Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến bầu thế kỷ XX
lượt xem 48
download
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến bầu thế kỷ XX sau đây nêu lên các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết quốc ngữ Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; diện mạo tiểu thuyết quốc ngữ Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thành tựu quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến bầu thế kỷ XX.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến bầu thế kỷ XX
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH CAO THỊ XUÂN MỸ QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN BẦU THẾ KỶ XX Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số: 5.04.33 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GIÁO SƢ HOÀNG NHƢ MAI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2001
- 2 LỜI CAM ĐOAN: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Cao Thị Xuân Mỹ
- 3 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 5 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài: ......................................................................................... 5 2. Lịch sử vấn đề: ............................................................................................................... 7 3. Nhiệm vụ của đề tài: .................................................................................................... 16 4. Giới hạn của vấn đề: .................................................................................................... 17 4.1. Đối tƣợng khảo sát: ............................................................................................... 17 4.2. Mốc thời gian khảo sát: ......................................................................................... 18 4.3. Giới thuyết một số khái niệm:............................................................................... 19 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: ............................................................................................ 23 6. Đóng góp của Luận án: ................................................................................................ 24 7. Câu trúc Luận án: ......................................................................................................... 25 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................................. 26 CHƢƠNG 1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA TIỂU THUYẾT QUỐC NGỮ VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX. ............... 26 1.1. Những biến động của xã hội Việt Nam: ................................................................... 26 1.2. Những đổi mới về văn hóa:....................................................................................... 30 1.3. Sự kế thừa nền tiểu thuyết truyền thống : ................................................................. 36 1.4. Sự tác động của văn học nƣớc ngoài: ....................................................................... 41
- 4 CHƢƠNG 2 DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT QUỐC NGỮ VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX............................................................................................................... 50 2.1. Giai đoạn từ cuối thế k ỷ XIX đến năm 1920: .......................................................... 52 2.1.1. Quá trình hình thành và diện mạo buổi đầu của tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ ở Nam bộ : ....................................................................................................................... 52 2.1.2. Diện mạo tiểu thuyết Bắc bộ trƣớc 1920: .......................................................... 64 2.2. Giai đoạn từ 1920 đến đầu những năm 30: ............................................................... 69 CHƢƠNG 3 NHỮNG THÀNH TỰU CỦA QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA TIỂU THUYẾT QUỐC NGỮ VIỆT NAM VÀO CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX ....... 94 3.1. Sự phong phú đa dạng về đề tài: ............................................................................... 94 3.2. Những thành tựu trong nghệ thuật xây dựng nhân vật: .......................................... 110 3.3. Những chuyển biến trong ngôn ngữ tiểu thuyết: .................................................... 132 3.4. Sự chuyển biến trong nghệ thuật kết cấu tác phẩm: ............................................... 137 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................................ 146 THƢ MỤC THAM KHẢO.................................................................................................... 152 PHẦN PHỤ LỤC ................................................................................................................... 168
- 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài: 1.1. Tái hiện diện mạo của văn học Việt Nam trong thời kỳ chuyển tiếp từ một nền văn học trung đại sang nền văn học hiện đại là vấn đề từ lâu đã đƣợc giới nghiên cứu lƣu tâm. Nhƣng do quan điểm nhìn nhận đánh giá có lúc chƣa thỏa đáng; tƣ liệu mất mát nhiều; chiến tranh kéo dài vừa làm cản trở việc sƣu tầm nghiên cứu, vừa làm tiêu hao mất mát nhiều tƣ liệu văn bản gốc khiến công việc nghiên cứu ngày một khó khăn hơn. Thời gian gần đây, nhiều hội nghị khoa học, nhiều công trình nghiên cứu về báo chí, thơ mới, về chữ quốc ngữ đƣợc tổ chức ở nhiều địa phƣơng đã phần nào phục hồi lại những giá trị của chúng trong nền văn học. Riêng về tiểu thuyết hiện đại, thể loại này cũng đang đƣợc quan tâm, giới nghiên cứu đã ngày một phát hiện thêm nhiều tƣ liệu mới rất có giá trị. Các tác giả nhƣ Trƣơng Vĩnh Ký, Hồ Biểu Chánh, Đặng Trần Phất, Nguyễn Tử Siêu, V...V... đã đƣợc đƣa ra để thẩm định vị trí, công lao của họ. Đặc biệt, ở miền Nam, ngƣời ta đang lƣu tâm tìm và đánh giá lại những gì đã mất, tìm lại những "đứa con rơi" của họ và cũng là của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Song so với ngƣời anh em "Thơ mới" thì nó chƣa đƣợc ƣu ái lắm, chƣa có một hội nghị, hội thảo lớn nhỏ nào về đề tài tiểu thuyết những năm đầu thế kỷ XX đƣợc tổ chức. Các công trình nghiên cứu,
- 6 các nhận định vấn đề thƣờng: tập trung nghiên cứu, đánh giá một tác giả, tác phẩm mới đƣợc phát hiện hoặc đã đƣợc khẳng định giá trị hoặc điểm diện sự xuất hiện của các tác phẩm theo thời gian hoặc là các công trình riêng lẻ mang tính địa phƣơng, hay chỉ đi sâu tìm hiểu những tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn, v.v...Vì thế, đến nay, ngƣời ta vẫn chƣa xác định đƣợc diện mạo thật sự của thể tiểu thuyết Việt Nam hiện đại giai đoạn giao thời từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX; chƣa có cái nhìn đúng với cái vốn có của nó. Vì thế mục đích đầu tiên của Luận án là muốn góp một phần vào việc tái hiện diện mạo của tiểu thuyết Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 1.2. Vì chƣa xác định đƣợc diện mạo cụ thể, chƣa có đƣợc cái nhìn tổng quan nên các vấn đề nhƣ: Trong quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, thể tiểu thuyết quốc ngữ đã hình thành nhƣ thế nào? Chúng vận động, biến chuyển ra sao trong những năm đầu thế kỷ XX? Có những đặc điểm gì tiêu biểu cho quá trình hiện đại hóa thể tiểu thuyết văn xuôi đó? v.v... vẫn chƣa đƣợc sáng tỏ. Thiết nghĩ làm rõ các vấn đề trên sẽ bổ sung đƣợc một mảng hổng của văn học sử Việt Nam từ lâu chƣa có điều kiện để tìm hiểu, nghiên cứu một cách đầy đủ; đồng thời sẽ tránh đƣợc những nhận định, đánh giá phiến diện trƣớc đây. Và đó cũng là những điều rất cần thiết cho nhận thức của học sinh, sinh viên và cả giới nghiên cứu văn học khi tìm hiểu về quá trình hình thành nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung và thể tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nói riêng.
