Luận án Tiến sĩ Quản lý công nghiệp: Quản lý thay đổi tại các doanh nghiệp viễn thông trong bối cảnh chuyển đổi số
lượt xem 1
download
Luận án "Quản lý thay đổi tại các doanh nghiệp viễn thông trong bối cảnh chuyển đổi số" được trình bày với kết cấu gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết; Chương 2: Hiện trạng quản lý thay đổi tại doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số; Chương 3: Phát triển mô hình và phương pháp nghiên cứu; Chương 4: Kết quả nghiên cứu; Chương 5: Thảo luận và hàm ý nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công nghiệp: Quản lý thay đổi tại các doanh nghiệp viễn thông trong bối cảnh chuyển đổi số
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI PHẠM MINH HOÀNG QUẢN LÝ THAY ĐỔI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP Hà Nội - 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI PHẠM MINH HOÀNG QUẢN LÝ THAY ĐỔI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Ngành: Quản lý công nghiệp Mã số: 9510601 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS PHẠM THỊ THANH HỒNG Hà Nội - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận án có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng. Các kết quả trong nghiên cứu của luận án là do nghiên cứu sinh tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn và chưa từng được các tác giả khác công bố. Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2024 Giáo viên hướng dẫn Nghiên cứu sinh PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng Phạm Minh Hoàng i
- LỜI CẢM ƠN Luận án được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học tận tình của PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng. Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng cảm ơn đặc biệt sâu sắc của mình đến sự hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của Giáo viên hướng dẫn. Trong thời gian làm nghiên cứu sinh, tôi cũng đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và động viên của các thầy cô Trường Kinh tế – Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngoài ra, khi thực hiện nghiên cứu, tôi đã nhận được nhiều góp ý và ý kiến chuyên môn cũng như số liệu về doanh nghiệp viễn thông Việt Nam từ các lãnh đạo và chuyên gia của Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Thông tin và truyền thông, Viện Chiến lược Thông tin và truyền thông - Bộ Thông tin và truyền thông, Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và đầu tư, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Bộ Khoa học và Công nghệ, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Ngoại thương, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT), Trường Đại học PHENIKAA, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED), các nhà các quản lý và các chuyên gia chuyển đổi số tại các doanh nghiệp viễn thông VNPT, Viettel, MobiFone, FPT, CMC, iTel; tại các hãng tư vấn E&Y, Deloitte, Gartner; cùng các chuyên gia độc lập khác. Tôi xin chân thành cảm ơn. Cuối cùng, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Đào tạo - Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành được nghiên cứu này. NCS. Phạm Minh Hoàng ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ ...................................................................... ix DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................. x PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................ 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 5 4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 6 5. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận án .......................................................... 8 6. Kết cấu của luận án .................................................................................................... 9 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................... 10 1.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................................... 10 1.1.1. Khái niệm về thay đổi tổ chức ......................................................................... 10 1.1.2. Sự kháng cự lại thay đổi .................................................................................. 10 1.1.3. Khái niệm quản lý thay đổi.............................................................................. 11 1.1.4. Phân loại thay đổi ............................................................................................ 12 1.1.5. Khái niệm về chuyển đổi số ............................................................................. 15 1.2. Các lý thuyết nền về quản lý thay đổi ................................................................. 18 1.2.1. Các lý thuyết quản lý thay đổi theo kế hoạch (trước 1990) ........................... 18 1.2.2. Các lý thuyết quản lý thay đổi khẩn cấp (thập kỷ 1990) ................................ 21 1.2.3. Lý thuyết quản lý các yếu tố thay đổi (từ 2000 đến nay)................................ 24 1.2.4. Khung lý thuyết về quản lý thay đổi ................................................................ 28 1.3. Cơ sở lý thuyết các nhân tố tác động tới thành công của quản lý thay đổi trong bối cảnh chuyển đổi số ....................................................................................... 29 1.3.1. Thành công của quản lý thay đổi .................................................................... 29 1.3.2. Lãnh đạo thay đổi ............................................................................................ 30 1.3.3. Truyền thông về thay đổi ................................................................................. 33 iii
- 1.3.4. Cam kết thay đổi của nhân viên ...................................................................... 35 1.3.5. Sự gắn bó của nhân viên ................................................................................. 36 1.3.6. Năng lực thay đổi tổ chức ............................................................................... 37 1.3.7. Quy mô thay đổi và Thời gian triển khai thay đổi .......................................... 41 1.4. Một số tiếp cận nghiên cứu về quản lý thay đổi trong bối cảnh chuyển đổi số42 1.4.1. Các xu hướng nghiên cứu về quản lý thay đổi trong bối cảnh chuyển đổi số 42 1.4.2. Các nghiên cứu về vai trò của quản lý thay đổi trong chuyển đổi số............ 46 1.4.3. Các nghiên cứu về quản lý quy trình thay đổi trong chuyển đổi số .............. 46 1.4.4. Các nghiên cứu về quản lý các yếu tố thành công của thay đổi trong chuyển đổi số ........................................................................................................................... 48 1.5. Khoảng trống nghiên cứu ..................................................................................... 49 CHƯƠNG II. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ THAY ĐỔI TẠI DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ ................................. 52 2.1. Giới thiệu khái quát về các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam ...................... 52 2.2. Bối cảnh chuyển đổi số trong và ngoài nước thúc đẩy các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đẩy mạnh chuyển đổi số .................................................................. 55 2.2.1. Xu thế chuyển đổi số của các nhà mạng viễn thông trên thế giới................. 55 2.2.2. Doanh thu dịch vụ viễn thông trong nước bão hòa tạo sức ép chuyển đổi số lên các doanh nghiệp viễn thông .............................................................................. 58 2.2.3. Trách nhiệm của doanh nghiệp viễn thông với chuyển đổi số quốc gia ....... 61 2.3. Đích đến của doanh nghiệp viễn thông khi chuyển đổi số - Mô hình DSP và Techco ............................................................................................................................ 63 2.4. Một số hành động chuyển đổi số của các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam ................................................................................................................................ 66 2.5. Các thay đổi của doanh nghiệp viễn thông trong chuyển đổi số ...................... 69 2.6. Một số rào cản trong quản lý thay đổi tại doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số ....................................................................................... 72 2.7. Đánh giá chung về những thành công, hạn chế và nguyên nhân của quản lý thay đổi tại doanh nghiệp viễn thông trong bối cảnh chuyển đổi số ....................... 73 2.7.1. Những thành công ........................................................................................... 73 2.7.2. Những hạn chế ................................................................................................ 73 2.7.3. Nguyên nhân .................................................................................................... 74 CHƯƠNG III. PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 77 iv
- 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 77 3.2. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu................................................................. 79 3.2.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu .......................................................................... 79 3.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 84 3.2.3. Biến kiểm soát .................................................................................................. 87 3.3. Phát triển thang đo nghiên cứu và phiếu khảo sát chính thức ......................... 87 3.3.1. Đề xuất thang đo các yếu tố của mô hình nghiên cứu .................................. 87 3.3.2. Đánh giá hiệu chỉnh các thang đo bằng phương pháp Delphi ..................... 95 3.3.3. Lựa chọn chuyên gia nhóm Delphi ................................................................ 97 3.3.4. Kết quả áp dụng phương pháp Delphi xây dựng các thang đo ..................... 98 3.3.5. Đo lường biến kiếm soát ................................................................................ 100 3.3.6. Phiếu khảo sát chính thức ............................................................................. 101 3.4. Phương pháp đo lường các khái niệm nghiên cứu ........................................... 101 3.5. Chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu ............................... 102 3.5.1. Kích thước mẫu nghiên cứu .......................................................................... 102 3.5.2. Lựa chọn dữ liệu nghiên cứu ........................................................................ 103 3.5.3. Phương pháp khảo sát ................................................................................... 104 3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu.......................................................................... 104 3.6.1. Thực hiện thống kê mô tả .............................................................................. 105 3.6.2. Kiểm định độ tin cậy của các thang đo ......................................................... 105 3.6.3. Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)................... 106 3.6.4. Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ................ 106 3.6.5. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) ....................................................................................... 108 3.6.6. Kiểm định tính bền vững của mô hình bằng phân tích Bootstrap .............. 108 3.6.7. Kiểm định phương sai (ANOVA) các biến kiểm soát................................... 109 CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 111 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ....................................................................... 111 4.1.1. Mô tả chung về mẫu nghiên cứu .................................................................. 111 4.1.2. Kết quả thống kê mô tả đối với yếu tố của mô hình nghiên cứu ................. 113 4.2. Kết quả kiểm định thang đo của mô hình ......................................................... 113 v
- 4.2.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronback’s Alpha và hệ số tương quan biến-tổng ................................................................................ 113 4.2.2. Kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) ..... 114 4.2.3. Kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ... 114 4.2.4. Kết quả kiểm định thang đo bằng mô hình tới hạn ..................................... 115 4.3. Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu ............................................................ 117 4.4. Kết quả kiểm định các giả thiết nghiên cứu ..................................................... 118 4.4.1. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu chính ................................... 118 4.4.2. Kết quả kiểm định đối với các biến kiểm soát .............................................. 120 4.5. Kết quả kiểm định tính bền vững của mô hình bằng phân tích Bootstrap ... 121 4.6. Kết quả đánh giá tác động trực tiếp, gián tiếp của các yếu tố trong mô hình tới thành công của quản lý thay đổi tại doanh nghiệp viễn thông trong bối cảnh CĐS ...................................................................................................................................... 122 CHƯƠNG V. THẢO LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU ........................................ 124 5.1. Bàn luận về kết quả nghiên cứu ......................................................................... 124 5.1.1. Bàn luận về mức độ tác động tổng thể của các yếu tố tới thành công của QLTĐ tại DNVT trong bối cảnh CĐS..................................................................... 124 5.1.2. Bàn luận về mức độ tác động của yếu tố lãnh đạo thay đổi ........................ 124 5.1.3. Bàn luận về mức độ tác động của yếu tố cam kết thay đổi của nhân viên . 126 5.1.4. Bàn luận về mức độ tác động của yếu tố năng lực thay đổi của tổ chức.... 128 5.1.5. Bàn luận về mức độ tác động của các yếu tố khác ...................................... 131 5.1.6. Bàn luận về ảnh hưởng của các yếu tố kiểm soát ........................................ 132 5.2. Một số đề xuất từ kết quả nghiên cứu ............................................................... 133 5.2.1. Đẩy mạnh vai trò dẫn dắt của lãnh đạo doanh nghiệp ................................ 134 5.2.2. Tăng cường sự tham gia của nhân viên vào các sáng kiến thay đổi .......... 135 5.2.3. Xây dựng năng lực thay đổi trong doanh nghiệp......................................... 136 5.3. Đóng góp của luận án .......................................................................................... 137 5.4. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................... 138 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 141 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN....................... 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 144 Phụ lục 1. Các nghiên cứu về quản lý thay đổi trong bối cảnh chuyển đổi số, 2015- 2024 ................................................................................................................................ - 1 - vi
- Phụ lục 2. Bảng hỏi chính thức .................................................................................. - 10 - Phụ lục 3. Ứng dụng phương pháp Delphi xây dựng thang đo .............................. - 15 - Phụ lục 4. Kết quả phân tích dữ liệu ........................................................................ - 29 - vii
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh (nếu có) Tiếng Việt 7S Strategy, Structure, Systems, Shared Chiến lược, Cơ cấu tổ chức, Hệ values, Style, Staff, Skills thống, Giá trị chia sẻ, Phong cách lãnh đạo, Nhân viên, Kỹ năng BMI Business Model Innovation Sáng tạo mô hình kinh doanh CC Change Communication Truyền thông về thay đổi CEM Customer Experience Management Quản lý trải nghiệm khách hàng CDO Chief Digital Officer Giám đốc số CTO Chief Technology Officer Giám đốc kỹ thuật CĐS Digital Transformation Chuyển đổi số CL Change Leadership Lãnh đạo thay đổi CM Change Commitment Cam kết thay đổi của nhân viên CNTT Công nghệ thông tin CP Change Competence Năng lực thay đổi CX Customer Experience Trải nghiệm khách hàng DM Digital Maturity Trưởng thành số DMM Digital Maturity Model Mô hình trưởng thành số DNVT Telco Doanh nghiệp viễn thông DSP Digital Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ số DT/DX Digital Transformation CĐS ĐTĐM Điện toán đám mây EE Employee Engagement Gắn bó của nhân viên I4.0 Industry 4.0 Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ICM Individual Change Management Quản lý thay đổi cá nhân ICT Information Communication Công nghệ thông tin và truyền Technology thông NCS Nghiên cứu sinh NPS Net Promoter Score Chỉ số khách hàng hài lòng OCM Organizational Change Management Quản lý thay đổi tổ chức OCC Organizational Change Capabilities Năng lực thay đổi của tổ chức ODF Open Digital Framework Khung CĐS mở ODA Open Digital Architecture Kiến trúc ứng dụng số mở QLTĐ Change Management Quản lý thay đổi RTC Resistance to change Cản trở thay đổi TC Thành công của QLTĐ tại DNVT trong bối cảnh CĐS TMT Transition Management Team Lãnh đạo phụ trách dự án thay đổi viii
- DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Các giai đoạn của quản lý tiến trình thay đổi. Nguồn: [65]. ............................. 24 Hình 1.2. Các lĩnh vực của tổ chức theo mô hình McKinsey 7S. Nguồn: [69]. ............... 25 Hình 1.3. Các thành phần của khung quản lý thay đổi. Nguồn: Tác giả tổng hợp. .......... 29 Hình 1.4. Sự quan tâm về vấn đề nghiên cứu khởi đầu từ 2015 và ngày càng gia tăng mạnh trên thế giới. Nguồn: Tác giả tổng hợp. ................................................................... 43 Hình 1.5. Các chủ đề nghiên cứu chính tìm thấy trong CSDL Scopus. Nguồn: Tác giả tổng hợp. ............................................................................................................................ 44 Hình 1.6. Các hướng nghiên cứu xung quanh vấn đề nghiên cứu. Nguồn: Tác giả tổng hợp. .................................................................................................................................... 45 Hình 2.1. Doanh thu dịch vụ viễn thông truyền thống đã bão hòa. Nguồn: Bộ TTTT [6]. ........................................................................................................................................... 58 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài. Nguồn: Tham khảo từ Kothari [142]. ........... 77 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu cơ sở. Nguồn: Tác giả đề xuất. ........................................ 80 Hình 3.3. Mô hình ảnh hưởng của truyền thông thay đổi, gắn bó nhân viên, cam kết thay đổi. Nguồn: [146]. ............................................................................................................. 81 Hình 3.4. Mô hình ảnh hưởng của truyền thông thay đổi tới năng lực thay đổi của tổ chức. Nguồn: [76]. ............................................................................................................. 81 Hình 3.5. Mô hình ảnh hưởng của sự Gắn bó của nhân viên tới Năng lực thay đổi của tổ chức. Nguồn: [148]. ........................................................................................................... 82 Hình 3.6. Mô hình nghiên cứu của đề tài. Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất.............. 83 Hình 4.1. Phân tích CFA các thang đo. ........................................................................... 116 Hình 4.2. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) chuẩn hóa .................. 119 Hình 4.3. Sự khác biệt giữa các mức độ quy mô dự án tới thành công thay đổi. ........... 120 Hình 4.4. Sự khác biệt giữa các mức độ thời gian triển khai tới thành công thay đổi. ... 121 ix
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Một số định nghĩa về quản lý thay đổi. Nguồn: Tác giả tổng hợp. .................. 11 Bảng 1.2. Một số định nghĩa về chuyển đổi số. Nguồn: Tác giả tổng hợp. ...................... 16 Bảng 1.3. Các bước tiến hành chuyển đổi số. Nguồn: [66]............................................... 47 Bảng 2.1. Thị phần dịch vụ viễn thông Việt Nam. Nguồn: [5]. ........................................ 52 Bảng 2.2. Năm đích đến và mười năng lực cần phát triển của DNVT trong CĐS. Nguồn: [127]................................................................................................................................... 63 Bảng 3.1. Thang đo đề xuất yếu tố Lãnh đạo thay đổi. ..................................................... 87 Bảng 3.2. Thang đo đề xuất yếu tố Truyền thông về thay đổi. ......................................... 88 Bảng 3.3. Thang đo đề xuất yếu tố Cam kết thay đổi của nhân viên, kế thừa đầy đủ từ Armenakis và cộng sự [75]. ............................................................................................... 89 Bảng 3.4. Thang đo đề xuất yếu tố Gắn bó của nhân viên kế thừa đầy đủ từ Saks [79]. .. 90 Bảng 3.5. Một số tiêu chí trong thang đo về Năng lực thay đổi của tổ chức của Klarner và cộng sự [106] trùng lặp với các tiêu chí của các thang đo khác. ....................................... 91 Bảng 3.6. Thang đo đề xuất yếu tố Năng lực thay đổi của tổ chức. .................................. 92 Bảng 3.7. Thang đo đề xuất yếu tố Thành công của QLTĐ tại DNVT trong bối cảnh CĐS. .................................................................................................................................. 94 Bảng 3.8. Thông tin về các chuyên gia phát triển thang đo. ............................................. 97 Bảng 4.1. Thống kê đặc điểm các dự án và các đáp viên tham gia khảo sát................... 112 Bảng 4.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy và tính hội tụ của thang đo. ............................. 115 Bảng 4.3. Ma trận tương quan, độ tin cậy tổng hợp và chỉ số phân biệt hợp lệ .............. 117 Bảng 4.4. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu chính (chưa chuẩn hóa). ......... 118 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu chính có trọng số hồi quy chuẩn hóa.................................................................................................................................... 120 Bảng 4.6. Mức độ tác động trực tiếp, gián tiếp giữa các nhân tố. ................................... 122 Bảng 5.1. Chiến lược triển khai lãnh đạo số cho doanh nghiệp. ..................................... 134 Bảng PL1.1. Các lý thuyết nền của quản lý thay đổi. Nguồn: Tác giả tổng hợp. ........... - 1 - Bảng PL1.2. 20 nghiên cứu hàng đầu trên thế giới về QLTĐ trong bối cảnh CĐS. ....... - 2 - Bảng PL1.3. Các nghiên cứu về CĐS tại Việt Nam có liên quan tới QLTĐ (có lượt trích dẫn). ................................................................................................................................. - 5 - Bảng PL1.4. Xu thế nghiên cứu về QLTĐ trong bối cảnh CĐS qua các chủ đề và từ khóa. ......................................................................................................................................... - 7 - Bảng PL1.5. Một số DNVT có tăng trưởng mạnh sau chuyển đổi số sang TechCo . Nguồn: [127].................................................................................................................... - 9 - Bảng PL3.1. Tổng hợp đề xuất 32 tiêu chí đo lường cho 6 yếu tố của mô hình nghiên cứu luận án............................................................................................................................ - 15 - Bảng PL3.2. Tổng hợp kết quả phản hồi của nhóm chuyên gia Delphi ở vòng 1. ........ - 18 - Bảng PL3.3. Ví dụ về cá nhân hóa bảng hỏi chuyên gia Delphi vòng 2. ...................... - 24 - x
- Bảng PL3.4. Tổng hợp kết quả sau đánh giá nhóm chuyên gia Delphi ở vòng 2 (còn 31 tiêu chí). ......................................................................................................................... - 24 - Bảng PL4.1. Các kết quả thống kê mô tả. ..................................................................... - 29 - Bảng PL4.2. Tổng hợp thống kê mô tả các nhân tố của mô hình nghiên cứu............... - 32 - Bảng PL4.3. Các kết quả phân tích kiểm định độ tin cậy thang đo. ............................. - 34 - Bảng PL4.4. Tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronback’s Alpha và hệ số tương quan biến-tổng. ........................................................................... - 37 - Bảng PL4.5. Các kết quả phân tích EFA. ...................................................................... - 39 - Bảng PL4.6. Các kết quả phân tích CFA....................................................................... - 40 - Bảng PL4.7. Các kết quả phân tích kiểm định mô hình và giả thiết nghiên cứu .......... - 44 - Bảng PL4.8. Các kết quả phân tích ANOVA biến kiểm soát Quy mô dự án thay đổi . - 45 - Bảng PL4.9. Các kết quả phân tích ANOVA biến kiểm soát Thời gian triển khai dự án thay đổi. ......................................................................................................................... - 46 - Bảng PL4.10. Kết quả ước lượng tính bền vững mô hình bằng Bootstrap (mẫu tái lập = 600). ............................................................................................................................... - 47 - xi
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chuyển đổi số (CĐS) là một trong những chủ đề được bàn luận nhiều trong suốt thập niên qua do tính tất yếu của chúng cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Ở góc độ quốc gia, nhiều học giả cho rằng, trước bối cảnh đầy biến động của nền kinh tế thế giới, trong CĐS, các chính phủ cần có chiến lược hành động xuyên suốt, nhất quán để phối hợp, hỗ trợ cho khu vực tư nhân, tăng cường đầu tư cơ bản, thậm chí giữ vị trí dẫn dắt, sáng tạo tiên phong trong một số lĩnh vực công nghệ nhất định. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có hành động kịp thời trong xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật, định hình chiến lược phát triển trong tiến trình CĐS nền kinh tế. Để thích ứng với tình hình mới, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52- NQ/TW ngày 27-9-2019 [1] về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP và trên 30% GDP vào năm 2030, với năng suất lao động tăng trên 7%/năm. Năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo dẫn đầu châu Á. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 14-1-2020 về “Thúc đẩy phát triển công nghệ số Việt Nam” [2], Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3-6-2020 phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” [3] với tầm nhìn 10 năm sẽ thay đổi toàn diện đất nước khi đặt ra các mục tiêu cụ thể: Việt Nam sẽ thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử; kinh tế số đóng góp 30% GDP; năng suất lao động hằng năm tăng tối thiểu 8%; mọi người dân có cơ hội tiếp cận, trải nghiệm các dịch vụ thiết yếu thông minh... Theo nhận định của Ngân hàng thế giới [4], Việt Nam đang ở giai đoạn xây dựng tầng thứ nhất và thứ hai của quá trình CĐS nền kinh tế; cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nền kinh tế thị trường và sáu ưu tiên quan trọng của nền kinh tế số (4L2C): “Liên kết - Lao động - Logistics - Lòng tin - Chính phủ điện tử - Chi trả online”. Trong đó, yếu tố Liên kết nhằm cải thiện tính liên kết người tiêu dùng với internet tốc độ cao và giá cả phải chăng; yếu tố Lòng tin của người sử dụng được thực hiện thông qua bảo đảm các vấn đề liên quan đến bảo mật dữ 1
- liệu, an ninh mạng và hệ thống luật pháp công khai, minh bạch đối với hệ thống doanh nghiệp. Bối cảnh CĐS quốc gia, xây dựng kinh tế số, chính phủ số, hạ tầng số đã tạo cơ hội phát triển mới cho các doanh nghiệp viễn thông (DNVT) mở rộng phát triển năng lực, thị trường mới, doanh thu mới. Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các DNVT trong việc phát triển, làm chủ các công nghệ số, hạ tầng số, nền tảng số để phục vụ phát triển kinh tế số của đất nước. Đây là vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề của các DNVT với an ninh kinh tế đất nước. Mặt khác, bối cảnh CĐS cũng gây áp lực rất mạnh mẽ tới sự tiềm năng phát triển và sự tồn tại của các DNVT, khi các đối thủ cạnh tranh quốc tế, trong nước liên tục đưa ra các dịch vụ mới hấp dẫn giá rẻ cạnh tranh với các dịch vụ viễn thông truyền thống của các nhà mạng. Các DNVT Việt Nam, theo sách trắng của Bộ Thông tin truyền thông (TTTT), gồm gần 90 DNVT, với 5 nhóm loại hình dịch vụ viễn thông chính gồm: viễn thông cố định mặt đất, viễn thông cố định vệ tinh, viễn thông di động mặt đất, viễn thông di động vệ tinh, viễn thông di động hàng hải. Về cơ bản, các dịch vụ có độ phủ rộng khắp trên toàn quốc, độ phủ cáp quang tới hộ gia đình (viễn thông cố định mặt đất) đạt 84% năm 2023, mục tiêu 100% vào năm 2025; tỷ lệ thuê bao băng rộng di động (trên 100 người dân) đạt 90% năm 2023, mục tiêu 100% vào năm 2025. Các DNVT có tổng doanh thu khoảng 21 tỷ USD năm 2023, dự kiến 25 tỷ USD vào năm 2025, với tỷ lệ đóng góp đáng kể vào GDP quốc gia khoảng 5-5.2% [5]. Đầu tầu của ngành viễn thông Việt Nam là các doanh nghiệp Viettel, VNPT, MobiFone với 90% doanh thu toàn ngành. Tuy nhiên, kể từ đặc biệt là từ 2017, nằm trong xu thế suy giảm tăng trưởng của ngành viễn thông thế giới từ 2012, doanh thu của ngành viễn thông có xu thế suy giảm rõ rệt, và ngày càng chậm so với tăng trưởng GDP của đất nước, thậm chí từ năm 2022 đã đi vào giai đoạn bão hòa [6]. Sách trắng Bộ TTTT năm 2022 [5] cho thấy tổng doanh thu dịch vụ viễn thông đạt 138.000 tỷ đồng, chỉ tăng 1,6% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế của ngành viễn thông năm 2022 ước đạt 44.500 tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm 2021. Năm 2022, đóng góp của ngành viễn thông vào GDP ước đạt 76.452 tỷ đồng. Do đó, từ năm 2018, các DNVT xác định phải CĐS một cách mạnh mẽ, vừa để phát triển doanh nghiệp, 2
- vừa trở thành đầu tàu là xương sống cho quốc gia, cho các ngành các doanh nghiệp khác CĐS. Tuy nhiên, thay đổi tổ chức là một nhiệm vụ đầy rủi ro, và CĐS là thay đổi có cấp độ ở mức độ cao nhất, do đó lại càng tiềm ẩn các rủi ro lớn. Theo Forbes dẫn từ tổ chức Báo cáo Việt Nam vào năm 2019 [7], trung bình chỉ có một trong tám dự án chuyển đổi kỹ thuật số của các doanh nghiệp là thành công và hơn 50% dự án thất bại hoàn toàn. Tỷ lệ thành công này thấp đáng kể so với tỷ lệ thành công 30% của các thay đổi tại các doanh nghiệp, cho thấy sự phức tạp của CĐS và sự khó khăn khi thay đổi trong bối cảnh CĐS. Theo TM Forum [8], các khảo sát tại một hội nghị bao gồm hầu hết các DNVT hàng đầu trên thế giới cho thấy có 90% DNVT tin rằng một sự thay đổi văn hóa mạnh mẽ là cần thiết để đạt được tầm nhìn về CĐS, và 75% cho biết rằng đang gặp thách thức nghiêm trọng trong CĐS đòi hỏi thay đổi văn hóa và các vấn đề về tổ chức thành công. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, Quản lý thay đổi (QLTĐ) sẽ giúp các thay đổi đạt được mục tiêu với hiệu quả cao hơn, khi giúp phổ biến sâu rộng tầm nhìn về tương lai của tổ chức và thúc đẩy sự cam kết của các bên liên quan với thay đổi trong chuyển đổi kỹ thuật số [9]. Với sự áp dụng QLTĐ, 88% các thay đổi sẽ đạt được mục tiêu đề ra, và đồng thời, so với các thay đổi được QLTĐ kém thì các thay đổi được QLTĐ tốt sẽ có tỷ lệ sử dụng đúng ngân sách cao hơn 1.5 lần, và tỷ lệ hoàn thành đúng tiến độ cao hơn 5 lần [10].Vì vậy, QLTĐ đã được các cấp quản lý nhận định là một trong ba mối lo lắng hàng đầu khi thực hiện CĐS [11], và là một trong sáu năng lực mà các doanh nghiệp cần làm chủ [12]. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng QLTĐ giúp tăng cường năng lực cạnh tranh về yếu tố công nghệ số của doanh nghiệp [13]. Do đó, việc làm chủ năng lực QLTĐ trở nên rất cần thiết trong bối cảnh CĐS. Tuy nhiên, các nghiên cứu về QLTĐ trong bối cảnh CĐS là còn chưa có nhiều [14], các nghiên cứu hiện có chủ yếu QLTĐ cho từng dự án riêng lẻ của các bối cảnh truyền thống (thời đại công nghệ thông tin, Internet), thực sự chưa hỗ trợ nhiều cho các nhà quản lý trong bối cảnh CĐS mà ở đó các thay đổi diễn ra đồng thời trên nhiều lĩnh vực của tổ chức [15], cũng như chúng sẽ liên tục xuất hiện một cách bất ngờ và có mục tiêu không cố định [16] [17]. Sự thiết hụt nghiên cứu QLTĐ trong thời gian qua đã phần nào giải thích 3
- cho các hành động CĐS chưa đủ mạnh mẽ, chỉ giúp các DNVT đạt mức duy trì, chứ chưa tạo ra sự đột phá mạnh mẽ, chưa tạo ra không gian tăng trưởng lớn có tính thay thế doanh thu truyền thống [18]. Điều này cho thấy QLTĐ thời gian qua chưa thực sự tạo thành đòn bẩy để thúc đẩy các DNVT CĐS mạnh mẽ, tạo ra nhiều thay đổi có tính sáng tạo, phá vỡ các lối mòn trong tư duy quản lý và vận hành. Do đó, nghiên cứu QLTĐ tại các DNVT trong bối cảnh CĐS trở nên cấp thiết, đem lại nhiều lợi ích không chỉ cho các DNVT mà cho toàn xã hội. Những lợi ích từ quá trình QLTĐ trong bối cảnh CĐS không những sẽ giúp thúc đẩy DNVT thực hiện CĐS sáng tạo hơn trước, mạnh mẽ hơn trước, để tìm ra những không gian tăng trưởng mới, tăng trưởng doanh thu hàng năm trên 8-10%; mà còn có thể giúp các doanh nghiệp ở những ngành kinh tế khác và Chính phủ đạt được những mục tiêu tăng trưởng kinh tế và cách tân nền công nghiệp, thực hiện thành công nhiệm vụ CĐS quốc gia đầy tham vọng của Đảng và Nhà nước đã đặt ra [19]. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá thực trạng QLTĐ tại các DNVT Việt Nam trong bối cảnh CĐS trên cơ sở các lý thuyết mới nhất về QLTĐ, các đánh giá được lượng hóa cụ thể; từ đó, đề xuất các khuyến nghị để tăng cường QLTĐ ở các DNVT nhằm thúc đẩy hoạt động CĐS tại các doanh nghiệp này. Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, luận án hướng tới việc trả lời các câu hỏi: - Câu hỏi 1: Có những thay đổi gì xảy ra tại các DNVT trong bối cảnh CĐS? - Câu hỏi 2: Khung QLTĐ nào đang được áp dụng để quản lý thay tại các DNVT Việt Nam trong bối cảnh CĐS? - Câu hỏi 3: Có những nhân tố nào tác động tích cực tới thành công của QLTĐ tại các DNVT trong bối cảnh CĐS? Đánh giá tác động của các nhân tố tới thành công của QLTĐ tại các DNVT trong bối cảnh CĐS. 4
- - Câu hỏi 4: Dựa trên kết quả nghiên cứu, có thể gợi ý những khuyến nghị nào để tăng cường các yếu tố thành công của QLTĐ nhằm thúc đẩy hoạt động CĐS tại các DNVT. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Quản lý thay đổi tại doanh nghiệp viễn thông trong bối cảnh chuyển đổi số. Khách thể nghiên cứu: Với nội dung đề tài là “Quản lý thay đổi tại doanh nghiệp viễn thông trong bối cảnh chuyển đổi số”, luận án xác định khách thể nghiên cứu là các DNVT Việt Nam tiêu biểu theo công bố sách trắng của Bộ TTTT [5] . Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung: Luận án xác định các nội dung nghiên cứu giới hạn trong phạm vi cụ thể như sau: - Trước hết, luận án tập trung vào hệ thống hóa lý luận về QLTĐ, CĐS, và các lĩnh vực thay đổi của doanh nghiệp trong CĐS. Sự cần thiết của nghiên cứu các yếu tố thành công của QLTĐ trong bối cảnh CĐS cũng được làm rõ. - Tiếp theo, luận án tập trung phân tích làm rõ hiện trạng các thay đổi của các DNVT Việt Nam trên các cơ sở khung lý thuyết về QLTĐ và CĐS đã hệ thống hóa. - Tiếp đến, luận án xây dựng mô hình nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thành công của QLTĐ tại DNVT trong bối cảnh CĐS. Bao gồm các kiểm soát dựa trên đặc thù của các dự án như phạm vi và thời gia diễn ra. - Cuối cùng, đề xuất những gợi ý, khuyến nghị để xây dựng, phát triển các yếu tố thành công của QLTĐ tại DNVT nhằm thúc đẩy hoạt động CĐS. Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Các DNVT hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Luận án thực hiện nghiên cứu các DNVT trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến 2023. Các tài liệu nghiên cứu được thu thập từ trước tới nay và cập nhật đến thời điểm báo cáo luận án. 5
- 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Các nghiên cứu định tính được sử dụng bằng phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia bao gồm các nhà nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu trong nước, các chuyên gia tại các cơ quan quản lý nhà nước, và cả các nhà quản lý doanh nghiệp. Những câu hỏi được thiết lập xoay quanh các chủ đề về các thay đổi và QLTĐ tại các DNVT trong bối cảnh CĐS, các thang đo yếu tố ảnh hưởng tới thành công của QLTĐ. Nghiên cứu định tính với mục đích khám phá những yếu tố tác động tới thành công của QLTĐ tại DNVT trong bối cảnh CĐS, định hình cho mô hình nghiên cứu định lượng, thiết lập bộ công cụ đo lường các nhân tố này qua các chỉ tiêu đánh giá. Với nghiên cứu định tính, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu tại bàn, phương pháp phân tích thư mục lượng, phương pháp khảo cứu tài liệu, phương pháp Delphi. Kết hợp cùng các nghiên cứu định tính, trên cơ sở các dữ liệu khảo sát bằng bảng câu hỏi với các đáp viên phù hợp tại DNVT, các nghiên cứu định lượng được thực hiện để phân nhóm, đánh giá tính tin cậy và thích hợp của hệ thống các chỉ tiêu xây dựng và mối quan hệ giữa những yếu tố tới thành công của QLTĐ tại DNVT trong bối cảnh CĐS. Với phương pháp nghiên cứu định lượng, luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) và phương pháp ước lượng tương quan cũng như phương pháp kiểm định sự khác biệt. Sau đây là tóm tắt các phương pháp được sử dụng. Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Luận án sử dụng các cơ sở dữ liệu khoa học như Scopus, CrossRef, … để tìm kiếm các từ khoá tiếng Anh; sử dụng trang web của Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến, các công cụ Google để tìm kiếm các từ khoá tiếng Việt. Kết quả tìm kiếm được sàng lọc thông qua tên bài báo, phần tóm tắt bài báo. Sau đó các tài liệu phù hợp với chủ đề nghiên cứu của luận án được tổng hợp và phân tích dựa vào đề cương nghiên cứu và thiết kế nghiên 6
- cứu. Từ đó hệ thống hóa về tổng quan tình nghiên cứu, cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu đề xuất. Phương pháp khảo cứu tài liệu: Phương pháp khảo cứu tài liệu là phương pháp thực hiện phân tích, tổng hợp tài liệu theo một chủ đề đã được xác định, trong đó, tách ra thành các nội dung chi tiết. Trong luận án, sau khi nghiên cứu tại bàn về các từ khoá nghiên cứu như “change management” hoặc "managing change" hoặc "organizational change" hoặc "organisational change" về QLTĐ, và “digital transformation” về CĐS, các kết quả tìm được sẽ được tổng hợp và phân tích thành các ngành nghiên cứu chính. Từ đó các chủ đề nghiên cứu được hình thành và trình bày trong phần tổng quan nghiên cứu. Phương pháp Delphi: Phương pháp Delphi là một dạng của tham vấn chuyên gia, thường được sử dụng để tìm kiếm sự đồng thuận của các chuyên gia đối với các vấn đề cần giải quyết. Mục đích của phương pháp này là xây dựng các dự báo đồng thuận từ một nhóm chuyên gia theo cách lặp đi lặp lại có cấu trúc. Phương pháp này tạo cơ hội cho các chuyên gia (tham luận viên) truyền đạt ý kiến và kiến thức của họ một cách ẩn danh, xem xét cách đánh giá của họ về vấn đề đó có phù hợp với những người khác không, và cho phép thay đổi ý kiến của họ, nếu muốn, sau khi xem xét lại những thông tin đưa ra trong nhóm. Trong luận án, phương pháp Delphi được sử dụng để xây dựng mô hình nghiên cứu, bao gồm phát triển thang đo, phiếu khảo sát, … sau khi đã tổng hợp đề xuất mô hình nghiên cứu và các thang đo trên cơ sở mô hình đề xuất được tổng hợp từ các lý thuyết tiên nghiệm. Phương pháp thư mục lượng: Phương pháp thư mục lượng xem xét mối quan hệ giữa các ấn phẩm khoa học dựa trên dữ liệu được trích xuất từ các cơ sở dữ liệu chẳng hạn như Web of Science, Scopus, CrossRef, hay các cơ sở dữ liệu khác. Bằng việc sử dụng các phương pháp toán học và thống kê, thư mục lượng tìm hiểu xu hướng, cấu trúc kiến thức dựa trên các tài liệu khoa học trong các lĩnh vực khác nhau. Phương pháp thư mục lượng cho phép đánh giá các xu 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 31 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 21 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 22 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 69 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành Điện công nghiệp ở các trường cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương các tỉnh miền Bắc theo tiếp cận năng lực
299 p | 19 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương
310 p | 19 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 12 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 12 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn tại vùng Đồng bằng sông Hồng
215 p | 7 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Áp dụng bộ tiêu chuẩn UPM nhằm đánh giá mức độ thích ứng với đổi mới sáng tạo của các trường đại học tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
226 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam
189 p | 9 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 11 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam
353 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn