Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
lượt xem 18
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài "Quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam" là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam từ năm 2022 đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THỊ HIỀN THẢO QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THỊ HIỀN THẢO QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9340403 LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. Trần Văn Giao 2. TS. Đinh Duy Hòa HÀ NỘI, 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tác giả và được thực hiện dưới sự giúp đỡ của các Thầy hướng dẫn. Các số liệu kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Phạm Thị Hiền Thảo
- MỤC LỤC Trang bìa phụ LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG MỞ ĐẦU....................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài....................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 5 5. Giả thuyết khoa học và Câu hỏi nghiên cứu .................................................... 6 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án ..................................................... 8 7. Kết cấu của Luận án...........................................................................................9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA.................................................10 1. 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý thuế…………………………..10 1.2. Tổng quan nghiên cứu về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa….16 1.3. Những vấn đề đặt ra nghiên cứu trong Luận án…………………………….24 Tiểu kết Chương 1….....................................................................................26 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA………………………………………………………...27 2.1. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa…................................................27 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa………………………..27 2.1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa……………………………………….32 2.2. Quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa…..........................................34 2.2.1. Khái niệm, mục tiêu………………………………………………….…......34 2.2.2. Đặc điểm của quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa......................38 2.2.3. Sự cần thiết của quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa..................39 2.2.4. Nguyên tắc quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.........................41
- 2.2.5. Nội dung về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa………………43 2.2.6. Các tiêu chí đánh giá quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa……..48 2.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa49 2.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa......54 2.3.1. Quy định liên quan đến các sắc thuế………………………………………54 2.3.2. Chính sách liên quan công tác quản lý thuế……………………………….58 2.3.3. Một số bài học với Việt Nam………………………………………………63 Tiểu kết Chương 2........................................................................................65 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020………………………..66 3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; nhiệm vụ, mục tiêu của ngành thuế giai đoạn 2016-2020………….66 3.1. 1. Thuận lợi…………………………………………………………………..66 3.1. 2. Khó khăn…………………………………………………………………..68 3.2. Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam………………………….69 3.2.1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam…………………69 3.2.2. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa………………………………………..70 3.3. Thực trạng quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam…...77 3.3.1. Văn bản quy phạm pháp luật........................................................................77 3.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý thuế.......................................................................85 3.3.3. Tổ chức thực hiện các chức năng quản lý thuế............................................88 3.3.4. Thực trạng đảm bảo các nguồn lực .............................................................99 3.3.5. Thực trạng thanh tra, kiểm tra....................................................................105 3.4. Đánh giá thực trạng nội dung quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam….........................................................................................................108 3.4.1. Kết quả đạt được…………………………………………………………..108 3.4.2. Hạn chế……………………………………………………………………108 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế.................................................................124
- Tiểu kết Chương 3................................................................................................126 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỪ NĂM 2022 ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030....................................................................128 4.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2030 tác động đến quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa…............................................................................128 4.1.1. Thuận lợi.....................................................................................................128 4.1.2. Khó khăn….................................................................................................130 4.2. Mục tiêu, phương hướng hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.................................................................................................132 4.2.1. Mục tiêu, phương hướng hoàn thiện công tác quản lý thuế nói chung…...132 4.2.2. Mục tiêu, phương hướng hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.................................................................................................133 4.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa từ năm 2022 đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030...............................................134 4.3.1. Hoàn thiện văn bản pháp luật ...................................................................134 4.3.2. Tổ chức bộ máy...........................................................................................141 4.3.3. Tổ chức quản lý thuế ..................................................................................145 4.3.4. Nguồn lực đảm bảo thực hiện.....................................................................149 4.3.5. Thanh tra, kiểm tra......................................................................................151 4.4. Điều kiện đảm bảo thực hiện giải pháp.........................................................154 4.5. Khuyến nghị về việc khuyến khích hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp....155 Tiểu kết Chương 4.................................................................................................158 KẾT LUẬN...........................................................................................................160 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................162 PHỤ LỤC..............................................................................................................169
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CQT Cơ quan Thuế CNTT Công nghệ thông tin DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa GTGT Giá trị gia tăng GDP Tổng sản phẩm quốc nội IMF Quỹ tiền tệ thế giới KT-XH Kinh tế-xã hội NNT Người nộp thuế NSNN Ngân sách nhà nước OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế TNDN Thu nhập doanh nghiệp TMĐT Thương mại điện tử TTHC Thủ tục hành chính VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật
- DANH MỤC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 2: Các đặc trưng ảnh hưởng đến quản lý thuế của người nộp thuế 31 nhỏ, vừa, siêu nhỏ Bảng 3.1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ, vừa, siêu nhỏ 70 Bảng 3.2. Tổng số doanh nghiệp hoạt động giai đoạn 2016-2020 71 Bảng 3.3. Doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2016 – 2020 73 Bảng 3.4. Số liệu về tình hình doanh nghiệp nhỏ và vừa 75-76 Bảng 3.5. Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp theo quy mô doanh nghiệp 91 đang hoạt động Bảng 3.6. Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp theo quy mô doanh 92 nghiệp nhỏ và vừa Bảng 3.7. Thuế giá trị gia tăng đã nộp theo quy mô doanh nghiệp đang 93 hoạt động Bảng 3.8. Tỷ lệ thuế GTGT đã nộp theo quy mô doanh nghiệp nhỏ và 94 vừa Bảng 3.9. Tổng hợp số lần nộp thuế và số giờ nộp thuế của Việt Nam 109
- DANH MỤC BIỂU, SƠ ĐỒ Tên biểu Trang Biểu 3.1: Tổng số doanh nghiệp hoạt động giai đoạn 2016-2020 72 Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý thuế đối với doanh nghiệp 88 nhỏ và vừa Biểu đồ 3.2:Tỷ lệ doanh nghiệp gặp phiền hà khi khai thuế 89 Sơ đồ 3.2. Quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và 107 vừa Sơ đồ 4: Tổ chức bộ máy quản lý thuế đối với doanh nghiệp 143 nhỏ và vừa sau đề xuất
- MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Ở nhiều quốc gia, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế, được xác định là “động lực tăng trưởng“ của nền kinh tế và chiếm tỷ lệ cao trong tổng số doanh nghiệp (DN) (90%- 98%). Các nước đã phát triển cũng như các nước đang phát triển đều coi trọng vai trò của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tạo việc làm, tăng thu nhập, đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP), xuất khẩu, tạo ra giá trị gia tăng (GTGT), liên kết và làm vệ tinh cho các tập đoàn lớn v.v... Đối với Việt Nam, vai trò, vị trí của doanh nghiệp nhỏ và vừa lại càng quan trọng. Hiện nay, số doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam chiếm 96,7% tổng số doanh nghiệp cả nước, với tổng số vốn đăng ký khoảng 130 tỷ USD, chiếm khoảng 1/3 tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp đã đăng ký tại Việt Nam [6]. Hàng năm, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp khoảng 40% GDP, nộp ngân sách nhà nước (NSNN) 30%, đóng góp giá trị sản lượng công nghiệp 33%, giá trị hàng hóa xuất khẩu 30% và thu hút gần 60% lao động… Tuy nhiên, cũng chính khối doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi có nhiều điểm hạn chế về quy mô, trình độ công nghệ, năng lực về quản trị doanh nghiệp, về tài chính, về nhân sự; khả năng mở rộng thị trường, tiếp cận vốn…Do đó, công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được xem như một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ XII nêu rõ: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp”. Có nhiều yếu tố có sức ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có hoạt động quản lý thuế. Hoạt động này có vai trò quyết định trong việc đảm bảo nguồn thu từ thuế được tập trung chính xác, kịp thời, thường xuyên, ổn định vào ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cộng với sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 lại càng 1
- khiến cho công tác quản lý thuế “đóng vai trò đặc biệt nhạy cảm” [17]. Trước bối cảnh hội nhập đang đặt ra những áp lực không nhỏ đối với nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa thì chính sách hỗ trợ về thuế là công cụ thường được sử dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thông qua quản lý thuế, các doanh nghiệp có cơ hội đánh giá được những lợi ích mà họ thu được từ hoạt động kinh doanh của mình trong sự chia sẻ lợi ích với Nhà nước, với người tiêu dùng và cộng đồng thể hiện trong các sắc thuế, hay mức thuế. Không chỉ chịu tác động từ các chính sách thuế, trong tổ chức thực hiện như: kê khai thuế, thu thuế với các quy trình thủ tục..cũng tác động đến những chi phí về thời gian, về nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Lợi ích của doanh nghiệp cũng có thể bị chi phối bởi cách thiết lập cơ chế, chính sách quản lý, mức độ bảo đảm tính công bằng, bình đẳng, thu đúng, thu đủ, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về thuế...là yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự ổn định và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, cúng như nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, mỗi nhóm người nộp thuế (NNT) có những đặc điểm khác nhau, điều đó quyết định đến động cơ và mức độ tuân thủ quy định về thuế. Phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn có một số điểm hạn chế trong việc tuân thủ quy định pháp luật về thuế [1]. Theo Quỹ tiền tệ thế giới [52] thì chi phí cao, thủ tục để chính thức hoá khó khăn, hoặc việc họ cho rằng sẽ có được các thuận lợi tương đối từ việc không tuân thủ nghĩa vụ thuế làm cho các doanh nghiệp đi vào hoạt động trong nền kinh tế không chính thức hoá. Hoạt động trong nền kinh tế không chính thức hoá có ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội nói chung và khả năng tăng trưởng của các doanh nghiệp không chính thức hoá. Do đó, để phát huy hiệu quả vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế trong bối cảnh mới, cần có giải pháp quản lý thuế tổng thể, phù hợp, bảo đảm công bằng, bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế. Trên thế giới đã có nhiều nước coi công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được xem như một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển của các quốc gia, đã ban hành nhiều biện pháp hỗ trợ khác nhau áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có nhiều chính sách và biện pháp về quản lý 2
- thuế. Những chính sách thuế đó đã phát huy những tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển và nâng cao hiệu quả quản lý thuế. Công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến và mang lại hiệu quả tích cực song vẫn còn đặt ra rất nhiều vấn đề như: Chưa có sự nhận diện, phân loại đối tượng người nộp thuế nên việc áp dụng các hình thức và nội dung tuyên truyền, hỗ trợ còn chưa phù hợp, phong phú; chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả; một số văn bản hướng dẫn Luật thuế ban hành chậm, phức tạp; bộ máy quản lý thuế cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý thuế thiếu chặt chẽ; năng lực của một bộ phận cán bộ thuế chưa đáp ứng được yêu cầu công việc; phương pháp, kỹ năng thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp nhỏ và vừa chậm chuyển biến... Đồng thời, xuất phát từ chính những hạn chế của mình nên ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa thường thấp hơn so với các doanh nghiệp khác, dẫn tới vi phạm các quy định về đăng ký, kê khai, hoàn thuế, miễn giảm, hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán còn phổ biến; tình trạng gian lận, trốn thuế, nợ đọng thuế ngày càng phức tạp thông qua hành vi bán hàng không có hóa đơn, kê khai lỗ nhiều năm liền tiếp, mua bán hóa đơn khống còn khá phổ biến ở nhiều khoản thu và diễn ra ở các địa bàn khác nhau, vừa làm thất thu cho ngân sách nhà nước, vừa không bảo đảm công bằng xã hội. Theo Tổng cục Thuế, tiền thuế nợ có khả năng khó thu hồi chiếm tỷ trọng 48,2% trên tổng số nợ thuế, trong đó nợ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ tương đối cao. Bên cạnh đó, gánh nặng tuân thủ thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam thường ở mức cao hơn so với các doanh nghiệp lớn [43] trong nước và so với các doanh nghiệp có cùng quy mô ở trên thế giới [22]… Nguyên nhân của tình trạng trên phần nhiều do hoạt động quản lý thuế. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về quản lý thuế đối với DNNVV đã được công bố được thực hiện ở những giai đoạn và môi trường kinh tế xã hội cụ thể, trên từng khía cạnh, góc nhìn, mục đích khác nhau. Trong giai đoạn 2016- 2030 chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề quản lý thuế đối với DNNVV trên 3
- góc độ quản lý nhà nước một cách tổng thể. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam“ để làm đề tài luận án tiến sỹ chuyên ngành Quản lý công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích luận án là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với DNNVV ở Việt Nam từ năm 2022 đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: - Tổng hợp, phát triển và bổ sung cơ sở lý luận về quản lý thuế đối với DNNVV: Khái niệm, mục đích, yêu cầu, đặc điểm, nguyên tắc, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng... - Phân tích thực trạng quản lý thuế đối với DNNVV ở Việt Nam hiện nay; từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, tìm ra nguyên nhân của các hạn chế đó. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với DNNVV ở Việt Nam từ năm 2022 đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến quản lý thuế đối với DNNVV ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế (CQT) đối với DNNVV ở Việt Nam. Theo đó, Luật án sẽ tập trung nghiên cứu hệ 4
- thống văn bản pháp luật; tổ chức bộ máy quản quản lý thuế; tổ chức thực hiện các chức năng quản lý thuế; nguồn lực đảm bảo cho công tác quản lý thuế; thanh tra, kiểm tra thuế đối với DNNVV (bao gồm cả DN siêu nhỏ). Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế GTGT vì đây là là 02 loại thuế có phạm vi ảnh hưởng lớn nhất, phức tạp nhất, tạo gánh nặng chủ yếu cho DNNVV; không nghiên cứu về thuế xuất khẩu, nhập khẩu, phí và lệ phí. + Phạm vi về không gian và thời gian nghiên cứu: Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu quản lý thuế đối với DNNVV trong phạm vi toàn quốc. + Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý thuế đối với DNNVV từ năm 2016-2020, và nghiên cứu giải pháp đề xuất từ năm 2022 đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: được sử dụng chủ yếu tại chương 1 và chương 2 nhằm tiến hành lựa chọn, phân loại hệ thống tài liệu phục vụ nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu cơ sở khoa học của Luận án thành các nhóm tài liệu: Công trình khoa học, giáo trình, tạp chí, sách báo, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)…Từ đó, xây dựng cơ sở lý luận phù hợp với yêu cầu và mục đích nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp, phân tích và thống kê: được sử dụng trong hầu hết toàn bộ Luận án nhằm tổng hợp thông tin từ các nguồn tư liệu thứ cấp và sơ cấp có nguồn gốc rõ ràng, thiết lập các bảng biểu phục vụ việc phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế đối với DNNVV ở Việt Nam. - Điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi: được sử dụng chủ yếu ở chương 3, cụ thể: Để có nguồn thông tin khách quan và cái nhìn đa chiều, toàn diện về công tác quản lý thuế đối với DNNVV, nghiên cứu sinh đã thực hiện điều tra xã hội học trong quý III/2020 tại một số tỉnh, thành phố đại diện 3 miền đất nước. Đối tượng là đại diện các DNNVV, DN siêu nhỏ (không phân biệt DN có vốn nhà nước hay tư nhân), thời gian hoạt động của DN trong ít nhất 03 năm liên tiếp tính đến năm 2020; DN 5
- trên địa bàn các tỉnh, thành phố có sự phát triển khác nhau. Tổng số phiếu phát ra là 200 phiếu tương ứng với 200 DN đang hoạt động trên các lĩnh vực (sản xuất, thương mại, dịch vụ...); số phiếu thu về 190 phiếu (đạt tỷ lệ 95%). Theo đó, miền Bắc phát phiếu gửi 80 DN, bao gồm DN một số tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hưng Yên, Tuyên Quang; miền Trung phát phiếu gửi 60 DN, bao gồm DN một số tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Quảng Bình; miền Nam phát phiếu gửi 60 DN, bao gồm DN một số tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Sóc Trăng (Phụ lục 01). Kết quả khảo sát là nguồn thông tin sơ cấp hỗ trợ việc phân tích, đánh giá các vấn đề mà Luận án đặt ra, kết hợp các thông tin thứ cấp giúp nghiên cứu sinh có cơ sở thực tiễn để đánh giá công tác quản lý thuế đối với DNNVV. Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh đã thực hiện phỏng vấn chuyên sâu đối với 20 chuyên gia đã, đang tham gia nghiên cứu, tư vấn, hoặc có kinh nghiệm về quản lý thuế; công chức tại Tổng cục Thuế, một số Cục Thuế và Chi cục Thuế ở làm công tác quản lý thuế đối với DNNVV, cụ thể: Cục Thuế Hà Nội, Bắc Ninh và một số Chi cục Thuế (Chi cục Thuế Hai Bà Trưng, Hà Nội; Chi cục Thuế Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh): 20 người. (Phụ lục 02). 5. Giả thuyết khoa học và Câu hỏi nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu luận án, nghiên cứu sinh đặt ra một số câu hỏi như sau: - Câu hỏi 1: Đứng trên góc độ quản lý nhà nước thì khái niệm quản lý thuế đối với DNNVV ở Việt Nam nên hiểu theo nghĩa hẹp (chỉ cách thức, tổ chức thực hiện quản lý thuế) hay theo nghĩa rộng (bao gồm công tác xây dựng VBQPPL và tổ chức bộ máy, tổ chức thực hiện các chức năng quản lý thuế, nguồn lực đảm bảo, thanh tra, kiểm tra)? - Câu hỏi 2: Những nhân tố nào ảnh hưởng tới công tác quản lý thuế đối với DNNVV ở Việt Nam? 6
- - Câu hỏi 3: Có những chỉ số nào để đánh giá quản lý thuế đối với DNNVV? - Câu hỏi 4: Loại thuế nào có phạm vi ảnh hưởng lớn nhất, phức tạp nhất, tạo gánh nặng chủ yếu nhiều nhất đến DNNVV? - Câu hỏi 5: Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý thuế đối với DNNVV có phải là một trong những yếu tố để hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với DNNVV ở Việt Nam? - Câu hỏi 6: Làm thế nào để hoàn thiện quản lý thuế đối với DNNVV trong thời gian tới? 5.2. Giả thuyết khoa học Để thực hiện mục tiêu luận án, nghiên cứu sinh đưa ra các giả thuyết khoa học làm điểm tựa cho việc nghiên cứu như sau: - Giả thuyết 1: Đứng trên góc độ quản lý nhà nước thì khái niệm quản lý thuế đối với DNNVV ở Việt Nam nên được hiểu theo rộng, bao gồm công tác xây dựng VBQPPL và tổ chức bộ máy, tổ chức thực hiện các chức năng quản lý thuế, nguồn lực đảm bảo, thanh tra, kiểm tra. - Giả thuyết 2: Thuế TNDN và thuế GTGT là 02 loại thuế có phạm vi ảnh hưởng lớn nhất, phức tạp nhất, tạo gánh nặng chủ yếu cho DNNVV. - Giả thuyết 3: Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý thuế đối với DNNVV là một trong những yếu tố quan trọng để hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với DNNVV ở Việt Nam. - Giả thuyết 4: Để hoàn thiện quản lý thuế đối với DNNVV trong thời gian tới cần có những giải pháp tổng thể về hệ thống văn bản pháp luật; tổ chức bộ máy quản quản lý thuế; tổ chức thực hiện các chức năng quản lý thuế; nguồn lực quản lý thuế; thanh tra, kiểm tra thuế đối với DNNVV. 7
- 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học Luận án đưa ra khái niệm quản lý thuế đối với DNNVV trên góc độ quản lý nhà nước (bao gồm hệ thống văn bản pháp luật; tổ chức bộ máy quản quản lý thuế; tổ chức thực hiện các chức năng quản lý thuế; nguồn lực quản lý thuế; thanh tra, kiểm tra thuế đối với DNNVV) một cách toàn diện; chỉ ra đặc điểm của DNNVV có ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế; đặc điểm của quản lý thuế đối với DNNVV; yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế đối với DNNVV. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận án tổng hợp và phân tích một cách hệ thống về thực trạng quản lý thuế đối với DNNVV ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2016-2020. - Phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, phân tích các hạn chế, nguyên nhân những hạn chế. - Luận án cũng hệ thống hóa các quan điểm, phương hướng của Đảng và Nhà nước trong hoàn thiện công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với DNNVV trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với DNNVV từ năm 2022 đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, một số giải pháp tiêu biểu được đề xuất như: (i) Về hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật: Giải pháp liên quan đến thuế TNDN (giảm mức thuế suất thuế TNDN: 15% hoặc 17%; ban hành Nghị quyết giảm thuế đối với DNNVV bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19; đơn giản cách tính thuế TNDN đối với nhóm DN siêu nhỏ; bổ sung quy định về miễn thuế, giảm thuế thu nhập TNDN có thời hạn đối với một số đối tượng; áp dụng hình thức khấu trừ thuế đầu tư đối với DNNVV khi đầu tư, mua sắm tài sản cố định phục vụ kinh doanh); giải pháp liên quan đến thuế GTGT (Đơn giản hóa thủ tục khai thuế GTGT; đơn giản mức thuế suất thuế GTGT; hạ tỷ lệ % tính thuế hoặc không tính thuế GTGT đối với DN bán hàng hóa, dịch vụ có doanh thu dưới ngưỡng chịu 8
- thuế); xây dựng tiêu chí phân loại DNNVV; quy định ưu đãi thuế cụ thể đối với DNNVV do phụ nữ làm chủ. (ii) Về tổ chức bộ máy: Bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ đối với Vụ Quản lý thuế DNNVV và hộ kinh doanh, cá nhân- Tổng cục Thuế; phân cấp quản lý DN theo quy mô để tối ưu hoá hiệu quả quản lý thuế; thành lập bộ phận điều tra thuế; bổ sung nhiệm vụ cho CQT để thực hiện mô hình quản lý thu thuế kết hợp với quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. (iii) Về tổ chức quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa: Đa dạng hóa kênh tuyên truyền (nhắn tin, tạo các trang web của ngành trên các mạng xã hội phổ biến hiện nay); sử dụng mã số thuế duy nhất cho tất cả các loại thuế để tránh trùng lặp; một số đề xuất nhằm đơn giản hóa các TTHC thuế đối với DNNVV... Những đóng góp nêu trên sẽ có giá trị tham khảo tốt để các cấp có thẩm quyền nghiên cứu, áp dụng để đưa vào triển khai, thực hiện; hoặc là tài liệu tham khảo hữu ích trong nghiên cứu, giảng dạy trong một số lĩnh vực (quản lý công, kinh tế, tài chính...). 7. Kết cấu của luận án Luận án được kết cấu 04 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý thuế đối với DNNVV Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý thuế đối với DNNVV Chương 3: Thực trạng về quản lý thuế đối với DNNVV ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2016-2020 Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối với DNNVV từ năm 2022 đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 9
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1. 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý thuế 1.1.1 Các công trình trên thế giới Patrick Forsat và Michel Bua (2013), trong nghiên cứu“Tax Administration Reform in the Francophone Countries of Sub-Saharan Africa” được công bố bởi IMF Working Paper, 07/2013 [49] đã viết: Vấn đề hiện đại hoá cơ cấu tổ chức, hiện đại hoá các quy trình quản lý trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) là trung tâm của cải cách quản lý. Thực tế nhiều quốc gia đã không nhận được nhiều những hiệu quả, tác dụng mà ứng dụng CNTT mang lại, không đạt mục tiêu hiện đại hóa trong quản lý thuế. Nguyên nhân là do thiếu chiến lược toàn diện trong ứng dụng CNTT vào cải cách quản lý thuế, chủ yếu là việc vội vàng trong xây dựng và cài đặt phần mềm quản lý thuế khi chưa có sự chuẩn bị kỹ về sự phù hợp với kiến trúc thượng tầng hệ thống liên quan. Do đó, các gói phần mềm này thiếu đi sự đồng bộ chặt chẽ với các thay đổi về tổ chức và thủ tục quản lý thuế. Đồng thời, tác giả cũng đã nêu lên những thành công trong việc cài đặt các phần mềm nổi tiếng đã phát huy tác dụng ở các quốc gia phát triển. Các phần mềm này là có tính mở, thiết kế hệ thống tốt trên cơ sở của sự chuẩn bị kỹ lưỡng về thiết kế hệ thống và có thể đáp ứng được yêu cầu cải cách quản lý thuế như đánh giá rủi ro, hỗ trợ lập danh sách lựa chọn NNT có rủi ro cao để xây dựng các chương trình thanh tra, kiểm tra thuế, mở rộng thêm khả năng phân tích... Nilgün Serim, Betül İnam và Dilek Murat (2014), Factors Affecting Tax Compliance of Taxpayers: The Role of Tax Officer The Case of Istanbul and Canakkale, công bố trên Tạp chí Nghiên cứu kinh doanh và kinh tế [55]. Theo tác giả, để tăng tỷ trọng doanh thu thuế trong doanh thu thì tăng sự tuân thủ của NNT đối với việc đóng thuế. Các cán bộ thuế và các thủ trưởng của họ, những người có quan hệ trực tiếp với NNT cần phải có quan hệ tốt, có sự thông cảm, đối xử như nhau đối với từng NNT. Nghiên cứu cho rằng, tầm quan trọng của sự hài lòng của 10
- NNT đối với dịch vụ thuế đã tăng lên trong những cách tiếp cận quản lý thuế. Nhận thức đó gắn với dịch vụ do CQT cung cấp với yêu cầu tạo ra các dịch vụ nhanh hơn, hiệu quả hơn và minh bạch hơn. Vai trò quan trọng trong điều tra xã hội học giúp đóng góp vào dữ liệu quản lý thuế với các hoạt động nghiên cứu sự tuân thủ thuế. CQT và NNT nên đồng hành cùng nhau. European commission (2015), Tax Reforms in EU Member States:2015 Report [48], báo cáo đã đề cập đến cải cách cơ cấu tổ chức của CQT được triển khai khi áp dụng cơ chế mới là tự khai, tự nộp thuế và những chức năng quản lý thuế mới. Theo đó, Romania đã tái cơ cấu cơ quan quản lý thuế quốc gia về quản lý ngân sách, lập một bộ phận mới với chức năng chống gian lận thuế. Bulgaria đã lập một giám đốc chuyên môn để phát hiện gian lận thuế trong cơ quan thu thuế để củng cố bộ phận kiểm soát và thanh tra, kiểm tra thuế. Cộng hòa Séc lập một bộ phận duy nhất để thu thuế nội địa, thuế, phí hải quan. John Brondolo and Zhiyong Zhang (2016), Tax Administration Reform in China: Achievements, Challenges, and Reform Priorities [45] công bố bởi IMF Working Papers đã phân tích các quy trình lõi trong quản lý thuế của cơ quan Quản lý thuế Trung Quốc (SAT) đề xuất, bao gồm các khâu liên quan như: thanh tra, kiểm tra, thu nợ thuế, kê khai thuế, dịch vụ hỗ trợ NNT, giải quyết tranh chấp được tăng cường để đối phó với rủi ro tuân thủ thuế mới xuất hiện và tận dụng các bộ phận chức năng mới... Các quy trình lõi quản lý thuế đang được thử nghiệm và xu hướng được áp dụng thống nhất trên toàn Trung Quốc. Bên cạnh đó, SAT cũng nâng cấp các quy trình lõi quản lý thuế trong hai giai đoạn bằng cách chuẩn hóa các quy trình xung quanh đang thực hiện tốt hiện nay của SAT. 1.1.2. Các công trình trong nước Nguyễn Đình Chiến và các thành viên (2014), Nâng cao hiệu quả quản lý thuế ở Việt Nam [8]. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp học viện này đã đưa ra quan niệm về hiệu quả quản lý thuế, một thuật ngữ tuy không mới song đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm. Theo đó, nghiên cứu cho rằng hiệu quả quản lý 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long
212 p | 42 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 35 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị: Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng
181 p | 43 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 51 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 25 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam
245 p | 38 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 24 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đánh giá học sinh tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
189 p | 19 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 71 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nướс về lао động tại сáс khu сông nghiệр tỉnh Thái Nguyên
200 p | 12 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 12 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 16 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
256 p | 29 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị: Mô hình và giải pháp quản lý hồ điều hòa nhằm điều tiết nước mưa, giảm thiểu úng ngập đô thị trung tâm thành phố Hà Nội
207 p | 35 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long
54 p | 23 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 15 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn