intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: ViJenlice ViJenlice | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:198

31
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp; Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với khu công nghiệp; Thực trạng quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐỖ MINH TUẤN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2019
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐỖ MINH TUẤN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 62 34 04 10 Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Ngọc Toàn 2. PGS. TS. Đinh Thị Nga HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Đỗ Minh Tuấn
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP ............................... 11 1.1. Các nghiên cứu tiêu biểu về quản lý nhà nước trung ương đối với khu công nghiệp........................................................................ 11 1.2. Các nghiên cứu tiêu biểu về quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với khu công nghiệp .............................................................................. 21 1.3. Những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục giải quyết ......................................................................................... 28 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ...................................... 32 2.1. Tổng quan về khu công nghiệp và quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp ..................................................................................... 32 2.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với khu công nghiệp .............................................................................. 39 2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với các khu công nghiệp và bài học rút ra cho tỉnh Quảng Ninh ................................ 57 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ................................ 69 3.1. Tổng quan về các khu công nghiệp và bộ máy quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ........... 69 3.2. Thực trạng quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .............................................. 77 3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ............................................ 110
  5. Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ................................................................................ 122 4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh ............................. 122 4.2. Định hướng, mục tiêu quản lý nhà nước đối các khu công nghiệp Quảng Ninh giai đoạn 2019 - 2025............................................... 126 4.3. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với các các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ..................... 129 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN........................................................... 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 153
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BQL : Ban quản lý BVMT : Bảo vệ môi trường CCHC : Cải cách hành chính CNH : Công nghiệp hóa DN : Doanh nghiệp ĐTM : Đánh giá tác động môi trường FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GCN : Giấy chứng nhận GPLĐ : Giấy phép lao động GPMB : Giải phóng mặt bằng GPXD : Giấy phép xây dựng HĐH : Hiện đại hóa HĐND : Hội đồng nhân dân HTKT : Hạ tầng kỹ thuật HTXH : Hạ tầng xã hội KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất KKT : Khu kinh tế KTTT : Kinh tế thị trường PPP : Dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư PTBV : Phát triển bền vững QLNN : Quản lý nhà nước TTHC : Thủ tục hành chính UBND : Ủy ban nhân dân
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Các loại hình khu công nghiệp ........................................................... 34 Bảng 2.2: Hệ thống các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp... 49 Bảng 3.1: Quá trình hình thành các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh ............. 71 Bảng 3.2: Thực trạng ủy quyền cho Ban Quản lý Khu kinh tế........................... 75 Bảng 3.3: Tổng hợp thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp giai đoạn 2011 - 2017 87 Bảng 3.4: Kết quả khảo sát tiếp cận thông tin, dịch vụ của doanh nghiệp khu công nghiệp ......................................................................................... 92 Bảng 3.5: Kết quả khảo sát về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ............... 93 Bảng 3.6: Kết quả khảo sát về tính minh bạch của thủ tục hành chính .............. 94 Bảng 3.7: Kết quả khảo sát về cung ứng dịch vụ hành chính công .................... 96 Bảng 3.8: Kết quả khảo sát về giải quyết kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp .......... 97 Bảng 3.10: Kết quả cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại khu công nghiệp giai đoạn 2011 - 2017............................................ 102 Bảng 3.11: Kết quả thực hiện các quy định pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp khu công nghiệp (tính đến 31/12/2017) ..................... 103 Bảng 3.12: Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra tại các khu công nghiệp giai đoạn 2011 - 2017 .............................................................................. 108
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Khung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 8 Hình 3.1: Bộ máy quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh ..73 Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh ............. 74 Hình 3.3: Bản đồ Quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh .................. 78 Hình 3.4: So sánh tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp tại một số địa phương ............. 82 Hình 3.5: Số dự án đầu tư vào khu công nghiệp Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2017 ....... 85 Hình 3.6: Kết quả công tác quản lý đầu tư giai đoạn 2011 - 2017 ....................... 90
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Ngay từ những năm đầu đổi mới ở Việt Nam, Đảng ta đã có chủ trương đúng đắn, thể hiện tầm nhìn chiến lược trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đó là xây dựng và phát triển các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), khu kinh tế (KKT). Chủ trương này lần đầu được thể chế hóa trong Luật Đầu tư nước ngoài, ban hành năm 1987. Từ đó đến nay, các KCN cùng với KCX, KKT đã từng bước được xây dựng và phát triển rộng khắp trên đất nước. Cùng với đó, quản lý nhà nước (QLNN) đối với KCN cũng dần được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đồng hành cùng các KCN, góp phần quan trọng mở ra những ngành kinh tế mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hiện đại, tạo nên những thành tựu to lớn, có sức lan tỏa. Quảng Ninh là tỉnh biên giới có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của Bắc Bộ và cả nước, nằm trong vùng kinh tế động lực phía Bắc của đất nước và khu vực hợp tác phát triển “hai hành lang - một vành đai kinh tế” Việt Nam - Trung Quốc, điểm trung chuyển nối giữa Việt Nam, Trung Quốc và ASEAN. Việc hình thành và phát triển các KCN đã góp phần tạo nên một diện mạo mới về kinh tế, xã hội đối với tỉnh, thúc đẩy kinh tế phát triển toàn diện: tăng trưởng ổn định, tạo thêm nhiều việc làm, đời sống nhân dân được cải thiện... Với mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ, công nghiệp, là trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực, một trong những cực tăng trưởng kinh tế của miền Bắc với hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ…” [20], đưa tỉnh trở thành một địa bàn động lực, năng động của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Quảng Ninh xác định chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, tập trung phát triển các ngành công nghiệp sạch,
  10. 2 công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng… tạo sự đột phá nhằm thu hút đầu tư phát triển. Để thúc đẩy các KCN phát triển ổn định, bền vững, QLNN đối với các KCN nhất thiết phải được coi trọng, hoàn thiện để tạo dựng môi trường đầu tư thân thiện, thiết thực phục vụ DN theo các mục tiêu của “Chính phủ kiến tạo”, đồng thời thúc đẩy các tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động của các KCN trên địa bàn. Quảng Ninh đang là điểm sáng về sự phát triển năng động và đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế, xã hội không thể phủ nhận, trong đó có những đóng góp không nhỏ của các KCN. Tuy nhiên, những đóng góp này vẫn bị hạn chế bởi nhiều nguyên nhân, trong đó QLNN là một nguyên nhân quan trọng. Mô hình quản lý KCN theo kiểu truyền thống đã bộc lộ nhiều hạn chế, không còn phù hợp trước yêu cầu xây dựng “Chính phủ kiến tạo” trong tình hình mới. Nhiều bất cập, hạn chế xuất phát chính từ sự thiếu hiệu quả, nhất quán trong QLNN thể hiện ở chất lượng quy hoạch KCN chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; công tác xúc tiến đầu tư chưa chuyên nghiệp, hiệu quả; công tác phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương còn nhiều bất cập, gây khó khăn trong phân định và xem xét trách nhiệm QLNN... Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 cũng đặt ra yêu cầu phải chú trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao. Cùng với đó, sự xuất hiện của các mô hình KCN sinh thái, KCN theo dạng cluster - cụm liên kết ngành, khu công nghệ sinh học, công viên sáng tạo và yêu cầu xây dựng, nền hành chính phục vụ, “Chính phủ kiến tạo”... đòi hỏi lý luận về QLNN nói chung và QLNN đối với KCN phải thay đổi để phù hợp với tình hình mới theo hướng chủ động thiết kế ra một hệ thống cơ chế chính sách, thể chế tốt để thúc đẩy các KCN phát triển, không dừng lại ở việc bị động đối phó với những diễn biến diễn ra trên thực tế. QLNN đối với KCN cần được hoàn thiện theo hướng kiến thiết, đồng hành, tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư
  11. 3 hiệu quả để phát triển KCN gắn với cải cách hành chính (CCHC), đồng thời siết chặt kỷ cương, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ… thực hiện ý tưởng mới, sáng tạo nhằm tạo ra sự phát triển mang tính đột phá. Những yêu cầu xuất phát từ lý luận và thực tiễn phát triển và quản lý các KCN trong tình hình mới đặt ra yêu cầu cấp bách đối với chính quyền tỉnh Quảng Ninh là phải nâng cao hiệu quả QLNN đối với các KCN trên địa bàn nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội đồng thời đảm bảo cho các KCN trên địa bàn phát triển bền vững (PTBV) và hiệu quả. Đã có nhiều nghiên cứu về các KCN nói chung và QLNN đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Tuy nhiên, đến nay phần lớn các nghiên cứu đã được công bố liên quan đến các KCN của tỉnh Quảng Ninh đều lựa chọn cách tiếp cận theo chuyên ngành kinh tế phát triển. Theo đó, các nghiên cứu thường tập trung đi sâu phân tích thuần tuý về quá trình hình thành và phát triển, mục tiêu, hiệu quả kinh tế, xã hội của các KCN trên địa bàn, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các KCN đến kinh tế, xã hội, môi trường theo quan điểm PTBV. Dưới góc độ quản lý kinh tế, chưa có nghiên cứu đầy đủ nào liên quan đến QLNN của chính quyền tỉnh Quảng Ninh đối với các KCN cũng như đề ra được các giải pháp hữu hiệu và khả thi để hoàn thiện QLNN đối với các KCN, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong tình hình mới. Xuất phát từ đó, NCS lựa chọn Đề tài “Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” làm đối tượng nghiên cứu trong Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế với mong muốn đóng góp thêm kiến thức lý luận và đề xuất các giải pháp thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả QLNN, tạo động lực để tiếp thu khoa học công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
  12. 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất, kiến nghị các giải pháp có tính thực tiễn và khả thi cao nhằm hoàn thiện QLNN cấp tỉnh đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2019 - 2025, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong tình hình mới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khảo sát, tổng thuật tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Luận án, xác định những nội dung đã thống nhất, những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, từ đó làm rõ khoảng trống và cách tiếp cận nghiên cứu của Luận án. - Hệ thống hoá và làm rõ lý luận về KCN, QLNN đối với các KCN, bao gồm: khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá, các nhân tố tác động đến QLNN đối với các KCN trong tình hình mới. - Khảo sát kinh nghiệm QLNN đối với các KCN của một số tỉnh, thành phố trong nước, rút ra bài học kinh nghiệm cho Quảng Ninh. - Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN của chính quyền tỉnh Quảng Ninh đối với các KCN trên địa bàn giai đoạn 2011- 2017, từ đó rút ra những kết quả và hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong QLNN cấp tỉnh đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. - Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện QLNN cấp tỉnh đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thúc đẩy các KCN phát triển bền vững, đúng định hướng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Đề tài Luận án là QLNN của UBND tỉnh Quảng Ninh đối với các KCN trên địa bàn trong khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ được phân cấp cho chính quyền cấp tỉnh, dưới góc độ quản lý kinh tế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Luận án nghiên cứu QLNN của chính quyền tỉnh Quảng Ninh, trực tiếp là Ban Quản lý Khu kinh tế đối với các KCN trên địa bàn.
  13. 5 Luận án không nghiên cứu các hình thức đầu tư tập trung khác của KCN như: KCX, KKT, cụm công nghiệp (CCN), khu công nghệ cao (KCNC)..., đồng thời không đi sâu nghiên cứu các lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của các DN trong KCN. Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng QLNN đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chủ yếu dựa trên số liệu từ năm 2011 đến 2017. Các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với các KCN trên địa bàn được đề xuất cho giai đoạn 2019 - 2025. Về nội dung: Nội dung QLNN đối với các KCN trong Luận án gồm: (1) Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển KCN; (2) Hỗ trợ thành lập, đầu tư, xây dựng KCN; (3) Thực hiện các thủ tục hành chính (TTHC) với các doanh nghiệp KCN; (4) Quản lý việc tuân thủ pháp luật trong các KCN; (5) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong các KCN. Các nội dung QLNN liên quan đến lĩnh vực lập pháp, tư pháp... không nằm trong nội dung nghiên cứu của Luận án. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Quá trình nghiên cứu đề tài tiến hành dựa trên các luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam liên quan đến KCN và QLNN đối với các KCN, kết hợp với các tri thức hiện đại của khoa học quản lý và kinh tế học, có tính đến các điều kiện cụ thể của tỉnh Quảng Ninh. Khung lý thuyết về QLNN sử dụng trong Luận án được xây dựng trên nền tảng khoa học QLNN về kinh tế. 4.2. Cách tiếp cận nghiên cứu Luận án lựa chọn cách tiếp cận kết hợp giữa từ trên xuống và từ dưới lên. Theo đó, Luận án nghiên cứu QLNN từ trên xuống theo hướng phân tích
  14. 6 các nội dung, hoạt động QLNN do các cơ quan quản lý thực hiện và đánh giá dưới góc nhìn của cơ quan quản lý. Đồng thời, Luận án kết hợp đánh giá từ dưới lên dưới góc nhìn của đối tượng bị quản lý là các DN liên quan trong KCN để đánh giá chính xác, khách quan hơn về QLNN đối với KCN. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nội dung nghiên cứu, cụ thể hóa cách tiếp cận nghiên cứu, Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, từ nghiên cứu tại bàn tới nghiên cứu tại hiện trường, phân tích tài liệu kết hợp với điều tra khảo sát và phỏng vấn chuyên gia... Cụ thể như sau: * Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Thu thập các tài liệu liên quan, số liệu thứ cấp qua các kênh gồm: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hàng năm, giai đoạn 2011 - 2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh; Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành (DCCI) của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2017, Báo cáo tổng kết hàng năm, giai đoạn 2011 - 2017 về tình hình hoạt động các KCN của Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh, các công trình khoa học, sách chuyên khảo, bài đăng tạp chí chuyên ngành, bài viết của các chuyên gia nghiên cứu về hoạt động QLNN đối với các KCN trên cả nước và tỉnh Quảng Ninh, các thông tin cập nhật qua internet, phát thanh, truyền hình…Các số liệu thứ cấp được xử lý, phân tích cho phù hợp với mục đích nghiên cứu. * Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường (field study): Trực tiếp nghiên cứu tại hiện trường các KCN tỉnh Quảng Ninh, khảo sát, điều tra, đánh giá thực trạng và các nhân tố tác động hoặc ảnh hưởng đến QLNN của chính quyền tỉnh Quảng Ninh đối với các KCN. * Phương pháp điều tra, khảo sát: Tiến hành 2 điều tra dành cho 2 đối tượng khác nhau dưới hình thức bảng hỏi và 1 đợt khảo sát thực tế, cụ thể: (1) Điều tra bằng bảng hỏi (Phụ lục 1) đối với toàn bộ 85 DN đang hoạt động tại các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, gồm 33 DN nước ngoài (FDI) và 52 DN trong nước về mức độ hài lòng của nhà đầu tư, doanh nghiệp KCN đối
  15. 7 với QLNN của chính quyền tỉnh Quảng Ninh thông qua đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ công, chất lượng đội ngũ, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Quảng Ninh, trực tiếp là Ban Quản lý Khu kinh tế trong các lĩnh vực QLNN đối với các KCN và doanh nghiệp KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. (2) Điều tra bằng bảng hỏi đối với toàn bộ 5 DN kinh doanh KCN (là chủ đầu tư của 6 KCN đang hoạt động), 25 chuyên gia là các nhà hoạch định chính sách, quản lý KCN và 85 nhà quản lý tại các doanh nghiệp KCN (Phụ lục 2) nhằm tìm ra các giải pháp để hoàn thiện QLNN đối với các KCN trên địa bàn. (3) Tiến hành khảo sát thực tế hoạt động QLNN đối với các KCN tại 05 địa phương có KCN đang hoạt động: Hạ Long, Quảng Yên, Móng Cái, Hải Hà, Hoành Bồ, đánh giá thực trạng, tổng hợp các vấn đề bức xúc, các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện QLNN của chính quyền tỉnh Quảng Ninh đối với các KCN trên địa bàn. Các số liệu sơ cấp sử dụng trong Luận án chủ yếu được tiến hành thu thập thông quan việc điều tra xã hội học, giúp Luận án có được thông tin chính xác, mang tính hệ thống, các nhận định xác thực nhằm đưa ra các giải pháp mang tính thực tiễn cao. * Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn 04 nhà quản lý, chuyên gia có kinh nghiệm trong quản lý KCN, gồm: 02 chuyên gia của Ban Quản lý Khu kinh tế; 02 chuyên gia thuộc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh (Phụ lục 3) nhằm thấy được kết quả, tồn tại, hạn chế trong công tác QLNN đối với các KCN trên địa bàn cũng như nguyên nhân của tồn tại, hạn chế giai đoạn 2011 - 2017. Qua đó tổng hợp ý kiến để đưa ra các giải pháp hoàn thiện QLNN nhằm thúc đẩy sự phát triển của các KCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2025. * Phương pháp tổng hợp, khái quát hóa Luận án thực hiện phương pháp tổng hợp, khái quát trên cơ sở các số liệu thu thập, điều tra được từ các công trình nghiên cứu, các tài liệu, tư liệu đã có, kết hợp với phân tích các số liệu thống kê, các báo cáo tổng kết thực tiễn của các bộ, ngành Trung ương, các văn bản liên quan của HĐND, UBND
  16. 8 và các sở, ban, ngành thuộc tỉnh Quảng Ninh kết hợp với tổng kết, khái quát các hoạt động thực tiễn thông qua kinh nghiệm cá nhân của NCS, từ đó phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp hoàn thiện QLNN đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. * Phương pháp xử lý và phân tích thông tin, số liệu Cách thức tiến hành lấy thông tin là sự kết hợp giữa việc tự lấy phiếu, lấy phiếu thông qua cộng tác viên và qua ban quản lý nhằm tiết kiệm thời gian đi lại, giảm thiểu chi phí nhưng vẫn đảm bảo độ tin cậy với nguồn số liệu thu thập được. Sau khi thu thập, các thông tin được tiến hành phân loại, xử lý bởi các phần mềm thống kê như SPSS, STATA…, lựa chọn, sắp xếp thành các bảng số liệu để đưa vào sử dụng trong Luận án. Nghiên cứu lý luận QLNN đối với KCN Phương pháp chuyên gia Khung lý thuyết QLNN đối với KCN Nghiên Nghiên cứucứu kinh Kinh nghiệm nghiệm QLNNQT Phân tích Tiêu chí đánh Khảo sát, về của PTBVcác địa KCN thực trạng phương đối với QLNN đối giá QLNN đối thu thập KCN với KCN số liệu với các KCN trên địa bàn Bài họckinh Bài học kinh tỉnh Đánh giá QLNN đối với các KCN nghiệm nghiệm QTcho rút ra về Quảng Ninh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chính quyền PTBV KCN tỉnh Quảng Ninh Đề xuất giải pháp, kiến nghị Hình 1.1. Khung và phương pháp nghiên cứu
  17. 9 5. Đóng góp mới của luận án Thứ nhất, về tổng thuật tài liệu: Luận án đã tổng thuật, hệ thống hóa các nghiên cứu, quan điểm, các kết quả nghiên cứu liên quan đến QLNN về KCN, xác định khoảng trống nghiên cứu. Đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu có liên quan sau này. Thứ hai, về khái niệm: Luận án bổ sung lý luận, đưa ra các khái niệm về QLNN đối với KCN và QLNN cấp tỉnh đối với các KCN trong tình hình mới, theo hướng “kiến tạo”, “phục vụ”, theo đó trong QLNN, thay vì tập trung kiểm soát mức độ tuân thủ pháp luật của DN, chính quyền thực sự coi DN là trung tâm, sẵn sàng hỗ trợ, đáp ứng yêu cầu chính đáng và tạo những điều kiện thuận lợi để DN phát triển lành mạnh. Thứ ba, về số liệu: Luận án đã điều tra và tạo ra bộ số liệu mới, có thể sử dụng cho các nghiên cứu có liên quan trong thời gian tới. Các kết quả phân tích đạt được trên cơ sở bộ số liệu này là mới, có ý nghĩa bổ sung, đưa ra các phát hiện mới hơn so với các nguồn thông tin đã có. Thứ tư, về các giải pháp: Luận án sử dụng các tiêu chí định lượng để đánh giá QLNN cấp tỉnh đối với các KCN, trong đó có đóng góp mới khi đề xuất xây dựng Bộ tiêu chí đo lường QLNN cấp tỉnh đối với doanh nghiệp KCN một cách tổng thể, đồng bộ dựa trên đánh giá của các doanh nghiệp KCN đối với chính quyền trên 3 góc độ, gồm: (1) chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ; (2) chất lượng quản lý, điều hành của chính quyền cấp tỉnh; (3) chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ theo các chỉ số thành phần, đồng thời đề xuất giải pháp căn cơ giải quyết dứt điểm vấn đề xây dựng nhà ở công nhân KCN, ý tưởng xây dựng cụm công nghiệp (cluster), tập trung các DN liên quan trong một lĩnh vực, có liên kết với nhau tạo thành một hệ sinh thái. 6. Kết cấu của luận án Ngoài các phần: Mở đầu, Danh mục chữ viết tắt, Danh mục bảng, biểu, Danh mục các hình, Danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả liên
  18. 10 quan đến Đề tài luận án, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục… nội dung chính của Luận án được kết cấu thành 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với khu công nghiệp Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Chương 4: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
  19. 11 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. CÁC NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRUNG ƯƠNG ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài liên quan đến quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp Về định hướng, chiến lược phát triển KCN, trước hết, phải kể đến nghiên cứu của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc - UNIDO (2015), “Economic Zone in the Asean”. Cuốn sách đề cập đến 5 mô hình KKT có khả năng tạo đột phá, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các quốc gia, gồm: KCN, KKT đặc biệt, khu công nghệ sinh học, khu công nghệ cao (KCNC) và công viên sáng tạo, trong đó nhấn mạnh vai trò của KCN và KKT đặc biệt với tư cách là công cụ hữu hiệu thúc đẩy chiến lược bắt kịp (catch - up strategy) của các nước kém phát triển. Theo thống kê trong nghiên cứu này, trong số hơn 1.000 KKT tại các quốc gia ASEAN có tới 893 KCN, 84 KKT đặc biệt, 25 khu công nghệ cao (KCNC), chỉ có 2 khu công nghệ sinh học và 1 công viên sáng tạo. Cũng theo nghiên cứu, ở mỗi giai đoạn phát triển, các quốc gia sẽ lựa chọn một mô hình KKT và một chiến lược cạnh tranh thích hợp, trong đó chiến lược “catch-up” thường được các nước có trình độ phát triển thấp ưu tiên lựa chọn nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong khi các quốc gia ở trình độ phát triển cao về kinh tế thường tập trung vào các hoạt động mang tính sáng tạo, có hàm lượng tri thức cao. Nghiên cứu đưa ra ví dụ về 2 mô hình KKT ở Việt Nam và Singapore để minh họa cho kết luận, trong khi Việt Nam chủ yếu dựa vào mô hình KCN để thu hút FDI thì Singapore đã nghiên cứu, thiết kế khu sáng tạo đầu tiên của khu vực. Các gợi ý cho QLNN đưa ra trong nghiên cứu gồm: chuyển đổi các
  20. 12 mô hình KCN thành KCN sinh thái; thúc đẩy chuỗi giá trị thông qua việc thiết lập các mô hình KCN sáng tạo tại các thành phố lớn; thành lập các tổ chức phi lợi nhuận trong khu vực ASEAN nhằm giám sát quá trình hoạt động và phát triển của các KCN, được cho là rất có giá trị đối với các nhà quản lý công. Nghiên cứu giúp tác giả Luận án nhận thức được xu hướng phát triển của các KCN trên thế giới, trong khu vực để đề xuất các giải pháp QLNN nhằm phát triển các KCN Quảng Ninh theo mô hình KCN sinh thái, thân thiện với môi trường; mô hình KCN thông minh, sáng tạo…[74]. “Industrial park development Strategy and mangement Practices” (2013), Ministry of Knowledge and Economy - Knowledge Sharing program là một nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển các KCN của Hàn Quốc thông qua thực tiễn hình thành, thực thi chiến lược và các chính sách phát triển cũng như mô hình tổ chức, quản lý các KCN. Theo đó, ở Hàn Quốc, tổ chức quản lý KCN được thành lập năm 1997 với tên gọi là Công ty Công nghiệp Hàn Quốc (KICC), trên cơ sở sáp nhập 5 tổ chức quản lý vùng, với vai trò tối đa hóa chức năng và công dụng của các KCN nhằm thu hút các DN nước ngoài phù hợp và hỗ trợ các DN trong nước. Tâm điểm của cuốn sách tập trung vào các nội dung: (1) Bối cảnh lịch sử và kinh tế của chiến lược phát triển KCN; (2) Sự hình thành, chức năng, nhiệm vụ và vai trò của KICC trong quản lý các KCN; (3) Một số gợi ý chính sách cho các quốc gia trên cơ sở kinh nghiệm của Hàn Quốc. Theo nghiên cứu, KCN đầu tiên của Hàn Quốc được thành lập vào đầu những năm 1960, sau đó số lượng các KCN tăng nhanh trên phạm vi cả nước, lên tới trên 900 KCN tính đến cuối 2010. Với chiến lược chủ đạo trong phát triển kinh tế là hướng ra xuất khẩu, các KCN đã góp phần quan trọng tạo nên sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ cho Hàn Quốc trong 1 thời gian dài. Tuy nhiên, với thách thức mà các KCN đang phải đối mặt, cuốn sách nhận định, việc định hướng và hoạch định chính sách phát triển cho các KCN là khâu quan trong, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của các KCN.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1