intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý công nghiệp: Tác động của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:217

22
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án "Tác động của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam" là trung làm rõ khái niệm về năng lực động và những tiêu chí để xác định các dạng năng lực cụ thể của doanh nghiệp có thể xem là năng lực động tại các doanh nghiệp Việt Nam. Đề xuất một số khuyến nghị đối với doanh nghiệp Việt Nam nhằm phát triển các dạng năng lực động để cải thiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công nghiệp: Tác động của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐÀO TRUNG KIÊN TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG LỰC ĐỘNG TỚI KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP Hà Nội - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐÀO TRUNG KIÊN TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG LỰC ĐỘNG TỚI KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Ngành: Quản lý công nghiệp Mã số: 9510601 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS NGUYỄN DANH NGUYÊN 2. PGS.TS LÊ THỊ THU HÀ Hà Nội - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu trong luận án có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng được thu thập theo các tiêu chuẩn khoa học. Các kết quả nghiên cứu của luận án là do nghiên cứu sinh tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan dưới dự hướng dẫn của tập thể giảng viên hướng dẫn và chưa từng được các tác giả khác công bố. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tập thể giảng viên hướng dẫn Nghiên cứu sinh 1. PGS.TS Nguyễn Danh Nguyên 2. PGS.TS. Lê Thị Thu Hà Đào Trung Kiên i
  4. LỜI CẢM ƠN Quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành chương trình tiến sĩ không phải là một hành trình đơn độc. Trong suốt quá trình thực hiện luận án này tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ từ nhiều cá nhân và các tổ chức khác nhau. Nếu không có những sự giúp đỡ này thì việc hoàn thành chương trình tiến sĩ của tôi đã chông gai và khó khăn hơn rất nhiều, thậm chí không thể hoàn thành được. Bởi vậy, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả những cá nhân, tổ chức kể cả những người đã giúp đỡ mà tôi không có điều kiện đề tên ở đây. Qua đây tôi muốn được gửi lời tri ân đến những người đặc biệt đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu của luận án này. Đầu tiên tôi muốn được gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Nguyễn Danh Nguyên, Viện Kinh tế và Quản lý, Đại học Bách khoa Hà Nội là giảng viên hướng dẫn thứ nhất của tôi. Tôi cảm thấy rất biết ơn thầy hướng dẫn vì đã giới thiệu tôi tham gia chương trình trao đổi nghiên cứu sinh tại Đại học Modena and Reggio Emilia (UNIMORE) tại Ý để tôi có cơ hội tham gia học tập và nghiên cứu tại một đất nước phát triển bên ngoài Việt Nam.Tôi cũng cảm thấy rất cảm kích với sự kiên nhẫn của thầy hướng dẫn trong quá trình tiến hành nghiên cứu của tôi, mà một phần trong số đó là do sự bảo thủ cá nhân của tôi. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên đồng hướng dẫn PGS.TS. Lê Thị Thu Hà, Trường Đại học Ngoại thương người đã sẵn sàng thảo luận với tôi về nhiều chủ đề khác nhau liên quan đến luận án và có những chỉ dẫn rất hữu ích không chỉ ở khía cạnh khoa học mà còn ở khía cạnh con người. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) đã tài trợ cho nghiên cứu của luận án này. Tài trợ của Quỹ giúp ích rất nhiều cho tôi trong việc có thể hoàn thành nghiên cứu này với chất lượng cao nhất. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Lê Hiếu Học chủ nhiệm đề tài của Quỹ, đồng thời cũng là người thầy hướng dẫn tôi khi học cao học đã đồng hành và tạo điều kiện thuận lợi nhất với tôi để tham gia và triển khai đề tài nghiên cứu này, và một trong những sản phẩm nghiên cứu là luận án của tôi. ii
  5. Quá trình thực hiện luận án đã trải qua nhiều cấp đánh giá khác nhau, và qua mỗi lần đánh giá từ các hội đồng đánh giá tôi đều nhận được những ý kiến phản biện, nhận xét rất hữu ích của các thầy, cô tham gia. Bởi vậy, tôi xin được gửi lời biết ơn của mình đến các thầy, cô tham gia các hội đồng đánh giá từ đề cương nghiên cứu đến nay luận án đã hoàn thành. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô của Viện Kinh tế và Quản lý, đặc biệt các thầy, cô tại Bộ môn Quản lý Công nghiệp nơi tôi sinh hoạt khoa học trong suốt thời gian làm nghiên cứu sinh đã tạo điều kiện thuận lợi và bỏ qua cho những sơ suất của tôi trong thời gian nghiên cứu tại Bộ môn và Viện. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ths. Đỗ Thành Luân, Trưởng phòng Quản lý Đầu tư, Ban Quản lý Các khu Công nghiệp tỉnh Hà Nam là một người bạn thân thời đại học đã giúp rất nhiệt tình và hiệu quả trong quá trình thu thập dữ liệu cho luận án. Chính nhờ sự giúp đỡ hiệu quả này mà tôi có thể hoàn thành quá trình thu thập dữ liệu từ lãnh đạo các doanh nghiệp cho luận án, một công việc rất nhiều thách thức với những người có mạng quan hệ hạn chế như tôi. Tôi cũng xin được cảm ơn những đồng nghiệp của tôi tại Khoa Kinh tế và Kinh doanh, Trường Đại học Phenikaa, tại Công ty Cổ phần Phân tích Định lượng Toàn cầu. Những người đã chia sẻ một phần công việc của tôi để tạo điều cho tôi có đủ thời gian dành cho việc nghiên cứu hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Ths.Nguyễn Văn Duy người đã đồng hành, sẵn sàng lắng nghe và thảo luận với tôi về các ý tưởng nghiên cứu cũng như trợ giúp tôi trong các công việc hồ sơ, giấy tờ liên quan đến thủ tục hành chính khi triển khai đề tài từ Quỹ NAFOSTED. Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến các thành viên trong gia đình tôi, những người đã khuyến khích, cổ vũ và là nguồn động lực lớn để tôi có thể hoàn thành chương trình nghiên cứu dài và căng thẳng này. Đầu tiên là bố, mẹ của tôi những người không có học vấn cao nhưng luôn tin tưởng vào giá trị của giáo dục, luôn ủng hộ và đặt niềm tin vào năng lực của tôi ngay cả khi tôi hoài nghi về bản thân mình. Người thứ hai trong gia đình tôi muốn được gửi lời cảm ơn là vợ tôi Nguyễn Thanh Hiền và con trai Đào Minh Khôi những người đã luôn ở bên cạnh tôi trong suốt hơn ba năm của chương trình tiến sĩ. Vợ và con trai là nguồn động viên lớn để tôi hoàn thành luận án này mà không bỏ dở giữa chừng. iii
  6. Cuối cùng, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả những người đã thầm lặng giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, các lãnh đạo doanh nghiệp những người luôn bận rộn với công việc của mình đã dành thời gian trả lời các phiếu hỏi dài của tôi, thảo luận với tôi về các kết quả sau khi phân tích dữ liệu, cung cấp cho tôi những gợi ý hữu ích và sự hiểu biết doanh nghiệp từ bên trong. Những sự trợ giúp thầm lặng, bất vụ lợi đó có giá trị rất lớn với tôi để có thể hoàn thành hành trình nghiên cứu cho luận án này. Với tất cả sự chân thành, tôi luôn ghi nhận và xin được gửi lời cảm ơn với tất cả những người đã hỗ trợ, giúp đỡ và động viên tôi để đi hết chặng đường nghiên cứu sinh nhiều gian nan này. Nghiên cứu sinh Đào Trung Kiên iv
  7. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................ix DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................xi PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................5 4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................6 5. Đóng góp và ý nghĩa của nghiên cứu ....................................................................6 6. Kết cấu của luận án ................................................................................................ 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH .....................................................................................................8 1.1. Tổng quan nghiên cứu về năng lực động ..........................................................8 1.1.1. Nguồn gốc lý thuyết năng lực động .............................................................. 8 1.1.2. Quan điểm về năng lực động ...................................................................... 13 1.1.3. Các hướng nghiên cứu về lý thuyết năng lực động ................................... 15 1.2. Tổng quan nghiên cứu về kết quả kinh doanh ...............................................33 1.2.1. Quan điểm về kết quả kinh doanh .............................................................. 33 1.2.2. Các hướng nghiên cứu đánh giá kết quả kinh doanh ............................... 34 1.3. Khoảng trống và câu hỏi nghiên cứu .............................................................. 35 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC ĐỘNG VÀ QUAN HỆ GIỮA NĂNG LỰC ĐỘNG VỚI KẾT QUẢ KINH DOANH .............................................37 2.1. Nguồn lực và năng lực động .............................................................................37 2.1.1. Nguồn lực ..................................................................................................... 37 2.1.2. Năng lực động .............................................................................................. 37 2.2. Tiêu chí xác định năng lực động và các tiếp cận đo lường năng lực động ..39 2.2.1. Tiêu chí xác định năng lực động ................................................................ 39 2.2.2. Các cách tiếp cận đo lường năng lực động ................................................ 40 2.3. Các nhân tố hình thành năng lực động của doanh nghiệp ............................ 43 2.3.1. Năng lực định hướng kinh doanh .............................................................. 43 v
  8. 2.3.2. Năng lực định hướng thị trường ................................................................ 45 2.3.3. Năng lực định hướng học hỏi ..................................................................... 46 2.3.4. Năng lực tiếp thu ......................................................................................... 47 2.3.5. Năng lực thích nghi ..................................................................................... 48 2.3.6. Năng lực marketing ..................................................................................... 49 2.4. Quan hệ giữa năng lực động, lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh ....51 2.4.1. Năng lực động và lợi thế cạnh tranh .......................................................... 51 2.4.2. Quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh ................................ 51 2.5. Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh...................................................................................................54 2.5.1. Ảnh hưởng của cường độ cạnh tranh ........................................................ 54 2.5.2. Ảnh hưởng của mức nhiễu động thị trường .............................................. 55 2.6. Sốc kinh tế và tác động của sốc kinh tế tới hoạt động doanh nghiệp ...........55 2.6.1. Sốc kinh tế .................................................................................................... 55 2.6.2. Tác động của sốc kinh tế tới hoạt động doanh nghiệp .............................. 57 CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 58 3.1. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu............................................................. 58 3.2. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................67 3.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 69 3.3.1. Phát triển thang đo ...................................................................................... 69 3.3.2. Chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu ............................................. 72 3.3.3. Đánh giá thiên lệch phương pháp thông thường và không phản hồi ...... 73 3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu........................................................................74 3.4.1. Thống kê mô tả ............................................................................................ 75 3.4.2. Đánh giá sự tin cậy và thích hợp thang đo ................................................. 75 3.4.3. Mô hình cấu trúc và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu chính ............ 75 3.4.4. Phân tích với biến giả và kiểm định giả thuyết với các biến kiểm soát ..... 76 3.4.5. Đánh giá quan hệ với các biến điều tiết ..................................................... 76 3.4.6. Phân tích bằng mô hình hồi quy logistics để ước lượng ảnh hưởng của cú sốc COVID 19 tới quan hệ giữa năng lực động và sự thay đổi kết quả kinh doanh ........................................................................................................................ 76 3.4.7. Cảm nhận của doanh nghiệp với kết quả kinh doanh và các nhân tố tạo thành năng lực động .............................................................................................. 77 vi
  9. CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................78 4.1. Bối cảnh môi trường kinh doanh và tình hình phát triển doanh nghiệp Việt Nam............................................................................................................................ 78 4.2. Thống kê mô tả mẫu điều tra ...........................................................................82 4.3. Đánh giá tính tin cậy và thích hợp của thang đo nghiên cứu .......................86 4.3.1. Kết quả đánh giá mô hình đo lường ........................................................... 86 4.3.2. Kết quả đánh giá mô hình tới hạn .............................................................. 90 4.4. Mô hình cấu trúc và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu chính.................94 4.5. Đánh giá ảnh hưởng của các biến kiểm soát trong mô hình .........................98 4.6. Đánh giá vai trò trung gian của các biến trong mô hình và hệ số tác động tổng hợp...................................................................................................................101 4.7. Hiệu ứng quan hệ điều tiết của nhiễu động thị trường và cường độ cạnh tranh ..................................................................................................................................104 4.8. Hiệu ứng tác động của đại dịch COVID 19 đến quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh............................................................................................106 4.9. Đánh giá sự khác biệt về năng lực động theo đặc điểm doanh nghiệp ......108 4.10. Đánh giá của các doanh nghiệp về năng lực động và kết quả kinh doanh ..................................................................................................................................109 4.10.1. Về kết quả kinh doanh ............................................................................. 109 4.10.2. Đánh giá của doanh nghiệp về năng lực marketing .............................. 110 4.10.3. Đánh giá của doanh nghiệp về năng lực định hướng kinh doanh ....... 114 4.10.4. Đánh giá của doanh nghiệp về năng lực định hướng thị trường ......... 116 4.10.5. Đánh giá của doanh nghiệp về năng lực định hướng học hỏi .............. 117 4.10.6. Đánh giá của doanh nghiệp về năng lực tiếp thu .................................. 118 4.10.7. Đánh giá của doanh nghiệp về năng lực thích nghi .............................. 119 4.10.8. Đánh giá của doanh nghiệp về mức nhiễu động thị trường ................. 120 4.10.9. Đánh giá của doanh nghiệp với cường độ cạnh tranh .......................... 121 CHƯƠNG 5. THẢO LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý NGHIÊN CỨU ...........................122 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................122 5.2. Các hàm ý nghiên cứu.....................................................................................128 5.2.1. Tăng cường định hướng kinh doanh trong doanh nghiệp ...................... 128 5.2.2. Cải thiện năng lực định hướng thị trường và năng lực marketing ........ 130 5.2.3. Xây dựng doanh nghiệp như một tổ chức học tập ................................... 132 5.2.4. Cải thiện năng lực thích nghi của doanh nghiệp .................................... 133 vii
  10. 5.3. Các hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................134 KẾT LUẬN ................................................................................................................135 Tài liệu tham khảo .....................................................................................................136 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN ......................1 Phụ lục 01. Bảng tổng hợp thang đo tham khảo.........................................................2 Phụ lục 03. Đề cương thảo luận chuyên gia điều chỉnh và bổ sung thang đo ..........6 Phụ lục 05. Phiếu đánh giá thang đo nghiên cứu .....................................................14 Phụ lục 06. Kết quả đánh giá thang đo từ chuyên gia .............................................18 Phụ lục 07. Phiếu khảo sát (chính thức) ....................................................................30 Phụ lục 08. Đề cương phỏng vấn sâu sau nghiên cứu định lượng ..........................36 Phụ lục 09. Bảng mô tả chuyên gia tham gia phỏng vấn sâu sau nghiên cứu định lượng ............................................................................................................................. 37 Phụ lục 10. Kết quả phân tích dữ liệu .......................................................................38 viii
  11. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Nguồn gốc lý thuyết năng lực động doanh nghiệp ..........................................9 Hình 1.2. Nền tảng của năng lực động ..........................................................................15 Hình 1.3. Sơ đồ phát triển lý thuyết năng lực động và quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh...............................................................................................................19 Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đề xuất .............................................59 Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................67 Hình 3.3. Quy trình phát triển thang đo.........................................................................69 Hình 4.1. Số doanh nghiệp hoạt động tính đến ngày 31.12 hàng năm giai đoạn 2016 – 2020 ............................................................................................................................... 79 Hình 4.2. Tỷ lệ doanh nghiệp phân bố theo vùng kinh tế .............................................80 Hình 4.3. Tỷ lệ số doanh nghiệp phân bố theo lĩnh vực hoạt động ............................... 80 Hình 4.4 Số doanh nghiệp hoạt động có báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2016 – 2020 ............................................................................................................................... 80 Hình 4.5. Số doanh nghiệp đăng ký mới giai đoạn 2017 – 2021 ..................................81 Hình 4.6. Doanh nghiệp đăng ký tạm dừng hoạt động giai đoạn 2018 - 2021 .............81 Hình 4.7. Số doanh nghiệp giải thể giai đoạn 2018 – 2021 ..........................................81 Hình 4.8. Lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp khảo sát ....................................83 Hình 4.9. Những khó khăn phổ biến gặp phải của doanh nghiệp trong đại dịch ..........84 Hình 4.10.Các hành động phản ứng của doanh nghiệp trong đại dịch..........................84 Hình 4.11. Thay đổi quy mô doanh thu của doanh nghiệp trong đại dịch COVID 19 .85 Hình 4.12. Thay đổi quy mô lợi nhuận của doanh nghiệp trong đại dịch COVID 19 ..85 Hình 4.13. Thay đổi quy mô thị phần của các doanh nghiệp do đại dịch COVID 19 ..86 Hình 4.14. Mô hình quan hệ giữa các nhân tố năng lực động và kết quả kinh doanh trong mô hình ..........................................................................................................................97 Hình 4.15. Biểu đồ tỷ lệ đánh giá kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp.............110 Hình 4.16. Biểu đồ phân bố tỷ lệ đánh giá khả năng đáp ứng khách hàng của doanh nghiệp ..........................................................................................................................111 Hình 4.17. Biểu đồ phân bố tỷ lệ đánh giá khả năng thích ứng với môi trường vĩ mô của doanh nghiệp................................................................................................................112 Hình 4.18. Biểu đồ tỷ lệ phân bố đánh giá năng lực thiết lập mối quan hệ ................113 Hình 4.19. Biểu đồ phân bố tỷ lệ đánh giá khả năng phản ứng với đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp................................................................................................................114 Hình 4.20. Biểu đồ phân bố tỷ lệ đánh giá khả năng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp .....................................................................................................................................115 Hình 4.21. Biểu đồ phân bố tỷ lệ đánh giá năng lực chủ động của doanh nghiệp ......115 Hình 4.22. Biểu đồ phân bố tỷ lệ đánh giá năng lực sáng tạo của doanh nghiệp ........116 Hình 4.23. Biểu đồ phân bố tỷ lệ trả lời năng lực định hướng thị trường ...................117 Hình 4.24. Biểu đồ phân bố tỷ lệ đánh giá năng lực định hướng học hỏi của doanh nghiệp .....................................................................................................................................118 Hình 4.25. Biểu đồ phân bố tỷ lệ đánh giá năng lực tiếp thu của các doanh nghiệp ..119 ix
  12. Hình 4.26. Biểu đồ phân bố tỷ lệ đánh giá năng lực thích nghi của doanh nghiệp .....120 Hình 4.27. Biểu đồ phân bố tỷ lệ đánh giá mức độ nhiễu động thị trường của các doanh nghiệp ..........................................................................................................................120 Hình 4.28. Biểu đồ phân bố tỷ lệ đánh giá của doanh nghiệp với cường độ cạnh tranh .....................................................................................................................................121 x
  13. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tóm tắt các hướng nghiên cứu liên quan đến năng lực động trên thế giới và Việt Nam........................................................................................................................20 Bảng 1.2. Sự khác biệt giữa đo lường kết quả kinh doanh khách quan và chủ quan ....34 Bảng 2.1. Các định nghĩa về năng lực động ..................................................................38 Bảng 2.2. Tóm tắt các nghiên cứu đo lường năng lực động..........................................41 Bảng 2.3. Tóm tắt các nghiên cứu về quan hệ giữa các dạng năng lực động cụ thể tới kết quả kinh doanh...............................................................................................................52 Bảng 3.1. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nghiên cứu ................................................71 Bảng 4.1. Đặc điểm doanh nghiệp khảo sát ..................................................................82 Bảng 4.2. Kết quả đánh giá tin cậy thang đo với các thành phần của thang đo năng lực marketing .......................................................................................................................87 Bảng 4.3. Kết quả đánh giá giá trị hội tụ của các thành phần đơn hướng trong thang đo năng lực marketing ........................................................................................................87 Bảng 4.4. Kết quả đánh giá giá trị phân biệt giữa các thành phần đơn hướng trong thang đo năng lực marketing ...................................................................................................88 Bảng 4.5.Kết quả đánh giá tính tin cậy của các thành phần đo lường định hướng kinh doanh ............................................................................................................................. 89 Bảng 4.6. Kết quả đánh giá giá trị hội tụ của các thành phần đo lường trong thang đo định hướng kinh doanh ..................................................................................................89 Bảng 4.7. Kết quả đánh giá giá trị phân biệt giữa các thành phần trong thang đo đa hướng định hướng kinh doanh ..................................................................................................90 Hình 4.8. Kết quả đánh giá tính tin cậy của các thang đo đơn hướng và đa hướng trong mô hình ..........................................................................................................................91 Bảng 4.9. Kết quả đánh giá giá trị hội tụ các thang đo đơn hướng trong mô hình .......91 Bảng 4.10. Kết quả đánh giá giá trị phân biệt của các nhân tố trong mô hình ở mô hình tới hạn ............................................................................................................................ 93 Bảng 4.11. Kết quả ước lượng mô hình cấu trúc (chuẩn hóa) ......................................95 Bảng 4.12. Kết quả ước lượng ảnh hưởng của các biến kiểm soát đến kết quả kinh doanh .......................................................................................................................................99 Bảng 4.13. Kết quả ước lượng tác động trung gian của các biến nghiên cứu trong mô hình ..............................................................................................................................102 Bảng 4.14. Hệ số tác động tổng hợp của các biến trong mô hình ...............................104 Bảng 4.15. Kết quả ước lượng quan hệ điều tiết của các biến môi trường đến ..........105 Bảng 4.16. Kết quả ước lượng tác động của đại dịch COVID 19 đến quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh ...................................................................................107 Bảng 4.17. Kết quả phân tích sự khác biệt về năng lực động theo đặc điểm doanh nghiệp .....................................................................................................................................108 Bảng 4.18. Đánh giá của doanh nghiệp về kết quả kinh doanh đạt được ...................109 Bảng 4.19. Kết quả đánh giá của doanh nghiệp về năng lực đáp ứng khách hàng .....110 Bảng 4.20. Kết quả đánh giá của doanh nghiệp với khả năng thích ứng với môi trường vĩ mô ............................................................................................................................111 Bảng 4.21. Kết quả đánh giá của doanh nghiệp với năng lực thiết lập mối quan hệ ..112 xi
  14. Bảng 4.22. Kết quả đánh giá của doanh nghiệp về khả năng phản ứng với đối thủ cạnh tranh .............................................................................................................................113 Bảng 4.23. Kết quả đánh giá của doanh nghiệp với năng lực mạo hiểm ....................114 Bảng 4.24. Kết quả đánh giá của doanh nghiệp với năng lực chủ động .....................115 Bảng 4.25. Kết quả đánh giá của doanh nghiệp với năng lực sáng tạo .......................116 Bảng 4.26. Kết quả đánh giá của doanh nghiệp về năng lực định hướng thị trường ..116 Bảng 4.27. Kết quả đánh giá của doanh nghiệp về năng lực định hướng học hỏi ......117 Bảng 4.28. Kết quả đánh giá của doanh nghiệp về năng lực tiếp thu .........................118 Bảng 4.29. Kết quả đánh giá của doanh nghiệp về năng lực thích nghi .....................119 Bảng 4.30. Kết quả đánh giá của doanh nghiệp về mức độ nhiễu động thị trường ....120 Bảng 4.31. Kết quả đánh giá của doanh nghiệp về cường độ cạnh tranh ...................121 xii
  15. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Bản chất năng động của thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp sử dụng và phát triển các năng lực của mình để đáp ứng sự thay đổi ngày càng nhanh chóng của khách hàng [1]–[3]. Bởi vậy, các doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với những thách thức về cạnh tranh (giữa các doanh nghiệp), thay đổi (công nghệ và xu hướng thị trường), và các cuộc khủng hoảng bất định [4]. Tại Việt Nam cũng vậy, cùng với sự mở cửa kinh tế và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng lên. Theo báo cáo sách trắng doanh nghiệp Việt Nam hàng năm có hơn 130 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong giai đoạn 2018 – 2021 và hiện tại có hơn 900 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động. Tuy nhiên, trong đó chỉ có khoảng gần 70% doanh nghiệp có báo cáo kết quả kinh doanh và có đến gần 50% doanh nghiệp báo cáo lỗ [5]. Ngoài ra có đến hơn 25 nghìn doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hàng năm (riêng năm 2020 do đại dịch COVID 19 tăng lên đến hơn 45 nghìn doanh nghiệp) và khoảng trên 15 nghìn doanh nghiệp làm các thủ tục giải thể [5]. Những thông tin này cho thấy yêu cầu cần thiết đối với các doanh nghiệp phải xác định, nuôi dưỡng và phát triển những năng lực của mình tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững để tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh ngày càng cao như hiện nay. Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn đến từ sự bất định của thị trường xuất phát từ các vấn đề vĩ mô. Tình hình kinh tế, chính trị thế giới tiềm ẩn nhiều bất định, khó dự đoán cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp. Chẳng hạn, cuộc thương chiến Mỹ - Trung gây xáo trộn nhiều hoạt động thương mại và đầu tư toàn cầu. Ngay sau thương chiến Mỹ - Trung là sự lan rộng của đại dịch cúm COVID 19 gây ảnh hưởng lớn đến nhiều nền kinh tế trong đó có Việt Nam và gây ra nhiều hệ quả bất lợi cho các doanh nghiệp. Chỉ riêng năm 2020 với ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 đã làm tăng số doanh nghiệp đóng của thêm khoảng 20 nghìn doanh nghiệp so với trung bình hàng năm [5]. Bên cạnh đó, cuộc chiến tranh do Nga phát động chống lại Ukraine từ tháng 3/2022 cũng dẫn đến các lệnh trừng phạt hà khắc đối với các chủ thể từ Nga mà các doanh nghiệp Việt Nam có các hoạt động kinh doanh quốc tế không thể bỏ qua. Điều đó, cho thấy các doanh nghiệp cần thiết xây dựng, điều chỉnh các dạng năng lực của mình để thích ứng với thị trường và phản ứng với những thay đổi bất định. Hiện nay, để xác định, thiết lập các lợi thế cạnh tranh để sống sót và phát triển của các doanh nghiệp thường được dựa trên nền tảng của các lý thuyết cạnh tranh truyền thống [6]–[8]. Cụ thể, sự thống trị của lý thuyết tổ chức ngành (Indusrial Organization) với mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Porter [9], [10] trong thiết lập các chiến lược doanh nghiệp. Mặc dù trở thành một trường phái thống trị trong quản trị chiến lược nhưng lý thuyết tổ chức ngành cũng bị chỉ trích là không hoàn toàn thích hợp trong bối cảnh thị trường nhiều thay đổi [8], [11], [12]. Nhiều nghiên cứu chỉ trích quan điểm của lý thuyết tổ chức ngành chỉ dựa trên các yếu tố bên ngoài và xem xét thị trường ở trạng 1
  16. thái cân bằng [7], [13]. Giả định về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp xuất phát từ đặc điểm ngành kinh doanh cũng không đứng vững ở các nghiên cứu thực nghiệm [14]. Một số nghiên cứu cho thấy lợi thế ngành có ảnh hưởng ít hơn đến kết quả kinh doanh so với việc doanh nghiệp sở hữu các nguồn lực đặc biệt [14]–[16]. Điều này dẫn đến một quan điểm mới về thiết lập lợi thế cạnh tranh dựa trên nguồn lực của doanh nghiệp (Resource based view - RBV). Theo quan điểm của RBV doanh nghiệp nên thiết lập chiến lược dựa trên việc sở hữu các nguồn lực hay tài sản [17], [18]. Giả định của lý thuyết nguồn lực là các doanh nghiệp khác nhau sở hữu các nguồn lực khác nhau [17]. Thành công của doanh nghiệp là việc dựa trên sử dụng hiệu quả các nguồn lực mà doanh nghiệp sở hữu [18]–[20]. Mặc dù đã trở thành một trường phái trong thiết lập chiến lược phổ biến nhưng quan điểm về tạo lợi thế cạnh tranh dựa trên nguồn lực cũng gặp những chỉ trích nhất định. RBV bị chỉ trích là thiếu khả năng thích ứng với những bối cảnh thay đổi. Nhiều học giả cho rằng chỉ đơn thuần sở hữu và kiểm soát các nguồn lực không làm các doanh nghiệp thành công hay đạt được lợi thế cạnh tranh [21]. RBV không giải thích được đẩy đủ cách thức và lý do tại sao các doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh trong những tình huống thay đổi nhanh chóng và không thể đoán định [6], [22]. RBV có thể là lý thuyết hiệu quả khi các doanh nghiệp hoạt động ở các thị trường ổn định. Tuy nhiên ở các thị trường năng động, có tốc độ thay đổi nhanh thì việc chỉ dựa vào nguồn lực của doanh nghiệp không thể phát triển và có xu hướng sụp đổ [6]. Hệ quả là các doanh nghiệp chỉ dựa vào những nguồn lực sẵn có thể không thành công ở những thị trường năng động. Những chỉ trích đối với lý thuyết tổ chức ngành và lý thuyết nguồn lực còn được củng cố bởi thực tế nhiều doanh nghiệp lớn thất bại mặc dù họ ở vị thế tốt trên thị trường và sở hữu nguồn lực lớn nhưng không thích ứng kịp thời với sự thay đổi từ thị trường. Chẳng hạn, Compaq, Nokia hay Toshiba đều từng có vị thế lớn trong lĩnh vực của mình và sở hữu nguồn lực lớn nhưng không tránh khỏi các thất bại thị trường và sụp đổ. Những chỉ trích lý thuyết này đã dẫn đến quan điểm mới trong quản trị chiến lược – quan điểm về năng lực động từ những năm 1990 [8], [23]. Lý thuyết năng lực động doanh nghiệp được phát triển bởi Teece được xem như hệ quả mở rộng của lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường động tích hợp với các khía cạnh trong lý thuyết tổ chức ngành và kinh tế học tiến hóa (môi trường năng động), lý thuyết tổ chức học hỏi (quá trình thay đổi của tổ chức) [8]. Theo Teece và cộng sự (1997)[8] năng lực động đề cập đến khả tích hợp, xây dựng và định dạng lại những nguồn lực bên trong và bên ngoài để đáp ứng sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Theo cách diễn giải của lý thuyết năng lực động những năng lực là những năng lực liên quan đến các quá trình tổ chức và quản lý bao gồm nhận dạng các cơ hội và nguy cơ (sensing), nắm bắt các cơ hội (seizing), và cấu trúc hay định dạng lại các nguồn lực (reconfiguration) để quán lý các mối đe dọa và thay đổi [3], [11]. Theo quan điểm về năng lực động chỉ những năng lực cốt lõi (có giá trị, hiếm, khó bắt chước, khó thay thế - VRIN) nhằm đáp ứng sự thay đổi của môi trường kinh doanh mới được xem là năng lực động [6]. 2
  17. Cách tiếp cận xác định nguồn gốc tạo ra lợi thế cạnh tranh của lý thuyết năng lực động đã bổ sung và khắc phục được các hạn chế của các lý thuyết cạnh tranh truyền thống dựa trên nền tảng lý thuyết tổ chức ngành và lý thuyết nguồn lực [8], [11]. Mặc dù vậy, các nghiên cứu về lý thuyết năng lực động vẫn tồn tại nhiều tranh cãi chưa thống nhất của các học giả. Những nghiên cứu lý thuyết đầu tiên tập trung vào làm rõ khái niệm về năng lực động, đặc điểm của năng lực động [6], [8], [11], [24], [25]. Vượt qua những tranh luận về khái niệm của năng lực động là việc xác định đánh giá hay đo lường năng lực động [26]–[29]. Mặc dù còn những tranh luận và có cách tiếp cận khác nhau trong việc đánh giá năng lực động và quan hệ của năng lực động với kết quả kinh doanh nhưng xu hướng xem xét năng lực động như các dạng năng lực cụ thể thõa mãn những tiêu chí nhất định được các học giả sử dụng phổ biến [6], [30]–[33]. Đây cũng là cách tiếp cận chính của luận án này trong việc đánh giá ảnh hưởng của các dạng năng lực động đến kết quả kinh doanh. Nghiên cứu về năng lực động và kết quả kinh doanh đã trở thành một trong những dòng nghiên cứu chính trên thế giới về chiến lược kinh doanh [34]. Có nhiều nỗ lực khác nhau để xác định những dạng năng lực cụ thể là năng lực động của doanh nghiệp và kiểm chứng các ảnh hưởng của năng lực động với kết quả kinh doanh [7], [27], [28], [32], [33], [35]–[37]. Theo cách tiếp cận xem xét những năng lực cụ thể được xác định là năng lực động (thõa mãn tiêu chí VRIN, và hướng tới đáp ứng sự thay đổi của thị trường) có thể xem nhiều năng lực cụ thể khác nhau của doanh nghiệp là năng lực động. Các dạng năng lực phổ biến được đề cập như các dạng năng lực động trong các nghiên cứu trước đây như năng lực định hướng kinh doanh [30], [32], [38]–[41]; năng lực định hướng học hỏi [35], [40]–[44]; năng lực marketing [31], [40], [45]–[49]; năng lực tiếp thu [50]–[53]; năng lực thích nghi [50], [54]–[57]; hay năng lực định hướng thị trường [58]–[60]. Tại Việt Nam cũng vậy, quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế và tham gia ngày càng nhiều vào các hợp tác thương mại quốc tế vừa đem lại những cơ hội nhưng đồng thời cũng mang lại nhiều thách thức cho các doanh nghiệp. Một trong những thách thức lớn nhất là mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng lên khi các rào cản kinh doanh được bãi bỏ, các doanh nghiệp quốc tế tham gia vào thị trường Việt Nam ngày càng tăng lên. Hệ quả là số doanh nghiệp mới gia tăng nhanh chóng với dự báo Việt Nam có thể đạt 1.5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025 [61]. Đồng thời với số doanh nghiệp gia tăng là làn sóng đóng cửa và phá sản doanh nghiệp cũng tăng theo, đặc biệt khi có các cú sốc kinh tế như đại dịch COVID 19 vừa qua với trung bình hơn 40 nghìn doanh nghiệp đóng cửa hoặc phá sản hàng năm. Thực tế tại Việt Nam trong phân tích cạnh tranh các doanh nghiệp phần lớn vẫn dựa trên lý thuyết tổ chức ngành với các kiểu chiến lược dựa trên vị thế của ngành (khả năng sinh lời) và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp (chiến lược dẫn đầu về chi phí, chiến lược khác biệt hoá và chiến lược tập trung) [9], [10]. Trong các tuyên bố về chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam thường liên quan đến chiến lược khác biệt hoá (Vingroup, Viettel, Thế giới di động, FPT), hoặc chiến lược dẫn đầu về thị trường (Vinamilk, Hoà Phát, Viettel) [62]– 3
  18. [66]. Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp thiết lập chiến lược dựa trên quan điểm của lý thuyết nguồn lực như trường hợp Viettel. Năm 2009, Tổng giám đốc Viettel ông Nguyễn Mạnh Hùng trong trao đổi với các lãnh đạo của FPT cho rằng “chiến lược chỉ học được nhau về mặt tư tưởng, nhận thức chứ bắt chước nhau là khó” [67]. Bên cạnh những ví dụ thành công trên thị trường dựa vào những chiến lược từ lý thuyết tổ chức ngành hay lý thuyết nguồn lực thị trường cũng chứng kiến các trường hợp gặp khó khăn của các doanh nghiệp theo đuổi các chiến lược như vậy khi thị trường thay đổi. Chẳng hạn, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi thị trường thay đổi như trường hợp các doanh nghiệp taxi truyền thống do thay đổi nhanh chóng của công nghệ, hay những khó khăn do các cú sốc kinh tế với nhóm các doanh nghiệp bất động sản (sốc do chính sách tài khoá, sốc do chính sách tiền tệ). Trong khi đó, mặc dù được thừa nhận như một lý thuyết bổ sung cho các hạn chế của trường phái lý thuyết cạnh tranh truyền thống nhưng lý thuyết về năng lực động vẫn chưa được giới thiệu phổ biến tại các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi vậy, việc ứng dụng và phát triển lý thuyết này tại Việt Nam có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam nhận dạng và phát triển các dạng năng lực động để thúc đẩy cải thiện kết quả kinh doanh của họ. Như vậy, mặc dù đã tồn tại nhiều nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của các dạng năng lực động [3], [11], [24], [33], [35], [68], [69], và xác nhận tồn tại quan hệ giữa các nhân tố tạo thành năng lực động và kết quả kinh doanh [7], [28], [33], [35], [36], [50], [70]. Tuy nhiên, các nghiên cứu phần lớn xem xét ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả kinh doanh trong những ngành kinh doanh cụ thể nên ít xem xét ảnh hưởng của các khía cạnh về biến động của môi trường kinh doanh đến quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh [30], [32], [33], [35]. Ngoài ra, chưa có các nghiên cứu kiểm chứng việc sở hữu các năng lực động khác nhau có giúp cho doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với các cú sốc kinh tế lớn hay không, mặc dù đã có một số nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của biến động thị trường [37]. Bên cạnh đó, do là một lý thuyết mới nên tại Việt Nam các nghiên cứu về năng lực động còn rất khiêm tốn. Một số nghiên cứu dừng lại ở các tổng hợp lý thuyết [35], [71] hoặc tập trung vào các doanh nghiệp ở một vài địa phương nhất định [7], [72], hoặc tập trung vào xem xét ở một doanh nghiệp cụ thể [31], [35]. Bởi vậy, các học giả cũng đề nghị cần có thêm nhiều nghiên cứu khác để khám phá những nhân tố năng lực động mới và kiểm chứng các quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh cũng như quan hệ giữa các dạng năng lực động này với nhau [6], [7], [33], [69], [73]. Do đó, trong bối cảnh thị trường ngày càng có nhiều biến động và cạnh tranh như hiện nay, tại Việt Nam cần thiết thực hiện các nghiên cứu để làm rõ (i) những nhóm năng lực cụ thể nào có thể xem xét là năng lực động, (ii) ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả kinh doanh như thế nào; (iii) những yếu tố về môi trường kinh doanh và các cú sốc kinh tế lớn (ví dụ: COVID 19) ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh; và (iv) làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam có thể nuôi dưỡng và phát triển các dạng năng lực động để nâng cao khả năng cạnh tranh, cải thiện kết quả kinh doanh. Xuất phát từ những lý do này, nghiên cứu sinh quyết định lựa chọn đề tài “Tác động của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam” cho luận án tiến sĩ của mình. 4
  19. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của luận án là làm rõ tiêu chí xác định các dạng năng lực cụ thể có thể xem là năng lực động, đánh giá tác động của các thành phần năng lực động tới kết quả kinh doanh, xem xét vai trò của các yếu tố môi trường kinh doanh (nhiễu động thị trường, cường độ cạnh tranh) đến quan hệ giữa các thành phần năng lực động và kết quả kinh doanh. Ngoài ra, luận án còn xem xét ảnh hưởng của cú sốc kinh tế (qua sự kiện COVID 19) đến quan hệ giữa các thành phần năng lực động và kết quả kinh doanh. Các mục tiêu cụ thể được xác định như sau: Thứ nhất, luận án tập trung làm rõ khái niệm về năng lực động và những tiêu chí để xác định các dạng năng lực cụ thể của doanh nghiệp có thể xem là năng lực động tại các doanh nghiệp Việt Nam. Thứ hai, luận án thiết lập một khung phân tích (mô hình) đánh giá ảnh hưởng của các thành phần năng lực động đến kết quả kinh doanh có xem xét ảnh hưởng điều tiết của các yếu tố môi trường kinh doanh như nhiễu động thị trường, cường độ cạnh tranh cũng như sốc kinh tế. Thứ ba, luận án tập trung đánh giá mức độ tác động của các thành phần năng lực động đến kết quả kinh doanh và quan hệ điều tiết của nhiễu động thị trường và cường độ cạnh tranh đến quan hệ giữa các nhân tố năng lực động và kết quả kinh doanh. Ngoài ra, luận án cũng đánh giá tác động của cú sốc kinh tế (qua sự kiện COVID 19) đến ảnh hưởng của năng lực động và sự thay đổi kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Thứ tư, luận án đưa ra các gợi ý, đề xuất một số khuyến nghị đối với doanh nghiệp Việt Nam nhằm phát triển các dạng năng lực động để cải thiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu được xác định là năng lực động doanh nghiệp, và mối quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu: Một là, hệ thống hóa lý luận về năng lực động, kết quả kinh doanh và ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả kinh doanh có xem xét các yếu tố môi trường kinh doanh. Hai là, xây dựng mô hình nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các dạng năng lực động đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Đánh giá ảnh hưởng điều tiết của các yếu tố môi trường và sốc kinh tế đến quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh. Ba là, đề xuất những gợi ý, khuyến nghị để nuôi dưỡng, phát triển các dạng năng lực động trong doanh nghiệp nhằm cải thiện kết quả kinh doanh 5
  20. Phạm không gian: Nghiên cứu được thực hiện với các doanh nghiệp Việt Nam ở cả ba khu vực Bắc – Trung – Nam. Phạm vi thời gian: Dữ liệu thứ cấp sử dụng trong luận án được lấy thu thập cho giai đoạn 2017 – 2021. Dữ liệu khảo sát các doanh nghiệp được thực hiện trong năm 2021 và 2022. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của luận án tiếp cận tích hợp sử dụng phương pháp hỗn hợp cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Các nghiên cứu định tính được sử dụng các phương pháp văn bản học, tổng hợp tài liệu để đánh giá tổng quan nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý thuyết trong luận án. Tiếp theo phương pháp chuyên gia được sử dụng để đánh giá tính phù hợp của các chỉ tiêu đo lường các biến nghiên cứu trong giai đoạn phát triển thang đo nghiên cứu cho mô hình nghiên cứu xây dựng được của luận án. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia cũng được sử dụng sau nghiên cứu định lượng để có thông tin giải thích tốt hơn về các kết quả phân tích định lượng thu được ở giai đoạn thảo luận/diễn giải các kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng được sử dụng trong giai đoạn đánh giá sơ bộ thang đo và phân tích, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đặt ra bằng các phân tích dữ liệu đa biến. Các biến nghiên cứu được đánh giá tính tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha, hệ số tin cậy tổng hợp, hệ số rho_A và phương sai trích trung bình. Tính thích hợp của các thang đo được đánh giá qua mô hình đo lường (các biến đa hướng) và mô hình tới hạn (tất cả các biến đa hướng và đơn hương) để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các biên nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu. Mô hình cấu trúc ước lượng bằng phương pháp tổng bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS – SEM) được sử dụng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Các biến kiểm soát được phân tích bằng phương pháp biến giả. Các quan hệ điều tiết được ước lượng bằng bổ sung biến tích chuẩn hóa trong mô hình ước lượng. Các ảnh hưởng trung gian được đánh giá bằng hệ số tác động gián tiếp trong mô hình. Để đánh giá ảnh hưởng của cú sốc kinh tế tới quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh luận án sử dụng phân tích bằng mô hình hồi quy logistic. Đánh giá hiện trạng của các dạng năng lực động và kết quả kinh doanh được thực hiện bằng điểm đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn. Những khác biệt theo đặc điểm doanh nghiệp được đánh giá bằng kiểm định t hoặc phân tích phương sai (ANOVA). Các kết quả được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS, SmartPLS và R. 5. Đóng góp và ý nghĩa của nghiên cứu Nghiên cứu của luận án mang lại những đóng góp cả về mặt lý luận, khoa học và thực tiễn. Cụ thể: Về mặt lý luận, khoa học Thứ nhất. thông qua tổng quan đánh giá các tài liệu nghiên cứu vê chủ đề năng lực động, luận án đã làm rõ được khái niệm về năng lực động, đặc điểm của năng lực động 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2