intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:218

17
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam" nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn của thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA MAI THỊ KIM OANH THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PPP) TRONG XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA MAI THỊ KIM OANH THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PPP) TRONG XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Nguyễn Hoàng Quy 2. PGS.TS. Trần Văn Giao HÀ NỘI, 2023
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu luận án .................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .......................................... 2 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án ...................................................... 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án...................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ........................................... 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án ........................................................ 3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận án ............................. 4 4.1. Phương pháp luận .............................................................................. 4 4.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 4 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................. 8 5.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 8 5.2. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ..................................................... 8 6.1. Về lý luận ........................................................................................... 9 6.2. Về thực tiễn ........................................................................................ 9 7. Kết cấu của luận án ................................................................................... 10 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................... 11 1.1. Các nghiên cứu trước đây về đầu tư theo phương thức đối tác công tư ...... 11 1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước ................................................................. 11 1.1.2. Nghiên cứu trong nước ................................................................. 13 1.2. Các nghiên cứu về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ.................................................................. 14 1.2.1. Nghiên cứu ngoài nước ................................................................. 14 1.2.2. Nghiên cứu trong nước ................................................................. 16 1.3. Nghiên cứu về thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ .............................. 18 1.3.1. Nghiên cứu ngoài nước ................................................................. 18 1.3.2. Nghiên cứu trong nước ................................................................. 21 1.4. Nhận xét về tình hình nghiên cứu trước đây và giá trị rút ra ................. 23
  4. 1.4.1. Nhận xét về tình hình nghiên cứu trước đây có liên quan đến luận án ..................................................................................................................... 23 1.4.2. Khoảng trống nghiên cứu liên quan đến luận án cần tập trung giải quyết ................................................................................................................ 26 Tiểu kết Chương 1......................................................................................... 29 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TRONG XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ................. 30 2.1. Những vấn đề chung về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ........................................................... 30 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của hạ tầng giao thông đường bộ trong phát triển kinh tế - xã hội ....................................................................... 30 2.1.2. Đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ........................................................................................ 34 2.2. Thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ................................................. 38 2.2.1. Quan niệm về quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ .............................. 38 2.2.2. Khái niệm, đặc điểm của thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ....... 40 2.2.3. Nội dung thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ .............................. 44 2.2.4. Tiêu chí đánh giá thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ................ 54 2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ....... 57 2.3.1. Tình hình kinh tế - xã hội .............................................................. 57 2.3.2. Sự ổn định chính trị và quyết tâm của nhà nước .......................... 57 2.3.3. Tổ chức bộ máy và năng lực cán bộ, công chức tham gia quản lý nhà nước liên quan đến phương thức PPP trong đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ............................................................................................... 58
  5. 2.3.4. Trình độ phát triển và năng lực của khu vực tư nhân khi tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức PPP........... 59 2.3.5. Quá trình hội nhập quốc tế ............................................................ 60 2.4. Kinh nghiệm hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ trên thế giới và giá trị rút ra đối với Việt Nam ....................................................... 61 2.4.1. Kinh nghiệm hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ trên thế giới ............................................................................................................. 61 2.4.2. Giá trị rút ra đối với Việt Nam trong hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ........................................................................................ 70 Tiểu kết Chương 2......................................................................................... 73 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TRONG XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM ............. 74 3.1. Các yếu tố tác động đến thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ......................................................................................................... 74 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 74 3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội .............................................................. 74 3.1.3. Tác động của các yếu tố đến thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ...................................................................................................... 79 3.2. Tình hình đầu tư theo hình thức công tư trong giao thông đường bộ ở Việt Nam ......................................................................................................... 81 3.2.1. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam .......................... 81 3.2.2. Đầu tư phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam............................................................................ 86 3.3. Phân tích thực trạng thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ......................................................................................................................... 90
  6. 3.3.1. Thể chế về xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ .................................... 90 3.3.2. Thể chế về tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ....................................................................................................................... 115 3.3.3. Thể chế trong huy động nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác trong đầu tư theo phương thức đối tác công - tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ............................................................................................. 128 3.3.4. Thể chế về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ 143 3.4. Đánh giá chung về thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ....................................................................................................................... 151 3.4.1. Kết quả đạt được ......................................................................... 151 3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................. 151 Tiểu kết Chương 3....................................................................................... 156 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TRONG XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM ....................................................... 157 4.1. Định hướng, mục tiêu hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam .................................................................................................... 157 4.1.1. Nhu cầu phát triển hạ tầng giao thông đường bộ giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ....................................................................... 157 4.1.2. Định hướng hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ....................................................................................................... 161 4.1.3. Mục tiêu hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ....................................................................................................... 163
  7. 4.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ....................................................................................................... 165 4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế ............................................ 165 4.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam .................................................................................... 179 4.3. Một số kiến nghị................................................................................... 184 4.3.1. Kiến nghị với Quốc hội ............................................................... 184 4.3.2. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan ................ 185 4.3.3. Kiến nghị đối với các chủ thể khác ............................................. 186 Tiểu kết Chương 4....................................................................................... 189 KẾT LUẬN ................................................................................................ 190 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 193
  8. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Trần Văn Giao và TS. Nguyễn Hoàng Quy. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn theo đúng quy định. Tác giả Mai Thị Kim Oanh
  9. LỜI CẢM ƠN Luận án được hoàn thành theo chương trình đào tạo Tiến sĩ Quản lý công do Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức tại Hà Nội. Nhân dịp này, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia và Quý Thầy, Cô giáo đã tận tình giảng dạy truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trần Văn Giao và TS. Nguyễn Hoàng Quy, Quý Thầy đã trực tiếp hướng dẫn và hết lòng hỗ trợ tôi thực hiện Luận án này. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh, Lãnh đạo Khoa Nhà nước và pháp luật cùng các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian theo học nghiên cứu sinh. Đồng gửi lời cảm ơn đến các cá nhân, tổ chức đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập tài liệu, số liệu để hoàn thành Luận án. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè luôn quan tâm, động viên và ủng hộ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Mặc dù đã cố gắng nhưng Luận án còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến chỉ dẫn của Quý Thầy Cô và các nhà khoa học. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Mai Thị Kim Oanh
  10. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GTĐB Giao thông đường bộ GTVT Giao thông vận tải GCN Giấy chứng nhận NSNN Ngân sách nhà nước QLNN Quản lý nhà nước QLDA Quản lý dự án TPCP Trái phiếu chính phủ TMĐT Tổng mức đầu tư UBND Ủy ban nhân dân PPP Public Private Partnership
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Cơ cấu chi ngân sách giai đoạn 2011-2020 ...................................... 77 Bảng 3.2: Diện tích, dân số, chiều dài quốc lộ và đường địa phương theo khu vực ................................................................................................................................. 82 Bảng 3.3: Chiều dài quốc lộ phân bổ theo khu vực .......................................... 83 Bảng 3.4: Đường cao tốc phân bổ theo vùng .................................................... 84 Bảng 3.5: Kết quả khảo sát đối với cán bộ, công chức về xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ................................................... 95 Bảng 3.6: Kết quả khảo sát đối với cán bộ, nhân viên các doanh nghiệp về xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ........................ 96 Bảng 3.7: Kết quả khảo sát đối với cán bộ, công chức về thể chế xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật .........................................................110 Bảng 3.8: Kết quả khảo sát đối với cán bộ, nhân viên các doanh nghiệp về thể chế xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật ................................111 Bảng 3.9: Nhân sự Vụ Đối tác công - tư giai đoạn 2018 - 2022 ....................123 Bảng 3.10: Kết quả khảo sát đối với cán bộ, công chức về thể chế tổ chức bộ máy quản lý và nhân sự ..............................................................................................124 Bảng 3.11: Kết quả khảo sát đối với cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp về thể chế tổ chức bộ máy quản lý và nhân sự ..............................................................125 Bảng 3.12: Kết quả khảo sát đối với cán bộ, công chức về thể chế huy động nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác ...............................................................139 Bảng 3.13: Kết quả khảo sát đối với cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp về huy động nguồn lực tài chính và nguồn lực khác .....................................................140 Bảng số 3.14: Thống kê về thanh tra, kiểm tra và hình thức xử lý đối với phương thức PPP trong xây dựng giao thông đường bộ giai đoạn 2016-2021 ......146 Bảng 3.15: Kết quả khảo sát đối với cán bộ, công chức về thể chế thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm...........................................................................................148 Bảng 3.16: Kết quả khảo sát đối với cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm ..........................................................................149 Bảng 4.1: Dự báo nhu cầu vốn đầu tư thông qua phương thức PPP giai đoạn 2021-2030 ...................................................................................................................160
  12. DANH MỤC BIỂU Biểu 3.1: Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2011-2021 ............. 76 Biểu 3.2: Tỉ lệ thu ngân sách nhà nước/GDP ......................................... 77 Biểu 3.3: Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội phân theo loại hình kinh tế theo giá hiện hành các năm 2017-2021 ....................................................... 78 Biểu 3.4: Cơ cấu các loại hợp đồng theo phương thức PPP trong hạ tầng giao thông đường bộ........................................................................................ 86 Biểu 3.5: Tình hình huy động nguồn vốn đầu tư theo phương thức PPP87 Biểu 3.6: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo phương thức PPP ................... 89 Biểu 3.7: Ý kiến phản hồi của cán bộ, công chức về sự đầy đủ của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về đầu tư theo phương thức PPP trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ................................................................................ 96 Biểu 3.8: Ý kiến phản hồi của cán bộ, nhân viên các doanh nghiệp về sự đầy đủ của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về đầu tư theo phương thức PPP trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ................................................. 96 Biểu 3.9: Phản hồi của cán bộ, công chức về mức độ đầy đủ trong xây dựng, ban hành văn bản pháp luật ................................................................. 111 Biểu 3.10: Phản hồi của cán bộ, nhân viên doanh nghiệp về mức độ đầy đủ trong xây dựng, ban hành văn bản pháp luật ........................................... 112 Biểu 3.11: Ý kiến phản hồi của cán bộ, công chức, viên chức về sự hợp lý của thể chế liên quan đến nhân lực tham gia quan lý nhà nước ............... 125 Biểu 3.12: Ý kiến phản hồi của cán bộ, nhân viên doanh nghiệp về sự hợp lý của thể chế liên quan đến nhân lực tham gia quan lý nhà nước ........ 125 Biểu 3.13: Ý kiến phản hồi về tính ổn định, có tầm nhìn dài hạn của thể chế trong huy động nguồn lực tài chính và nguồn lực khác ......................... 139
  13. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ đạo về Đầu tư theo hình thức PPP.. 117 Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ............................................................................................................................ 118 Sơ đồ 3.3: Cơ cấu tổ chức của Ban PPP, Bộ Giao thông vận tải............... 118 Sơ đồ 3.4: Cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư ............................. 122
  14. DANH MỤC BIỂU ĐỒ HÌNH Hình 3.1: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011-2021 ....... 75
  15. MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu luận án Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống giao thông đường bộ được xây dựng, phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ có tác động to lớn đến sự phát triển của quốc gia, cũng như các địa phương, giảm sự chênh lệch trong phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, giao thương hàng hóa,….Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hay địa phương đều có nội dung liên quan đến phát triển hạ tầng giao thông, trong đó có hạ tầng giao thông đường bộ. Để phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, nguồn vốn ngân sách nhà nước luôn bị thiếu hụt so với nhu cầu thực tế (Yescombe, 2007) [110]. Trong bối cảnh đó, việc sử dụng nguồn vốn đầu tư từ phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership - PPP) được coi là công cụ hiệu quả để gia tăng nguồn vốn đầu tư, tạo lập hệ thống giao thông đường bộ hiện đại, đồng bộ, đáp ứng với mục tiêu phát triển bền vững ở mỗi quốc gia. Muốn huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư theo phương thức đối tác công tư, thể chế quản lý nhà nước liên quan có vai trò rất quan trọng. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới khi áp dụng phương thức đầu tư này để tạo lập, phát triển hệ thống giao thông đường bộ, đều chú trọng hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước, từ xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật; tổ chức bộ máy và nhân lực quản lý nhà nước; cũng như thể chế liên quan đến huy động nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác; đến thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, để đạt được mục tiêu đó, việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn được coi là một trong những khâu đột phá chiến lược. Trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, chủ trương của Đảng và Nhà nước là huy động tối đa nguồn lực thông qua xã hội hóa đầu tư, trong đó chủ yếu là theo phương thức đối tác công tư. Trên cơ sở chủ trương của Đảng và 1
  16. Nhà nước, chúng ta xác định hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP trong xây dựng hạ tầng giao thông nói chung, hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, và đã mang lại những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ở nước ta vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định, như: Thể chế xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ chưa đồng bộ và nhất quán, chưa có tiêu chí, nguyên tắc và thứ tự ưu tiên; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều hạn chế, uvona mắc, thậm chí mâu thuẫn với nhau; thể chế liên quan đến nhân sự và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước chưa thực sự hiệu quả, chưa đáp ứng được với yêu cầu của đổi mới và quá trình hội nhập; thể chế huy động nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác còn bất cập, còn có sự bất bình đẳng giữa cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư, cơ chế chia sẻ rủi ro của Nhà nước với nhà đầu tư chưa thực sự được quan tâm đúng mức,…; thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với quá trình triển khai, thực hiện dự án tuy đã được tăng cường, nhưng vẫn còn nhiều điểm cần tiếp tục hoàn thiện,… Xuất phát từ các lý do trên, với mong muốn nghiên cứu một cách đầy đủ hơn cả về lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam” cho luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý công của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Luận án nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn của thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Với mục đích như trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án tập trung vào: 2
  17. Thứ nhất, nghiên cứu các công trình khoa học cả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án, từ đó xác định khoảng trống nghiên cứu luận án cần tập trung giải quyết. Thứ hai, hệ thống khung lý thuyết thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ. Thứ ba, làm rõ, đánh giá thực trạng thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. Thứ tư, từ khung lý thuyết và phân tích thực trạng, đồng thời dựa trên định hướng của Đảng, Nhà nước, luận án đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn của thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Với đối tượng nghiên cứu như trên, phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào: - Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Nội dung của luận án nhằm nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ, với chủ thể là các cơ quan nhà nước có liên quan, trong đó tập trung vào các nội dung cụ thể: (1) Thể chế xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ; (2) Thể chế tổ chức bộ máy và nhân lực quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ; (3) Thể chế liên quan đến huy động nguồn lực tài chính và nguồn lực khác trong đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ; (4) Thể chế về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ. 3
  18. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Thời gian nghiên cứu của luận án tập trung cho giai đoạn 2016 - 2021, giải pháp đặt ra đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (việc chọn các mốc thời gian này nhằm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, và quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/09/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050). - Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu được thực hiện liên quan đến thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam, đồng thời có khảo cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia để rút ra giá trị tham khảo đối với nước ta. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận án 4.1. Phương pháp luận Vận dụng phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng để nghiên cứu, phân tích luận án. Đồng thời sử dụng quan điểm của Đảng coi phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông đường bộ và hoàn thiện thể chế liên quan (trong đó có thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ) là những khâu đột phá chiến lược. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, liên quan đến chuyên ngành quản lý công, theo đó đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản: - Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp bằng bảng hỏi: Bảng hỏi được sử dụng để thu thập dữ liệu sơ cấp nhằm đánh giá sâu hơn thực trạng thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. Dựa trên khung lý thuyết đã xây dựng, bảng hỏi được thiết kế riêng biệt dành cho các nhóm đối tượng khác nhau: (1) Nhóm cán bộ công chức, viên chức, nhà nghiên cứu và giảng viên có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ; (2) Nhóm cán bộ, nhân viên các doanh nghiệp đã tham gia hoặc có dự định tham gia phương thức đầu tư PPP trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ và các Ngân hàng có quy mô lớn, đại diện cho các tổ chức tín dụng. 4
  19. Nội dung của bảng hỏi được thiết kế thành hai phần cơ bản: (i) Phần 1 là phần thông tin chung được thiết kế nhằm thu thập thông tin cơ bản của người tham gia trả lời phiếu điều tra, các nội dung thu thập chủ yếu liên quan đến cơ quan công tác, số năm công tác, vị trí công tác; (ii) Phần 2 được thiết kế nhằm thu thập thông tin liên quan đến ý kiến đánh giá của người tham gia trả lời phiếu điều tra về thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam, phần này được thiết kế theo các nội dung đã đề cập ở khung lý thuyết (riêng đối với nội dung về thể chế xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ, nghiên cứu sinh tách thành hai tiểu nội dung để xây dựng bảng hỏi, nhằm đánh giá đầy đủ hơn, và có sự phân biệt tương đối giữa khâu xây dựng, ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với chính sách pháp luật để tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch), dùng để phân tích thực trạng, với thang đo Likert 5 được sử dụng, ngoài ra để đảm bảo ý kiến trả lời được đa dạng hơn, trong mỗi nội dung thực hiện điều tra đều thiết kế thêm các phần câu hỏi mở nhằm đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của mỗi nội dung để người tham gia trả lời có thể lựa chọn trả lời; (iii) Phần thứ 3 của phiếu điều tra là nội dung liên quan đến các giải pháp mà người tham gia trả lời có thể gợi ý đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam, cách thiết kế ở phần thứ 3 cũng tương tự như cách thiết kế ở phần thứ 2, cũng bao gồm việc sử dụng thang đo Likert 5 và các câu hỏi mang tính chất mở để người tham gia trả lời có thể có các câu trả lời đa chiều, giúp cho tác giả có thể tổng hợp và đề xuất giải pháp một cách đầy đủ hơn. Để thực hiện điều tra, tác giả lựa chọn phương pháp điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên, cụ thể: (1) Đối với đối tượng là công chức, viên chức, nhà nghiên cứu, giảng viên liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước với phương thức PPP trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ, số lượng phiếu thực hiện điều tra là 150 phiếu, điều tra được thực hiện chủ yếu bằng điều tra trực tiếp. Trong đó, 100 phiếu dùng để khảo sát cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các văn phòng 5
  20. PPP (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Vụ Đối tác công-tư (Bộ Giao thông vận tải), Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh, Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh, Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải của các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Long An, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Đăk Nông. Năm mươi phiếu còn lại dùng để khảo sát đối với các nhà nghiên cứu, giảng viên, tác giả tiến hành khảo sát tại một số trường Đại học, gồm Phân hiệu trường đại học Giao thông vận tải tại TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Trà Vinh, Đại học Cần Thơ, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh, cách thức điều tra chủ yếu là gặp trực tiếp người tham gia để thực hiện điều tra. Do luận án sử dụng chủ yếu phương pháp định tính, vì vậy số mẫu lựa chọn như vậy đảm bảo được tính đại diện cho nghiên cứu, khi đối tượng khảo sát trải rộng từ những người làm việc thực tiễn là công chức, viên chức tham gia trong bộ máy quản lý nhà nước, đến các nhà nghiên cứu, giảng dạy liên quan đến hướng nghiên cứu của luận án. (2) Đối với đối tượng là các cán bộ, nhân viên đang làm việc tại các doanh nghiệp, ngân hàng, mẫu phiếu được thiết kế riêng nhằm thu thập đầy đủ thông tin mang tính đa chiều liên quan đến thể chế quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ, cụ thể là cán bộ, nhân viên đang làm tại Công ty cổ phẩn Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần tập đoàn Đèo Cả, Công Ty cổ phần đầu tư phát triển Cường Thuận Idico, Công ty cổ phần đầu tư Phương Nam, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Mỹ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Với đối tượng khảo sát này, tác giả sử dụng số lượng phiếu là 150 phiếu, bằng cách phát và thu phiếu điều tra trực tiếp, với phương pháp sử dụng chủ yếu là định tính, thì việc lựa chọn cỡ mẫu trên cũng đảm bảo được tính đại diện của mẫu điều tra. Phiếu điều tra sau khi thu thập được, tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu, loại bỏ những phiếu không hợp lệ, sau đó sử dụng phần mềm Microsoft Excel và SPSS để thống kê, phân tích số liệu phục vụ nghiên cứu thực trạng, từ đó tạo lập 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0