Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 17
download
Luận án Tiến sĩ Quản lý công "Xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu về xã hội hóa giáo dục và xã hội hóa giáo dục đại học; Cơ sở khoa học của xã hội hóa giáo dục đại học; Thực trạng xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam; Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TẠ THỊ BÍCH NGỌC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TẠ THỊ BÍCH NGỌC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS TS Trương Quốc Chính 2. PGS TS Đặng Khắc Ánh HÀ NỘI, 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Tạ Thị Bích Ngọc
- MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................................................................ i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................iii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ................................................................................................. iv MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 4 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................................................. 6 6. Điểm mới của Luận án................................................................................................... 7 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án .................................................................... 8 8. Cấu trúc của Luận án ..................................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC VÀ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ............................................................................................................ 10 1.1. Các công trình ngoài nước ........................................................................................ 10 1.2. Các công trình trong nước......................................................................................... 15 1.3. Nhận xét kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan và vấn đề đặt ra đối với luận án ............................................................................................................................ 31 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ............................................... 34 ĐẠI HỌC ....................................................................................................................................................... 34 2.1. Các khái niệm liên quan............................................................................................ 34 2.1.1. Khái niệm “xã hội hóa” .................................................................................... 34 2.1.2. Khái niệm “giáo dục đại học”........................................................................... 40 2.1.3. Khái niệm “xã hội hóa giáo dục đại học” ......................................................... 41 2.2. Nội dung, đặc điểm và vai trò của xã hội hóa giáo dục đại học.................................. 42 2.2.1. Nội dung của xã hội hóa giáo dục đại học ......................................................... 42 2.2.2. Đặc điểm của xã hội hóa giáo dục đại học ........................................................ 50 2.2.3. Vai trò của xã hội hóa giáo dục đại học ............................................................ 56 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hóa giáo dục đại học ............................................. 59 2.3.1. Truyền thống văn hóa về giáo dục ..................................................................... 59 2.3.2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội .................................................................... 59 2.3.3. Chính sách và pháp luật của nhà nước về xã hội hóa giáo dục đại học.............. 60 2.3.4. Nhận thức, sự đồng thuận và năng lực thực hiện xã hội hóa của các cơ sở giáo dục đại học và cộng đồng ........................................................................................... 61 2.3.5. Thực tiễn hội nhập quốc tế sâu rộng và sự tham gia đầu tư vào giáo dục đại học của đối tác ngoài nước................................................................................................ 63 2.3.6. Thực trạng giáo dục đại học và kết quả triển khai xã hội hóa giáo dục đại học giai đoạn đầu .............................................................................................................. 63 2.4. Kinh nghiệm quốc tế về xã hội hóa giáo dục đại học và bài học cho Việt Nam ......... 64 2.4.1. Chia sẻ chi phí giáo dục đại học........................................................................ 65 2.4.2. Mở rộng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học ...................................... 67 2.4.3. Phát triển mô hình đại học doanh nghiệp .......................................................... 69 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM .................... 72 3.1. Khái quát về giáo dục đại học Việt Nam ................................................................... 72 3.1.1. Về mạng lưới ..................................................................................................... 72 3.1.2. Về quy mô ......................................................................................................... 73 3.1.3. Về giảng viên .................................................................................................... 74 i
- 3.2. Cơ sở chính trị và pháp lý của xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam .................... 75 3.2.1. Cơ sở chính trị của xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam ............................. 75 3.2.2. Pháp luật về xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam ........................................ 79 3.3. Phân tích và đánh giá kết quả xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam ..................... 85 3.3.1. Về phát triển giáo dục đại học ngoài công lập ................................................... 85 3.3.2. Về thu hút tài chính ngoài ngân sách cho giáo dục đại học................................ 90 3.3.3. Về tiếp nhận các nguồn lực phi tài chính cho giáo dục đại học .......................... 99 3.3.4. Về thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học............................... 108 3.3.5. Về hợp tác quốc tế về giáo dục đại học ............................................................ 113 3.3.6. Đánh giá chung về kết quả xã hội hóa giáo dục đại học .................................. 116 CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM ............................................................................................................................................. 120 4.1. Bối cảnh và xu hướng xã hội hóa giáo dục đại học hiện nay.................................... 120 4.1.1. Bối cảnh đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học hiện nay ................................ 120 4.1.2. Xu hướng xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay ............................ 123 4.2. Quan điểm đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam ................................ 128 4.2.1. Xã hội hóa giáo dục đại học là nhằm hướng tới nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục đại học ................................................................................................. 128 4.2.2. Tăng cường xã hội hóa giáo dục đại học không tách rời việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục đại học ......................................................... 129 4.2.3. Thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội ............................................................................................................................ 129 4.2.4. Mở rộng và đa dạng hóa toàn hệ thống giáo dục đại học song hành với đầu tư trọng điểm một số lĩnh vực mũi nhọn trong các trường đại học nghiên cứu ............... 130 4.2.5. Quyền tự chủ luôn gắn liền với trách nhiệm giải trình và năng lực tự chủ của trường đại học .......................................................................................................... 130 4.3. Giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam.................................. 131 4.3.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của xã hội hóa giáo dục đại học ......... 131 4.3.2. Hoàn thiện chính sách, pháp luật xã hội hóa giáo dục đại học ........................ 134 4.3.3. Tổ chức thực hiện có hiệu quả xã hội hóa giáo dục đại học ............................. 140 4.3.4. Bảo đảm các điều kiện đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học......................... 142 KẾT LUẬN ................................................................................................................................................. 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ...................................................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................ 152 PHỤ LỤC .................................................................................................................................................... 163 ii
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CĐ Cao đẳng CL Công lập CP Chính phủ ĐH Đại học GD Giáo dục GV Giảng viên ĐT Đào tạo GDĐH Giáo dục đại học GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo NCKH Nghiên cứu khoa học NCL Ngoài công lập NN Nhà nước Nxb. Nhà xuất bản QL Quản lý QLNN Quản lý nhà nước SV Sinh viên TTCP Thủ tướng chính phủ UBND Ủy ban nhân dân XH Xã hội XHH Xã hội hóa iii
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ 1. Danh mục các hình vẽ Hình 3.1: Các văn bản quan trọng về XHH GDĐH ở Việt Nam 2. Danh mục các biểu đồ Biểu đồ 3.1: Số lượng cơ sở GDĐH từ năm học 1999-2000 đến năm học 2018-2019 Biểu đồ 3.2: Số lượng và phân bố các trường ĐH trên toàn quốc năm học 2016- 2017 Biểu đồ 3.3: Số lượng SV từ năm học 1999-2000 đến năm học 2018-2019 Biểu đồ 3.4: Số lượng SV CL và NCL từ năm học 1999-2000 đến năm học 2018- 2019 Biểu đồ 3.5: Số lượng GV từ năm học 1999-2000 đến năm học 2018-2019 Biểu đồ 3.6: Số lượng GV đạt trình độ Tiến sỹ và Thạc sỹ từ năm học 1999-2000 đến năm học 2018-2019 iv
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dưới góc độ quản lý công, xã hội hóa được hiểu là một phương thức đa dạng hóa chủ thể cung ứng dịch vụ công. Trong các học thuyết kinh tế phương Tây, xã hội hóa được xem là một giải pháp của Nhà nước trong việc giải quyết các thất bại của thị trường. Với vai trò điều hành xã hội, Nhà nước trực tiếp tiến hành cung ứng một số dịch vụ công thông qua các tổ chức của mình để xử lý tình trạng thiếu hụt những dịch vụ công mà tư nhân không muốn hoặc không thể cung ứng. Như vậy, xã hội hóa dịch vụ công trong quan niệm của phương Tây là việc Nhà nước cung cấp dịch vụ công dựa trên việc sử dụng các nguồn lực công. Tại Việt Nam, xã hội hóa dịch vụ công lại được hiểu theo nghĩa hoàn toàn trái ngược. Do đặc thù của mô hình quản lý và thực tiễn lịch sử xây dựng đất nước, các dịch vụ công ở Việt Nam đều được cung cấp bởi Nhà nước. Trải qua nhiều biến động của lịch sử, giữa bối cảnh các nguồn lực công ngày càng bị thu hẹp nhưng yêu cầu của xã hội về số lượng và chất lượng dịch vụ công ngày càng tăng cao, Nhà nước phải giảm dần hoạt động trực tiếp cung ứng. Thay vì tự cung ứng, Nhà nước chuyển giao một số nhiệm vụ cho các chủ thể ngoài Nhà nước nhưng vẫn giữ quyền quản lý tổng thể. Việc huy động và tổ chức cho các thành phần trong xã hội tham gia vào cung ứng dịch vụ công được gọi là xã hội hóa. Như thế, hoạt động xã hội hóa dịch vụ công tại Việt Nam là hoàn toàn khác với hoạt động xã hội hóa dịch vụ công ở phương Tây. Tuy khác biệt về nội hàm khái niệm, song từ góc độ quản lý công, có thể khẳng định sự tham gia của khu vực ngoài Nhà nước vào việc thực hiện các nhiệm vụ công là một xu thế tất yếu trong xã hội hiện đại. Thay vì trực tiếp thực hiện mọi nhiệm vụ công, Nhà nước tập trung giữ vai trò quản lý và trao quyền thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể cho các chủ thể ngoài Nhà nước. Cách làm này đang ngày càng cho thấy nhiều ưu điểm, bởi nó vừa phát huy được tính hiệu quả và năng động của khu vực ngoài Nhà nước, vừa hạn chế được sự chậm chạp và kém thích ứng của bộ máy công quyền. Hiện nay, khu vực tư nhân đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và bộc lộ rõ rệt năng lực vượt trội trong thực thi các mục tiêu định sẵn. Trong khi đó, hàng loạt những vấn đề xã hội có tính toàn cầu xuất hiện đã đặt ra những thách thức 1
- không nhỏ đối với hoạt động quản lý và điều hành của các quốc gia. Sự tăng thêm cả về lượng và về chất của nhu cầu xã hội đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với Nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng cai trị cũng như chức năng phục vụ. Tiếp cận từ góc độ quản lý công, việc tận dụng năng lực của khu vực ngoài Nhà nước trong thực thi các nhiệm vụ công là hướng đi thích hợp để giải quyết đòi hỏi này. Từ giữa những năm 1990, ở Việt Nam, sự tham gia của các thành phần ngoài Nhà nước vào việc cung ứng một số loại hình dịch vụ công cộng đã được thể chế hoá. Theo Nghị quyết số 90/CP của Chính phủ ngày 21/8/1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa: “Xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hóa và sự phát triển về thể chất và tinh thần của nhân dân…”. Giáo dục đại học là hoạt động giáo dục sau trung học phổ thông nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ cho người học về một ngành, lĩnh vực cụ thể. Trong xu thế phát triển chung của giáo dục đại học trên thế giới, để phát huy tối đa vai trò của giáo dục đại học trong công cuộc phát triển đất nước, xã hội hóa giáo dục đại học là một việc làm mang tính tất yếu. Đặc biệt trong bối cảnh giáo dục đại học đang phải đối mặt với những thách thức lớn về hiệu quả đào tạo so với nhu cầu; về tính linh hoạt và liên thông trong các quá trình và phương thức đào tạo; về kỹ năng nghề nghiệp và đạo đức làm việc của nhân lực được đào tạo; về khả năng thích ứng của chương trình đào tạo đối với thực tiễn xã hội; về sự thiết gắn kết giữa nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; về sự lạc hậu trong phương pháp giáo dục; sự kém thực chất trong việc thi, kiểm tra và đánh giá; về những yếu kém trong quản lý giáo dục; về chất lượng, số lượng và cơ cấu của đội ngũ nhà giáo… Để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu bức thiết của sự phát triển, cần: “Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ, xã hội hoá, trước hết là các cơ sở giáo dục đại học” như Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, 2
- nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đã nêu, đồng thời “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo đúng hướng, hiệu quả” [15, 139] như Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định. Xã hội hóa giáo dục đại học, với bản chất là việc Nhà nước huy động và quản lý sự tham gia bằng nhiều hình thức của toàn xã hội vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, là phương thức hữu hiệu để thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Cần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục để phát huy những ý nghĩa xã hội của hoạt động này, đồng thời nhân rộng những tác động tích cực của nó đối với công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. Trong những năm qua, các hoạt động chủ yếu của xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam đã diễn ra rất sôi nổi. Giáo dục đại học ngoài công lập được trao cơ hội, song phát triển chưa đồng đều và cho thấy không ít hạn chế. Các hoạt động thu hút tài chính ngoài ngân sách được thực hiện dè dặt, thiếu chiến lược. Việc tiếp nhận các nguồn lực phi tài chính đang bị thả nổi tùy vào năng lực tự thân của từng cơ sở giáo dục đại học. Việc thực hiện quyền tự chủ đang được triển khai mạnh mẽ, song còn thiếu cơ chế và động lực để trở nên phổ biến. Hợp tác quốc tế về giáo dục đại học đã được thực hiện nhưng chưa tương xứng với tiềm năng… Với mong muốn khắc họa hiện trạng xã hội hóa giáo dục đại học, chỉ rõ nguyên nhân của hiện trạng, từ đó đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam dưới góc độ quản lý công, phát huy tối đa đóng góp của bậc học này đối với công cuộc phát triển đất nước, tôi chọn “Xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản và đánh giá thực trạng xã hội hóa giáo dục đại học ở nước ta, luận án đề xuất quan điểm và giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến xã hội hóa giáo dục đại học - Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về xã hội hóa giáo dục đại học 3
- - Đánh giá thực trạng xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân - Đề xuất quan điểm và các giải pháp nhằm đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu năm hoạt động chủ yếu của xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam bao gồm: phát triển giáo dục đại học ngoài công lập; thu hút tài chính ngoài ngân sách cho giáo dục đại học; tiếp nhận các nguồn lực phi tài chính cho giáo dục đại học; thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học; và hợp tác quốc tế về giáo dục đại học. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tiếp cận các văn bản thể hiện chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xã hội hóa giáo dục đại học từ năm 1986 đến năm 2020 và đề xuất quan điểm, giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học giai đoạn 2021-2030. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu tiếp cận 06 trường đại học được lựa chọn trên cơ sở đảm bảo tính đại diện về vị trí địa lý, loại hình trường và việc áp dụng thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết số 77/NQ-CP (gọi tắt là thí điểm tự chủ), gồm: Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Nội vụ, Đại học Thương Mại và Đại học Phương Đông. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án được tiến hành nghiên cứu trên cơ sở hệ thống quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và hệ thống quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quản lý Nhà nước đối với giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4
- Nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ đã xác định, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Luận án tập trung phân tích các sách chuyên khảo, các bài nghiên cứu để xây dựng tổng quan tình hình nghiên cứu (chương 1) và cơ sở khoa học của đề tài (chương 2). Các văn kiện và nghị quyết của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách hiện hành về xã hội hóa giáo dục và xã hội hóa giáo dục đại học được sử dụng làm cơ sở để phân tích cơ sở chính trị và pháp lý của xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam (tiết 3.2 chương 3). Dữ liệu thống kê thường niên của Bộ Giáo dục và Đào tạo (đăng tải trên trang thông tin điện tử www.moet.gov.vn) được sử dụng để khái quát về giáo dục đại học Việt Nam (tiết 3.1 chương 3) và một phần của thực trạng xã hội hóa giáo dục đại học (tiết 3.3 chương 3). Các bài viết trên các trang thông tin điện tử về các vấn đề liên quan tới xã hội hóa giáo dục đại học được sử dụng để phân tích và đánh giá kết quả xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam (tiết 3.3 chương 3). - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Để thu thập thông tin nhằm đánh giá thực trạng xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam (tiết 3.3 chương 3). Bảng hỏi được phát tới giảng viên và sinh viên theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với mục tiêu thu về 50 phiếu trả lời của sinh viên và 10 phiếu trả lời của giảng viên. Đối với các trường sử dụng khảo sát trực tiếp, kết quả thu về cơ bản đạt đúng mục tiêu. Đối với các trường sử dụng bảng hỏi trực tuyến, số lượng phiếu thu về đều đạt vượt dự kiến. Để đảm bảo tính xác thực của nghiên cứu, số phiếu thu về được giữ nguyên và được xử lý theo hướng đánh giá tương quan chéo giữa các cặp tiêu chí. Các số liệu thu thập được sử lý bằng phần mềm Statistical Package for the Social Sciences (IBM SPSS Statistics Version 20). - Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng để thu thập thông tin từ các đối tượng liên quan nhằm đánh giá hoạt động xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay và góp phần xây dựng các giải pháp tăng cường hoạt động này trong thời gian tới. Trong nghiên cứu này, phương pháp phỏng vấn sâu được tiến hành trên hai nhóm đối tượng. Thứ nhất là cán bộ quản lý trong các cơ quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có chức năng quản lý các vấn đề liên quan tới nội dung nghiên cứu, gồm: 5
- Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Trưởng Phòng kiểm định chất lượng giáo dục (Cục quản lý chất lượng), và Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học. Thứ hai là cán bộ quản lý đương nhiệm cấp trường/khoa/bộ môn tại sáu trường đại học đã lựa chọn làm mẫu khảo sát, gồm: Phó Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng Phòng Truyền thông và Tổ chức sự kiện và Trưởng Khoa Đông phương học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Phó trưởng Khoa Quản trị trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Phó trưởng Phòng Đào tạo và Phó trưởng Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học trường Đại học Nội vụ, Trưởng Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông và Trưởng Khoa Điện-Cơ điện tử trường Đại học Phương Đông, Phó trưởng bộ môn Quản trị chiến lược và Phó trưởng bộ môn Quản trị tác nghiệp kinh doanh trường Đại học Thương Mại. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam là gì? - Tại sao phải đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam? - Thực trạng xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam đang như thế nào? - Cần thực hiện những giải pháp nào để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu - Xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam là quá trình huy động sự tham gia của toàn xã hội vào việc thúc đẩy sự phát triển của giáo dục đại học dưới sự quản lý của Nhà nước. - Cần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam vì xã hội hóa giáo dục đại học làm giảm nhẹ gánh nặng ngân sách đồng thời đảm bảo nguồn cung đào tạo nhân lực trình độ đại học; tạo ra nhiều cơ hội học tập, góp phần xây dựng xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời; tạo nên động lực cạnh tranh trong toàn hệ thống và đặt ra yêu cầu nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước về giáo dục đại học; và làm phát huy các tiềm lực của xã hội, khích lệ tính chủ động của các bên liên quan nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học. 6
- - Các phương diện biểu hiện chủ yếu của xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam đều đang được triển khai ở các mức độ khác nhau, trong đó: Phát triển giáo dục đại học ngoài công lập là hoạt động được triển khai sớm nhất, có tốc độ phát triển nhanh nhất, song hiệu quả thu được chưa đạt tới mục tiêu đã đề ra; Tiếp nhận các nguồn lực phi tài chính cho giáo dục đại học là hoạt động được diễn ra thường xuyên và rộng khắp, tuy nhiên các bên liên quan vẫn đang đóng vai trò thiếu chủ động và chưa phát huy hết tiềm lực của mình trong quá trình thực hiện; Hoạt động thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học đã từng bước được thí điểm ở phạm vi nhỏ và song mới ở giai đoạn đầu áp dụng nên hiệu quả chưa rõ rệt; Hoạt động thu hút tài chính ngoài ngân sách cho giáo dục đại học và hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục đại học chưa được triển khai tương xứng với tiềm năng. - Để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam, cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của xã hội hóa giáo dục đại học; hoàn thiện chính sách, pháp luật xã hội hóa giáo dục đại học; tổ chức thực hiện có hiệu quả xã hội hóa giáo dục đại học; bảo đảm các điều kiện đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học. Mặc dù còn một số hạn chế, vướng mắc, song nếu thực hiện tốt các giải pháp này, xã hội hóa giáo dục đại học sẽ phát huy được tốt vai trò của mình đối với xã hội. 6. Điểm mới của Luận án Thứ nhất, luận án sử dụng cách tiếp cận của quản lý công để nghiên cứu xã hội hóa giáo dục đại học với tư cách một hoạt động xã hội hóa đối với một dịch vụ công cụ thể. Xã hội hóa giáo dục đại học được xem xét một cách hệ thống thông qua biểu hiện cụ thể trên các phương diện: phát triển giáo dục đại học ngoài công lập, thu hút tài chính ngoài ngân sách cho giáo dục đại học, tiếp nhận các nguồn lực phi tài chính cho giáo dục đại học, thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, và hợp tác quốc tế về giáo dục đại học. Điều này góp phần hình thành cách tiếp cận hệ thống về xã hội hóa giáo dục đại học, khác biệt với các nghiên cứu hiện có đang chủ yếu xem xét từng hoạt động kể trên một cách riêng lẻ. Thứ hai, về mặt lý luận, trên cơ sở phân tích và biện luận, luận án đã xây dựng định nghĩa xã hội hóa giáo dục đại học, xác định nội dung, phân tích đặc điểm, đánh giá vai trò của xã hội hóa giáo dục đại học và chỉ ra các yếu tố ảnh 7
- hưởng tới hoạt động xã hội hóa giáo dục đại học. Điều này góp phần hình thành lý thuyết về xã hội hóa giáo dục đại học. Thứ ba, về mặt thực tiễn, căn cứ vào kết quả tiến hành các phương pháp nghiên cứu đã xác định, luận án đưa ra đánh giá cụ thể về thực trạng xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam. Đây là những kết luận nghiêm túc, có căn cứ xác thực, góp phần mô tả diện mạo hoạt động xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam và nguyên nhân dẫn tới hiện trạng đó. Từ góc độ quản lý công, luận án xây dựng quan điểm và đề ra các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam. Các giải pháp được đề xuất trên cơ sở các nguyên nhân của thực trạng nên đảm bảo tính cụ thể, có căn cứ và có khác biệt so với các nghiên cứu đã có trên từng phương diện của xã hội hóa giáo dục đại học. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án 7.1. Ý nghĩa khoa học Luận án vận dụng hệ thống lý thuyết của quản lý công về xã hội hóa dịch vụ công để tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung thêm những bằng chứng về xã hội hóa một loại hình dịch vụ công cụ thể, từ đó tiếp tục khẳng định và phát triển thêm các luận điểm về xã hội hóa dịch vụ công, xã hội hóa giáo dục và xã hội hóa giáo dục đại học. Luận án góp thêm cái nhìn tổng quan về xã hội hóa giáo dục đại học ở trong nước và quốc tế, làm cơ sở nghiên cứu cho luận án, đồng thời có thể hữu ích cho những nghiên cứu tiếp theo về chủ đề xã hội hóa, xã hội hóa giáo dục và xã hội hóa giáo dục đại học. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung thêm một góc nhìn về thực trạng xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam trên năm nội dung chủ đạo gồm: Phát triển giáo dục đại học ngoài công lập; Thu hút tài chính ngoài ngân sách cho giáo dục đại học; Tiếp nhận các nguồn lực phi tài chính cho giáo dục đại học; Thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học; và Hợp tác quốc tế về giáo dục đại học. Luận án cũng khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam nói chung, cũng như thúc đẩy sự chủ động của các cơ sở giáo dục đại học trong việc tiến hành xã hội hóa giáo dục đại học tại mỗi nhà trường. 8
- 8. Cấu trúc của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được tổ chức thành 04 chương và 13 tiết. Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về xã hội hóa giáo dục và xã hội hóa giáo dục đại học Chương 2. Cơ sở khoa học của xã hội hóa giáo dục đại học Chương 3. Thực trạng xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam Chương 4. Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam 9
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC VÀ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 1.1. Các công trình ngoài nước Giáo dục theo gốc Latinh (educare) là nuôi nấng, dạy dỗ; theo gốc Hán Việt là chỉ bảo, dạy dỗ, chăm sóc. Trong ngôn ngữ hiện đại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, GD được dùng để chỉ hệ thống GD từ phổ thông tới ĐH với ý nghĩa là sự bồi dưỡng của thế hệ trước đối với thế hệ sau nhằm duy trì và phát triển XH. Trình độ của nền GD có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của mọi quốc gia, nhất là trong các bối cảnh biến động và khủng hoảng. Điều này lý giải vì sao hầu hết các công cuộc cải cách và đổi mới GD đều gắn với những biến đổi lớn về kinh tế-XH trong các thời kỳ. Với vai trò là một phương thức hữu hiệu để đổi mới GDĐH, XHH GDĐH và các nội dung của nó đã được nghiên cứu tại nhiều quốc gia. Tại Hoa Kỳ, dẫn theo bài viết “Market in higher education: Can we still learm from economics’ founding fathers?” của Pedro NunoTeixeira (2006), tác giả Vũ Thị Phương Anh khẳng định GDĐH ở đây chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng của bốn nhà kinh tế học là Adam Smith (1723-1790), John Stuart Mill (1806-1873), Alfred Marshall (1842-1924) và Milton Friedman (1912-2006). Theo đó, Adam Smith được cho là người đầu tiên đưa yếu tố thị trường vào trong lý luận GD khi cho rằng: “phải giải phóng các lực lượng thị trường (market forces), khuyến khích các sáng kiến tư nhân trong GD và tận dụng cơ chế cạnh tranh giữa các lực lượng này... NN không nên can thiệp quá sâu vào GDĐH...”. John Stuart Mill ủng hộ GDĐH tư và cơ chế cạnh tranh, song khẳng định “Thị trường GDĐH phải được NN kiểm soát chặt chẽ, chứ không thể để cho “người tiêu dùng” tự kiểm soát thông qua quyền lựa chọn của mình”. Alfred Marshall chỉ ra hai đặc điểm quan trọng nhất của thị trường GDĐH so với các loại thị trường khác là “Sự đầu tư rất dài khiến cho mục tiêu cần đạt chỉ có thể xác định được một cách khá mơ hồ” và “Tồn tại một sự đứt khúc giữa một bên là những cá nhân trả chi phí đầu tư cho GD (thông thường là các bậc phụ huynh) và một bên là những người được hưởng lợi ích từ việc học tập (là những người đi học)” và cho rằng NN cần can thiệp vào thị trường GD [89]. Thừa nhận sự tồn tại của thị trường GD và tin rằng cần có sự can thiệp của 10
- NN đối với thị trường này là quan điểm tồn tại suốt thế kỷ XX và chỉ thay đổi khi Milton Friedman công bố những quan điểm của mình về vai trò của thị trường trong GD. Theo đó, để GDĐH phát triển thì cần sự cân bằng giữa vai trò của NN và thị trường: “NN chỉ nên bao cấp những lãnh vực nào đem lại lợi ích công, hoặc những con người nào thuộc diện cần bao cấp (VD: các diện chính sách) và không phân biệt trường công trường tư, chứ không phải bao cấp khu vực công và loại trừ khu vực tư” [89]. NN giữ vai trò giám sát và chỉ can thiệp trong một số trường hợp đặc biệt, còn lại trao quyền tự chủ cho nhà trường. Chịu ảnh hưởng bởi các lý thuyết này, GDĐH ở Hoa Kỳ có tính tự quản rất cao. Các trường ĐH ở Hoa Kỳ hoàn toàn không chịu sự QL của CP, của chính quyền liên bang hay chính quyền tiểu bang về chương trình ĐT, nội dung ĐT, tuyển sinh và bổ nhiệm giáo sư. Các trường CL chỉ chịu sự bổ nhiệm hội đồng quản trị của cấp tài trợ. Các trường ĐH tư thục ở Hoa Kỳ không dựa vào sự hỗ trợ tài chính của chính quyền liên bang, mà chủ yếu huy động nguồn lực từ các cựu SV, tổ chức XH... Ngoài nguồn lực tài chính, các ĐH tư thục còn tiếp nhận hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, về học bổng và về giảng dạy. Xu thế này đang được mở rộng tại các ĐHCL Hoa Kỳ. Thực tế này dẫn tới hướng nghiên cứu về tự do học thuật và tự chủ ĐH (cả trong và ngoài nước) là hướng nghiên cứu được quan tâm chủ yếu nhất trong số các vấn đề về XHH GDĐH tại quốc gia này. Có thể chỉ ra một số nghiên cứu như: Patrick D. Pauken, Bowling Green State University, “Academic freedom and Institutional autonomy in American and Australian Universities: A twenty-first century dialogue and a call to leaders”, 1327-7634 Vol 12, No 1, pp. 7-27 Australia & New Zealand Journal of Law & Education (Tự do học thuật và tự chủ ĐH ở Mỹ và Úc: Đối thoại thế kỷ XXI và thông điệp tới các nhà lãnh đạo) nghiên cứu những đối thoại giữa các tổ chức và cá nhân có liên quan tới tự chủ ĐH và tự do học thuật, để tìm kiếm, sửa đổi và công bố các thông điệp về vấn đề này trong bối cảnh vị trí các trường ĐH đang thay đổi; Luigi Einaudi, Harvard College. Ph.D. Candidate, Harvard University, “University autonomy and academic freedom in Latin America” (Tự chủ ĐH và tự do học thuật ở Mỹ Latinh) giới thiệu về ĐH ở Mỹ Latinh trong bối cảnh lịch sử Mỹ Latinh hiện đại, cũng như nguồn gốc và diễn tiến 11
- của tự chủ ĐH và tự do học thuật tại khu vực này… Tại Châu Âu, năm 1973, cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới kéo theo nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính và tiền tệ đã gây nên những tác động nặng nề tới các quốc gia Tây Âu. Hàng loạt những vấn đề XH có tính toàn cầu xuất hiện đã đặt ra những thách thức không nhỏ đối với hoạt động điều hành đất nước. Tại châu Âu, xu thế giảm chi ngân sách, tăng cường sự tham gia của khu vực tư vào cung ứng cách dịch vụ công cộng nói chung và GDĐH nói riêng được mở rộng hơn bao giờ hết. Đầu những năm 2000, cộng đồng chung châu Âu đã đề nghị các nước thành viên nghiên cứu trao quyền tự chủ cho ĐH nhằm tăng sức cạnh tranh trên tầm quốc tế, nhằm đổi mới GD và tăng vai trò trong nền kinh tế. Bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, châu Âu đối mặt với những thách thức to lớn tới mức không quốc gia nào có thể tự mình giải quyết được (khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, sự cạnh tranh của các nền kinh tế đang phát triển, sự già hóa dân số...). Nhận thức được vai trò nền tảng của GD đối với sự phát triển, trong khi tiến hành phân bố ngân sách châu Âu giai đoạn 2014-2020, các CP EU đã quyết định gia tăng đầu tư cho GD và nghiên cứu với kỳ vọng thúc đẩy được sự phục hồi về kinh tế và XH. Nếu như chương trình Erasmus (Chương trình hành động của Cộng đồng châu Âu về trao đổi SV) giai đoạn 2014-2020 là một thí dụ điển hình cho mở rộng hợp tác quốc tế về GDĐH; thì MOOCs (Massive Open Online Courses-Các khóa học trực tuyến mở qui mô lớn) là cách thức chuyển giao kiến thức mới trong tiến trình đa dạng hóa các hình thức học tập ĐH hướng tới nhu cầu người học. Cùng với vấn đề tự chủ ĐH, đây là các hướng nghiên cứu chính về XHH GDĐH mà châu Âu đang quan tâm. Điển hình như: Thorsten Nybom1 Örebro University, SE-701 82, Örebro, Sweden, “University autonomy: a matter of political rhetoric?” (Tự chủ ĐH, một vấn đề hùng biện chính trị); Robert Berdahl, “Academic Freedom, Autonomy and Accountability in British Universities” (Tự do học thuật, tự chủ và trách nhiệm ở ĐH Anh quốc); Prof. Luc WEBER Rector Emeritus University of Geneva Vice-President IAU (IAU/IAUP Presidents’ Symposium Chiang Mai, T hailand, 8-9 December 2006), “University autonomy, a necessary, but not sufficient condition for excellence” (Tự chủ ĐH, điều kiện cần nhưng chưa đủ); Gönül Oǧuz, Department of Economics, 12
- Faculty of Economics and Administrative Sciences, Giresun University, Turkey, “Attracting European academics to Turkey under the Erasmus programme” (Thu hút các học giả châu Âu đến Thổ Nhĩ Kỳ theo chương trình Erasmus); René F. Kizilcec, Chris Piech, Emily Schneider: “Deconstructing Disengagement: Analyzing Learner Subpopulations in Massive Open Online Courses” (Phân tích thống kê các thông số của người học trong các khóa học trực tuyến mở quy mô lớn). Tại Trung Quốc, khái niệm XHH GD lần đầu tiên xuất hiện năm 1985 trong “Quyết định cải cách chế độ GD” của NN Trung Quốc “với nội hàm ý nghĩa là chuyển đổi từ chế độ NN bao cấp toàn bộ về mặt tài chính sang chế độ NN và nhân dân cùng nhau đóng góp trong GD” [18, tr.13]. Quan niệm XHH GDĐH là đưa cơ chế kinh tế thị trường vào GDĐH, các học giả Trung Quốc chủ yếu xem xét XHH GD trên các nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường, điển hình như: Trương Kim Phúc (2001), “XHH ĐH: Động lực, ảnh hưởng và xu thế”, Tạp chí Học viện Sư phạm Ngọc Lâm, Nxb, Triết học XH [18, tr.13]; Hoàng Đản, Vương Chí Vũ (2006), “Chế độ học tập quyên góp-Con đường cải cách XHH GDĐH nước ta”, Tạp chí Khoa học XH Trùng Khánh, kỳ 2 [18, tr.4]; Dương Minh, Dư Đức Long (2005), “Luận về phương thức XHH trong đầu tư kinh phí đối với GDĐH dân lập Trung Quốc”, Nghiên cứu phát triển GD [18, tr.5]; Ngoài các nghiên cứu tập trung vào khía cạnh tài chính và nguồn vốn của XHH GD, đã có một số công trình đề cập tới các tác động của XHH GDĐH đối với văn hóa ĐH và với GV ĐH [18, tr.5]. Từ sau Đại hội lần thứ XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ trương xây dựng XH học tập được xác định. Hiện đại hóa GD được coi là động lực của sự nghiệp hiện đại hóa XH. Trong cuốn sách “Hiện đại hóa GD” (2014), tác giả Vương Bân Thái đã phân tích nhiều khía cạnh về mục tiêu, còn đường hiện đại hóa GD của Trung Quốc. Mặc dù không trực tiếp sử dụng thuật ngữ XHH GD, song những phân tích về đặc trưng và nội hàm của hiện đại hóa GD cho thấy có rất nhiều điểm giao thoa với GD đại chúng và XHH GD: “Hiện đại hóa GD có các đặc tính chủ yếu là tính toàn dân, tính suốt đời, tính sáng tạo, quốc tế hóa và thông tin hóa” [68, tr.22]. Tính đa dạng về yêu cầu phát triển con người trong XH hiện đại được cho là căn nguyên góp phần phá vỡ khung GD cứng nhắc trong trường học “thể hiện sự song song tồn tại 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước
208 p | 29 | 22
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công: Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
28 p | 237 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị: Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng
181 p | 42 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 32 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 21 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam
245 p | 32 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý vận hành nhà chung cư cao tầng thương mại của doanh nghiệp quản lý vận hành trên địa bàn thành phố Hà Nội
265 p | 37 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 69 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 14 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
256 p | 25 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị: Mô hình và giải pháp quản lý hồ điều hòa nhằm điều tiết nước mưa, giảm thiểu úng ngập đô thị trung tâm thành phố Hà Nội
207 p | 34 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
27 p | 13 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 11 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng
32 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn