1<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Biển, đảo là một phần lãnh thổ thiêng liêng, có vị trí chiến lược, có vai trò<br />
quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng và Nhà nước ta<br />
đặc biệt quan tâm đến bảo vệ, quản lý để phát triển kinh tế biển, đảo. Đảng<br />
Cộng sản Việt Nam đã chủ trương đưa Việt Nam thành “Quốc gia mạnh về<br />
biển, giàu lên từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển gắn với cơ cấu<br />
phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với<br />
tầm nhìn dài hạn”. Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (khóa XII) vừa qua cũng đặc<br />
biệt nhấn mạnh vai trò của kinh tế biển và đã ra nghị quyết chuyên ngành về<br />
kinh tế biển và phát triển kinh tế biển một cách bền vững.<br />
Trong bối cảnh mới của tình hình các nước trong khu vực, kinh tế biển<br />
chịu nhiều tác động của yếu tố bên ngoài, sự ảnh hưởng của các nước liên quan<br />
đến biển. Muốn kinh tế biển phát triển, quản lý nhà nước (QLNN) phải được<br />
coi là yếu tố quan trọng hàng đầu, đi tiên phong để hỗ trợ, thúc đẩy các yếu tố<br />
khác cùng tham gia phát triển kinh tế biển. Chính vì vậy, nhiệm vụ QLNN về<br />
kinh tế biển là một nhiệm vụ mang tính chiến lược trong phát triển kinh tế biển<br />
nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.<br />
Quản lý nhà nước về kinh tế biển là yếu tố không thể thiếu ở cấp quốc gia<br />
và ở các địa phương, đặc biệt là các địa phương ven biển. Thanh Hoá có vùng<br />
ven biển rộng lớn với diện tích 110.655 ha, chiếm 9,95% diện tích toàn tỉnh với<br />
các bãi tắm nổi tiếng như: Hải Tiến- Hoằng Hoá; Hải Hoà- Tĩnh Gia, đặc biệt<br />
có khu nghỉ mát Sầm Sơn là nơi thu hút rất nhiều du khách thường xuyên lui<br />
tới. Cảng Nghi Sơn là một trong các hải cảng nước sâu quan trọng của tỉnh và<br />
của cả nước, là một cảng có nhiều lợi thế, là cửa ngõ để đón tàu thuyền lớn<br />
trong nước cũng như quốc tế. Đặc biệt khu KKT Nghi Sơn được đầu tư và hoạt<br />
động với đủ quy mô quy hoạch. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận tiện cho<br />
các đoàn thuyền đánh cá của nhân dân các huyện, thị xã ra vào. Thanh Hóa còn<br />
có vùng lãnh hải rộng 17.000 km2 với nhiều khu vực có cá, tôm và các loại hải<br />
sản quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao, cung cấp nguồn hải sản phát triển ngành<br />
khai thác.<br />
Trong những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng cơ chế và<br />
phương thức quản lý nhà nước nhằm khuyến khích phát triển kinh tế biển. Đặc<br />
biệt, nội dung quản lý nhà nước ngày càng làm rõ, hình thành cơ chế quản lý,<br />
tạo đà cho kinh tế biển của Thanh Hoá phát triển và trên thực tế đã thu được<br />
nhiều kết quả, kinh tế biển phát triển về cơ bản đúng hướng, góp phần phát triển<br />
kinh tế- xã hội (KT-XH) của Tỉnh.Thể hiện cụ thể là trong giai đoạn những năm<br />
gần đây, kinh tế biển đã có bước tiến, tạo tiền đề để vùng biển và ven biển của<br />
Thanh Hoá dần trở thành một trong ba trung tâm kinh tế ven biển trong vành<br />
đai kinh tế vịnh Bắc bộ: Quảng Ninh- Hải Phòng- Thanh Hoá. Tuy nhiên, so<br />
với yêu cầu và tiềm năng, kinh tế biển của Thanh Hóa chưa đạt mức phát triển<br />
<br />
2<br />
<br />
hợp lý. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả đó, mà một nguyên nhân quan<br />
trọng quyết định đó là QLNN về kinh tế biển ở cấp tỉnh. QLNN về kinh tế nói<br />
chung, QLNN về kinh tế biển nói riêng của tỉnh Thanh hoá mới chỉ thiết lập<br />
được những bước đi ban đầu, chưa đồng bộ, chưa tạo được môi trường thuận lợi<br />
để các vùng biển phát huy tiềm năng lợi thế của mình.<br />
Việc nghiên cứu về kinh tế biển và QLNN về kinh tế biển của tỉnh Thanh<br />
Hóa trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trước hết, thực hiện chiến lược phát triển<br />
kinh tế biển của quốc gia. Là địa phương ven biển, tỉnh Thanh Hóa đã xác định<br />
rõ nội dung QLNN về kinh tế biển cả về lý luận, thực tiễn. Trong những năm<br />
qua, từ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và thực trạng của kinh tế biển, đã đề ra<br />
các giải pháp QLNN về kinh tế biển để phát huy được các tiềm năng lợi thế<br />
biển của địa phương. Để xây dựng cơ chế, bộ máy tổ chức thực hiện tốt các<br />
chức năng QLNN về kinh tế biển của tỉnh Thanh Hóa có những nội dung chung<br />
cho tất cả các tỉnh, thành ven biển, nhưng cũng có những nội dung rất đặc trưng<br />
của địa phương.<br />
Từ những vấn đề lý luận, thực tiễn QLNN về kinh tế biển mà tỉnh đã đạt<br />
được, những hạn chế thiếu sót còn tồn tại để tìm ra những giải pháp phù hợp<br />
hoàn thiện QLNN về kinh tế biển ở Thanh Hóa, qua đó thúc đẩy kinh tế biển<br />
phát triển trong mối quan hệ với kinh tế biển toàn quốc, cần có những công<br />
trình nghiên cứu khoa học, tìm hiểu về mô hình QLNN về kinh tế biển ở cấp<br />
tỉnh, các nội dung phân cấp QLNN về kinh tế biển đối với chính quyền tỉnh, rà<br />
soát lại toàn bộ hoạt động QLNN của tỉnh về kinh tế biển, làm rõ những điểm<br />
mạnh để phát huy, điểm yếu để khắc phục, từ đó có cơ sở luận chứng các giải<br />
pháp xây dựng và hoàn thiện QLNN về kinh tế biển của tỉnh Thanh Hóa. Đó<br />
chính là lý do nghiên cứu sinh chọn đề tài “Quản lý nhà nước về kinh tế biển<br />
của tỉnh Thanh Hoá” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ.<br />
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu luận án<br />
2.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn<br />
của nội dung QLNN về kinh tế biển trên địa bàn tỉnh, làm rõ tiềm năng và thực<br />
trạng QLNN về kinh tế biển của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua, đề xuất<br />
phương hướng, giải pháp hoàn thiện nội dung QLNN về kinh tế biển của tỉnh<br />
Thanh Hoá trong thời gian tới.<br />
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của QLNN về kinh tế<br />
biển của chính quyền cấp tỉnh.<br />
- Tổng hợp kinh nghiệm QLNN về kinh tế biển của một số tỉnh trong<br />
nước, rút ra bài học cho Thanh Hóa.<br />
- Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện QLNN về kinh tế biển của tỉnh<br />
Thanh Hoá trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2016, chỉ ra thành công, hạn chế<br />
và nguyên nhân.<br />
<br />
3<br />
<br />
- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN về kinh tế biển<br />
của tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn đến 2020 và tầm nhìn 2025.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài luận án<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về<br />
kinh tế biển của chính quyền tỉnh Thanh Hóa đặt trong khuôn khổ phân cấp của<br />
Nhà nước và Chính phủ trong chiến lược phát triển kinh tế biển.<br />
Quan hệ quản lý của Nhà nước ở đây được xem xét chủ yếu ở cấp tỉnh.<br />
Trong chừng mực nhất định, có xem xét đến các nội dung QLNN của chính<br />
quyền cấp huyện và xã. Các nội dung QLNN ở cấp tỉnh nhưng được quy định<br />
chung cho toàn quốc và thực hiện các nội dung do Trung ương quy định cũng<br />
được xem xét trong tổng thể.<br />
QLNN về kinh tế biển là lĩnh vực tổng hợp, không tách bạch riêng biệt và<br />
có cơ quan quản lý riêng biệt như các lĩnh vực khác như công nghiệp, nông<br />
nghiệp. Đối tượng nghiên cứu trong Luận án được xác định theo các quan điểm<br />
và chủ trương đã ban hành của Nhà nước Việt Nam, tức là bao gồm các ngành,<br />
các đối tượng quản lý trực tiếp ở các vùng ven biển và hành nghề trên biển.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Phạm vi về nội dung: Từ đối tượng nghiên cứu trên, luận án tập trung<br />
nghiên cứu về nội dung QLNN về kinh tế biển được tiếp cận theo nội dung<br />
chiến lược quy hoạch, kế hoạch, thực hiện quy hoạch và bộ máy QLNN về kinh<br />
tế biển trong khung khổ phân cấp cho cấp tỉnh. QLNN về kinh tế biển bao gồm<br />
các lĩnh vực xác định, thực hiện chiến lược, quy hoạch, ban hành thực hiện<br />
chính sách, tổ chức bộ máy quản lý, làm thủ tục hành chính về quản lý, kiểm<br />
tra, thanh tra thực hiện... Về nội dung các ngành trong tập hợp kinh tế biển, xem<br />
xét các ngành chủ lực đặc trưng cho Thanh Hóa bao gồm ngư nghiệp, nông<br />
nghiệp ven biển, công nghiệp ở các KCN, KKT ven biển.<br />
- Phạm vi về không gian: Kinh tế biển với tư cách đối tượng QLNN của<br />
tỉnh Thanh Hoá được giới hạn trên địa bàn hành chính tỉnh thuộc trách nhiệm<br />
quản lý của chính quyền tỉnh Thanh Hóa. Các vùng ven biển và các KKT ven<br />
biển đã được thống nhất trong các số liệu thống kê, báo cáo của tỉnh Thanh Hóa<br />
theo các chuẩn mực quy định.<br />
- Phạm vi về thời gian: Thực trạng QLNN về kinh tế biển của tỉnh Thanh Hoá<br />
trong giai đoạn 2010- 2016, các đề xuất dự kiến đến 2025, tầm nhìn đến 2030.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài<br />
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:<br />
Luận án tiếp cận hệ thống, lấy tiếp cận cấu trúc lĩnh vực về nội dung quản lý<br />
nhà nước về kinh tế biển và sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, hệ thống<br />
hóa, khái quát hóa, kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu đã có và bổ<br />
sung các ý tưởng mới về quản lý của tác giả. Chủ đạo ở đây là phương pháp<br />
nghiên cứu tài liệu bằng việc tổng hợp các kết quả nghiên cứu có trước đã công bố<br />
<br />
4<br />
<br />
và được thừa nhận rộng rãi, đúc kết ra những kết luận cần thiết cho Luận án. Các<br />
quy định pháp lý, hành chính cũng là nguồn quan trọng để kết luận về các nội<br />
dung học thuật về QLNN được nghiên cứu.<br />
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:<br />
- Kế thừa có chọn lọc, phân tích hệ thống, thống kê, so sánh trên cơ sở các tài<br />
liệu, số liệu thực tế của các ngành địa phương để tổng hợp, đánh giá thực tiễn đã có<br />
và dữ liệu thống kê chính thức đã được tổng hợp báo cáo. Cách tiếp cận hệ thống, lấy<br />
tiếp cận cấu trúc lĩnh vực về các nội dung quản lý nhà nước về kinh tế biển ở cấp tỉnh<br />
- Phương pháp phân tích. Các phân tích về tình hình phát triển kinh tế biển, về<br />
các khía cạnh QLNN của tỉnh Thanh Hóa được thực hiện theo lát cắt theo thời gian<br />
để làm rõ sự thay đổi, biến chuyển. Luận án còn phân tích theo thời gian, so sánh với<br />
kinh nghiệm địa phương khác dựa trên số liệu thống kê và báo cáo của các Sở, ban,<br />
ngành của tỉnh đối với quản lý nhà nước về kinh tế biển ở tỉnh Thanh Hóa.<br />
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu, lấy ý kiến của<br />
600 cán bộ quản lý và nhân dân trên địa bàn 6 huyện, thành phố ven biển tỉnh<br />
Thanh Hóa dựa trên phiếu điều tra xã hội học cũng là một phương pháp quan<br />
trọng sử dụng trong Luận án. Phiếu điều tra chọn mẫu được thiết kế trên số mẫu là<br />
600, đủ đại diện để thu thập thông tin, lấy ý kiến của 600 cán bộ quản lý và nhân<br />
dân trên địa bàn 6 huyện, thành phố ven biển tỉnh Thanh Hóa. Phiếu điều tra được<br />
chia theo địa bàn đồng đều trên 6 huyện, thành phố ven biển và các ý kiến ban đầu<br />
được thư thập bảo đảm sự khách quan, trung thực về ý kiến của mọi người liên<br />
quan và am hiểu các vấn đề cần thu thập thông tin. Kết quả thông tin của các phiếu<br />
điều tra được tổng hợp chủ yếu theo phương pháp cộng dồn phân tổ để làm rõ các<br />
loại quan điểm phổ biến hoặc không phổ biến, đồng tình hoặc không đồng tình<br />
làm cơ sở để phân tích, đánh giá và đưa ra các kết luận khách quan về các quan<br />
điểm hoặc giải pháp cần có sự đồng thuận của nhiều người.<br />
5. Đóng góp mới của luận án<br />
Luận án đã có những đóng góp mới về mặt khoa học sau đây:<br />
1)Phân tích khái niệm kinh tế biển, khái niệm QLNN về kinh tế biển áp<br />
dụng cho cấp tỉnh của Việt Nam, chỉ rõ vị trí, vai trò, nguyên tắc của QLNN về<br />
kinh tế biển ở cấp tỉnh trong điều kiện phát triển hiện nay. 2) Các nội dung<br />
chính QLNN về kinh tế biển ở cấp tỉnh: bao gồm 4 nhóm nội dung là tổ chức<br />
thực hiện pháp luật, chính sách; xây dựng quy hoạch, kế hoạch; tổ chức quản lý<br />
phát triển các ngành kinh tế biển mà tỉnh có thế mạnh; thanh tra, kiểm tra xử lý<br />
vi phạm về kinh tế biển. Ngoài ra, cấp tỉnh còn có nhiệm vụ xác định ranh giới<br />
biển, đảo với các tỉnh lân cận để để phối hợp, cùn quản lý, khai thác và bảo vệ<br />
tài nguyên biển có hiệu quả nhất. 3) Quá trình thực hiện QLNN, chỉ ra các<br />
thành công, hạn chế và nguyên nhân trong QLNN về kinh tế biển của tỉnh<br />
Thanh Hóa. 4) Đề xuất các giải pháp mang tính mới và đột phá, đó là: tăng<br />
cường phối hợp chính sách, lồng ghép các chương trình đầu tư phát triển giữa<br />
<br />
5<br />
<br />
các ngành và cơ quan trong phát triển kinh tế biển, nâng cao chất lượng và tăng<br />
cường tính tuân thủ quy hoạch, kế hoạch về kinh tế biển.<br />
6. Kết cấu của luận án<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của<br />
luận án được trình bày trong 4 chương, 11 tiết.<br />
Chương 1<br />
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI<br />
LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU<br />
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN<br />
ĐỀ TÀI<br />
Liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước về kinh tế biển, nghiên cứu sinh<br />
đã khảo cứu các tác phẩm của các tác giả Yang Jinsen, Dương Kim Thâm,<br />
Lương Hải Tân và Hoàng Minh Lỗ, Xu Zhibin, Charles S. Colgan, Park, Theo<br />
quan điểm của OECD, Richard Bunroughs, William H.Arery, Giáo sư Joe Baler<br />
1.2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN<br />
ĐỀ TÀI<br />
Nghiên cứu sinh đã nghiên cứu vềvấn đề liên quan biển và kinh tế biển,<br />
quản lý nhà nước về kinh tế biển đã có khá nhiều công trình nghiên cứu phục<br />
vụ cho nhu cầu luật pháp, chính sách và quản lý trong những năm vừa qua.<br />
Cụ thể có các tác giả tiêu biểu: Đào Duy Quát, Phạm Văn Linh, Huỳnh Văn<br />
Thanh, Bùi Tất Thắng, Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Quang<br />
Thái, Nguyễn Bá Diến, Chu Đức Dũng, Lại Lâm Anh, Trần Đình Thiên,<br />
Nguyễn Thị Tú, Nguyễn Đăng Đạo, Phạm Trung Lương, Nguyễn Thu Hạnh,<br />
Nguyễn Thanh Minh, Nguyễn Thị Hồng Lâm, Lê Minh Thông,<br />
1.3. NHỮNG KHOẢNG TRỐNG CHƯA NGHIÊN CỨU VÀ<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN<br />
1.3.1. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được<br />
Thứ nhất, Phần lớn các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến khái<br />
niệm thế nào là kinh tế biển. Các khái niệm về kinh tế biển được chỉ ra từ các công<br />
trình nghiên cứu đều xuất phát từ thực tiễn về kinh tế biển. Các khái niệm này đều<br />
cho rằng kinh tế biển chính là phát triển các hoạt động về kinh tế có liên quan trực<br />
tiếp hoặc liên quan gián tiếp tới biển.<br />
Thứ hai, Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra được vai trò cũng như tầm<br />
quan trọng của phát triển kinh tế biển. Đây là một trong những yếu tố quyết<br />
định tới phát triển kinh tế nói chung của các quốc gia ven biển. Các siêu cường<br />
như Mỹ và các cường quốc như Nhật Bản, Anh,…đều đi lên từ kinh tế biển và<br />
kinh tế biển chiếm tỷ trọng lớn trong phát triển kinh tế của họ. Tuy nhiên, luận<br />
điểm cho rằng chỉ có các quốc gia ven biển (tức là tối thiểu phải có bờ biển) thì<br />
biển mới có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế không phải lúc nào cũng<br />
đúng.<br />
<br />