Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra
lượt xem 14
download
Luận văn tiến hành nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành Quản trị kinh doanh bậc đại học, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp và xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM QUỐC LUYẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Hà Nội - 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM QUỐC LUYẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ THỊ LỆ HẰNG PGS.TS. NGUYỄN KHẮC HÙNG Hà Nội - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn nêu trong luận án là trung thực theo thực tế nghiên cứu. Các kết quả của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2021 Tác giả luận án Phạm Quốc Luyến i
- LỜI CẢM ƠN Bằng tình cảm chân thành và sự trân trọng, biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn cô TS. Đỗ Thị Lệ Hằng, thầy PGS.TS. Nguyễn Khắc Hùng đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành Luận án này. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới thầy GS.TS. Vũ Dũng, cô PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Lan, cô PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền và cô PGS.TS. Bùi Minh Hiền đã nhiệt tình, tận tâm tư vấn, đưa ra những định hướng nghiên cứu quý giá, giúp cho luận án được hoàn thiện, chỉn chu hơn. Tôi cũng xin gửi lời tri ân đến Học viện Khoa học Xã hội và tập thể các thầy cô giáo trong Khoa Tâm lý - Giáo dục, các thầy cô đã trực tiếp tham gia giảng dạy, các thầy cô làm công tác hỗ trợ đào tạo trong suốt khoá học đã giúp đỡ tôi học tập và nghiên cứu, cùng với các bạn đồng môn đã luôn đồng hành, quan tâm, giúp đỡ cho tôi trong suốt khoá học. Xin trân trọng cảm ơn người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện công trình nghiên cứu. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2021 Tác giả luận án Phạm Quốc Luyến ii
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA .................................................................................................................. 12 1.1 Các nghiên cứu về hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra ....... 12 1.2 Các nghiên cứu về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra 20 1.3 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu vấn đề .................................................... 28 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN QUẢN TRỊ KINH DOANH THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA .................................................................................................................. 32 2.1 Chuẩn đầu ra thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh .......... 32 2.2 Hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra ............................................................................................................. 41 2.3 Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra ............................................................................................................. 55 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra .............................................................. 68 Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA ................................................. 73 3.1 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ....................................................................................................... 73 3.2 Thực trạng hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra .............................................................................................. 82 3.3 Thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra ........................................................................... 99 3.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra .................................. 112 3.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra ................................................. 115 Chương 4 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA .............................................................. 123 4.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp ............................................................................... 123 4.2 Giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra tại các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh .. 124 4.3 Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ................... 148 4.4 Thử nghiệm giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp đề xuất................. 153 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................. 168 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ - 1 - TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. - 2 - PHỤ LỤC ............................................................................................................. - 11 - iii
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2-1 Khung năng lực nghề nghiệp tiêu biểu ngành Quản trị kinh doanh ......... 38 Bảng 3-1 Hệ số Cronbach’s Alpha các thang đo ..................................................... 77 Bảng 3-2 Tổng số khách thể tham gia trả lời khảo sát ............................................. 79 Bảng 3-3 Nhận thức về vai trò của hoạt động thực tập tốt nghiệp .......................... 82 Bảng 3-4 Nhận thức về ý nghĩa của hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra ........................................................................................................................ 83 Bảng 3-5 Mức độ đạt được mục tiêu thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra ................................................................................................ 86 Bảng 3-6 Mức độ thực hiện các nội dung thực tập tốt nghiệp của SV theo tiếp cận chuẩn đầu ra ............................................................................................................. 89 Bảng 3-7 Mức độ thực hiện các bước trong quy trình tổ chức hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra ............................................................................ 91 Bảng 3-8 Mức độ hợp lý của các hình thức tổ chức thực tập tốt nghiệp ................. 92 Bảng 3-9 Lựa chọn số lượng sinh viên trong mỗi nhóm thực tập tốt nghiệp .......... 94 Bảng 3-10 Mức độ thực hiện kiểm tra đánh giá hoạt động TTTN của sinh viên QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra ........................................................................................ 96 Bảng 3-11 Đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra ngành học của các yếu tố hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra ............ 97 Bảng 3-12 Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra ngành học giữa các nhóm khách thể khảo sát ...................................................... 98 Bảng 3-13 Mức độ thực hiện vai trò được phân công trong phân cấp quản lý hoạt động TTTN theo tiếp cận chuẩn đầu ra.................................................................... 99 Bảng 3-14 Mức độ thực hiện chức năng lập kế hoạch thực tập tốt nghiệp cho SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra ............................................................... 103 Bảng 3-15 Mức độ thực hiện các hoạt động tổ chức thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra ........................................................................................................... 105 Bảng 3-16 Mức độ thực hiện công việc lãnh đạo, chỉ đạo thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra .............................................................................................. 108 Bảng 3-17 Mức độ thực hiện các công việc kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra .......................................................................... 110 iv
- Bảng 3-18 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra ............................................................... 113 Bảng 3-19 Mức độ đáp ứng của quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp so với yêu cầu đào tạo SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra ............................................ 115 Bảng 3-20 Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá mức độ đáp ứng của quản lý hoạt động TTTN giữa các nhóm khách thể từ CSĐT và từ CSTT .................... 116 Bảng 4-1 Quy trình thực tập tốt nghiệp cho SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra ...................................................................................................................... 135 Bảng 4-2 Mức độ cần thiết của các giải pháp quản lý đề xuất .............................. 150 Bảng 4-3 Tính khả thi của các giải pháp quản lý đề xuất ...................................... 151 Bảng 4-4 Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp .......... 152 Bảng 4-5 Kết quả khảo sát trình độ ban đầu về kỹ năng của nhóm thử nghiệm ... 159 Bảng 4-6 Kết quả khảo sát trình độ về kỹ năng của nhóm thử nghiệm sau thực tập tốt nghiệp ..................................................................................................................... 160 Bảng 4-7 Kết quả kiểm định sự khác biệt về năng lực của sinh viên trước và sau khi thử nghiệm giải pháp quản lý ................................................................................. 161 Bảng 4-8 Sự tiến bộ của các kỹ năng sau quá trình thực tập tốt nghiệp với giải pháp thử nghiệm.............................................................................................................. 162 Bảng 4-9 Mức độ thực hiện kiểm tra đánh giá hoạt động TTTN theo giải pháp đề xuất ......................................................................................................................... 164 v
- DANH MỤC HÌNH Hình 1-1 Mô hình học tập trải nghiệm của D.A. Kolb (1984) ................................. 25 Hình 2-1 Các thành phần chuẩn đầu ra trong mối tương quan với 4 trụ cột học tập đại học của UNESCO [16] ....................................................................................... 35 Hình 2-2 Các bước cơ bản xây dựng chuẩn đầu ra [9] ............................................ 36 Hình 2-3 Mối quan hệ giữa chuẩn đầu ra và các thành tố của quá trình đào tạo [16] .................................................................................................................................. 37 Hình 2-4 Mối quan hệ giữa Chuẩn đầu ra và Hoạt động thực tập tốt nghiệp .......... 45 vi
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBHD Cán bộ hướng dẫn CĐR Chuẩn đầu ra CSĐT Cơ sở đào tạo CSTT Cơ sở thực tập CTĐT Chương trình đào tạo ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình GV Giảng viên GVHD Giảng viên hướng dẫn QTKD Quản trị kinh doanh SV Sinh viên TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTTN Thực tập tốt nghiệp UEF Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM UFM Trường Đại học Tài chính – Marketing vii
- MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học, ngoài việc trang bị kiến thức cho sinh viên (SV), thì việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho SV ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường là hết sức quan trọng và cần thiết, là cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo. Luật Giáo dục 2019 đã xác định rõ nguyên lý giáo dục là “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [46]. Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 cũng xác định mục tiêu của giáo dục đại học là “Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ Nhân dân” [45]. Đây là kim chỉ nam, có tác dụng định hướng cho hoạt động giáo dục đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học. Trong quá trình đào tạo, nhà trường phải thực hiện tốt nguyên lý này nhằm ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, giúp cho người học làm quen và rèn luyện với môi trường công việc thực tế sau này. Thực tập tốt nghiệp là hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của người học tại môi trường làm việc thực tế sau khi đã được trang bị hệ thống kiến thức lý thuyết và chuyên môn nghiệp vụ ở cơ sở đào tạo (CSĐT) trước khi tốt nghiệp. Đây là học phần không thể thiếu trong quá trình đào tạo bậc đại học cho sinh viên nói chung, sinh viên ngành quản trị kinh doanh (QTKD) nói riêng bởi những lợi ích mà hoạt động thực tập tốt nghiệp mang lại: hiện thực hoá nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục gắn lý thuyết với thực hành, lý luận với thực tiễn trong quá trình đào tạo sinh viên; góp phần quan trọng trong việc hệ thống hoá kiến thức, hình thành và phát triển kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, nâng cao nhận thức, lòng yêu nghề cho SV; đồng thời giúp các CSĐT tự kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo của mình theo yêu cầu phát triển của xã hội. Đây cũng là cơ hội giúp SV rèn luyện khả năng thích ứng với môi trường làm việc cho bản thân [23], chuẩn bị và đáp ứng được các yêu cầu nghề nghiệp cơ bản của ngành đào tạo. Hoạt động 1
- thực tập tốt nghiệp trong các chương trình đào tạo cử nhân QTKD ở nước ta hiện nay cũng không nằm ngoài mong muốn đó. Trong nhiều trường hợp, thực tập tốt nghiệp là cơ hội để sinh viên lựa chọn, tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp. Để hoạt động thực tập của sinh viên ngành QTKD đạt hiệu quả tốt thì cần có sự quản lý hoạt động này từ phía Hiệu trưởng, ban giám hiệu và các phòng ban của nhà trường. Hoạt động quản lý này có tác dụng định hướng nội dung hoạt động thực tập của sinh viên theo các mục tiêu thực tập, hướng dẫn, phối hợp mọi sự nỗ lực của giảng viên, sinh viên và các đơn vị tiếp nhận sinh viên thực tập vào các mục tiêu đó. Tiếp cận phát triển chương trình và quản lý các hoạt động đào tạo theo chuẩn là xu hướng quản lý giáo dục hiện đại trên thế giới và đã được biết đến ở Việt Nam nhiều năm trở lại đây. Trong giáo dục đại học, để phát triển đúng hướng, đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, cần thiết phải thực hiện chuẩn hóa. Chuẩn hóa giáo dục đào tạo là quá trình tác động làm cho các yếu tố trong GDĐT đạt được chuẩn cần thiết. Theo hướng chuẩn hóa, hoạt động thực tập tốt nghiệp cần được quản lý theo định hướng chuẩn đầu ra (Learning Outcomes). Chuẩn đầu ra của một ngành đào tạo thể hiện sự cam kết trách nhiệm của nhà trường đối với người học và xã hội. Việc công bố chuẩn đầu ra là cơ sở giúp người học biết được các kiến thức chuyên môn được trang bị, chuẩn năng lực nghề nghiệp, kỹ năng thực hành và khả năng giải quyết vấn đề sau một khoá đào tạo, đồng thời cũng là cơ sở cho việc xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo của một nhà trường. Hiện nay, các trường đại học đều đã công bố chuẩn đầu ra và quản lý các hoạt động đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra. Tuy nhiên, việc quản lý quá trình đào tạo, quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo các chuẩn đầu ra đó ở các trường đại học (trong đó có ngành QTKD) đã thực sự được thực hiện đúng và đem lại hiệu quả thực tiễn như thế nào thì chưa có nhiều công trình nghiên cứu tại Việt Nam phản ánh, vì vậy cần được tiếp tục nghiên cứu. Mặc dù mới xuất hiện ở Việt nam từ đầu những năm 1990, ngành QTKD đã trở thành một trong những ngành đang được nhiều trường đại học đào tạo. Tới thời điểm năm 2018, đã có 155 trường trong tổng số 235 trường đại học trên cả nước đào tạo ngành này [55]. Số cử nhân QTKD ra trường mỗi năm trên cả nước ước tính trên 5.000 người [23]. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực QTKD tại Việt Nam chưa đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp. Tình trạng thiếu 2
- hụt nhân lực trình độ cao, có kỹ năng quản trị, nhất là các vị trí chủ chốt trong công ty diễn ra ngày càng trầm trọng. Theo nhận định của nhiều doanh nghiệp, phần lớn sinh viên ra trường còn yếu kém về kỹ năng làm việc và kinh nghiệm thực tế. Bình quân doanh nghiệp phải mất trung bình 3 - 6 tháng để đào tạo lại các sinh viên tốt nghiệp mới có thể đáp ứng được yêu cầu tối thiểu công việc. Cá biệt, có công ty cho rằng phải mất tới 2 năm để đào tạo lại [23]. Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân QTKD nhằm đảm bảo chuẩn năng lực tối thiểu mà SV ra trường cần đạt được để đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội. Để thực hiện được yêu cầu đó, bên cạnh các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý đào tạo nói chung, cần thiết phải có các nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành QTKD. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra được thực hiện tại Việt Nam nói chung, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng. Đặc biệt, tại thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm văn hoá và kinh tế lớn nhất cả nước, nơi tập trung tới 32 cơ sở đào tạo cử nhân QTKD với số lượng SV tốt nghiệp mỗi năm khoảng 2000 người [72], mà chưa có công trình nghiên cứu nào về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD thì là một điều đáng tiếc. Xuất phát từ những phân tích và lý do trên, đề tài “Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra” được chọn nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học. 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành QTKD bậc đại học, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp và xã hội. 3
- 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên theo tiếp cận chuẩn đầu ra. - Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra. - Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động này. - Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra, khảo nghiệm các giải pháp này và thử nghiệm một giải pháp tại một số CSĐT nhằm làm rõ tính khả thi và hiệu quả của giải pháp đề xuất. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra. 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu Trong nghiên cứu này, xuất phát từ tiếp cận chuẩn đầu ra và tiếp cận chức năng quản lý, luận án tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM gồm: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên QTKD tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra. 3.2.2 Giới hạn về không gian nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động thực tập tốt nghiệp và quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp trình độ đại học ngành QTKD hệ chính quy, không nghiên cứu đối với các hệ đào tạo khác, ở một số cơ sở đào tạo đại học tại thành phố Hồ Chí Minh: trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM, trường Đại học Tài chính – Marketing, trường Đại học Kinh tế TP.HCM, trường Đại học Kinh tế - Luật; trường 4
- Đại học Mở TP.HCM và trường Đại học Văn Hiến; Nghiên cứu hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD hệ chính quy tại các loại hình doanh nghiệp có quy mô hoạt động khác nhau tại TP.HCM và các tỉnh lân cận. 3.2.3 Giới hạn về khách thể điều tra, khảo sát của luận án Tổng số khách thể khảo sát thực tiễn của luận án gồm có: 722 người. Trong đó, cán bộ quản lý giáo dục: 50 người; giảng viên: 110 người; cán bộ quản lý và cán bộ hướng dẫn sinh viên tại các đơn vị tiếp nhận sinh viên tới thực tập: 162 người; sinh viên và cựu sinh viên: 400 người. 3.2.4 Giới hạn về chủ thể quản lý Có nhiều chủ thể tham gia quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, lãnh đạo các phòng, ban, khoa, ban, bộ môn và các đoàn thể, đơn vị chức năng trong hệ thống các trường đại học, ban lãnh đạo các cơ sở thực tập. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này xác định chủ thể chính là Ban Giám hiệu, Ban lãnh đạo khoa đào tạo/Bộ môn chuyên ngành QTKD của các CSĐT và các chủ thể khác là chủ thể phối hợp. 3.2.5 Giới hạn về phạm vi thời gian Dữ liệu đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo từ năm 2015 đến năm 2019, khảo sát và thử nghiệm giải pháp đề xuất trong năm 2019. 3.2.6 Tổ chức thử nghiệm Việc tiến hành tổ chức thử nghiệm giải pháp được thực hiện tại Khoa QTKD trường Đại học Tài chính - Marketing và Khoa Kinh tế trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM. 4 Phương pháp nghiên cứu 4.1 Cách tiếp cận nghiên cứu Luận án được thực hiện dựa trên các cách tiếp cận nghiên cứu sau: 4.1.1 Tiếp cận chuẩn đầu ra Tiếp cận chuẩn đầu ra yêu cầu việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD phải dựa trên 5
- khung năng lực và chuẩn đầu ra ngành học (kiến thức, kỹ năng, thái độ) mà cả SV và xã hội đều cần [19]. Từ đó, những câu hỏi theo tiếp cận chuẩn đầu ra cần phải giải quyết bao gồm: Những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà một SV ngành QTKD khi thực tập tốt nghiệp sẽ thể hiện? Họ sẽ có khả năng thể hiện như thế nào? Kế hoạch thực tập tốt nghiệp đã chuẩn bị những gì cho SV về các kỹ năng nghề nghiệp, nghiên cứu chuyên nghiệp và học tập suốt đời? Cơ sở đào tạo sẽ tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tập tốt nghiệp, sử dụng những đánh giá nào để chứng thực sự phát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ của SV trong quá trình thực tập tốt nghiệp?... Đây là hướng tiếp cận nghiên cứu chính của luận án để xác định nội dung thực tập tốt nghiệp, nội dung quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD. 4.1.2 Tiếp cận chức năng quản lý Mục tiêu quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra được hiện thực hóa thông qua các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra. Sử dụng tiếp cận này giúp nhà quản lý thực hiện quy trình quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo các chức năng quản lý, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả. Khi thực hiện luận án, tác giả kết hợp vận dụng tiếp cận này để xác định khung lý thuyết, khảo sát thực trạng quản lý và đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra. 4.1.3 Tiếp cận hoạt động Khi nghiên cứu về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra cần nghiên cứu về hoạt động quản lý của chủ thể quản lý và các nội dung hoạt động TTTN của sinh viên QTKD để làm bộc lộ rõ biện pháp quản lý của chủ thể quản lý đối với hoạt động TTTN của sinh viên QTKD tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra. 4.1.4 Tiếp cận hệ thống Theo quan điểm hệ thống thì tất cả các tổ chức đều là hệ thống và là bộ phận của hệ thống lớn hơn, có sự tác động qua lại, chi phối hay tương tác với nhau tùy vào mối quan hệ giữa chúng. Mỗi tổ chức bao giờ cũng hoạt động trong một môi trường cụ thể và luôn chịu sự tác động của các yếu tố môi trường [21]. Hoạt động thực tập 6
- tốt nghiệp của SV nói chung và SV ngành QTKD nói riêng là một hệ thống, bao gồm các thành tố như mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, kiểm tra đánh giá kết quả thực tập tốt nghiệp... Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD phải được tiến hành đồng bộ trên tất cả các thành tố của nó; đồng thời đặt trong mối quan hệ với các hệ thống khác trong trường đại học, đảm bảo tính chỉnh thể, toàn vẹn của hoạt động tạo nên sự cộng hưởng và sức mạnh tổng thể của hệ thống. 4.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây được phối hợp sử dụng trong quá trình nghiên cứu: 4.2.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu Mục đích nghiên cứu nhằm tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về vấn đề liên quan đến hoạt động TTTN và quản lý hoạt động TTTN của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra; Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án; Xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu, làm cơ sở cho việc xây dựng công cụ và tiến hành khảo sát thực trạng quản lý hoạt động TTTN của SV ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra. Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu các văn bản pháp quy về quản lý đào tạo và quản lý hoạt động TTTN; Phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về TTTN và quản lý hoạt động TTTN; Xác định các khái niệm công cụ liên quan đến vấn đề nghiên cứu, xác định các yếu tố cần nghiên cứu, hình thành công cụ nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Thu thập tài liệu trong và ngoài nước liên quan tới đề tài luận án; Phân tích đánh giá tổng quan các tài liệu. Qua đó, xác định cách tiếp cận nghiên cứu cho luận án, hình thành các khái niệm công cụ của luận án, xây dựng nội dung lý luận về quản lý hoạt động TTTN của sinh viên QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này, xác định các chỉ báo trong bộ công cụ nghiên cứu của luận án. 7
- 4.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Được sử dụng để thu thập ý kiến của các khách thể khảo sát về thực trạng hoạt động TTTN và quản lý hoạt động TTTN của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra; Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TTTN của SV ngành QTKD theo tiếp cận CĐR; và khảo sát sự cần thiết, tính khả thi của các giải pháp đề xuất. Nội dung và phương pháp được trình bày cụ thể tại chương 3 của luận án. 4.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu sâu thêm các vấn đề về thực trạng TTTN và quản lý hoạt động TTTN của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra thông qua trao đổi trực tiếp với các khách thể khảo sát. 4.2.4 Phương pháp thử nghiệm Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của các giải pháp quản lý hoạt động TTTN của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra đã đề xuất. 4.2.5 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Sử dụng các công cụ thống kê toán học để xử lý số liệu thu được về mặt định lượng, so sánh và đưa ra kết quả nghiên cứu của luận án. 4.3 Câu hỏi nghiên cứu Phù hợp với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau: 1. Việc nghiên cứu quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD được tiếp cận từ quan điểm khoa học nào? Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra là gì? 2. Thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra hiện nay ra sao? 8
- 3. Có những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra? 4. Những giải pháp quản lý nào cần được thực hiện để nâng cao chất lượng hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh tại Tp. Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra? 4.4 Giả thuyết nghiên cứu Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp là một nội dung quan trọng trong đào tạo bậc đại học ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra. Trong thời gian qua, việc quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp tại các trường đại học tại TP.HCM đã thu được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn những hạn chế, bất cập. Sử dụng tiếp cận chuẩn đầu ra vào quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp là đảm bảo tính khoa học trong đào tạo sinh viên ngành quản trị kinh doanh. Nghiên cứu đề xuất và áp dụng đồng bộ các giải pháp quản lý hoạt động TTTN theo tiếp cận chuẩn đầu ra một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn thì có thể nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành QTKD tại các trường đại học ở TP.HCM. 5 Đóng góp mới của luận án 5.1 Về mặt lý luận Luận án đã xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu về quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học. Trong đó, xây dựng được hệ thống các khái niệm công cụ và các vấn đề lý luận về hoạt động TTTN của sinh viên QTKD, quản lý hoạt động TTTN của sinh viên QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động này. Từ cách tiếp cận chuẩn đầu ra và tiếp cận chức năng quản lý, nghiên cứu đã cụ thể hoá những nội dung quản lý như xây dựng kế hoạch; tổ chức hoạt động; lãnh đạo, chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá hoạt động TTTN của sinh viên. 5.2 Về mặt thực tiễn Luận án cũng đã phân tích, đánh giá được thực trạng hoạt động TTTN và quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra; đánh giá được thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này. Trên 9
- cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất được 5 giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra. Trên cơ sở đó, các cơ sở giáo dục đại học có thể định hướng cải tiến, vận dụng vào quá trình quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thực tập tốt nghiệp nói riêng, chất lượng đào tạo ngành QTKD nói chung, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực QTKD chất lượng cao cho khu vực. 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1 Về mặt lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra, là cơ sở khoa học để có thể tiến hành các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực quản lý giáo dục, đặc biệt là quản lý hoạt động thực hành, thực tập của SV khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh trong thời gian tới. 6.2 Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo giúp các nhà lãnh đạo các cơ sở đào tạo đại học vận dụng vào công tác quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra. Đây cũng là tài liệu tham khảo bổ ích đối với việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về quản lý đào tạo, quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp ở các trường đại học, học viện. 7 Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được bố cục thành 04 chương như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra. Chương 3. Thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra. Chương 4. Giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra. 10
- 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 32 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 21 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 23 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 69 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành Điện công nghiệp ở các trường cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương các tỉnh miền Bắc theo tiếp cận năng lực
299 p | 19 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương
310 p | 22 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 14 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn tại vùng Đồng bằng sông Hồng
215 p | 10 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 12 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 14 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Áp dụng bộ tiêu chuẩn UPM nhằm đánh giá mức độ thích ứng với đổi mới sáng tạo của các trường đại học tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
226 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam
189 p | 13 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 11 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam
353 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn