intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:207

23
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án "Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ" là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại Đông Nam Bộ trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN NGỌC MAI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CAO ĐÀI TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN NGỌC MAI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CAO ĐÀI TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS. TRẦN TRỌNG ĐỨC 2. PGS, TS. PHAN QUANG THỊNH HÀ NỘI, 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi. Các thông tin, số liệu, bảng biểu được trình bày trong luận án trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Việc sử dụng, trích dẫn tư liệu của một số công trình nghiên cứu đã công bố khi đưa vào luận án được thực hiện đúng theo quy định. Kết quả nghiên cứu khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Hà Nội, tháng 3 năm 2022 TÁC GIẢ Trần Ngọc Mai
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ”, nghiên cứu sinh đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, hướng dẫn, chia sẻ và giúp đỡ của các nhà khoa học, Thầy, Cô giáo, nhà quản lý và nhiều tổ chức, cá nhân. Với tình cảm trân thành, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Quý Thầy, Cô là giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, Khoa Quản lý nhà nước về xã hội và đặc biệt là TS Trần Trọng Đức và PGS, TS Phan Quang Thịnh, những người Thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám đốc Học viện Hành chính quốc gia, lãnh đạo Ban Quản lý đào tạo Sau đại học, Khoa Quản lý nhà nước về xã hội, Vụ Cao Đài - Ban Tôn giáo Chính phủ; Ban Tôn giáo, Ban Tôn giáo – Dân tộc tại các địa phương thuộc khu vực Đông Nam Bộ đã tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành luận án. Trân trọng cảm ơn PGS, TS Nguyễn Thanh Xuân, TS Đinh Quang Tiến – hai chuyên gia về đạo Cao Đài đã tận tình hỗ trợ tác giả về mặt chuyên môn. Mặc dù luận án đã được triển khai nghiên cứu nghiêm túc và khoa học, bản thân nghiên cứu sinh đã có nhiều nỗ lực và cố gắng nhưng sẽ không thể tránh được những thiếu sót. Nghiên cứu sinh rất mong nhận được những ý kiến chỉ dẫn, đóng góp của Quý Thầy, Cô, các nhà khoa học, nhà quản lý và bạn bè, đồng nghiệp để hoàn thiện luận án. Tác giả luận án chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 3 năm 2022 TÁC GIẢ Trần Ngọc Mai
  5. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 11 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 11 Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận 1.2. 25 án cần giải quyết CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT CHƯƠNG 2 30 ĐỘNG CỦA ĐẠO CAO ĐÀI 2.1. Khái quát về đạo Cao Đài 30 2.2. Lý luận quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài 40 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với 2.3. 55 hoạt động của đạo Cao Đài 2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động của tôn giáo 63 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CAO ĐÀI VÀ QUẢN CHƯƠNG 3 LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CAO ĐÀI 75 TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ Đặc điểm và thực trạng hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực 3.1. 75 Đông Nam Bộ Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài 3.2. 87 tại khu vực Đông Nam Bộ 3.3 Nhận xét, đánh giá 108 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CHƯƠNG 4 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO 115 CAO ĐÀI TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ Dự báo xu hướng hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông 4.1. 115 Nam Bộ Quan điểm, phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với 4.2. 120 hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ 4.3. Giải pháp 127 4.4. Một số kiến nghị 152 KẾT LUẬN 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. Thống kê về chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài tại Đông Nam Bộ 36 Bảng 3.1. Các khóa đào tạo chức sắc theo hình thức lớp Hạnh đường 82 Bảng 3.2. Mô hình quản lý nhà nước về tôn giáo hiện nay 92 Đánh giá của chức sắc, tín đồ về một số vấn đề liên quan đến Bảng 3.3. 94 quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài Kết quả điều tra xã hội học về các nội dung nội dung liên Bảng 3.4. quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài 104 hiện nay (câu hỏi dành cho cán bộ, công chức) Kết quả điều tra xã hội học “Dự báo về hoạt động của đạo Bảng 4.1. Cao Đài trong thời gian tới” (câu hỏi dành cho chức sắc, 117 tín đồ) Kết quả điều tra xã hội học về sự cần thiết thay đổi cơ cấu Bảng 4.2. bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo (câu 132 hỏi dành cho cán bộ, công chức) Kết quả điều tra xã hội học về những nội dung chức sắc, tín Bảng 4.3. đồ muốn được tuyên truyền, phổ biến (câu hỏi dành cho 137 chức sắc, tín đồ)
  7. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đạo Cao Đài là một tôn giáo nội sinh độc đáo, ra đời vào năm 1926 tại Tây Ninh và nhanh chóng trở thành một tôn giáo lớn ở Việt Nam (hiện nay có hơn 2 triệu tín đồ, khoảng 30.000 tín đồ ở nước ngoài chủ yếu là Hoa Kỳ, Úc, Châu Âu). Đạo Cao Đài phát triển mạnh ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ như Tiền Giang, Bến Tre, Long An… Hiện nay, các tỉnh miền Đông Nam Bộ có khoảng 655.967 tín đồ đạo Cao Đài, 3.774 chức sắc, 10.922 chức việc với 286 cơ sở thờ tự. Có thể nói rằng, đạo Cao Đài là tôn giáo có số lượng chức sắc, chức việc “hùng hậu”. Sau khi được Nhà nước công nhận là tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài vui mừng, phấn khởi, tin tưởng vào chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, yên tâm sinh hoạt tôn giáo và tích cực tham gia các phong trào ở địa phương. Các hệ phái Cao Đài tập trung xây dựng, củng cố tổ chức giáo hội mới theo mô hình hai cấp; không sử dụng cơ bút; xây dựng hiến chương, đường hướng hoạt động gắn bó với dân tộc trên cơ sở kế thừa truyền thống của đạo và phù hợp với văn hóa của quần chúng nhân dân. Là một tôn giáo nội sinh, đạo Cao Đài được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau như tôn giáo học, lịch sử, tâm lý... Dưới góc độ khoa học quản lý nhà nước, trong đó có quản lý nhà nước về tôn giáo, tác giả nhận thấy sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ” bởi những lý do sau: Một là, quản lý nhà nước về tôn giáo nói chung, đối với hoạt động của đạo Cao Đài nói riêng góp phần đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tạo điều kiện thuận lợi để đạo Cao Đài phát triển trong giai đoạn hiện nay. Với chính sách đổi mới, mở cửa và tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta, nhất là sau khi Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời (hiện đã được thay thế bằng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016), sinh
  8. 2 hoạt của các chức sắc, tín đồ tôn giáo trên cả nước đã dần có những chuyển biến tích cực, ổn định, đi vào nền nếp, tuân thủ chính sách, pháp luật. Quản lý xã hội là chức năng cơ bản nhất của nhà nước, trong khi đó tôn giáo lại là một bộ phận cấu thành xã hội. Việc triển khai, thực hiện các chức năng của nhà nước là nhằm hướng tới các mục tiêu mong muốn của nhà nước, đó là những vấn đề nhà nước phải giải quyết trong một thời kỳ, giai đoạn nhất định để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài trước hết phải đảm bảo được quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của chức sắc, tín đồ, đảm bảo cho các hoạt động của đạo Cao Đài được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tôn giáo thuộc lĩnh vực tinh thần, là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ cùng tồn tại với sự phát triển của xã hội loài người, Nhà nước ta luôn khẳng định và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, coi đó là quyền cơ bản của công dân. Hai là, khu vực Đông Nam Bộ là cái nôi của đạo Cao Đài cả nước, với số lượng chức sắc, chức việc và tín đồ lớn. Đạo Cao Đài ra đời tại tỉnh Tây Ninh, từ đó phát triển thành nhiều hệ phái khác nhau ở các địa phương trong cả nước. Số lượng chức sắc, chức việc và tín đồ đạo Cao Đài ở Đông Nam Bộ chiếm khoảng 1/4 của cả nước với 11 hệ phái, trong đó Cao Đài Tây Ninh là hệ phái lớn nhất hiện nay (đặc biệt, tỉnh Tây Ninh có gần 1/2 dân số toàn tỉnh theo đạo Cao Đài). Chính vì có số lượng chức sắc, tín đồ, cơ sở thờ tự đông đảo, nên đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ trở thành một trong những đối tượng quản lý rất đặc biệt. Ba là, hoạt động của đạo Cao Đài tại Đông Nam Bộ diễn ra đa dạng, phong phú và đi vào nề nếp, tuy nhiên vẫn tồn tại những hoạt động vi phạm pháp luật về tôn giáo. Với tư cách là một hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúc, tôn giáo tác động mạnh mẽ, vừa tích cực, vừa tiêu cực đến các lĩnh vực của đời sống
  9. 3 xã hội. Cũng như các tôn giáo khác, đạo Cao Đài có nhiều hoạt động để phát triển tôn giáo như truyền đạo, sinh hoạt tôn giáo theo giáo luật, lễ nghi, các hoạt động quản đạo như công cử, bổ nhiệm chức sắc, xây dựng cơ sở thờ tự... Có những sinh hoạt tôn giáo thu hút hàng vạn lượt người tham gia như Lễ Yến Diêu trì cung, Lễ Thượng Ngươn... Tuy nhiên, trong quá trình giúp đỡ các hệ phái Cao Đài xây dựng lại tổ chức, một trong những vấn đề đặc biệt khó khăn đó là hoạt động của các nhóm ly khai, chống đối giáo hội, có âm mưu thành lập Hội thánh riêng, ngoài ra còn có việc tổ chức sinh hoạt tôn giáo, xây, sửa cơ sở thờ tự không đăng ký, hoạt động mê tín dị đoan... vi phạm các quy định của pháp luật, thậm chí là hoạt động lợi dụng đạo Cao Đài xâm phạm an ninh, trật tự của các đối tượng chống đối. Bốn là, quản lý nhà nước về tôn giáo nói chung, quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại Đông Nam Bộ nói riêng còn một số hạn chế nhất định. Thực hiện Thông báo số 34-TB/TW ngày 14/11/1992 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo ý kiến của Ban Bí thư về chủ trương công tác đối với đạo Cao Đài, Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, quản lý nhà nước đối đạo Cao Đài đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong thực tiễn, tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khu vực Đông Nam Bộ, quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài có những bất cập, hạn chế cần được khắc phục. Theo Thông báo số 41/TB-TGCP về kết luận Hội nghị tổng kết 15 năm công tác quản lý nhà nước đối với đạo Cao Đài, quản lý nhà nước đối với đạo Cao Đài có một số hạn chế như: việc xây dựng lại tổ chức giáo hội thời gian đầu nặng về hành chính, làm cho chức sắc, tín đồ không thỏa mãn; sau khi công nhận về tổ chức giáo hội, các cấp chính quyền chưa chủ động hướng dẫn, giúp đỡ các Hội thánh hoạt động theo hiến chương, đường
  10. 4 hướng hành đạo dẫn đến một số Hội thánh lúng túng trong điều hành đạo sự; Việc phối hợp và phân cấp quản lý nhà nước chưa thống nhất, cụ thể nên còn lúng túng, đôi lúc còn chồng chéo, hoặc đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan chức năng; Việc kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo còn gặp một số khó khăn trong tình hình hiện nay... Trong khi đó, tình trạng mâu thuẫn, mất đoàn kết, hoạt động của các đối tượng ly khai, chống đối ở các hệ phái Cao Đài đang tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp đòi hỏi phải có giải pháp lâu dài. Năm là, về phương diện lý luận quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo cần được bổ sung, hoàn thiện; đề tài nghiên cứu về “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ” đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu. Cùng với yêu cầu của cải cách hành chính nhà nước nói chung và quản lý hành chính nhà nước đối với hoạt động tôn giáo nói riêng đặt ra nhiều vấn đề về hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động tôn giáo, về trình tự, thủ tục hành chính trong trong quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo và bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo. Đồng thời, cần làm rõ nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động của tôn giáo hiện nay cụ thể là gì (Cơ quan nào quản lý? Quản lý những gì? Làm gì để quản lý?) trong bối cảnh hoạt động tôn giáo diễn ra rất đa dạng với nhiều hình thức khác nhau. Những vấn đề trên cần được lý giải một cách khoa học, nhằm góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của tôn giáo nói chung, với hoạt động của đạo Cao Đài nói riêng. Qua khảo sát, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về đạo Cao Đài dưới góc độ quản lý công ở địa bàn Đông Nam Bộ. Với những lý do trên, Nghiên cứu sinh chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công.
  11. 5 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại Đông Nam Bộ trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tổng quan những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về đạo Cao Đài, về quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo nói chung và đối với hoạt động của đạo Cao Đài nói riêng, từ đó chỉ ra những vấn đề khoa học cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết. - Làm rõ những cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài. - Nghiên cứu, làm rõ lịch sử hình thành, phát triển và hoạt động của đạo Cao Đài; - Làm rõ và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ trong thời gian qua. - Dự báo xu hướng hoạt động của đạo Cao Đài, hệ thống hóa các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tôn giáo, phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài ở Đông Nam Bộ trong thời gian tới từ đó đưa ra và luận giải những giải pháp một cách khoa học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ.
  12. 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Luận án nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở Đông Nam Bộ tiến hành theo quy định của pháp luật. - Về không gian: Tại 06 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khu vực Đông Nam Bộ là tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. - Về thời gian: Từ năm 2004 (từ khi Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời) đến tháng 12/2021. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận đã nêu, đề tài được nghiên cứu bởi các phương pháp cụ thể sau: + Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tác giả phân tích nội dung các tài liệu liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong thời gian qua, là các thông tin đầu vào của quá trình nghiên cứu. Đồng thời, tác giả tổng hợp nội dung đã phân tích để đưa ra các nhận định, kết luận nhằm đánh giá chính xác, khách quan và toàn diện thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài ở Đông Nam Bộ. + Phương pháp thống kê, so sánh nhằm hệ thống hóa các thông tin, tài liệu, số liệu có liên quan để đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài ở Đông Nam Bộ, so sánh sự khác nhau giữa các năm, giữa các địa phương và giữa khu vực Đông Nam Bộ với các khu vực khác.
  13. 7 + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả tiến hành thu thập thông tin qua việc nghiên cứu tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án, như tìm hiểu những vấn đề lý thuyết, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học qua các công trình khoa học đã công bố; tìm hiểu những chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo qua những văn kiện của Đảng, văn bản của Nhà nước; thu thập những số liệu thống kê có liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ thời gian qua... + Phương pháp chuyên gia: Tác giả đã tiến hành thu thập, tranh thủ ý kiến các chuyên gia, những nhà khoa học có uy tín trong lĩnh vực quản lý nhà nước và tôn giáo ở Học viện Hành chính quốc gia, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu tôn giáo – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Tác giả cũng trao đổi với cán bộ tôn giáo trong thực tiễn (trong đó có cán bộ làm công tác tôn giáo ở các địa phương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và chuyên viên, lãnh đạo của Vụ Cao Đài – Ban Tôn giáo Chính phủ), qua đó tác giả sẽ có được nhiều thông tin hơn để hoàn thành luận án. + Phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả tiến hành thu thập thông tin thông qua việc phát và thu được 280 phiếu trả lời câu hỏi cho 2 nhóm: Nhóm 1: Cán bộ làm công tác tôn giáo (tổng cộng 76 phiếu: Tây Ninh 24 phiếu, Thành phố Hồ Chí Minh 17 phiếu, Bình Dương 10 phiếu, Bình Phước 09 phiếu, Bà Rịa – Vũng Tàu 08 phiếu, 08 Đồng Nai phiếu). Nhóm 2: Chức sắc, chức việc, tín đồ (tổng cộng 204 phiếu: Chức sắc 26 phiếu, chức việc 15 phiếu, tín đồ 163 phiếu). Thống kê theo địa bàn: có 75 phiếu được phát ở Tây Ninh, 41 phiếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, 22 phiếu ở Bình Phước, 22 phiếu ở Đồng Nai, 31 phiếu ở Bà Rịa – Vũng Tàu, 13 phiếu ở Bình Dương. Tác giả tập trung thu thập phiếu điều tra xã hội học ở 2 địa phương là tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 56% số phiếu phát ra) vì
  14. 8 đây là những địa bàn có số lượng chức sắc, tín đồ lớn hơn nhiều so với các tỉnh còn lại, các hoạt động tôn giáo diễn ra sôi động hơn và đặt ra nhiều vấn đề cho công tác quản lý nhà nước. Tác giả đã tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả thu được thông qua các bảng thống kê. Kết quả điều tra xã hội học sẽ minh chứng cho những kết luận, đề xuất của luận án. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Tại sao phải nghiên cứu đề tài quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ? Cơ sở khoa học để tiến hành quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài là gì? - Tình hình hoạt động của đạo Cao Đài thời gian qua có ảnh hưởng gì đến quản lý nhà nước? Cơ quan chức năng đã thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài như thế nào? - Cần phải làm gì để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ trong thời gian tới? 5.2. Giả thuyết khoa học - Đạo Cao Đài là một tôn giáo lớn ở khu vực Đông Nam Bộ với những đặc điểm riêng. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài hiện nay là hoàn toàn cần thiết và phải dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn chặt chẽ. - Hoạt động của đạo Cao Đài đã dần đi vào nền nếp, tuy nhiên vẫn còn một số hoạt động vi phạm pháp luật về tôn giáo, ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý nhà nước. Mặc dù quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại Đông Nam Bộ thời gian qua cơ bản đáp ứng được nhu cầu tự do tín ngưỡng, tôn giáo của chức sắc, tín đồ, tuy nhiên tình hình tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức, thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài còn những bất cập, hạn chế.
  15. 9 - Cần đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân của những thành công và hạn chế của quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài ở Đông Nam Bộ, từ đó xây dựng hệ thống giải pháp và đưa ra khuyến nghị cho các cơ quan chức năng để hoàn thiện công tác này trong thời gian tới. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Đóng góp mới về lý luận: + Luận án tổng quan có hệ thống và phân tích sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài như khái niệm, chủ thể, phương pháp, nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài. + Luận án làm rõ nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài; Chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài; Nghiên cứu kinh nghiệm công tác tôn giáo của một số quốc gia trên thế giới và khu vực ở nước ta từ đó rút ra giá trị tham khảo cho Việt Nam và khu vực Đông Nam Bộ. - Đóng góp mới về thực tiễn: + Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần thay đổi nhận thức và hành động, trách nhiệm của các nhà lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức trong quá trình quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo nói chung, đối với hoạt động của đạo Cao Đài nói riêng. + Những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài ở Đông Nam Bộ được đề xuất trong luận án là những chỉ dẫn nghiệp vụ giúp các cơ quan chức năng thực hiện tốt việc quản lý, tạo điều kiện để đạo Cao Đài hoạt động theo Hiến chương, điều lệ đã đăng ký, đồng thời thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước tại địa phương. + Luận án là tài liệu tham khảo có giá trị khoa học trong hoạt động nghiên cứu và giảng dạy về tôn giáo, về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.
  16. 10 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Danh lục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài. Chương 3: Thực trạng hoạt động của đạo Cao Đài và quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ. Chương 4: Phương hướng, giải pháp tiếp tục hoàn quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ.
  17. 11 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về đạo Cao Đài - Các công trình nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của đạo Cao Đài Sách Lịch sử đạo Cao Đài thời kỳ tiềm ẩn 1920 - 1926 (Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 1996) của tác giả Lê Anh Dũng là công trình nghiên cứu về giai đoạn trước khi đạo Cao Đài chính thức được thành lập vào năm 1926. Tác giả đã trình bày khái quát về tình hình vùng đất Nam Kỳ trước khi đạo Cao Đài ra đời (trong đó nêu bật tình hình chính trị xã hội - một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự hình thành đạo Cao Đài), hoạt động của Ngô Minh Chiêu và các tín đồ Cao Đài đầu tiên cũng được tác giả trình bày một cách cụ thể. Tác giả có nhắc đến phần nghi lễ và chức sắc, nhưng phần này chủ yếu trích các lời giảng của đức Cao Đài về nghi lễ, lễ phục và việc phong chức sắc cho các nhân vật sẽ là lãnh đạo của Cao Đài về sau như Lê Văn Trung, Ngô Văn Lịch, Thái Minh Tinh [15]. Sách Đại đạo sử cương của Trần Văn Rạng (xuất bản năm 1994). Tác giả đã trình bày các hoạt động chính của đạo Cao Đài, chủ yếu là Cao Đài Tây Ninh, từ khi hình thành cho đến năm 1975. Các sự kiện của đạo Cao Đài đã được trình bày theo thứ tự thời gian. Do tác giả là chức sắc của đạo Cao Đài nên lượng thông tin trong sách rất phong phú. Tác giả “đóng vai” một người kể chuyện về lịch sử của đạo Cao Đài, đồng thời thể hiện những góc nhìn riêng của mình. Đây là một trong những tài liệu hữu ích khi nghiên cứu về đạo Cao Đài [49]. Sách Lịch sử đạo Cao Đài, quyển 1, 2 của Cơ quan Phổ thông giáo lý Đại Đạo đã ghi lại những diễn tiến lịch sử từ bước đầu hình thành cho đến khi thành lập và chia rẽ thành các chi phái. Cũng giống như Đại đạo sử
  18. 12 cương, đây cũng là một ấn phẩm do những người trong đạo Cao Đài biên soạn. Nội dung trình bày các sử liệu của đạo từ năm 1926 đến năm 1938, theo 2 nội dung chính là thời kỳ khai đạo và truyền đạo. Quyển 1 giới thiệu thời kỳ đầu tiềm ẩn (giai đoạn từ năm 1920 – 1926) và quá trình ra đời đạo Cao Đài. Quyển 2 giới thiệu quá trình thành lập và kiện toàn tổ chức, hoạt động của đạo Cao Đài. Nội dung cụ thể của cuốn sách được giới thiệu gồm 6 phần chính: Hoàn cảnh lịch sử và xã hội thời kỳ khai đạo; các giai đoạn hình thành đạo; đại lễ khai minh đại đạo; Hội thánh xây dựng cơ sở ban đầu (1927 – 1932); Nền hành chính đạo tại Tòa thánh Tây Ninh (1932 – 1938); Bắt đầu phân chia chi phái (1930 – 1938). Công trình đã làm rõ nguyên nhân ra đời và chia rẽ của đạo Cao Đài thời kỳ đầu thành lập, đồng thời làm rõ một số vấn đề về giáo lý, giáo luật của đạo Cao Đài [12]. Công trình Hồ sơ về Lục châu học của Nguyễn Văn Trung (Nhà xuất bản Trẻ, năm 2015), gồm 10 chương trong đó có một chương viết riêng về đạo Cao Đài: “Đạo ở vùng đất mới” từ trang 298 – 377. Tác giả dựa vào tài liệu, văn bản đã được công bố để tìm hiểu về sự ra đời của đạo Cao Đài ở Nam Bộ. Qua 3 tài liệu cơ bản là Cái án Cao Đài của Đào Trinh Nhất, Cải án Cao Đài của Băng Thanh và tài liệu nghiên cứu đánh máy của La Laurette và Vilmont (2 viên chức cao cấp người Pháp ở Nam Kỳ). Việc tìm hiểu nguồn gốc ra đời của đạo Cao Đài được tác giả giải thích: “Đạo Cao Đài không chủ trương tranh đấu chính trị hay đề ra một cải cách xã hội nào, nhưng lại tạo được chỗ đứng cho nhiều tầng lớp trong một tổ chức, cơ chế riêng của mình bên cạnh khuôn khổ cơ chế xã hội do người Pháp áp đặt...” [70, tr.376]. Công trình đã đánh giá, nhìn nhận đạo Cao Đài trên các lĩnh vực chính trị, xã hội và cho thấy vai trò của đạo Cao Đài trong xã hội miền Nam những năm đầu thế kỷ 20. Sách Đạo Cao Đài hai khía cạnh: lịch sử và tôn giáo của Nguyễn Thanh Xuân (Nhà xuất bản Tôn giáo, năm 2015). Tác giả luận giải hoàn cảnh, điều kiện ra đời của đạo Cao Đài; quá trình phát triển của đạo Cao
  19. 13 Đài từ việc chia rẽ thành các chi phái, việc hợp nhất bất thành của đạo Cao Đài; ảnh hưởng của đạo Cao Đài đối với đời sống chính trị của đất nước qua việc đạo Cao Đài tham gia kháng chiến cứu quốc và thái độ của các thế lực đế quốc đối với đạo Cao Đài; cuối cùng là chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước và quá trình công nhận về tổ chức đối với đạo Cao Đài. Tác giả khắc họa thành công bức tranh toàn cảnh về đạo Cao Đài ở Việt Nam trên khai khía cạnh lịch sử và tôn giáo. Trên khía cạnh lịch sử, tác giả phân tích sự hình thành, tồn tại của đạo Cao Đài từ một tổ chức thống nhất đến khi chia rẽ thành các phái Cao Đài khác nhau và nỗ lực thống nhất của đạo Cao Đài, đồng thời chỉ rõ những đóng góp của đạo Cao Đài trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Trên khía cạnh tôn giáo, tác giả đã làm rõ về cơ cấu tổ chức, đời sống tinh thần, nghi lễ, hoạt động tôn giáo của đạo Cao Đài và phân tích nguyên nhân hình thành, tồn tại của đạo Cao Đài dưới góc nhìn của sử học [79]. Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lãnh đạo đồng bào theo đạo Cao Đài tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), Luận án tiến sĩ lịch sử của Võ Thị Hoa. Nói đến tôn giáo ở Tây Ninh là nói đến đạo Cao Đài. Có thể khẳng định quá trình phát triển và hoạt động của đạo Cao Đài là một phần không thể tách rời của lịch sử cách mạng Tây Ninh. Đảng bộ tỉnh Tây Ninh đã lãnh đạo đồng bào theo đạo Cao Đài đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai (1954 - 1965), chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn (1965 - 1975). Kết quả và kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lãnh đạo đồng bào theo đạo Cao Đài giai đoạn này là tài liệu nghiên cứu có giá trị [30]. Bài viết Cơ sở hình thành và phát triển của đạo Cao Đài tại Việt Nam đăng trên Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 161 (năm 2017) của Phạm Thanh Hằng. Tác giả đã khái quát cơ sở hình thành và phát triển của đạo Cao Đài trên 05 phương diện: Bối cảnh chính trị - xã hội đương thời; sự thất bại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Nam Bộ;
  20. 14 sự suy thoái của các tôn giáo, trào lưu, tư tưởng đương thời và ảnh hưởng của tư tưởng “Tam giáo quy nguyên”; phong trào “Cơ bút”; vai trò của những người sáng lập [28, tr. 122 – 136]. - Các công trình nghiên cứu về phương diện chính trị, xã hội, văn hóa và hoạt động của đạo Cao Đài Sách Phương châm hành đạo của Lê Văn Trung với 24 trang, 8 chương gồm các nội dung về việc giữ đạo, người trong đạo, người ngoài đạo, phổ thông Thiên đạo, năng hầu đàn, điều lệ hầu dàn, xem kinh sách, luật lệ và hướng dẫn xem kinh sách. Tác giả đã trình bày khá rõ nét về mục đích hành đạo, các đặc trưng cơ bản của tín đồ đạo Cao Đài trong việc tu hành ở gia đình, Thánh thất và xã hội. Có thể thấy rõ đạo Cao Đài hướng đến việc xây dựng một xã hội tốt đẹp, mong muốn hoàn thiện bản thân thông qua hành đạo. Đó cũng là một lời giới thiệu tinh tế và đặc sắc của đạo Cao Đài đến quần chúng nhân dân [71]. Năm 1976, Nhà xuất bản E. J. Brill, Leiden, Hà Lan đã xuất bản công trình nghiên cứu của Victor. Oliver có nhan đề Caodai spiritism – a study of religion in Vietnamese society (Thông linh học Cao Đài – một nghiên cứu tôn giáo trong xã hội Việt Nam). Vào năm 1970 Mục sư Victor L. Oliver đến Việt Nam, ông được Đồng Tân Trần Thái Chân giúp đỡ rất tích cực trong việc khảo sát thực tế một số cộng đồng Cao Đài để bổ sung kiến thức về đạo Cao Đài mà ông đã tìm hiểu trước đó. Sự gắn bó mật thiết giữa đạo Cao Đài và đời sống văn hóa của cư dân miền Nam đã được thể hiện dưới góc nhìn của một Mục sư nước ngoài [81]. Bài viết Tìm hiểu kinh sách và báo chí của đạo Cao Đài đăng trên Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 6 (120) năm 2013 của Nguyễn Thanh Xuân. Tác giả đã cho thấy sự đặc sắc trong hệ thống kinh sách, báo chí làm cơ sở cho việc tuyên truyền giáo lý, giáo luật, lễ nghi của đạo Cao Đài. “Cao Đài là tôn giáo góp phần lưu giữ và truyền thừa các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó cũng là nét đặc sắc của đạo Cao Đài” [78].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2