intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:181

21
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn" là khẳng định vai trò của tiểu thuyết trong việc góp phần tạo nên bộ mặt của nền văn học và thổi vào nền văn hóa đất nước một nền khí sắc mới...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ________________________________________________________ NGUYỄN THỊ HOÀNG MAI TIỂU THUYẾT NHẤT LINH VỚI VIỆC HIỆN THỰC HÓA CHỦ TRƯƠNG CANH TÂN VĂN HÓA, VĂN HỌC CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ________________________________________________________ NGUYỄN THỊ HOÀNG MAI TIỂU THUYẾT NHẤT LINH VỚI VIỆC HIỆN THỰC HÓA CHỦ TRƯƠNG CANH TÂN VĂN HÓA, VĂN HỌC CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9220121 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN HUY DŨNG NGHỆ AN - 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Phan Huy Dũng. Những số liệu sử dụng trong luận án là trung thực. Các kết quả rút ra từ công trình nghiên cứu chưa từng được công bố. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu này. Nghệ An, ngày…. tháng năm 2022 Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Mai
  4. LỜI CẢM ƠN Được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các nhà khoa học, tôi đã hoàn thành luận án. Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến PGS.TS Phan Huy Dũng - giảng viên trường Đại học Vinh. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các nhà khoa học thuộc bộ môn Văn học Việt Nam, Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Vinh, Trường Phổ thông Năng khiếu - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh cùng bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Nghệ An, ngày ….. tháng năm 2022 Tác giả luận án Nguyễn Thị Hoàng Mai
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................................................................................................7 1.1. Tiền đề lý luận và các khái niệm cơ sở của luận án...................................................7 1.1.1. Lý luận về tiểu thuyết......................................................................................7 1.1.2. Lý luận về mối quan hệ giữa văn học và văn hóa............................................ 12 1.1.3. Lý luận về sự canh tân văn học...................................................................... 18 1.2. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Nhất Linh........................................................... 21 1.2.1. Nghiên cứu quan niệm của Nhất Linh về tiểu thuyết....................................... 21 1.2.2. Nghiên cứu chung về vị trí và đặc điểm của tiểu thuyết Nhất Linh................... 25 1.2.3. Nghiên cứu về hiện thực hóa chủ trương canh tân văn hóa văn học của Tự lực văn đoàn trong tiểu thuyết Nhất Linh.................................................................38 Tiểu kết chương 1......................................................................................................... 41 Chương 2. KHÁI QUÁT VỀ CHỦ TRƯƠNG CANH TÂN VĂN HÓA, VĂN HỌC CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN............................................................................................. 43 2.1. Những nhân tố cơ bản thúc đẩy sự ra đời của Tự lực văn đoàn............................... 43 2.1.1. Nhu cầu canh tân đất nước trong bối cảnh tiếp xúc văn hoá Đông - Tây........... 43 2.1.2. Những thành tựu đầu tiên của quá trình hiện đại hóa....................................... 47 2.1.3. Tài năng tổ chức và khát vọng đóng góp về văn hóa của Nhất Linh................. 49 2.2. Tôn chỉ và chương trình hoạt động thực tế của Tự lực văn đoàn............................. 54 2.2.1. Tôn chỉ hoạt động của Tự lực văn đoàn..........................................................54 2.2.2. Chương trình hoạt động thực tế..................................................................... 56 2.3. Ưu thế và vai trò của tiểu thuyết trong việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn..........................................................................64 2.3.1. Vị trí của tiểu thuyết trong hoạt động sáng tác của các nhà văn Tự lực văn đoàn............................................................................................................... 64 2.3.2. Những nội dung chính của việc hiện thực hóa chủ trương canh tân văn hóa, đổi mới văn học của Tự lực văn đoàn mà tiểu thuyết đảm nhiệm.............................. 65 2.3.3. Vai trò của tiểu thuyết so với các thể loại khác trong việc thực hiện tôn chỉ hoạt động của Tự Lực văn đoàn..............................................................................68 Tiểu kết chương 2........................................................................................................71 Chương 3. NHỮNG VẤN ĐỀ LỚN CỦA NHIỆM VỤ CANH TÂN VĂN HÓA,
  6. VĂN HỌC ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG TIỂU THUYẾT NHẤT LINH..........................71 3.1. Truyền bá những yếu tố tích cực của văn minh Thái Tây........................................73 3.1.1. Khẳng định cái tôi cá nhân............................................................................ 73 3.1.2. Coi trọng tinh thần dân chủ............................................................................77 3.1.3. Xây dựng ý thức cộng đồng.......................................................................... 82 3.2. Thực hiện việc tổng hợp văn hoá hướng tới tinh thần hiện đại................................ 86 3.2.1. Đả phá thiết chế hủ bại và trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp............ 86 3.2.2. Cổ vũ con người cá nhân và cảnh báo những hệ lụy của nổi loạn cực đoan.......89 3.2.3. Phác thảo một mô hình tổ chức xã hội văn minh.............................................93 3.3. Xây dựng mô hình tiểu thuyết hiện đại và ngôn ngữ văn học chuẩn mực................ 95 3.3.1. Định dạng tiểu thuyết hiện đại và làm sáng tỏ các yêu cầu của nó.................... 95 3.3.2. Xác lập tính khách quan của người trần thuật trong tiểu thuyết.......................101 3.3.3. Xây dựng nguyên tắc vận dụng ngôn ngữ trong sáng tác văn học...................108 Tiểu kết chương 3....................................................................................................... 116 Chương 4. HỆ QUẢ VIỆC HIỆN THỰC HÓA CHỦ TRƯƠNG CANH TÂN VĂN HÓA, VĂN HỌC CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN TRONG NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT NHẤT LINH..................................................................................................118 4.1. Khám phá những xung đột nghệ thuật mới.......................................................... 118 4.1.1. Những xung đột nghệ thuật phổ biến trong tiểu thuyết giai đoạn trước........... 118 4.1.2. Xung đột gia đình - loại xung đột đánh dấu bước chuyển của thời đại............ 119 4.1.3. Xung đột cá nhân - xã hội và xung đột trong con người không trùng khít với chính mình.....................................................................................................122 4.2. Xây dựng những hình tượng nhân vật mới........................................................... 127 4.2.1. Hình tượng nhân vật nổi loạn.......................................................................128 4.2.2. Hình tượng con người phụng sự lí tưởng...................................................... 130 4.2.3. Hình tượng “Con người thất bại”................................................................. 134 4.3. Hình thành ngôn ngữ tiểu thuyết mới...................................................................139 4.3.1. Đa dạng hóa các bè ngôn ngữ...................................................................... 140 4.3.2. Ngôn ngữ tạo hình...................................................................................... 142 4.3.3. Ngôn ngữ thể hiện nội tâm.......................................................................... 145 Tiểu kết chương 4......................................................................................................149 KẾT LUẬN.................................................................................................................... 151 DANH MUC CÁC CÔNG TRINH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.......................................................................................................................154 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 155
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tự lực văn đoàn là một trong những đoàn thể văn học mang tính chất chuyên nghiệp nhất về tổ chức, tôn chỉ mục đích, kế hoạch hoạt động… trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại mà tầm ảnh hưởng của nó đã vượt ra khỏi phạm vi văn học, bao trùm cả các lĩnh vực văn hóa - chính trị - xã hội. Với việc sáng lập Tự lực văn đoàn, Nhất Linh là một trong những người đã có ảnh hưởng tích cực đến sự lựa chọn đường hướng phát triển của văn học, nhất là tiểu thuyết - một vấn đề không kém phần nóng bỏng, bức thiết so với nhiều vấn đề xã hội khác. Về các đối tượng này, hiện đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, tuy nhiên, trên cơ sở những tư liệu được công bố gần đây, việc nhìn nhận toàn diện những đóng góp của Tự lực văn đoàn và của Nhất Linh vẫn còn là một đề tài mở. 1.2. Việc định vị và đánh giá lại tầm vóc đích thực Tự lực văn đoàn cũng như vị chủ soái của nó đã diễn ra mạnh mẽ từ giữa thập niên 80 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, do sự phức tạp của thời thế và của bản thân con người Nhất Linh, bức tranh nghiên cứu về các đối tượng này vẫn còn nhiều khoảng trống cần được lấp đầy. Ngày hôm nay, hoàn cảnh cho phép tiếp xúc thuận lợi hơn với các tư liệu gốc, cùng với không khí cởi mở và thái độ khách quan trong nhìn nhận những hiện tượng văn học, chúng tôi muốn một lần nữa phục dựng chân dung Nhất Linh không chỉ với tư cách là một nhà văn mà còn là một nhà khai dân trí, thức tỉnh ý thức cá nhân và tự do ở con người không chỉ bằng hoạt động xã hội năng nổ mà bằng những sáng tác văn chương có phẩm chất nghệ thuật rất cao. 1.3. Trong sự nghiệp của Nhất Linh, tiểu thuyết là bộ phận di sản có giá trị nhất, vì thế đây cũng là thể loại được nghiên cứu nhiều hơn cả. Tuy nhiên, số lượng công trình nghiên cứu chuyên biệt về khát vọng khởi cuộc canh tân văn hóa của Tự lực văn đoàn nói chung và của Nhất Linh nói riêng, thông qua sáng tác văn học, nhất là tiểu thuyết, còn khá hiếm hoi và chưa đạt mức bề thế. Lâu nay, nghiên cứu về Nhất Linh, người ta quan tâm nhiều đến những nội dung xã hội và con người được khám phá, thể hiện trong các tiểu thuyết của ông, những đóng góp của ông cho sự hình thành và phát
  8. 2 triển của tiểu thuyết hiện đại chứ chưa thật sự chú ý đánh giá toàn diện vai trò và những đóng góp của Nhất Linh ở điểm giao thoa giữa văn hóa và văn học trong một bối cảnh phát triển đặc biệt của đất nước. Với đề tài Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hóa chủ trương canh tân văn hóa, văn học của Tự lực văn đoàn, chúng tôi muốn góp phần giải quyết vấn đề trên từ cách tiếp cận liên ngành đối với đối tượng nghiên cứu. 1.4. Trong tư cách là tiểu thuyết gia, một trong những đóng góp lớn nhất của Nhất Linh là đã gợi mở một hướng đi, dự báo một hướng phát triển cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Mô hình tiểu thuyết của ông đáng được khảo sát và đánh giá lại để chúng ta nhìn nhận đúng về vai trò của nó trong một bối cảnh hiện đại hóa văn học có tính đặc thù. Chính mô hình này đã góp phần tạo nên điểm tựa vững chắc cho những chặng đường phát triển sau này của tiểu thuyết nước nhà. Đó là những lý do thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu đề tài Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hóa chủ trương canh tân văn hóa, văn học của Tự lực văn đoàn. 2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát 2.1. Đối tượng nghiên cứu Như tên đề tài đã chỉ rõ, đối tượng nghiên cứu của luận án là đóng góp của tiểu thuyết Nhất Linh trong việc hiện thực hóa chủ trương canh tân văn hóa, văn học của Tự lực văn đoàn. 2.2. Phạm vi tư liệu khảo sát Nhất Linh đã để lại một khối lượng tác phẩm khá lớn và đa dạng về thể loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, phê bình, phóng sự...). Nhưng luận án chỉ tập trung khảo sát tiểu thuyết của nhà văn trong giai đoạn Tự lực văn đoàn nhằm làm rõ việc hiện thực hóa chủ trương canh tân văn hóa, văn học của văn đoàn này bằng tiểu thuyết và ở tiểu thuyết. Cụ thể, luận án tập trung khảo sát kĩ 6 tiểu thuyết: Nắng thu (viết 1934, xuất bản 1942), Đoạn tuyệt (đăng báo 1934, xuất bản 1935), Đời mưa gió (Nhất Linh viết chung với Khái Hưng, xuất bản năm 1934), Lạnh lùng (đăng báo 1936, xuất bản 1937), Đôi bạn (đăng báo 1938, xuất bản 1939), Bướm trắng (đăng báo 1939, xuất bản 1940 - 1941).
  9. 3 Những tác phẩm giai đoạn trước Tự lực văn đoàn, đặc biệt tác phẩm Nho phong (1924), Người quay tơ (1927), tuy không phải là tiểu thuyết, nhưng chúng tôi cũng tham khảo, phân tích để thấy thấy tư tưởng canh tân văn hóa, cải tạo đời sống xã hội đã được manh nha từ thời điểm Nhất Linh chưa tham gia Tự lực văn đoàn. Giai đoạn sau Tự lực văn đoàn, Nhất Linh còn viết thêm hai bộ tiểu thuyết trường thiên: Dòng sông Thanh Thuỷ và Xóm Cầu Mới. Hai bộ tiểu thuyết này tuy vẫn thể hiện những tìm tòi của Nhất Linh trong nghệ thuật tiểu thuyết, nhưng đích hướng tới của chúng đã khác so với các sáng tác trước đây, một khi lịch sử đã lật qua trang mới và Tự lực văn đoàn với tư cách là một tổ chức văn học đã kết thúc vận mệnh của mình. Đây là lý do cơ bản khiến chúng tôi chỉ xem hai bộ tiểu thuyết này là nguồn tài liệu cần dẫn chiếu chứ không phải đối tượng chính cần phân tích, đánh giá một cách đầy đủ. Với tập tiểu luận Viết và đọc tiểu thuyết (1952 - 1961) được viết sau thời kì Tự lực văn đoàn vốn mang tinh thần tổng kết quan niệm về tiểu thuyết của thời tiền chiến, chúng tôi cũng quan tâm khảo sát để thấy rõ hơn ý thức nghề nghiệp của nhà văn – một phẩm chất không thể thiếu của người muốn hoạch định tương lại cho cả nền văn hoá, văn học. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tiểu thuyết của Nhất Linh thời kỳ Tự lực văn đoàn theo định hướng đã nêu trên, luận án nhằm tới các mục đích sau đây: - Đánh giá một cách toàn diện những đóng góp của Nhất Linh cho nền văn hoá, văn học dân tộc; khẳng định Nhất Linh không chỉ là một nhà văn mà còn là một nhà hoạt động xã hội trong việc định ra những kế hoạch canh tân văn hoá và tổ chức thực hiện nó một cách hiệu quả trên cơ sở giải quyết những vấn đề bức thiết của cuộc giao lưu văn hoá Đông - Tây giai đoạn đầu thế kỷ XX. - Khẳng định vai trò đặc biệt của tiểu thuyết trong việc góp phần tạo nên bộ mặt mới của nền văn học và thổi vào nền văn hoá đất nước một khí sắc mới. - Khẳng định khả năng làm chủ công cụ tiểu thuyết của một người tự nhận lĩnh sứ mệnh phất cao ngọn cờ văn hoá trong bối cảnh phát triển đặc thù của lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
  10. 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu đã xác định, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chính sau đây: - Tìm hiểu thấu đáo các khái niệm công cụ như tiểu thuyết, văn hoá, mối quan hệ giữa văn hoá và văn học để sử dụng chúng một cách hiệu quả trong việc nghiên cứu vấn đề đặt ra. - Phân tích, đánh giá chủ trương canh tân văn hóa, văn học của Tự lực văn đoàn – yếu tố then chốt đưa đến kế hoạch hoạt động hiệu quả và những đóng góp lớn của tổ chức này cho văn hoá, văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. - Xác định vị trí của tiểu thuyết trong di sản văn học phong phú của Tự lực văn đoàn, chỉ ra lí do khiến tiểu thuyết được các nhà văn hàng đầu của tổ chức này lựa chọn như thể loại sáng tác chính. - Phân tích, đánh giá tiểu thuyết Nhất Linh trên phương diện nội dung, theo hướng khẳng định những vấn đề được thể hiện trong đó cũng là những vấn đề cốt lõi của nhiệm vụ canh tân văn hoá, văn học theo tôn chỉ của Tự lực văn đoàn. - Phân tích, đánh giá những đổi mới trong nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh – điều được nhìn nhận như là hệ quả tất yếu của việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn. 4. Phương pháp pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau đây: 4.1. Phương pháp liên ngành Đây là phương pháp có thể giúp người nghiên cứu phân tích, lý giải thấu đáo mối quan hệ giữa văn hoá và văn học, qua đó hiểu hơn tham vọng của Nhất Linh trong việc canh tân văn hoá thông qua sáng tác văn học. 4.2. Phương pháp loại hình học Phương pháp này đắc dụng trong việc nghiên cứu đối tượng trung tâm là tiểu thuyết, giúp tác giả luận án biết đặt các sáng tác chính của Nhất Linh vào đúng loại hình của nó để có được những phân tích, đánh giá thuyết phục.
  11. 5 4.3. Phương pháp nghiên cứu lịch sử Sử dụng phương pháp nghiên cứu này, người viết đặt tác phẩm của Nhất Linh trong bối cảnh vận động và phát triển của văn học Việt Nam nói chung, thể loại tiểu thuyết nói riêng để làm nổi rõ những đóng góp của tiểu thuyết Nhất Linh trong việc hiện thực hóa chủ trương canh tân văn hóa, văn học của Tự lực văn đoàn. 4.4. Phương pháp tiếp cận thi pháp học Phương pháp này sẽ giúp người nghiên cứu nhìn thấy tính hệ thống của các phương thức, phương tiện nghệ thuật được nhà văn Nhất Linh sử dụng cũng như quan niệm nghệ thuật mới về con người toát ra từ tất cả các đối tượng được tác giả miêu tả, thể hiện trong các tiểu thuyết của mình. 4.5. Phương pháp cấu trúc - hệ thống Đây là phương pháp giúp chúng tôi có cái nhìn hệ thống, toàn diện về toàn bộ vấn đề liên quan đến đề tài để thực hiện việc đánh giá thoả đáng đóng góp của Nhất Linh cho việc xây đắp nền văn hoá mới và cho tiến trình vận động, phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. 4.6. Phương pháp so sánh Phương pháp này một mặt giúp chúng tôi thấy được sự độc đáo trong chủ trương viết tiểu thuyết của Nhất Linh so với các nhà tiểu thuyết khác đương thời (ngoài tổ chức Tự lực văn đoàn), mặt khác, nhìn rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa các giai đoạn sáng tác của nhà văn để thấy được dụng ý của Nhất Linh trong việc gợi mở một hướng đi, dự báo một hướng phát triển trong nhiều khả năng tồn tại và phát triển của nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. 5. Đóng góp của luận án - Làm sáng tỏ hơn một số vấn đề chung quanh hoạt động của Tự lực văn đoàn trong giai đoạn phát triển đặc biệt của lịch sử đất nước (qua việc cập nhật nhiều tài liệu nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước): những nhân tố thúc đẩy sự ra đời của tổ chức văn học này, chương trình hoạt động thực tế, những nội dung cốt lõi trong chủ trương canh tân văn hóa, văn học của Tự lực văn đoàn.
  12. 6 - Khẳng định đóng góp quan trọng của Tự lực văn đoàn nói chung, của Nhất Linh nói riêng trong việc xây dựng một mô hình tiểu thuyết hiện đại (thừa tiếp nỗ lực của nhiều nhà văn chuyên viết tiểu thuyết trước đó), đặt nền móng cho sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam ở những thời kỳ văn học tiếp nối. - Qua phân tích các giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Nhất Linh, khẳng định một số vấn đề có ý nghĩa quy luật trong sự phát triển của lịch sử, văn hoá, văn học Việt Nam hiện đại, đó là: để đạt được tự do và văn minh, con đường đúng đắn hay giải pháp bền vững phải bắt đầu từ việc khai dân trí, thức tỉnh nhân dân; văn hoá luôn có sứ mệnh soi đường đi cho cộng đồng và văn học, với một số thể loại chủ công như tiểu thuyết, luôn là một vũ khí lợi hại cần nắm giữ trong công cuộc giải phóng con người, giải phóng dân tộc. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được triển khai trong 4 chương: Chương 1. Cơ sở lý thuyết của luận án và tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2. Khái quát về chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn. Chương 3. Những vấn đề lớn của nhiệm vụ canh tân văn hoá, văn học được thể hiện trong tiểu thuyết của Nhất Linh. Chương 4. Hệ quả việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn trong nghệ thuật tiểu thuyết Nhất Linh.
  13. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tiền đề lý luận và các khái niệm cơ sở của luận án 1.1.1. Lý luận về tiểu thuyết Tiểu thuyết là một trong những thể loại quan trọng nhất của văn chương hiện đại. Mặc dù đã có mầm mống từ thời cổ đại nhưng tiểu thuyết (giới hạn ở mô hình tiểu thuyết phương Tây) chỉ thực sự nở rộ vào thế kỉ XIX ở Châu Âu với những tên tuổi như Stendhal, Émile Zola, Honoré de Balzac, William Thackeray, Charles Dickens, Nikolay Gogol, Ivan Turgenev, Lev Tolstoy, Fedor Dostoyevsky… Xét theo thực tế này, có thể khẳng định tiểu thuyết là thể loại sinh sau đẻ muộn. Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của tiểu thuyết, có thể thấy cùng với sự biến đổi trong nội dung “phản ánh” qua các thời kì là sự thay đổi trong quan niệm về thể loại. Các nhà lý luận hàn lâm cũng như các tiểu thuyết gia từ Tây sang Đông đều đã đưa ra các khái niệm của mình về tiểu thuyết. Ở Việt Nam, đến đầu thế kỷ XX, cùng với quá trình hình thành nền văn xuôi Quốc ngữ, tiểu thuyết mới trở thành một thể loại tiên phong. Nhưng vì đây là một thể loại mới du nhập từ phương Tây với một diện mạo hoàn toàn khác nên các nhà lý luận, các nhà văn thời kỳ ấy đã gặp nhiều lúng túng khi cố xây dựng một khái niệm thống nhất. Mặc dù vậy, họ cũng đã cố gắng giải thích để định hướng việc tiếp nhận của người đọc. Những giải thích ấy tuy còn đơn giản, sơ lược nhưng đã tạo được cơ sở ban đầu tương đối vững chắc cho lý luận về tiểu thuyết ở Việt Nam. Sau đây, chúng tôi xin điểm qua một số quan niệm tiêu biểu: Báo Nông cổ mín đàm do Trần Chánh Chiếu làm chủ bút số ra ngày 23/10/1906 đã khởi xướng cuộc thi viết tiểu thuyết đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam với quan niệm về tiểu thuyết như sau: “Người Lang Sa gọi là Roman nghĩa là lấy trí riêng mình mà đặt ra một truyện tùy theo nhân vật phong tục trong xứ, dường như truyện có thiệt vậy”. Và một yêu cầu đặt ra trong thể lệ là “Đặt tiếng thường, thanh nhã, dễ hiểu như truyện vậy” [124, tr.23-24].
  14. 8 Hồ Biểu Chánh cũng đã nói về con đường đến với tiểu thuyết của mình xuất phát từ một suy nghĩ thật đơn giản: “Thầm nghĩ, người mình mà biết truyện bên Tàu không bổ ích cho bằng biết truyện trong nước mình” [124, tr.27]. “Truyện trong nước mình” ở đây là những gì xảy ra trong đời thường, gắn liền với hiện tại chứ không phải là những chuyện tài tử giai nhân hay chuyện xưa tích cũ như trong tiểu thuyết Trung Hoa. Trong Bàn về tiểu thuyết, Phạm Quỳnh đã nêu định nghĩa: “Tiểu thuyết là một truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục xã hội, hay là những sự lạ tích kì, đủ làm cho người đọc có hứng thú” [124, tr.125] hoặc như một diễn ngôn nôm na “tiểu thuyết là một truyện bịa đặt mà có thú vị” [124, tr.125]. “Bịa đặt” ở đây theo Phạm Quỳnh là sự “bịa đặt” từ những hoàn cảnh thực. Với tư cách là nhà phê bình văn học hiện đại đầu tiên của Việt Nam, quan niệm của Phạm Quỳnh đã bao quát được những đặc điểm và vấn đề quan trọng nhất của thể loại tiểu thuyết như kết cấu, lối văn tự sự, hư cấu sáng tạo… Chính vì thế, công trình này của ông đã có ảnh hưởng lớn đến nhiều cây bút đương thời. Hầu hết các nghiên cứu, bình khảo về tiểu thuyết Việt Nam những năm 20, 30 của thế kỷ XX đều ít nhiều chịu ảnh hưởng từ Bàn về tiểu thuyết của ông. Chẳng hạn, Thạch Lam trong Theo giòng cũng có nhận định gần giống với chủ bút Nam phong tạp chí: “Tiểu thuyết là một câu chuyện sắp đặt, một sáng tác của trí tưởng tượng” song nó đòi hỏi phải “hết sức gần sự sống để được linh hoạt và thật như cuộc đời” [124, tr.180]. Trong tiểu luận Theo giòng Thạch Lam đã đề cập đến những phương diện cơ bản của thể loại như nhà văn - chủ thể sáng tạo, nhân vật - yếu tố cốt lõi của tiểu thuyết và bạn đọc - người tiếp nhận. Ở mỗi phương diện, Thạch Lam đều có những nhận định xác đáng và gần gũi với các nhà lý luận phương Tây. Chính vì thế ông được coi là “một trong những người sớm nhận ra một đặc điểm quan trọng của nhân vật tiểu thuyết: nội dung nhân vật không trùng khít với địa vị xã hội và tính cách xã hội của nhân vật” [61, tr.162]. Có thể thấy, Thạch Lam ngoài sự kế thừa từ Phạm Quỳnh, đã có quan niệm về tiểu thuyết rất tiến bộ, hiện đại và đến nay vẫn còn phù hợp. Ngày nay, qua một thời gian dài phát triển, về khái niệm, tiểu thuyết đã được hiểu như một thể loại của văn chương hiện đại với những đặc điểm cơ bản sau đây: Về hình thức, đó là tác phẩm văn xuôi tự sự có quy mô lớn; Về thể tài, đó là câu chuyện
  15. 9 thế sự, đời tư của cá nhân trong mối quan hệ rộng lớn với xã hội, tập trung vào một (hoặc một vài) nhân vật trong quá trình hình thành và phát triển cá tính của nó; Về phương thức tường thuật, người trần thuật cần giữ thái độ khách quan, khoảng cách với nhân vật; Về ngôn ngữ, gần với lời ăn tiếng nói thường ngày nhưng bảo đảm được tính thẩm mỹ. Tiểu thuyết Nhất Linh xuất hiện vào lúc văn xuôi hiện đại Việt Nam mới có những thể nghiệm ban đầu, tuy có thành tựu đáng kể nhưng không đáp ứng được tất cả các tiêu chí nêu trên. Tuy nhiên, bằng sự nhạy bén của mình, nhà văn đã nhận thấy vị trí quan trọng của tiểu thuyết trong tiến trình văn học cũng như vai trò của nó trong quá trình canh tân văn hoá, văn học. M. Bakhtin đề cao “thể loại”, tuyên bố nó là “nhân vật chính của tiến trình văn học” [13, tr.28], trong hệ thể loại ông chỉ ra tiểu thuyết có vai trò hàng đầu trong việc dựng tiến trình văn học: “Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất luôn luôn biến đổi, do đó nó phản ánh sâu sắc hơn sự biến chuyển của bản thân hiện thực. Chỉ kẻ biến đổi mới hiểu được sự biến đổi. Tiểu thuyết sở dĩ đã trở thành nhân vật chính trong tấn kịch phát triển văn học thời đại mới, bởi vì nó là thể loại duy nhất do thế giới mới ấy sản sinh ra và đồng chất với thế giới ấy về mọi mặt. Tiểu thuyết về nhiều phương diện đã và đang báo trước sự phát triển tương lai của toàn bộ nền văn học.” [13, tr.27]. Từ ý kiến của M. Bakhtin, thử lướt nhìn lại hành trình tiểu thuyết từ dạng sơ khai đến hình thức phồn tạp hôm nay, để thấy quả thật đây là thể loại luôn “phản ánh sâu sắc hơn sự biến chuyển của bản thân hiện thực”, nó đặt ra những cột mốc cơ bản của tiến trình nghệ thuật, của quá trình hiện đại hóa văn học thế giới và văn học mỗi dân tộc. Nền văn hóa châu Âu thời trung cổ sơ kỳ và thời Roman (từ giữa thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XIII) nảy sinh trên cơ sở văn minh La Mã và sự tiếp nhận tôn giáo Cơ đốc, dần hình thành dòng văn chương quý tộc. Trên nền móng hình thái tư duy cổ trung đại, khi mà cảm hứng về cái anh hùng, cái cá biệt là chủ đạo, hình thức thích hợp cho thể loại là tiểu thuyết hiệp sĩ, ví dụ Tristan và Iseut. Với dạng sơ khai này, tiểu thuyết hiếm khi lấy con người cá nhân để làm cảm hứng, mà chủ yếu gắn với cái chung, cái anh hùng, cái phi thường, cái cao nhã, gần với thi ca. Thời kỳ Phục hưng châu Âu diễn ra trong các thế kỷ XV - XVI, được bắt đầu
  16. 10 bằng việc khám phá lại về con người. Khi con người trở thành cảm hứng chủ đạo, tiểu thuyết như một phương tiện thể hiện tư tưởng nhân văn đã ít đi tìm cái phi thường mà đã hướng nhiều hơn đến đời sống hiện thực, cái nhìn đa diện hơn, giọng điệu nhiều sắc thái, có cả bi cả hài, cả cao nhã lẫn thông tục. Ví dụ cho cách tiếp cận mới này là Cuộc đời của Lasarillo Tormes (1554) của tác giả vô danh người Tây Ban Nha, kể về những khó khăn trắc trở của chàng trai bình dân nghèo khổ. Ở Anh quốc, cũng trong chiều chuyển biến đó là Người du hành bất hạnh, hay Cuộc đời của Jack Wilton (1594) của Nash. Đáng kể hơn cả là Don Quixote xứ Mancha (1615) của Miguel de Cervantes - một hình thức mới để từ đó sẽ bắt đầu phát triển tiểu thuyết hiện thực. Tác phẩm này chế nhạo tiểu thuyết hiệp sĩ đã lỗi thời, hướng đến thực tế cuộc sống. Bước sang thời Khai sáng (thế kỷ XVIII), tiểu thuyết lập tức chứng tỏ mình là phương tiện thích hợp và đắc dụng hơn cả trong việc cổ súy tư tưởng thời đại. Đặc điểm nổi bật thời Khai sáng là hướng đến tri thức, đưa chúng vào đời sống xã hội. Tiểu thuyết giáo dục, tiểu thuyết luận đề ra đời. Tác phẩm Cuộc đời và những cuộc phiêu lưu kỳ thú của Robinson Crusoe (1719) của Daniel Defoe như một bài học về khả năng tương tác của con người với xã hội, với thiên nhiên, dạy người ta biết ứng xử, kiên trì và lạc quan trong những hoàn cảnh ngặt nghèo. Jean-Jacques Rousseau trong Julie hay nàng Heloise mới (1761), Émile hay là về giáo dục (1762) bộc lộ trực diện quan điểm về giáo dục công dân. Bên cạnh đó, với phong cách thể hiện mới, những cuốn sách này còn có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn học tiền lãng mạn và văn học lãng mạn, cũng như hình thức tiểu thuyết luận đề. Thế kỷ XIX được ví như kỷ nguyên của tư tưởng và ngôn ngữ, là giai đoạn cực thịnh của tiểu thuyết cổ điển. Thể loại này đạt mức kinh điển ở mọi phương diện: ngôn từ, cốt truyện, phân tích tâm lý... Đây cũng là thời kỳ đặt ra ráo riết hơn ý thức trách nhiệm của con người đối với xã hội, với sáng tạo. Với nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa lãng mạn, Victor Hugo đã cho thấy sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác, của ánh sáng trước bóng tối trong các tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris, Những người khốn khổ, Thằng cười... Các nhà văn hiện thực chủ nghĩa Stendhal, H. de Balzac, G. Flaubert, C. Dickens, W.Thackeray, L. Tolstoy, N. Gogol, F. Dostoievsky... mở rộng khuôn khổ cốt truyện, phân cảnh, tình tiết... làm nên bức tranh hoành tráng của thời đại với những đặc
  17. 11 tính riêng của mình. Tiểu thuyết xã hội - thế sự tái hiện mối xung đột giữa con người và xã hội, cố gắng giải quyết nó hoặc nêu rõ sự bất khả thi của việc loại bỏ xung đột. Nổi bật thời kỳ này là một kiểu tiểu thuyết mới - tiểu thuyết đa thanh của F. Dostoievsky, báo hiệu tiềm năng những cuộc đối thoại lớn trong kỷ nguyên mới. Thế kỷ XX và XXI là thời của những đại biến động, làm thay đổi về chất nhiều phương diện đời sống nhân loại, thời kỳ giã từ thi pháp trung đại, thời của những khám phá về khoa học (thuyết Tương đối, thuyết Lượng tử...), thời của định hướng mới trong triết học (triết học bản thể cổ điển được thay thế bằng triết học tồn tại của con người), thời kỳ chứa chất nhiều đối thoại, xuất hiện nhiều trào lưu tư tưởng đối nghịch (hiện tượng học, thuyết phi lý, chủ nghĩa hiện sinh, phân tâm học, hậu hiện đại, phê bình nữ quyền, hậu thực dân). Tất cả, đòi hỏi tiểu thuyết những thích nghi mới với dạng thức biến đổi cơ bản. Đây cũng là thời kỳ xuất hiện phản-tiểu thuyết, tiểu thuyết Mới. Từ những điểm thuật sơ lược trên, có thể nói, tiến trình phát triển của thể loại tiểu thuyết cũng là tiến trình phát triển của văn học. Sự thay đổi của thể loại nằm trong sự chi phối và đòi hỏi của thời đại. Đặc điểm này có tính phổ quát, không loại trừ trong văn học Việt Nam, bởi, như Iu. Tynianov nói, “không thể nghiên cứu những thể loại bị cô lập bên ngoài những dấu hiệu của hệ thống thể loại mà chúng có quan hệ tương tác.” [194, tr.135]. Trở lại ý kiến đã nêu của M. Bakhtin, rằng “tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất luôn luôn biến đổi, do đó nó phản ánh sâu sắc hơn sự biến chuyển của bản thân hiện thực”, chúng tôi muốn lưu ý: việc chọn thể loại tiểu thuyết như là đối tượng khảo sát cho một đề tài có liên quan đến vấn đề canh tân văn hóa, văn học là một sự lựa chọn đầy ý thức. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nhất Linh không chỉ sáng tác tiểu thuyết, nhưng đây là thể loại mà với nó, ông có những tác phẩm sáng giá nhất. Tiểu thuyết cũng là thể loại minh chứng rõ nhất cho quá trình tiến bộ của chính ông trong một thời kì mà lịch sử đã trao vào tay tiểu thuyết một “sứ mệnh”: canh tân văn học gắn với canh tân đất nước. Cùng thời ấy, nhà duy tân Trung Hoa Lương Khải Siêu viết: “Muốn làm mới dân một nước, cần phải hẵng làm mới tiểu thuyết nước ấy cho nên:
  18. 12 Muốn mới đạo đức, trước phải mới tiểu thuyết Muốn mới tôn giáo, trước phải mới tiểu thuyết Muốn mới chính trị, trước phải mới tiểu thuyết Muốn mới học thuật, trước phải mới tiểu thuyết Cho đến muốn mới dân tâm, trước phải mới tiểu thuyết Muốn mới nhân cách, trước phải mới tiểu thuyết. Vì sao vậy? Vì tiểu thuyết có sức mạnh chi phối người ta”. [124, tr.136]. Quá trình tiếp xúc với phương Tây đã đem đến cho Việt Nam sự thay đổi quan niệm về giá trị của tiểu thuyết - thể loại chưa bao giờ là hình thức văn học cao quý ở thời trung đại. Bước vào thế kỷ XX, thân phận tiểu thuyết đã khác, được đề cao. Nguyễn Bá Học gọi đó là “văn vị đời”, “văn hữu dụng”, thậm chí quan trọng hơn thi ca, những thứ “chỉ dùng ngâm nga, không suy ra thực” [130, tr.119]. Chọn tiểu thuyết làm nhân vật chính trong cuộc canh tân văn hóa - văn học, Tự lực văn đoàn đã nhìn thấy “sức mạnh chi phối người ta” của thể loại. Với Nhất Linh, “sức mạnh chi phối người ta” của tiểu thuyết là ở chỗ, nó không chỉ là tác phẩm nghệ thuật văn chương, mà còn là trăn trở của một nhà văn hóa lớn trước vận mệnh dân tộc, là vũ khí tấn công những thiết chế phong kiến hủ bại, cổ vũ con người cá nhân, hướng con người đến với khát vọng tự do, dân chủ và nuôi dưỡng khát vọng thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng. 1.1.2. Lý luận về mối quan hệ giữa văn học và văn hóa Khái niệm văn hoá Văn hóa là một khái niệm quen thuộc và phổ biến. Tuy nhiên, đây cũng là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Tác giả Hữu Ngọc trong một công trình nghiên cứu của mình với tên gọi Lãng du trong văn hóa Việt Nam đã nhắc đến một giáo sư người Indonesia cho rằng trên thế giới có tới 160 định nghĩa về văn hóa. Từ “văn hóa” khởi nguồn từ tiếng Latin “cultura” nghĩa nguyên thủy là khai khẩn, trồng trọt, chăn nuôi gia súc, nghĩa bóng là sự cải thiện và nâng cao hành vi, tập quán, đồng nhất với giáo dục con người toàn diện. Từ này, sau đó được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Qua biến đổi của từng thời đại, từng mục đích và phạm vi sử dụng mà ý nghĩa của nó có sự biến đổi.
  19. 13 Đó là ý nghĩa cultura ở cấp độ “từ”. Còn ở cấp độ khái niệm, nhiều người cho rằng, nó thuộc về nhà nhân chủng học người Anh Edward Tylor (1832 - 1917). Trong tác phẩm Văn hóa nguyên thủy (Primitive Culture), xuất bản lần đầu năm 1871, E. Tylor đưa ra khái niệm về văn hóa như sau: “Văn hóa, hay văn minh, được hiểu theo nghĩa rộng, dân tộc học, là toàn bộ phức tạp bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và bất kỳ khả năng và thói quen nào khác mà con người có được khi trở thành thành viên của xã hội. Trong chừng mức là nó có thể được nghiên cứu dựa trên các nguyên tắc tổng quát, điều kiện và mức độ văn hóa trong những xã hội con người khác nhau là một đối tượng thích hợp cho việc nghiên cứu về các quy luật tư duy và hành động của con người.” [219, tr.1]. Đây là định nghĩa được trích dẫn nhiều nhất vì nó cho thấy rõ ý niệm văn hóa như một quá trình tự túc và tự quy định nên có sự biến đổi trong thời gian và không gian. Gần đây, trong Tuyên bố Toàn Cầu về đa dạng Văn hóa của UNESCO, có chỉ rõ: “Văn hóa được coi là hệ thống các đặc điểm về tinh thần, vật chất, trí tuệ và cảm xúc của xã hội hay một nhóm người trong xã hội và văn hóa bao gồm nghệ thuật, văn học, phong cách sống, cách thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và tín ngưỡng” [257]. Như vậy, ta thấy văn hóa là một khái niệm bao trùm nhiều lĩnh vực của đời sống tinh thần con người, là sự bảo tồn những gì tốt đẹp nhất từng được xã hội nhận thức và công nhận. Mà xã hội của từng khu vực không hoàn toàn giống nhau, và xã hội qua từng thời đại lại có những chuẩn mực thẩm mỹ khác nhau. A. Gurevich viết: “Xã hội loài người thường xuyên vận động, biến đổi và phát triển, trong những thời đại và những nền văn hóa khác nhau, con người ta cảm thụ và nhận thức thế giới theo những cách khác nhau, tổ chức những ấn tượng và tri thức theo lối riêng, xây dựng theo tùy hoàn cảnh lịch sử mỗi bức tranh riêng về thế giới” [64, tr.8]. Ở Việt Nam cũng có nhiều định nghĩa về văn hoá. Hồ Chí Minh viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [114, tr.431]. Phan Ngọc định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân
  20. 14 hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất trong mối quan hệ này, đó là văn hóa dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của cá nhân hay của tộc người khác” [122, tr.17]. Trần Ngọc Thêm coi văn hóa là “một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [176, tr. 27]. Tất cả những định nghĩa trên đều cho thấy văn hóa là sản phẩm của con người. Chính con người trong quá trình tiến hóa và khẳng định các giá trị của mình đã sáng tạo ra văn hóa rồi để từ văn hóa, mỗi con người, rộng hơn là mỗi cộng đồng, dân tộc lại thể hiện những nét đặc trưng riêng, bản sắc riêng của mình. Và trong tất cả những sản phẩm của văn hóa, văn học là một trong những sản phẩm thuộc tầng cao nhất của văn hóa. Như vậy, thông qua văn học người ta có thể hiểu được văn hóa của một giai đoạn, một cộng đồng dân tộc, ngược lại, cũng từ văn học, những giá trị văn hóa được thể hiện, khẳng định, lựa chọn lưu truyền và gìn giữ. Từ ý kiến trên, chúng tôi nhìn đối tượng khảo sát của mình (tiểu thuyết Nhất Linh) trong sự biến chuyển những giá trị thẩm mỹ của văn hóa giao thời - tức từ thời trung đại bước sang thời hiện đại, tất yếu có những thay đổi mang tính chất bước ngoặt. Đó là những chuyển biến theo những phương thức mới thích hợp hơn: “duy tân đất nước” theo con đường phương Tây, bên cạnh đó là “tìm về” bảo vệ bản sắc dân tộc. Mối quan hệ giữa văn hoá và văn học từ lý thuyết đến ứng dụng Từ những định nghĩa về văn hóa đã nêu trên, có thể thấy, giữa văn học và văn hóa có một mối quan hệ chặt chẽ và biện chứng. Là một thành tố cơ bản của văn hóa, văn học là tấm gương phản chiếu văn hóa và đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh nền văn hóa của một dân tộc trên những bình diện như phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng… Ở phía ngược lại, văn hóa giữ vai trò là cội nguồn của văn học, cung cấp những tri thức, vốn sống, cảm hứng… cho nhà văn. Văn học là một bộ phận của văn hóa vì thế nghiên cứu văn học không thể tách rời văn học với những mối liên hệ với nhiều bộ phận (cái riêng) khác, và nhất là không
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1