Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa
lượt xem 4
download
Luận án "Đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ những vấn đề lý luận đánh giá hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa, đề tài khảo sát và đánh giá thực trạng hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả QLHCNN về giáo dục hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THANH GIANG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THANH GIANG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA Ngành: Quản lý công Mã số: 9340403 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. PHẠM DUY ĐỨC 2. PGS.TS. NGUYỄN VĂN HẬU HÀ NỘI - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do lựa chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu ....................................................... 3 4. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .......................................... 4 5. Câu hỏi nghiên cứu và Giả thuyết khoa học ..................................................... 7 6. Những đóng góp mới của luận án ..................................................................... 8 7. Cấu trúc luận án................................................................................................. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................................................................................. 9 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƯỚC NGOÀI VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA . 9 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước 9 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý hành chính nhà nước từ góc độ văn hóa 13 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA 17 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước 17 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý hành chính nhà nước từ góc độ văn hóa 20 1.2.3. Các công trình nghiên cứu về hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa .................................................................................................... 23 1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA LUẬN ÁN .................................................. 26 1.3.1. Những kết quả đạt được trong nghiên cứu hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa ................................................................................. 26 1.3.2. Những khoảng trống cần được nghiên cứu tiếp........................................ 26 Tiểu kết chương 1................................................................................................ 29
- Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA ... 30 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............. 30 2.1.1. Khái niệm quản lý hành chính nhà nước .................................................. 30 2.1.2. Khái niệm quản lý hành chính nhà nước về giáo dục- đào tạo ................ 31 2.1.3. Khái niệm quản lý hành chính nhà nước từ góc độ văn hóa .................... 32 2.1.4. Khái niệm hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa ................................................................................................................ 34 2.1.5. Khái niệm về đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa ................................................................................................ 35 2.2. NỘI DUNG, BỘ MÁY, ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ............................................................................ 37 2.2.1. Nội dung quản lý hành chính nhà nước về giáo dục ................................ 37 2.2.2. Bộ máy quản lý hành chính nhà nước về giáo dục - đào tạo.................... 39 2.2.3. Quan điểm, phương hướng, chính sách và mục tiêu của Đảng và Nhà nước về giáo dục........................................................................................................... 41 2.3. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VẬN DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC DƯỚI GÓC ĐỘ VĂN HÓA ......................................................................................... 48 2.3.1. Lý thuyết giá trị ......................................................................................... 48 2.3.2. Lý luận về văn hóa hành chính ................................................................. 49 2.3.3. Lý thuyết hệ thống ..................................................................................... 51 2.4. Ý NGHĨA, NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA .... 53 2.4.1. Ý nghĩa việc đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa ................................................................................................ 53 2.4.2. Các nguyên tắc đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa ................................................................................................ 54 2.5. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA ......................................................... 56
- 2.6. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA ......................................................... 59 2.7. KHUNG PHÂN TÍCH LUẬN ÁN .............................................................. 61 Tiểu kết chương 2................................................................................................ 63 Chương 3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA ...................................................... 66 3.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2013-2019............................................................................................................ 66 3.1.1. Chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục ...................................................... 66 3.1.2. Tổ chức hệ thống giáo dục ........................................................................ 68 3.1.3. Nguyên lý giáo dục và các quy định chung trong phát triển giáo dục ........... 70 3.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 - 2019 ..72 3.2.1. Thực trạng quá trình thực thi hoạt động quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa ................................................................................. 73 3.2.2. Kết quả quản lý giáo dục giai đoạn 2013-2019 của quá trình thực thi hoạt động quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa ........ 106 3.3. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA GIAI ĐOẠN 2013 ĐẾN 2019............ 127 3.3.1. Những ưu điểm ........................................................................................ 128 3.3.2. Những hạn chế ........................................................................................ 131 3.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA .......................................... 132 Tiểu kết chương 3.............................................................................................. 135 Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA ........................................................................................................ 138 4.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA TRONG THỜI GIAN TỚI139
- 4.1.1. Quán triệt toàn diện và sâu sắc quan điểm của Đảng về vai trò, nhiệm vụ của văn hóa, phát huy vai trò của văn hóa trong quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về giáo dục ........................................................................................ 139 4.1.2. Tiếp tục triển khai đồng bộ và toàn diện Nghị quyết số 29-NQ/TW "về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" .............................................................................................. 140 4.1.3. Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về giáo dục, chú trọng công tác đánh giá hiệu quả quản lý giáo dục .................................................................. 140 4.1.4. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa trong hệ thống giáo dục quốc dân theo tinh thần Nghị quyết của Đảng về văn hóa ................ 141 4.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA ....................................................... 141 4.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục theo hướng tăng cường tính tự chủ ...................................................................................... 141 4.2.2. Xây dựng bộ máy quản lý giáo dục hợp lý .............................................. 144 4.2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ngành giáo dục đáp ứng yêu cầu đề ra ..................................................................................................... 145 4.2.4. Nâng cao năng lực điều hành hành chính .............................................. 146 4.2.5. Xây dựng quy tắc đạo đức, văn hóa ứng xử và tấm gương điển hình trong ngành giáo dục .................................................................................................. 147 4.2.6. Cải thiện môi trường chính trị, kinh tế xã hội đảm bảo sự phát triển giáo dục bền vững ............................................................................................................ 152 Tiểu kết chương 4.............................................................................................. 165 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 167 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................................. 170 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 172 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo HNQT : Hội nhập quốc tế HTGD : Hệ thống giáo dục PTBV : Phát triển bền vững QLGD : Quản lý giáo dục QLHCNN : Quản lý hành chính nhà nước QLNN : Quản lý nhà nước UBND : Ủy ban nhân dân VHQL : Văn hóa quản lý VHTC : Văn hóa tổ chức VHCS : Văn hóa công sở VHHC : Văn hóa hành chính XHCN : Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả khảo sát đánh giá tính hợp pháp, hợp lý của các văn bản quy định và của bộ máy tổ chức QLHCNN về giáo dục ............................................ 75 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát đánh giá về năng lực của công chức trong bộ máy QLHCNN về giáo dục ......................................................................................... 80 Bảng 3.3. Kết quả khảo sát đánh giá hiệu quả huy động và sử dụng nguồn lực trong công tác QLHCNN về giáo dục ở nước ta hiện nay .................................. 83 Bảng 3.4. Kết quả khảo sát đánh giá về năng lực thiết kế và điều hành của bộ máy QLHCNN về giáo dục .................................................................................. 84 Bảng 3.5. Kết quả khảo sát giá trị dân chủ trong hoạt động hành chính và đạo đức cán bộ công chức ngành giáo dục................................................................ 97 Bảng 3.6. Kết quả khảo sát hiệu quả về giao tiếp của công chức, sử dụng ..... 101 trang phục và công sở văn minh ....................................................................... 101 Bảng 3.7. Kết quả khảo sát khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ hành chính công về giáo dục ................................................................................................ 106 Bảng 3.8. Kết quả khảo sát tính hợp lý của mức độ đầu tư cho hoạt động giáo dục và kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục ...................................................... 108 Bảng 3.9. Kết quả khảo sát mức độ đảm bảo về giá trị đạo đức, giá trị kinh tế xã hội và sự hài lòng về môi trường, chất lượng giáo dục ............................... 112 Bảng 3.10. Kết quả khảo sát đánh giá về việc thực hiện văn hóa ứng xử học đường và hiệu quả chính sách giáo dục trong việc nâng cao văn hóa của học sinh .................................................................................................................... 120 Bảng 3.11. Kết quả khảo sát đánh giá về tác động của công tác quản lý hành chính Nhà nước về giáo dục tới xây dựng văn hóa học đường ........................ 125
- MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn đề cao vai trò của giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) và khẳng định GD&ĐT là "quốc sách hàng đầu", phải được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển quốc gia. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển bền vững (PTBV) đất nước. Quá trình triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, luật pháp và chính sách giáo dục của nhà nước về GD&ĐT đã góp phần quan trọng tạo nên sự chuyển biến tích cực, mang lại những kết quả nhất định. Quy mô, mạng lưới GD&ĐT tiếp tục được mở rộng. Hệ thống giáo dục (HTGD) từng bước được sắp xếp tổ chức lại. Chất lượng GD&ĐT từng bước được cải thiện, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị được hiện đại hóa. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (QLGD) có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy vậy, so với yêu cầu phát triển đất nước, GD&ĐT còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập. "Giáo dục và đào tạo chưa thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, thành động lực phát triển. Chất lượng, hiệu quả GD&ĐT còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp… Đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD chưa đáp ứng được yêu cầu" [23, tr.113, 114]. Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Đảng ta nêu ra hiện nay là: "Đổi mới căn bản công tác quản lý GD&ĐT, đảm bảo dân chủ; thống nhất; tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội cho các cơ sở GD&ĐT; coi trọng quản lý chất lượng" [23, tr.116]. Như vậy, đổi mới công tác QLGD là một vấn đề cấp bách hiện nay. Trong thời gian vừa qua, vấn đề văn hóa và phát triển đã và đang trở thành vấn đề quan trọng được thế giới và Việt Nam quan tâm. Đảng ta đã khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, là động lực, là nguồn lực nội sinh của quá trình phát triển. Nghị quyết Hội nghị Trung ương năm khóa VIII (1998) "về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" nhấn mạnh yêu cầu: "làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng 1
- đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người" [22, tr.54]. Văn hóa ngày càng gắn bó chặt chẽ với kinh tế, chính trị, xã hội, vừa làm động lực, vừa làm hệ điều tiết cho quá trình phát triển. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước (QLNN), những vấn đề liên quan đến văn hóa lãnh đạo, văn hóa quản lý (VHQL), văn hóa công vụ, văn hóa công sở (VHCS), văn hóa công chức đã và đang được quan tâm. Tuy nhiên, những hẫng hụt trong học thuật cũng như trong tổ chức thực tiễn về phát triển nền văn hóa công vụ chưa được quan tâm đúng mức. Văn hóa chưa thực sự trở thành nền tảng, mục tiêu, động lực cho hoạt động QLNN trên các lĩnh vực, trong đó có QLNN về giáo dục. Văn hóa chưa được nghiên cứu, xây dựng như hệ tiêu chí đánh giá hiệu quả QLNN về giáo dục. Sự hiểu biết về văn hóa trong quản lý hành chính chưa thực sự tương xứng với vai trò, ảnh hưởng, thậm chí mang tính quyết định trong phát triển giáo dục hiện nay. Trong thời điểm hiện nay, sự quan tâm đến yếu tố văn hóa như là một trong những yếu tố quyết định thúc đẩy hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong giáo dục, đã và được đặt ra một cách cấp thiết. Chính yếu tố văn hóa là chìa khóa để xây dựng phương án định hướng chiến lược tạo hiệu quả thực sự, lâu dài và bền vững cho quản lý hành chính trong giáo dục. Những nghiên cứu đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước (QLHCNN) về giáo dục nói chung đã được nhiều nhà khoa học ở trong nước và nước ngoài quan tâm nghiên cứu và đem lại nhiều thành tựu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa ở nước ta vẫn chưa được nghiên cứu chuyên biệt, có hệ thống từ khoa học quản lý công. Vì vậy, trên cơ sở tiếp thu các thành tựu đã được nghiên cứu, nghiên cứu sinh chọn đề tài: "Đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa" làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận đánh giá hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa, đề tài khảo sát và đánh giá thực trạng hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả QLHCNN về giáo dục hiện nay. 2
- 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Tổng quan tình hình nghiên cứu của các tác giả trước về những vấn đề liên quan đến luận án nhằm kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có và xác định những nội dung Luận án cần tiếp tục nghiên cứu. - Làm rõ cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa. - Đánh giá thực trạng QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa ở Việt Nam hiện nay. - Xác định phương hướng và khuyến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả QLHCNN từ góc độ văn hóa. 3. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là: hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Tìm hiểu việc đánh giá hiệu quả QLHCNN từ góc độ văn hóa trong quản lý HCNN về giáo dục giai đoạn 2013 đến 2019 là giai đoạn tuy ngắn nhưng có nhiều thay đổi, gắn với mốc Việt Nam hội nhập quốc tế (HNQT) với nhiều hiệp định được ký kết, đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2 theo hướng gia tăng tốc độ, hiệu quả cải cách, có những bước tiến nhằm hiện đại hóa nền hành chính, bắt nhịp HNQT. Giai đoạn này đồng thời có rất nhiều thay đổi trong chính sách pháp luật về tổ chức hành chính, đặc biệt là phát huy vai trò của văn hóa trong QLHC. Giai đoạn 2013-2019 hệ thống cơ chế, chính sách GD&ĐT tiếp tục được chú trọng hoàn thiện với nhiều chính sách được ban hành tạo hành lang pháp lý để các cơ quan QLNN tiếp tục đẩy mạnh đổi mới và nâng cao chất lượng GD&ĐT như: - Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020; - Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và HNQT; 3
- - Kết luận 51-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD và ÐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và HNQT; - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018 và Luật Giáo dục năm 2019. Luận án nghiên cứu thực trạng hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa; nhận diện và khảo sát, đánh giá thực trạng hiệu quả QLHCNN về giáo dục ở các cơ quan nhà nước chuyên trách trong lĩnh vực giáo dục các cấp bao gồm: Bộ GD&ĐT, các sở GD&ĐT, các phòng Giáo dục. 3.3. Khách thể nghiên cứu Để thu thập được các thông tin thực tiễn đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, Luận án đã tiến hành khảo sát, thu thập thông tin từ công chức, viên chức, các nhà quản lý thuộc: Bộ Giáo dục và đào tạo; Sở Giáo dục đào tạo, Phòng Giáo dục, các cơ sở giáo dục đào tạo trong và ngoài công lập. Khách thể nghiên cứu của Luận án không bao gồm những công chức và các nhà quản lý làm việc trong các cơ quan có thẩm quyền chung về QLNN như: Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp. Hoạt động của các cơ quan này trong lĩnh vực QLNN về giáo dục chỉ được phân tích đánh giá với tư cách các yếu tố tác động tới hiệu quả QLNN về giáo dục từ góc độ văn hóa. 4. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp tiếp cận Luận án đánh giá hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa chủ yếu được tiếp cận theo hướng liên ngành, bao gồm tiếp cận từ khoa học QLHC công và Văn hóa học nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của luận án. Những tri thức về QLHCNN cho phép nghiên cứu sinh chú trọng đến tính mục đích của quản lý công trong giáo dục từ góc độ văn hóa. Hiệu quả giáo dục không chỉ được nhìn trong việc hoàn thành các tiêu chí trong nhà trường, trong ngành giáo dục mà còn mở rộng ảnh hưởng tới môi trường văn hóa của xã hội. Khoa học hành chính giúp cho nghiên cứu sinh (NCS) nắm rõ được các công cụ, các phương pháp hành 4
- chính để vận dụng vào trong đánh giá hiệu quả quản lý công về giáo dục từ góc độ văn hóa. Tiếp cận từ Văn hóa học giúp cho nghiên cứu sinh tiếp nhận và vận dụng lý thuyết giá trị vào để xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả của QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa, chú ý đến vai trò của chủ thể quản lý không chỉ ở phương diện thực thi quy định hành chính mà còn thể hiện ở tính tích cực, niềm tin và thái độ đối với công việc. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh sử dụng chủ yếu các phương pháp chính sau: * Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Luận án đã thu thập tài liệu là các công trình đã được công bố ở trong nước và nước ngoài, các văn bản của Đảng và Nhà nước, các bài viết và báo cáo của các địa phương… có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của Luận án làm cơ sở phục vụ cho việc tổng quan tình hình nghiên cứu cũng như cung cấp thông tin để phục vụ cho các chương sau của luận án. Trong khi tổng hợp tư liệu, luận án cũng không dừng lại ở các công trình nghiên cứu có tính chuyên sâu trên sách, tạp chí mà còn chú trọng đến nguồn thông tin từ báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến giáo dục và QLGD. Nguồn thông tin này có ý nghĩa nhất định để góp phần minh chứng cho các nhận định của luận án, làm tăng thêm sự đa dạng của nguồn tin. * Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: được áp dụng để xác định mối liên quan của kết quả đánh giá hiệu quả quản lý hành chính từ góc độ văn hóa với các yếu tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lên kết quả đánh giá, từ đó xác định hiệu quả quản lý hành chính từ góc độ văn hóa. Phương pháp so sánh còn dùng để xác định mức độ liên quan giữa các yếu tố cấu thành của quản lý hành chính từ góc độ văn hóa và mức độ liên quan, để đánh giá vai trò các giai đoạn trong quy trình quản lý đối với kết quả quản lý cũng như vai trò của văn hóa đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Phương pháp này giải quyết các nhiệm vụ trong Chương 2 và Chương 3. Phương pháp so sánh được dùng để đánh giá điều kiện, hoàn cảnh, cách thức áp dụng kinh nghiệm quản lý hành chính về giáo dục từ góc độ văn hóa của 5
- các nước trong điều kiện hoàn cảnh Việt Nam, để phân tích đặc điểm kết quả công tác này ở các cơ quan chuyên trách về quản lý giáo dục ở trung ương và các cấp địa phương, giữa các địa phương với nhau. Phương pháp so sánh còn được tiến hành để đánh giá quản lý hành chính từ góc độ văn hóa qua từng giai đoạn. Phương pháp so sánh được thực hiện giải quyết các nhiệm vụ ở Chương 3 và Chương 4. Phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong đề tài bao gồm giai đoạn tìm hiểu, tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa lý thuyết, các kết quả nghiên cứu thực tiễn của các tác giả trong và ngoài nước được đăng tải trên các sách, báo, tạp chí, đề tài khoa học về vấn đề có liên quan. * Phương pháp điều tra xã hội: Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng nhằm thu thập các thông tin định lượng về: (i) đánh giá hoạt động của cơ quan QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa; (ii) đánh giá kết quả QLHCNN về giáo dục, đào tạo từ góc độ văn hóa; (iii) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLHCNN về giáo dục. Đối tượng tham gia khảo sát gồm 350 người là cán bộ QLGD và đội ngũ công chức, viên chức thực thi công vụ làm việc trong các cơ sở QLGD - ĐT và các đối tượng điều chỉnh, đối tượng thụ hưởng, đối tượng sử dụng dịch vụ, trong đó phân bổ cơ cấu mẫu cụ thể như sau: + 30 phiếu từ công chức quản lý và chuyên viên cơ quan Bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ GD&ĐT; + 70 phiếu từ các sở GD&ĐT, mỗi tỉnh lấy từ 15-20 phiếu; + 100 phiếu từ các phòng giáo dục quận, huyện, mỗi tình lựa chọn 2-3 quận huyện; + 80 phiếu từ các cán bộ quản lý, giáo viên các trường thuộc 3 cấp học (Tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học) theo địa bàn tỉnh, mỗi tỉnh khoảng 15- 20 phiếu; + 70 phiếu phiếu từ phụ huynh, học sinh từ người dân, đại diện tổ chức có tham gia thực hiện thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ĐT, chia đều theo 4 tỉnh. Việc lựa chọn mẫu các địa bàn và đối tượng tham gia khảo sát được sử dụng kết hợp giữa ba phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu có chủ đích, chọn mẫu ngẫu nhiên theo tổ và chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. 6
- Phương pháp chọn mẫu có chủ đích được áp dụng để xác định lựa chọn Bộ Giáo dục và Đào tạo vào danh sách đơn vị được khảo sát. Bộ Giáo dục là cơ quan quản lý nhà nước theo ngành ở cấp Trung ương, chịu trách nhiệm chung về công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục – đào tạo trên phạm vi cả nước. Vì vậy, việc lựa chọn Bộ Giáo dục và Đào tạo vào danh sách đơn vị được khảo sát sẽ giúp thu được các thông tin từ những người có tầm nhìn ở tầm vĩ mô. Do nguồn lực hạn chế nên ba phương pháp chọn mẫu có chủ đích, chọn mẫu ngẫu nhiên theo tổ và chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện được kết hợp để chọn bốn địa bàn khảo sát bao gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Quảng Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện còn được áp dụng để lựa chọn các cá nhân là công chức quản lý công chức thừa hành, viên chức quản lý, giáo viên người dân tham gia khảo sát. Kết quả khảo sát được thu thập và xử lý theo thống kê toán học và phần mềm SPSS dành cho khoa học xã hội. Kết quả của khảo sát này là cơ sở để nghiên cứu sinh rút ra những nhận xét về thành tựu và hạn chế trong đánh giá hiệu quả QLNN về giáo dục từ góc độ văn hóa. 5. Câu hỏi nghiên cứu và Giả thuyết khoa học 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Luận án sẽ trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu cơ bản sau đây: 1) Đứng dưới góc độ văn hóa để xem xét, các cơ quan QLHCNN về giáo dục hiện nay được tổ chức và hoạt động theo phương thức như thế nào? 2) Đứng dưới góc độ văn hóa, hiệu quả QLHCNN về giáo dục hiện nay như thế nào? 3) Có các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả QLHCNN về giáo dục? 4) Quan điểm và những giải pháp cần thực hiện để nâng cao hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa? 5.2. Giả thuyết khoa học - Các giá trị văn hóa đã được đưa vào trong hoạt động của các cơ quan QLHCNN về giáo dục và đã đạt được những kết quả nhất định. - Các chủ thể quản lý chưa coi trọng đúng mức vai trò của văn hóa trong QLGD là nguyên nhân chính dẫn đến việc tồn tại một số hiện tượng xuống cấp về tư tưởng, đạo đức, lối sống, tình trạng quan liêu, tham nhũng, vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý ở một số cơ quan QLGD, từ cấp Bộ đến các địa phương và các trường học. 7
- - Quy trình hoạt động, phương thức, cách thức hoạt động của cơ quan QLHCNN về giáo dục còn mang tính tùy tiện, chủ quan, hoặc cứng nhắc, chưa gắn với yếu tố văn hóa hoặc lồng ghép yếu tố văn hóa còn mờ nhạt chưa xác định đầy đủ và chưa có biện pháp tác động phù hợp đến các yếu tố ảnh hưởng làm cơ sở đảm bảo hiệu quả quản lý từ góc độ văn hóa, do vậy, hiệu quả QLHCNN từ góc độ văn hóa chưa mang tính sâu rộng, ổn định, bền vững. 6. Những đóng góp mới của luận án 6.1. Về mặt lý luận Luận án xác định khung lý thuyết về đánh giá hiệu quả QLHCNN từ góc độ văn hóa để từ đó phân tích, làm sáng tỏ thực trạng hiệu quả QLHCNN từ góc độ văn hóa qua nghiên cứu một số cơ quan QLNN về giáo dục. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận án có những đóng góp sau: - Luận án xây dựng bộ công cụ là hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa. Việc áp dụng bộ công cụ đánh giá hiệu quả QLHCNN vào thực tiễn góp phần làm sáng tỏ thực trạng hiệu quả QLHCNN từ góc độ văn hóa. - Luận án đã đưa ra những đánh giá về thực trạng việc đánh giá hiệu quả QLHCNN từ góc độ văn hóa, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của QLHC về giáo dục từ góc độ văn hóa. - Luận án đưa ra những đề xuất về giải pháp nâng cao hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa. 7. Cấu trúc luận án Luận án chia làm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2. Cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước từ góc độ văn hóa và phương pháp xây dựng bộ tiêu chí đánh giá Chương 3. Thực trạng hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa. Chương 4. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả và đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa. 8
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƯỚC NGOÀI VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước Tài liệu nghiên cứu về đánh giá hiệu quả QLHCNN ở nước ngoài khá đa dạng và phong phú và tập trung nhiều vào tính hiệu quả thực thi, hiệu quả từ góc độ kinh tế. * Về đánh giá hiệu quả QLHCNN: Có thể liệt kê một số công trình liên quan đến vấn đề này như: Matzer J. chủ biên cuốn Kỹ thuật nâng cao hiệu quả (Productivity Improvemnet Technique-ISMA): Washington, 1986; Morley E.A. trong cuốn Cẩm nang hướng dẫn cho nhà hoạt động thực tiễn trong nâng cao hiệu quả quản lý ở khu vực công (Partioners Guide to Public Sector Productivity improvement) - Van Nostrand Reinhold: New York, 1986; Wholey J.F. Đánh giá về hiệu quả của quản lý công (Evaluation and effective Public Management) - Little: Boston, 1983… Các tài liệu nêu trên phần nào đã trình bày những nội dung khoa học, cụ thể, có tính thực tiễn và phương pháp áp dụng trong đánh giá hiệu quả QLHCNN. Các tác giả cũng khái quát lịch sử phát triển và quá trình xây dựng hệ thống lý thuyết đánh giá. Sách trắng của tổ chức Charteris năm 2008 - Performance management-How public sector organisations in Scotland can meet their increasing challenges (Quản lý công việc bằng cách nào mà các tổ chức công ở Scotland có thể đáp ứng những thách thức ngày càng tăng) [111] (Charteris là một chuyên gia trong lĩnh vực thay đổi kinh doanh, tăng cường khả năng nhạy bén của doanh nghiệp thông qua các ứng dụng chiến lược về công nghệ) đã mô tả về một kết quả đạt được sau khi ứng dụng quản lý thực thi. Đó là vào năm 2011, Chính phủ Scotland đã đưa ra yêu cầu đối với tất cả các cơ quan nhà nước khi theo đuổi mục tiêu chiến lược là nhằm đạt tới sự giàu có hơn, công bằng hơn, thông minh hơn, vững chắc hơn, an 9
- toàn hơn và vì một Scotland xanh hơn. Mục tiêu nền tảng cho sự tăng trưởng và hiệu quả phát triển kinh tế, cải thiện năng suất, giảm bất bình đẳng, đồng thời cũng là tham vọng đạt được các mục tiêu, kết quả, các chỉ số quốc gia là việc tất cả các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương phải thực sự mong muốn cùng nhau làm việc để đạt được điều đó. Tổ chức này đã tư vấn cho Chính phủ trong việc ứng dụng quản lí thực thi để có thể đạt được hiệu quả trong việc cải thiện mối quan hệ giữa Chính phủ trung ương và chính quyền địa phương. Sự tư vấn của Charteris thể hiện ở bốn khía cạnh: - Cải thiện quá trình quản lí theo kết quả: cung cấp một khuôn khổ để sắp xếp cơ cấu tổ chức, thông tin và các quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng và công dân. Trong quá trình này, công dân và khách hàng được đặt ở vị trí trung tâm, các cơ quan nhà nước phải tìm cách để nâng cao hiệu quả dịch vụ khách hàng. - Thiết kế chỉ số hiệu suất và giải thích kết quả: thiết kế một bộ thống nhất các chỉ số hiệu suất để thực hiện các giải pháp quản lí thực thi, từ đó thúc đẩy hiểu biết chung về chỉ số hiệu suất và mục tiêu của tổ chức. - Quản lí sự thay đổi. - Các giải pháp kĩ thuật: áp dụng các giải pháp về công nghệ thông tin và các biện pháp kĩ thuật khác để cải thiện quan hệ hợp tác, đối tác hiệu quả giữa tổ chức và khách hàng. Charteris nhấn mạnh: bằng việc áp dụng quản lí thực thi, các cơ quan nhà nước sẽ trở nên năng động hơn, thích ứng với những thay đổi và đặc biệt chú ý tới vấn đề quản lí theo kết quả chứ không phải quản lí theo mục tiêu. Hai tác giả Angelo Kinicki (Arizona State University) và Brian K. Williams trong Management - A practical introduction (Quản lý - Hướng dẫn thực hành) (The McGraw-Hii/Irwin Companies, Inc, 2008) bắt đầu từ câu hỏi "Quản lí thực thi có phải là một trong những cách thức quản lí nguồn nhân lực" để từ đó lí giải các vấn đề như mô hình quản lí hoạt động của tổ chức hiện đại, các chiến lược trong phát triển nguồn nhân lực, các tiêu chí đo lường hiệu suất, các phương pháp tiếp cận để đo lường hiệu quả, thay đổi hành vi tổ chức, những lỗi cơ bản trong đo lường hiệu suất, thông tin phản hồi hiệu quả, những gì nhà quản lí có thể làm để quản lí hiệu suất của nhân viên, v.v. [106]. 10
- Cuốn Performance management - Key strategies and pratical guidelines (Quản lý công việc những chiến lược chủ đạo và hướng dẫn thực hành) của Michael Armstrong (Kogan page, 2006) đã trình bày những vấn đề học thuật về quản lí thực thi như: định nghĩa, cấu trúc, đặc điểm của quản lí thực thi, những chỉ dẫn cơ bản liên quan tới quản lí thực thi, so sánh giữa quản lí hiệu suất và quản lí thực thi, quy trình quản lí thực thi, lập kế hoạch hoạt động và thỏa thuận, đánh giá thực thi, cải thiện hiệu suất, v.v. Những nghiên cứu đó giúp người đọc hiểu một cách toàn cảnh những vấn đề liên quan tới quản lí thực thi và cách thức áp dụng quản lí thực thi trong tổ chức (nhất là một số phương pháp đánh giá thực thi như đánh giá 3600 được tác giả trình bày rất cụ thể) [126]. Cuốn sách Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh của S. Chiavo-Campo và P.S.A. Sudaram (NXB CTQG, 2003) là một công trình nghiên cứu khá toàn diện các nội dung có liên quan đến quản lý công mới. Các tác giả đã chỉ rõ bối cảnh hành chính công thế kỷ XXI với sự tác động của toàn cầu hóa, phi tập trung hóa tạo ra sức ép cho chính quyền trung ương, quản trị tốt với bốn trụ cột: trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, tính dự đoán được và sự tham gia. Nền hành chính công cần phải chuyển mình theo hướng quản lý công hướng đến hiệu quả và trách nhiệm. Những quốc gia đang phát triển muốn tạo ra sự đột phá cần về kinh tế - xã hội cần phải bắt nhịp với hành chính công phát triển, tạo ra cuộc cách mạng trong QLNN [65]. Về Lý thuyết về đánh giá hiệu quả QLHCNN, nhìn chung các lý thuyết về hiệu quả QLHCNN ở đây được tập trung vào các nội dung như: các quan điểm về khái niệm hiệu quả QLHCNN; Các quan điểm tiếp cận nghiên cứu đánh giá và các mô hình đánh giá hiệu quả QLHCNN; Các nguyên tắc, phương pháp, hình thức và các thiết chế đánh giá hiệu qủa QLHCNN. Các công trình nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tính phức tạp trong đánh giá hiệu quả QLHCNN biểu hiện ở chỗ: không có cơ chế đánh giá tổng hợp và khách quan hoạt động của hệ thống QLHCNN; trong khu vực công không có chỉ số kết quả thống nhất như trong khu vực tư vì sản phẩm của các tổ chức khu vực công, về nguyên tắc, khó đo lường và không vì mục tiêu cạnh tranh. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 31 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 21 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 22 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 69 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành Điện công nghiệp ở các trường cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương các tỉnh miền Bắc theo tiếp cận năng lực
299 p | 19 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương
310 p | 19 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 12 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 12 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn tại vùng Đồng bằng sông Hồng
215 p | 7 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Áp dụng bộ tiêu chuẩn UPM nhằm đánh giá mức độ thích ứng với đổi mới sáng tạo của các trường đại học tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
226 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam
189 p | 9 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 11 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam
353 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn