nghiên cứu về lí luận, phê bình văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945, có một số bài viết liên quan đến Vũ Ngọc Phan. Tác giả Nguyễn Đăng Điệp ở bài viết Vũ Ngọc Phan (1902-1987) cho rằng: “Với Vũ Ngọc Phan, phê bình không phải là hoạt động tuỳ hứng có tính chủ quan. Ông muốn tiếp cận các giá trị của văn chương bằng cái nhìn của nhà khoa học…dựa theo những tiêu chí cụ thể và nhất quán”, “Những nhận xét của Vũ Ngọc Phan về Nguyên Hồng, Thạch Lam, Vũ Bằng, Tô Hoài… cũng có nhiều chỗ chính xác. Khi phân tích sáng tác của các nhà văn, Vũ Ngọc Phan hay dùng thủ pháp so sánh. Thủ pháp này góp phần nhận chân nét riêng của các cây bút này thêm rõ nét”, “Với thái độ phê bình cẩn trọng, nhiều nhận đinh của Vũ Ngọc Phan chừng mực và chính xác. Ông còn có những phát hiện tinh tế mà cho đến nay ta vẫn thấy tính thuyết phục trong các nhận định ấy”. Nhược điểm rõ nhất của Nhà văn hiện đại là chưa thể hiện được sự phong phú của văn học; việc sắp xếp các nhà văn vẫn chưa hợp lí trong trường hợp có nhiều nhà văn viết nhiều thể loại khác nhau; phân tích các tác phẩm chưa thật kĩ lưỡng, thậm chí chỉ đưa ra những nhận xét một cách khái quát chứ không chứng minh. Tuy thế, Vũ Ngọc Phan với Nhà văn hiện đại vẫn là “người công phu và tinh tế…Ông là người nhìn văn học bằng sự điềm tĩnh của nhà nghiên cứu”. Trịnh Bá Đĩnh trong Các hình thái tư duy phê bình đầu thế kỉ XX đã nhận thấy Vũ Ngọc Phan coi “phê bình thuộc sáng tạo của nghệ thuật” và ông đã “đồng đẳng” các thể loại văn học với thơ, kịch, truyện và kí.
  7. 5 Tác giả Trần Bích San trong Phê bình văn học nhận ra rằng Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại là một người “phê bình tác phẩm theo quy tắc ngữ văn hơn là một người đi tìm cái đẹp, khám phá các công trình sáng tạo. Tuy vậy, ông là nhà phê bình có ý thức vững chắc và trung thành với nhiệm vụ cùng phương pháp phê bình. Ông đã phê bình các sáng tác văn học đúng theo tiêu chuẩn của ông”. Ngược lại, Đỗ Lai Thuý trong Phê bình văn học Việt Nam trên đường hiện đại hoá thì cho rằng: “Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan là sự tranh chấp giữa phê bình khoa học và phê bình ấn tượng, giảng giải, nhận xét vụn vặt.” Như vậy có thể thấy rõ rằng sức sống của tác giả Vũ Ngọc Phan cùng với tác phẩm Nhà văn hiện đại đã vượt qua giới hạn về mặt thời gian trong gần thế kỉ qua, từ khi ra đời – năm 1939 đến nay. Chúng tôi đã thu thập được hơn 15 tác phẩm viết về nhà văn Vũ Ngọc Phan cùng với tác phẩm Nhà văn hiện đại. Tuy thế cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu về Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan dưới góc độ ngôn ngữ một cách có hệ thống. Đó là một trong những lí do để chúng tôi triển khai công trình nghiên cứu này. 3. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu 3. 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là bộ sách Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan gồm hai tập, tập 1 có 3 quyển, tập 2 có 3 quyển. 3.2. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ một số đặc điểm của ngôn ngữ phê bình văn học; - Nhận diện những đặc điểm ngôn ngữ phê bình văn học của Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại trên hai cấp độ cơ bản: từ ngữ và cú pháp.
  8. 6 - Tìm dấu ấn thời đại và những đóng góp của Vũ Ngọc Phan đối với việc hiện đại hoá ngôn ngữ phê bình văn học. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp cơ bản sau đây: - Phương pháp thống kê, phân loại. - Phương pháp miêu tả, giải thích. - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp loại hình - lịch sử. - Phương pháp tiếp cận hệ thống. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm ba chương như sau: Chương 1: Phê bình văn học, vấn đề ngôn ngữ phê bình văn học và công trình Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan Chương 2: Từ ngữ trong Nhà văn hiện đại Chương 3: Câu văn trong Nhà văn hiện đại Sau cùng là Tài liệu tham khảo.
  9. 7 Chương 1 PHÊ BÌNH VĂN HỌC, NGÔN NGỮ PHÊ BÌNH VĂN HỌC VÀ CÔNG TRÌNH NHÀ VĂN HIỆN ĐẠI CỦA VŨ NGỌC PHAN 1.1. Phê bình văn học và vấn đề ngôn ngữ phê bình văn học 1.1.1. Tính khoa học và tính nghệ thuật của phê bình văn học Nhận thức về bản chất của phê bình văn học là một quá trình, và quan niệm về phê bình văn học cũng đã từng có những chỗ rất khác nhau. Nhưng dù chưa phải đã có sự nhất quán trong các quan niệm, thì cũng không thể phủ nhận rằng, phê bình văn học là một hoạt động tất yếu của mọi nền văn học. Sản phẩm nghệ thuật ra đời, đồng thời cũng phải chịu sự phán xét của công chúng tiếp nhận: hoặc khen hoặc chê. Thái độ đó không chỉ của bạn đọc nói chung, mà quan trọng hơn, ở một lớp "độc giả đặc biệt", có sự am hiểu sâu sắc về văn học, có quan điểm lí thuyết, có vốn văn hóa sâu rộng, đó là các nhà phê bình văn học. Đỗ Lai Thúy cho rằng, phê bình có thể hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa thông tục của ngôn ngữ thường nhật, hay nghĩa hẹp, nghĩa chuyên môn của khoa học văn học. Theo nghĩa rộng, phê bình chỉ bất cứ sự khen chê, đánh giá nào về một tác phẩm, một sự kiện văn học, từ một câu thơ câu văn cho đến một sự nghiệp sáng tạo, một nền văn học. Nhưng phê bình văn học theo nghĩa là một hoạt động chuyên môn thì chỉ xuất hiện khi nhân loại bước vào thời đại mới, trước hết là ở châu Âu (đầu thế kỉ XIX) [39, tr.18-19]. Và cũng chỉ phê bình hiểu theo nghĩa hẹp như vậy mới là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Tính khoa học của phê bình văn học thể hiện ở chỗ, nó có đối tượng riêng, có phương pháp riêng. Đối tượng của phê bình văn học là trước hết là tác phẩm - yếu tố trung tâm của hệ thống văn học. "Người ta có thể phê bình
  10. 8 một một tác giả, một hiện tượng văn học, thậm chí một thời đại văn học, nhưng cơ sở của tất cả các phê bình trên vẫn là phê bình tác phẩm" [39, tr.25]. Từ lâu, tác phẩm văn học đã là đối tượng nghiên cứu của một số khoa học xã hội và nhân văn. Tùy theo mục đích của mình, mỗi khoa học có hướng tiếp cận riêng đối với tác phẩm văn học. Cũng xem tác phẩm là đối tượng, nhưng phê bình văn học của thế giới trước thế kỉ XX coi tác phẩm như là sự mô phỏng cuộc sống, như là bản sao của thiên nhiên. Chỉ từ thế kỉ XX, tác phẩm mới thực sự là một tồn tại tự thân, và do vậy, mới là đối tượng nghiên cứu thực sự của khoa học văn học, trong đó có phê bình văn học. Và cũng từ đây, phê bình văn học phải có quan niệm đầy đủ về tác phẩm văn học, trên cơ sở đó mới có thể xác định các phương pháp phù hợp. Tác phẩm văn học trước hết là một sáng tạo ngôn từ. Từ chất liệu có sẵn là ngôn ngữ tự nhiên, nhà văn tạo nên tác phẩm. Một tác phẩm văn học chỉ thực sự có sức sống tự thân khi nó là sản phẩm độc đáo, mang tính đơn nhất, không lặp lại. Tác phẩm văn học phải là một nghệ thuật. Nghĩa là nó có những thuộc tính chung với những loại hình nghệ thuật mà con người đã tạo ra như âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, múa, sân khấu, điện ảnh. Đặc trưng chung của nghệ thuật là tính thẩm mĩ, tính gợi cảm. Không tạo ra cái đẹp, không được xem là nghệ thuật. Mặt khác, không có khả năng đánh thức cảm xúc của con người cũng chưa phải là nghệ thuật. Tính khoa học của phê bình văn học thể hiện ở các phương pháp mà nó vận dụng. Trên tiến trình phát triển của mình, phê bình văn học đã từng được biết đến với các phương pháp: phê bình ấn tượng chủ nghĩa, phê bình tiểu sử học, phê bình văn hóa - lịch sử, phê bình xã hội học mác xít, phê bình phong cách học, phê bình thi pháp học, phê bình phân tâm học, phê bình văn học từ
  11. 9 hệ thống văn hóa. Mỗi phương pháp phê bình ra đời đều gắn với hệ tư tưởng, với những quan niệm triết mĩ, với lí thuyết. Thiếu lí thuyết, nhà phê bình - nói theo cách Nguyễn Hưng Quốc - không khác gì người mù. Trong tiểu luận Ba chức năng chính của phê bình, Nguyễn Hưng Quốc viết: "Các lý thuyết văn học vừa tồn tại như một sự phê bình đối với bản thân ý niệm văn học vừa tồn tại như một cương lĩnh để các nhà phê bình cũng như người đọc nói chung theo đó tiến hành công tác phê bình các tác phẩm văn học. Trong cách nhìn này, phê bình văn học và lý thuyết văn học có quan hệ mật thiết với nhau: không có một lý thuyết văn học nào không được hình thành trước hết như một cách phê bình đối với một lý thuyết, hoặc ít nhất, đối với một cách nhìn nào đó về văn học; và không có một hành động phê bình nghiêm chỉnh nào lại không dựa trên một cơ sở lý thuyết nhất định. Khi tính chất đa nguyên về văn hoá và thẩm mỹ càng phát triển, các nhà phê bình càng đối diện với nhu cầu tự chứng minh và bênh vực cho các luận điểm của mình, do đó, càng phải lún sâu vào lý thuyết: ngay cả khi họ thực lòng không thích lý thuyết thì họ cũng bị buộc phải lý thuyết hoá thái độ phản - lý thuyết của họ" [31]. Hiện nay, người ta chia phê bình thành phê bình báo chí và phê bình học thuật. Dĩ nhiên, phê bình học thuật có tính khoa học cao hơn, có đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của bản thân nền phê bình cũng như sự tác động tích cực đến hoạt động sáng tạo của người nghệ sĩ. Không chỉ có tính khoa học, phê bình văn học còn mang tinh nghệ thuật. Điều này bị qui định trước hết ở đối tượng của phê bình: tác phẩm văn học là một hiện tượng thẩm mĩ. Hành trình "thám mã", khám phá những giá trị của tác phẩm văn học của nhà phê bình không chỉ trông cậy ở sự "thông minh", sự sắc sảo của lí trí, ở hiệu năng của lí thuyết được vận dụng, mà còn ở sự rung động của tâm hồn. Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy quan niệm: "Nhà văn và nhà phê bình đều đi trên một lộ trình, nhưng ngược chiều nhau: sáng tác đi
  12. 10 từ ý tưởng đến ngôn ngữ bằng con đường trực giác nghệ thuật, còn phê bình đi ngược lại từ ngôn ngữ đến ý tưởng bằng con đường ý thức khoa học" [39, tr.55]. Ông cũng "định lượng hóa" thao tác của nhà văn và của nhà phê bình: "Nói một cách định lượng thô thiển thì, khi sáng tác, nhà văn sử dụng 70% trực giác, xuất thần, cảm hứng và 30% ý thức, còn khi phê bình tác phẩm, nhà phê bình lại sử dụng 70% ý thức và 30% trực giác" [39, tr.55]. Một "liều lượng trực giác" mà nhà phê bình cần đến trong hoạt động của mình như vậy là điều có ý nghĩa quyết định để anh ta có thể chỉ ra chỗ ẩn giấu của cái đẹp cũng như giải thích về cái đẹp được khám phá. Nhà phê bình có vị thế độc lập với người sáng tạo. Bởi thế, văn bản phê bình tồn tại song song với văn bản nghệ thuật mà nó tìm hiểu, đánh giá. Ở chỗ này, nhà phê bình cũng được xem là người sáng tạo. Nếu sáng tạo của nhà văn dựa trên chất liệu đời sống, thì nhà phê bình sáng tạo trên vật liệu đặc thù: tác phẩm của nhà văn. Nhà phê bình là một nhà văn. Tác phẩm phê bình là một tác phẩm văn chương. Người ta gọi đây là phê bình nghệ sĩ. Phê bình là một tác phẩm nghệ thuật, là sự tái kiến tạo một phong cách từ một phong cách khác, là sự biến đổi ngôn ngữ thành một ngôn ngữ khác. Trong lịch sử phê bình của chúng ta, Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân là ví dụ điển hình của phê bình nghệ sĩ, và chính tác phẩm này đã đem đến cho độc giả nhã hứng đặc biệt như đọc những vần Thơ mới vậy. 1.1.2. Ngôn ngữ phê bình văn học 1.1.2.1. Khái niệm ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ phê bình văn học Ngôn ngữ phê bình văn học là một bộ phận, một biểu hiện của ngôn ngữ văn học (còn gọi là ngôn ngữ văn hóa, ngôn ngữ chuẩn, ngôn ngữ văn chương [13, tr.311-312]. Theo Lại Nguyên Ân, ngôn ngữ văn học là dạng thức đã được chỉnh lí của ngôn ngữ toàn dân, được những người dùng ngôn ngữ này coi là chuấn
  13. 11 mực. Theo nghĩa rộng, ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ được dùng trong các phương tiên thông tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản phẩm), nhà trường, sân khấu, khoa học, văn học (nghệ thuật ngôn từ, giấy tờ quan phương, sự vụ... [1, tr.232]. Như vậy, ngôn ngữ văn học đối lập với ngôn ngữ thông tục, các phương ngữ khu vực (của từng lãnh thổ), các phương ngữ xã hội (của từng giới hẹp). Các chuẩn mực của ngôn ngữ văn học là chuẩn mực toàn dân, nhằm mục đích chính là để toàn dân hiều được. Ngôn ngữ văn học là là kết quả sự sáng tạo tập thể, là một trong những thành tựu văn hóa chung của dân tộc sử dụng ngôn ngữ ấy. Phạm vi ứng dụng quan trọng của nó chính là văn học (nghệ thuật ngôn từ). Tuy nhiên, không nên nhầm lẫn giữa các khái niệm "ngôn ngữ văn học" (với nội hàm đã lí giải trên đây) với "ngôn ngữ của văn học" (tức là ngôn từ nghệ thuật"). Ngôn ngữ văn học dưới dạng viết không chỉ được dùng trong văn học, mà còn được dùng trong tác phẩm khoa học, báo chí, giấy tờ sự vụ; nó còn được dùng dưới dạng nói, tức là lời hội thoại, nhất là ở các giao tiếp công cộng và chính thống (quan phương). Ngôn ngữ được dùng ở các sáng tác văn học không chỉ đóng khung trong phạm vi các chuẩn mực ngôn ngữ văn học; các nhà văn còn sử dụng các thành phần ngôn ngữ thông tục, phương ngữ, biệt ngữ (tiếng lóng) - từ là các thành phần không được coi là "ngôn ngữ văn học". Mỗi ngôn ngữ văn học phát triển phục vụ những phạm vi hoạt động chính của tập thể nói bằng ngôn ngữ ấy. Tùy thuộc phạm vi hoạt động mà nó có những dạng thức sau: Thứ nhất, ngôn từ hội thoại - dùng trong giao tiếp bình thường, không gắn liền với đề tài chuyên biệt. Thứ hai, ngôn từ chuyên môn - dùng trong khuôn khổ các đề tài có ranh giới chặt chẽ. Thứ ba, ngôn từ nghệ thuật - dùng trong các sáng tác văn học; việc sử dụng ngôn ngữ ở đây
  14. 12 chủ yếu hướng tới chức năng thẩm mĩ. Ở các dạng thức hoạt động chức năng cụ thể nêu trên, việc tổ chức văn bản được thực hiện theo những nguyên tắc khác nhau. Sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ văn học gắn bó ở mức đáng kể với sự phát triển của văn tự (chữ viết). Chính việc được ghi lại bằng văn tự đã làm định hình các chuẩn mực chung của ngôn ngữ văn học, làm hình thành tính bắt buộc và tính cố định tương đối của các chuẩn mực ấy. Tuy nhiên, phần lớn các ngôn ngữ văn học hiện đại đều gồm cả dạng nói và dạng viết; hơn thế, những đặc điểm khác biệt căn bản bên trong một ngôn ngữ lại gắn không phải với dạng nói hay dạng viết mà là với dạng sách vở và dạng hội thoại của ngôn ngữ văn học (ví dụ, các phát biểu trước công chúng thường hướng tới ngôn từ sách vở, dù được bộc lộ ở dạng nói; trong khi đó, ở các văn bản nghệ thuật lại có sự mô phỏng nhiều đặc điểm của ngôn ngữ hội thoại, dù được ghi bằng văn tự. Người ta gọi đây ngôn ngữ sinh hoạt được tái hiện. Ngôn ngữ văn học luôn luôn được phát triển và làm giàu, với điều kiện thiết yếu cho hoạt động chức năng của ngôn ngữ là các chuẩn mực của nó phải ổn định. Là thành tựu và sự phản ánh của văn hóa dân tộc, ngôn ngữ văn học phải là nơi gìn giữ tất cả những gì có giá trị được biểu hiện bằng ngôn từ đã được tạo ra bởi các thế hệ từng sử dụng ngôn ngữ ấy [1, tr.233]. Như vậy, ngôn ngữ văn học là khái niệm có sự bao hàm khá rộng các loại diễn ngôn, mà phê bình văn học cũng chỉ là một dạng diễn ngôn trong đó. Nói cách khác, ngôn ngữ phê bình văn học là một dạng thức của ngôn ngữ văn học. Trong ngôn ngữ của nền quốc văn mới, lần đầu tiên, tiếng Việt có một dạng thức ngôn ngữ mới, trước đó chưa từng biết đến. Với các ngôn ngữ châu Âu, lối viết khảo luận phê bình đã có từ sớm, mà nguồn gốc là từ các tác phẩm triết học, luận lí học, và sau đó là báo chí. Ở Việt Nam, báo chí chính là cái nôi đầu tiên của ngôn ngữ phê bình. Từ báo chí, chúng mới dần dần thành
  15. 13 những chuyên khảo ở thập kỉ 30 của thế kỉ XX. "Sự có mặt của ngôn ngữ lí luận phê bình đã có tác dụng rất tích cực trong việc làm thay đổi diện mạo ngôn ngữ văn học ở nước ta. Nó cũng là một cái nền để ngôn ngữ văn học mới có thêm nguồn lực mà phát triển" [35, tr.823-824]. 1.1.2.2. Một số đặc điểm của ngôn ngữ phê bình văn học Do đặc thù của thể loại và đối tượng tiếp cận, văn bản phê bình văn học có sự kết hợp hài hoà giữa tính khoa học và tính nghệ thuật. Chính điều này góp phần qui định những đặc điểm riêng của ngôn ngữ phê bình văn học. a) Ngôn ngữ phê bình văn học trước hết phải có tính chính xác. Là một bộ phận của khoa học xã hội và nhân văn, tính chính xác của phê bình văn học dĩ nhiên có những sự khác biệt so với ngôn ngữ của khoa học tự nhiên, nói cách khác, sự chính xác ở đây là có tính tương đối. Tính chính xác của ngôn ngữ phê bình thể hiện ở các tri thức lí thuyết được trình bày hoặc vận dụng; ở hệ thống thuật ngữ mà nó sử dụng để diễn đạt các nội dung khoa học; ở sự trung thực trong trích dẫn ý kiến của người khác hoặc các dẫn từ các tác phẩm... Chẳng hạn: - "Trong một áng văn rất cổ xưa của Platon các nhà phê bình văn học thời nay tìm thấy một định thức chuẩn xác về thực chất của cái công việc mà họ đương làm. Đề cập đến những tiêu chuẩn của một công dân Hy Lạp có học, Platon nhấn mạnh tầm quan trọng của việc am hiểu thơ ca, tức là “hiểu được những gì mà các nhà thơ nói, phán định được cái gì hay và cái gì không hay trong những trước tác của họ, biết phân tích những cái đó và giải thích, nếu có ai hỏi" [9]. - "Ðối với nhà bình giải văn học thì văn chương là lĩnh vực độc lập, có ý nghĩa và mục đích tự thân, "văn chương (chính) là văn chương". Nó có chức năng sáng tạo ra cái đẹp, đem lại mĩ cảm cho độc giả, khiến họ "quên những sự nhọc nhằn mà trong chốc lát hưởng những phút say sưa" (Hoài Thanh).
  16. 14 Như vậy, chức năng thanh lọc tâm hồn và giải trí được đề cao, các nhiệm vụ giáo dục luân lí, đạo đức, nhận thức thế giới... bị coi nhẹ. Một tác phẩm văn học vì thế - theo cách nói hình ảnh của Hoài Thanh - có thể chỉ cần làm một bông hoa mà không nhất thiết phải thành quả" [9]. b) Ngôn ngữ phê bình văn học phải có tính chặt chẽ. Nếu sáng tác văn học là sản phẩm của kiểu tư duy hình tượng, thì phê bình văn học lại là sản phẩm của tư duy thiên về lô gic. Sức thuyết phục của văn bản phê bình phụ thuộc vào "hàm lượng khoa học", ở những luận thuyết, ở các dẫn chứng minh họa... Điều này được phản ánh rõ nét trong hình thức ngôn ngữ của văn bản phê bình, ở đó, tính chặt chẽ thể hiện ở các kiểu lập luận, ở các thao tác phân tích, giải thích, chứng minh... Ví dụ: - "Hiện nay, phê bình lý thuyết rất được coi trọng. Hợp tuyển các công trình phê bình nổi tiếng thế giới đều không thể vắng mặt những tên tuổi như R. Jakobson[13], M. Bakhtin, R.Barthes, J. Derrida, M.Foucault, T. Adorno, H.R. Jauss, W. Iser... Người ta yêu thích những tác giả có đóng góp về lý thuyết, hoặc những công trình giàu sáng tạo lý thuyết. Có điều đáng lưu ý là loại phê bình này không nhất thiết phải viết về những tác giả đương đại, mà chủ yếu là những tác giả đã được khẳng định, kể cả những nhà văn tưởng như đã “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, như Bakhtin về Dostoievski và Rabelais, Barthes về Sarrasine của Balzac, không phải để “ăn mày dĩ vãng” mà cốt để làm rõ hiệu quả của phương pháp mới trên một tác phẩm cũ tưởng đã cạn kiệt thông tin. Như vậy, ở đây tính thời sự mà người ta vẫn coi như một thuộc tính của phê bình cần phải được hiểu khác, rộng hơn: không chỉ phê bình các tác phẩm đương đại, mà cả dùng lý thuyết và phương pháp hiện đại để phê bình những tác phẩm quá khứ. Bởi, xét cho cùng, làm chết một tác phẩm sống và làm sống một tác phẩm chết thì cũng như nhau" [39, tr.19].
  17. 15 - "Trong cái thứ lý tưởng văn học mà độc giả đại chúng giữ địa vị của một ông chủ vô hình khổng lồ có quyền đòi hỏi được phục vụ và quyền thẩm định giá trị, câu hỏi "viết cho ai?", từ ý nghĩa của một lời tự hỏi, càng lúc càng hàm ý một sự đòi hỏi. Khi sự đòi hỏi không được đáp ứng, câu hỏi "viết cho ai?" lại biến thành một lời ta thán. Là một lời ta thán, nó hàm chứa một loạt những điều rất thú vị. Điều thú vị đầu tiên là dường như nó chỉ được nêu lên vào những lúc có sự xuất hiện của những tác phẩm mới lạ"[43]. c) Tính biểu cảm là một đặc điểm khá nổi bật của ngôn ngữ phê bình. Do đối tượng của phê bình văn học là tác phẩm văn học - biểu hiện của cái đẹp, có sức lây lan cảm xúc, tạo mối đồng cảm ở người đọc, cho nên, nhà phê bình hoàn toàn có thể bộc lộ những rung cảm của mình ở từng trang viết. Người ta đã nói đến kiểu phê bình nghệ sĩ (nhà phê bình đồng thời là nhà văn, tác phẩm phê bình đồng thời là tác phẩm văn chương, nghĩa là nó tác động đến người đọc bằng tính biểu cảm). Ngay cả những nhà phê bình thuần túy, chưa hề sáng tác văn thơ, cũng có thể viết nên những trang phê bình khiến người đọc phải rung động. Hoài Thanh với Thi nhân Việt Nam là một trong những trường hợp tiêu biểu. Lối viết phê bình kiểu ấn tượng của Hoài Thanh đã tạo nên những trang viết giàu chất văn, đưa đến cho độc giả những khoái thú, không khác gì được đọc những áng thơ văn giàu cảm xúc. Ví dụ: - "Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rạt rào chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết" [37, tr.106]. - "Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu
  18. 16 không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn trở buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận" [37, tr.46-47]. Lúc mới bắt đầu viết phê bình, Nguyễn Hưng Quốc cũng rất mê lối văn giàu cảm xúc này, và từng làm say mê nhiều độc giả bởi thứ văn phê bình rất "điệu", chẳng hạn: - "Làm thơ là một cách tỏ tình. Nói lớn hay nhỏ, dài hay ngắn, bổng hay trầm, nào có quan trọng gì. Quan trọng là ở chỗ người mình yêu có chớp mắt xúc động hay không. Nhà thơ lớn nào cũng đều là những tâm hồn lớn có khả năng thu nhận và rung cảm trước những làn sóng vỗ từ xa, rất xa, ngoài bản thân họ. Nhà thơ lớn là những hạt muối. Hạt muối nhỏ nhưng chất chứa dồn nén trong mình tất cả những vị mặn chát của đại dương. Nhà thơ lớn là những chiếc lá ngô đồng. Chiếc lá nhỏ hanh hao, bay bay trong gió thoi thóp biết mấy nhưng lại mang trong mình tất cả tín hiệu của một mùa trời đất đang đi" [33]. - "Nhà thơ là người sáng tạo ư? Không, tôi ngờ lắm. Từ xưa đến nay, nhà thơ có mang lại điều gì mới mẻ đâu. Hắn là người, bằng sự nhạy bén riêng của mình, phát hiện sâu sắc hơn ai hết những chất thơ đã vốn có, đã bàng bạc, ẩn tàng, giấu khuất đâu đó trong vũ trụ, ở thiên nhiên, ở cuộc đời, ở lòng người. Gió vẫn có đấy chứ, quen thuộc lắm mà, từ bao nhiêu đời rồi, nhưng phải đợi đến lúc nhà thơ ra đời, nghiêng mình làm lá, gió mới cất thành tiếng reo. Trăng vẫn có đấy chứ, từ xưa, trên cao, nhưng phải đợi đến lúc nhà thơ xuất hiện, lặng mình làm một mặt nước hồ im, trăng mới lại hiện về, long lanh hơn, huyền ảo hơn, ngay trên mặt đất, rất vừa tầm nhìn. Nhà thơ có sáng tạo được gì đâu? Hắn chỉ là lá reo để đón gió, là hồ im để đón trăng, là cỏ ngửa mặt để chờ sương. Hắn nắm bắt và giữ lại cho đời những chất thơ kín đáo nhất, mong manh nhất, thoáng qua nhất" [33].
  19. 17 Thị hiểu người đọc ngày nay rất đa dạng. Không phải ai cũng thích lối văn phê bình du dương, trầm bổng, ít tiết chế cảm xúc. Tuy nhiên, không phải vì thế mà ngôn ngữ phê bình có thể khước từ tính biểu cảm. Vấn đề là ở "liều lượng", ở cách sử dụng của người viết. Sự lạm dụng bao giờ cũng gây phản cảm. Nhưng, nếu thể hiện cảm xúc đúng chỗ, bài phê bình dễ dàng chinh phục người đọc không chỉ bởi "thấu lí" mà còn "đạt tình". d) Ngôn ngữ phê bình văn học cũng biểu hiện tính cá thể của người viết. Văn phê bình chưa bao giờ là "trung tính". Ngược lại, nó có thể giúp người viết bộc lộ quan điểm, tư tưởng, vốn văn hóa, sở trường, tâm hồn của mình - những yếu tố hình thành "khuôn mặt tinh thần của chủ thể". Ở văn bản phê bình văn học, người ta không để cập đến "phong cách nghệ thuật" - vấn đề thuộc địa hạt của văn sáng tác -, nhưng hoàn toàn có thể nói đến phong cách phê bình, phong cách ngôn ngữ, chẳng hạn, kiểu phê bình "lấy hồn ta để hiểu hồn người của Hoài Thanh, phê bình mà như viết tùy bút của Nguyễn Tuân, phê bình bắt bẻ chữ nghĩa kiểu Vũ Ngọc Phan, giọng phê bình hăng hái, hùng biện của Hải Triều... Như vậy, một khi đã gắn đời mình với nghiệp cầm bút, không chỉ người sáng tác mà cả nhà phê bình cũng không thể giấu mình. Dù đậm nhạt khác nhau, nhưng những nhân tố cá nhân sẽ lộ diện trên từng trạng viết. 1.2. Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan trong bối cảnh phê bình văn học giai đoạn 1930 - 1945 1.2.1. Diện mạo nền phê bình văn học trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 Giai đoạn 1930 - 1945, nền văn học Việt Nam có bước phát triển vượt bậc. Bên cạnh thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự,... phê bình văn học cũng khởi sắc và gặt hái những thành tựu quan trọng.
  20. 18 Sự ra đời của phê bình ở Việt Nam phải kể đến những bài đầu tiên có tính chất đặt nền móng như Văn minh tân học sách của Đông Kinh nghĩa thục. Sau đó, trong vòng một thập kỉ, đã xuất hiện một loại bài, hoặc các cuốn sách mang tính chất phê bình, khảo cứu rõ rệt hơn như Nghề hát bội của ta và nghề diễn kịch của người châu Âu của Nguyễn Văn Vĩnh; Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính; Tâm lí Thúy Kiều, Thế nào gọi là kịch, Văn học Pháp, bàn về tiểu thuyết của Phạm Quỳnh; Lời khuyên học trò của Nguyễn Bá Học; Văn tiêu khiển và văn biện thuyết của Hoàng Tích Chu; Nam thi hợp tuyển và Tục ngữ phong dao của Nguyễn Văn Ngọc, các bài bàn về quốc văn của Ngô Đức Kế... [42, tr.650]. Từ đầu những năm 1930, khi văn học Việt Nam bắt đầu đi vào quĩ đạo của nền văn học thề giới hiện đại, phê bình văn học với tư cách là một loại riêng, đã bắt đầu được ý thức và được xác lập với những bài phê bình của Thiếu Sơn trên báo Phụ Nữ Tân Văn, năm 1931 - 1932. Đến năm 1933, khi tập hợp những bài phê bình đã đăng báo cùng với những bài viết mới để in thành cuốn sách Phê bình và cảo luận, Thiếu Sơn lại có một đề nghị: “Vậy là nước ta còn thiếu những nhà chuyên môn phê bình, và sự thiếu đó tưởng cũng thiệt thòi cho văn học ít nhiều”. Như vậy, chỉ đến giai đoạn này, phê bình văn học đã thực sự có chỗ đứng và công khai sự có mặt của mình trên văn đàn, dù rằng trước kia chỉ xuất hiện dưới dạng nhỏ, lẻ, đơn độc. Giai đoạn 1930 - 1939 là khoảng thời gian bước đầu xác lập ý thức về thể loại và nghề nghiệp phê bình, vì thế vấn đề nội tại mà phê bình văn học giải quyết lại thiên về quan điểm văn học nói chung và quan điểm phê bình văn học nói riêng, chứ chưa phải là vấn đề phương pháp kĩ thuật như giai đoạn sau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2