Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trong trường đại học kinh tế công lập ở Việt Nam
lượt xem 9
download
Luận án trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nước nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trong trường đại học kinh tế công lập ở Việt Nam; Thực trạng quản lý Nhà nước nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trong trường đại học kinh tế công lập ở Việt Nam; Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trong trường đại học kinh tế công lập ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trong trường đại học kinh tế công lập ở Việt Nam
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ MAI LIÊN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2019
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ MAI LIÊN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 62 34 04 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VÕ VĂN ĐỨC HÀ NỘI - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Phạm Thị Mai Liên
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................... 5 1.1. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài ............. 5 1.2. Những kết quả chủ yếu của công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ................ 18 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM ........................... 22 2.1. Những vấn đề chung giáo dục đại học và phát triển đội ngũ giảng viên cho giáo dục đại học ......................................................................... 22 2.2. Quản lý Nhà nước nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trong trường đại học kinh tế công lập ở Việt Nam ............................................ 37 2.3. Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý Nhà nước nhằm phát triển đội ngũ giảng viên ở một số nước trên thế giới ............................................ 64 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM ......................................................................... 78 3.1. Khái quát quá trình phát triển và đổi mới quản lý Nhà nước về giáo dục đại học ....................................................................................... 78 3.2. Hiện trạng đội ngũ giảng viên đại học kinh tế công lập trong những năm qua ......................................................................................... 80 3.3. Phân tích thực trạng quản lý Nhà nước và phát triển đội ngũ giảng viên trong trường đại học kinh tế công lập từ năm 2014 đến nay ........... 90 3.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý Nhà nước nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học kinh tế công lập ..................................... 125 Chƣơng 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM ........... 135 4.1. Phương hướng đổi mới quản lý Nhà nước nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trong trường đại học kinh tế công lập ở Việt Nam ................ 135 4.2. Một số giải pháp chủ yếu quản lý Nhà nước nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học kinh tế công lập ở Việt Nam ............. 144 4.3. Các điều kiện thực hiện quản lý Nhà nước và kiến nghị ........................ 159 KẾT LUẬN..................................................................................................... 164 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................ 159 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 167 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CLC : Chất lượng cao ĐH : Đại học ĐHCL : Đại học công lập ĐNGV : Đội ngũ giảng viên ĐTBD : Đào tạo bồi dưỡng GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GDĐH : Giáo dục đại học GS : Giáo sư GV : Giảng viên GVĐH : Giảng viên đại học KH-CN : Khoa học công nghệ NCKH : Nghiên cứu khoa học NNL : Nguồn nhân lực NSNN : Ngân sách nhà nước PGS : Phó giáo sư QLNN : Quản lý nhà nước SV : Sinh viên
- 1 MỞ ĐẦU Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ cần phải đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt, bởi: "Lực lượng sản xuất đặc biệt" đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học, nhân tố quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. Trong thời gian qua, để đổi mới toàn diện giáo dục đại học Việt Nam với mục tiêu tạo được sự chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân,nhiều quan điểm chủ trương đường lối Đảng và Chính phủ đã đưa ra các giải pháp đổi mới, tạo tiền đề cho các trường đại học đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học. Một trong những nội dung quan trọng trong đổi mới giáo dục đại học là tăng quyền tự chủ của Nhà trường trong các lãnh vực: nhân lực, tài chính, đào tạo, nghiên cứu và hợp tác quốc tế, và đây chính là tiền đề quan trọng để các trường đại học xây dựng và phát triển theo xu hướng hội nhập và từng bước đạt chuẩn quốc tế. Hơn ba mươi năm thực hiện đường lối đổi mới, giáo dục đại học nước ta đã góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng về quy mô và sự đa dạng hoá của hệ thống giáo dục đại học đặt ra nhiều thách thức mới, đặc biệt trong đó quản lý Nhà nước đối với nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ giảng viên đại học kinh tế nói riêng đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong quá trình hội nhập phát triển kinh tế thị trường. Ở nước ta xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao luôn được coi là một trong ba khâu đột phá trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
- 2 đại hoá và từng bước tiếp cận tới nền kinh tế tri thức. Trong đó, không thể thiếu được nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học, bởi vì chính họ là người đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực cao cho toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Thời gian qua, cùng với quá trình phát triển, nhân lực đại học, chất lượng đội ngũ giảng viên đại học trong các trường đại học đã được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới và phát triển đào tạo, có nhiều nguyên nhân dẫn đến yếu kém, nhưng trong đó có một nguyên nhân hết sức cơ bản đó là khâu quản lý. Quản lý và phát triển NNL là đề tài đã được nghiên cứu. Tuy nhiên, trong lĩnh vực giáo dục ĐH tại các trường Công lập thì chưa nhiều, nhất là trong giai đoạn hiện nay, vì thế Nghiên cứu sinh chọn chuyên đề: "Quản lý nhà nước nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trong trường đại học kinh tế công lập ở Việt Nam" làm luận án Tiến sĩ Kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án - Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý Nhà nước nhằm phát triển đội ngũ giảng viên ĐHKT công lập, phân tích thực trạng, đề xuất các giải pháp quản lý Nhà nước nhằm phát triển đội ngũ giảng viên. - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu và hệ thống hoá về quản lý Nhà nước nhằm phát triển đội ngũ giảng viên và giảng viên đại học kinh tế các trường công lập. + Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với sự phát triển đội ngũ giảng viên kinh tế các trường ĐH công lập Việt Nam, rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân. + Đề xuất giải pháp quản lý Nhà nước nhằm phát triển đội ngũ giảng viên ĐHKT trong thời gian tới.
- 3 3. Phạm vi nghiên cứu - Trong những năm đổi mới, do nhu cầu của thị trường lao động nên số lượng người học tăng cao. Chính vì vậy, không chỉ các trường ĐH chuyên về đào tạo cử nhân kinh tế tăng nhanh mà còn các trường ĐH khác hầu như đều có Khoa Kinh tế chuyên ngành về lĩnh vực kỹ thuật hay môi trường v.v… Do quy mô của ĐNGV rất lớn, luận án chỉ nghiên cứu các trường chuyên ĐHKT và đội ngũ giảng viên cơ hữu tập trung chủ yếu một số trường đại học kinh tế công lập trọng điểm đại diện cho ba miền. - Thời gian khảo sát: Chủ yếu nghiên cứu thực trạng từ 2014 - 2018; đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận Chuyên đề sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung chuyên đề. Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, các quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước với quản lý nhà nước nhằm phát triển ĐNGV. Phương pháp cụ thể Phương pháp nghiên cứu được chuyên đề áp dụng là: phương pháp tổng hợp phân tích; phương pháp thống kê, kế thừa có chọn lọc các kết quả của các nghiên cứu đi trước có liên quan đến chuyên đề để làm sáng tỏ một số nội dung đã được đặt ra trong nghiên cứu của chuyên đề. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án đã hệ thống hoá và bổ sung phát triển được cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học kinh tế công lập. - Phân tích và đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên và quản lý đội ngũ giảng viên trong các trường đại học kinh tế công lập theo các nội dung của cơ sở lý thuyết.
- 4 - Đề xuất các giải pháp quản lý Nhà nước nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học kinh tế công lập. - Là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý Nhà nước, quản lý các trường đại học kinh tế công lập và các giảng viên. 6. Đóng góp mới của luận án 6.1. Hệ thống hoá lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên đại học kinh tế công lập theo góc độ quản lý Nhà nước 6.2. Phân tích đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên đại học kinh tế công lập và quản lý phát triển đội ngũ giảng viên đại học kinh tế công lập, rút ra thành công, hạn chế của quản lý đội ngũ giảng viên. 6.3. Đề xuất xây dựng quản lý phát triển đội ngũ giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp, năng lực, số lượng, quy mô, cơ cấu… 6.4. Đề xuất các giải pháp và điều kiện để thực hiện giải pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ giảng viên. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương 12 tiết. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nước nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trong trường đại học kinh tế công lập ở Việt Nam Chương 3: Thực trạng quản lý Nhà nước nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trong trường đại học kinh tế công lập ở Việt Nam Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trong trường đại học kinh tế công lập ở Việt Nam
- 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Các nghiên cứu liên quan về phát triển đội ngũ giảng viên Các công trình nghiên cứu nước ngoài tiếp cận quản lý Nhà nước đối với NNL giáo dục ĐH theo hai hướng rõ ràng: học thuật và tác nghiệp. Các nghiên cứu theo hướng học thuật chủ yếu nghiên cứu về quản lý nguồn Nhà nước phát triển NNL đối với giáo dục nói chung, ĐH nói riêng; các nghiên cứu theo hướng tác nghiệp thường nghiên cứu về quản lý NNL đối với một đơn vị giáo dục cụ thể. Nghiên cứu liên quan đến phát triển ĐNGV đóng vai trò là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục Robert J.Marano là tác giả cuốn sách "What works in schools" (cái gì hiệu quả trong các trường ĐH), vai trò của GV trong nhà trường, là yếu tố ảnh hưởng đến thành tích học tập của người học, cung cấp các bước hành động cụ thể và khả thi thực hiện các chiến lược nâng cao chất lượng của người học và hiệu quả giáo dục công [116]. Peter A.Hall và Alisa, nhà quản lý giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng năng lực của GV và ông khẳng định năng lực GV là sức mạnh quan trọng nhất, và được xem như là chìa khoá của chất lượng và sự thành công trong giáo dục [114]. Nghiên cứu liên quan đến chất lượng giáo dục ĐH là một vấn đề được nhiều học giả nước ngoài quan tâm từ khá sớm. Các nghiên cứu về chất lượng giáo dục đi theo logic từ bản chất của khái niệm chất lượng, chất lượng giáo dục đến chất lượng giáo dục ĐH. Thực tế, các nghiên cứu về chất lượng giáo dục ĐH đưa ra những quan niệm khác nhau về chất lượng với nhiều góc độ tiếp cận.
- 6 "Holley is the author of "A Teacher Quality Primer," a 2008 book on market-based reforms to improve teacher quality" ("Sách giáo khoa chất lượng GV") [107] một cuốn sách về cải cách dựa trên thị trường năm 2008 nhằm nâng cao chất lượng giáo viên. Holley cũng đã tiến hành nghiên cứu về chất lượng GV, hợp nhất trường học, công nghệ giáo dục và tài chính của trường như là một cộng sự nghiên cứu cao cấp tại Văn phòng Chính sách Giáo dục, và viện nghiên cứu chính sách giáo dục ngoài nhà nước đặt tại ĐH Arkansas. Ông đưa ra những vấn đề thực tiễn mới về chính sách công ở Mỹ. Rất nhiều tác giả cũng đã xuất bản cùng tên sách và những cuốn sách như vậy luôn là những sách bán chạy và được tái bản nhiều lần. Lý do chính khiến những công trình nghiên cứu về chính sách công ở nước ngoài luôn thu hút đông đảo độc giả là lượng SV theo học kinh tế học hoặc tài chính, quản lý nhà nước… rất quan tâm đến môn học này. Chính vì thế những công trình nghiên cứu về chính sách công ngoài nước, đặc biệt ở Mỹ, Anh, mang tính học thuật cao (kể cả sách được xuất bản hay các bài viết báo, tạp chí). Trong các nghiên cứu đó, khi đưa vấn đề thực tiễn vào phân tích các tác giả cũng đưa vấn đề giáo dục công lập và chính sách phát triển cho giáo dục công lập. Tuy nhiên, việc phân tích như vậy chỉ mang tính minh hoạ cho lý thuyết về chính sách công. Brubacher trong nghiên cứu On the philosophy of higher education, San Francisco Jossey-Bass (về triết lý của giáo dục ĐH) [104] đã khẳng định: "Chất lượng giáo dục ĐH được thể hiện ở việc đạt được những trách nhiệm xã hội mà giáo dục ĐH phải gánh vác. ĐH với ý nghĩa là trung tâm tri thức, trung tâm chuyển giao tri thức thì chất lượng giáo dục ĐH chính là kết quả sáng tạo tri thức, chuyển giao tri thức, xây dựng và phát triển NNL của quốc gia. Chất lượng giáo dục ĐH được hợp thành từ chất lượng của các trường ĐH. Không thể có một nền giáo dục có chất lượng nếu chất lượng của đa số trường ĐH ở mức thấp kém, không hoàn thành được sứ mệnh mà xã hội giao
- 7 phó cho nó". Ở một góc độ toàn diện và hệ thống, các tác giả Harvey và Green đã hệ thống hoá các quan niệm về chất lượng giáo dục ĐH. Theo các tác giả, trên thế giới có sáu quan niệm về chất lượng giáo dục ĐH: chất lượng là sự vượt trội; chất lượng là sự hoàn hảo nhất quán; chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu; chất lượng được đánh giá bằng chi phí tài chính; chất lượng được phản ánh ở giá trị chuyển đổi, tạo ra giá trị gia tăng. Giá trị gia tăng là một thước đo về chất lượng về việc trải nghiệm giáo dục thúc đẩy phát triển kiến thức, năng lực và kỹ năng của SV đến mức độ nào. Tuy nhiên, bản thân quan niệm chất lượng là sự vượt trội hay sự hoàn hảo nhất quán mang ý nghĩa lý thuyết hơn là tính ứng dụng vì thiếu hệ thống đo lường. Việc đánh giá chất lượng giáo dục ĐH phù hợp với mục tiêu cần phải làm rõ mục tiêu của người học, nhà trường, xã hội hay tất cả các chủ thể. Chi phí tài chính có thể là một thước đo nhưng việc so sánh hiệu quả tài chính với chất lượng giáo dục ĐH không phải là một vấn đề đơn giản. Chất lượng tạo ra giá trị gia tăng nhưng cơ sở nào để đánh giá giá trị gia tăng đó đem đến những giá trị thực tiễn cho người học, nhà nước và cộng đồng xã hội cũng là một vấn đề cần tiếp tục được làm rõ. Báo cáo nghiên cứu cũng đề cập đến cải cách giáo dục quốc gia Nhật Bản [62] với các nội dung: Chẩn đoán của Hội đồng cải cách giáo dục với các vấn đề giáo dục, kiến nghị và kết luận của Hội đồng. Hội đồng cải cách giáo dục khẳng định một trong tám nhiệm vụ chủ yếu của cải cách giáo dục là "Nâng cao chất lượng nguồn GV". Kết thúc báo cáo nghiên cứu, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Mỹ W.J. Bennett đã liên hệ "Gợi mở cho giáo dục Mỹ", với đề xuất 12 nguyên tắc, trong đó có 2 nguyên tắc: + Môi trường nhà trường và lớp học phải phản ảnh mục đích cần đạt được. + Một trường học tốt cần có GV hợp thức, có tinh thần hiến thân. Nếu một xã hội có thể trả cho GV thù lao hợp lý, trong xã hội GV được kính trọng, môi trường dạy học trật tự nghiêm chỉnh, quan hệ và trách nhiệm bình đẳng
- 8 và có cơ hội để họ bổ túc nghiệp vụ, thì xã hội đó không những có thể thu hút mà còn có thể giữ chân được rất nhiều GV có năng lực. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy không phải chỉ thông qua Học viện giáo dục để đào tạo nguồn GV, có nhiều cách thức khác nhau để họ nắm tri thức cho chuyên ngành của mình và có năng lực truyền thụ tri thức cho học sinh. Trong nhà trường ở Nhật Bản, mỗi lớp khi mở chương trình đều có trên 5 người xin làm GV điều đó thể hiện cần có hệ thống chính sách tạo động lực thu hút giáo viên cho nhà trường. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đào tạo NNL khoa học-kỹ thuật ở các nước phát triển thể hiện quan điểm: + Chất lượng NNL là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế; ĐNGV là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo NNL của mỗi quốc gia. PGS.TS. Trần Khánh Đức (2010) [42], Giáo dục và phát triển NNL trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Những nội dung trình bày trong cuốn sách phản ánh những kết quả nghiên cứu, giảng dạy trong nhiều năm của PGS.TS.Trần Khánh Đức trong phạm vi một số vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục, quản lý giáo dục và phát triển NNL. Cuốn sách được trình bày với các nội dung ở các chương có liên hệ chặt chẽ với nhau đề cập những vấn đề rất rộng lớn, phức tạp và luôn phát triển cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ và đời sống xã hội hiện đại. Những vấn đề về khoa học giáo dục và phát triển NNL được quan tâm, đầu tư nghiên cứu sâu sắc trên mọi bình diện theo hướng tiếp cận hệ thống, phức hợp, liên ngành và xuyên ngành. Đặc biệt, trong chương 9 của cuốn sách trình bày về nội dung: NNL và quản lý phát triển NNL đã đề cập khá sát với nội dung đề tài luận án đang nghiên cứu. PGS. TS. Vũ Văn Phúc, TS. Nguyễn Duy Hùng (đồng chủ biên) (2012) [78], Phát triển NNL đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách gồm tập hợp
- 9 các bài tham luận tại Hội thảo Phát triển NNL đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế do Tạp chí Cộng sản và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật đồng tổ chức vào ngày 24-8-2012. Cuốn sách được chia thành 3 phần. Phần 1, nhóm tác giả đề cập những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về phát triển NNL; và những vấn đề lý luận chung như: cách tiếp cận nghiên cứu NNL, từ lý luận đến thực tiễn phát triển NNL… Phần 2 của cuốn sách tập trung giới thiệu những kinh nghiệm phát triển NNL của một số ngành trong nước (như dầu khí, ngân hàng…) và của một số nước, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong phần 3, cuốn sách tập trung phân tích thực trạng, những bất cập, thách thức và đề xuất các giải pháp… của phát triển NNL nói chung của nước ta hiện nay, NNL chất lượng cao nói riêng trong các doanh nghiệp nhà nước; vấn đề đào tạo theo nhu cầu của các doanh nghiệp; phát triển NNL đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá quan hệ lao động; chất lượng giáo dục ĐH; đổi mới cơ chế tài chính và chuyên môn cho việc dạy và học ở bậc ĐH; đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn; phát triển NNL trong một số ngành như du lịch, đối ngoại, tài chính - ngân hàng,… Cuốn sách Khai thác và phát triển tài nguyên nhân lực Việt Nam (2012), Nxb Chính trị Quốc gia của PGS. TS. Nguyễn Văn Phúc, ThS. Mai Thị Thu (Đồng chủ biên), Hà Nội [79]. Cuốn sách khẳng định, trên thực tế, tài nguyên nhân lực Việt Nam đã hình thành được những lợi thế nhất định, đã được khai thác và sử dụng và phát huy được vai trò tích cực của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, tài nguyên nhân lực nói chung và lực lượng lao động Việt Nam nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập.. Đóng góp mới của cuốn sách là ở chỗ: Bao trùm tất cả những giải pháp, chính sách cụ thể về khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên nhân lực trong giai đoạn tới là nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, nội dung và cách tiếp cận đối với khai thác, phát triển tài nguyên
- 10 nhân lực quốc gia, điều quan trọng là những nhận thức này phải chuyển hoá thành các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch được cân nhắc kỹ lưỡng và toàn diện, có tính toán tới nhu cầu, các giải pháp và điều kiện cụ thể cũng như khả năng bảo đảm của nền kinh tế cũng như của toàn xã hội. Đề tài khoa học cấp Bộ: Đặc điểm của con người Việt Nam với việc đào tạo NNL chất lượng cao ở nước ta hiện nay (2013) [4] do Nguyễn Duy Bắc làm Chủ nhiệm tại Học viện Chính trị - Hành Chính quốc gia. Đề tài đã phân tích những đặc điểm cơ bản của con người Việt Nam, những ưu điểm và nhược điểm từ đặc điểm đó; đưa ra và luận giải một số vấn đề phát triển đào tạo NNL chất lượng cao ở nước ta hiện nay từ thực tiễn đặc điểm của con người Việt Nam và yêu cầu của thời kỳ mới. Lê Thị Ái Lâm (2012) [66], Phát triển NNL thông qua giáo dục và đào tạo ở 1 số nước Đông Á, kinh nghiệm đối với Việt Nam, luận án tiến sĩ Viện Kinh tế thế giới. Luận án Phân định rõ khái niệm phát triển NNL và mối quan hệ của nó với công nghiệp hoá, khái quát hoá các lý thuyết và thực tiễn phát triển NNL thông qua giáo dục đào tạo, từ đó làm sáng tỏ vai trò của phát triển NNL nói chung và giáo dục đào tạo như yếu tố nền tảng của phát triển NNL nói riêng đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá cũng như phát triển kinh tế-xã hội, làm sáng tỏ quá trình phát triển NNL từ góc độ quá trình giáo dục đào tạo ở Đông Á trong quá trình công nghiệp hoá, coi đó như một hình thức điều chỉnh phát triển NNL thông qua giáo dục đào tạo theo quá trình công nghiệp hoá, rút ra bài học tham khảo từ kinh nghiệm phát triển NNL thông qua giáo dục đào tạo ở Đông Á cho Việt Nam. Lê Thị Hồng Điệp (2010) [40], Phát triển NNL chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị, ĐH Kinh tế - ĐH quốc gia Hà Nội. Luận án đã góp phần làm phong phú thêm những lý luận mới về phát triển NNL chất lượng cao, từ đó hình thành nền kinh tế tri thức. Luận án cũng đã đánh giá tương đối toàn diện thực trạng phát
- 11 triển NNL chất lượng cao và đề xuất được một số giải pháp phát triển NNL chất lượng cao, trong đó có giải pháp về quản lý nhân lực, để hình thành nền kinh tế tri thức tại Việt Nam. Chu Văn Cấp (2012) [18] trong bài viết "Phát triển NNL chất lượng cao góp phần phát triển bền vững Việt Nam", Tạp chí Cộng sản, số 9 (839), đã phân tích những nội dung cơ bản về lý luận và thực tiễn của việc phát triển NNL chất lượng cao - là yếu tố góp phần quan trọng trong phát triển bền vững của Việt Nam trong thời kỳ mới; đồng thời kiến nghị các giải pháp cho vấn đề này. Vũ Thị Phương Mai (2013) [71], NNL chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay, luận án tiến sĩ triết học Học viện chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luận án góp phần làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa NNL CLC với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam, góp phần làm rõ thực trạng NNL chất lượng cao, và một số vấn đề đặt ra với NNL này ở Việt Nam, đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển NNL chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay. Nguyễn Thị Thanh Hà (2014) [50], Đội ngũ trí thức giáo dục ĐH Việt Nam trong đào tạo NNL chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tác giả luận án đã trình bày lý luận chung về trí thức giáo dục ĐH và NNL chất lượng cao ở Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời phân tích thực trạng vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục ĐH Việt Nam trong đào tạo NNL chất lượng cao qua kết quả khảo sát, điều tra tại hai trung tâm giáo dục ĐH lớn nhất Việt Nam là ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số quan điểm cơ bản và các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục ĐH Việt Nam trong đào tạo NNL chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- 12 Luận án tiến sĩ Triết học Giáo dục - đào tạo với việc phát triển NNL chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay [69] của Lương Công Lý (2014), thực hiện tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luận án đã lý giải rõ hơn vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển NNL chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, từ những thành tựu, hạn chế và một số vấn đề đặt ra trong thực trạng, luận án đề xuất một số phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển NNL chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Nguyễn Văn Lượng (2014) [68], Phát triển ĐNGV học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục đã hệ thống và làm sáng tỏ một số luận điểm về phát triển ĐNGV Học viên chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế tiếp cận phối hợp lý thuyết quản lý phát triển NNL và tiếp cận khung năng lực GV. Đồng thời, đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ năng phát triển nghề nghiệp và phát triển bản thân của ĐNGV. Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển ĐNGV, trong đó xây dựng khung năng lực GV HVCT HCM là đóng góp có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn. Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy: Một hệ thống đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực có chất lượng của thị trường lao động cần phải dựa trên hệ thống chính sách phát triển ĐNGV hiệu quả. Đó là kinh nghiệm quý báu và thực tiễn để Việt Nam nghiên cứu vận dụng. Nhìn chung, các nghiên cứu nước ngoài đã cung cấp một khung khổ lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn khá phong phú của chính phủ đối với sự phát triển NNL cho các trường ĐH trên thế giới. Tuy nhiên, đây là những mô hình của các nền kinh tế phát triển, lại được áp dụng ở những trường ĐH không giống với các trường ĐH của Việt Nam, vì vậy luận án sẽ đánh giá khả năng phù hợp của các mô hình này để kế thừa, tham khảo có chọn lọc với hoàn cảnh của Việt Nam.
- 13 1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến quản lý phát triển đội ngũ giảng viên Báo cáo nghiên cứu tài chính Việt Nam của Phòng dự án NNL, Ngân hàng thế giới (WB) đã nêu kinh nghiệm của những nước tăng trưởng cao Châu Á (HPAE) là: "Việc tạo ra và duy trì một NNL mạnh mẽ là yếu tố chủ chốt giải thích cho sự tăng trưởng kinh tế". Hội nghị quốc tế của 150 nước về giáo dục nghề nghiệp trước thềm thế kỷ 21 tại Seoul, Hàn Quốc năm 1999 đã khuyến nghị: "Học suốt đời là một cuộc hành trình với nhiều hướng đi, trong đó giáo dục nghề nghiệp là hướng đi chủ yếu". Các định hướng đổi mới phát triển nhân lực, phát triển đào tạo nghề luôn được gắn liền với nội dung phát triển ĐNGV. Milton Friedman (1955), In his 1955 paper "The Role of Government in Education" (Vai trò của chính phủ trong giáo dục) [111], ông đã đưa ra một số nguyên tắc về vai trò của Nhà nước cấp kinh phí hỗ trợ đào tạo NNL giáo dục và người học, nhà trường. Phần còn lại thì để cho nhà trường được tự chủ, hoạt động theo những quy luật của thị trường, Nhà nước không cần can thiệp. Sự can thiệp của Nhà nước chỉ cần thiết trong một số trường hợp đặc biệt mà thôi. A.Dam.Smith (1776) [101] với công trình" The wealth of nation" (Sự giàu có của Đất Nước) tác giả đã nghiên cứu toàn diện về những phạm trù kinh tế cơ bản dưới chủ nghĩa tư bản. Theo tác giả, con người được giáo dục, đào tạo là nguyên nhân căn bản làm tăng sự giàu có của quốc gia. N.M.Habib với công trình" the role of developing countries governments in human resources development (HRD) programs: The Egyptian experience" (2012) [113] (Vai trò của chính phủ của các quốc gia đang phát triển trong những chương trình phát triển NNL.Kinh nghiệm của Ai Cập). Mike Johnson, Kiến Văn Doanh, dịch (2007) [112], Bảy cách thu hút nhân tài, Nxb, Lao động và Xã hội. Công trình đã khẳng định NNL chất lượng cao là yếu tố quan trọng, quyết định thành công của doanh nghiệp và
- 14 đưa ra bảy cách để giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài: hiểu đối thủ; đối mặt trực tiếp với sự kinh hãi; lạc lối của nhân viên; hay thu hút nhân tài từ cái nhìn đầu tiên; luôn giữ chặt phòng tuyến nhân tài; tạo và giữ bản sắc riêng phát triển thù lao và trao đối với nhân viên; chuẩn bị cho cuộc chiến nhân tài. Jang Ho Kim (2005) [108], Sách dịch từ Hàn Quốc. Sách khung mẫu mới về phát triển NNL các sáng kiến của chính phủ để phát triển kinh tế, hội nhập xã hội tại Hàn Quốc, Nxb KRIVET, Seoul, 135949, Hàn Quốc. Tác giả đã đưa ra định hướng phát triển các vấn đề giáo dục và đạo tạo nghề, kết hợp đào tạo với nghiên cứu phát triển và xây dựng xã hội học tập ở Hàn Quốc, nhằm góp phần phát triển NNL chất lượng cao cho đất nước. Bikas C.Sanyal, the subject of this book "innovations in university management". (Bikas C.Sanyal là tác giả của cuốn sách "Đổi mới quản lý trường ĐH") [103]. Những bài học về xây dựng chính sách phát triển giáo dục ĐH trên thế giới trong những năm qua, xác định rõ Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc phát triển giáo dục ĐH và tập trung vào chất lượng phát triển NNL chất lượng và hiệu quả. Các công trình nêu trên nhìn chung đều có tính ứng dụng và tác nghiệp. Tương tự như các tiếp cận trên nhưng nghiên cứu quản lý NNL tại một đơn vị cụ thể đều mang tính tác nghiệp cao. Đối với các nước phát triển, các nghiên cứu này chủ yếu xuất hiện các tổ chức với các bản kế hoạch phát triển NNL. John Fielden, Global Trends in University Governance (Toàn cầu hoá trong quản trị ĐH) [109 đã hệ thống và khái quát xu hướng toàn cầu trong quản trị ĐH về thể chế hoá địa vị pháp lý các trường ĐH công như một thực thể độc lập tự chủ, giảm bớt sự kiểm soát nhà nước, trao quyền tự chủ cho các trường, tăng cường các biện pháp đảm bảo trách nhiệm xã hội, tăng cường quản lý cấp trường thông qua xây dựng hội đồng trường. Trịnh Ngọc Thạch (2008) [91], Hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo NNL chất lượng cao trong các trường ĐH Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Quản lý
- 15 giáo dục. Tác giả đã tiến hành khảo sát, phân tích mô hình quản lý đào tạo NNL chất lượng cao ở một số trường ĐH trọng điểm của Việt Nam, trong đó nghiên cứu khá kỹ về mô hình ở ĐH quốc gia Hà Nội, từ đó mô tả những nét đặc trưng của mô hình quản lý đào tạo NNL chất lượng cao trong các trường ĐH ở nước ta, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và khả năng áp dụng; đề xuất một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo NNL chất lượng cao trong các trường ĐH Việt Nam. Phan Huy Hùng (2011) [59], Quản lý Nhà nước theo hướng đảm bảo sự tự chủ tự chịu trách nhiệm của các trường ĐH ở Việt Nam, luận án tiến sĩ Học viện Hành chính, Hà Nội. Luận án đánh giá thực trạng quyền tự chủ, TCTN và quản lý Nhà nước về giáo dục ĐH, đề xuất hệ thống giải pháp có tính toàn diện về đổi mới nhận thức, vai trò, nội dung và phương thức QLNN, có thể vận dụng để thiết lập môi trường thuận tiện, bình đẳng, khuyến khích tự chủ và trách nhiệm của các trường ĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cẩm Thị Thanh Hương (2011) [61], Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục ĐH ở Việt Nam, luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, ĐH giáo dục- ĐH Quốc gia Hà Nội, luận án góp phần làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về kiểm tra đánh giá kết quả học tập và vận dụng khoa học quản lý vào KTĐG kết quả học tập trong GDĐH; Đánh giá thực trạng quản lý KTĐG kết quả học tập trong GDĐH và chỉ ra những yêu cầu phát triển của xã hội, của GDĐH đối với quản lý KTĐG kết quả học tập, đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động KTĐG kết quả học tập ở bậc ĐH có tính khả thi và phù hợp với thực tiễn GDĐH Việt Nam đầu thế kỷ XXI. Trần Hoà Bình (2013) [5], Quản lý Nhà nước đối với giáo dục không chính quy trong phát triển NNL đất nước, luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Hành Chính, Hà Nội. Luận án chỉ ra phân tích một số định hướng chủ yếu vừa
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 31 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 21 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 22 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 69 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành Điện công nghiệp ở các trường cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương các tỉnh miền Bắc theo tiếp cận năng lực
299 p | 19 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương
310 p | 19 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 12 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 12 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn tại vùng Đồng bằng sông Hồng
215 p | 7 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Áp dụng bộ tiêu chuẩn UPM nhằm đánh giá mức độ thích ứng với đổi mới sáng tạo của các trường đại học tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
226 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam
189 p | 9 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 11 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam
353 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn