intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách tự chủ đại học đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:165

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế "Chính sách tự chủ đại học đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan nghiên cứu về chính sách tự chủ đối với cơ sở giáo dục đại học công lập; Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chính sách tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học; Chính sách tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam; Đánh giá chính sách tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam; Kiến nghị giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách về tự chủ đại học ở Việt Nam đến 2025 tầm nhìn 2035.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách tự chủ đại học đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- NGUYỄN THỊ THUỶ CHÍNH SÁCH TỰ CHỦ ĐẠI HỌC ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI, 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- NGUYỄN THỊ THUỶ CHÍNH SÁCH TỰ CHỦ ĐẠI HỌC ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: KHOA HỌC QUẢN LÝ Mã số: 9310110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. MAI NGỌC ANH HÀ NỘI, 2024
  3. i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng chuyên đề này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Nghiên cứu sinh
  4. ii LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cám ơn và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Mai Ngọc Anh, người hướng dẫn khoa học của tôi. Thầy đã luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất, tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thiện luận án trong quá trình theo học, nghiên cứu tại Khoa Khoa học quản lý, trường Đại học Kinh tế quốc dân. Tiếp đến, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy Cô của Khoa Khoa học Quản lý - trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, những người luôn động viên, tạo điều kiện, khích lệ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới các Thầy Cô của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã tham gia giảng dạy, dìu dắt tôi trong quá trình học tập tại trường. Tôi cũng xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới tập thể các Thầy Cô là lãnh đạo, cũng như chuyên viên phụ trách của Viện đào tạo Sau Đại học - trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, những người luôn nhiệt tâm hỗ trợ, hướng dẫn các nội dung học tập cùng các quy trình thủ tục, giấy tờ cho rất nhiều giai đoạn học tập để tác giả có thể hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới sự giúp đỡ của đội ngũ cán bộ, giảng viên thuộc 13 trường đại học đã vô cùng nhiệt tình, tạo điều kiện cung cấp thông tin trung thực, kịp thời để tác giả có thể hoàn thành việc thu thập số liệu nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn và trân trọng đến các thành viên trong gia đình và bạn bè gần xa đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện và đồng hành, động viên trong suốt thời gian làm nghiên cứu sinh để tác giả yên tâm hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2024 Nghiên cứu sinh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT .............................................................................................................. i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH, HỘP ........................................................................................ viii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH TỰ CHỦ ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP .............................................................18 1.1 Các nghiên cứu về tự chủ đại học .....................................................................18 1.1.1 Các nghiên cứu về tự chủ đại học..................................................................18 1.1.2 Các nghiên cứu về tự chủ đại học ở các quốc gia theo đuổi mô hình quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học..........................................................................20 1.2 Các nghiên cứu về chính sách tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập ..............................................................................................................................24 1.2.1 Chính sách tự chủ về bộ máy ........................................................................24 1.2.2 Chính sách tự chủ tài chính ...........................................................................26 1.2.3 Chính sách tự chủ học thuật, đào tạo .............................................................28 1.2.4 Chính sách tự chủ nhân sự .............................................................................30 1.3 Nhận xét chung và khoảng trống nghiên cứu ..................................................31 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1..............................................................................................33 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TỰ CHỦ ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ....................................................................34 2.1 Đại học, cơ sở giáo dục đại học công lập và tự chủ đối với cơ sở giáo dục đại học công lập ..............................................................................................................34 2.1.1 Đại học ...........................................................................................................34 2.1.2 Cơ sở giáo dục đại học công lập ....................................................................36 2.1.3 Tự chủ đại học ...............................................................................................37 2.2 Chính sách tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập .....................40 2.2.1 Khái niệm chính sách tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập ...40 2.2.2 Căn cứ ban hành chính sách tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập ...........................................................................................................................42 2.2.3 Chủ thể ban hành chính sách tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập ...........................................................................................................................43
  6. iv 2.2.4 Mục tiêu chính sách tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập .....44 2.2.5 Các phân hệ của chính sách tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập.... 45 2.2.6. Tiêu chí đánh giá chính sách tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập ...........................................................................................................................50 2.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập ............................................................................................................51 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2..............................................................................................54 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH TỰ CHỦ ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM ............................................................55 3.1 Khái quát về hệ thống giáo dục đại học công lập của Việt Nam ...................55 3.1.1 Sự phát triển hệ thống giáo dục đại học công lập của Việt Nam từ sau Đổi Mới ............................................................................................................ 55 3.2 Hệ thống chính sách tự chủ đại học ở Việt Nam .............................................64 3.2.1 Căn cứ ban hành chính sách tự chủ đại học ở Việt Nam...............................64 3.2.2 Chủ thể ban hành chính sách tự chủ đại học ở Việt Nam .............................66 3.3 Các phân hệ của chính sách tự chủ đại học ở Việt nam ................................69 3.3.1 Chính sách tự chủ về tổ chức.........................................................................69 3.3.2 Chính sách tự chủ về tài chính ......................................................................73 3.3.3 Chính sách tự chủ về học thuật......................................................................76 3.3.4 Chính sách tự chủ về nhân sự ........................................................................79 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3..............................................................................................81 CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH TỰ CHỦ ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM...................................................................................82 4.1. Tính khác biệt của chính sách tự chủ đại học của Việt Nam với các quốc gia theo đuổi mô hình nhà nước quản lý giáo dục đại học .........................................82 4.1.1 Chính sách tự chủ về bộ máy ........................................................................82 4.1.2 Chính sách tự chủ về tài chính ......................................................................87 4.1.3 Chính sách tự chủ về đào tạo, học thuật ........................................................90 4.1.4 Chính sách tự chủ về nhân sự ........................................................................92 4.2 Tính đồng bộ của chính sách tự chủ đại học ở Việt Nam...............................95 4.2.1 Chính sách tự chủ về bộ máy ........................................................................95 4.2.2 Chính sách tự chủ về tài chính ......................................................................96 4.2.3 Chính sách tự chủ về đào tạo, học thuật ........................................................99 4.2.4 Chính sách tự chủ về nhân sự ..................................................................... 100 4.3 Tính bất cập, hạn chế trong chính sách tự chủ đại học ở Việt Nam hiện nay 102 4.3.1. Bất cập, hạn chế trong phân hệ chính sách tự chủ về bộ máy ................... 102
  7. v 4.3.2. Bất cập, hạn chế trong phân hệ chính sách tự chủ về tài chính ................. 104 4.3.3 Bất cập, hạn chế trong phân hệ chính sách tự chủ về đào tạo, học thuật ... 106 4.3.4 Bất cập, hạn chế trong phân hệ chính sách tự chủ về nhân sự ................... 107 4.4 Mức độ tự chủ tại các cơ sở giáo dục đại học công lập từ ảnh hưởng của các chính sách hiện hành dưới góc nhìn của nhóm đối tượng thụ hưởng.............. 107 4.5 Tác động từ các phân hệ chính sách đến sự tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam hiện nay ....................................................................... 111 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4........................................................................................... 118 CHƯƠNG 5 TRAO ĐỔI GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH VỀ TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM ĐẾN 2025 TẦM NHÌN 2035 ................ 119 5.1 Quan điểm phát triển hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam đến 2025, tầm nhìn 2035 ................................................................................................................ 119 5.1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực và vấn đề đặt ra với giáo dục đại học .......... 119 5.1.2 Bối cảnh trong nước và vấn đề đặt ra với giáo dục đại học ....................... 120 5.1.3 Quan điểm về tự chủ đại học và cách thức can thiệp, điều chỉnh pháp lí tạo điều kiện thực hiện tự chủ tại các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam .................. 121 5.2 Giải pháp hoàn thiện nội hàm chính sách tự chủ đại học của Việt Nam trong giai đoạn tới ........................................................................................................... 126 5.2.1 Chính sách tự chủ về tổ chức...................................................................... 126 5.2.2 Chính sách tự chủ về tài chính ................................................................... 126 5.2.3 Chính sách tự chủ về học thuật................................................................... 127 5.2.4 Chính sách tự chủ về nhân sự ..................................................................... 127 5.3. Kiến nghị với các bộ, ngành và cơ quan quản lý trực tiếp các cơ sở GDĐH ........................................................................................................ 128 TIỂU KẾT CHƯƠNG 5........................................................................................... 129 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 130 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 131 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 139
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BGDĐT Bộ Giáo dục đào tạo BNV Bộ Nội vụ CSVC Cơ sở vật chất GDĐH Giáo dục Đại học GS Giáo sư GV Giảng viên HCM Hồ Chí Minh HN Hà Nội KTQD Kinh tế quốc dân NSNN Ngân sách nhà nước PGS Phó giáo sư ThS Thạc sĩ TS Tiến sĩ TW Trung ương VNĐ Việt Nam đồng XHCN Xã hội chủ nghĩa
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Thu thập dữ liệu về các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam ..............9 Bảng 2: Thống kê số cơ sở giáo dục đại học trực thuộc ngành dọc thực hiện đánh giá chính sách tự chủ đại học của Việt Nam .......................................................................12 Bảng 3: Thống kê số đối tượng điều tra tại các cơ sở giáo dục đại học về đánh giá chính sách tự chủ đại học của Việt Nam .................................................................................13 Bảng 3.1: Biến động nguồn thu của một số cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam..... 57 Bảng 3.2: Thay đổi chi tài chính trước và sau của các trường tham gia thí điểm tự chủ ........ 58 Bảng 3.3: Thống kê giáo dục đại học ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020 ......................59 Bảng 3.4: Thực trạng hệ thống cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam đến năm 2020. ....60 Bảng 3.5: Số lượng bài báo đăng trên tạp chí ISI/Scopus của một số trường tự chủ trong giai đoạn 2013-2016 ...................................................................................................... 62 Bảng 3.6: Xếp hạng đại học đẳng cấp quốc tế của Việt Nam theo QS .........................63 Bảng 3.7: Danh mục một số Luật liên quan đến giáo dục đại học được Quốc hội Việt Nam ban hành từ năm 2005 đến 2019 ........................................................................... 66 Bảng 3.8: Danh mục một số Nghị định liên quan đến giáo dục đại học được Chính phủ Việt Nam ban hành từ năm 2005 đến 2022 ...................................................................67 Bảng 3.9: Danh mục một số Quyết định liên quan đến giáo dục đại học được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành từ năm 2005 đến 2019 .................................................68 Bảng 3.10: Mức trần học phí quy định đối với các khối ngành đào tạo tại những cở sở giáo dục đại học chưa thực hiện tự chủ chi thường xuyên năm 2023 ...........................74 Bảng 3.11: Mức lương của giảng viên đại học theo hạng công chức ........................... 76 Bảng 3.12: Căn cứ xác định chỉ tiêu tuyển sinh dựa vào cơ sở vật chất .......................78 Bảng 4.1: Quyền tự chủ về bộ máy được trao cho các cơ sở giáo dục đại học ở các quốc gia theo mô hình nhà nước quản lý giáo dục đại học ....................................................86 Bảng 4.2: Quyền tự chủ tài chính được trao cho các cơ sở giáo dục đại học ở các quốc gia theo mô hình nhà nước quản lý giáo dục đại học ....................................................89 Bảng 4.3: Quyền tự chủ học thuật được trao cho các cơ sở giáo dục đại học ở các quốc gia theo mô hình nhà nước quản lý giáo dục đại học ....................................................91 Bảng 4.4: Quyền tự chủ về nhân sự được trao cho các cơ sở giáo dục đại học ở các quốc gia theo mô hình nhà nước quản lý giáo dục đại học ....................................................93 Bảng 4.5: Kết quả phân tích độ tin cậy và giá trị hội tụ ..............................................112 Bảng 4.6: Kết quả KMO and Bartlett's Test ................................................................112 Bảng 4.7: Kết quả hồi quy của mô hình ......................................................................113 Bảng 4.8: Sự khác nhau về người đứng đầu bộ máy quản trị, bộ máy điều hành cơ sở giáo dục đại học ...........................................................................................................117
  10. viii DANH MỤC HÌNH, HỘP Hình 4.1: Nguồn thu của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam giai đoạn 2017-2021 ....................................................................................................................105 Hình 4.2: So sánh đánh giá giữa các nhóm đối tượng điều tra về mức độ tự chủ bộ máy khi thực hiện chính sách tự chủ giáo dục đại học theo Luật giáo dục đại học sửa đổi ở Việt Nam năm 2019.....................................................................................................108 Hình 4.3: So sánh đánh giá giữa các nhóm đối tượng điều tra về mức độ tự chủ tài chính khi thực hiện chính sách tự chủ giáo dục đại học theo Luật giáo dục đại học sửa đổi ở Việt Nam năm 2019.....................................................................................................109 Hình 4.4: So sánh đánh giá giữa các nhóm đối tượng điều tra về mức độ tự chủ nhân sự khi thực hiện chính sách tự chủ giáo dục đại học theo Luật giáo dục đại học sửa đổi ở Việt Nam năm 2019.....................................................................................................110 Hình 4.5: So sánh đánh giá giữa các nhóm đối tượng điều tra về mức độ tự chủ đào tạo khi thực hiện chính sách tự chủ giáo dục đại học theo Luật giáo dục đại học sửa đổi ở Việt Nam năm 2019.....................................................................................................111 Hộp 4.1: Trao đổi về phát triển chương trình đào tạo của trường Đại học Ngoại Thương....... 114 Hộp 4.2: Trao đổi về phúc lợi ở một số trường đại học công lập tự đảm bảo chi thường xuyên ...........................................................................................................................115 Hộp 4.3: Trao đổi về những hạn chế trong tự chủ tài chính ở trường Đại học Thương Mại ...............................................................................................................................116 Hộp 5.1: Quan điểm về gia tăng nguồn thu của nhà trường từ hoạt động dịch vụ đối với người học .....................................................................................................................123
  11. 1 MỞ ĐẦU Thứ nhất, lý do lựa chọn tên đề tài luận án Tự chủ đại học được hiểu là sự biến đổi mối tương quan giữa Nhà nước với cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) công lập theo tinh thần phát huy truyền thống tự do học thuật và quản trị đại học trên tất cả các mặt chuyên môn, tổ chức, tài chính, nhân sự. Tự chủ đại học thúc đẩy cắt giảm các can thiệp trực tiếp từ cơ quan công quyền đến hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập; hay cũng chính là thúc đẩy giảm bớt sự phụ thuộc của cơ sở GDĐH vào Nhà nước. Mục đích chủ yếu của tự chủ đại học là thúc đẩy quyền làm chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập, tạo điều kiện để những cơ sở giáo dục đại học công lập có thể hoạt động một cách độc lập, có hiệu quả và đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của người học, của nhà tuyển dụng cũng như của toàn xã hội. Tự chủ đại học là yếu tố then chốt tạo ra sự thành công của các cuộc cải cách GDĐH. Ở Việt Nam, chính sách tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học đã được thể hiện trong Luật giáo dục năm 2005, Luật giáo dục đại học năm 2012, điều lệ của trường đại học, các nghị định, nghị quyết của Chính phủ, các văn bản của Bộ giáo dục và các bộ ngành khác ở trung ương…. Gần 20 năm từ khi ban hành những chính sách thúc đẩy phát triển giáo dục đại học, chính sách tự chủ đại học đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập; đến thời điểm hiện nay, chính sách tự chủ đại học ở Việt Nam vẫn đang là chủ đề nóng, với nhiều ý kiến và bàn luận sôi nổi. Đó là tình trạng không thống nhất giữa các văn bản ban hành của Chính phủ làm ảnh hưởng đến việc triển khai tự chủ ở các cơ sở giáo dục đại học; là sự không thống nhất giữa các văn bản của chính phủ với các quy định của Đảng về nhân sự (Nghị định số 99/2019/NĐ-CP, Nghị quyết số 516-NQ/BCSĐ ngày 24/9/2019 của Ban Cán sự đảng Bộ GDĐT về việc phân cấp xem xét, phê duyệt quy hoạch cán bộ của các cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ GDĐT); những Luật được Quốc hội ban hành với Nghị định của chính phủ (Luật 34/QH14 có sự không thống nhất với Nghị định 120/2020 về thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập); đó còn là sự không thống nhất giữa những Nghị định, Thông tư của chính phủ (Nghị định số 99/2019/NĐ-CP và Thông tư số 33/2005/TT-BGD&ĐT về chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập, đặc biệt là vị trí chủ tịch hội đồng trường); hay là những văn bản mà nội hàm chính sách tự gây vướng mắc cho quá trình thực thi (Luật GDĐH chưa quy định về nhiệm kỳ, thời hạn bổ nhiệm đối với các chức vụ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của hiệu trưởng thì sẽ theo nhiệm kỳ của hiệu trưởng hay theo quy định của Luật viên chức)… Khi chưa giải quyết được những vấn
  12. 2 đề bất cập này, chính sách tự chủ đại học còn đem đến những vướng mắc đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập, làm cản trở sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam. Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu được công bố bằng tiếng Việt và tiếng Anh về chủ đề này; những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra các thành tựu và hạn chế của các chính sách, các phân hệ chính sách liên quan đến tự chủ đại học của Việt Nam. Tuy nhiên việc nghiên cứu chính sách kết hợp giữa từng phân hệ và tác động của chúng đến mức độ tự chủ của từng loại hình cơ sở giáo dục đại học dưới sự thay đổi theo dòng thời gian và đánh giá của đội ngũ sư phạm ở các cơ sở giáo dục đại học là chưa được thực hiện. Đề tài tiếp cận theo hướng tiếp cận này, do đó, cung cấp cái nhìn tổng thể về sự thay đổi trong từng nội hàm chính sách tự chủ đại học và bức tranh đánh giá về quyền tự chủ mà các cơ sở giáo dục đại học đang triển khai, là tiền đề để hoàn thiện hệ thống chính sách giáo dục đại học, chính sách tự chủ đại học trong giai đoạn tới. Chính vì vậy, việc nghiên chủ đề “Chính sách tự chủ đại học đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam” là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn xứng tầm với nghiên cứu của một luận án tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế. Thứ hai, mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án Về mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích chính sách tự chủ đại học đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam, luận án đề xuất quan điểm, và giải pháp hoàn thiện chính sách tự chủ đại học đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam tới năm 2025, tầm nhìn 2035. Về mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về chính sách đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập hoạt động trong bối cảnh tự chủ. - Đánh giá thực trạng chính sách tự chủ đại học đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế. - Khảo cứu kinh nghiệm chính sách tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới để đánh giá, so sánh chính sách tự chủ đối với cơ sở GDĐH công lập của Việt Nam với các các quốc gia đi theo mô hình nhà nước quản lý giáo dục đại học trên thế giới. - Từ những đánh giá về hạn chế và nguyên nhân, kết hợp với nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, luận án kiến nghị và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách tự chủ đại học đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong thời gian tới.
  13. 3 Thứ ba, câu hỏi nghiên cứu của đề tài luận án 1) Chính sách tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam đã được điều chỉnh như thế nào từ sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. 2) Các phân hệ của chính sách tự chủ đại học có tác động khác nhau như thế nào đối với tình trạng tự chủ đại học ở các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam? 3) Chính sách tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam có những điểm gì giống và khác với chính sách tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập ở các quốc gia vận dụng mô hình nhà nước quản lý giáo dục đại học? 4) Những bất cập hiện hành trong nội hàm chính sách tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam nên được điều chỉnh ra sao trong những năm tới? Thứ tư, phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án Về chủ thể ban hành chính sách: Chính sách tự chủ đại học được xác định với 4 phân hệ, các phân hệ chính sách có thể bị điều chỉnh bởi các chủ thể khác nhau từ Đảng, Quốc Hội, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo rồi các bộ ngành có liên quan, chính quyền tỉnh… Luận án chỉ tập trung nghiên cứu hệ thống văn bản pháp quy có liên quan được ban hành bởi chủ thể gồm Đảng, Quốc Hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, và một số chính sách lớn có liên quan do Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ ban hành. Các chủ thể ban hành chính sách này được rà soát qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp quy có liên quan đến từng phân hệ của chính sách tự chủ đại học ở Việt Nam. Về nội dung: Do chính sách tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập, theo các nghiên cứu được công bố ở trong và ngoài nước, được xem xét với 4 phân hệ. Nghiên cứu này do đó, cũng xác định chính sách tự chủ đại học cũng bao gồm 4 phân hệ, cụ thể là: chính sách tự chủ về bộ máy, chính sách tự chủ về tài chính, chính sách tự chủ về đào tạo/học thuật, chính sách tự chủ về nhân sự. Về thời gian: Chính sách về tự chủ đại học đã có nhiều thay đổi cùng với sự ra đời của Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13, rồi đến những năm gần đây là Luật 34 - Luật liên quan đến điều chỉnh một số điều của Luật giáo dục đại học năm 2012, Nghị định 99, rồi Nghị định 60/NĐ-CP năm 2021 về tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; một số văn bản được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong năm 2022 để quản lý giáo dục đại học. Luận án đề xuất các quan điểm, kiến nghị giải pháp để
  14. 4 chính sách phát triển giáo dục đại học nói chung, tự chủ đại học nói riêng phát huy vai trò của giáo dục đại học đến năm 2035. Về đối tượng thụ hưởng của chính sách: vì các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trực thuộc các chủ thể quản lý khác nhau. Chính vì vậy để nghiên cứu tác động của chính sách tự chủ đến sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam, nghiên cứu này đã lựa chọn các nhóm cơ sở giáo dục đại học công lập khác nhau để tiến hành nghiên cứu thực địa. Các nhóm trường được lựa chọn là hệ thống cơ sở giáo dục đại học trực thuộc đại học quốc gia, hệ thống cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, hệ thống cơ sở giáo dục đại học trực thuộc các bộ ngành ở trung ương, và hệ thống cơ sở giáo dục đại học trực thuộc chính quyền tỉnh. Thứ năm, khung nghiên cứu của đề tài luận án ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH TỰ CHỦ ĐỐI Chính sách tự chủ đối với các cơ sở giáo dục VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC đại học công lập CÔNG LẬP  Căn cứ  Mục tiêu  Về nội hàm chính sách bộ phận  Chủ thể ban hành  Tính khác biệt  Nguyên tắc  Tính đồng bộ  Chính sách bộ phận  Tính bất cập, hạn chế  Chính sách tự chủ bộ máy  Mức độ tự chủ của các cơ sở giáo dục  Chính sách tự chủ tài chính đại học công lập dưới ảnh hưởng của  Chính sách tự chủ đào tạo, học thuật các chính sách bộ phận  Chính sách tự chủ nhân sự QUAN ĐIỂM VỀ TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tự chủ đại học Kiến nghị giải pháp hoàn thiện  Từ năng lực hoạch định và thực thi chính sách chính sách tự chủ đối với  Từ môi trường vĩ mô các cơ sở giáo dục đại học công lập  Từ cơ sở giáo dục đại học công lập Hình 1: Khung nghiên cứu về chính sách tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam Nguồn: Tổng hợp các nghiên cứu về tự chủ đại học, chính sách tự chủ đại học của Estermann và Nokkala (2009), Do & Mai (2022)...
  15. 5 Thứ sáu, quy trình, phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận của luận án Bước 1: Rà soát tài liệu, hình thành khung nghiên cứu về chính sách tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam. Cụ thể như sau Nghiên cứu về chính sách theo cách tiếp cận chuyên ngành khoa học quản lý được xác định làm rõ các nội dung sau: căn cứ, chủ thể ban hành, mục tiêu, nguyên tắc và các phân hệ chính sách. Chính sách được đánh giá theo nhiều tiêu chí khác nhau, đánh giá theo từng bước của quy trình chính sách; đánh giá theo các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách (xét theo quy trình); đánh giá chính sách theo khung logic (đầu vào, hoạt động, đầu ra, kết quả, tác động); đánh giá chính sách dưới góc nhìn của đối tượng thực thi, đối tượng thụ hưởng…; Trong nghiên cứu này, kết hợp nhiều phương pháp đánh giá khác nhau để hình thành nên khung đánh giá chính sách riêng có của luận án. Do chính sách tự chủ đại học được ban hành bởi nhiều bên nên việc đánh giá về nội hàm chính sách thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là nội dung của chính sách, theo từng phân hệ, đến thời điểm hiện tại… để thấy được những điểm tương đồng, khác biệt giữa chính sách tự chủ đại học của Việt Nam với chính sách tự chủ đại học các quốc gia theo mô hình nhà nước quản lý giáo dục đại học như Pháp, Đức, Trung Quốc. (i) Tiêu chí được đem ra xem xét, đánh giá là: Tính khác biệt. (ii) Tiếp đến, bởi các phân hệ chính sách được ban hành bởi nhiều chủ thể, do đó, luận án thực hiện xem xét, đánh giá tính đồng bộ, tính bất cập, hạn chế trong từng phân hệ chính sách tự chủ đại học ở Việt Nam. Bên cạnh các tiêu chí đánh giá chính sách được lựa chọn dựa trên nghiên cứu chính sách qua các văn bản quy phạm pháp luật, trong luận án này, chính sách còn được đánh giá qua điều tra, phỏng vấn các đối tượng thụ hưởng là cán bộ, giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học. Đó là cảm nhận, là đánh giá của các đối tượng điều tra về mức độ tự chủ, những thành tựu, hạn chế của chính sách tác động đến việc thực thi tại các cơ sở giáo dục đại học sau khi Luật giáo dục đại học sửa đổi (Luật 34) có hiệu lực. Trên cơ sở kết quả đánh giá chính sách hiện hành, luận án xác định quan điểm về tự chủ đại học, từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách tự chủ đại học ở Việt Nam trong giai đoạn tới. Bước 2: Thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp. Đối với dữ liệu thứ cấp, luận án tiến hành rà soát hệ thống luật, nghị định, thông tư được ban hành liên quan đến giáo dục đại học để thấy được sự biến đổi của chính sách tự chủ đại học ở Việt Nam. Các chính sách được rà soát là các văn bản có liên quan từ sau khi Quốc hội khóa 13 ban hành Luật giáo dục năm 2005, đặc biệt là cũng
  16. 6 trong năm này Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020; rồi hàng loạt các văn bản pháp quy có liên quan đến tự chủ đại học được ban hành bởi các chủ thể tương ứng đến năm 2022. Việc rà soát này giúp luận án thấy được các mốc thời gian ghi dấu về sự thay đổi quyền của các cơ sở giáo đại học cùng với việc ra đời của các chính sách liên quan đến tự chủ đại học được ban hành bởi Quốc Hội, Chính phủ, cũng như của Bộ Giáo dục và Đào tạo.... Bên cạnh việc rà soát thu thập các dữ liệu qua luật, nghị quyết, nghị định, thông tư,… luận án còn tiến hành thu thập các báo cáo, dữ liệu, số liệu liên quan đến giáo dục đại học của Việt Nam. Dữ liệu là bằng chứng thuyết phục phản ánh kết quả thực hiện chính sách tự chủ đại học ở Việt Nam đến giai đoạn hiện nay. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ việc truy cập trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như của các cơ sở giáo dục đại học công lập như trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường Đại học Thương Mại, trường Đại học Ngoại Thương, trường thành viên của Đại học quốc gia Hà Nội (Trường Kinh tế), và trường thành viên của Đại học quốc gia Hồ Chí Minh (trường Kinh tế luật),… Bên cạnh đó còn là các báo cáo từ các hội thảo, hội nghị trong và ngoài nước cũng như các nghiên cứu được công bố trên hệ thống các tạp chí uy tín trong và ngoài nước. Dữ liệu được thu thập tạo tiền đề cho luận án có được căn cứ khoa học nhằm hoàn thành câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, và một phần câu hỏi thứ hai được đặt ra của luận án này. Đối với dữ liệu sơ cấp, nghiên cứu xây dựng bảng hỏi, câu hỏi để tiến hành điều tra qua phát phiếu, điều tra online (google doc), cũng như thực hiện phỏng vấn sâu các đối tượng là cán bộ, giảng viên đang làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam theo các nhóm tiêu chí về vị trí quản lý, học hàm học vị. Đối tượng được lựa chọn để điều tra, phỏng vấn là những cán bộ, giảng viên đang làm việc tại các nhóm cơ sở giáo dục trực thuộc các cơ quan quản lý khác nhau ở trung ương và địa phương, các cơ sở giáo dục đại học ở các nhóm ngành đào tạo khác nhau. Các cơ sở giáo dục được lựa chọn để tiến hành điều tra phỏng vấn là Đại học quốc gia với 2 trường thành viên ở miềm bắc và miền nam (trường trực thuộc chính phủ); trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Thương Mại, trường Đại học Ngoại Thương, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, trường đại học Xây dựng, trường Đại học Vinh, (trường đại học công lập trục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo); Học viện ngân hàng, Học viện chính sách và phát triển; trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường (trường đại học trực thuộc bộ ngành ở trung ương); trường Đại học Nha Trang, trường Đại học Hồng Đức (trường đại học trực thuộc chính quyền tỉnh). Những
  17. 7 cơ sở giáo dục đại học công lập được điều tra do đó đã bao phủ, thể hiện được tính đa dạng của hệ thống giáo dục đại học công lập ở Việt Nam hiện nay. Mẫu nghiên cứu vô cùng quan trọng vì nó quyết định chất lượng của nghiên cứu. Để xác định số lượng mẫu nghiên cứu, tác giả sử dụng công thức Slovin 1960 (trích dẫn trong Trần Thị Kim Thu, 2011) như sau: ℕ 𝑛=( ) Trong đó: n: quy mô mẫu nghiên cứu N: quy mô tổng thể chung e: tỷ lệ sai số mong muốn (cho phép) Năm 2022, tại 13 cơ sở giáo dục đại học công lập được lựa chọn nghiên cứu có khoảng 6000 cán bộ, giảng viên (không tính đội ngũ chuyên viên cơ hữu đang làm việc tại trường), nên N=6000. Với tỷ lệ sai số mong muốn là 5%, nên e =0.05 Thay vào công thức trên ta có n = 200 Dựa vào cách tính trên, với số lượng cán bộ giảng viên thuộc 13 cơ sở giáo dục đại học được lựa chọn điều tra, quy mô mẫu được xác định là khoảng 200 để có tỷ lệ sai số mong muốn là 5%. Trong năm 2022, để thu thập được 200 phiếu trả lời phỏng vấn từ đội ngũ cán bộ, giảng viên đang làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học, luận án tiến hành thu thập phiếu điều tra thông qua phát phiếu đến từng giảng viên trực tiếp hoặc gián tiếp; đồng thời luận án có sử dụng công cụ google doc để tiến hành điều tra thu thập dữ liệu online. Đối tượng điều tra được xác định rõ về học hàm, học vị, về vị trí lãnh đạo, quản lý đang công tác tại các cơ sở giáo dục công lập được lựa chọn điều tra. Phương pháp sử dụng để thu thập dữ liệu là phương pháp chọn mẫu thuận tiện, hay còn được biết đến là cách chọn mẫu mà người nghiên cứu chỉ cần chọn một đặc điểm phù hợp với nghiên cứu và thực hiện điều tra, phỏng vấn những người có thể tiếp xúc được. Đó là việc tác giả, chọn mẫu nghiên cứu là đối tượng có học hàm học vị mà tác giả có thể tiếp cận được, hoặc chọn đối tượng là cán bộ, giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học với các vị trí quản lý hoặc nhân viên mà tác giả muốn tiến hành điều tra, khảo sát để hoàn thành nghiên cứu. Việc điều tra kết thúc khi tác giả đã nhận được đủ 200 phiếu trả lời theo yêu cầu. Dữ liệu điều tra có được là căn cứ để tác giả tiến hành phân tích, đánh giá đưa ra dữ liệu hoàn thiện câu hỏi nghiên cứu thứ 2 của đề tài.
  18. 8 Dựa trên các công bố trong nước và quốc tế về tự chủ đại học, luận án xây dựng bảng hỏi để thu thập thông tin từ đánh giá của đối tượng thụ hưởng chính sách, cán bộ giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học công lập về mức độ tự chủ mà họ cảm nhận đối với từng phân hệ chính sách tự chủ đại học. Các câu hỏi do đó tập trung vào các nội dung chính sau đây: (i) Tự chủ về bộ máy của nhà trường (F1), bao gồm các đánh giá liên quan đến mức độ tự chủ trong việc thành lập các đơn vị dịch vụ trực thuộc nhà trường; mức độ tự chủ trong việc thành lập các đơn vị khoa, viện, bộ môn tham gia đào tạo trong trường; mức độ tự chủ trong việc thành lập các đơn vị khối hành chính của nhà trường ...Những câu hỏi này được xây dựng theo thang đo Likert và được phát triển dựa trên những nghiên cứu về tự chủ đại học của Estermann và Nokkala (2009), Pruvot và các cộng sự (2019), Phạm Đỗ Nhật Tiến (2020)…; (ii) Tự chủ về tài chính của nhà trường (F2), bao gồm các đánh giá liên quan đến mức độ tự chủ trong phân bổ ngân sách được nhà nước cấp phát, mức độ tự chủ trong phân bổ phần thu nhập kết dư của nhà trường, Mức độ tự chủ trong tiếp cận tín dụng của nhà trường, mức độ tự chủ trong sử dụng tài sản công phục vụ kinh doanh của nhà trường, mức độ tự chủ trong việc xác định học phí đối với các chương trình đào tạo... Những câu hỏi này được xây dựng theo thang đo Likert và được phát triển dựa trên những nghiên cứu về tự chủ đại học của Estermann và Nokkala (2009), Dobbins và Kinll (2011), Nguyễn Đông Phong và Phạm Thị Bích Nguyệt 2020; (iii) Tự chủ về nhân sự của nhà trường (F3), bao gồm các đánh giá liên quan đến mức độ tự chủ trong tuyển dụng giảng viên, mức độ tự chủ trong tuyển dụng chuyên viên, mức độ tự chủ về khen thưởng, đề bạt với cán bộ giảng viên, mức độ tự chủ về chi trả tiền lương, thu nhập của cán bộ giảng viên. Những câu hỏi này được xây dựng theo thang đo Likert và được phát triển dựa trên những nghiên cứu về tự chủ đại học của Estermann và Nokkala (2009); Do và Mai (2022); (iv) Tự chủ về học thuật của nhà trường (F4), bao gồm các đánh giá liên quan đến mức độ tự chủ về số lượng tuyển sinh, mức độ tự chủ trong có được phương án tuyển sinh riêng của nhà trường, mức độ tự chủ trong việc mở chương trình mới, mức độ tự chủ trong xây dựng chương trình đào. Những câu hỏi này được xây dựng theo thang đo Likert và được phát triển dựa trên những nghiên cứu về tự chủ đại học của Estermann và Nokkala (2009); Tapper và Salter (1995); (v) Tự đánh giá mức độ tự chủ đại học một cách tổng thể cũng được liệt kê trong hệ thống bảng hỏi. Các câu hỏi này có thể được xây dựng dưới dạng đóng để đối tượng tích vào ô thích hợp theo nhận định của mình trong mức đánh giá của thang đo Likert… Thang đo Likert là một thang đo lường (một công cụ) được sử dụng trong bảng câu hỏi để xác định ý kiến, hành vi và nhận thức của cá nhân. Sử dụng thang đo liker là phương pháp điều tra được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu xã hội và giáo dục (Bissonnette 2007).
  19. 9 Việc trả lời phiếu điều tra cho thấy đánh giá, mức độ cảm nhận của đối tượng được hỏi về mức độ tự chủ đại học theo từng hợp phần chính sách. Là dữ liệu tin cậy để cho thấy kết quả thực hiện chính sách tự chủ đại học đang được triển khai ở Việt Nam, dưới sự tự đánh giá của các đối tượng thụ hưởng. Bên cạnh bộ phiếu M1 điều tra các đối tượng về nhận định của họ đối với chính sách tự chủ đại học ở Việt Nam. Nghiên cứu này còn xây dựng bộ phiếu M2 để thu thập các thông tin về tình hình nhân sự, kết quả thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ của nhà trường, kết quả thực hiện thu chi tài chính và tình trạng tuyển sinh qua các năm của 13 cơ sở giáo dục đại học được xác định điều tra thu thập dữ liệu. Bảng 1: Thu thập dữ liệu về các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam 2018 2019 2021 Số giảng viên cơ hữu (người) Trong đó số giảng viên có học hàm PGS, GS (người) Trong đó số giảng viên có học vị TS (người) Diện tích đất của nhà trường (ha) Số phòng học hiện tại của nhà trường (phòng học) Số giảng đường dùng cho đào tạo (giảng đường) Quy mô tuyển sinh hệ chính quy của nhà trường (người) Quy mô tuyển sinh hệ sau đại học của nhà trường (người) Quy mô tuyển sinh các hệ đào tạo khác của nhà trường (người) Số chương trình đào tạo hệ đại học của nhà trường (chương trình) Sự tăng trưởng số ấn phẩm khoa học ISI/Scopus (bài báo) Số ấn phẩm đăng tải trên toàn bộ các tạp chí khoa học (bài báo) Số lượng sách phục vụ đào tạo do nhà trường xuất bản(sách) Học phí bình quân các chương trình đào tạo chính quy đại trà của nhà trường (triệu VNĐ) Học phí bình quân các chương trình đào tạo chính quy chất lượng cao của nhà trường (triệu VNĐ) Tổng kinh phí nguồn thu của nhà trường (triệu VNĐ)
  20. 10 2018 2019 2021 Trong đó: Thu từ học phí hệ chính quy (triệu VNĐ) Thu từ hoạt động NCKH (triệu VNĐ) Chi cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng đồng (triệu VNĐ) Chi cho phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường (triệu VNĐ) Chi cho hoạt động kết nối doanh nghiệp, tư vấn và hỗ trợ việc làm (triệu VNĐ) Tỷ lệ có việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp 1 năm (%) Nguồn: Tác giả tự xây dựng dựa trên tổng hợp nghiên cứu Smolentseva (2016), Wang (2014), Bộ Giáo dục và đào tạo (2022), Phạm Hồng Quang (2020)… Luận án tiến hành nghiên cứu tình huống điển hình tại 4 trường đại học khối kinh tế gồm, trường Đại học Kinh tế Luật trực thuộc Đại học quốc gia Hồ Chí Minh, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường Đại học Ngoại thương, trường Đại học Thương mại. Mục đích của nghiên cứu tình huống là phân tích tài liệu và tiến hành qua phỏng vấn sâu đối với một số đối tượng cán bộ, giảng viên cơ hữu, hoặc lãnh đạo nhà trường nhằm có thêm thông tin quan điểm về tự chủ đại học; đánh giá của những đối tượng điều tra về mối quan hệ tương hỗ từ kết quả thực thi chính sách, sự phù hợp của các chính sách hiện hành; hay các biện pháp vận dụng chính sách được cơ sở thực hiện; đến những rào cản ảnh hưởng kết quả thực thi chính sách; các điều kiện và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tự chủ đại học ở Việt Nam trong giai đoạn tới. Bước 3: Xử lý dữ liệu Xử lý dữ liệu và tiến hành phân tích thực trạng chính sách tự chủ đại học đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam theo mục tiêu nghiên cứu đặt ra; từ đó chỉ ra điểm đạt được và điểm hạn chế, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đã nêu. Cụ thể: Đối với dữ liệu thứ cấp: Dựa vào hệ thống những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến chính sách tự chủ đại học được công bố gồm, các báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo; các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học từ năm 2005 đến năm 2022; các
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
110=>2