- 7 Trong điều kiện và khả năng có thể, luận án này sẽ cố gắng đáp ứng đƣợc các mục đích trên. 2. Lịch sử vấn đề: 2.1. Ở Việt Nam: Tiểu thuyết đầu thế kỷ chỉ đƣợc biết qua một cách sơ lƣợc trong các bài viết về văn học sử hoặc các bài nghiên cứu chung về tiểu thuyết Việt Nam. Ngƣời ta bàn nhiều về thể loại văn học mới này song để thấy rõ sự "hiện đại hóa" của nó trong tiến trình phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại thì chƣa mấy ai đề cập. Điểm lại các giai đoạn, ta thấy có các công trình liên quan đến vấn đề: 2.1.1 - Trƣớc 1945: * Khảo về tiểu thuyết của Phạm Quỳnh (1921) * Lược khảo về tiến hoa của quốc văn trong lối viết tiểu thuyết của Trúc Hà (1932). * Ba mươi năm văn học của Mộc Khuê (1941). * Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan (1942). * Việt Nam văn học sử yếu của Dƣơng Quảng Hàm (1944) Trong đó đáng ghi nhận nhất là bài viết Lược khảo về tiến hóa của quốc văn trong lối viết tiểu thuyết của Trúc Hà đăng trên Nam Phong tạp chí (1932). Đây là công trình đầu tiên nhìn nhận đánh giá về thể loại văn học mới này. Nhằm thấy đƣợc sự tiến hoa của quốc văn trong lối viết tiểu thuyết, Trúc Hà đã tập trung phân tích nghệ thuật một số tác phẩm (theo tác giả là tiểu thuyết) nhƣ Cuộc tang thương (Đặng Trần Phất), Thề non nước (Tản Đà), Sống chết mặc bây (Phạm Duy Tốn), Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách), Quả dưa đỏ (Nguyễn Trọng Thuật), và cả những tiểu thuyết
- 8 dịch nhƣ Tuyết Hồng lệ sử (Từ Chẩm Á), v.v... Dù chƣa thật sâu nhƣng tác giả cũng đã làm rõ đƣợc một số nét đặc trƣng của từng tác giả, sự "tiến hóa" trong kết cấu truyện, lời văn, lối kết thúc tác phẩm, v.v... Điều đáng tiếc là phần nghiên cứu này thiếu hẳn bóng dáng các tác giả, tác phẩm ở miền Nam. Đến 1942, trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, lần đầu tiên Hồ Biểu Chánh - một nhà tiểu thuyết Nam bộ - đƣợc giới thiệu sơ bộ về thân thế và một số tác phẩm nhƣ Cha con nghĩa nặng, Vì ánh, Khóc thầm .... Trong tác phẩm này bộ mặt văn xuôi Bắc bộ (trƣớc năm 1942) đã đƣợc khắc họa rõ nét với những tác giả, tác phẩm tiêu biểu, trong đó giai đoạn trƣớc năm 1932 về tiểu thuyết có Hoàng Ngọc Phách với tiểu thuyết Tố Tâm, Nguyễn Trọng Thuật với tiểu thuyết Quả dưa đỏ. Chính cách nhìn nhận, đánh giá của Vũ Ngọc Phan đã tạo nên nếp nghĩ cố định cho các nhà nghiên cứu sau này những khi bàn về tiểu thuyết Việt nam đầu thế kỷ XX. 2.1.2- Từ 1945 đến 1975: ở cả hai miền Nam Bắc có: * Việt Nam văn học sử trích yếu của Nghiêm Toản (1949). * Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam (tập IV) của Nguyễn Đình Chú (1962). * Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ (1965). * Bảng lược đồ văn học Việt Nam của Thanh Lãng (1967). * Việt Nam văn học sử của Bùi Đức Tịnh (1967). * Lược truyện các tác gia Việt Nam của nhóm Trần Văn Giáp (1972).
- 9 * Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại của Phan Cự Đệ (1974). * Những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết, thơ mới của Bùi Đức Tịnh (1974). * Lịch sử tiểu thuyết Việt Nam và hàng ngũ các tiểu thuyết gia Việt Nam qua các thời đại của Lê Huy Oanh (1974). * Từ truyện đến tiểu thuyết Việt Nam và một quan điểm văn học của Doãn Quốc Sĩ (1974). Trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên Phạm Thế Ngũ đã dành nguyên một chƣơng lớn bàn về "Sự hình thành của tiểu thuyết mới". Có thể nói, đây là công tành nghiên cứu khá toàn diện về tiểu thuyết giai đoạn này. Tác giả đã đi "Từ truyện Nôm đến tiểu thuyết", tìm hiểu "Bƣớc đầu của tiểu thuyết mới" bằng những thiên ký sự của Nguyễn Bá Trác, Nguyễn Đôn Phúc, Đông Hồ, Tƣơng Phố; phân tích giá trị nghệ thuật và văn chƣơng các đoản thiên của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn; giới thiệu "tiểu thuyết dài" Tố Tâm và Quả dưa đỏ. Đặc biệt Phạm Thế Ngũ đã ghi nhận một điều mà trƣớc đó giới nghiên cứu chƣa lƣu tâm nhìn nhận: "Dù sao ta cũng phải công nhận là ở một phương diện nào, thể tiểu thuyết đã đi bước trước ở miền Nam" [97,377]. Tác giả đã tập trung phân tích một số tác phẩm của Hồ Biểu Chánh sáng tác những năm 20 để thấy rõ những nét đặc trƣng tiêu biểu về nội dung lẫn nghệ thuật của nhà tiểu thuyết Nam bộ này. Đây là phần nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh sâu sắc hơn hẳn các tác giả trƣớc đó nhƣ Vũ Ngọc Phan (1942), Nghiêm Toản (1949), Nguyễn Đình Chú (1962).
- 10 Về sau, các công trình của Thanh Lãng (1967), Phan Cự Đệ (1972), Bùi Đức Tịnh (1974), Nguyễn Khuê (1974), Lê Huy Oanh (1974), ... đã nêu lên vai trò của Hồ Biểu Chánh cùng một vài tác giả ở Nam bộ nhƣ Nguyễn Chánh Sắt, Phú Đức, Bửu Đình, Lê Hoàng Mƣu, ... đối với sự phát triển của thể loại tiểu thuyết ở Nam bộ. Có những ý kiến vừa thắc mắc vừa gợi ý nhƣ : "... Tại sao nhắc đến tiểu thuyết phôi thai lại không để tâm nghiên cứu những tác giả miền Nam vào khoảng đầu thế kỷ?" [165,11] hay "có thể không phải chỉ xuất hiện trước tiên ở miền Bắc từ 1921, 1922 với "Cành lê điểm tuyết" "Cuộc tang thương" và từ 1925 với Tố Tâm, mà có lẽ phải xuất hiện ở miền Nam từ nhiều năm trước đó (1922) ... có thể còn có nhiều quyển khác nữa xuất bản ờ miền Nam từ 1921 trở về trước bị thất lạc, cần nghiên cứu trong thư mục của thư viện quốc gia của Pháp mới rõ được'''' [46,61], gợi một hƣớng mới cho việc nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Thời kỳ này nhiều nhà nghiên cứu đã lƣu tâm đến sự phát triển của tiểu thuyết hiện đại, song ý kiến mỗi ngƣời một khác. Nếu Lê Huy Oanh lấy truyện của Nguyễn Bá Học làm cái mốc để chia tiểu thuyết làm hai chặng: Tiểu thuyết bằng thơ Nôm và tiểu thuyết bằng văn xuôi, trong đó chặng hai lại chia thành "thời tiền chiến" và "thời hậu chiên"', thì Phan Cự Đệ lại cho rằng " những năm 20 là thời kỳ chuẩn bị hình thành một nền tiểu thuyết mới" [40,17] và nhấn mạnh: " từ năm 1925 bắt đầu xuất hiện cuốn tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách" [40,24] và chia tiểu thuyết hiện đại làm ba phần - trƣớc 1930, trƣớc 1945 và sau 1945. Phần đầu - giai đoạn trƣớc 1930 - chỉ đƣợc tác giả dành có 38 trang trong
- 11 chƣơng I phần I của công trình. Nội dung cũng tập trung vào một số tác phẩm tiêu biểu ở miền Bắc và Hồ Biểu Chánh ở miền Nam, chƣa có đóng góp gì mới so với các công trình đã nghiên cứu trƣớc. Nhƣ thế, ta nhận thấy, giai đoạn này vấn đề tìm hiểu, đánh giá các tác phẩm, tác giả tiểu thuyết những năm đầu thế kỷ XX vẫn đƣợc giới nghiên cứu lƣu tâm. Nhiều cái mới đƣợc phát hiện, nhiều nghi vấn đƣợc đặt ra, song do hoàn cảnh chiến tranh, đất nƣớc bị chia cắt, điều kiện liên lạc khó khăn, sự giao lƣu gần nhƣ không có đƣợc nên vấn đề vẫn chƣa đƣợc khái quát đầy đủ, các đánh giá nhận định vẫn còn phiến diện. Ngƣời ta suy nghĩ nhiều về diện mạo hơn là tìm hiểu quá trình tiến hóa của thể loại này. 2.2.3- Từ sau 1975: Đất nƣớc thống nhất, điều kiện nghiên cứu giao lƣu, có nhiều thuận lợi hơn. Ở miền Nam, sau Hội nghị khoa học về Hồ Biểu Chánh tại Tiền Giang (1989) nhà xuất bản Tiền Giang - Long An đã tái bản một số tác phẩm của Hồ Biểu Chánh và của một số nhà văn Nam bộ nhƣ Nguyễn Chánh Sắt, Phú Đức, Bửu Đình, Nguyễn Ý Bửu. ở miền Bắc nhà xuất bản Văn học tái bản cuốn Mồ cô Phượng, xuất bản cuốn Văn thơ Đặng Trần Phất do Băng Hồ Đặng Trần Phiến sƣu tầm, biên soạn, Nguyễn Tử Siêu -tác phẩm chọn lọc do Nguyễn Đình Chú chủ biên, v.v... đã ít nhiều làm lộ dần diện mạo của tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ngoài các bài nghiên cứu nhỏ giới thiệu vị trí, vai trò của một số tiểu thuyết gia nhƣ "Nguyễn Văn Vinh và các tiểu thuyết của ông" của Nguyễn Phƣơng Thảo (Tạp chí Văn học, số 1,1/1993), "Những đóng góp của Nguyễn Tử Siêu
- 12 cho loại hình tiểu thuyết lịch sử giai đoạn đầu thế kỷ" của Nguyễn Huệ Chi và Vũ Thanh (Tạp chí Văn học, số 5, 5/1996), còn có nhiều công trình liên quan nhƣ: * Những áng văn chương Quốc ngữ đầu tiên - Truyện Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Văn Trung (1987). * Giáo trình văn học sử - Đại học Sƣ phạm T.p HCM (1988). * Bình minh của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại của Nguyễn Q. Thắng (1990). * Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (tập 2), phần của Tầm Vu, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Y (1988). * Tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam của Hoàng Nhân -Trần Thanh Đạm (1996). * Luận án Phó Tiến sĩ "Sự hình thành và vận động của thể văn xuôi tiếng Việt ở Nam bộ giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến 1932" của Tôn Thất Dụng (1993). * Văn học Việt Nam 1900 -1930 (tái bản) của Lê Chí Dũng, Trần Đình Hƣợu (1996). * Hoàng Ngọc Phách - đường đời, đường văn của Nguyễn Huệ Chi (1997). Việc Nguyễn Văn Trung phát hiện tác phẩm Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản, xuất bản năm 1887 khiến giới nghiên cứu phải đặt lại vấn đề: thực sự đâu là cuốn tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam? Những công trình nghiên cứu sau đó ngƣời ta đã thay đổi cách nhìn cố hữu trƣớc đây. Trong Bình minh của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại,
- 13 Nguyễn Q. Thắng cho rằng: "Truyện Thầy Lazarô Phiền và Phan Yên ngoại sử là hai tiểu thuyết khởi đầu của văn học Việt Nam hiện đại" [128, 49] hoặc ý kiến của các tác giả trong Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh: "Nếu xem Truyện Thầy Laiarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản là một truyện dài, một tiểu thuyết thì tiểu thuyết xuất hiện ở Nam bộ vào năm 1887. Nếu bắt đầu từ Hoàng Tố Anh hàm oan của Trần Chánh Chiếu và Phan Yên ngoại sử, tiết phụ gian truân của Trương Duy Toan thì là vào năm 1910" [48, 224] và họ còn khẳng định "điều chắc chắn là ở Việt Nam tiểu thuyết xuất hiện sớm nhất là tại Sài Gòn". Đặc biệt Tôn Thất Dụng đã gia công tìm hiểu một cách sâu sắc, tinh tế và phát hiện đƣợc nhiều điểm mới trong sự vận động và phát triển của tiểu thuyết Nam bộ trong luận án của mình. Cùng mạch nghiên cứu này Trần Hữu Tá đã khái quát các vấn đề trong bài viết "Tiểu thuyết Nam bộ trong chặng đầu của tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam" (Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 309, 1999). Nhƣ vậy nhìn chung giới nghiên cứu miền Nam đã tích cực tìm tòi nghiên cứu làm sống dậy vai trò của văn học Quốc ngữ cũng nhƣ vị trí của tiểu thuyết Nam bộ trong quá trình hiện đại hóa Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Nhƣng cũng chính vì thế mà những công trình đó chỉ có ý nghĩa "khoanh vùng" địa phƣơng. Đến năm 1995, trong đề tài "Tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam" - phần về tiểu thuyết - đồng tác giả Hoàng Nhân và Trần Thanh Đạm đã nêu tiến trình đổi mới, hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam ở những nét tổng thể. Đặc biệt hai tác giả đã nhấn mạnh sự ảnh hƣởng của tiểu thuyết Pháp đến sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam trong giai đoạn
- 14 nửa đầu thế kỷ XX. Phác họa diện mạo của tiểu thuyết buổi sơ khai cùng một số đặc trƣng của nó cũng phải kể đến phần nghiên cứu về "Truyện ngắn và tiểu thuyết" trong giáo trình "Văn học Việt Nam 1900-1930" của Lê Chí Dũng và Trần Đình Hƣơu (tái bản 1996); dù không đƣợc nghiên cứu sâu, phần này chỉ chiếm 12/378 trang toàn giáo trình, nhƣng các tác giả đã có đƣợc cái nhìn khái quát sự tiến triển của thể văn xuôi này. 2.2 - Ở nƣớc ngoài: 2.2.1 - Tại Pháp, trong luận án phụ "Le roman Vietnammiencontemporain" (1972), ở chƣơng III '' Tiểu thuyết hiện đại đi tìm một công thức độc đáo 1925-1932" Bùi Xuân Bào đã lấy mốc thời gian ra đời của hai tiểu thuyết Tố Tâm và Hồn bướm mơ tiên để nghiên cứu sự phát triển của tiểu thuyết hiện đại. Ông cho rằng sự sáng tạo tiểu thuyết trƣớc nhất do ảnh hƣởng của văn học Pháp và Trung Hoa trên cơ sở thực tại xã hội, đạo đức và tâm lý của xứ sở. Tuy vậy phần này dẫn chứng không nhiều, tác giả nghiêng hẳn về xu hƣớng lãng mạn. 2.2.2- Tại Mỹ, từ cuối thập niên 80 giáo sƣ John.C.Shafer cùng các cộng sự đã có nhiều bài viết về các nhà tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ, nhƣ: "HoBieuChanh and the early development of the Vietnamese novel" của Cao Thị Nhƣ Quỳnh và John.C.Shafer đăng trên tạp chí The Vietnam forum N012 Sumerfall 1989. Hai tác giả này còn có bài "From verse Narrative to novel : The development of Prose fiction in Vietnam" đăng trên The Joumal of Asian Studies, N04, November, 1988. Đến năm 1993 John.C.Shafer và Thế Uyên đăng tiếp bài "Tiểu thuyết xuất hiện tại Nam kỳ" (bài này đƣợc bà Nhƣ Quỳnh và Thế Uyên tóm dịch đăng ở tạp
- 15 chí Văn học 11/1993). Nhìn chung các học giả này thiên về nghiên cứu mảng tiểu thuyết Nam bộ hơn là sự phát triển chung của tiểu thuyết Việt Nam. Có lẽ họ cho rằng cần phải khôi phục bộ phận văn học đã từ lâu bị quên lãng trên văn đàn để có thể nhìn nhận đúng đắn sự phát triển của nó trong tiến trình phát triển văn học Việt Nam. Tóm lại: Qua tình hình nghiên cứu trên chúng ta nhận thấy rằng: Đến sau năm 1975 vẫn chƣa có công trình nào, kể cả các giáo trình văn học sử ở các trƣờng đại học, biên soạn đầy đủ, toàn diện về tiểu thuyết Việt Nam trong giai đoạn giao thời của lịch sử văn học. Thƣờng chỉ có những tác giả có tác phẩm đang đƣợc lƣu hành là đƣợc nhắc đến. Khi nghiên cứu, hiện tƣợng "kế thừa" của ngƣời trƣớc là chính, giới nghiên cứu chƣa bỏ công nhiều để điều tra tìm hiểu thêm những tác phẩm chƣa biết rõ hoặc còn thất lạc, nên không thể biết đƣợc giá trị thực của chúng. Hiện nay đã có thêm một vài tƣ liệu (tác phẩm cụ thể) về tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này đƣợc phổ biến. Chúng nhanh chóng đƣợc phân tích để xác định giá trị nội dung, nghệ thuật. Song sự hiện diện của các tác phẩm còn quá ít ỏi, tản mạn và rời rạc; chúng chƣa đƣợc đặt vào một hệ thống để khảo sát, đánh giá; chƣa có một thống kê về các tiểu thuyết đã ra đời trong giai đoạn này để ngƣời ta có thể hình dung đƣợc sự "bề thế" một của thể văn học từng sôi nổi trên văn đàn những thập niên đầu thế kỷ. Đó cũng là nguyên nhân tại sao khi bàn về tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tiểu thuyết giai đoạn này chỉ đƣợc nhắc điểm qua, ngƣời nghiên cứu chỉ tập trung phân tích, nhấn mạnh, đề cao phần tiểu thuyết giai đoạn sau.
- 16 Các công trình nghiên cứu nghiêm túc, các giáo trình đại học, sách giáo khoa đƣợc biên soạn kỹ lƣỡng nhiều cái mới đƣợc bổ sung song chỉ đƣợc sử dụng, lƣu hành nội bộ, tính phổ biến không cao. Vì thế những thành tựu nghiên cứu, những kiến thức mới mẻ chƣa đƣợc ghi nhận rộng rãi. Giới nghiên cứu ở nƣớc ngoài đã bắt đầu chú ý, quan tâm đến mảng tiểu thuyết đầu thế kỷ XX. Từ những tác phẩm có đƣợc, họ tập trung nghiên cứu sự đổi mới, tìm hiểu hƣớng phát triển chung của thể tiểu thuyết buổi sơ khai. Chứng tỏ họ đã phần nào thấy đƣợc giá trị về nội dung và nghệ thuật của thể văn học mới mẻ này ở Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX. 3. Nhiệm vụ của đề tài: Trên cơ sở tìm hiểu lịch sử vấn đề trên chúng tôi đề ra nhiệm vụ cụ thể của luận án là nhƣ sau: 3.1- Nhìn nhận lại một cách đầy đủ các yếu tố ảnh hƣởng đa tạo cơ sở cho sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết quốc ngữ Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 3.2- Tổng hợp các công trình nghiên cứu đi trƣớc, kết hợp với những tƣ liệu, những tác phẩm tiểu thuyết mới sƣu tầm đƣợc, luận án sẽ trình bày một cách cụ thể diện mạo tiểu thuyết quốc ngữ Việt từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. 3.3- Tập trung phân tích một số tác phẩm tiểu thuyết giai đoạn này để thấy đƣợc sự chuyển biến, phát triển nội tại của thể loại trong quá
- 17 trình "hiện đại hóa" của tiểu thuyết quốc ngữ Việt Nam; tìm đƣợc những thành tựu của quá trình hiện đại hóa thể loại. 4. Giới hạn của vấn đề: 4.1. Đối tượng khảo sát: Đối tƣợng khảo sát của luận án bao gồm những tác phẩm tiểu thuyết văn xuôi đƣợc sáng tác bằng chữ quốc ngữ ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX đến năm 1932 đã sƣu tầm đƣợc. Trong đó tập trung chủ yếu vào một số tác phẩm có chất lƣợng cao, có nhiều điểm mới về nội dung lẫn nghệ thuật để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Đồng thời luận án cũng chú trọng để giới thiệu thêm về những tiểu thuyết vốn chƣa đƣợc biết đến. Tất nhiên các tác phẩm đó có thể không thể vƣợt qua đƣợc tác phẩm của Hoàng Ngọc Phách hay Hồ Biểu Chánh, nhƣng ở một số mặt, chúng lại sâu sắc hơn, giá trị hơn. Hiểu biết thêm các tác phẩm của họ sẽ làm cho chúng ta nhìn nhận đúng đắn hơn về tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này, và "nếu có đánh giá thì ở đây chủ yếu vẫn là đánh giá mức độ cao thấp, nhiều ít của tính hiện đại của tác phẩm, tức là cân đo liều lượng của bản thân giá trị tính hiện đại mà thôi" [143, 40]. Đồng thời quan niệm của chúng tôi là không lấy thƣớc đo tiểu thuyết hiện nay để đánh giá chất lƣợng tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ thời sơ khai.
- 18 4.2. Mốc thời gian khảo sát: Chúng tôi giới hạn phạm vi khảo sát từ cuối thế kỷ XIX, khi tiểu thuyết quốc ngữ (1887) xuất hiện cho đến những năm đầu của thập niên 30. Xét trên bình diện tiểu thuyết chúng tôi dừng lại ở những năm đầu của thập niên 30 với những lý do: * Từ sau năm 1932, tiểu thuyết của nhóm Tự Lực văn đoàn ra đời và sau đó phát triển mạnh mẽ, đồng thời, sự xuất hiện các tiểu thuyết hiện thực đặc sắc của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố, v.v... đã tạo một sắc diện mới cho tiểu thuyết văn xuôi Việt Nam, khẳng định sự trƣởng thành về chất lƣợng tiểu thuyết. * Đến giữa thập niên 30 thế hệ nhà văn từng muốn là những ngƣời thợ góp công xây dựng cho vốn Quốc ngữ nƣớc nhà, làm văn chƣơng thiên về đạo lý đã lần lƣợt rút lui, nhƣờng văn đàn cho thế hệ nhà văn muốn làm những nghệ sĩ thực sự, xem tiểu thuyết là thứ văn nghệ thuật, mở ra một giai đoạn phát triển mới cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại? Nhƣ vậy, có thể tạm kết luận: những năm đầu thập niên 30 đã kết lại thời kỳ sơ khai, trăn trở, thử nghiệm để tự hoàn thiện mình bằng cách "hiện đại hóa", và sau đó là giai đoạn mới, giai đoạn trƣởng thành lớn mạnh của tiểu thuyết văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tất nhiên mốc thời gian này chỉ có ý nghĩa tƣơng đối, nó ghi nhận sự hình thành và phát triển ổn định của thể tiểu thuyết hiện đại chứ không phải là mốc của một giai đoạn văn học, cũng không phải là mốc đánh dấu sự thành tựu đỉnh điểm của thể tiểu thuyết hiện đại Việt Nam.
- 19 4.3. Giới thuyết một số khái niệm: 4.3.1- Khái niệm "Tiểu thuyết": Tiểu thuyết là gì? Thế nào là tiểu thuyết? Với một thể loại luôn biến động và phát triển nhƣ tiểu thuyết việc đƣa ra một khái niệm hoàn chỉnh là rất khó. Những định nghĩa đƣợc đƣa ra thƣờng chỉ phù hợp với một mô hình thể loại trong giai đoạn lịch sử nhất định. Phƣơng Tây có quan niệm tiểu thuyết khác phƣơng Đông; thời Trung cổ có quan niệm tiểu thuyết khác thời Cận, Hiện đại; tùy từng góc cạnh, từng vấn đề muốn nhấn mạnh mà có những nhận định khác nhau về tiểu thuyết. Trở về thời kỳ sơ khai của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, "Ông cha ta vốn không quen trình bày các vấn đề một cách trừu tƣợng; ngay cả với thơ, làm bao nhiêu cũng đƣợc, song những lý luận về thơ, ở ta xƣa nay cũng chả có mấy; nói chi là tiểu thuyết?" [15, 99]. Các nhà tiểu thuyết Việt Nam lúc bấy giờ thƣờng nói nhiều về tiểu thuyết, song không có ai nêu rõ hoặc quan tâm đến khái niệm toàn diện: thế nào là tiểu thuyết -Chỉ khi bắt tay vào sáng tác, với một thể loại quá mới mẻ, từ đầu sách họ thƣờng trình bày những ý niệm của mình, cố gắng giải thích vì sao mình viết nhƣ thế nay, xây dựng nhân vật nhƣ thế kia, v.v... nhằm định hƣớng giúp ngƣời đọc hiểu đƣợc dụng tâm của họ để có thể tiếp nhận tác phẩm một cách dễ dàng hơn. Những lời giải thích ấy tuy rất đơn giản nhƣng chúng hoàn toàn mới mẻ và rất cần thiết lúc bấy giờ. Khi sáng tác, khái niệm "tiểu thuyết" đã đƣợc sử dụng một cách nhập nhằng. Các tác giả đƣơng thời ít có sự phân biệt giữa "đoản thiên tiểu thuyết" và "trƣờng thiên tiểu thuyết" (thời kỳ này không thấy sử dụng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ẩn dụ ý niệm cảm xúc trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
322 p | 419 | 84
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945
217 p | 367 | 81
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ báo chí Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh
184 p | 277 | 47
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Đối chiếu cấu trúc – ngữ nghĩa tục ngữ tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt
237 p | 189 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ với truyện cổ tích thần kỳ người Việt (một số type và motif cơ bản)
169 p | 124 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương
164 p | 83 | 24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Vị trí của Hồ Biểu Chánh trong văn xuôi quốc ngữ Việt Nam đầu thế kỷ XX (1900 - 1930)
232 p | 135 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh phương thích nối trong văn bản tiếng Việt và tiếng Anh
202 p | 115 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu thơ đi sứ của Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấn
90 p | 108 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử
172 p | 133 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Cấu tạo và phương thức thể hiện tiếng cười của truyện cười hiện đại Việt Nam
179 p | 76 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami
32 p | 27 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phản trinh thám trong bộ ba New York của Paul Auster
167 p | 108 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu văn bản Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập
282 p | 32 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami
237 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam
490 p | 12 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa
27 p | 18 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương
27 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn